Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Quy hoạch phát triển hồ tiêu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.63 KB, 73 trang )

Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

Phần mở đầu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây hồ tiêu (còn được gọi tắt là cây tiêu) tên khoa học là Piper nigrum L. có
nguồn gốc ở Ấn Độ trong rừng mưa nhiệt đới ẩm phía Tây vùng Ghat và Assam.
Hạt hồ tiêu được mệnh danh là “Vua của các loại gia vị - King of Spices” bởi
công dụng đa dạng của nó. Hiện nay, hạt tiêu được người dân của 140 quốc gia tiêu
dùng thường xuyên nên các sản phẩm từ tiêu có vai trò chủ đạo trong giao dịch thương
mại gia vị quốc tế, hàng năm giao dịch hồ tiêu chiếm 31% - 34% so với tổng giá trị
kim ngạch buôn bán các loại gia vị trên toàn thế giới.
Cây hồ tiêu được trồng ở các nước vùng xích đạo, cận xích đạo từ 15 o vĩ độ Bắc
đến 15o vĩ độ Nam, với 70 quốc gia trồng, trong đó 6 nước có sản lượng lớn là Ấn Độ,
Brazin, Indonesia, Malaysia, Srilanka và nhiều nhất là Việt Nam. Sản lượng hạt tiêu kể
từ năm 1970 đến 2003 đã tăng từ 100.020,0 tấn lên 364.360,0 tấn (gấp 3,61 lần), năm
2010 sản lượng hồ tiêu đạt: 316.000,0 tấn (kém năm 2003 là 48.360,0 tấn).
Ở Việt Nam cây hồ tiêu được trồng cách đây khoảng 150 năm (vào năm 1883
Việt Nam đã xuất khẩu 300,0 tấn), ba địa danh được xác định trồng tiêu đầu tiên là Hà
Tiên, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Nhưng việc trồng và xuất khẩu tiêu ở nước ta được coi
trọng phát triển từ những năm 1990 và tăng mạnh vào năm 2000, đến năm 2002 Việt
Nam chiếm ngôi vị số 1 thế giới, với sản lượng tiêu xuất khẩu 77.000,0 tấn đạt giá trị
108,0 triệu USD (gấp 8,56 lần về số lượng và 7,83 lần về giá trị xuất khẩu hồ tiêu so
với năm 1990). Năm 2009 Việt Nam có lượng hồ tiêu xuất khẩu cao nhất 134.264,0
tấn chiếm 51,0% so với tổng số lượng tiêu xuất khẩu trên thế giới và đạt giá trị 348,1
triệu USD. Theo VPA năm 2010 sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam giảm so với
năm 2009, đạt 116.861 tấn, song giá trị xuất khẩu lại cao nhất 421,0 triệu USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh trọng điểm trồng và xuất khẩu tiêu
của Việt Nam. Năm 1990 diện tích tiêu 503,0 ha trong đó cho sản phẩm 289,0 ha,
năng suất bình quân 1,25 tấn/ha, sản lượng 361,0 tấn. Đến năm 2009 diện tích tiêu
6.893,0 ha (gấp 13,7 lần), năng suất tiêu đạt 1,92 tấn/ha, sản lượng 11.553,0 tấn (gấp
32 lần), theo số ước của ngành nông nghiệp năm 2010 diện tích tiêu 7.085,50 ha, năng


suất tiêu đạt 1,88 tấn/ha, sản lượng 11.633,0 tấn, đã góp phần đáng kể đưa Việt Nam
trở thành quốc gia giữ ngôi vị số 1 thế giới về sản lượng và lượng hạt tiêu xuất khẩu.
Những kết quả sản xuất - xuất khẩu tiêu của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu tính đến năm 2010 kể trên là rất đáng ghi nhận. Song vẫn còn không ít
hạn chế - yếu kém cần phải khắc phục để cây tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển bền
vững, cụ thể là:
- Diện tích tiêu tăng nhưng không ổn định qua các năm (năm 2002 diện tích tiêu
8.054,0ha, năm 2010 giảm còn 7.085,48 ha), các nông hộ - trang trại trồng tiêu còn
mang tính tự phát, thiếu bền vững.
- Cây hồ tiêu và cây choái làm trụ tiêu luôn bị sâu, bệnh gây hại và rất khó
phòng trị dứt điểm, nhất là bệnh chết nhanh, bệnh vàng lá tiêu chết chậm.
- Hạt tiêu tuy đã có được cải thiện về chất lượng; song độ đồng đều vẫn còn
thấp, hơn nữa trên 95% sản lượng hạt tiêu là hàng xuất khẩu nhưng chưa thực sự được
quan tâm đầu tư đúng mức.
Báo cáo chính

Trang 1


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

- Chuỗi liên kết của ngành hàng tiêu từ sản xuất - thu mua - chế biến, bảo quản
- tiêu thụ còn chưa thật gắn kết chặt chẽ trên cơ sở chia sẻ trách nhiệm - nghĩa vụ quyền lợi một cách hợp lý.
- Qua điều tra chi phí sản xuất và phân tích tài chính kinh tế của hồ tiêu cho
thấy: sản xuất hạt tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu đang mất dần khả năng cạnh tranh do giá
thành tiêu tăng cao và mức độ đa dạng sản phẩm (tiêu trắng, tiêu đen, tiêu xay,…)
thấp, công nghiệp chế biến hạt tiêu chậm phát triển và sản phẩm tiêu hàng hóa chưa có
thương hiệu.
Để tiếp tục phát huy các kết quả sản xuất hồ tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt
được; đồng thời sớm khắc phục các hạn chế - yếu kém, xây dựng ngành hàng tiêu phát

triển bền vững UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Văn bản số: 5824/VPUBND ngày 06/09/2007 chấp thuận “Chủ trương lập quy hoạch phát triển cây tiêu trên
địa bàn tỉnh”. Tiếp đó UBND tỉnh ban hành Quyết định số: 2719/QĐ-UBND ngày
12/08/2009 phê duyệt đề cương “Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đến năm 2020” và chỉ định cơ quan tư vấn là Phân viện Quy hoạch và
TKNN.
Quá trình lập quy hoạch, cơ quan tư vấn đã phối hợp chặt chẽ với UBND 4
huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Đất Đỏ và TX. Bà Rịa; đặc biệt là UBND
39 xã có sản xuất hồ tiêu với các nông hộ - trang trại, thương lái - doanh nghiệp thu
mua - chế biến hạt tiêu trên địa bàn tỉnh.
Ngày 30/3/2012 hội đồng thẩm định của tỉnh đã tiến hành thẩm định “quy
hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020”. Căn cứ nội dung
của 2 phản biện, căn cứ ý kiến đóng góp của các ủy viên hội đồng và đặc biệt là kết
luận của chủ tịch hội đồng; cơ quan tư vấn đã chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện báo
cáo. Nay xin kính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
II. CÁC VĂN BẢN LÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÂY HỒ TIÊU
II.1. Các văn bản của Chính phủ, các Bộ, Ngành, Trung ương
- Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 và Nghị định số:
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về Lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
- Quyết định số: 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản.
- Quyết định số: 195/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/12/2008 của Bộ NNPTNT ban hành Quy trình quy hoạch Ngành hàng nông nghiệp (10 TCVN 344-98).
- Quyết định số: 721/QĐ-BNN-KH ngày 17/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành Quy trình về quản lý Quy hoạch nông nghiệp và PTNT.
- Quyết định số: 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/06/2007 phê duyệt quy hoạch rau
quả và hoa cây cảnh Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số: 15/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 phê duyệt QHTTKTXH
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Báo cáo chính


Trang 2


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

- Thông tư số: 03/2008/TT-BNN ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định,… quy hoạch phát triển ngành hàng
và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ Tướng Chính Phủ
về một số chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
II.2. Các Văn bản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V (2010 - 2015)
- Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 16/01/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
đến năm 2020.
- Quyết định số: 2719/QĐ-UBND ngày 12/08/2009 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phê duyệt đề cương nhiệm vụ lập “Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020”
- Văn bản số: 5824/VP-UBND ngày 06/09/2007 về chủ trương lập quy hoạch
phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.
- Tờ trình số: 118/TTr-SNN-NN ngày 29/08/2007 của Sở Nông nghiệp và
PTNT về xin chủ trương lập quy hoạch phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch các ngành trên địa bàn tỉnh BRVT: Quy hoạch sử dụng đất, nông
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, quy hoạch các xã, phường trong tỉnh.
III. TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN CÂY HỒ TIÊU (THEO QĐ SỐ: 2719/QĐ-UBND NGÀY 12/08/2009)
III.1. Mục tiêu lập quy hoạch
- Điều tra, khảo sát, thu thập và xử lý tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, xây dựng căn cứ cơ sở khoa học xác định địa bàn, diện tích đất theo mức

độ thích hợp về sinh thái với cây hồ tiêu.
- Điều tra, tổng hợp - phân tích các chỉ tiêu: chi phí sản xuất - hiệu quả kinh tế
để xem xét khả năng cạnh tranh giữa cây hồ tiêu với các loại hình sử dụng đất chính ở
4 huyện (Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Đất Đỏ) và TX. Bà Rịa.
- Tổng hợp - phân tích diễn biến tình hình sản xuất tiêu từ năm 1995 đến năm
2009; đặc biệt là ảnh hưởng của các tác động như: biến động giá bán hạt tiêu, hạn hán,
sâu bệnh gây hại và cơn bão năm 2006 đến sản xuất hồ tiêu.
- Điều tra, phân tích chi phí và hiệu quả của 4 khâu sản xuất - thu mua – (chế
biến + bảo quản) - tiêu thụ đối với các sản phẩm hạt tiêu đen, tiêu trắng.
- Lập các dự báo có liên quan đến phát triển cây hồ tiêu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu (Dự báo: thị trường, khoa học - công nghệ, đất đai, biến đổi khí hậu,…).
- Xây dựng phương án quy hoạch vùng sản xuất hồ tiêu tập trung tỉnh BRVT
đến năm 2020 có căn cứ khoa học và tính khả thi cao.
- Đề xuất hệ thống giải pháp và tổ chức thực hiện phương án quy hoạch vùng
sản xuất hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.
Báo cáo chính

Trang 3


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

III.2. Giới hạn phạm vi lập quy hoạch phát triển cây hồ tiêu
Vùng lập quy hoạch sản xuất hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm: 39 xã (Thị
trấn) thuộc 4 huyện và thị xã Bà Rịa.
+ Huyện Châu Đức : 16 xã (TT)
+ Huyện Xuyên Mộc: 13 xã (TT)
+ Huyện Tân Thành : 06 xã
+ Huyện Đất Đỏ


: 02 xã

+ Thị xã Bà Rịa

: 02 xã (TT)

