Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quy hoạchsử dụng đất đến năm 2020, kế hoach sử dụng đất 5 năm 20112015 xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

Quy hoạchsử dụng đất đến năm 2020, kế hoach sử dụng
đất 5 năm 2011-2015 xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè,
TP. HCM

SVTH
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:

Nguyễn Thị Thu Hoài
DH08QL
2008 - 2012
Quản Lý Đất Đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012-


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 


PHẦN I: TỔNG QUAN .................................................................................................. 3 
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................3 
I.1.1. Cơ sở khoa học .............................................................................................. 3 
I.1.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................................. 9 
I.1.3. Cơ sở thực tiễn............................................................................................. 10 
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN XÃ PHƯỚC LỘC..............................................................10 
I.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH
THỰC HIỆN..................................................................................................................10 
I.3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 10 
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 11 
I.3.3. Quy trình thực hiện...................................................................................... 11 
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 12 
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG ......12 
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 12 
II.1.2. Các nguồn tài nguyên ................................................................................. 13 
II.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI NĂM 2011 .........................15 
II.2.1. Tăng rưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................... 15 
II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ...................................................... 16 
II.2.3. Thực trạng phát triển xã hội ....................................................................... 17 
II.2.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng............................................................. 17 
II.2.5. Quốc phòng – an ninh ................................................................................ 19 
II.2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ............................ 19 
II.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆN TRẠNG SỬ
DỤNG ĐẤT XÃ PHƯỚC LỘC ....................................................................................20 
II.3.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ....................................................... 20 
II.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất ...................................... 24 
II.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước ........................................... 31 
II.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CỦA XÃ ....................................................33 
II.4.1. Ý nghĩa và nội dung công tác đánh gía tiềm năng đất đai ......................... 33 
II.4.2. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp..... 34 

II.4.3. Đánh giá tiềm năng đất phi nông nghiệp ................................................... 35 
II.5. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ...................................................36 
II.5.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch................ 36 
II.5.2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất............................................. 38 
II.5.3. Đánh giá tác động của phương án QHSDĐ đến kinh tế - xã hội ............... 51 
II.5.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ................................................................. 52 
II.5.5. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ..................................................................... 54 


II.5.6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.................. 57 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 60 
KẾT LUẬN ...................................................................................................................60 
KIẾN NGHỊ...................................................................................................................61 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Phân loại đất xã Phước Lộc ............................................................................. 14
Bảng 2: Diện tích đất theo tỷ lệ bản đồ ......................................................................... 21
Bảng 3: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Phước Lộc năm 2011 ................................. 24
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất xã Phước Lộc năm 2011............................................. 25 
Bảng 5: Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn 2005-2011 .......................................... 27
Bảng 6: Biến động các loại đất từ năm 2005 đến năm 2011 ......................................... 28 
Bảng 7: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch .......................... 31 
Bảng 8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất xã Phước Lộc ........................................................................................................... 32 
Bảng 9 : Dự báo dân số, diện tích đất ở trong kỳ quy hoạch ........................................ 39 
Biểu đồ 4:Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 ................................................................ 42 
Bảng 11: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 ....................................43 
Bảng 12: Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ...............................45 
Bảng 14: Các dự án quy hoạch cơ sở sản xuất kinh doanh đến năm 2020 ...................47 

Bảng 15: Các dự án quy hoạch đất giao thông đến năm 2020 ......................................48 
Bảng 16: Danh mục công trình đất văn hóa đến năm 2020 ..........................................49 
Bảng 17: Danh mục công trình đất giáo dục – đào tạo đến năm 2020..........................50
Bảng 18: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ..................................................................... 52 
Bảng19: Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng............................................. 53 
Bảng 20: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm 2011 – 2015 Xã Phước Lộc ..... 54 
Bảng 21: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng theo từng năm kế hoạch ................. 56 
Bảng 22: Danh mục các công trình trọng điểm cấp Xã giai đoạn 2011 – 2015............ 57 
 
 

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu ngành sản xuất ………………………………................................17
Biểu đồ 2: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất năm 2011 .................................................... 25 
Biểu đồ 3: Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn năm 2005 và năm 2011 ................. 27 
Biểu đồ 4:Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 ................................................................ 42 
Sơ đồ vị trí xã Phước Lộc - huyện Nhà Bè……………………………………………13



 
 

Trang 1


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài


 

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định:
“Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng
đúng mục đích và có hiệu quả”. Đồng thời Luật đất đai 2003 nêu rõ: “Quản lí quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lí nhà nước về đất đai”
.Nội dung và thẩm quyền xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
được quy định tại điều 26, 27 Luật đất đai và căn cứ theo NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày
29/102004 của chính phủ về thi hành Luật đất đai.
Kinh tế -xã hội phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa con người với đất đai ngày càng trở nên căng thẳng.Những sai lầm (có ý
thức hoặc vô ý thức) của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động
của thiên nhiên đã và đang hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị
suy yếu đi. Mặt khác, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,
vì thế việc xác định phân bổ quỹ đất đai cho các ngành các cấp để sử dụng vào các
mục đích khác nhau sao cho đất đai được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả là rất
cần thiết.
Xuất phát từ những đặt tính trên nên cần phải sử dụng đất một cách hợp lí, tiết
kiệm và có hiệu quả cao nhất mà không gây tác động xấu đên đất đai. Do đó, công tác
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (QH-KHSDĐ) cho từng giai đoạn là đòi hỏi cần
thiết, cấp bách và cần được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng mọi nhu cầu về khai thác sử
dụng đất đai trong trước mắt cũng như về lâu dài để giúp Nhà nước thống nhất quản lí
đất đai theo luật định.
Điều 25 Luật đất đai quy định nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

được thực hiện ở 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng
vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch sử dụng đất, giúp giải quyết những tồn tại
về ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở vững chắc để lập quy hoạch
phân bổ quỹ đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ, là cở sở
để chỉnh lí quy hoạch sử dụng đất đai của cấp cao hơn.
Xã Phước Lộc là xã nông thôn nằm hướng Tây Bắc huyện Nhà Bè, có diện tích
tự nhiên 604,7371 ha. Là một xã nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn so với
các xã - thị trấn của huyện.Vì vậy việc lập quy hoạch sử dụng đất là rất cần thiết nhằm
sử dụng đất đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả, nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ đất và
môi trường.
Được sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai và Bất động sản – Trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn của Th.s Lê Ngọc Lãm cùng với
sự giúp đỡ các anh chị trong Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Công Nghệ Địa
Chính Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tôi tiến hành đề tài “Quy hoạch
 
