Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT GÂY RỤNG LÁ NHÂN TẠO PHÒNG BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY CAO SU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 71 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT GÂY RỤNG LÁ NHÂN TẠO
PHÒNG BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY CAO SU

Sinh viên thực hiện: BÙI VĂN SƠN
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Niên khóa: 2008 – 2012

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2012


i

THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC
CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT GÂY RỤNG LÁ NHÂN TẠO
PHÒNG BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY CAO SU

Tác giả

Bùi Văn Sơn

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu


cấp bằng Kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Anh Nghĩa
ThS. Nguyễn Đôn Hiệu
ThS. Trần Văn Lợt

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2012


ii

LỜI CẢM ƠN

Con biết ơn sâu sắc của con đối với ba, mẹ và gia đình đã chăm sóc, dưỡng dục
con nên người.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm khoa Nông học cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Nông trường
Cao su Cẩm Mỹ - Công ty TNHH MTV TCTCS Đồng Nai, đã tạo điều kiện để tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
TS. Nguyễn Anh Nghĩa, trưởng Bộ môn Bảo vệ Thực vật, đã tạo điều kiện để
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Th.S Nguyễn Đôn Hiệu và KS. Nguyễn Phương Vinh đã trực tiếp hướng dẫn,
truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức vô cùng quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận này
và giúp cho công việc sau này của tôi.
Th.S Trần Văn Lợt, giáo viên hướng dẫn đề tài, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn

tôi hoàn thành khóa luận.
Tất cả các cô, chú, anh, chị trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Bộ môn.
Các bạn cùng thực tập tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên cứu Cao su
Việt Nam đã giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm với tôi trong suốt quá trình thực
tập.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012
Bùi Văn Sơn


iii

TÓM TẮT
Bùi Văn Sơn, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. “Thử
nghiệm và đánh giá hiệu lực của một số hóa chất gây rụng lá nhân tạo phòng
bệnh phấn trắng trên cây cao su”. Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2011 đến
07/2012, tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và Nông
trường Cao su Cẩm Mỹ - Công ty TNHH MTV TCTCS Đồng Nai. Đề tài được tiến
hành với các nội dụng:
Đánh giá hiệu lực gây rụng lá trên cây cao su của một số hóa chất.
Đánh giá hiệu quả phòng bệnh phấn trắng trên cây cao su của biện pháp gây
rụng lá nhân tạo.
Kết quả đạt được:
Hóa chất ethephon có hiệu lực gây rụng lá cao, với 3 nồng độ đạt hiệu lực gây
rụng lá cao nhất là nghiệm thức ethephon 0,12% đạt 96%; nghiệm thức ethephon
0,16% và ethephon 0,2% đạt 100%. Tuy nhiên, nghiệm thức ethephon 0,2% bị ngộ
độc cao.
Hóa chất Hoptri Bon có hiệu lực gây rụng lá không cao chỉ gây rụng tầng lá
xanh đậm, các nghiệm thức sử dụng Hoptri Bon thì nghiệm thức Hoptri Bon 0,7% gây
rụng đạt hiệu quả cao nhất là 69,33%.

Bệnh phấn trắng gây hại nặng trên tất cả nghiệm thức với CSB đạt trên 80%,
việc phòng bệnh phấn trắng không thành công. Tuy nhiên, hiệu quả gây rụng lá đạt
hiệu quả cao nếu được phun ướt đều trên mặt lá, làm rụng lá đồng loạt tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phòng bệnh phấn trắng bằng thuốc một cách hiệu quả, ít tốn kém.


iv

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

TRANG TỰA .................................................................................................................. i
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... vii
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây cao su................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc............................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc tính sinh vật học của cây cao su và khả năng thích nghi ............................... 3
2.2 Tình hình phát triển cây cao su tại Việt Nam. ...........................................................4
2.3 Sâu bệnh hại trên cây cao su......................................................................................5
2.3.1 Tổng quan về sâu bệnh hại trên cây cao su ............................................................ 5
2.3.2 Bệnh phấn trắng trên cây cao su ............................................................................. 6
2.3.2.1 Sơ lược về nấm Oidium heveae Steinm .............................................................. 6