(Ghi chú: Danh sách các xã trình bày trong các bảng số liệu chi tiết của báo cáo)
III.3. Tóm tắt nội dung quy hoạch phát triển cây hồ tiêu
III.3.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi
trường của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến cây hồ tiêu
- Tài nguyên đất: Số lượng các loại đất theo phân loại phát sinh (đất Bazan,
đất xám,…) và tính chất lý hóa của từng loại đất hiện đã trồng cây hồ tiêu, những lợi
thế và hạn chế của đất trồng hồ tiêu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tài nguyên nước: Số lượng - trữ lượng - chất lượng và khả năng khai thác sử
dụng nước ngầm tưới cho cây hồ tiêu; đặc biệt lưu ý đến tình trạng khai thác làm giảm
- cạn kiệt nước ngầm.
- Điều kiện khí hậu - thời tiết: Giá trị từng yếu tố thời tiết (nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm, lượng mưa và phân bố mưa,…). Các giá trị cực đoan của thời tiết - biến đổi khí
hậu ở Bà Rịa - Vũng Tàu so sánh với yếu tố sinh lý - sinh thái cây hồ tiêu.
III.3.2. Đánh giá nguồn lực và điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng
trồng cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Nguồn nhân lực: Số lượng, chất lượng, xu thế chuyển dịch lao động nông
nghiệp, đặc biệt là lao động của các hộ ở xã trồng hồ tiêu.
- Khái quát cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất - kinh doanh hồ tiêu như:
hiện trạng công trình thủy lợi, giao thông, điện của các xã trồng hồ tiêu.
- Hiện trạng thu nhập và khả năng đầu tư sản xuất - chế biến tiêu của các nông
hộ.
III.3.3. Đánh giá khái quát lịch sử quá trình hình thành - phát triển ngành hàng
hồ tiêu thế giới và Việt Nam
- Khái quát hình thành ngành hàng trên thế giới: nguyên sản của cây tiêu di

thực sang các Châu lục và quốc gia. Diễn biến diện tích - sản lượng, tình hình xuất
nhập khẩu các sản phẩm tiêu, hoạt động của Cộng đồng hồ tiêu quốc tế - IPC.
- Khái quát hình thành ngành hàng tiêu Việt Nam: nơi trồng đầu tiên, các địa
phương đã và đang trồng tiêu, diện tích - năng suất - sản lượng tiêu, tình hình xuất
nhập khẩu tiêu qua 20 năm, hoạt động của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam - VPA.

Báo cáo chính

Trang 4


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

III.3.4. Đánh giá thực trạng sản xuất hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm
2009, cập nhật 2010
- Vị trí vai trò của cây tiêu trong ngành nông nghiệp và lĩnh vực trồng trọt tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu; đặc biệt là của huyện Châu Đức.
- Hiện trạng phân bố, sản xuất tiêu theo đơn vị hành chính: kết quả diện tích năng suất - sản lượng hồ tiêu năm 2009, cập nhật năm2010 phân theo cấp huyện, thị
xã, TP cũng như xã , thị trấn.
- Đánh giá hiện trạng chất lượng vườn trồng cây hồ tiêu
+ Giống tiêu
+ Đất trồng tiêu
+ Nguồn nước tưới
+ Loại trụ tiêu
- Đánh giá diễn biến diện tích - năng suất - sản lượng hồ tiêu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (1995 - 2010)
- Đánh giá hiện trạng chi phí đầu tư trồng mới + KTCB vườn tiêu và phân tích
tài chính - kinh tế các loại vườn tiêu (phân theo loại trụ sử dụng ở các vườn tiêu).
- Đánh giá loại hình tổ chức sản xuất thu mua - chế biến - tiêu thụ hồ tiêu:
+ Nông hộ - trang trại
+ Thương lái, cơ sở tư nhân, đại lý, doanh nghiệp.

- Xem xét sơ bộ dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học (nếu có) liên quan đến
sản xuất - chế biến hồ tiêu.
III.3.5. Một số dự báo liên quan đến phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đến năm 2020
- Dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa từ hạt tiêu
- Dự báo khoa học - công nghệ mới áp dụng vào phát triển hồ tiêu
- Dự báo quỹ đất dành cho trồng cây hồ tiêu
- Dự báo ảnh hưởng của hội nhập kinh tế (sau khi Việt Nam là thành viên chính
thức của WTO)
- Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cây hồ tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu
III.3.6. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất hồ tiêu tập trung tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đến năm 2020
- Quan điểm phát triển
- Mục tiêu phát triển
- Phương án phát triển sản xuất cây hồ tiêu (giai đoạn 2011 - 2015 và đến 2020)
- Các phương án chế biến và bảo quản hạt hồ tiêu
- Đề xuất hệ thống các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển sản
xuất hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020

Báo cáo chính

Trang 5


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

- Xem xét lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường khi thực hiện quy hoạch phát
triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
III.4. Các phương pháp Lập quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đến năm 2020

1. Phương pháp phân tích thống kê
2. Phương pháp điều tra nhanh nông hộ bằng phiếu câu hỏi (PRA)
3. Phương pháp phân tích kinh tế - tài chính
4. Phương pháp đánh giá đất và xét thích hợp với cây trồng (hồ tiêu)
5. Phương pháp phân tích lợi thế cạnh tranh
6. Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia, hội thảo
Cách tiếp cận lập quy hoạch phát triển tiêu bền vững gồm có:
+ Kế thừa có chọn lọc các thông tin tài liệu về hồ tiêu đến năm 2009, 2010
+ Tiếp cận đa chiều:
 Từ sinh thái đến kinh tế cây hồ tiêu
 Từ lịch sử hình thành đến hiện trạng sản xuất – xuất khẩu hồ tiêu
 Từ hồ tiêu thế giới → Việt Nam → tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 Từ Nông hộ, trang trại sản xuất - chế biến hồ tiêu → đến xã (TT) →
huyện (TX) → tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 Theo chuỗi giá trị: Sản xuất - chế biến + bảo quản - tiêu thụ hồ tiêu.
IV. SẢN PHẨM SAU KHI HOÀN THÀNH QUY HOẠCH GỒM CÓ:
- Báo cáo chính “Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến
năm 2020” kèm theo bảng, phụ biểu, phụ lục, sơ đồ, bản đồ khổ A3, A4.
- Bản đồ màu tỷ lệ 1/50.000
+ Hiện trạng trồng cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
+ Đơn vị đất đai và thích hợp với cây hồ tiêu
+ Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020

Báo cáo chính

Trang 6


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020


Phần thứ nhất
TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU THẾ GIỚI
I.1. Nguồn gốc và phân bố địa lý của cây hồ tiêu
- Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang trong các
rừng mưa nhiệt đới ẩm phía Tây vùng Ghats và Assam. Từ thế kỷ XIII hồ tiêu được
canh tác tập trung ở Kenela, Mysore, Tamil Nadu và được sử dụng làm gia vị trong
bữa ăn hàng ngày. Sau đó, cây hồ tiêu được di thực sang trồng ở các nước thuộc vùng
Đông Nam Á và châu Á khác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, v.v….
Ở Bán đảo Đông Dương cây hồ tiêu tìm thấy từ trước thế kỷ XVI, nhưng đến
đầu thế kỷ XIX mới được trồng phổ biến ở Việt Nam và Campuchia. Hồ tiêu trồng ở
Châu Phi vào cuối thế kỷ XIX, còn các nước ở Nam Mỹ được người Nhật lấy giống
cây tiêu từ Singapore sang trồng.
- Phân bố địa lý của cây hồ tiêu: Hồ tiêu đang trồng ở 70 quốc gia, nằm ở vùng
xích đạo, cận xích đạo (khoảng 15o vĩ độ Bắc và 15o vĩ độ Nam), cây tiêu chỉ thích hợp ở
độ cao địa hình dưới 800m so với mực nước biển. Trên thế giới hiện nay có 6 nước trồng
nhiều hồ tiêu nhất là: Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Brazin, Srilanka, (năm 2009
sản lượng tiêu của 6 quốc gia chiếm đến: 88,43% và năm 2010 là 90,35% so với tổng
sản lượng trên thế giới).
I.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới
I.2.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu của thế giới
+ Diện tích: Theo Cộng đồng hồ tiêu quốc tế - IPC, diện tích trồng hồ tiêu của
thế giới liên tục tăng qua các năm nhất là trong 10 năm gần đây (2000 – 2009). Năm
2000 tổng diện tích hồ tiêu thế giới: 399.700,0 ha đến năm 2009 tăng lên: 496.316,0 ha
(tăng: 96.616,0 ha chủ yếu tăng ở Việt Nam, Ấn Độ, Brazin, Srilanka). Diện tích trồng
tiêu lớn nhất là Ấn Độ (231.880,0ha), Indonesia (85.00,0ha), xếp thứ 3 là Việt Nam
(50.500,0 ha).
+ Sản Lượng: Sản lượng hồ tiêu có xu thế tăng nhưng không ổn định qua các
năm. Năm 1970 tổng sản lượng tiêu trên thế giới: 100.920,0 tấn; năm 1980:

140.647,0 tấn; năm 1990: 215.713,0 tấn (sau 20 năm tăng gấp hơn 2,15 lần), đến
năm 2000 đạt: 259.186,0 tấn, đặc biệt năm 2003 đạt cao nhất với sản lượng:
364.360,0 tấn (tăng: 105.174,0 tấn so với năm 2000 và gấp 3,64 lần năm 1970). Song
6 năm tiếp theo (2004 - 2010) theo thống kê Cộng đồng hồ tiêu thế giới IPC sản
lượng tiêu giảm còn: 316.000,0 tấn trong đó: Việt Nam có sản lượng tiêu lớn nhất
khoảng trên dưới: 110.000,0 tấn (chiếm 34,81%), Indonesia: 52.000,0 tấn (chiếm
16,45%), Ấn Độ: 50.000,0 tấn (15,80%), Brazin: 34.000,0 tấn, Malaysia: 23.500,0
tấn, Srilanka: 16.000,0 tấn và các nước khác: 30.500,0 tấn (chi tiết ở bảng số 1).
Nghiên cứu số liệu sản lượng hồ tiêu 22 năm (1989 - 2010) cho thấy diễn biến
tăng giảm sản lượng của từng quốc gia rất không ổn định (Ấn Độ năm 2002 sản
lượng hạt tiêu đạt cao nhất: 80.000,0 tấn/năm nay giảm chỉ còn: 50.000,0 tấn,
Indonesia năm 2003 đạt sản lượng: 80.000,0 tấn năm 2010 giảm xuống: 52.00,0 tấn),
Báo cáo chính

Trang 7


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

Brazin (năm 2003 đạt: 50.000,0 tấn năm 2010 giảm xuống: 34.000,0 tấn, v.v…)
nguyên nhân chính dẫn đến sản lượng tiêu của các quốc gia giảm do yếu tố khách
quan là thời tiết ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng - phát triển của cây hồ tiêu dẫn đến
mất mùa hoặc năng suất giảm và sâu bệnh gây hại cây hồ tiêu trong khi các biện
pháp phòng trừ tỏ ra ít hiệu quả, ngoài ra còn phải kể đến ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế (2007 - 2010).
+ Năng suất hồ tiêu: Năng suất hồ tiêu bình quân của thế giới giao động ở mức
0,7 - 0,8 tấn/ha đồng thời không ổn định qua các năm; đặc biệt Ấn Độ là quốc gia có
năng suất tiêu thấp nhất 0,3 - 0,45 tấn/ha. Trong số 6 nước trồng nhiều tiêu trên thế
giới, các nước thuộc nhóm năng suất cao gồm: Brazin, Thái Lan, Malaysia và Trung
Quốc (giao động từ: 1,5 đến 2,5 tấn/ha). Lý do năng suất tiêu của Ấn Độ, Srilanka,

