Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU 2011 – 2015 XÃ PHAN HIỆP HUYỆN BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.25 KB, 65 trang )

Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU 2011 – 2015
XÃ PHAN HIỆP HUYỆN BẮC BÌNH TỈNH BÌNH THUẬN

GVHD: Th.S Nguyễn Du
SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ
Ngành: Quản lý đất đai
Khóa: 2008 - 2012

Tp.HCM, Tháng 08 năm 2012


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại trường và việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp tôi
luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè, gia đình và
các tổ chức.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng kính yêu vô hạn đến cha mẹ


và những người thân trong gia đình. Con luôn biết ơn công sinh thành dưỡng dục
của cha mẹ, cảm ơn mọi người đã luôn che chở, động viên, là chỗ dựa vững chắc
cho con, giúp con vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống để có được
thành công ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa Quản lý đất đai & Bất động sản – Trường
Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt bốn năm học tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Du bộ môn quy hoạch khoa Quản lý
đất đai & Bất động sản. Cảm ơn Thầy đã dành nhiều tâm huyết hướng dẫn tận
tình, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu và bổ ích cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn thân ái đến tất cả các bạn lớp DH08QL. Cảm ơn các bạn đã
luôn sát cánh và chia sẻ củng tôi những lúc vui buồn trong học tập và cuộc sống,
cảm ơn vì đã cho tôi những giây phút thật đẹp thời sinh viên. Thành thật cảm ơn
mọi người.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Lan Anh, anh Sơn và các anh
chị phòng Quy hoạch cùng toàn thể cô chú anh chị đang làm việc tại trung tâm kỹ
thuật tài nguyên & môi trường Bình Thuận. Thành thật cảm ơn sự quan tâm giúp
đỡ nhiệt tình của mọi người trong suôt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý và sửa chữa của các thầy cô và các bạn.
TP.Hồ Chí Minh, ngày…..tháng….năm………..
Sinh viên thực hiện
Thông Thị Mỹ Lệ


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Thông Thị Mỹ Lệ, lớp DH08QL Khoa Quản lý đất đai & Bất
động sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Du, bộ môn Quy hoạch khoa Quản lý đất đai
& Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu 2011 – 2015 xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” được thực hiện
từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012 với các nội dung sau:
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường, là địa bàn phân bố dân cư,
phát triển các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng….
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp: phương
pháp thống kê, phương pháp điều tra thực địa, phương pháp so sánh, phương
pháp bản đồ, phương pháp chuyên gia, phương pháp dự báo.
Trình bày khái quát địa bàn nghiên cứu về cả điều kiện tự nhiên như: vị trí địa
lý, địa hình địa mạo, khí hậu, thủy văn các nguồn tài nguyên trên địa bàn
nghiên cứu và về điều kiện xã hội như: dân cư, kinh tế, cơ sở hạ tầng…
Nêu được thực trạng phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, môi trường và
đánh giá các điều vừa nêu trên phù hợp với sự phát triển của địa bàn nghiên
cứu.
Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn nghiên cứu.
Phân tích hiện trạng biến động sử dụng đất đai và đánh giá việc thực hiện quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. Dựa vào đó xây dựng phương án QH
2011 – 2020.
Đánh giá được tiềm năng đất đai nhằm định hướng cho việc sử dụng đất, khai

thác sử dụng quỹ đất đai cho hợp lý, hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Lập phương án QHSDĐ: trình bày các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong thời kỳ
QH, từng bước lập QHSDĐ và phân kỳ QHSDĐ, lập KHSDĐ kỳ đầu.
Qua đó đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện QH, KHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011 - 2015) của xã Phan Hiệp là cơ sở để thực hiện công tác quản lý Nhà
nước về đất đai và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã vừa phù hợp với điều
kiện tự nhiên, vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

QHSDĐ
KHSDĐ
CN
TTCN
UBND
HĐND
FAO
NN
XD
HTX
QH
QHKHSDĐ


Quy hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất
Công nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Food and agriculture organization
Nông nghiệp
Xây dựng
Hợp tác xã
Quy hoạch
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong tất cả các điều kiện cần thiết để qúa trình sản xuất được thực hiện, tạo ra
cơ sở vật chất, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, đất đai giữ
vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng
sản xuất nông nghiệp và cũng là nơi xây dựng các công trình phục vụ nền kinh tế,
dân sinh và an ninh quốc phòng.
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung về quyền của
Nhà nước đối với đất đai. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch việc sử dụng đất là
một yêu cầu để sắp xếp quỹ đất đai cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng đất cho
hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc

phòng, tránh được sự chồng chéo, gây lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự huỷ hoại
đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái.
Nhằm thực hiện tốt việc quản lý đất đai đồng thời đảm bảo việc khai thác sử
dụng đất hợp lý, hiệu quả và thúc đẩy nền kinh tế - xã hội toàn xã phát triển trên
quan điểm bền vững thì việc quy hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết.
Những bức xúc được đặt ra ở đây là phải nhanh chóng xác lập các căn cứ pháp
lý và khoa học để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ có diễn biến tiêu cực và
phát huy các yếu tố tích cực làm cơ sở sử dụng đất, phân bổ đất đai hợp lý, sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất, thiết lập các hành lang pháp lý cho việc thu
hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất…
Đứng trước những bức xúc đó cũng như tầm quan trọng trong việc lập quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý
Đất Đai & Bất Động Sản, Trung tâm Kỹ Thuật Tài Nguyên & Môi Trường Bình
Thuận và được sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Du, em xin thực hiện đề tài “Quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 –
2015 xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước, trên cơ sở đó căn cứ vào
định hướng phát triển kinh tế - xã hội cảu xã để xây dựng phương án quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích đánh giá đặc điểm và xác định những lợi thế và
hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

quy luật phát triển kinh tế - xã hội cũng như động thái biến đổi khí hậu tác động

đến việc sử dụng đất.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Phan Hiệp, huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận, thời gian thực hiện 4 tháng
Phần I: TỐNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
- Đất đai (Land): Là phần lãnh thổ nhất định có vị trí, định tính, gắn với
hoạt động của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai ( nó bao gồm các lớp
quyển)
- Quy hoạch: Là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt
động phân bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
- Quy hoạch sử dụng đất: Là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất đai đầy đủ hợp lý, khoa
học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định
cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất
(các giải pháp sử dụng cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều
kiện bảo vệ đất, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại
đất tại một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
I.1.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất
- Chấp hành quyền sở hữu Nhà nước về đất đai.
- Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên.
- Tổ chức phân bố quỹ đất cho các ngành đảm bảo nguyên tắc tổ chức sử
dụng tài nguyên đất vì lợi ích của nền kinh tế quốc dân nói chung và từng ngành
nói riêng, trong đó ưu tiên cho ngành Nông nghiệp.
- Tạo ra những điều kiện tổ chức lãnh thổ hợp lý để thực hiện những nhiệm
vụ kế hoạch của Nhà nước, của riêng ngành Nông nghiệp và từng ngành sản xuất
cụ thể.
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ.