 

Trang 1


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

sử dụng đất đến năm 2020, kế hoach sử dụng đất 5 năm 2011-2015 xã Phước Lộc,
huyện Nhà Bè, TP. HCM”
Mục tiêu nghiên cứu:
 Đánh giá nguồn lực phát triển của địa phương (nguồn lực tự nhiên, nguồn lực phát

triển kinh tế xã hội).
 Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của địa phương, phân bổ lại nguồn lực
đất đai cho phù hợp với nhu cầu của các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân sử dụng đất
một cách hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường.
 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở định hướng phát triển kinh
tế xã hội của địa phương giai đoạn 2010-2020.
Đối tượng nghiên cứu:
Đất đai: Bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng và các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình sử dụng đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng)
trong địa giới hành chính của toàn xã.
Đối tượng sử dụng đất: Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các quy luật
phát triển kinh tế xã hội, các điều kiện về cơ sở hạ tầng của vùng và về chủ sử dụng đất
với mục đích sử dụng đất của chủ sử dụng đất.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP HCM
Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2020 và thời
gian thực hiện đề tài trong 4 tháng (10/3/2012 đến 10/7/2012)

 
 

Trang 2


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 


PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
 Đất (soil): là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn <= 3m. Có
các thành phần vô cơ, hữu cơ, các thành phần này quyết định một thuộc tính
quan trọng của đất là độ phì của đất.
 Đất đai (land): là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,
diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất); theo
chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy
văn cùng với các thành phần khác); kết hợp với hoạt động quản trị của con
người không những từ quá khứ đến hiện tai mà còn triển vọng trong tương lai.
Đất đai giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất
cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
 Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức…cho những định hướng phát triển trong tương lai.
 Kế hoạch: là việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công
việc theo thời gian và không gian nhất định.
 Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ): là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất đai đầy đủ hợp lý,
khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội,
tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
QHSDĐ giải quyết thoả đáng mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu sử
dụng đất hợp lý. Mặt khác có thể kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích
lâu dài, giúp cho quá trình sử dụng đất một cách đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả
cao hơn.
 Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ): là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về một

nội dung và thời kỳ. KHSDĐ nếu được phê duyệt thì vừa mang tính pháp lý,
vừa mang tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong
giai đọan kế hoạch.Kế hoạch bao gồm:
- Kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn: là kế hoạch được lập theo chu kỳ mỗi
năm hay 5 năm theo cấp đơn vị hành chính.
- Kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch: là kế hoạch sử dụng đất được lập
theo quy hoạch sử dụng đất ở 4 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã. KHSDĐ
có thể là kế hoạch dài hạn (5 năm) hay kế hoạch ngắn hạn (1 năm).
 Phân khai: Là chỉ tiêu các loại đất đã xác định trong phương án quy hoạch sử
dụng đất cấp trên phân bổ cho đơn vị hành chính cấp dưới.
 Phân kỳ: Chỉ tiêu các loại đất đã xác định trong phương án quy hoạch sử dụng
đất được phân chia cho kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất
kỳ cuối.
I.1.1.2.Nội dung, phương pháp, chu trình lập QH, KHSDĐ
 
 

Trang 3


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

1. Nội dung lập QH, KHSDĐ theo Thông tư 19/2009/TT-BTNMT
Trình tự, nội dung lập các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã) gồm:
Bước 1: Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện

QHSDĐ kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn về sử dụng đất (ở cấp xã
không có nội dung này)
Bước 4: Xây dựng phương án QHSDĐ
Bước 5: Đánh giá tác động của phương án QHSDĐ đến kinh tế, xã hội, môi trường
Bước 6: Phân kỳ QHSDĐ và lập KHSDĐ kỳ đầu
Bước 7: Đề xuất các giải pháp thực hiện QH, KHSDĐ
2. Phương pháp lập QH, KHSDĐ
Phương pháp luận:
- Phương pháp kết hợp phân tích định tính và định lượng
- Phương pháp kết hợp vi mô và vĩ mô
Phương pháp nghiên cứu các vấn đề cụ thể: điều tra khảo sát thực địa, minh
họa trên bản đồ, thống kê, điều tra nhanh nông thôn, tính toán định mức, dự báo, đánh
giá đất đai theo FAO, công cụ GIS,…
3. Chu trình lập QH, KHSDĐ
Gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tiền quy hoạch
 Xin chủ trương (vốn).
 Lập và duyệt dự án đầu tư.
 Chọn cơ quan tư vấn lập quy hoạch.
Giai đoạn 2: Lập quy hoạch
 Lập quy hoạch sử dụng đất.
 Lập kế hoạch sử dụng đất.
 Thẩm định.
 Phê duyệt.
Giai đoạn 3: Hậu quy hoạch
 Công bố quy hoạch đã được duyệt.
 Thu hút đầu tư.
 Giám sát, kiểm tra, thanh tra.
I.1.1.3.Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều 21 Luật đất đai năm 2003 quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất phải đảm bảo 8 nguyên tắc :
a. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội, quốc phòng, an ninh.

