Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VẠN NINH – TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 20062012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.18 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BAÙO CAÙO TOÁT NGHIEÄP
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VẠN NINH – TỈNH KHÁNH HÒA
GIAI ĐOẠN 2006-2012

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN LƯU NHƯ QUỲNH
08135080
DH08TB
2008 – 2012
Quản Lý Thị Trường Bất Động Sản

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012 -




KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH & PHÁP LUẬT

NGUYỄN LƯU NHƯ QUỲNH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VẠN NINH – TỈNH KHÁNH HÒA
GIAI ĐOẠN 2006-2012

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Dương Thị Tuyết Hà

(Địa chỉ cơ quan: Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)

(Ký tên:…………………….)

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012 -


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh, khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, cùng toàn thể quý thầy cô giáo đã dạy dỗ,
dìu dắt, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có hành trang bước vào
cuộc sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Dương Thị Tuyết Hà - giảng viên khoa Quản Lý
Đất Đai và Bất Động Sản, giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Vạn Ninh, Phòng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi Trường,
phòng công thương huyện Vạn Ninh, các phòng ban và nhân dân các xã của huyện .
Xin cảm ơn các bạn cùng lớp Bất Động Sản khóa 34 đã luôn giúp đỡ, chia sẽ với
tôi trong suốt quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.
Con xin chân thành cảm ơn gia đình - những người luôn thương yêu, nâng đỡ, hậu
thuẩn và tạo mọi điều kiện cho con trong suốt quá trình học tập, để con có được ngày hôm
nay.

NGUYỄN LƯU NHƯ QUỲNH

-Trang i-


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 3
I.1.1 Khái niệm đất đai, đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt
Nam ................................................................................................................................. 3
I.1.2 Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới ................................ 4
I.1.3 Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp ........................................................................... 5
I.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................. 6
I.2.1 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................................................... 6
I.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nhiệp........................................ 8
I.3 Những xu hướng phát triển nông nghiệp ................................................................ 10
I.3.1 Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới .......................................... 10
I.3.2 Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới ............... 11
I.3.3 Xây dựng nông nghiệp bền vững .......................................................................... 13
I.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 13
I.4.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 21

I.4.2 phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 21
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vạn Ninh ............................................. 22
II.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 22
II.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 29
II.2 Tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Vạn ninh ........................ 32
II.2.1 Tình hình quản lí đất đai ...................................................................................... 32
II.2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai ................................................................................... 36

-Trang ii-


II.3 Thực trạng sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp huyện Vạn Ninh ........................ 37
II.3.1 Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ................................................................... 37
II.3.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện ....................................................... 39
II.4 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ........................................................... 40
II.4.1 Loại hình sử dụng đất tức cơ cấu cây trồng của huyện Vạn Ninh ....................... 40
II.4.2 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất ................................................... 42
II.4.3 Hiệu quả xã hội .................................................................................................... 45
II.4.4 Hiệu quả môi trường ............................................................................................ 46
II.4.5 Đánh giá chung .................................................................................................... 48
II.5 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ...................................................... 50
II.5.1 Những quan điểm chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ..
....................................................................................................................................... 50
II.5.2 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ..................... 51
II.5.3 Một số giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của
huyện Vạn Ninh ............................................................................................................. 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 55

-Trang iii-



TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lưu Như Quỳnh, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VẠN NINH – TỈNH
KHÁNH HÒA ( GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 )”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Dương Thị Tuyết Hà, Bộ môn chính sách pháp luật,
Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Hiện nay, mật độ dân số ngày càng tăng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày
càng thu hẹp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp và dịch vụ hóa, tài nguyên thiên
nhiên ngày càng thoái hóa do việc sử dụng và khai thác không hợp lí trong quá trình phát
triển sản xuất,… là những thách thức to lớn đối với nền nông nghiệp của cả nước. Huyện
Vạn Ninh nói riêng và tỉnh Khánh hòa nói chung, tuy có nhiều lợi thế về tiềm năng khí
hậu, thủy văn, đất đai và nhân lực lao động để phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi theo
hướng hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị đất canh tác nhưng do chưa khai
thác triệt để lợi thế về nguồn tài nguyên và cơ cấu cây trồng chưa hợp lí nên hiệu quả sử
dụng đất không cao đặc biệt, đối với đất canh tác lúa.
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê;
phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp dùng phiếu điều tra; phương pháp chuyên
gia, chuyên khảo đề tài hướng đến tìm hiểu thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
của huyện và những vấn đề còn tồn tại trong suốt quá trình sản xuất nhằm đưa ra những
giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
Về kết quả nghiên cứu, đề tài tiến hành khảo sát thực địa để tìm hiểu thực trạng sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp và tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,
hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất ( cơ cấu cây trồng ) trên địa bàn huyện.
Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
huyện Vạn Ninh.