I.1.1.3. Khái quát tình hình quy hoạch sử dụng đất
Hệ thống quy hoạch ra đời rất sớm ở Liên Xô (cũ): Bắt đầu từ thập niên
30 và phát triển liên tục không ngừng cho đến nay. Hệ thống gồm 4 cấp:
- Tổng sơ đồ sử dụng đất đai toàn Liên Bang.
- Tổng sơ đồ sử dụng đất đai các tỉnh và nước cộng hòa.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

- Quy hoạch vùng và huyện.
- Quy hoạch liên xí nghiệp và xí nghiệp.
Theo hướng dẫn của FAO năm 1983: “QHSDĐĐ là việc đánh giá có hệ
thống về tiềm năng đất và nước, đưa ra các phương án sử dụng đất và điều kiện
kinh tế - xã hội cần thiết nhằm lựa chọn và chỉ ra một phương án lựa chọn tốt
nhất”.
Ở nước ta: QHSDĐ chia ra nhiều giai đoạn
a. Giai đoạn trước 1975: chưa có khái niệm về QHSDĐ
+ Miền bắc thành lập bộ nông trường.
+ Miền nam: dự án QH phát triển kinh tế hậu chiến.
• Hạn chế: chủ yếu phục vụ cho nông trường, HTX NN, tính pháp lý
không cao
b. Giai đoạn từ 1975 - 1978
+ Thành lập Ban chỉ đạo phân vùng kinh tế nông lâm TW, Ban phân
vùng kinh tế các tỉnh thành.
• Kết quả:
+ QH nông lâm nghiệp 7 vùng kinh tế
+ QH nông lâm 44 tỉnh, thành phố TW
• Hạn chế:

+ Đối tượng đất đai trong QH chủ yếu là đất nông lâm
+ QH mang tính pháo đài chỉ xét về nội lực chưa xét trong mối quan hệ
vùng (ngoại lực)
+ Tình hình tài liệu điều tra cơ bản thiếu và không đồng bộ, 3 triệu ha
chưa được QH
+ Chưa lượng toán vốn đầu tư nên tính khả thi không cao
+ QHSDĐ chưa được quan tâm
c. Giai đoạn từ 1981 – 1986
+ Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần V
+ Xúc tiến công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, làm cơ sở lập tổng sơ đồ
phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của các tỉnh thành TW và các Bộ
TW
+ Giai đoạn lập QH rầm rộ, rộng khắp trong cả nước
• Kết quả đạt được:
+ Đối tượng đất đai trong QH được mở rộng
+ Tài liệu điều tra cơ bản khá phong phú, đồng bộ
+ Có đánh giá nguồn lực và xét trong mối quan hệ vùng
+ Có lượng toán vốn đầu tư, hiệu quả của QH


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

• Hạn chế: chưa QH cấp huyện, xã
d. Giai đoạn từ 1987 – 1993
+ Luật đất đai đầu tiên ra đời
+ QHKHSDĐ là một nội dung trong quản lý nhà nước về đất đai, tạo cơ sở
pháp lý cho công tác lập QHKHSDĐ
+ Giai đoạn công tác lập QH im vắng

+ Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành Thông tư 106/KH-RĐ hướng dẫn
công tác lập QHKHSDĐ cấp xã
e. Giai đoạn từ 1993 – 2003
+ Luật đất đai 1993 và các văn bản dưới luật được ban hành
+ Thuận lợi về mặt pháp lý, tổ chức bộ máy, quy trình và nội dung phương
pháp lập QHSDĐ các cấp, đã xúc tiến công tác lập QH rộng khắp
• Kết quả đạt được
+ Lập KHSDĐ 5 năm của cả nước
+ Lập QHSDĐ định hướng toàn quốc đến 2010
+ Lập QHSDĐ quốc phòng
+ Lập QHSDĐ cấp tỉnh, huyện, xã
• Hạn chế:
+ Chưa có sự lien kết giữa các ngành
+ Nội dung QHSDĐ giữa các cấp chưa thống nhất
f. Giai đoạn từ 2004 đến nay
+ Luật đất đai năm 2003 ra đời có hiệu lực tháng 7/2004
+ Hệ thống lập QHSDĐ 5 cấp
+ Thời kỳ lập QHSDĐ 10 năm
+ KHSDĐ 5 năm thống nhất tất cả các cấp và gắn liền với QHSDĐ
+ KHSDĐ phân kỳ 2 giai đoạn: KHSDĐ kỳ đầu ( 5 năm đầu) + KHSDĐ kỳ
cuối ( 5 năm cuối)
+ Điều chỉnh QHKHSDĐ
+ Đa phương án
+ Hiệu quả sử dụng đất, giải pháp tổ chức thực hiện
+ QHSDĐ cấp xã dân chủ, công khai
+ QHSDĐ chi tiết ở khu vực đô thị do cấp tỉnh thẩm định phê duyệt
+ Định mức sử dụng đất cho 10 loại đất
+ Định mức kinh phí lập QHSDĐ các cấp
• Kết quả đạt được
+ Lập KHSDĐ 5 năm các cấp



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

+ Lập, điều chỉnh QHSDĐ các cấp
QHSDĐ phải thể hiện được các tính chất sau:
+ Tính pháp chế.
+ Tính kỹ thuật.
+ Tính kinh tế.
+ Tính đầy đủ
+ Tính hợp lý
+ Tính hiệu quả
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 181/NĐ-CP của chính phủ về việc thi hành luật đất đai.
- Nghị định 69/NĐ-CP của chính phủ quy định việc bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất.
- Ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Thuận về việc triển khai lập quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các năm.
- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc tăng cường công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

I.1.3. Cơ sở thực tiễn

- Trên cơ sở Đảng bộ xã Phan Hiệp đã vận dụng tình hình thực tế ở địa phương,
phát huy dân chủ trong nội bộ và ngoài nhân dân, tập trung chỉ đạo và khai thác
mọi tiềm năng lợi thế của xã để giữ vững nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của
xã.
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp,
CN – TTCN, dịch vụ
- Văn kiện đại hội đảng bộ xã Phan Hiệp nhiệm kỳ 2011 – 2015.
- Các tài liệu, số liệu thống kê, bản đồ về tình hình đất đai, kinh tế xã hội … trên
địa bàn xã Phan Hiệp.
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Bình 2010 – 2020
- Các quy hoạch chuyên ngành tỉnh Bình Thuận bao gồm: nông nghiệp và phát
triển nông thôn, công nghiệp, xây dựng, giao thông, du lịch, y tế, giáo dục, điện….
I.1.4. Phương án quy hoạch đến 2010 của xã Phan hiệp huyện Bắc Bình.
a. Phương án quy hoạch của xã Phan Hiệp
● Về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