 
 

Trang 4


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

b. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QH, KHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp
với QH, KHSDĐ của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
c. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng
đất của cấp dưới.
d. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
e. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
f. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
g. Dân chủ và công khai.
h. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
I.1.1.4.Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 22 Luật đất đai 2003 nêu các căn cứ để lập QH, KHSDĐ đó là:

Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất, gồm 7 căn cứ:
-

Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
của cả nước; quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường.
- Hiện trang sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất.
- Định mức sử dụng đất.
- Tiến bộ khoa học công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của kỳ trước.
Căn cứ để lập kế hoạch sử dụng đất, gồm 5 căn cứ:
-

Quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định,
xét duyệt.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hàng năm của Nhà nước.
- Nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
- Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.
- Khả năng đầu tư thực hiện các dự án, công trình có sử dụng đất.
I.1.1.5 Lịch sử công tác lập quy hoạch sử dụng đất
1. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
- Quy hoạch sử dụng đất không chỉ có vai trò quan trọng đối với nước ta mà còn
đối với tất cả các nước trên thế giới. Các nước đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất từ rất
sớm:
- Hệ thống QHSDĐ ra đời ở Liên Xô từ thập niên 30 và phát triển liên tục cho đến
nay. Hệ thống QHSDĐ gồm có 4 cấp:
- Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang.
-Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và nước cộng hòa.
- Quy hoạch vùng và huyện.

- Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
 
 

Trang 5


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

Ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Úc,.... gần đây là các nước Thái
Lan, Malayxia, Philipin đã ứng dụng các quy phạm vào công tác điều tra, đánh giá quy
hoạch.
Ở các nước khu vực Đông Nam Á như Lào, Campuchia...nhìn chung công tác quy
hoạch đã phát triển và hình thành bộ máy quản lý đất đai tương đối tốt nhưng mới chỉ
dừng lại cho phần quy hoạch tổng thể cho các ngành.
2. Sơ lược công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Công tác QHSDĐ được thực hiện theo lãnh thổ hành chính: từ cấp toàn quốc
cho đến tỉnh, huyện, xã và theo quy hoạch ngành: các ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp… Công tác QHSDĐ được tiến hành từ năm 1961, trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trước 1975
- Miền Bắc: thành lập Bộ Nông Trường: quản lý nông trường quốc doanh ở miền
Bắc Việt Nam. Chỉ đạo cho các nông trường lập quy hoạch sản xuất.
- Miền Nam: sau ngày hòa bình thì thành lập dự án quy hoạch phát triển kinh tế hậu
chiến, với ý đồ là dự án sẽ tiến hành quy hoạch phát triển sau chiến tranh, kết
quả là ở miền Nam hình thành khu công nghiệp Biên Hòa 1.
- Hạn chế: chủ yếu phục vụ cho nông trường và hợp tác xã nông nghiệp, tính pháp

lý không cao.
Giai đoạn 2: 1976-1980
Sau khi nước ta giải phóng hoàn toàn, chúng ta thành lập Ban chỉ đạo phân vùng
kinh tế Nông Lâm Trung Ương.Từ các ban này các tỉnh lập: Ban phân vùng và lập quy
hoạch sử dụng đất toàn quốc.
Kết quả:
- Quy hoạch nông lâm nghiệp 7 vùng kinh tế
- Quy hoạch nông lâm 44 tỉnh, thành phố TW
- Nội dung QHSDĐ, phân bố đất đai dàn trải nhưng chưa thành phần mục trong
báo cáo
Hạn chế:
+ Đối tượng đất đai chủ yếu là đất nông lâm nghiệp.
+Quy hoạch mang tính “Quy hoạch pháo đài” (chỉ xét nội lực) chủ yếu phía trong
thành, không xét mối quan hệ vùng (ngoại lực).
+ Tình hình tài liệu điều tra thì cơ bản thiếu và không đồng bộ.
+ Kết quả quy hoạch 3 triệu ha không thực hiện được.
+ Chưa lượng toán vốn đầu tư nên tính khả thi chưa cao.
+ Nội hàm QHSDĐ chưa được quan tâm.
Giai đoạn 3:1981-1986
Văn kiện Đại hội Đảng lần V nêu: xúc tiến công tác điều tra cơ bản, làm cơ sở lập
tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng phát triển toàn quốc (Quy hoạch cấp quốc gia),
sơ đồ phân bố và phát triển lực lượng sản xuất của các tỉnh thành TW và các Bộ ngành
TW (Quy hoạch cấp tỉnh).
Giai đoạn lập quy hoạch rầm rộ, rộng khắp trong cả nước.
 
 

Trang 6



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

Kết quả:
+ Đối tượng đất đai trong quy hoạch được mở rộng (có thêm đất chuyên dùng, đất
khu công nghiệp, đất ở...) ngoài ra còn có mạng lưới giao thông, khu công nghiệp.
+ Các tài liệu điều tra cơ bản khá phong phú, đồng bộ.
+ Có đánh giá nguồn lực (nội lực và ngoại lực: mối quan hệ vùng với trung tâm
phát triển) và xét trong mối quan hệ vùng.
+ Có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của quy hoạch mang lại.
+ Nội dung QHSDĐ chính thức trở thành một chương mục trong báo cáo quy
hoạch của các cấp.
Hạn chế: chưa có quy hoạch cấp xã, huyện. Có một số huyện thì gọi là quy hoạch
tổng thể kinh tế - xã hội.
Giai đoạn 4: 1987-1993
Luật đất đai đầu tiên (1987) ra đời. Điều 9, Luật đất đai nêu: “QH, KHSDĐ là
một trong 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai”. Đây chính là cơ sở pháp lý cho công
tác lập QH, KHSDĐ.
Thực tiễn: Giai đoạn công tác lập quy hoạch im vắng.
Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành thông tư 106/QH-KH/RĐ ngày 15/04/1991
về hướng dẫn Luật đất đai và QH, KHSDĐ cấp xã. Năm 1992 ban hành tài liệu tập huấn
và hướng dẫn lập QHSDĐ cấp xã (đã lập quy hoạch cho 300 xã/10.000 xã tập trung ở
miền Bắc).
Hạn chế: công tác lập quy hoạch trầm lắng mặc dù có cơ sở pháp lý là do: chịu ảnh
hưởng các nước trong khối XHCN bị tan rã, có quan điểm kinh tế thị trường không cần
quy hoạch mà do nó điều tiết.
Giai đoạn 5: 1993-2003

Luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật được ban hành (NĐ 34/CP xác định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Địa chính). Cấp tỉnh thành lập Sở địa
chính, cấp Huyện thành lập Phòng địa chính, cấp xã có địa chính cơ sở. Ngoài ra trong
thời kỳ này đã xác định cơ sở pháp lý quan trọng về công tác QH, KHSDĐ: NĐ 68/CP
(ban hành 2001): NĐ đầu tiên của Việt Nam do CP ban hành: lập QH, KHSDĐ các cấp;
Chỉ thị 247/TTg ngày 28/04/1995 của Thủ tướng chính phủ; Thông báo 122/TB-TW ngày
14/07/1995 của Bí thư TW; Chỉ thị 245/CT-TTg ngày 22/04/1996 của Thủ tướng chính
phủ về kiểm kê tình hình sử dụng đất của các tổ chức; Công văn 1814,1842 của Tổng cục
địa chính ban hành về tỷ lệ bản đồ công tác QHSDĐ, hướng dẫn về QHSDĐ.
-Kết quả:
+ Cấp toàn quốc: lập KHSDĐ 5 năm của cả nước được Quốc Hội phê duyệt.
+ Lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến năm 2010.
+ Đất Quốc Phòng do Bộ Quốc Phòng lập QHSDĐ Quốc Phòng: đã lập 8 quân khu.
+ Đất An Ninh do Bộ Công An lập QHSDĐ An Ninh.
+ Lập QHSDĐ cấp tỉnh (59/61), huyện (369/633), xã (3597/11602).
Hạn chế:
- Tổng cục địa chính ban hành quy trình, nội dung, phương pháp chưa phải là
một quá trình kinh tế chặt chẽ.
 
 

Trang 7


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 


- Định mức chỉ tiêu sử dụng đất chưa thống nhất trên toàn quốc phụ thuộc vào
chỉ tiêu của các Bộ ngành liên quan.
- Khu vực nông thôn QHSDĐ bao trùm.
- Khu vực đô thị có sự tranh chấp QHSDĐ và quy hoạch xây dựng.
- Chất lượng quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch chưa cao vì thông qua quy
trình của Tổng cục về vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất do quy hoạch mang lại, giải
pháp tổ chức thực hiện, lượng toán vốn đầu tư trong quy trình đề cập một cách chung
chung.
- Kinh phí lập quy hoạch: quy hoạch đất toàn quốc, TW, đất An Ninh: kinh phí
TW, còn quy hoạch 3 cấp còn lại là ngân sách của tỉnh.
Giai đoạn 6: Từ 2003 đến nay
- Luật đất đai 2003 có hiệu lực thi hành 01/07/2004.
- Văn bản dưới luật:
- NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định QH, KHSDĐ.
- Quyết định 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 về việc ban hành quy trình lập
và điều chỉnh QH, KHSDĐ.
- Quyết định 10/2005/QĐ-BTNMTngày 24/10/2005 về ban hành định mức kinh tế
kĩ thuật lập và điều chỉnh QH, KHSDĐ.
- Nghị định 69/2009 ngày 13/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hổ trợ và tái định cư.
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT- BTNMT ngày 15/03/2010 cuả Bộ Tài nguyên và Môi
trường về định mức kinh tế- kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nội dung mới:
- Hệ thống lập QHSDĐ chia làm 4 cấp.
- Thời kỳ lập QHSDĐ: 10 năm.

- Kế hoạch sử dụng đất 5 năm thống nhất tất cả các cấp và gắn liền với QHSDĐ.
- Kế hoạch sử dụng đất phân kỳ 2 giai đoạn: kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (5 năm đầu),
kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (5 năm cuối).
- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
-Đa phương án (ít nhất là 2 phương án)
-

Kết quả:
Việc lập QH, KHSDĐ đã dần đi vào nề nếp và trở thành công cụ quan trọng của
công tác quản lý Nhà Nước về đất đai, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên việc lập và xét duyệt
QH, KHSDĐ các cấp, nhất là cấp huyện, cấp xã còn chậm. Quy hoạch các cấp cùng một
quy trình, một nội dung. Công tác dự báo chưa đầy đủ nên chất lượng QHSDĐ chưa cao,
 
 

Trang 8


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vì vập phải điều chỉnh nhiều. Một số địa phương chưa
bố trí thỏa đáng kinh phí, nguồn nhân lực để lập QH, KHSDĐ.
Hiện nay các tỉnh thành trên cả nước điều triển khai đồng loạt, chỉ tiêu các cấp quy
hoạch thể hiện khác nhau về quy trình và nội dung. Cấp trên mang tích chất tổng thể, cấp
dưới mang tích chất chi tiết.

Đã lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm cả nước, lập, điều chỉnh QHSDĐ các cấp.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật Đất đai năm 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2004 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định 69/2009/NĐ - CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy
định bổ sung về QHSDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư 08/2007/ TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Thông tư 19/2009/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02/11/2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
15/03/2010 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 2778/BTNMT - TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2011-2015).
- Chỉ thị 01/CT - BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 23/2007/QĐ - BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ TN & MT
ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ QHSDĐ.
-Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
- Quyết định số 1063/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng

huyện Nhà Bè.
-Căn cứ tờ trình số 1318/TTr-TNMT ngày 15 tháng 3 năm 2011 của phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Nhà Bè về việc đề xuất đơn vị tham gia tư vấn lập quy
hoạch sử dụng đất.

 
 

Trang 9


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Phương án Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thời kỳ trước của xã Phước Lộc đã hết
hiệu lực.
- Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 10/02/2009 của UBND thành phố Hồ Chí
Minh về duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
2006-2010 của huyện Nhà Bè (nội dung trong báo cáo chính có định hướng sử dụng
đất đến năm 2020).
- Số liệu thống kê của phòng Thống kê huyện Nhà Bè.
- Các đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và lĩnh vực của huyện Nhà
Bè, thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến xã Phước Lộc.
- Kết quả kiểm kê, thống kê đất đai xã Phước Lộc năm 2005, 2006, 2007, 2008,
2010, 2011.
- Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kinh tế - xã hội - ANQP của xã Phước