2.3.2.2 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh phấn trắng trên cây cao su .....8
2.4 Hiện tượng rụng lá qua đông ...................................................................................11
2.5.1 Ethephon (40%) ....................................................................................................13
2.5.2 Hoptri Bon ............................................................................................................15
2.6 Một số nghiên cứu gây rụng lá nhân tạo trên cây trồng ..........................................17


v

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ...........................................................18
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................18
3.3 Vật liệu - Phương pháp ............................................................................................18
3.3.1 Nhóm thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số hóa chất gây rụng lá trên cây cao
su .................................................................................................................................... 18
3.3.1.2 Thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng bệnh phấn trắng bằng biện pháp gây rụng
lá nhân tạo trên vườn cao su kinh doanh. ......................................................................21
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................23
4.1 Đánh giá hiệu lực một số hóa chất gây rụng lá trên cây cao su. .............................23
4.1.1 Hiệu quả gây rụng lá của ethephon ......................................................................23
4.1.1.1 Hiệu lực gây rụng lá ..........................................................................................23
4.1.1.2 Mức độ ngộ độc trên chồi ..................................................................................24
4.1.2 Hiệu quả gây rụng của Hoptri Bon (thiourea) ..................................................... 26
4.2 Khả năng áp dụng biện pháp gây rụng lá nhân tạo để phòng bệnh phấn trắng trên
vườn cây cao su kinh doanh ..........................................................................................28
4.2.1 Hiệu quả gây rụng lá và thời gian cây cao su tái sinh bộ lá mới sau xử lý. .........28
4.2.2 Hiệu quả phòng bệnh phấn trắng .......................................................................... 30
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................32
5.1 Kết luận....................................................................................................................32
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................33

PHỤ LỤC ......................................................................................................................36


vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AGROINFO

Trung tâm Thông tin Phát triển (Agronomical Information)

Cs

Cộng sự

CSB

Chỉ số bệnh

CV

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

DVT

Dòng vô tính

IPSARD

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

(Instituteof Policy and Strategy for Agriculture and Rural
Development)

IRDB

Hiệp hội nghiên cứu và phát triển cao su thiên nhiên quốc tế
(International Rubber Research Development Board)

LH

Lai hoa

PBZ

Pachlorbutazol

RRIM

Viện Nghiên cứu Cao su Malaysia (Rubber Research Institute of
Malaysia

RRIV

Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (Rubber Research Institute of
Viet Nam

TLB

Tỷ lệ bệnh


TNHH MTV

Công ty Trách Nhiệm Hữu hạn Một thành viên Tổng công ty Cao su

TCTCS
VNCCSVN

Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng

Trang

Bảng 3. 1 Bảng phân cấp mức độ rụng lá trên từng chồi ..............................................20
Bảng 3. 2 Bảng phân cấp mức độ ngộ độc trên chồi ....................................................20
Bảng 3. 3 Bảng phân cấp mật độ tán lá.........................................................................21
Bảng 3. 4 Bảng phân cấp mức độ bệnh rụng lá phấn trắng trên tán lá cây cao su .......22
Bảng 4. 1 Hiệu lực gây rụng lá (%) sau khi xử lý thuốc tại các thời điểm quan trắc ...23
Bảng 4. 2 Mức độ ngộ độc trên chồi (%) sau khi xử lý thuốc tại các thời điểm quan
trắc .................................................................................................................................25
Bảng 4. 3 Hiệu lực gây rụng lá ở các nghiệm thức xử lý bằng Hoptri Bon .................27


viii


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH
Sơ đồ - Đồ thị - Hình

Trang

Sơ đồ 3. 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả gây rụng lá trên cây cao su ở
nghiệm thức sử dụng ethephon ......................................................................................19
Sơ đồ 3. 2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả gây rụng lá trên cây cao su ở
nghiệm thức sử dụng Hoptri Bon ..................................................................................19
Đồ thị 4. 1 Diễn biến cấp độ tán lá trung bình ở những nghiệm thức theo thời gian ...29
Đồ thị 4. 2 Diễn biến chỉ số bệnh (CSB) phấn trắng sau các đợt quan trắc..................30
Hình 2. 1 Hình thái nấm Oidium heveae ........................................................................7
Hình 4. 1 Hình ảnh ngộ độc của chồi ...........................................................................26
Hình 4. 2 Hình ảnh lá bị co lại và cháy lá do phun Hoptri Bon (thiourea) ..................28