Indonesia thấp là do phần lớn diện tích tiêu trồng quảng canh nhờ nước mưa là chính,
nên khi gặp hạn hán cháy rừng làm cho cây tiêu sinh trưởng - phát triển kém dẫn đến
năng suất thấp. Việt Nam với năng suất hồ tiêu bình quân qua các năm đều trên 2,0
tấn/ha cao gấp: 2,8 - 3,0 lần so với năng suất hồ tiêu bình quân của thế giới bởi các lý
do: đất trồng tiêu chủ yếu là Bazan màu mỡ, được đầu tư thâm canh cao (tưới, bón
phân, chăm sóc tuân theo quy trình kỹ thuật). Các tỉnh trồng tiêu tập trung ở Việt Nam
có điều kiện khí hậu thích hợp, nông dân trồng tiêu đã tích lũy được khá nhiều kinh
nghiệm và vận dụng sáng tạo tiến bộ kỹ thuật vào canh tác.
I.2.2.Tình hình xuất khẩu hạt hồ tiêu
+ Xuất khẩu hồ tiêu
 Trên thế giới các sản phẩm được bán gồm có hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng, tiêu
đen nghiền bột, tiêu trắng nghiền bột, tiêu xanh, tiêu đỏ và dầu tiêu. Song số liệu thống
kê của Cộng đồng hồ tiêu quốc tế - IPC chỉ thống kê chung là tiêu.
 Theo IPC thống kê 22 năm (1989 - 2010) số lượng xuất khẩu có xu hướng
tăng nhưng không ổn định (chi tiết ở bảng số 2). So sánh năm 2010 với số lượng tiêu
xuất khẩu tăng hơn 102.296,0 tấn, riêng năm 2000 tăng 64.387,0 tấn, năm 2009 số
lượng tiêu xuất khẩu gấp: 1,98 lần so với năm 1989.
 Diễn biến số lượng hạt tiêu xuất khẩu tăng không ổn định, năm 1989 xuất
khẩu: 135.354,0 tấn, đến năm 1991 tăng lên: 167.046,0 tấn, nhưng đến năm 1998 giảm
chỉ còn: 136.441,0 tấn. Những năm tiếp theo xuất khẩu tiêu tăng rất mạnh đến năm
2002 đạt: 232.616,0 tấn (gấp 1,7 lần năm 1998). Năm 2006 tiêu xuất khẩu: 253.989,0
tấn, nhưng ngay năm 2007 lại giảm xuống: 182.500,0 tấn (giảm: 71.489,0 tấn). Năm
2009 số lượng tiêu xuất khẩu đạt cao nhất với số lượng: 268.386,0 tấn, trong đó: Việt
Nam chiếm: 50,0% thị phần. Năm 2010 lượng tiêu xuất khẩu 237.650,0 tấn, Việt Nam
116.861 tấn chiếm 49,17% thị phần.
 Cơ cấu sản lượng tiêu xuất khẩu chủ yếu là 6 quốc gia là thành viên của
IPC. Theo IPC năm 2005 số lượng tiêu xuất khẩu của 6 nước thành viên là:
226.888,0 tấn (chiếm: 96,98%) và năm 2009: 250.000,0 tấn chiếm: 96,20% so với
số lượng tiêu xuất khẩu của các nước trên thế giới.
 Ấn Độ là quốc gia có diện tích trồng tiêu lớn nhất thế giới và sản lượng tiêu

năm 2010 xếp thứ 2 sau Việt Nam; song hàng năm Ấn Độ vẫn nhập khẩu tiêu về chế
biến và số lượng tiêu sau chế biến được tiêu dùng ở thị trường trong nước chiếm thị

Báo cáo chính

Trang 8


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

phần cao, nên số lượng tiêu xuất khẩu của Ấn Độ không lớn (năm 2010 Ấn Độ xuất
khẩu tiêu chỉ chiếm: 7,59% số lượng tiêu xuất khẩu của các nước trên thế giới).
 Mười lăm nước nhập khẩu tiêu lớn trên thế giới (trên 2.000 tấn/năm) năm
2010 xếp theo thứ tự như sau: Mỹ, Đức, các tiểu Vương quốc A rập thống nhất, Hà
Lan, Ấn Độ, Nga, Pakistan, Ba Lan, Anh, Ai Cập, Singapore, Ucraina, Indonesia, Hàn
Quốc, Philipin.
+ Thương hiệu tiêu
Các quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu trên thế giới đã xây dựng được thương
hiệu nổi tiếng như: Mahabon (Ấn Độ), Lampong, Muntok (Indonesia), Sarawak
(Malaysia), Brazilia (Brazin), Chinese (Trung Quốc), Cylon (Srilanka) và Việt Nam có
thương hiệu tiêu Chư Sê.
+ Tiêu chuẩn đối với sản phẩm hạt tiêu xuất khẩu
 Tiêu chuẩn của Cộng đồng hồ tiêu quốc tế - IPC (phụ biểu 1,2)
 Tiêu chuẩn của Hoa Kỳ (SATA) (phụ biểu 3)
 Tiêu chuẩn của Cộng đồng Châu Âu (ESA) (phụ biểu 3)
 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7037/2002 áp dụng với tiêu trắng (phụ lục 8)
 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7036/2002 áp dụng với tiêu đen (phụ lục 7)
Trong đó các quốc gia và tổ chức thế giới đều đề cập đến 3 nhóm chỉ tiêu về
chất lượng tiêu: Thứ nhất là tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng
thuốc BVTV, kim loại nặng, thứ 2 là kích thước hạt, thứ 3 là tỷ lệ hạt vỡ, độ ẩm.

+ Giá xuất khẩu
Giá “FOB” tiêu xuất khẩu giai đoạn năm (1989 - 2010) theo thống kế của IPC
có mức giao động lớn, mức thấp nhất là: 1.122,0 USD/tấn (năm 1992) và cao nhất là:
5.007,0 USD/tấn (năm 1998) chênh lệnh 4,46 lần. Giá “FOB” xuất khẩu tiêu trong cả
giai đoạn bình quân là: 2.468,6 USD/tấn. Trong 22 năm giá xuất khẩu tiêu lớn hơn
mức bình quân (chiếm: 30% số năm), song có đến 9 năm (chiếm 43,0% số năm), giá
tiêu xuất khẩu giao động từ 1.122,0 USD/tấn đến 1.790,0 USD/tấn. Đặc biệt, giá CIF
tiêu trắng tại thị trường New York năm 1999 lên đến 7.915 USD cao nhất trong lịch sử
55 năm (1955 - 2010).
Giá xuất khẩu chênh lệch giữa tiêu đen và tiêu trắng thường giao động ở mức
482,0 USD/tấn – 2.120,0 USD/tấn tùy theo sản lượng tiêu sản xuất và nhu cầu tiêu thụ
của khách hàng. Song hiện nay tiêu thụ hạt tiêu trắng có xu hướng tăng mạng hơn so
với tiêu đen nhất là các nước phát triển (Mỹ, Đức, Nhật,…)
I.2.3. Cộng đồng hồ tiêu quốc tế (International Peper Community - IPC)
Bắt đầu được thành lập với 7 thành viên là: Ấn Độ, Brazin, Indonesia,
Malaysia, Srilanka, Thái Lan, Trung Quốc. Vào những năm 1990 giảm hai quốc gia là
Thái Lan và Trung Quốc. đến năm 2005 Việt Nam trở thành hội viên của IPC. Năm
2007 Việt Nam được bầu là Chủ tịch IPC, ngày 8 đến 12 tháng 11 năm 2010 Cộng
đồng hồ tiêu quốc tế họp Hội nghị các Nhà xuất khẩu tiêu lần thứ 41 tại Kochin Ấn Độ
và cùng thời gian kể trên diễn ra Hội nghị về kỹ thuật lần thứ 35 của IPC, Hội nghị

Báo cáo chính

Trang 9


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

quốc tế về hồ tiêu lần thứ 39. Việt Nam gia nhập IPC được 5 năm; song đã có vai trò
quan trọng đóng góp vào các hoạt động của Cộng đồng hồ tiêu quốc tế - IPC.


Báo cáo chính

Trang 10


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

I.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của Việt Nam
I.3.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu của Việt Nam
- Cây hồ tiêu được trồng ở nước ta cách đây khoảng 150 năm, 3 địa danh được
ghi nhận là nơi trồng cây hồ tiêu sớm nhất là Hà Tiên, Thủ Dầu Một và Bà Rịa, sau đó
lan tỏa ra các tỉnh vùng Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ (Quảng Trị năm 1917), vùng Tây
Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai năm 1950-1960). Năm 2010 cây hồ tiêu đã trồng ở 26/63
tỉnh (TP) của Việt Nam với diện tích 51.300,0 ha (Xem bảng 3 - Số liệu từ TCTK).
- Theo điều tra nông nghiệp - nông thôn năm 2006 ở 26 tỉnh (TP) có: 179.478
hộ trồng tiêu trong đó: diện tích tiêu <0,5 ha/hộ chiếm 85,3%, diện tích tiêu từ 0,5 đến
1,0 ha/hộ có 19.061 hộ. Như vậy cây hồ tiêu trồng ở hộ gia đình với quy mô nhỏ là
phổ biến nhất.
- Năm 1975 diện tích hồ tiêu nước ta chỉ có 500 ha, sản lượng 500,0 tấn đến
năm 1982 (sau 7 năm) tăng lên 1.200,0 ha , sản lượng 900,0 tấn; giai đoạn 1983 - 1997
liên tục tăng diện tích 1.600 ha, sản lượng 1.100,0 tấn tăng lên 15.000 ha và 17.800,0
tấn (gấp 9,38 lần về diện tích và 16,18 lần về sản lượng). Đặc biệt 3 năm (2000 - 2003)
tăng đột biến từ: 27.870 ha lên 50.500 ha và sản lượng năm 2003 đạt: 68.600,0 tấn đã
đánh dấu bước ngoặt lịch sử, sản lượng tiêu Việt Nam bắt đầu giữ ngôi vị số 1 thế giới
liên tục tăng 8 năm (2003 - 2010).
- Hai mươi sáu tỉnh (TP) có trồng hồ tiêu đến năm 2009 - 2010 được phân bố từ
Nghệ An đến Kiên Giang, trong đó: Vùng Bắc Trung bộ: 5 tỉnh, vùng Duyên Hải Nam
Trung bộ: 6 tỉnh (TP), vùng Tây Nguyên: 5 tỉnh, vùng Đông Nam bộ: 8 tỉnh (TP) và
vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 2 tỉnh. Diện tích và sản lượng tiêu nhiều nhất thuộc

về 6 tỉnh gồm: Bình Phước (10.000 ha, 29.300,0 tấn), Đồng Nai (7.500 ha, 12.200,0
tấn), Gia Lai (5.800 ha, 22.500,0 tấn), Đắk Lắk (5.200,0 ha, 12.400,0 tấn), Đắk Nông
(7.200 ha, 12.400 tấn) và Bà Rịa - Vũng Tàu (7.000,0 ha, 11.600,0 tấn) với tổng diện
tích: 42.700 ha chiếm: 83,23% và tổng sản lượng: 100.400,0 tấn chiếm 90,29% so với
diện tích và sản lượng tiêu cả nước.
- Theo niên giám thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam giai đoạn 2000 2010 năng suất hồ tiêu luôn duy trì ở mức cao nhưng có xu hướng giảm. Năm 2000
đạt: 2,63 tấn/ha, năm 2002 năng suất tiêu giảm đến mức: 1,86 tấn/ha sang đến 2008 2010 đã tăng lên: 2,32 - 2,50 tấn/ha. Đây là mức năng suất tiêu cao so với 70 quốc gia
có trồng tiêu trên thế giới và dẫn đầu các nước thuộc Cộng đồng hồ tiêu quốc tế IPC.
Đặc biệt, cây tiêu trồng ở các tỉnh trọng điểm đạt năng suất rất cao. (Gia Lai: 3,88
tấn/ha, Đắk Lắk: 3,07 tấn/ha, Bình Phước: 2,93 tấn/ha).
So sánh năng suất hồ tiêu năm 2010 đạt: 2,50 tấn/ha đã gấp 3,0 lần so với năng
suất hồ tiêu bình quân của thế giới và so với năng suất tiêu của nước ta năm 1975: 1,0
tấn/ha cũng gấp 2,50 lần. Đây chính là các thành tựu rất đánh ghi nhận đối với sản
xuất tiêu của Việt Nam.
II.3.2. Xuất khẩu tiêu của Việt Nam
- Vào năm 1883 cách đây 127 năm Việt Nam đã xuất khẩu 300,0 tấn hạt tiêu và
kể từ năm 2002 khi Việt Nam xuất khẩu: 77.000,0 tấn chiếm ngôi vị số 1 về số lượng
xuất khẩu tiêu thế giới và ngôi vị số 1 kéo dài liên tục đến năm 2010, theo IPC năm
Báo cáo chính