Lộc qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,2011.
- Và các văn bản liên quan khác ...
- Bản đồ nền địa hình tỉ lệ 1/10.000.
- Quy hoạch các ngành trên địa bàn Xã, các quy hoạch chuyên ngành cấp tỉnh,
huyện có liên quan đến Xã.
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN XÃ PHƯỚC LỘC
Xã Phước Lộc nằm ở phía Tây Bắc của huyện Nhà Bè, là một xã nghèo với tổng
diện tích tự nhiên là 604,7371 ha chiếm 6,01 % diện tích toàn Huyện. Xã có hệ thống
sông rạch chằng chịt nên có nhiều vùng trũng và sình lầy trong đó lớn nhất là rạch Cây
Khô kéo dài xuyên suốt xã và cũng là giao thông đường thủy nối liền TP.HCM với các
tỉnh miền Tây. Địa bàn xã có địa hình tương đối bằng phẳng, đất thuộc loại đất trẻ nên
không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp nặng do bị nhiễm
mặn.Tuy nhiên xã có vị trí trí thuận lợi để thông thương với các vùng lân cận và trung tâm
thành phố, môi trường trong lành, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho phát triển thương mại –
dịch vụ và xây dựng các khu dân cư.
I.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY
TRÌNH THỰC HIỆN
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phước
Lộc.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, mở
rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2020.
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội và
môi trường.
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
 
 


Trang 10


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng
đất kỳ đầu.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1) Phương pháp điều tra thực địa: Nhằm thu thập, cập nhật, bổ sung tài liệu, số
liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai và quản
lý sử dụng đất đai tại địa phương.
2) Phương pháp kế thừa: Kế thừa chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan đến
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
3) Phương pháp thống kê: Phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và
tương đối để xác định tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, biến động đất
đai. Trên cơ sở số liệu hiện trạng tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố
ảnh hưởng đến sử dụng đất hiện tại và tương lai.
4) Phương pháp bản đồ và GIS: Dùng bản đồ thể hiện thực trạng hay một kết
quả, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn tính,
tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản đồ để đưa ra một bản đồ
thành quả chung.
5) Phương pháp dự báo: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ
quy hoạch, dự báo về chuyển dịch kinh tế , dự báo quỹ đất cho các ngành và dự trữ cho
các giai đoạn phát triển tiếp theo.
6) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương và của

những người có kinh nghiệm, chuyên viên các ngành, lĩnh vực làm cơ sở xây dựng
phương án quy hoạch cho địa phương.
7) Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: So sánh sự biến động đất đai qua các
giai đoạn, so sánh các phương án quy hoạch, căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi
trường để lựa chọn một phương án tối ưu nhất.
I.3.3. Quy trình thực hiện
Thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 19/2009/TT - BTNMT ngày
2/11/2009, QHSDĐ xã Phước Lộc được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ.
- Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; hiện trạng sử dụng
đất; biến động các loại đất; kết quả thực hiện QHSDĐ kỳ trước và tiềm năng đất đai.
- Bước 3: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 4: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
- Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.

 
 

Trang 11


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phước Lộc nằm ở phía Tây của huyện Nhà Bè, với tổng diện tích tự nhiên là
604, 7371 ha. Ranh giới hành được giới hạn:
Phía Bắc giáp xã Phước Kiển, xã Bình Hưng - huyện Bình Chánh.
Phía Nam giáp xã Nhơn Đức, xã Phong Phú - huyện Bình Chánh.
Phía Tây giáp xã Bình Hưng, xã Phong Phú –huyện Bình Chánh.
Phía Đông giáp xã Phước Kiển, xã Nhơn Đức –huyện Nhà Bè.
Sơ đồ vị trí xã Phước Lộc - huyện Nhà Bè - TP.HCM

II.1.1.2. Địa hình địa mạo
Xã được bao bọc bởi các rạch Tắc Cây Mắm, rạch Gò Nổi nên địa hình tương
đối bằng phẳng. Độ cao địa hình thay đổi không lớn từ 0,6 - 1,5m, nhìn chung địa hình
thấp dần từ Tây Bắc sang Đông Nam, địa bàn bị phân cắt bởi hệ thống sông rạch
chằng chịt nên có nhiều vùng trũng và sình lầy.
II.1.1.3. Khí hậu
 
 

Trang 12


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

Xã nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa mưa nắng rõ

rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô thừ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Phước Lộc nhận được một tổng lượng bức xạ hàng năm khá phong phú. Lượng bức xạ
quang hợp đạt 180 cal/ngày - 230 cal/ngày.
- Nhiệt độ trung bình: 27,55 0C, cao nhất 29 - 33 0C, thấp nhất là 20 - 25 0C.
- Độ ẩm trung bình năm cao 79,5%.
- Lượng mưa trung bình: 1098mm, lượng mưa trong năm lớn nhất đạt 2241mm.
- Lượng nước bốc hơi trung bình 3,7 mm/ngày.
- Tổng giờ nắng trong năm: 2.500 giờ.
- Gió thịnh hành theo 3 hướng chính: Đông Nam, Nam và Tây Nam.
- Ít thiên tai do thời tiết gây ra (không gặp thời tiết quá lạnh hay quá nóng, hầu như
ít bị ảnh hưởng bởi gió bão).
II.1.1.4. Thủy văn
Trên địa bàn Xã có hệ thống sông rạch khá chằng chịt với các sông rạch chính
gồm: rạch Cây Khô, rạch Tắc Quạ, rạch Tắc Từ Hải, trong đó có rạch lớn là rạch Cây
Khô kéo dài xuyên suốt địa bàn Xã đồng thời cũng là giao thông đường thủy nối liền
thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây.
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1. Tài nguyên đất
Địa bàn xã Phước Lộc thuộc loại đất trẻ, đang hình thành và chứa nhiều yếu tố
bất lợi cho sản xuất nông nghiệp. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 604,74ha, gồm có 2
loại đất chính là: Nhóm đất phù sa nhiễm mặn và nhóm đất phèn hoạt động.
- Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: Là nhóm đất chủ yếu trên địa bàn Xã. Nhìn
chung, đây là nhóm đất khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, do hạn chế
bởi nguồn nước mặn, lại bị nhiễm mặn vào mùa khô nên chỉ canh tác được loại hình
lúa một vụ, trồng dừa, nuôi trồng thủy sản và có thể trồng thêm cây ăn trái.
- Nhóm đất phèn hoạt động: Với đặc điểm mùn ở tầng mặt trung bình, đạm tổng
số trung bình, phèn cao, pH từ 5.5 –5.8. Bị nhiễm mặn về mùa khô không canh tác
được, nhưng mùa mưa rửa mặn nên có thể cấy lúa được.
Như vậy, để sử dụng đất đạt hiệu quả cao theo cơ cấu của Xã thì cần phải có
những chính sách ưu đãi, khuyến khích người dân lựa chọn những loại hình sử dụng

đất thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao mức sống của người dân đồng
thời bảo vệ vốn đất.