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bệnh phấn trắng do nấm Oidium heveae Steinm. gây ra là một trong những bệnh
hại quan trọng ở hầu hết các vùng trồng cao su tại Việt Nam. Bệnh xuất hiện phổ biến
vào vào giai đoạn cây cao su thay lá và bùng phát trong điều kiện thời tiết có nhiều
sương mù, nhiệt độ thấp. Bệnh gây hại chủ yếu trên chồi và lá non làm cây cao su bị
rụng lá nhiều lần. Bệnh có thể làm chậm sinh trưởng hoặc gây chết chồi ở các đối
tượng cao su trên vườn ươm, vườn nhân và vườn kiến thiết cơ bản. Trên đối tượng cao
su kinh doanh, bệnh có thể làm giảm sản lượng, do thời gian thu hoạch mủ trong năm
bị rút ngắn và cây cao su bị tiêu hao một lượng lớn chất dinh dưỡng do phải ra lá nhiều
lần. Theo Phan Thành Dũng (2004), bệnh phấn trắng có thể làm giảm từ 10 - 50% sản

lượng trên đối các vườn su kinh doanh. Trước đây, công tác phòng trừ bệnh phấn trắng
đã được thực hiện và cho kết quả khá tốt ở các đối tượng vườn ươm, vườn nhân và
vườn cao su kiến thiết cơ bản. Tuy nhiên, trên đối tượng cao su kinh doanh, việc
phòng trừ bệnh phấn trắng thường ít được quan tâm thực hiện, do hiệu quả kinh tế
không cao, thiếu phương tiện xử lý và gây ô nhiễm môi trường. Trong thời gian gần
đây, giá trị kinh tế cây cao su ngày càng được khẳng định và vấn đề phương tiện đưa
thuốc đến tán lá vườn cây kinh doanh cũng đang dần được giải quyết, đã mở ra nhiều
hướng nghiên cứu mới cho việc phòng trừ bệnh phấn trắng trên đối tượng cao su này.
Theo nguyên lý bệnh hại cây trồng, một dịch bệnh không thể bùng phát và gây
hại nghiêm trọng nếu các yếu tố ký sinh, ký chủ và môi trường không cùng ở điều kiện
thuận lợi. Việc gây rụng lá nhân tạo, nhằm giúp các vườn cao su kinh doanh ra lá sớm


2

và ổn định trước mùa bệnh, sẽ làm giảm mức độ gây hại của nấm O. heveae trên đối
tượng cao su này. Theo Jean Guyot (2001) gây rụng lá nhân tạo sẽ đạt hiệu quả hơn
thuốc trừ nấm, ít tốn kém do giảm số lần xử lý. Từ những thực tế và giả thuyết nêu
trên, đề tài “thử nghiệm và đánh giá hiệu lực của một số hóa chất gây rụng lá
nhân tạo phòng bệnh phấn trắng trên cây cao su” đã được thực hiện, nhằm chọn ra
loại hóa chất và nồng độ thích hợp để gây rụng lá trên cây cao su, đồng thời đánh giá
khả năng áp dụng biện pháp gây rụng lá nhân tạo để phòng bệnh phấn trắng trên đối
tượng cao su kinh doanh.
1.2 Mục đích
- Chọn ra loại hóa chất và nồng độ thích hợp để gây rụng lá trên cây cao su.
- Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp gây rụng lá nhân tạo để phòng bệnh phấn
trắng trên các vườn cao su kinh doanh.
1.3 Yêu cầu
- Đánh giá hiệu lực và xác định nồng độ thích hợp để gây rụng lá trên cây cao su ở
điều kiện vườn nhân của một số hóa chất.