Trang 11


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

2009 Việt Nam xuất khẩu: 134.200,0 tấn, năm 2010 xuất khẩu: 116.861,0 tấn chiếm
khoảng trên dưới 50,0 % thị phần xuất khẩu tiêu thế giới.
- Diễn biến tình hình xuất khẩu tiêu của Việt Nam từ 1990 đến 2010 (20 năm) có
xu hướng tăng rất nhanh. Năm 1990 xuất khẩu: 8.995,0 tấn giá trị: 13,87 triệu USD,
năm 1992 số lượng tiêu xuất khẩu tăng gấp 2,44 lần so với năm 1990 (22.347,0 tấn).

Đến năm 2002 đạt: 77.000,0 tấn (gấp: 8,56 lần so với năm 1990) xếp ngôi vị số 1 so với
các nước xuất khẩu tiêu và đạt: 108,0 triệu USD (gấp: 7,79 lần so với năm 1990). Đặc
biệt năm 2009 theo niên giám thống kế Việt Nam xuất khẩu: 134.264,0 tấn đạt giá trị:
348,1 triệu USD, năm 2010 Việt Nam xuất khẩu 116.861,0 tấn và đạt kim ngạch cao
nhất 421,40 triệu USD (chi tiết trình bày ở bảng 3).
- Giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam cũng luôn biến động mạnh theo giá tiêu thế
giới, mức giá “FOB” thấp nhất là năm 1993: 617,0 USD và giá cao nhất là: 4.003,0
USD/tấn (năm 2000) chênh lệch giữa giá cao nhất và giá thấp nhất lên đến: 6,49 lần,
mức giá xuất khẩu tiêu bình quân qua 20 năm là: 1.926,0 USD/tấn. Điều đáng quan
tâm theo Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam là từ năm 2007 đến tháng 10/2010 giá
xuất khẩu tiêu của Việt Nam đã ngang bằng với giá xuất khẩu tiêu cùng loại của Ấn
Độ, Brazin, Indonesia. Năm 2009 và 2010 thị phần tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm
trên 50% nên đã dần có vai trò định giá tiêu xuất khẩu trên thị trường thế giới. Năm
2009 giá tiêu đen xuất khẩu trung bình: 2.388,0 USD/tấn và tiêu trắng: 3.611,0
USD/tấn; năm 2010 giá xuất khẩu tiêu đã tăng trở lại với mức giá tiêu đen: 3.327,0
USD/tấn và tiêu trắng là: 4.761,0 USD/tấn (so với cùng kỳ năm 2009 tương ứng tăng:
939,0 USD và 1.150,0 USD/tấn).
- Cơ cấu sản phẩm tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực và
đem lại giá trị tăng cao hơn. Những năm trước 2000 hạt tiêu đen xuất khẩu chiếm 98%
số lượng, các loại tiêu khác chỉ chiếm 2%, tiêu trắng xuất khẩu tăng dần, năm 2006:
16.872,0 tấn (chiếm: 15,32%), năm 2007: 11.062,0 tấn (chiếm: 13,34%), năm 2009:
22.532,0 tấn (chiếm: 16,78%), năm 2010: 22.722,0 tấn (chiếm: 19,45%). Đặc biệt, tiêu
nghiền bột tiệt trùng, chất lượng cao, giá tốt đã xuất khẩu với lượng có xu hướng tăng;
năm 2009: 10.596,0 tấn, 9 tháng 2010: 11.062,0 tấn (chủ yếu từ Công ty Nedspice và
VKL Việt Nam là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).
- Thị trường xuất khẩu tiêu của Việt Nam đã thay đổi lớn theo hướng tích cực
tiếp cận được các nhà phân phối hạn chế xuất khẩu tiêu qua các Công ty trung gian.
Năm 2001 Việt Nam xuất tiêu qua 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó 10 nước có
số lượng >1.500,0 tấn là: Singapore (23% số lượng xuất khẩu), Ả rập thống nhất
(12,6% xuất khẩu tiêu của Việt Nam, kế đến là Trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ, Mỹ, Ai

Cập, Indonesia, Pakistan, Đức). Đến năm 2010 tiêu Việt Nam đã xuất khẩu 80 quốc
gia (phụ biểu số 5) trong đó: Châu Âu: 47.848,0 tấn (40,94%), Châu Á: 44.843,0 tấn
(38,37%), Châu Mỹ: 17.410,0 tấn (14,89%) và Châu Phi: 6.760,0 tấn (5,78%). Năm
2010 mười quốc gia nhập khẩu nhiều tiêu của Việt Nam là: Mỹ 16.414,0 tấn (14,05%),
Đức 14.497,0 (12,83%), các tiểu Vương quốc A rập thống nhất 13.180,0 tấn, Hà Lan
8.326,0 tấn, Ấn Độ 6.234,0 tấn, Nga 3.879,0 tấn, Pakistan 3.794,0 tấn, Ba Lan 3.237,0
tấn, Anh 3.191,0 tấn, Ai Cập 3.180,0 tấn.
- Hoạt động xuất khẩu tiêu của Việt Nam từ năm 2008 đến 2010 có 64 doanh
nghiệp (phụ biểu số 6), trong đó: có 49 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội tiêu Việt Nam
(VPA). Năm 2010 các doanh nghiệp của Hiệp hội xuất khẩu: 108.732,0 tấn (chiếm
Báo cáo chính

Trang 12


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

93,04% tổng lượng tiêu xuất khẩu), trong đó: 10 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội xuất khẩu
nhiều tiêu là Olam (16.858,0 tấn), Phúc Sinh (13.255,0 tấn), Intimex HCM (9.371,0 tấn),
Ngô Gia (9.350,0 tấn), Nedspice (7.578,0 tấn), Simexco Đaklak (4.721,0 tấn), Pitco
(4.219,0 tấn), Hariris Freeman (4.026,0 tấn), VKL Việt Nam (3.486,0 tấn), Hapro
(3.178,0 tấn), tổng cộng 10 doanh nghiệp xuất khẩu; 76.042,0 tấn (chiếm: 65,07% tổng
lượng tiêu xuất khẩu).
- Đến năm 2010 các công ty thuộc Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam Việt Nam có 18
nhà máy chế biến tiêu với công suất: 70.000,0 tấn sản phẩm/năm so với 116.861,0 tấn
tiêu xuất khẩu mới chỉ đạt 59,9% nên cần tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các nhà máy
chế biến hạt tiêu. Trong 18 nhà máy chế biến hạt tiêu có 14 nhà máy được lắp đặt dây
chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, xử lý qua hơi nước, sản xuất hồ tiêu sạch đạt tiêu
chuẩn thị trường Mỹ (ASTA), tiêu chuẩn Châu Âu (ESA) hay Nhật Bản (JSSA).
Tóm lại, sản xuất - xuất khẩu tiêu Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc,

chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Từ năm 2002 Việt Nam luôn duy trì ngôi vị số 1
thế giới về số lượng tiêu xuất khẩu và từ năm 2003 đến 2010 Việt Nam cũng là
quốc gia sản xuất tiêu với sản lượng tiêu nhiều nhất thế giới. Tiêu Việt Nam được
trồng trên đất Bazan màu mỡ, điều kiện sinh thái thích hợp, nông dân trồng tiêu
giàu kinh nghiệm và sáng tạo, nên năng suất tiêu đạt cao, cộng với vai trò tích cực
của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cùng các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đồng
lòng nên đã từng bước khẳng định vai trò của hạt tiêu là nông sản xuất khẩu chủ lực
có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường.

Báo cáo chính

Trang 13


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

Phần thứ hai
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN –
KINHTẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU Ở
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
I. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN LIÊN QUAN ĐẾN
PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
I.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra phân loại đất trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 9 nhóm đất phân thành 24 loại đất (Chi tiết ở phụ biểu 7). Nhóm đất đỏ
vàng có diện tích 79.631,0 ha, trong đó loại đất phát sinh từ đá Bazan 63.100,0 ha
được nông dân sử dụng trồng tiêu và nhóm đất đen bazan 9.468 ha cũng được nông
dân chọn trồng hồ tiêu nhưng tỷ lệ thấp hơn.
Tổng diện tích đất có nguồn gốc từ đá mẹ bazan 89.099,0 ha, đây là đất địa
thành tốt nhất và thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm như
cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.