-Trang iv-


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

KÝ HIỆU

CHÚ GIẢI

1

GCN

Giấy chứng nhận

2

GR

Tổng giá trị thu nhập

3

TVC

Tổng chi phí lưu động

4


RVAC

Lợi nhuận

5

VĐT

Vốn đầu tư

6



Lao động

7

NVL

Nguyên vật liệu

8

BVTV

Bảo vệ thực vật

9


UBND

Ủy ban nhân dân

-Trang v-


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
STT

TÊN BẢNG

TRANG SỐ

2.1

Biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa

24

2.2

Cơ cấu các loại đất chính ở huyện Vạn Ninh

26

2.3

Diện tích, cơ cấu các loại đất chính theo phương án quy hoạch
giai đoạn 2011 – 2020


33

2.4

Hiện trạng sử dụng đất huyện Vạn Ninh năm 2011

36

2.5

Biểu đồ cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của huyện Vạn Ninh 2011

37

2.6

Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp năm 2011

38

2.7

Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Vạn Ninh giai đoạn 2006 – 2011

39

2.8

Hiện trạng về cơ cấu cây trồng trên đất lúa ở huyện Vạn Ninh


41

2.9

Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế trên 01 hecta của các cơ cấu cây
trồng trên chân đất lúa chủ động nước huyện Vạn Ninh

2.10

2.11

43

Chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế trên 01 hecta của các cơ cấu cây
trồng trên chân đất lúa không chủ động nước huyện Vạn Ninh

44

Mức độ sử dụng phân bón một số cây trồng

47

-Trang vi-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Với
sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, không có đất
thì không có sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành
của chiến lược nông nghiệp sinh thái và phát triển bền vững.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài người. Hầu hết
các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp
dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì
vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh
thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Hơn 20 năm qua, nông nghiệp nước ta đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển
tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 4% năm 2011. Sản xuất nông
nghiệp không những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn
thu cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu
năm 2011 đạt khoảng 25 tỷ USD (chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu cả nước).
Huyện Vạn Ninh nằm trong vùng đồng bằng Nam Trung Bộ, nằm ở phía Bắc của
tỉnh Khánh Hòa cách trung tâm ( thành phố Nha Trang ) khoảng 60 km về phía Bắc. Tổng
diện tích tự nhiên năm 2011 của huyện Vạn Ninh là 55.298,27 ha, dân số 126.481 người.
Ngành nông nghiệp chiếm 70% cơ cấu các ngành kinh tế của huyện nên sản xuất nông
nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Tuy nhiên,
hiện nay nông nghiệp huyện Vạn Ninh đang đối mặt với hàng loạt các vấn đề như : sản
xuất nhỏ, công nghệ lac hậu, năng suất và chất lượng nông sản hàng hóa thấp, khả năng
hợp tác liên kết cạnh tranh yếu, sự chuyển dịch cơ cấu chậm. Trong điều kiện diện tích
đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và
sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết,
tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững. Xuất phát từ
lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài : “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
-Trang 1-



Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Vạn Ninh – tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 20062012”.
 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Vạn Ninh và
đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phù
hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.
 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng đất. Đối
tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là quỹ đất sản xuất nông nghiệp và vấn đề liên quan
đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp và những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Vạn Ninh.
 Ý nghĩa của đề tài
Là cơ sở định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai cho huyện
Vạn Ninh. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn phương thức sử
dụng đất phù hợp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp
bền vững.