- Đánh giá hiệu quả và xác định thời gian gây rụng lá hợp lý để phòng bệnh phấn
trắng trên đối tượng cao su kinh doanh.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây cao su
2.1.1 Nguồn gốc
Cây cao su (Heavae brasiiensis) thuộc chi Hevea, họ thầu dầu Euphorbiaceae.
được tìm thấy trong tình trạng hoang dại ở khu vực phía Nam sông Amazon trải rộng
đến vùng Acre, Mato grosso và Parana của Brasil và một phần của Bolivia và Peru
(IRRDB, 1995). Cây cao su hoang dại cũng được tìm thấy ở phía bắc sông Amazon,
phía Tây Nam của Manaus và cực Nam của Columbia (Đặng Văn Vinh, 1997).
2.1.2 Đặc tính sinh vật học của cây cao su và khả năng thích nghi
Cây cao su thích hợp sinh trưởng và phát triển ở những vùng có nhiệt độ từ 25 −
300C, lượng mưa tối thích từ 1.500 − 2.000mm/năm với số ngày mưa từ 100 − 150
ngày/năm. Tốc độ gió từ 1 - 2m/s1. Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến
cường độ quang hợp do đó ảnh hưởng đến sản lượng vườn cây, số giờ chiếu sáng thích
hợp từ 1.800 − 2.800 giờ/năm (Nguyễn Thị Huệ, 2007).
Cây cao su Hevea brasiliensis thuộc loại thân gỗ, to khỏe, vỏ có màu xám và
tương đối láng. Đây là loài cây cao nhất trong các giống cây cho mủ. Trong điều kiện
hoang dại, cây cao su có thể cao trên 40 m và sống trên 100 năm. Tuy nhiên, khi được
trồng trong các đồn điền, cây cao su chỉ cao không quá 25 m, chu kỳ sống từ 25 − 30
năm do quá trình khai thác mủ, khi năng suất thấp sẽ được thanh lý và trồng mới lại.
Rễ: có hai loại. Rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc mọc sâu vào lòng đất, rễ giữ cho cây
đứng vững. Hệ thống rễ bàng rất phong phú và lan rộng từ 6 − 9m (Nguyễn Thị Huệ,
2007). Do đó rễ bàng thường đan chéo nhau, đôi khi dính nhau và thường phân bố tập
trung trong vùng đất mặt khoảng 30 cm. Toàn bộ hệ thống rễ chiếm khoảng 15% trọng



4

lượng toàn cây khi trưởng thành, rễ phát triển nhanh khi cây phát triển mạnh và ngược
lại.
Lá: lá cao su thuộc loại lá kép, gồm 3 lá chét với phiến lá mọc cách, lá non có
màu đỏ đồng, lá trưởng thành có màu xanh lục đậm ở mặt trên phiến lá, mặt dưới
phiến lá có màu nhạt hơn, lá phát triển theo tầng. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam để
hình thành một tầng lá mới cần khoảng 25 − 35 ngày trong điều kiện mùa mưa và
40−45 ngày trong điều kiện mùa khô. Cây cao su là loài cây rụng lá hằng năm ở những
vùng có mùa khô và mưa rõ rệt, cây từ 3 năm tuổi trở lên có đặc tính thay lá mới vào
một thời điểm cố định trong năm, toàn bộ tán lá vàng và rụng, sau đó cây tái tạo lại bộ
lá mới, hiện tượng này gọi là rụng lá sinh lý qua đông. Tại Việt Nam cây cao su rụng
lá qua đông vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 hằng năm, tùy theo dòng vô tính, tuổi cây,
điều kiện môi trường mà quá trình rụng lá diễn ra từng phần hay toàn phần, thông
thường thời gian rụng lá có thể từ 15 − 20 ngày hoặc kéo dài hơn một tháng (Nguyễn
Thị Huệ, 2007).
Hoa: hoa cao su có màu vàng hơi ngả lục, cuống hoa ngắn có mùi hương nhẹ,
dạng hoa hình chuông với 5 lá đài. Hoa đực dài khoảng 5 mm mang một cột nhị chứa
10 nhị đực chia làm hai vòng trên cột nhị. Hoa cái màu vàng lục dài khoảng 8mm, có 3
noãn cùng với 3 vòi nhụy màu trắng hơi dính. Thường hoa đực và hoa cái không nở
cùng một lúc nên xảy ra hiện tượng thụ phấn chéo giữa các cây (Webster và Baulkwil,
1989 trích dẫn bởi Phan Đình Thảo, 2004).
Quả: cây cao su có quả hình tròn hơi dẹt có đường kính từ 3 − 5 cm thuộc loại
quả nang gồm 3 ngăn mỗi ngăn chứa một hạt. Quả cao su sau khi được hình thành và
phát triển được 12 tuần thì đạt kích thước tối đa, sau16 tuần thì vỏ hóa gỗ, sau 19 − 20
tuần thì quả chín. Hạt cao su hơi dài, có hình bầu dục, kích thước biến động từ 2,0 −
3,5 cm, trọng lượng hạt từ 2,5 − 6,0 g. Bên trong hạt có nhân và phôi nhũ (Nguyễn Thị
Huệ, 2007).