- Tổng sản phẩm nội xã bình quân 10.83%
- Cơ cấu kinh tế:
+ Nông nghiệp: 63%
+ Tiểu thủ công nghiệp: 26.7%
+ Dịch vụ: 10.30%
- GDP bình quân đầu người 7,626 triệu
- Tổng sản lượng lương thực 6,800 tấn/năm
- Tổng thu ngân sách hàng năm tăng 10% so với cùng kỳ
- Giảm hộ nghèo còn dưới 7%

- Giải quyết việc làm 250 lao động/năm
- Hộ dùng công trình nước máy sinh hoạt 90%
-Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn dưới 1.5%
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn dưới 15%
- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%
- Phát triển đảng viên mới 10 đồng chí
● Về nhu cầu sử dụng đất năm 2010 của xã
- Đất nông nghiệp: cần 1,711.77 ha phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp: cần 244.74 ha sử dụng vào các mục đích sau:
+ Bố trí đất ở: 43.44 ha
+ Đáp ứng cho các mục đích chuyên dùng: 133.55 ha
+ Dành cho tôn giáo tín ngưỡng: 0.7 ha
+ Dành cho nghĩa địa, nghĩa trang: 8.3 ha
+ Sông suối và mặt nước chuyên dùng: 58.75 ha
- Đất chưa sử dụng: năm 2010 dự kiến giảm còn 40.49 ha
b. Phương án quy hoạch của huyện Bắc Bình
● Mục tiêu định hướng phát triển chủ yếu từng ngành
- Nông lâm nghiệp
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, tập trung mọi nổ lực nhằm tạo sự
chuyển biến thực sự có hiệu quả cao về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
+ Từng bước triển khai kế hoạch phát triển kinh tế lâm nghiệp.
+ Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Hình thành ngành kinh tế thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản
phẩm, kết hợp khoanh nuôi bảo vệ
- Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
+ Đẩy mạnh công nghiệp chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu đại phương đặc biệt
là các cụm làng nghề CN – TTCN của huyện.
+ Phát triển mạnh các cụm CN – TTCN, ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền
thống, coi trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất

- Thương mại – Dịch vụ
+ Tập trung khai thác có hiệu quả về cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo để phát
triển du lịch.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

+ Tích cự triển khai các dự án đầu tư khai thác du lịch khu vực Hòa Thắng, tôn tạo
cảnh quan bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện phát triển các ngành, lĩnh vực
khai thác và góp phần giải quyết theo việc làm cho người lao động.
● Nhu cầu sử dụng đất năm 2010 của Huyện
- Đất Nông nghiệp:
+ Sản xuất NN:
64,794.26 ha
+ Phát triển lâm nghiệp:
91,430.00 ha.
+ Nuôi trồng thuỷ sản:
433.74 ha.
+ Đất nông nghiệp khác:
52.26 ha.
- Đất phi nông nghiệp: dự kiến đến năm 2010 toàn huyện cần 13,077.34
ha đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trong đó:
+ Bố trí đất ở:
1,506.50 ha.
+ Đáp ứng cho các mục đích chuyên dùng:
7,655.14 ha.
+ Dành cho tôn giáo, tín ngưỡng:
27.56 ha.

+ Dành cho nghĩa trang, nghĩa địa:
429.13 ha.
+ Sông, suối và mặt nước chuyên dùng:
3,453.03 ha.
+ Đất phi nông nghiệp khác:
5.98 ha.
- Đất chưa sử dụng: Với quan điểm khai thác tối đa diện tích đất chưa sử
dụng để đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau, dự kiến đến năm 2010 diện
tích đất chưa sử dụng của huyện giảm chỉ còn 12,745.60 ha
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
- Phan Hiệp là một xã thuộc huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận, là mảnh đất giàu
truyền thống lịch sử và văn hóa đã đi được một chặng đường 300 năm có lẽ, trải
qua nhiều đời xây dựng và đấu tranh gìn giữ bản sắc dân tộc, nhân dân địa phương
đã để lại cho thế hệ hôm nay những di sản tinh thần vô cùng quý giá.
- Bắc Bình nói chung cũng như Phan Hiệp nói riêng là nơi hội tụ của 16 dân tộc
anh em, mỗi dân tộc có ngôn ngữ văn hóa khác nhau tạo nên sự sinh động đa
dạng. Xét về góc độ lịch sử, toàn huyện có 17 xã thì có 5 xã được phong tặng danh
hiệu lực lượng anh hung lực lượng vũ tranh nhân dân. Sự tôn vinh và truyền bá
những giá trị tinh thần của cha anh đi trước đã tạo cho Phan Hiệp cũng nhu Bắc
Bình một khí thế trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Bắc Bình là nơi bảo lưu dòng văn hóa dân tộc Chăm, vị công chúa cuối cùng của
người Chăm người dân địa phương gọi là bà Thầm, bà mất khoảng năm 1997
- Xét về mặt hành chính Bắc Bình có 2 thị trấn và 16 xã
I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường xã Phan Hiệp,
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai, biến động đất đai, tình
hình thực hiện quy hoạch, sử dụng đất và tiềm năng đất đai.



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
- Lập kế hoạch sử dụng đất từ năm 2011 – 2015
- Các giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: sử dụng trong quá trình thu thập, tổng hợp các số liệu về
tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất.
- Phương pháp điều tra thực địa: sử dụng trong quá trình đối soát thực địa chỉnh lý
các biến động về đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011.
- Phương pháp bản đồ: thành lập các loại bản đồ trung gian và bản đồ thành quả
của quy hoạch sử dụng đất đai
- Phương pháp dự báo: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất trong thời kỳ
quy hoạch và dự trữ cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
- Phương pháp so sánh: so sánh sự biến động đất đai qua các năm.
- Phương pháp chuyên gia: thu thập những ý kiến của những người, những chuyên
gia trong lĩnh vực QHSDĐ.
- Phương pháp đánh giá đất đai


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
II.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