 
 

Trang 13


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

Bảng 1: Phân loại đất xã Phước Lộc
TÊN ĐẤT
STT

Phân loại đất
Theo
Fao/Unesco

Tên đất Việt Nam

Orthithionic

Ký hiệu

Diện

tích
(ha)

Flto

16,9410

I

Đất phèn hoạt động

2

Đất phèn hoạt động, Hyposalimặn theo mùa, phèn Orthithionic
trung bình
Fluvisols

Fltoh.sh

II

Đất phù sa

FLc

1

Đất phù sa có đốm rỉ HyposaliGleyimặn theo mùa, có Cambic Fluvisols
Gley


FLc.gsh

2

Đất phù sa trên nền Protothioni-Cambic
phèn tiềm tàng
Fluvisols

FLc.tp

Cambic Fluvisols

16,9410

499,7361
91,7470

407,9891
88,06

Sông suối
TỔNG DIỆN TÍCH

604,7371

(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Nhà Bè)
II.1.2.2. Tài nguyên nước
-Nước mặt:
Xã Phước Lộc nằm ở hạ lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, được bao bọc
nguồn nước mặt tương đối lớn.

Tuy nhiên hệ thống kênh rạch này chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều: 6
tháng mặn và 6 tháng ngọt, nước mặn từ biển Đông theo sông Soài Rạp xâm nhập sâu
trong Xã gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp của
người dân và khó khăn trong sinh hoạt.
-Nước ngầm
Trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm của xã tương đối lớn, đáp ứng nhu
cầu nước sinh hoạt cho người dân trong Xã.
II.1.3 Thực trạng môi trường
-

Cảnh quan
Tốc độ đô thị hóa của Xã không cao, cơ sở hạ tầng còn thấp. Vì vậy, trong
những năm qua vấn đề về cảnh quan chưa được quan tâm nhiều. Cảnh quan của Xã
chủ yếu là cảnh quan tự nhiên và kiến trúc mang tính tự phát. Chỉ có khu vực dọc theo
đường chính mới mang tính tập trung hơn. Chiến lược phát triển của Xã thì vấn đề
cảnh quan phải được quan tâm đúng mức và đặc biệt là cảnh quan trong các khu dân
cư và khu dân cư dọc theo tuyến đường Đào Sư Tích.
 
 

Môi trường
Trang 14


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 


Môi trường của Xã tương đối trong lành. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa
chưa cao, sản xuất chính vẫn là sản xuất nông nghiệp. Nên vấn đề ô nhiễm môi trường
nước và không khí thấp. Chỉ có một số trục đường chính bị ô nhiễm khí thải của động
cơ và bụi đường làm ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh khu vực này.
 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường
có tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng đất đai xã Phước Lộc:
Thuận lợi
-

Vị trí thuận lợi để thông thương với các vùng lân cận và trung tâm thành phố.
Xã có hệ thống sông rạch chằng chịt là điều kiện tốt để phát triển giao thông
thủy và phục vụ sinh hoạt cho người dân.

-

Điều kiện tự nhiên mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít
thiên tai do thời tiết gây ra.

- Môi trường không bị ô nhiễm nên sức khỏe người dân được đảm bảo.
Khó khăn
-

Do Xã vẫn chưa có hệ thống cấp nước nên nước sinh hoạt chủ yếu là nước sông
và nước giếng.
Do cấu trúc địa chất kém nên việc phát triển các khu công nghiệp nặng không
phù hợp chỉ phát triển được công nghiệp chế biến, thương mại - dịch vụ phục
vụ khu công nghiệp và xây dựng các khu dân cư.
Đất chủ yếu là đất phèn cao hoặc nhiễn mặn nên gây khó khăn trong sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa.
Mảng xanh của Xã vẫn chưa được chú trọng phát triển và đầu tư, chưa tạo cảnh

quan cho Xã.

II.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI NĂM 2011
II.2.1. Tăng rưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
-Tăng trưởng kinh tế
Tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã có chuyển biến tích cực, tăng
trưởng bình quân 34%/năm: công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt 79,2%/năm; thương
mại- dịch vụ đạt 34,8%; riêng nông nghiệp giảm 12%. Số lượng doanh nghiệp và hộ
kinh doanh cá thể tăng cao, năm 2005 xã có 60 doanh nghiệp và hộ cá thể hoạt động
sản xuất - kinh doanh thì đến cuối năm 2011 số lượng đã tăng lên 352.
Thu nhập bình quân đầu người: 16,5 triệu đồng/người/năm.
-Cơ cấu kinh tế:
Là một xã nông nghiệp nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, song
lại là xã có tốc độ đô thị hoá khá nhanh nên cơ cấu kinh tế hiện nay: “Công nghiệp,
Tiểu thủ công nghiệp – Thương mại, Dịch vụ - Nông nghiệp” với tỷ trọng tương ứng
là: 42%, 34 % và 24 %. Với tỷ lệ đó cho thấy vai trò ngành nông nghiệp ngày càng
giảm dần trong cơ cấu kinh tế của xã, chỉ chiếm 24% tỷ trọng tổng giá trị sản xuất các
ngành kinh tế, do ảnh hưởng bởi tốc độ đô thị hoá nên diện tích đất sản xuất nông
nghiệp giảm dần qua từng năm (đặc biệt là cây lúa 1 vụ và đây cũng là chủ trương
chung của huyện).
 