Trên thực tế năm 2010 diện tích tiêu 7.085,45 ha trong đó có 6.887,30 ha chiếm
97,20% được trồng trên đất bazan, tập trung ở 2 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc.
Song, đất bazan ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đặc tính khác với đất bazan trồng tiêu
huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, huyện Cư Kuin và huyện Cư M’Gar tỉnh Đắk Lắk, huyện
Phước Long, Lộc Ninh, Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, huyện Đắk Lấp tỉnh Đắk Nông
bởi đất bazan của các huyện kể trên ở gần các miệng núi lửa, nham thạch giàu khoáng
sét, tầng đất dày. Đất bazan của 4 huyện và Thị xã Bà Rịa tốt; đặc biệt là độ phì nhiêu
tự nhiên và tiềm tàng ở mức cao, tuy nhiên nham thạch hình thành đất không thể so
sánh với đất bazan cùng loại của các địa phương trồng hồ tiêu khác ở Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông và Bình Phước (do tầng phong hoá mỏng), đây chính là yếu tố cơ bản,
lý do giải thích cho câu hỏi tại sao năng suất hồ tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu trồng trên
đất bazan thấp hơn các địa phương kể trên.
Kế thừa kết quả phân tích 19 mẫu đất được lấy ở vườn trồng hồ tiêu thuộc 4
huyện và Thị xã Bà Rịa vào tháng 5 năm 2010 của Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ
Chí Minh (phụ lục 9) cho thấy độ chua (pH H20), hàm lượng đạm (N), lân (P) và ka li
(K) tổng số như sau:
• Độ chua pHH20 từ 3,9 – 5,8 trong đó các mẫu đất ở vườn tiêu của huyện
Xuyên Mộc và TX. Bà Rịa có giá trị pH H20 cao hơn so với mẫu đất của huyện Tân
Thành, Châu Đức và Đất Đỏ. Các mẫu đất có độ chua từ 3,9 – 4,5 cần bón vôi và lân.
• Hàm lượng đạm (N) tổng số ở mức khá: 0,17% - 0,28%, nghèo lân (P)
(0,12% - 0,28%) và giá trị Kali (K) tổng số ở mức biến động lớn (80,9 mg/kg – 512,2
mg/kg).
- Hàm lượng kim loại nặng (Cd, As, Zn, Pb).
Hàm lượng kim loại nặng Cadimi (Cd) dưới ngưỡng phát hiện 0,002 ppm;
lượng chì (Pb) ở mức cho phép < 70 mg/kg đất khô; Arsen (As) hiện diện ở mức dưới
ngưỡng phát hiện. Riêng hàm lượng đồng (Cu) cao hơn mức cho phép (50 mg/kg đất
Báo cáo chính

Trang 14



Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

khô), tuy nhiên vượt hơn mức cho phép không nhiều chỉ ở mức 2,0 lần. Hàm lượng
kẽm chỉ có đất ở một vườn tiêu của TX. Bà Rịa có giá trị 223,64 ppm là trên ngưỡng
cho phép (200 ppm/kg đất khô). Dư lượng của một số hóa chất độc hại đều dưới
ngưỡng phát hiện (Dimethoate < 0,25 ppm, Methidathion < 0,01 ppm, Diazinon < 0,01
ppm. Có thể nói môi trường đất cho trồng tiêu phần lớn thoả mãn tiêu chuẩn sản xuất
an toàn.
I.2. Nguồn nước và chế độ thủy văn
I.2.1. Nguồn nước mặt
Kế thừa tài liệu trong báo cáo quy hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu cho thấy, nước mặt ở Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu do 3 con sông chính
cung cấp, đó là Sông Thị Vải - Cái Mép dài 42 km, đoạn chảy qua tỉnh thuộc huyện
Tân Thành và thị xã Bà Rịa dài 25 km, sông rộng 600 - 800m, sâu 10 - 20 m; sông
Dinh có lưu vực rộng 30 km; sông Ray dài 120 km, lưu vực 770 km 2, đoạn chảy qua
tỉnh thuộc các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức và Đất Đỏ dài 40 km.
+ Nguồn nước sông Thị Vải - Cái Mép bị nhiễm mặn không thể dùng cho sản
xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, con sông này có ý nghĩa rất lớn về giao
thông đường thủy; đặc biệt là một số vị trí có thể xây dựng cảng nước sâu cho phép
các loại tàu 50 - 80 ngàn tấn có thể ra vào được.
+ Nguồn nước sông Dinh, sông Ray không bị nhiễm mặn; hiện tại và tương lai,
đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi thủy
sản và sinh hoạt.
+ Nguồn nước từ các công trình thuỷ lợi, tính đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh có
60 công trình tưới; trong đó có 39 đập dâng và 25 hồ chứa nước, với tổng dung tích
trên 120 triệu m3; ngoài khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp còn có thể
cung cấp nước tưới cho khoảng 23.753,0 ha (công suất thiết kế, kể cả HTTL sông
Ray) đất lúa, màu và cây công nghiệp lâu năm. Trong những năm tới khi hoàn thành
xây dựng hệ thống công trình thủy lợi Sông Ray (công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu) sẽ gia tăng đáng kể nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Song, nguồn nước mặt khai thác sử dụng phát triển cây hồ tiêu rất hạn chế chỉ
tưới cho 2,0 - 3,0% diện tích trồng hồ tiêu ở gần hồ chứa, sông, kênh rạch. Đây là hạn
chế với sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhất là sử dụng nước cho chế biến
tiêu trắng.
I.2.2. Nguồn nước ngầm
Theo tài liệu điều tra đánh giá bổ sung trữ lượng nước ngầm của Đoàn địa chất
707 thuộc Liên đoàn địa chất thủy văn cho thấy, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không phải là
một tỉnh dồi dào về nước ngầm, trữ lượng nước ngầm được phân bố theo từng vùng
như sau:
- Vùng có lưu lượng nước ngầm giàu: 18.488 ha (chiếm 9,30% DTNT); phân
bố ở huyện Đất Đỏ: 5.965 ha (32,26% - khu vực TT. Đất Đỏ, các xã Long Tân, Phước
Hội, Phước Long Thọ,…); huyện Châu Đức: 4.308 ha (23,30% - khu vực các xã Kim
Long, Quảng Thành, Láng Lớn, TT. Ngãi Giao,…); huyện Tân Thành: 4.274 ha
(23,12% - ở các xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Sông Xoài, Phước Hòa, TT. Phú Mỹ); TX. Bà
Rịa: 2.727 ha (15,07% - ở phường Long Toàn, Phước Nguyên, các xã Hòa Long, Long
Phước); huyện Long Điền: 1.155 ha (6,25% - khu vực xã An Nhứt, TT. Long Điền,
Báo cáo chính

Trang 15


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

…). Độ chứa nước ở các lỗ khoan Qkt>15 m 3/h; tỷ lưu lượng ở các giếng đào
q>0,5l/sm. Với lượng nước này, người dân có thể đào hoặc khoan giếng khai thác
nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sử dụng tưới cho một số cây trồng như: rau, cây ăn
quả đặc sản, hồ tiêu, cà phê.
- Vùng có lưu lượng nước ngầm trung bình: 38,506 ha (chiếm 16,38%
DTNT) phân bố ở các huyện Châu Đức: 20.179 ha (52,41% - các xã Láng Lớn, Bàu

Chinh, Bình Giã, Bình Ba, Suối Nghệ, Nghĩa Thành, Đá Bạc,…); huyện Tân Thành:
6.389 ha (16,59% - các xã Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Sông Xoài,…); huyện Đất Đỏ: 5.754
ha (14,94% - các xã Long Mỹ, Phước Hội, Láng Dài, Phước Long Thọ); huyện Xuyên
Mộc: 3.604 ha (9,36% - các xã Bàu Lâm, Tân Lâm, Bưng Riềng, Bình Châu,…); TX.
Bà Rịa: 2.095 ha (5,44% - các xã Hòa Long, Long Phước); huyện Long Điền: 485 ha
(1,26% - thuộc TT. Long Điền, xã An Nhứt). Độ chứa nước ở các lỗ khoan Qkt từ 7 15 m3/h, tỷ lưu lượng ở các giếng đào q từ 0,2 – 0,5l/sm. Với lưu lượng nước này,
người dân có thể đào hoặc khoan giếng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt và một
phần cho sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, việc sử dụng nước phải hết sức tiết kiệm.
- Vùng có nguồn nước ngầm nghèo: Diện tích: 61.731 ha (chiếm: 31,06%
DTNT) phân bố ở Xuyên Mộc: 37.815 ha, huyện Châu Đức: 14.365 ha (các xã Suối
Rao, Xuân Sơn, Suối Nghệ, Cù Bị); huyện Tân Thành: 5.323 ha (xã Sông Xoài, Tóc
Tiên, Châu Pha, Phước Hòa); huyện Đất Đỏ: 2.888 ha (xã Long Mỹ, Long Hải, Lộc
An, Láng Dài); TX. Bà Rịa: 8.678 ha (Long Hương,…). Độ chứa nước ở các lỗ khoan
Qkt từ 2,0 – 7,0 m3/h, tỷ lưu lượng ở các giếng đào q từ 0,1 - 0,21l/sm nên chỉ khoan
khai thác sử dụng cho sinh hoạt với mức chi phí cao nhưng lưu lượng nước sử dụng lại
hạn chế.
- Vùng có nguồn nước ngầm rất nghèo: Diện tích: 11.620 ha (chiếm 55,85%
DTTN), phân bố ở xã Xuyên Mộc: 6.956 ha (59,87% so với vùng nước ngầm rất
nghèo), phân bố ở xã Tân Lâm, Hòa Hiệp, Bông Trang, Phước Thuận, Hòa Bình); Tân
Thành: 2.006 ha, Châu Đức: 1.260 ha và TX. Bà Rịa: 110 ha. Độ chứa nước ở các lỗ
khoan Qkt từ <2,0 m3/h, tỷ lưu lượng ở các giếng đào q<0,10l/s. Đây là vùng thiếu
nước phục vụ sản xuất nông - ngư nghiệp và sinh hoạt.
- Kế thừa số liệu phân tích chất lượng nước ngầm tại các giếng của 19 hộ trồng
hồ tiêu vào tháng 5 năm 2010 (phụ lục 9).
+ pHH2O ở mức cao, kiềm tính tương phản với pHH2O của đất.
+ Dư lượng một số hóa chất độc hại trong nước đều dưới ngưỡng phát hiện
(Dimethoate < 0,25 ppm, Diazinon < 0,01 ppm, Carbendazin < 0,01ppm). Hàm lượng
N tổng số không biến thiên lớn (0,049% - 0,077%) ngoại trừ mẫu nước (ký hiệu N1TT-SX của huyện Tân Thành) có trị số cao: 0,70%. Lượng Nitrat và P tổng số thay đổi
khá lớn giữa các nguồn nước; đặc biệt nguồn nước từ các giếng chưa nhiễm nhiều các
thành phần hữu cơ.

+ Hàm lượng các kim loại nặng thủy ngân (Hg), cadini (Cd) đều dưới ngưỡng
phát hiện, một số mẫu nước có tồn tại As, Pb nhưng nồng độ rất thấp, các mẫu nước có
chứa đồng (Cu) và kẽm (Zn) ở mức cho phép. Đặc biệt trong 19 mẫu nước phân tích
không phát hiện dấu vết của các hóa chất độc hại.
- Nguồn nước ngầm khai thác sử dụng tưới cho cây hồ tiêu vào mùa khô chiếm
97,98% diện tích hiện có của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay nguồn nước được
Báo cáo chính

Trang 16


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

người dân khoan khai thác còn tùy tiện, sử dụng lãng phí nên đã có tình trạng tụt áp và
lưu lượng nước ngầm giảm, nhất là ở vùng nước ngầm trung bình, nghèo và rất nghèo.
Cây tiêu thay thế cây cà phê ở Bà Rịa - Vũng Tàu bởi lượng nước tưới bình quân vào
mùa khô cho cây tiêu chỉ bằng 30% – 35% so với số lượng nước tưới cho cây cà phê.
Hơn nữa việc sử dụng cây choái sống ở vườn tiêu cũng giảm lượng nước bốc hơi mặt
đất và giảm số lượng nước tưới cho cây tiêu, một vấn đề khó khăn nữa là thiếu nước
cho chế biến tiêu trắng.
I.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Hồ tiêu là loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm. Cây hồ tiêu sinh trưởng
phát triển ổn định cho năng suất cao, đòi hỏi lượng mưa khá, phân bố theo mùa, đồng
thời nền nhiệt bình quân các tháng trong năm trên 20 oC, độ ẩm không khí ổn định.
Theo số liệu quan trắc trên 50 năm của 2 trạm khí tượng (Trạm Vũng Tàu và trạm
Xuân Lộc) thì khí hậu Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính là đặc trưng của vùng rừng mưa
nhiệt đới, xung quanh đường xích đạo, nóng ẩm với sự thay đổi không đáng kể về độ
dài ngày và ẩm độ ít sai trong suốt năm (xem bảng 4).
Bảng 4:


Một số yếu tố khí hậu của cây hồ tiêu so sánh với Bà Rịa - Vũng Tàu

Nguồn: Kỹ thuật trồng, thâm canh chế biến - bảo quản hồ tiêu.