2.2 Tình hình phát triển cây cao su tại Việt Nam.
Cây cao su được du nhập và trồng thành công tại Việt Nam vào năm 1897
(Đặng Văn Vinh, 1997), từ đó đến nay diện tích và sản lượng cao su nước ta không


5

ngừng tăng lên. Theo AGROINFO và IPSARD (2009), năm 2008 diện tích cao su tại
Việt Nam là 601.800 ha (chiếm 5,4% diện tích cao su thiên nhiên thế giới và xếp hàng
thứ 5 sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ). Hiện nay ở nước ta, cây cao su là
cây trồng có giá trị xuất khẩu cao.Theo Bộ Công Thương, năm 2011 ngành cao su Việt
Nam đạt sản lượng khoảng 800.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt khoảng 3,2 tỉ
USD, tăng 35,5% về giá trị so với năm 2010 (Tạp chí Cao su Việt Nam, 2012).
Theo định hướng phát triển của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam sau
khi đạt được diện tích 700 nghìn ha sẽ lập kế hoạch tiếp tục mở rộng để đạt được diện
tích 850 nghìn ha cao su vào năm 2015 (AGROINFO và IASRD, 2009).
2.3 Sâu bệnh hại trên cây cao su
2.3.1 Tổng quan về sâu bệnh hại trên cây cao su
Sâu bệnh hại là nhân tố quan trọng làm hạn chế việc mở rộng diện tích cây cao
su đến vùng trồng mới. Theo Nguyễn Hải Đường (1996), hằng năm nấm bệnh làm
thiệt hại khoảng 15% sản lượng cao su thiên nhiên thế giới. Tại Nam Mỹ, nguyên quán
của cây cao su, đến nay vẫn chưa thực hiện được sự nghiệp trồng cao su trên quy mô
lớn, nguyên nhân chủ yếu do tại đây chưa thể kiểm soát được bệnh rụng lá Nam Mỹ do
nấm Mycrocyclus ulei gây nên (Phan Thành Dũng, 2004). Cũng theo Nguyễn Hải
Đường (1996) tại Việt Nam thiệt hại do nấm bệnh gây ra hằng năm rất lớn, đặc biệt là
các bệnh: nấm hồng, phấn trắng và loét sọc miệng cạo.
Theo Chee (1976), có 550 loài sinh vật gây hại trên cao su, trong đó có 26 loài
gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế. Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của
các chuyên gia Trung Quốc (1961 − 1964) và Nguyễn Hải Đường (1965 − 1995), có
19 loại bệnh gây hại trên cao su gồm: 7 bệnh lá, trong đó 3 bệnh chính gây hại kinh tế

là: phấn trắng, rụng lá mùa mưa và héo đen đầu lá. 5 bệnh thân cành, trong đó 3 bệnh
chính gây hại kinh tế: nấm hồng, thối vỏ và khô ngọn cành. 3 bệnh mặt cạo, trong đó 2
bệnh chính gây thiệt hại kinh tế: loét sọc mặt cạo và khô mủ. 4 bệnh rễ, trong đó 2
bệnh chính nhưng hiếm gặp, chỉ thấy ở Miền Trung và Miền Bắc của Việt Nam: bệnh
rễ đỏ và bệnh rễ nâu. 13 loại sâu hại, trong đó 4 loại phổ biến nhất: mối ăn vỏ và rễ cao
su tươi, sùng, câu cấu và sâu ăn lá.