II.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý:
Phan Hiệp là một xã nằm gần kề thị trấn Chợ Lầu của huyện Bắc Bình và cách thành phố
Phan Thiết 70 km về phía Nam. Xã Phan Hiệp có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Phan Điền.
+ Phía Nam giáp thị trấn Chợ Lầu.
+ Phía Đông giáp xã Phan Hòa, xã Phan Rí Thành.
+ Phía Tây giáp thị trấn Chợ Lầu và xã Hải Ninh.
Diện tích đất tự nhiên: 1,997.00 ha. Xã Phan Hiệp có ba thôn: Thôn Bình
Tiến, thôn Bình Hiếu, thôn Bình Đức.
Với vị trí địa lý nằm giáp thị trấn huyện lỵ Chợ Lầu là vùng động lực phát
triển kinh tế của huyện Bắc Bình, có sông Luỹ và sông Mao chảy qua, là những
con sông lớn nhất huyện và là nơi duy nhất còn có nguồn nước trong mùa khô trên
địa bàn huyện nên xã Phan Hiệp có lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế, đặc biệt là
phát triển ngành Nông - lâm Nghiệp (Là vùng trọng điểm sản xuất lúa và thuộc
tiểu khu vùng phát triển Nông - lâm nghiệp của huyện), có tuyến QL1A và tuyến
đường sắt Bắc Nam chạy qua. Tất cả những đặc điểm trên sẽ là những nhân tố góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã trong những năm tới.
b. Địa hình, địa mạo:
Địa hình là một nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành đất. Mặt khác
do phân bố đất đai đều nằm trên 2 con sông lớn của huyện (sông Luỹ và sông
Mao) nên đất đai của xã chia thành 2 dạng địa hình chính như sau:
+ Dạng địa hình đồng bằng:
Chủ yếu ở khu vực trung tâm của xã và một phần phía Bắc có diện tích
1,479.00 ha chiếm 74.06% diện tích tự nhiên có độ cao từ 10 - 30 m, độ dốc từ 00 30, hầu hết toàn bộ diện tích này được bố trí trồng cây lương thực, thực phẩm và
sử dụng để ở.
+ Dạng địa hình đồi thấp:
Đây là dãy đồi cát lượn sóng chạy dài tiếp giáp với khu vực ven biển, phân
bố chủ yếu ở phía Nam của xã có diện tích 518.00 ha chiếm 25.94% diện tích tự
nhiên độ cao trung bình từ 30 – 100 m, độ dốc từ 30 - 80. Hiện trạng sử dụng chủ

yếu là cây công nghiệp ngắn ngày.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

c. Khí hậu
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm : 26.90oC
- Nhiệt độ cao nhất
: 32.20oC
- Nhiệt độ thấp nhất
: 22.70 oC
Tổng nhiệt độ năm
: 9,807.0oC
Xã Phan Hiệp có nhiệt độ cao đều quanh năm, nằm trong vùng có nhiệt độ
cao của tỉnh Bình Thuận.
* Mưa:
Phan Hiệp là một trong những xã ít mưa ở Bình Thuận, là vùng khô hạn và
có lượng mưa trung bình thấp.
- Lượng mưa trung bình năm: 818 mm/năm
- Số ngày mưa: 77 ngày/năm
Khí hậu của Phan Hiệp được chia ra 2 mùa trong năm:
+ Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
- Lượng mưa trung bình: 40 mm chỉ chiếm 7.41% lượng mưa trung bình năm.
Trong mùa khô vào tháng 1, tháng 2 hầu như không có mưa. Tháng 3 trung
bình có từ 1 đến 2 ngày có mưa, lượng mưa trung bình là 1.20 mm.
* Độ ẩm:

Xét về thời gian và không gian sự phân bố độ ẩm tương đối trung bình phù
hợp với sự phân bố lượng mưa vì thế xã Phan Hiệp có độ ẩm tương đối trung bình
năm từ: 75 – 80%.
* Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi phụ thuộc phức tạp vào điều kiện khí tượng, trước hết là độ
ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió…
Thông thường nơi nào mưa nhiều, độ ẩm lớn, nhiệt độ thấp, gió nhẹ thì
lượng bốc hơi nhỏ. Nơi mưa ít, độ ẩm nhỏ, nhiệt độ cao, gió mạnh thì lượng bốc
hơi lớn. Xã Phan Hiệp có lượng bốc hơi trung bình năm 1,350.00 mm.
* Chỉ số ẩm ướt:
Để đánh giá tiềm năng ẩm, khả năng điều hòa về cung cấp nước người ta
thường dùng chỉ số ẩm ướt. Đó là tỷ số giữa lượng mưa đại diện cho phần thu và
lượng bốc hơi đại diện cho phần cho của cán cân nước. Chỉ số ẩm ướt ở Phan Hiệp
là 0.55 thể hiện lượng mưa năm gần bằng 55% lượng bốc hơi năm.
* Nắng:
Ở Phan Hiệp tổng số giờ nắng trung bình ngày từ 8 - 9 giờ, trung bình hàng
tháng có trên 260 giờ nắng. Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất 306.00 giờ.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

Mùa mưa, số giờ nắng trung bình ngày từ 6 đến 7 giờ và mỗi tháng cũng có
trên 200 giờ nắng, tháng 9 và 10 có số giờ nắng thấp dưới 200 giờ. Chênh lệch
giữa tháng nhiều nắng nhất và tháng ít nắng nhất khoảng 100 giờ.
* Gió:
+ Hướng gió:
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của hoàn lưu cơ chế gió mùa hoạt động ở vùng
Đông Nam - Châu Á. Bắc Bình nói chung và Phan Hiệp nói riêng có 2 mùa gió

chính đối lập nhau rõ rệt đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió mùa
Tây Nam thường hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa Đông Bắc thường hoạt
động từ tháng 10 đến 04 năm sau.
+ Tốc độ gió:
Theo số liệu quan trắc của trạm Quan trắc sông Lũy thì tốc độ gió trung
bình ở Phan Hiệp là 3.20 m/s.
Nhìn chung, tốc độ gió mùa mưa lớn hơn tốc độ gió mùa khô. Gió mạnh nhất từ
tháng 01 đến tháng 03. Tốc độ gió nhỏ nhất vào tháng 05 và tháng 10.
Bảng 1: MỘT SỐ KHÍ TƯỢNG CHỦ YẾU

YẾU TỐ
1. Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm
- Nhiệt độ cao nhất trung bình
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình
Tổng nhiệt độ năm
2. Mưa:
- Lượng mưa trung bình năm
- Lượng mưa lớn nhất trung bình
- Lương mưa nhỏ nhất trung bình
3. Độ ẩm:
- Độ ẩm tương đối trung bình
4. Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm
5. Nắng:
- Tổng số giờ nắng trung bình năm
- Tháng có giờ nắng cao nhất
- Tháng có giờ nắng thấp nhất
6. Gió:
+ Mùa gió Đông Bắc
+ Mùa gió Tây Nam

- Tốc độ gió trung bình

ĐVT
oC
oC
oC
oC
oC

SỐ LIỆU QUAN
TRẮC
26,90
32.20
22.70
9,807.00

mm
mm
mm
mm
%
%
mm
giờ
giờ
giờ
giờ

2.880
306,00 (tháng 03)