-Trang 2-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh
PHẦN I:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


I.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Khái niệm đất đai, đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở
Việt Nam
Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng( gồm: khí
hậu, lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, nước ngầm và khoáng
sản trong lòng đất ), theo chiều nằm ngang trên bề mặt đất đai( là sự kết hợp giữa các yếu
tố thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác ) có vai
trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài
người.
Đất đai được xem vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình
sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi để con người thực hiện các hoạt
động của mình tác động vào cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm. Bên cạnh đó, đất đai
còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua việc con người đã biết lợi dụng
một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất như lý học, hoá học, sinh vật học và các tính
chất khác để tác động và giúp cây trồng tạo nên sản phẩm.
Theo Luật đất đai 2003, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau:
đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất
nông nghiệp khác. Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội
loài người, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất.
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.115 nghìn ha, Trong đó đất nông nghiệp
chỉ có 24.997,2 nghìn ha. Việt Nam thuộc tốp quốc gia hàng đầu về xuất khẩu tiêu
(116.000 tấn năm 2010), 4 năm liên tiếp dẫn đầu về xuất khẩu hạt điều. Là quốc gia đứng
thứ hai về xuất khẩu gạo sau Thái Lan, đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê sau Brazil, đứng
thứ năm về xuất khẩu chè, thứ sáu về xuất khẩu thủy sản. Theo tổng cục thống kê, giá trị
sản xuất nông nghiệp Việt Nam năm 2011 ước đạt 177,6 nghìn tỷ đồng tăng 4,8%. Trong
năm 2011 ngành nông nghiệp có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là
-Trang 3-



Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

thủy sản (6,1 tỷ USD), đồ gỗ (4,1 tỷ USD), cao su (3.3 tỷ USD). Ngoài ra một số mặt
hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như cà phê 2,7 tỷ USD, hạt điều trên
1,5 tỷ USD... Nhờ xuất khẩu tăng mạnh nên nông, lâm, thủy sản trong nước, nhất là
những loại nguyên liệu phục vụ xuất khẩu được tiêu thụ khá thuận lợi với giá cao, kích
thích sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho nông dân.
Vì mỗi vùng đất đai luôn gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
khác nhau. Do vậy, muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần bố trí sử dụng đất hợp
lý trên cơ sở khai thác lợi thế sẵn có của vùng.
Ngày nay, với sự gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội làm cho nhu cầu sử dụng
đất phi nông nghiệp ngày càng tăng làm giảm diện tích và chất lượng đất sản xuất nông
nghiệp. Vì vậy, định hướng sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả và bền vững là
một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế của mọi quốc gia.
I.1.2 Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới
Nông nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng, đặc biệt ở các nước đang phát
triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con
người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia.
Nông nghiệp được tiến hành ở các vùng trong vành đai nhiệt đới của Trái Đất. Các
vùng nhiệt đới chiếm khoảng 1/3 diện tích lục địa với diện tích đất nông nghiệp có ích
khoảng 1/4 tỉ ha. Điều kiện khí hậu và đất đai đặc biệt với hoàn cảnh kinh tế xã hội, tạo
cho nông nghiệp nhiệt đới những nét riêng, biểu hiện trên các hệ thống trồng trọt và chăn
nuôi. Khí hậu nhiệt đới nóng đều và ẩm nhiều hay ít. Ở xích đạo, nhiệt độ giữ đều ở 25 28oC qua các tháng, ngày đêm ít chênh lệch, với 2 điểm tối cao và 2 điểm tối thấp hằng
năm. Tác động của gió mùa và của các dãy núi cao có thể làm thay đổi chế độ mưa nắng.
Đặc điểm chung, ở nhiệt đới, mưa nhiều từ 1.000 đến 4.000 mm/năm trừ những vùng sa
mạc và lân cận. Khí hậu là yếu tố hạn chế quyết định đến cây trồng. Ở vùng nhiệt đới,
mưa nhiều và tập trung gây dòng chảy và xói mòn nghiêm trọng. Đất đai nhiệt đới phần
lớn là màu mỡ. Nhưng so với ôn đới, đất đai nhiệt đới không tốt bằng vì ít chất mùn, các

xác sinh vật mau bị khoáng hoá do có hoạt động rất sôi động của tập đoàn vi sinh vật đất.
-Trang 4-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