Yếu cầu của
cây hồ tiêu

Trạm hồ tiêu
Trạm
Trạm
Vũng Tàu Xuân Lộc

C

200 – 300C

23,6 – 29,2 21,4 – 31,4

mm/năm

1500 – 2500

1352,0

2139,0

- Phân bố đều trong năm

Tháng/năm


6–7

6,0

6,0

3. Ẩm độ không khí BQ

%

70 – 90

81 - 90

72 – 90

m/giây

Gió nhẹ

3,7m/giây

2,6m/giây

HẠNG MỤC

Đơn vị
Tính

Ghi


1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình

0

2. Mưa
- Lượng mưa BQ/năm

4. Gió
Thích hợp với gió nhẹ

Ghi chú: Lượng mưa trong mùa mưa thực sự trạm TX. Bà Rịa: 1.163 mm/năm,
trạm Bình Ba: 1.800 mm/năm, kế cận huyện Tân Thành (Long Thành: 1.679 mm/năm)
và giáp với huyện Xuyên Mộc: (huyện Hàm Tân): 1.459 mm/năm).
So sánh yêu cầu về điều kiện khí hậu với kết quả quan trắc của 2 trạm khí tượng
Vũng Tàu và trạm Xuân Lộc (số liệu 50 năm) cho thấy yếu tố nhiệt độ là khá thích
hợp, lượng mưa của TX. Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ là thấp hơn mức đòi
hỏi của hồ tiêu nên phải chủ động tưới, độ ẩm không khí thích hợp, tốc độ gió cao hơn
yêu cầu của tiêu nên phải có cây đai rừng. Tóm lại yếu tố khí hậu - thời tiết ở tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu được xác định là thích hợp với cây hồ tiêu. Chú ý bổ sung nước tưới
và cây đai rừng hạn chế ảnh hưởng gió và giảm ánh sáng trực xạ đối với cây hồ tiêu.
II. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở TỈNH BRVT
II.1. Nguồn nhân lực
- Số liệu dân số trung bình năm 2010 của Cục thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
có 1.011.971 người, khu vực thành thị 504.508 người, khu vực nông thôn 507.463
người chiếm 50,15% so với tổng dân số.
Báo cáo chính

Trang 17



Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

- Số lao động làm việc cho các ngành kinh tế năm 2010 là: 433.897 người
(chiếm 42,88% dân số), trong đó: lao động nông - lâm nghiệp: 137.937 người, chiếm
31,79% so với lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. So sánh số lượng lao
động nông - lâm nghiệp năm 2005: 174.159 người với năm 2010 đã giảm: -36.222
người.
- Về chất lượng lao động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp:
+ Xu hướng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ là
tất yếu khách quan và cũng là chủ trương của Đảng, Chính quyền các cấp của tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu. Song trên thực tế số lao động nông nghiệp ở độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi,
có trình độ văn hóa, được đào tạo chiếm tỷ lệ lớn trong số lao động nông nghiệp được
chuyển sang lao động phi nông nghiệp, nên lao động nông nghiệp ngày càng bị già
hóa, mà số lao động lại phân bố chủ yếu ở các xã trồng hồ tiêu thuộc 2 huyện Châu
Đức và Xuyên Mộc.
+ Theo điều tra tỷ lệ lao động qua đào tạo của 43 xã trong chương trình xây
dựng nông thôn mới cho thấy: Số lượng lao động qua đào tạo 43.867 người chiếm
18,86% so với tổng số lao động đang làm việc. Song cơ cấu lao động trực tiếp sản xuất
nông nghiệp chỉ <10% đối với các xã trồng tiêu ở 2 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc.
Bảng 5:

Số lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo của 10 xã trồng nhiều tiêu
năm 2010 của 2 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc

Nguồn: Điều tra Nông hộ của UBND xã.

Hạng mục


Số lượng
lao động
qua đào tạo

Đơn vị tính: Người.

Tỷ lệ
(%)

I. H. Châu Đức

Hạng mục

Số lượng
lao động
qua đào tạo

Tỷ lệ
(%)

II. H. Xuyên Mộc

1. Xã Láng Lớn

415

13,0

1. Xã Hòa Hiệp


1.542

12,0

2. Xã Quảng Thành

937

18,0

2. Xã Bàu Lâm

819

12,0

3. Xã Bàu Chinh

539

14,0

3. Xã Xuyên Mộc

2.078

30,0

4. Xã Bình Giã


819

16,0

4. Xã Bưng Riềng

693

24,7

5 Xã Bình Trung

677

11.0

5. Xã Hòa Bình

2.029

14,0

Ghi chú: Xã đạt nông thôn mới có tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%.
+ Cây hồ tiêu đòi hỏi đầu tư vốn lớn, sử dụng nhiều lao động (350 - 380
công/ha/năm), yêu cầu lao động phải có tri thức (văn hóa và chuyên môn kỹ thuật quản lý) và biết tích lũy kinh nghiệm cũng như nhanh nhạy trong ứng dụng khoa học kỹ thuật. Theo đánh giá của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), các chuyên gia của
Cộng đồng hồ tiêu quốc tế - IPC về lao động trồng tiêu ở Việt Nam nói chung và của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng là cần cù - chịu khó, có kinh nghiệm sản xuất hồ
tiêu.
Song, năm 2010 tình trạng thiếu lao động khi tiêu vào mùa thu hoạch và khó
thuê lao động có chất lượng, giá thuê lao động khá cao (80.000 - 100.000 đồng/1 ngày

công) đã ảnh hưởng đến việc quản lý, chăm sóc, thu hoạch và giá thành hồ tiêu.
Báo cáo chính

Trang 18


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

II.2. Thu nhập của khu vực nông thôn
- Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu nhập khu vực nông
thôn từ năm 2002 đến 2008 liên tục tăng. Năm 2002: 4,57 triệu đồng/người/năm, 2004
là 7,2 triệu /người/năm, đến năm 2008 tăng là 13,96 triệu đồng/người/năm. Sau 6 năm
tăng 3 lần, đây là mức tăng rất đáng ghi nhận phản ảnh kết quả sản xuất nông nghiệp
và phi nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rất tốt, khi thu nhập tăng người dân
nông thôn có điều kiện cải thiện đời sống và tái đầu tư phát triển sản xuất.
- Kết quả điều tra thu nhập của nông hộ năm 2009 ở 43 xã thuộc chương trình
xây dựng nông thôn mới có thu nhập bình quân 1 người trên năm chỉ là: 11,9 triệu
đồng, trong đó một số xã trồng tiêu có thu nhập không cao.
Bảng 6: Thu nhập bình quân đầu người/năm ở 1 số xã trồng hồ tiêu năm 2010
Nguồn: UBND xã điều tra.

Huyện – xã
I. H. Châu Đức
1. Bàu Chinh
2. Quảng Thành
3. Bình Trung
4. Bình Giã
5. Láng Lớn
6. Xà Bang
7. Xuân Sơn

8. Sơn Bình
9. Đá Bạc

Thu
nhập
9,4
10,2
9,4
9,3
9,4
11,0
9,0
9,6
6,8

ĐVT: Triệu đồng/người/năm.

Huyện – xã
II. H. Xuyên Mộc
1. Hòa Hiệp
2. Hòa Bình
3. Bàu Lâm
4. Xuyên Mộc
5. Bưng Riềng
6. Hòa Hội
7. Hòa Hưng

Thu
nhập
9,8

10,2
11,0
13,3
9,7
9,4
9,2

Huyện – xã
III. H. Tân Thành
1. Sông Xoài
2. Châu Pha
IV. H. Đất Đỏ
1. Long Tân
V. TX. Bà Rịa
1. Hòa Long
2. Long Phước

Thu
nhập
14,7
9,3
18,0
20,0
19,0

Các xã có thu nhập dưới mức bình quân 11,9 triệu đồng/người/năm thuộc về 2
huyện Châu Đức và Xuyên Mộc do sản xuất nông nghiệp là chính, nguồn thu từ phi
nông nghiệp còn ít. Thu nhập thấp đồng nghĩa với khả năng đầu tư bị hạn chế, trong
khi cây tiêu yêu cầu chi phí lớn (chăm sóc năm kinh doanh bình quân 1 ha, chi phí ở
vườn tiêu sử dụng cây choái sống: 59.841,4 nghìn đồng/ha, chi phí trồng mới và

KTCB bình quân 1 ha tiêu 3 năm bằng cây choái sống: 140,0 triệu đồng/ha và trụ bê
tông lên đến: 280,0 triệu đồng/ha).
Do vậy, để phát triển hồ tiêu đạt năng suất và chất lượng cao rất cần vay vốn
đầu tư từ ngân hàng với số lượng và thời gian phù hợp với cây tiêu.
III. CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU
III.1. Giao thông
Đường bộ: So với cả nước, mật độ đường giao thông ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
được xếp ở mức khá cao (1,3 km/km2; 2,85km/1.000 dân). Giao thông nông thôn được
xây dựng khá đồng bộ và có chất lượng tốt; đến nay, 100% số xã trong tỉnh đã có
đường ô tô trải nhựa đến trung tâm xã, đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa, đi lại
thuận lợi cho người dân góp phần làm khởi sắc nông thôn. Song đường giao thông
nông thôn cũng là đường phục vụ sản xuất hồ tiêu vẫn còn một số hạn chế cho việc
vận chuyển vật tư - sản phẩm bằng các loại xe tải lưu thông trong mùa mưa.
Báo cáo chính

Trang 19


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

Đường thủy: Toàn tỉnh có 20 sông và rạch chính với chiều dài trên 240 km;
trong đó có 17 sông rạch (khoảng 167 km) có thể khai thác vận tải thủy. Đặc biệt, tại
Bà Rịa - Vũng Tàu có hệ thống cảng sông, cảng biển với công suất lớn - xây dựng hiện
đại là điều kiện thuận lợi thích hợp cho các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu hạt tiêu,
giảm chi phí vận chuyển, tăng sức cạnh tranh.
III.2. Thủy lợi:
Trên địa bàn tỉnh hiện có trên 64 công trình tưới với diện tích tưới thiết kế
23.753,0 ha (Kể cả hồ chứa nước Sông Ray đang xây dựng), nếu không kể hồ sông
Ray diện tích tưới thực tế 6.728,0 ha; trong đó có 25 hồ chứa nước (công suất tưới cho
3.793,0 ha), 39 công trình đập dâng (công suất tưới cho 2.935 ha), cấp nước 115.500

m3/ngày, năng lực thực tế bằng 46,3 % thiết kế. Có 6 công trình thuộc hệ thống đê, kè
(ngăn mặn cho 6.070 ha). Hệ thống tiêu có 9 công trình (tiêu cho 4.740 ha); phân theo
đơn vị hành chính như sau:
Bảng 7:

Các công trình thuỷ lợi phân theo đơn vị hành chính

DANH MỤC

Số lượng công trình

Công suất (thực tế)

Hồ

Đập

Kênh
tiêu

Đê,


25

39

9

1. TP. Vũng Tàu


-

-

2. TX. Bà Rịa

1

3. H. Tân Thành

Tưới
(ha)

Cấp nước
(m3/ngày)

Tiêu úng
(ha)

Ngăn mặn
(ha)

6

6.728

115.500

4.740


6.070

1

1

1790

-

1.790

570

3

-

2

717

-

-

3.900

5


19

3

1

1.288

10.800

520

500

4. H. Châu Đức

8

12

-

-

1.140

104.000

-


-

5. H. Long Điền

1

-

1

1

120

-

100

-

6. H. Đất Đỏ

4

1

1

-


2.665

-

1000

600

7. H. Xuyên Mộc

4

4

3

1

798

700

1.330

500

8. H. Côn Đảo

2


-

-

-

-

-

-

Toàn tỉnh

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT
Hiện nay, Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9 đang tập trung thiết bị và
lực lượng thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi sông Ray.
Đây là công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đối với cây tiêu việc khai
thác các công trình thủy lợi để tưới rất hạn chế chỉ chiếm 2 – 3%, đây được xem là một
hạn chế lớn cần có giải pháp khắc phục. Ngoài nước tưới cho tiêu cũng cần có phương
án cấp nước cho chế biến hạt tiêu trắng.
III.3. Điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, hồ tiêu
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 2 trung tâm nhiệt điện là Phú Mỹ và Bà Rịa với
tổng công suất 4.222 MW; hệ thống đường dây và trạm gồm có đường dây cao thế 106
km, đường dây trung thế 1.400km, đường dây hạ thế 1.518km; hệ thống trạm biến áp
với tổng dung lượng khoảng 90 MW. Về cơ bản ngành điện đã đáp ứng được nhu cầu
tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh. Riêng khu vực nông thôn, điện phục vụ sinh hoạt đến
nay đã có khoảng trên 98% số hộ được dùng điện; tuy nhiên, điện phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chỉ bằng khoảng 2% tổng lượng điện

Báo cáo chính

Trang 20


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

thương phẩm). Song, đã được các hộ trồng tiêu sử dụng chạy máy bơm nước ở các
giếng khoan phục vụ tưới cho hồ tiêu đạt kết quả.
IV. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - THU MUA - CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ TIÊU
Ở BÀ RỊA - VŨNG TÀU
IV.1. Phân bố sản xuất tiêu năm 2010 theo các đơn vị hành chính huyện - thị xã,
xã và thị trấn (Chi tiết ở phụ biểu số 8 )
- Cây hồ tiêu tính đến 2010 được trồng ở 4 huyện (Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân
Thành, Đất Đỏ) và TX. Bà Rịa với quy mô như sau:
Diện tích cây hồ tiêu nhiều nhất tỉnh thuộc về huyện Châu Đức (5.250,0 ha
chiếm 74,10%). Châu Đức cũng là huyện trồng nhiều tiêu nhất so với các huyện có
trồng tiêu của cả nước, tiếp đến là huyện Xuyên Mộc (1.322,0 ha chiếm 18,65% diện
tích hồ tiêu của tỉnh), huyện Tân Thành: 412,5 ha (chiếm 5,82%), TX. Bà Rịa: 60,0 ha
(chiếm 0,85%), huyện Đất Đỏ: 41,0ha (chiếm 0,58%).
- Cây hồ tiêu năm 2010 phân bố trồng ở 39 xã (thị trấn) với quy mô khác nhau:
Bảng 8: Diện tích trồng tiêu phân theo xã (thị trấn) năm 2010
Nguồn: Thống kê các xã (TT)
Số
TT

Phân nhóm diện tích
tiêu trồng ở 1 xã

TỔNG SỐ


Phân theo xã thị trấn

Diện tích trồng hồ tiêu

Số xã (TT)
có trồngtiêu
(xã)
39

Tỷ lệ % so
với số xã có
trồng tiêu
100,00

Diện tích
tiêu
(ha)
7.085,5

Tỷ lệ %
diện tích
100,00

1

Từ 1,0 ha đến <50 ha

14


35,90

247,0

3,49

2

<50ha đến <100 ha

5

12,82

246,0

3,47

3

Từ 100 ha đến <200 ha

5

12,82

766,5

10,82


4

Từ 200 ha đến <300 ha

4

10,26

969,0

13,68

5

Từ 300 đến <400 ha

5

12,82

1.582,0

22,33

6

Từ 400 ha đến >500 ha

6


15,38

3.275,0

46,22

Qua bảng 8 cho thấy:
+ Số xã (TT) có trồng hồ tiêu từ 1,0 ha đến <100 ha có 19 xã (chiếm 48,72% số
xã trồng hồ tiêu), nhưng tổng diện tích tiêu chỉ có: 493 ha chiếm 6,96% so với tổng
diện tích tiêu toàn tỉnh. 18 xã (TT) này thuộc huyện Đất Đỏ, TX. Bà Rịa và một số xã
của huyện Tân Thành. Cây tiêu trồng ở các xã phân tán với quy mô nhỏ thường năng
suất không cao do trồng ở đất ít thích hợp (S3) (đất xám, đất đỏ Bazan tầng canh tác
mỏng hoặc đất đen Bazan có đá lộ đầu).
+ Các xã chỉ trồng từ 1,0 ha đến <10,0 ha gồm: Xã Châu Pha (6,5 ha), Phước
Hòa (1,20 ha), xã Mỹ Xuân (1,50 ha), xã Phước Long Thọ (4,0 ha), xã Phước Thuận
và TT. Đất Đỏ (6,0 ha),…
+ Đặc biệt, có 11 xã trồng tiêu với diện tích từ 300,0 ha đến 690,0 ha với tổng
diện tích tiêu 4.857,0 ha chiếm 68,43% so với tổng diện tích tiêu; 8 xã (TT) thuộc
huyện Châu Đức, 2 xã huyện Xuyên Mộc và 1 xã huyện Tân Thành. 4 xã trồng tiêu
Báo cáo chính

Trang 21


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

nhiều nhất tỉnh là Kim Long, Bàu Chinh, Quảng Thành và Bình Trung. Đây là khu vực
trồng hồ tiêu hàng hóa khá tập trung của huyện Châu Đức.
Tóm lại, tuy số lượng xã (TT) có trồng tiêu lên đến 39 nhưng diện tích trồng
tiêu lại tập trung chủ yếu ở các xã của huyện Châu Đức và xã Sông Xoài huyện Tân

Thành, xã Xuyên Mộc huyện Xuyên Mộc. Do vậy, tổ chức Lập và triển khai quy
hoạch nên ưu tiên tập trung đầu tư phát triển sản xuất tiêu hàng hóa xuất khẩu gắn với
đăng ký cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý hoặc thương hiệu tiêu Bà Rịa cho các xã
(TT) trồng từ 50 đến 690,0 ha.
IV.2. Chất lượng hiện trạng vườn hồ tiêu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2010
IV.2.1. Giống và cơ cấu giống tiêu đang trồng ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Theo tài liệu “cây hồ tiêu - thực trạng - tiềm năng - giải pháp” của TT.
Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xuất bản, các giống tiêu đang được
trồng phổ biến tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gồm:
Giống tiêu sẻ, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Mã Lai, tiêu Lada
Belangtoeng và nhóm giống tiêu Ấn Độ. Trong đó giống tiêu sẻ chiếm: 37,5%, giống
tiêu Vĩnh Linh chiếm: 31,0%, kế đến là nhóm giống tiêu Ấn Độ (Panijur-1),
Karimunda, Kuchin) và giống tiêu Mã Lai.
Theo báo cáo “Tình hình sản xuất và định hướng phát triển cây hồ tiêu tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu” của Sở Nông nghiệp và PTNT tháng 6/2009, một số giống tiêu sử
dụng trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh tiếp tục được khẳng định. Tài liệu của TT.
Khuyến nông, trong đó có đưa ra nhận xét:
Giống tiêu Vĩnh Linh được người dân trồng nhiều do năng suất cao, kích thước
hạt to, dung trọng 550 gr/lít trở lên; song dễ nhiễm bệnh Phytophora, sản xuất tiêu
hàng hóa xuất khẩu thì giống tiêu Vĩnh Linh có nhiều triển vọng và bán được giá cao
kể cả sản phẩm tiêu trắng và tiêu đen.
Giống tiêu Ấn Độ (Panijur-1, Karimunda), tiêu sẻ lá lớn, giống tiêu Lada
Belangtoeng có năng suất tương đối cao, các giống còn lại năng suất trung bình, hạt có
kích thước nhỏ, dung trọng <550 gr/lít nếu chăm sóc không đảm bảo đúng quy trình
kỹ thuật. Đặc biệt, cây giống tiêu các hộ nông dân trồng thường tự sản xuất nên cây
giống chưa đạt yêu cầu, đa số các giống tiêu có biểu hiện thoái hóa nên cần phải chọn
lọc, phục tráng.
- Tài liệu tiêu chuẩn ngành 10TCN 915: 2006 “Quy trình kỹ thuật trồng, chăm
sóc và thu hoạch hồ tiêu” tại mục 3.1 giống tiêu ghi rõ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
giống tiêu sẻ đất đỏ trồng rất phổ biến (+++), 2 giống tiêu: Vĩnh Linh và Ấn Độ khá

phổ biến (++) và 3 giống tiêu trâu, Phú Quốc, Lada Belangtoeng ít phổ biến ở tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
IV.2.2. Mật độ các trụ (choái tiêu)
Mật độ các trụ tiêu khá dày phổ biến từ 1.800 - 2.500 trụ hồ tiêu/ha (2,0m x
2,25 hoặc 2,0 x 2,0m) nên xảy ra tình trạng tranh chấp ánh sáng và dinh dưỡng của cây
choái và cây hồ tiêu. Vào mùa mưa cây choái sinh trưởng mạnh nếu không thường
xuyên chặt bỏ cành lá của cây choái và vệ sinh vườn cây sẽ làm tăng độ ẩm không khí
và độ ẩm đất tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại. Theo quy trình mật độ hồ tiêu trồng
trên đất Bazan chỉ từ 1.200 đến 1.600 trụ/ha là thích hợp.
Báo cáo chính