199,00 (tháng 10)

m/s

Tháng 9 đến tháng 4
Tháng 6 đến tháng 9
3,20

540
742.70
254.40
75 – 80
1.350


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

d. Thủy văn
Phan Hiệp là một xã có địa hình chủ yếu là đồng bằng, có sông Lũy chảy
qua, đây là các con sông lớn trên địa bàn huyện Bắc Bình nên có nguồn nước mặt
khá dồi dào rất thuận tiện cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, do đặc điểm
của địa hình nên hệ thống các con sông có đặc điểm là ngắn, dốc, thoát nước
nhanh nên thường gây ra lũ quét khi có mưa đầu nguồn, cũng có nhiều năm sông
bị kiệt nước vào mùa khô.
II.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất:
Theo tài liệu điều tra thu thập được, đối chiếu kết quả nghiên cứu đặc điểm,
tính chất hình thái phẫu diện đất kết hợp với khảo sát bổ sung ngoài thực địa cùng

với các kết quả phân tích lý, hóa học đất và sử dụng các phương pháp nội dung
điều tra phân loại đất Việt Nam theo phương pháp định lượng của FAO/UNESCO.
Quỹ đất Phan Hiệp chia thành 3 nhóm đất cùng 5 loại đất.
a. Nhóm đất cát (C):
* Diện tích và phân bố:
Diện tích: 503.00 ha, phân bố tập trung chủ yếu ở phía nam của trung tâm xã.
* Đặc điểm và khả năng sử dụng đất cát (đất cát đỏ): (ARr.h)
Đất cát đỏ có diện tích 503.00 ha do bồi lắng trầm tích sông biển nhưng cổ
hơn thuộc tuổi Holocen vào Kỷ đệ tứ (Q IV) từ những sản phẩm phong hóa đá
Macma acid chủ yếu là đá Granit của dãy Trường Sơn. Thành phần cơ giới chủ
yếu là cát thô, kết cấu rời rạc, nên dễ xói mòn, khả năng giữ nước và giữ phân
kém. Đất cồn cát đỏ có phản ứng chua pH <= 5, chất dinh dưỡng có cao hơn đất
cồn cát trắng vàng nhưng vẫn ở mức nghèo.
- Hiện trạng và khả năng khai thác sử dụng:
Hiện nay đại bộ phận đang bỏ hoang, một số nơi đang trồng một số loại cây
nhưng không đáng kể. Ở những nơi địa hình thấp có thể trồng hoa màu, lương
thực, đậu các loại. Tuy tầng đất dày song các tính chất lý, hóa học kém.
Nhóm đất cát tuy có diện tích tương đối lớn, phân bố ở ven biển, địa hình không
bị chia cắt phức tạp nhưng không có nguồn nước tưới. Do vậy nhóm đất này chỉ mới
được sử dụng phần nhỏ vào trồng rừng phòng hộ (Dương, keo lá tràm) và trồng màu, cây
lương thực, cây gia vị (ớt, hành, tỏi…). Nếu chủ động nguồn nước tưới thì loại đất này có
thể thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày (Dừa, điều…) hoặc cây ăn qủa như: Mít,
mãng cầu… và có thể trồng luân canh như: đậu xanh (tháng 1- 4), khoai lang (tháng 8 –
12), dưa lấy hạt (tháng 3 –7), đậu phụng (tháng 7-10).


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ


Đối với những cồn cát di động phải kịp thời trồng phi lao ngăn cát, riêng
những vùng cao, dốc bổ sung thêm cây vành đai chắn gió để ngăn chặn cát bay lấn
sâu vào đồng ruộng. Trong canh tác cần chú ý đến việc bón phân nhất là phân hữu
cơ (phân xanh, phân chuồng) để tăng hàm lượng mùn, cải thiện chế độ nhiệt, chế
độ ẩm và quần thể vi sinh vật có trong đất.
b. Nhóm đất phù sa (P):
* Diện tích và phân bố:
Diện tích: 1,152.85 ha, phân bố tập trung dọc theo các triền sông, triền suối.
Chủ yếu là hệ thống sông Luỹ trên địa hình cao khá bằng phẳng.
* Đặc điểm và khả năng sử dụng các loại đất phù sa:
Đất phù sa được hình thành từ sản phẩm trầm tích sông biển tuổi Holocen
muộn Kỷ đệ tứ (QIV) do dòng chảy đem lại, ảnh hưởng trực tiếp đến mẫu chất.
Trên thượng nguồn chủ yếu là khối đá Granit, đá phiến sét, đá cát. Do đó loại đất
này thường có thành phần cơ giới nhẹ, từ chua đến ít chua, dung tích hấp thụ và độ
no Bazơ thấp, tỷ lệ cấp hạt cát mịn 75 – 80%, limon 10 – 15%, sét 5 – 10%, tầng
đất dày, màu nâu, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở tầng mặt, càng xuống sâu
hàm lượng dinh dưỡng càng thấp. Phản ứng của đất từ chua đến trung tính ít chua,
độ chua pHKCL 4.5 – 6.1; mùn, đạm tổng số từ trung bình đến khá (Mùn: 0.65 –
2.45%; N: 0.05 – 0.06%); Lân tổng số (P205) từ 03 – 0.07%; Kali tổng số (K2O) từ
0.25 – 0.42%, độ bão hòa Bazơ dưới mức trung bình (< 50%). Nhóm đất này chia
thành 2 loại:
- Đất phù sa được bồi (Pb): Orthi - Eutric Fluvisols (FLe.or) : diện tích 436,00 ha.
- Đất phù sa không được bồi (P) – Umbri - Dytric Fluvisols (FL.dy.um):
diện tích 716.85 ha.
Do phân bố ở địa hình bằng phẳng và các tính chất lý hóa học tốt và gần
các khu dân cư, điều kiện thủy lợi tương đối thuận tiện do vậy phần lớn nhóm đất
phù sa hiện nay đang được trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, những
nơi chủ động được nước tưới thì sản xuất lúa 2 vụ hoặc thâm canh lúa – màu.
- Khả năng khai thác sử dụng:
Đất phù sa có hàm lượng dinh dưỡng cao nên cần ưu tiên trồng các loại cây

có hiệu quả kinh tế cao.
c. Nhóm đất xám (X):
* Diện tích và phân bố.
Đây là loại đất có diện tích 283.0 ha, tập trung phân bố trên nhiều dạng địa
hình khác nhau, từ đất bằng thấp ven hợp thủy đến các bậc thềm khá bằng phẳng,
từ các dạng đồi thấp thoải đến các đồi thấp và sườn núi.
* Đặc điểm và khả năng sử dụng các loại đất xám:
Đất được hình thành từ mẫu chất là đá Macma axit, đá cát và phù sa cổ trên
phiến đất đã phát triển, đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo bazơ.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