Tuy vậy, nhiệt độ cao làm tăng nhanh các quá trình chuyển hoá trong đất. Khí hậu và đất
nhiệt đới phần lớn thích hợp cho việc trồng cây lâu năm, cà phê, cao su, chè, ca cao và
các loại cây ăn quả nhiệt đới. Đối với những vùng đất trũng, đất phù sa, đất giàu chất hữu
cơ... rất thích hợp cho việc gieo trồng các giống cây nông nghiệp ngắn ngày, cây lương
thực.
I.1.3Vấn đề suy thoái đất nông nghiệp
Theo định nghĩa của FAO: Suy thoái đất là quá trình làm suy giảm khả năng sản
xuất ra hàng hóa và các nhu cầu sử dụng đất của con người.
Hiện nay, theo đánh giá của FAO trong diện tích đất trồng trọt thì đất cho năng
suất cao chiếm 14%, đất cho năng suất trung bình chiếm 28% và đất cho năng suất thấp
chiếm 58%. Bên cạnh đó, quỹ đất của thế giới ngày càng bị suy thoái do nhiều nguyên
nhân gây ra: Do sự mất rừng hoặc khai thác rừng đến cạn kiệt ( gây xói mòn, làm mất
nước, sạt lở…) đã đóng góp tới 37%, chăn thả quá mức ( làm chặt đất, giảm độ che phủ
của cây cỏ) chiếm 34%, hoạt động nông nghiệp ( do tưới tiêu không hợp lí, dùng quá
nhiều phân bón hoặc hoàn toàn không dùng phân bón gây xói mòn đất, ô nhiễm đất)
chiếm 28% và hoạt động công nghiệp ( sử dụng đất làm bãi thải gây ô nhiễm môi trường
đất …) chiếm 1%.
Ở Việt Nam, trong quá trình sử dụng đất, do chưa tìm được các loại hình sử dụng
đất hợp lý hoặc chưa có công thức luân canh hợp lý cũng gây ra hiện tượng thoái hoá đất
như vùng đất dốc mà trồng cây lương thực, đất có dinh dưỡng kém lại không luân canh
với cây họ đậu. Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, người dân đã tập trung chủ
yếu vào trồng cây lương thực đã gây ra hiện tượng xói mòn, suy thoái đất. Điều kiện kinh

tế và sự hiểu biết của con người còn thấp dẫn tới việc sử dụng phân bón còn nhiều hạn
chế và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều, ảnh hưởng tới môi trường.
Hiện nay những vấn đề môi trường đã trở nên mang tính toàn cầu và được phân
thành 2 loại chính: một loại gây ra bởi công nghiệp hoá và các kỹ thuật hiện đại, loại khác
gây ra bởi lối canh tác tự nhiên. Hệ sinh thái nhiệt đới vốn cân bằng một cách mỏng manh
rất dễ bị đảo lộn bởi các phương thức canh tác phản tự nhiên, buộc con người phải chuyển
-Trang 5-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, thoả
mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ
tương lai, đó là mục tiêu của việc xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững và đó
cũng là lối đi trong tương lai.
I.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
I.2.1 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng
tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận.
Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động cần để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian. Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử
dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được
bằng tiền, đồng thời về mặt xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lượng lao động được sử
dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng như hàng năm để khai thác đất. Đối với
ngành nông nghiệp, trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản
lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược
(lương thực, sản phẩm xuất khẩu… để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nước).

Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ
chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các
khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản
xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, cũng như cần gắn sản xuất
trong nước với thị trường quốc tế. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc
bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các
nước trên thế giới. Nó là vấn đề sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính
sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân, những người trực
tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.
Hiệu quả sử dụng đất phải được xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường.
-Trang 6-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

 Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng
chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu
được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối
tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét
mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Từ đó, ta thấy: bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “Với một diện tích đất
đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí
về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã
hội”.
 Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng

chi phí bỏ ra. Hiệu quả về mặt xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp .
Từ những quan niệm trên cho thấy giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối
quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản
ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó mang lại. Trong giai
đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là
nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm.
 Hiệu quả môi trường:
Hiện nay, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo nhiều
chiều hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc tính,
tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản
xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau
đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được thể hiện: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu
mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ

-Trang 7-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành
phần loài .
Dựa vào nguyên nhân gây nên mà hiệu quả môi trường gồm: hiệu quả hoá học môi
trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường.
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông
qua mức độ hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và

không gây ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây
trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng đất nhằm
giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dung tốt nhất tài
nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được
sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
I.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
I.2.2.1 Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
− Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện.
− Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước
ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản
phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.
− Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và phải có tác
dụng kích thích sản xuất phát triển.
I.2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và cho phí, mối quan hệ này là
mối quan hệ hiệu số.
H=K–C

-Trang 8-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

Trong đó:
- H: là hiệu quả
- K: là kết quả

- C: là chi phí
 Hiệu quả kinh tế: Phương pháp tính hiệu quả kinh tế:
− Tổng giá trị thu nhập ( GR ) = năng suất x giá bán.
− Tổng chi phí lưu động ( TVC ) = chi phí vật tư + chi phí lao động + chi phí năng
lượng + lãi suất vốn đầu tư.
− Lợi nhuận ( RVAC ) = GR – TVC
− Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư = GR/TVC
 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
− Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân.
− Đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của vùng.
− Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân.
− Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật.
− Tăng cường sản phẩm hàng hóa đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu.
 Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường:
− Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở
vùng nông nghiệp được tưới là:
− Quản lí đối với đất đai rừng đầu nguồn.
− Đánh giá các tài nguyên nước bền vững.
− Đánh giá quản lí đất đai.
− Đánh giá hệ thống cây trồng.
− Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây
trồng.
− Đánh giá về quản lí và bảo vệ tự nhiên.
− Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
-Trang 9-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh


Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp
là rất phức tạp, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề
tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua
kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phiếu thăm dò
ý kiến các nông hộ về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại.
I.3 Những xu hướng phát triển nông nghiệp
I.3.1 Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của các điều
kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết vấn đề chung sau:
Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong nông
nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư;
Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình phát triển
nông nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều
lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức.
Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông nghiệp
khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng:
* Nông nghiệp công nghiệp hoá: Sử dụng các thành tựu của công nghiệp vào sản
xuất nông nghiệp, sử dụng vật tư kỹ thuật, trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình
kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và lao động cao.
Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp những vẫn đáp ứng đủ nhu cầu
tiêu dùng và xuất khẩu. Nông nghiệp công nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh thái
nghiêm trọng, làm ô nhiễm môi trường, giảm tính đa dạng sinh học và hao hụt nguồn gen
thiên nhiên.
Hiện nay, nông nghiệp công nghiệp hoá được hiểu là một nền nông nghiệp được
công nghiệp hoá khi áp dụng đầy đủ các thành tựu của một xã hội công nghiệp vào nông
nghiệp. Các thành tựu đó thể hiện trên nhiều mặt: thông tin, điện tử, sinh học, hoá học, cơ
khí… Thực tế nền nông nghiệp công nghiệp hoá đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy
nhiên nền nông nghiệp này là nguyên nhân tác động lên môi trường tự nhiên.
-Trang 10-



Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

* Nông nghiệp sinh thái: đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm của nông
nghiệp công nghiệp hoá, nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những
nguyên tắc về sinh học nông nghiệp trong nông nghiệp. Mục tiêu của nông nghiệp sinh
thái:
− Giảm thiểu những tác hại do sử dụng hoá chất nông nghiệp và phương pháp công
nghiệp gây ra cho môi trường và chất lượng nông sản;
− Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn;
− Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ, tăng chất mùn
trong đất…
− Hạn chế mọi dạng ô nhiễm môi trường với đất, nước, môi trường, thức ăn.
I.3.2 Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới
Hiện nay, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương thức truyền
thống với phương thức công nghiệp hoá và đang từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc,
chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng mạnh ra xuất khẩu.
Trên cơ sở thành tựu nông nghiệp trong 20 năm đổi mới, dựa trên những dự báo về
khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng chủ yếu phát triển nông
nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ là:
− Phát triển vào sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm,
xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và dựa
trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng.
− Phát triển sản xuất trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng,
lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về
các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá.
− Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng

tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao động nông
nghiệp xuống còn 50%, tăng quỹ đất nông nghiệp bình quân trên một lao động nông
nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ

-Trang 11-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

ngoài nông nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong
nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn.
− Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu cao hơn của công
nghiệp hoá. Để khuyến khích sản xuất nông sản hàng hoá, khuyến khích các sản phẩm
xuất khẩu, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường và từng bước
hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt là thị trường
ruộng đất, tạo ra sự lưu chuyển đất nông nghiệp nhằm tạo ra các doanh nghiệp sản xuất
nông nghiệp hàng hoá với quy mô thích hợp.
− Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Cần ứng dụng đồng
bộ các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao trình trình độ
khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, lưu thông tiếp thị nông sản hàng hoá. Sản
phẩm làm ra chứa đựng một lượng tri thức khoa học - kỹ thuật và tổ chức quản lý cao để
không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tiếp cận tích cực
nhất với kinh tế tri thức đang diễn ra trên toàn cầu.
* Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng
hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để
phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường.
Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3 - 3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở
rộng quy mô sản xuất bình quân của hộ và ứng dụng khoa học công nghệ.

Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất
kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Tạo chuyển biến rõ rệt phát triển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo
ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp nông
thôn.
Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát
triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nông thôn tập trung vào
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi,
phòng chống thiên tai.
-Trang 12-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

* Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp
theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn
với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản
điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường.
Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5-4%/năm.
Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường
quốc tế.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị
trường. Phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô
thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông
thôn.
Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao động nông nghiệp
còn khoảng 30% lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kỹ
năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết nối với thị

trường.
Phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50% số xã đạt tiêu
chuẩn. Nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay. Quy hoạch
dân cư, quy hoạch lãnh thổ nông thôn gắn với phát triển đô thị, công nghiệp. Phát triển
lâm nghiệp tăng độ che phủ của rừng lên 43- 45%, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo
đánh bắt thủy sản nội địa và gần bờ trong khả năng tái tạo và phát triển, khắc phục tình
trạng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại thiên tai,
dịch bệnh và các tác động xấu của biến đổi khí hậu.
I.3.3 Xây dựng nền nông nghiệp bền vững
I.3.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp bền vững
Thực tế cho thấy sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố quan trọng khác nhau, thực chất đây là vấn đề có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữa
người và đất đai. Mục tiêu của con người là sử dụng đất khoa học và hợp.
-Trang 13-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

Đất đai chịu tác động của các yếu tố: nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên (khí hậu,
thuỷ văn, thảm thực vật, quy luật sinh thái tự nhiên), nhóm yếu tố con người và các quy
luật kinh tế - xã hội, các yếu tố kỹ thuật. Đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp, điều
kiện tự nhiên là yếu tố quyết định chủ đạo đối với việc sử dụng đất, còn phương hướng sử
dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định.
Cùng với sự phát triển đột phá của khoa học kỹ thuật, công nghiệp và nền văn
minh hiện đại của nhân loại đã làm biến đổi sâu sắc cảnh quan môi trường. Sự cạn kiệt
của các nguồn năng lượng, sự bùng nổ dân số càng làm sâu sắc thêm sự mất cân đối giữa