Trang 22


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

IV.2.3. Loại trụ tiêu
- Kết quả điều tra năm 1999 tại các hộ trồng hồ tiêu ở 3 huyện Châu Đức, Tân
Thành, Long Đất (Đất Đỏ, Long Điền) và TX. Bà Rịa cho thấy có: 1,2% số hộ sử dụng
trụ tiêu bằng gạch xây, 2,8% số hộ sử dụng trụ tiêu là cột bê tông và 96,0% sử dụng
cây choái sống (chủ yếu là cây vông).
- Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trước năm 2004 loại trụ tiêu
mà nông dân sử dụng là cây choái sống, trong đó cây vông chiếm trên 70,0% diện tích
các vườn tiêu; song 3 năm (2004 - 2006) một đối tượng dịch hại mới (Ong ký sinh)
trên cây vông đã xuất hiện làm hại gần 100% các vườn tiêu mà có trụ là cây vông, đã
gây thiệt hại lớn. Từ năm 2007 đến 2010 trụ tiêu được chọn thay thế cây vông bằng
gòn, cây mò cua, nhưng các loại cây này cũng bị một loài côn trùng thuộc bộ
Hemiptera, họ Psylloidae, họ phụ Phacopteronidae, giống Pseudophacopteron.Sp gây
hại. Do vậy, Chi cục BVTV tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khuyến cáo thêm 1 số loại cây
sử dụng làm trụ tiêu gồm có các cây sóng rắn, cây cóc rừng, cây lồng mức, cây chùm

ngay, chùm ron và có thể dùng trụ bê tông trồng xen kẽ với cây choái sống tại các
vườn trồng cây hồ tiêu, đồng thời nên trồng nhiều loại cây choái trong 1 vườn tiêu.
- Năm 2006 dự án sản xuất thử cấp nhà nước “nghiên cứu hoàn thiện công
nghệ, thiết bị sản xuất chế phẩm XM5 và ứng dụng xử lý gỗ rừng trồng làm cọc chống
ngoài trời để trồng tiêu, thanh long, đã thử nghiệm thành công ở xã Đá Bạc, huyện
Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; song việc nhân ra diện rộng rất hạn chế, do nguồn
nguyên liệu khó khăn và giá thành cao.
IV.2.4. Loại đất phân theo phát sinh sử dụng trồng hồ tiêu
- Điều tra năm 1999 cho thấy có: 4% hộ trồng tiêu trên đất xám hoặc đất nâu
vàng trên phù sa cổ, còn lại 96% nông hộ trồng hồ tiêu trên đất Bazan. Trong đó đất
Bazan là loại đất địa thành tốt nhất và thích hợp với cây hồ tiêu sinh trưởng - phát triển
cho năng cao, chất lượng tốt.
- Hiện trạng trồng hồ tiêu năm 2010, diện tích 7.085,5 ha khi lồng ghép trên bản
đồ tỷ lệ 1/5.000 của 39 xã thuộc địa bàn 4 huyện và TX. Bà Rịa có kết quả như sau:
Bảng 9: Diện tích trồng hồ tiêu phân theo loại đất ở tỉnh BRVT năm 2010
ĐVT: Ha.
Đất có nguồn gốc từ đá Bazan
Loại đất
khác
Chia ra:
(Đất xám,
Đất đỏ
Đất đen
phù sa,
Bazan
Bazan
Tổng số
dốc tụ)
(Ru, Rk)
(Fu, Fk)


Nguồn: Phòng NN- PTNT huyện (TT), đất theo Phân viện QH và TKNN

Hạng mục

Diện tích
trồng hồ
tiêu năm
2010

1. H. Châu Đức
2. H. Xuyên Mộc

5.250
1.322

5.192
1.197

4.122
983

1.070
214

58
125

3. H. Tân Thành


412,5

403,36

392,36

11

9,12

4. H. Đất Đỏ

41

38

32

6

3

5. TX. Bà Rịa

60

57

57


TỔNG CỘNG

7.085,5

6.887,36

5.586,36

1.301,00

198,12

TỶ LỆ (%)

100,00

97,20

78,84

18,36

2,80

Báo cáo chính

3

Trang 23



Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

Ghi chú: Chi tiết từng xã trình bày ở phụ biểu số 9.

+ Diện tích cây hồ tiêu năm 2010 được trồng trên đất phong hóa từ đá Bazan có
diện tích: 6.887,3 ha chiếm 97,20%. Trong đó, đất nâu đỏ, nâu vàng trên Bazan (Fk,
Fu) có diện tích: 5.586,36 ha (chiếm 78,48%), đây là đất thích hợp với tiêu nên áp
dụng đúng kỹ thuật sẽ đạt năng suất cao. Cây tiêu trồng trên đất đen trên Bazan (Ru,
Rk) có diện tích: 1.301,0 ha (chiếm 18,36%) ; đây cũng là đất tốt song do có nhiều đá
lẫn và tầng canh tác mỏng nên phải đầu tư chăm sóc thường xuyên hơn, nhất là trong
các tháng mùa mưa do khả năng giữ ẩm cao, khó thoát nước làm tăng độ ẩm trong đất
và không khí nên dễ tạo điền kiện cho bệnh tiêu phát sinh gây hại.
+ Diện tích đất khác (Đất xám, đất phù sa, dốc tụ) được nông dân huyện Xuyên
Mộc, Châu Đức trồng hồ tiêu với diện tích 198,12 ha (chiếm 2,80% so với diện tích
đang trồng tiêu) thường có năng suất, chất lượng thấp hơn tiêu trồng trên đất bazan, .
+ Đất Bazan trồng tiêu phân bố chủ yếu ở các xã Quảng Thành, Bàu Chinh,
Láng Lớn, Ngãi Giao, Kim Long, Bình Trung huyện Châu Đức, xã Sông Xoài, Hắc
Dịch huyện Tân Thành và các xã Tân Lâm, Bàu Lâm, Xuyên Mộc, Hoà Hiệp huyện
Xuyên Mộc.
VI.3. Đánh giá diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu tỉnh BRVT
Kết quả tổng hợp diễn biến diện tích - năng suất - sản lượng hồ tiêu qua 21 năm
(1990 - 2010) của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được tổng hợp ở bảng 10 và
chi tiết đến 39 xã trình bày ở phụ biểu số 8.
- Năm 1990 diện tích trồng hồ tiêu 503,0 ha, năng suất bình quân 1,25 tấn/ha,
sản lượng 361,0 tấn. Đến năm 1997 tăng lên 997,0 ha (gấp 1,98 lần), năng suất bình
quân 1,40 tấn/ha, sản lượng 871,0 tấn (gấp 2,41 lần).
- Kể từ năm 1998, sản xuất tiêu ở Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu giai đoạn tăng
diện tích và sản lượng rất mạnh. Đến năm 2002 (chỉ sau 4 năm) diện tích hồ tiêu đạt
8.054,0 ha (gấp 8,08 lần so với 1997), năng suất bình quân 1,52 tấn/ha, sản lượng

6.414,0 tấn (gấp 8,21 lần so với năm 1997).
- Năng suất tiêu giữa các xã và các hộ trồng tiêu trong một xã có độ đồng đều
thấp, xã có năng suất cao nhất: 3,0 tấn/ha và xã thấp nhất: 0,5 tấn/ha.
- Giai đoạn 2003 - 2010 diện tích trồng tiêu giảm nhẹ, đến năm 2010 còn
7.085,48 ha (giảm -968,5 ha), nguyên nhân chính là do dịch bệnh hại cây choái (cây
vông), bệnh hại cây tiêu liên tục xuất hiện, đồng thời một số năm gần đây lên tục xảy
ra các giá trị cực đoan về thời tiết (bão năm 2006, hạn hán, thiếu nước, …). Năng suất
tiêu năm 2009 đạt cao nhất 1,92 tấn/ha, dẫn đến sản lượng đạt 11.553 tấn (so với năm
2002 tăng 5.139,0 tấn), đây cũng là năm sản lượng tiêu đạt cao nhất của tỉnh BRVT.
Năm 2010 theo số ước sản lượng 11.633,0 tấn, năng suất bình quân 1,88 tấn/ha.
- Tốc độ tăng bình quân:
+ Giai đoạn 1991 - 2000 tốc độ tăng diện tích hồ tiêu ở mức rất cao 24,02
%/năm, năng suất tăng 3,23 %/năm và sản lượng tiêu tăng cao 19,67 %/năm.

Báo cáo chính

Trang 24


Quy hoạch phát triển cây hồ tiêu tỉnh BRVT đến năm 2020

+ Giai đoạn 2001 - 2010 diện tích trồng tiêu chỉ tăng 2,34 %/năm, nhưng diện
tích kinh doanh và năng suất tăng nhanh tương ứng 10,4 %/năm, 2,59 %/năm, sản
lượng tiêu vẫn tăng cao 13,26 %/năm.
- Cây hồ tiêu từ năm 2000 đã thực sự trở thành cây công nghiệp dài ngày chủ
lực của ngành trồng trọt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả thu được của sản xuất hồ
tiêu của tỉnh BRVT đã góp phần đưa Việt Nam lên ngôi vị số 1 thế giới về sản lượng
tiêu và số lượng hạt tiêu xuất khẩu kể từ năm 2002 đến năm 2010.
- Cây hồ tiêu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã dần thay thế cây cà phê, tận dụng
hiệu quả, tiềm năng, lợi thế, sử dụng hợp lý tài nguyên đất - nước - lao động và đặc

điểm khí hậu - thời tiết.
- Những kết quả sản xuất tiêu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt được đến năm 2010
là do:
+ Đất Bazan và điều kiện khí hậu - thời tiết thích hợp, nên cây hồ tiêu sinh
trưởng - phát triển tốt, đa số người trồng tiêu áp dụng đúng kỹ thuật thâm canh nên đạt
năng suất cao.
+ Lao động các nông hộ trồng hồ tiêu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tích lũy được
khá nhiều kinh nghiệm, có nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tiềm năng lợi thế nên đã
quan tâm tập trung đầu tư công lao động, phân bón, thuốc BVTV,…
+ Cán bộ ngành nông nghiệp trong đó có cán bộ kỹ thuật của Trung tâm
Khuyến nông và của Chi cục BVTV tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã gắn bó, đi sâu sát thực
tế, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ kịp thời các đòi hỏi của nông dân trồng tiêu.
+ Cây tiêu mang lại thu nhập chính cho 16.412 hộ nông dân nên hệ thống chính
trị địa phương (tỉnh, huyện, thị xã, xã, thị trấn, …) quan tâm chỉ đạo thực hiện.
+ Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cũng luôn thông tin khá đầy đủ về giá cả
thị trường, khoa học công nghệ, … cho Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Ủy ban
nhân dân huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, từ đó cung cấp kịp thời cho người trồng tiêu.
Tuy nhiên, diện tích - năng suất - sản lượng hồ tiêu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
không ổn định qua các năm từ 1990 đến 2010 do 3 nguyên nhân chính là sâu bệnh gây
hại, thời tiết xuất hiện một số giá trị cực đoan, trong thâm canh còn khá nhiều hộ lạm
dụng việc sử dụng phân hoá học, đã gây rủi ro cho sản xuất hồ tiêu và giá bán tiêu
cũng luôn biến động lớn qua các năm. Đặc biệt là ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn thiếu
các doanh nghiệp kinh doanh hồ tiêu quy mô vừa, lớn cũng như chưa có nhà máy công
nghiệp chế biến hạt tiêu xuất khẩu tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất - thu mua - chế
biến + bảo quản - tiêu thụ.
IV.4. Một số hợp phần kỹ thuật sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
IV.4.1. Phân bón
Kết quả điều tra các hộ trồng tiêu năm 1999, 2006 và tháng 5/2010 cho thấy số
lượng, chủng loại phân, tỷ lệ phối hợp giữa các loại phân N:P:K và số lần bón có tiến
bộ gần sát với quy trình kỹ thuật (tiêu chuẩn ngành 10TCN 915:2006), nên năng suất

tiêu đã tăng đáng kể từ 1,24 tấn/ha (1990) lên 1,92 tấn/ha vào năm 2009 và 1,88 tấn/ha
năm 2010. Song theo khuyến cáo đối với vườn hồ tiêu năm kinh doanh bón phân hữu
Báo cáo chính

Trang 25


×