Trong điều kiện quá trình rửa trôi và tích tụ sét, việc giữ lại một cách tương
đối các hạt cát, thịt trong lớp đất mặt làm cho đất có màu xám, xám sáng. Nhóm
đất này chia thành 02 loại:
Đất xám trên phù xa cổ (Xa) – Areni - Haplic Acrisolos (ACh.ar), diện tích
254 ha. Đất xám trên đá phiến sa (X.sk) – Lithi - Choromic Acrisolos (ACx.Li),
diện tích 29 ha. Nhìn chung nhóm đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, đặc biệt đất
xám phát triển trên đá Granit có tỷ lệ cát thô trên 85%. Đất xám hình thành trên đá
phiến sét và phù sa cổ có thành phần cơ giới nặng hơn song tỷ lệ cát tuy có mịn
hơn nhưng vẫn cao (từ 70 – 75%).
Tất cả các loại đất xám đều có độ chua cao pHKCl: 4.2 – 4.7; Cation trao
đổi và độ bão hòa Bazơ thấp < 50%; khả năng phân giải các chất hữu cơ trung
bình C/N  10. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất nhất là đất xám trên đá
Granit đều ở mức nghèo đến rất nghèo.
- Khả năng khai thác sử dụng:
Nhìn chung đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng đất

thay đổi theo nguồn gốc hình thành và địa hình phân bố. Phần lớn nhóm đất này
phân bố ở địa hình cao, độ dốc nhỏ thích hợp với nhiều loại cây trồng, tuy nhiên
do địa hình cao, khả năng cung cấp nước còn nhiều hạn chế. Đặc biệt những nơi
xa khu dân cư, giao thông đi lại khó khăn thì diện tích đất này vẫn chưa được sử
dụng nhiều.
Bảng 2: PHÂN LOẠI CÁC LOẠI ĐẤT
Tên đất Việt Nam
I. Nhóm đất cát

Ký hiệu
C

Tên đất theo
FAO/UNESCO
ARENOSOLS


hiệu
AR

Diện tích Tỷ lệ
(ha)
(%)
503.00 25.19

1. Ðất cát đỏ
II. Nhóm đất phù sa

Cd
P


Hapli - Rhodic Arenosols ARh.dy
FLUVISOLS
FL

503.00
1,152.85

25.19
57.73

2. Ðất phù sa được bồi
3. Ðất phù sa không được bồi
IV. Nhóm đất xám

Pb
Pk
X

Orthi - Eutric Fluvisols
FLe.or
Umbri - Dystric Fluvisols FLd.um
ACRISOLS
AC

436.00
716.85
283.00

21.83

35.90
14.17

4. Ðất xám trên phù sa cổ
5. Ðất xám trên đá phiến sa

Xa
Xu

254.00
29.00

12.72
1.45

Sông suối
Tổng diện tích tự nhiên

Areni - Haplic Acrisols
Areni - Haplic Acrisols

ACh.um
ACx.li

58.15
2.91
1,997.00 100.00

Đất xám có thể trồng những cây không kén đất, ưa độ chua, chịu được hạn,
chịu nhiệt cao như: Điều, Dứa (khóm), Cam, Bắp, Thanh Long, Khoai, Sắn, Cao

Su và các cây họ đậu … Khi canh tác trên đất này, để cải tạo các tính chất xấu của


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

đất cần chú trọng việc bón phân xanh, phân chuồng kết hợp với vôi, tốt nhất là
tưới bằng phù sa, bón phù sa, bùn ao và cày sâu vừa tăng hàm lượng dinh dưỡng
cho đất vừa hạn chế độ chua. Những nơi có độ dốc nhỏ vừa có thể sản xuất nông
nghiệp vừa trồng rừng để giữ ẩm cho đất và những nơi có độ dốc lớn cần làm
ruộng bậc thang để hạn chế sự xói mòn đất vào mùa mưa. Còn nơi tầng đất mỏng
< 50 cm có nhiều đá lẫn trong đất nên trồng rừng, kết hợp mô hình nông lâm kết
hợp để chống xói mòn đất.
b.Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt: Được khai thác từ những con sông chính nhưng khai thác chủ
yếu là sông Luỹ. Nhưng do phân bố không đều trong năm gây bất lợi cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt, mùa mưa thì dồi dào thậm chí gây lũ lụt, mùa khô thì cạn kiệt.
* Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu thăm dò của đoàn địa chất 705 thì trên
địa bàn xã có tổng lượng nước ngầm không lớn lắm, mức độ nông sâu và chất
lượng cũng biến đổi khác nhau, chất lượng nước bị phèn, nhiễm mặn.
Nói chung nguồn nước ngầm chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, chỉ đáp ứng một
phần nhỏ cho nhu cầu sinh hoạt và kinh tế vườn nhưng chất lượng có vùng còn xấu cần
phải lọc. Riêng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu bằng giếng đào, giếng khoan nhưng trên
thực tế do địa bàn rộng và điều kiện kinh tế từng hộ có khác nhau nên có chỗ thừa nước,
có chỗ thiếu nước, dân cư phải lấy nước từ những nơi khác.
Có thể nói rằng nước sinh hoạt, nước sạch ở nông thôn của xã có nơi đang
thiếu trầm trọng nhất là các hộ gia đình ở vùng nước ngầm sâu phải sử dụng nước
ao hồ, suối, không hợp vệ sinh và thiếu ổn định.
c. Tài nguyên nhân văn

Theo thống kê năm 2010 tổng dân số toàn xã là 5.096 người, với thành
phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Chăm và một số hộ Kinh, Ê đê, K.mê, Rglay, Hoa
xen kẽ. Người Chăm sống tập trung ở vùng đồng bằng và sinh sống chủ yếu bằng
nghề làm ruộng, làm rẫy, trồng bông, dệt vải… Tôn giáo chính của các cộng đồng
dân tộc là theo đạo Bà ni và Bà la môn.
Mỗi dân tộc có những ngành nghề truyền thống và gắn bó lâu đời tạo nên
sự liên kết trong cộng đồng dân cư, thương yêu đùm bọc đoàn kết tương trợ lẫn
nhau trong lao động sản xuất cũng như trong chiến đấu để xây dựng và bảo vệ quê
hương. Cùng với tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và truyền thống sẵn có đã tạo
cho xã nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong
những năm tới. Tuy số lượng lao động nhiều nhưng chất lượng chưa cao để đáp
ứng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy Nhà nước cần có các giải pháp,
khuyến khích đào tạo nâng cao chất lượng lao động về mọi mặt của các ngành
nghề truyền thống của xã như: gốm sứ, dệt lụa.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

II.1.1.3. Thực trạng môi trường.
Là xã đồng bằng với vị trí gần trung tâm huyện nên có nhiều điều kiện thuận lợi
về việc phát triển nguồn lực tại chỗ. Diện tích đất chưa sử dụng không còn nhiều nên khả
năng đưa vào khai thác cho mục đích sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Thực hiện
theo tinh thần nghị quyết 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Qua kết quả
kiểm tra không có trường hợp vi phạm.
Tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật môi trường, đặc biệt là cấp thoát nước tuy được
cải thiện, nhưng mức độ đầu tư còn thấp so với yêu cầu.
Trong những năm sắp tới, cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi một