nhu cầu ngày càng cao của xã hội và khả năng hạn chế của các nguồn tài nguyên.
Hiện nay đất đai đang đối mặt với những vấn đề: Nhiều diện tích đất đai đang bị
thoái hoá, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người; diện tích đất thích hợp cho
sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp; quá trình thoái hoá đất, rửa trôi đất và phá
hoại đất diễn ra một cách nghiêm trọng.
Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn tại và
tương lai phát triển của loài người. Chính vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp
sử dụng đất thích hợp, bền vững đã được nhiều nhà khoa học đất và các tổ chức quốc tế
quan tâm.
Theo quan điểm của FAO: “Phát triển bền vững là sự quản lý, bảo vệ cơ sở của
nguồn lợi tự nhiên và phương hướng của sự thay đổi kỹ thuật, thể chế bằng cách nào để
đảm bảo thoả mãn nhu cầu của con người, cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Trong nông
nghiệp được dùng theo nghĩa rộng bao gồm nghề trồng trọt, nghề cá, nghề rừng, chăn nuôi
và chế biến nông sản. Bảo vệ được tài nguyên đất, nước, nguồn lợi di truyền thực vật và
động vật đi đôi với việc tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và không làm thoái hoá môi trường,
thích ứng về kỹ thuật, có sức sống kinh tế và được chấp nhận về xã hội.
Nông nghiệp bền vững là một hệ thống thiết kế để tạo môi trường bền vững cho
cuộc sống của con người. Mục đích của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống
ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của
con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền
vững phải coi thiên nhiên là môi trường lý tưởng để phát triển một cách hoà hợp với thiên
-Trang 14-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

nhiên.
Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định

hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức, sao cho đạt đến sự
thoả mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và
mai sau.
FAO cho rằng sự phát triển bền vững như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự
bảo tồn đất, nước, các nguồn động và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích
hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. FAO đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cho
nông nghiệp bền vững là:
− Thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số
lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
− Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi
người trực tiếp làm nông nghiệp.
− Duy trì và chỗ nào có thể thì tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài
nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà
không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở cân bằng tự nhiên, không phá
vỡ bản sắc văn hoá - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn, hoặc không gây ô nhiễm
môi trường.
− Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin trong nông
dân.
Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống sản xuất ổn định về
mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà
không bóc lột đất, không gây ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống
mà nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú
của thiên nhiên mà không dần huỷ diệt sự sống trên trái đất. Nông nghiệp bền vững sử dụng
những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu
trúc trên diện tích đất sử dụng một cách hài hòa và thống nhất. Nông nghiệp bền vững bao
gồm 3 phạm trù: chăm sóc trái đất, chăm sóc con người và chi phối thời gian, tài lực, vật lực
-Trang 15-


Ngành: QLTT Bất Động Sản


SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

vào các mục tiêu đó.
Ở Việt Nam nền văn minh lúa nước đã hình thành từ hàng ngàn năm nay, có thể coi
là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp trong điều kiện thiên
nhiên ở nước ta. Gần đây, những mô hình sử dụng đất như VAC (vườn, ao, chuồng), mô
hình nông - lâm kết hợp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệm truyền thống được đúc
rút ra từ quá trình lao động sản xuất lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại
và phát triển.
I.3.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển
nông nghiệp bền vững
* Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết....) có ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất nông nghiệp. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định
cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp và định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Đối với sản xuất nông nghiệp điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết có ý nghĩa
quan trọng. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể lợi dụng những yếu
tố đầu vào không kinh tế thuận lợi để tạo ra nông sản hàng hoá với giá rẻ.
* Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật
nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân
bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về đối tượng
sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh của
người sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các
đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Việc ứng dụng công nghệ sản xuất
tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên
việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy
trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế. Như vậy, nhóm các biện


-Trang 16-


Ngành: QLTT Bất Động Sản

SVTH: Nguyễn Lưu Như Quỳnh

pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều
sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
* Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
− Công tác quy hoạch và phân vùng sản xuất:
Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân
tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế
biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên,
môi trường sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đó là cơ sở để
phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá,
hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng
hoá.
− Phương thức tổ chức sản xuất:
Các phương thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các
hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh
phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất - dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng
hoá.
Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu
vào và đầu ra.
− Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những
tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì sản

xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng nông
sản và hạ giá thành nông sản phẩm.
* Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành sản
xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh
hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản
xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
-Trang 17-


×