 

Trang 15


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài


 

Biểu đồ 1: Cơ cấu ngành sản xuất

II.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
II.2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trồng trọt:
Trên địa bàn Xã, có mô hình trồng nấm bào ngư, nhưng vì đầu ra không tìm
được thị trường nên đã ngưng trồng. Phát triển 2 mô hình trồng lan và mai ghép (so
với cùng kỳ năm 2010 tăng 02). Tuy nhiên quy mô phát triển chậm do diện tích đất bị
thu hẹp và chưa có mối tiêu thụ đầu ra.
Chăn nuôi:
Hiện tại trên địa bàn xã có khoảng 42 hộ chăn nuôi. Trong đó: heo 256 đầu
con/17 hộ; bò thịt 11 con/02 hộ; dê 44 đầu con/03 hộ, chăn nuôi cũng phát triển, các
đàn gia súc gia cầm được duy trì, công tác phòng chống dịch bệnh được triển khai thực
hiện đầy đủ.
Thủy sản:
Được sự quan tâm của Huyện, đã đầu tư hỗ trợ cho các hộ dân vay vốn tiếp tục
phát triển các mô hình nuôi cá, tôm. Trong năm diện tích các hộ nuôi trồng thủy sản
được mở rộng 90ha (tăng 5ha so với cùng kỳ năm 2010). Nhìn chung, thu hoạch nuôi
trồng thủy sản đem lại lợi nhuận cho người dân.
II.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp –Tiểu thủ công nghiệp
Các cơ sở sản xuất hình thành ngày càng nhiều, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế
thiết thực. Hiện tại trên địa bàn Xã có 15 doanh nghiệp hoạt động ổn định (01 công ty
cổ phần, 01 doanh nghiệp tư nhân, 13 công ty TNHH 1 thành viên và 02 thành viên trở
lên). So với đầu năm 2010 tăng 05 doanh nghiệp. Về tiểu thủ công nghiệp: có 34 cơ sở
hoạt động sửa chữa máy xăng dầu; hàn tiện; gia công cơ khí… so với đầu năm 2010
tăng 09 cơ sở.
II.2.2.3. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ
Hiện có 303 hộ kinh doanh cá thể (bưu điện, tạp hóa, nước giải khát) và 58 hộ

kinh doanh tại chợ. So với đầu năm 2010 tăng 98 hộ kinh doanh. Thường xuyên nhắc
nhở về an toàn phòng cháy chữa cháy và chấp hành niêm yết giá cả hàng hóa của tiểu
 
 

Trang 16


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

thương, vệ sinh môi trường ở các chợ. Nhìn chung, số doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh trên địa bàn Xã còn thấp so với mặt bằng chung của Huyện do điều kiện hạ tầng
cơ sở của Xã chưa đáp ứng để thu hút nhà đầu tư.
II.2.3. Thực trạng phát triển xã hội
Dân số:
Dân số hiện trạng năm 2011 của Xã là 7000 người (1878 hộ). Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên là 1,426%/1,555 % đạt kế hoạch đề ra (giảm 0,3 % so với năm trước). Mật độ
dân số: 1158 người/km2
Xã đã vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản sử dụng các biện pháp
tránh thai đạt 92,18%. Trong năm có 03 trường hợp sinh con thứ 3 chiếm tỷ lệ
3,65%/5,01% chỉ tiêu giao và so với năm 2010 giảm 0,2%.
Lao động, việc làm và thu nhập:
-

Số lao động trong độ tuổi là 4.538 lao động chiểm 61,87%.
Lao động phân theo kiến thức phổ thông như sau:

+ Bậc tiểu học
: chiếm 54,00% chủ yếu ở lứa tuổi 45 – 60,
+ Bậc trung học cơ sở
: chiếm 29,37%,
+ Bậc trung học phổ thông : chiếm 16,63%.
Tỷ lệ lao động được qua đào tạo: trong 4.538 lao động của xã, có khoảng 902
lao động (chiếm 19,87% lao động) đã qua đào tạo.
Giới thiệu việc làm cho 110/110 người, đạt 100% chỉ tiêu. Học nghề 96/80 đạt
120%. Thanh niên hồi gia hiện đang quản lý 09 thanh niên và có việc làm ổn định
Thu nhập bình quân trong lĩnh vực Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp –
Thương mại dịch vụ đạt 20.000.000/đầu người/năm.
II.2.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
1. Giao thông
Toàn xã có 23 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 14.044,6m, trong
đó:
+ Đường trục xã, liên xã: 7.087m, đã được nhựa hoá đạt chuẩn 1.320m;
+ Đường trục ấp, liên ấp: 6.303,8m, đã được bê tông, nhựa hóa đạt chuẩn 546m;
+ Đường giao thông nội đồng: 653,8m, xe cơ giới đi lại thuận tiện 0,0m.
Ngoài ra có 2 bến đò ngang ở kinh Cây Khô phục vụ cho dân địa phương đi
lại trong địa bàn và đến trung tâm thành phố. Xã tổ chức duy tu, sửa chữa đường
đường bờ kè kinh Cây Khô, hẻm 5 và hẻm 7 với tổng chiều dài 455m. Dự kiến nâng
cấp, mở rộng hẻm 7, hẻm 4, đường Sáu Hiền (giai đoạn 2).
Nhìn chung, trong thời gian qua Xã rất quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp
các tuyến đường để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
2. Hệ thống cấp thoát nước
Sử dụng nước giếng: trên địa bàn xã có 03 trạm cấp nước, đã phần nào giải
quyết nhu cầu sử dụng nước sạch cho người dân, trong đó: trạm 1 lượng nước cung
cấp 180 – 200 m3/ngày đêm, trạm 2 lượng nước cung cấp 140 – 150 m3/ngày đêm và
trạm 3 lượng nước cung cấp 100 – 120m3/ngày đêm. Tuy nhiên vào thời điểm nắng
 

 