cách tối đa để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái
tạo cảnh quan, dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế khắc
phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên
môi trường sinh thái là vô cùng cần thiết.
II.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
II.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sản xuất nông nghiệp được xác định là khâu đột phá trọng tâm của địa
phương, mặc dù luôn gặp khó khăn về thời thời tiết, dịch bệnh nhưng sản xuất vẫn
tiếp tục phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự thống nhất vận động của các
tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò tự chủ của kinh tế hộ gia đình
đã tập trung đẩy mạnh thực hiện chủ trương 5 chuyển, hiệu quả mang lại từ việc
thực hiện chủ trương này có nhiều chuyển biến rất rõ rệt. Tổng diện tích gieo trồng
và sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước. Bình quân lương thực đầu
người đạt 2,074,56 kg/người/năm.
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp – thương mại và dịch vụ có chiều hướng
phát triển đa dạng. Đời sống của một bộ phận lớn trong nhân dân được cải thiện
đáng kể.
Cơ cấu kinh tế năm 2010 của xã là “nông nghiệp, thương mại – dịch vụ và
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng”. Cơ cấu kinh tế của xã có sự
chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung
của cả huyện, theo xu thế tăng dần tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ và công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng.
Nhìn chung nền kinh tế của xã Phan Hiệp còn mang đặc thù của một vùng
kinh tế nông nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã diễn ra chậm và chưa
thực sự ổn định để phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương
xứng với tiềm năng, chất lượng tăng trưởng còn hạn chế, chưa có bước đột phá.
II.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
1. Khu vực kinh tế nông nghiệp



Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

Công tác chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân, hè thu, vụ mùa được phát huy hiệu
quả của hệ thống thủy lợi từ nguồn nước của thủy điện Đại Ninh, công tác phòng
chống dịch bệnh trên các loại cây trồng được chủ động triển khai chặt chẽ nên
năng xuất sản lượng tăng so với cùng kỳ:
Tổng diện tích gieo trồng: 2,267.00/2,330.00 ha đạt 97.30% kế hoạch. So
với năm 2009 giảm 38.4 ha. Tổng sản lượng lương thực 10.572 tấn/9976 tấn đạt
106%, so với năm 2009 tăng 861 tấn, trong đó: thóc 9,885.00/9,326.00 tấn đạt
106%, màu quy thóc 687/650 tấn đạt 106%. Cây lúa 1,810.00/1,787.00 ha, đạt
101.20% kế hoạch. Vụ đông xuân 560/537 ha, đạt 104.2% năng suất 65/55 tạ, sản
lượng 3,640.00/2,954.00 tấn. Vụ hè thu 620/620 đạt 100%, năng suất 55 tạ, sản
lượng 3,410.00/3,348.00 tấn. Vụ mùa 630/630 đạt 100%, năng suất 45/48 tạ, sản
lượng 2,835.00/3,024.00 tấn. Bắp 125/120 ha, đạt 104% kế hoạch, sản lượng 687
tấn. Cây tinh bột (cây mì) 35 ha/50 ha, đạt 70%. Cây thực phẩm 180/157 ha, đạt
114,6%. Trong đó dưa 30/78 ha, đạt 38.6% kế hoạch; đậu 95/115 ha, đạt 82.60%
kế hoạch.; rau 7/12 ha, đạt 58.33%. Cây công nghiệp ngắn ngày 80 ha/65 ha, đạt
123%. Trong đó mè 15 ha/50 ha đạt 30%; bông vải 65 ha/15 ha đạt 433.30%.
Do tình hình mưa lớn kéo dài nên một số diện tích đã gây ngập úng gây
thiệt hại, Ban Nông nghiệp xã đã tổ chức khám đồng diện tích cây lúa 30.7 ha, cây
bắp 0.4 ha, cây đậu 0.6 ha, cây mè 0.4 ha. Huyện đã hỗ trợ kinh phí khắc phục
thiệt hai do nắng hạn gây ra trong vụ hè thu trong năm 2010 đối với cây mì (diện
tích bị thiệt hại 32.5 ha cho 43 hộ với số tiền 20,440.000 đồng).

2. Khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ:
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp – thương mại và dịch vụ có chiều hướng
phát triển đa dạng, sản phẩm hàng hóa lưu thông chủ yếu là nông sản, vật tư phục
vụ sản xuất, xăng dầu, buôn bán thuốc thừ sâu, phân bón, may mặc, máy kéo...

Toàn xã có hơn 30 hộ sản xuất kinh doanh, trong đó có nghề sản xuất gốm gọ
được tiếp tục duy trì và từng bước cải tiến, được Ủy ban nhân tỉnh công nhận làng
nghề. Đặc biệt là nghề truyền thống dệt thổ cẩm được duy trì thu hút lao động
trong xã. Sản phẩm làm ra cung cấp cho các địa phương lân cận và một số tỉnh
thành.

3.Dân số, việc làm và thu nhập
* Dân số toàn xã năm 2010 là 5,096 khẩu, mật độ dân số bình quân 255
người/km2, toàn xã có 1,063 hộ, bình quân 5 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
năm 2010 của xã là 1.70%. Trong những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóa
gia đình đều đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm, đội ngũ cộng tác viên được tiếp tục bồi
dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, hoạt động sát địa bàn dân cư đến từng đối tượng.
Nhận thức về chủ trương kế hoạch hóa gia đình đã đi vào chiều sâu, tỷ lệ sinh và
sinh con thứ ba hàng năm đều giảm.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

Bảng 3: Hiện trạng dân số năm 2011 xã Phan Hiệp
STT
Thôn
1
Thôn Bình Tiến
2
Thôn Bình Đức
3
Thôn Bình Hiếu
Toàn xã


Số hộ (Hộ)
Số nhân khẩu (Khẩu)
459
2,108
355
1,676
269
1,312
1,083

5,096
(Nguồn: UBND xã Phan Hiệp)

* Lao động, việc làm và thu nhập: Tổ chức thực hiện tốt chương trình xóa
đói giảm nghèo và chính sách ưu đãi xã hội, thực hiện giải quyết việc làm thông
qua các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, hàng năm giải quyết từ 180
– 200 lao động có việc làm. Thực hiện mục tiêu hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo từ 2006 đến nay 164 nhà với tổng kinh phí 1,765 triệu và cấp
đất cho 32 hộ. Từ đó giải quyết ổn định nhà ở, không còn tình trạng nhà siêu vẹo,
dột nát, không còn hộ đói lúc giáp hạt, bình quân hàng năm giảm 35 hộ nghèo, số
hộ tái nghèo được hạn chế đáng kể.
4.Thực trạng phân bố, phát triển các khu dân cư
Dân cư của xã được phân bố trên địa bàn 3 thôn, trong đó dân cư tập trung
nhiều ở thôn Bình Tiến 2.108 người chiếm 41.36% dân số của xã. Bình quân đất
khu dân cư nông thôn 38.36 m2/người, bình quân đất hạ tầng 98.23 m2/người.
Trong năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền các cấp và nhân
dân trong xã đã đầu tư các nguồn vốn xây dựng và chỉnh trang một số công trình
như trụ sở thôn, hệ thống cấp nước, giao thông...
Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức

chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông, cấp nước, cấp điện còn rất hạn chế, chất
lượng thấp; các công trình công cộng như trường học, chợ, y tế, sân thể thao... còn
thiếu.

5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
5.1. Giao thông
- Đường bộ: Xã Phan Hiệp có Quốc lộ 1A đi qua, tuyến đường bắt đầu từ
quốc lộ 1A tới Hải Ninh, tuyến đường đi phía sau đền Pônít đã dải nhựa; hệ thống
đường giao thông liên thôn, giao thông nội đồng phát triển khá nhanh, trong đó có
một số tuyến đường trong khu dân cư của thôn Bình Đức và thôn Bình Tiến đã
được bê tông hóa. Đảm bảo việc đi lại và vận chuyển hàng hóa dễ dàng, nhưng
vẫn còn nhiều đường hiện trạng là đường đất.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

- Đường sắt: Xã Phan Hiệp có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua, chiều dài
khoảng 1.5 km.

5.2. Hệ thống thủy lợi
Nhiều công trình thủy lợi đủ điều kiện vụ cho sản xuất. Hiện tại xã có hệ
thống kênh Chà Vầu là kênh lớn và một số kênh mương khác phục vụ đảm bảo
tưới tiêu cho diện tích sản xuất 2 – 3 vụ trong năm.

5.3. Ngành giáo dục
Triển khai nhiệm vụ năm học 2010 – 2011, tổng số học sinh đến lớp của
mẫu giáo 143/148 cháu đạt 96.62%; tiểu học 441/440 em đạt 100.2%, trẻ 6 tuổi
vào lớp một 74/74 đạt 100%; Trung học cơ sở 288/324 em đạt 88.88%, học sinh

vào lớp sáu 95/81 em đạt 117.3%.
Ngành giáo dục tiếp tục phát động cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động hai không, mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo ngày đi vào chiều sâu, đặc biệt phong trào thi
đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực sau 2 năm phát động đã có
sức lan tỏa mạnh mẽ. Việc thực hiện chương trình dạy và học theo biên chế năm
học theo chuẩn kiến thức kỷ năng của chương trình

5.4. Y tế
Xã Phan Hiệp có một trạm y tế. Đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình. Các y cụ phục
vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được cải tiến, nâng cao chất lượng
điều trị. Triển khai tốt chương trình y tế quốc gia, quản lý tốt các bệnh xã hội, tiêm
phòng đủ 7 bệnh cho trẻ em 85/79 đạt 114%, trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được
uống Vitamin A đầy đủ 294/294 đạt 100%. Tổng số lần khám 3,203 lần, trong đó
khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1.805 lần, khám bệnh cho người nghèo 1,398 lần,
điều trị ngoại trú 3,203 người.

5.5. Văn hóa – thể thao
Hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao trong năm có xu hướng chuyển
biến tích cực, hệ thống phát thanh không dây được mở rộng đến địa bàn 3 thôn,
tập trung tuyên truyền nhiệm vụ chính trị. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn
nghệ thể thao nhân các ngày lễ lớn, mừng đảng mừng xuân, mừng tết Katê dân tộc
Chăm. Tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao, tham gia ngày hội văn hóa do
huyện tổ chức và ngày hội văn hóa dân tộc Chăm tỉnh Bình Thuận với chủ đề thời
gian Pô Sa Nư đạt giải nhất toàn đoàn. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa được tiếp tục triển khai, tổ chức học tập phát động xây dựng gia đình
văn hóa có 894/894 hộ đăng ký đạt 100%, triển khai các bước đồng thời tổ chức
bình xét và được công nhận 812 hộ gia đình văn hóa đạt 91%. Hoàn chỉnh qui ước
– đề án xây dựng thôn văn hóa được UBND huyện Bắc Bình phê duyệt, tổ chức
học tập qui ước có 90% hộ gia đình đăng ký, tổ chức lễ ra mắt xây dựng thôn văn

hóa Bình Đức nâng tổng số điểm đăng ký 3/3 thôn và được công nhận 01 thôn văn
hóa thôn Bình Đức. Phối hợp với ủy ban mặt trận tổ Việt Nam của xã tổ chức
thành công ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Thông Thị Mỹ Lệ

5.6. Mạng lưới điện
Xã đã sử dụng lưới điện quốc gia 110 KV, hệ thống đường dây dẫn điện cũng như
các trạm hạ thế khá hoàn chỉnh, đường dây hạ thế đã được khép kín. Số hộ dùng
điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt chiếm đa số, một số hộ chưa dùng điện vì chưa
có kinh phí lắp đặt. Số hộ dùng điện thắp sáng chiếm tỷ lệ 99%.

5.7. Bưu chính viễn thông
Xã Phan Hiệp đã có trạm bưu điện văn hóa xã, rất thuận tiện cho nhân dân trong
việc nhận, gửi bưu phẩm, thư từ điện báo trong và ngoài nước. Hoạt động bưu tá
của xã đã có nhiều cố gắng trong việc nhận, chuyển công văn, báo chí, thư từ của
nhân dân được kịp thời. Mạng lưới cáp quang điện thoại đã đến các thôn trong xã
nhằm phục vụ nhân dân trong việc thông tin, đến nay toàn xã đã lắp đặt được trên
300 máy điện thoại. Hiện nay trên địa bàn xã đã có nhiều hộ gia đình, cá nhân đã
lắp đặt dịch vụ Internet, phương tiện nghe nhìn

5.8. An ninh quốc phòng
Trên lĩnh vực trật tự xã hội xảy ra 08 vụ 25 đối tượng, trong đó tại địa bàn xã 05
vụ 11 đối tượng, địa bàn giáp ranh 03 vụ 17 đối tượng giảm so với năm 2004 là 02
vụ, phạt tiền 1,700.000 đ, lập hồ sơ theo Nghị định 163: 10 đối tượng để quản lý
giáo dục tại địa bàn. Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, tuần tra trực
bảo vệ an toàn các ngày lễ, bảo vệ Đại hội Đảng – phong trào quần chúng bảo vệ

an toàn Tổ quốc được tiếp tục triển khai, tổ chức học tập cam kết thực hiện mục
tiêu 3 giảm có 827 hộ đạt 95%, được công nhận xã không có mại dâm ma tuý.
II.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
- Vị trí tương đối thuận lợi vì có tuyến đường Quốc lộ 1A chạy qua, gần
trung tâm huyện tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các xã trong huyện,
các huyện trong tỉnh, với vùng kinh tế …
- Nhân dân yêu quê hương đất nước, cần cù lao động, có ý chí vươn lên, có
một nền văn hoá phong phú đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc, sáng tạo và đoàn kết
là động lực để phát triển kinh tế.
- Kinh tế địa phương tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù
hợp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang từng bước phát triển. Thương mại dịch vụ ngày càng mở rộng, ổn định, đây sẽ là mũi nhọn đột phá phát triển kinh tế
của địa phương trong thời gian đến.
- Trong đầu tư cho kết cấu hạ tầng, nguồn lực xã hội được huy động ngày
càng khá hơn, công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh bước đầu chất


×