Trang 17


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

nóng lượng nước tiêu thụ của người dân nhiều, mực nước ngầm sâu, do đó những nhà
ở trong hẻm nước chảy yếu hoặc đôi lúc không có nước.
Sử dụng nước ngọt (nước máy): trên địa bàn xã bố trí 11 bồn để công ty TNHH
1 thành viên huyện Nhà Bè cung cấp nước ngọt cho người dân. Tuy nhiên, vào thời
điểm nắng nóng lượng nước trên địa bàn thành phố khan hiếm, xe bồn của công ty
TNHH 1 thành viên huyện Nhà Bè chưa cung cấp kịp thời theo nhu cầu của người dân.
3. Giáo dục đào tạo:
Xã hiện có 3 trường: Trường mầm non Vành Khuyên, trường tiểu học Bùi
Thanh Khiết và trường THCS Phước Lộc.
Hoạt động của các trường: tổ chức tổng kết năm 2010-2011; huy động học sinh
ra lớp đúng độ tuổi đạt 100% ở các cấp học. Duy trì số học sinh tiểu học đạt 100%
,hiệu suất đào tạo đạt 92,41% trên 98% chỉ tiêu giao. Bậc THCS hiệu suất đạt 69,8%
trên 85% chỉ tiêu giao.
Công tác phổ cập giáo dục: Duy trì thường xuyên công tác vận động học sinh
bỏ học trở lại lớp. Chống mù chữ: 1834/1849 đạt 99, 19%/99%; THCS: 286/336 đạt
85%/85%; THPT: 180/243 đạt 74,01%/70%.
4. Y tế
-


Trạm y tế xã có 01 bác sỹ, 01 nữ hộ sinh, 01 điều dưỡng, còn thiếu 1 y sỹ đông y,
có 02 giường bệnh và được đầu tư trang thiết bị tuy nhiên chưa có vườn thuốc nam.
Công tác chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho người dân được quan tâm; tiêm chủng
mở rộng cho 108/108 trẻ, đạt 100%.
Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh như: truyền thông về giáo dục sức
khỏe, phòng chống dịch bệnh, tổ chức nhiều đợt úp lăng quăng, cấp thuốc clominB
cho các trường học và hộ dân trên địa bàn xã.
5. Văn hóa thể thao
-

Duy trì tốt thời lượng tiếp sóng phát thanh 180 phút/ngày, thực hiện 43 khẩu
hiệu và 07 pano trực quan cổ động về các ngày lễ, tết, bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XIII, vận động nhân dân treo cờ Tổ quốc vào các ngày lễ, tết đạt 98%.
- Nhà văn hóa xã tổ chức trưng bày các bộ ảnh hoạt động của xã, thường xuyên
mở cửa phòng đọc sách. Duy trì 12 câu lạc bộ, đội, nhóm.
- Thực hiện “Nếp sống văn minh - mỹ quan đô thị”: tổ chức 03 đợt ra quân ngày
chủ nhật xanh từ đó nâng cao ý thức cuả nhân dân trong công tác bảo vệ môi
trường.
- Xã tham gia các phong trào giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do cấp
huyện tổ chức: bóng đá, bóng bàn, cờ tướng,…; tổ chức hội bánh tét, Đêm hội
hoa đăng. Duy trì tỷ lệ luyện tập thường xuyên 889/5825 người, đạt
15,26%/15%.
6. Năng lượng
Toàn xã có 41km đường dây hạ thế, trong đó 100% đạt chuẩn, 100% hộ dân sử
dụng điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia. Hiện tại, các tuyến đường trục đường chính,
các tuyến đường có tập trung dân cư đông đều lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng.
7. Bưu chính viễn thông
 
 


Trang 18


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Thu Hoài

 

Đến nay trên địa bàn xã chưa có bưu điện, thông tin liên lạc của người dân
chủ yếu sử dụng ở các đại lý bưu điện tư nhân cho nên chưa đáp ứng được nhu
cầu người dân địa phương.
Trên địa bàn xã hiện nay bình quân 3 hộ thì có một điện thoại cố định, bình
quân 100 dân sử dụng 9 máy điện thoại cố định và khoảng 2% số hộ có sử dụng
máy vi tính. Chỉ ở bờ Đông kinh Cây Khô đã có hệ thống đường truyền Internet
của bưu chính viễn thông còn bờ Tây chưa có.
II.2.5. Quốc phòng – an ninh
Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, trực phòng. Nhất là
thông tin liên lạc thường xuyên từ xã đến huyện. Bảo vệ an toàn cao điểm Tết Nguyên
Đán, lễ 30/4, 1/5, cách mạng tháng 8 và quốc khánh 2/9, đại hội đại biểu Đảng bộ TP.
HCM lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015). Hoàn thành các kế hoạch sẵng sàng chiến đấu
theo yêu cầu của ban chỉ huy quan sự huyện và các kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ
được giao.
Về công tác xây dựng lực lượng: đã xây dựng được 1854 đồng chí, đạt 3,4%
so với dân số, đạt 100% chỉ tiêu giao.
Về công tác tuyển quân: hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân.Tạo điều kiện
cho gia đình thăm tân binh đầy đủ theo kế hoạch của Ban chi huy quân sự huyện.
Nhìn chung, công tác quốc phòng an ninh luôn được củng cố, ổn định và hoàn
thành tốt nhiệm vụ theo quy định.
II.2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Thuận lợi:
-

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo chủ trương của Huyện. Hiện nay
các thành phần kinh tế được quan tâm đầu tư phát triển hơn trước, xã chú trọng
phát triển các thành phần kinh tế chủ yếu là công nghiệp - thương mại. Nguồn
lao động dồi dào, việc phân bổ lao động các ngành nghề bước đầu đã có bước
chuyển biến tích cực.
- Xã có tốc độ đô thị hoá nhanh, đội ngũ quản lý của Xã có năng lực, đã qua đào
tạo và có kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước quản lý kinh tế, xã hội.
- Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đang được đầu tư và đang phát huy tác dụng,
phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
- Công tác phổ cập giáo dục đạt kết quả cao, luôn hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
- Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn xã được phát triển,
đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, giải trí lành mạnh của các lứa tuổi.
- Văn hóa chính trị được củng cố và giữ vững, được người dân tích cực tham gia,
an ninh chính trị được giữ vững giúp người dân an tâm phát triển và sinh sống.
- Xã quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường để phục vụ nhu cầu
đi lại của người dân.
Khó khăn:
-

 
 

Nông nghiệp vẫn còn có nhiều khó khăn do dịch bệnh, diện tích thu hẹp, ô
nhiễm môi trường,…nên người dân cũng thụ động trong sản xuất, các mô hình
sản xuất có hiệu quả còn mang tính tự phát riêng lẻ.
Trang 19



×