6

Do được trồng độc canh trên diện tích lớn trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều.
Gần đây, tình hình bệnh hại trên cây cao su tại Viêt Nam ngày càng trở nên nghiêm
trọng. Bên cạnh các bệnh truyền thống như: nấm hồng, loét sọc mặt cạo, phấn trắng,
còn có sự xuất hiện của bệnh Botryodiplodia và Corynespora. Nghiêm trọng hơn, vào
năm 2010, bệnh Corynespora đã bùng phát và gây hại nghiêm trọng ở hầu hết các
vùng trồng cao su chính của Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ.
2.3.2 Bệnh phấn trắng trên cây cao su
Trong số các loại bệnh trên cây cao su, bệnh phấn trắng do nấm O. heveae là
một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của vườn
cây cao su. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên 1918 tại Java. Hiện nay, loại bệnh này đã
xuất hiện ở hầu hết các nước trồng cao su tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ (Nguyễn
Thị Huệ, 2007).
Bệnh phấn trắng xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn cây cao su thay lá. Bệnh gây
hại chủ yếu trên chồi và lá non. Bệnh có thể gây chết cây ở điều kiện vườn ương, vườn
nhân và vườn cao su KTCB. Trên đối tượng bệnh có thể gây rụng lá nhiều lần, dẫn đến
thời gian cạo mủ trong năm bị rút ngắn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng
thu hoạch.
2.3.2.1 Sơ lược về nấm Oidium heveae Steinm
 Phân loại

Nấm O.heveae là tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng rụng lá thứ cấp trên cây
cao su. Theo Phan Thành Dũng và Nguyễn Anh Nghĩa (2011), nấm còn có tên khác
là Acrosporium heveae (Steinm.) Subramania. Theo NCBI (2012) nấm O.heveae có hệ
thống phân loại như sau: Giới: Fungi, ngành: Ascomycota, lớp: Leotiomycetes, bộ:
Erysiphales, họ: Erysiphaceae, chi: Oidium,loài: Oidium heaveae.
 Đặc điểm hình thái
Sợi nấm O.heveae có cấu tạo đa bào, màu trắng trong suốt và phân cành. Cành
sinh bào tử không màu, không phân cành và hợp với sợi nấm theo chiều thẳng đứng.
Bào từ có dạng elip hoặc hình trống, kích thước biến động trong khoảng 25 − 42x12 −


7

17 μm. Có 2 − 4 bào tử đính thành chuỗi trên một cành (Phan Thành Dũng và Nguyễn
Anh Nghĩa, 2011).

Hình 2. 1 Hình thái nấm O. Heveae (Nguồn: Sivanesan và Holliday, 1976)

 Đặc tính sinh vật học
Nấm O. heveae thuộc loại ký sinh bắt buộc (chỉ sống và phát triển trên cây ký
chủ), bào tử nảy mầm và xâm nhập vào lá qua khí khổng hoặc xuyên qua tầng cutin và
biểu bì dậu. Nấm phát tán bào tử nhờ gió và tồn tại từ mùa này sang mùa khác trên cây
thực sinh trong vườn khai thác, vườn ươm và vườn nhân. Ngoài ra, nấm còn ký sinh
trên cỏ mực, cây xà bông, cây song mây (Phan Thành Dũng và Nguyễn Anh Nghĩa,
2011).
Những nghiên cứu in vitro và in vivo của Lyanage và cộng sự (1985) cho biết,
một tỷ lệ cao bào tử O.heveae lấy được từ những lá nhiễm bệnh đã không nảy mầm
nếu không được rung nhẹ để loại đi những bào tử già có sức sống kém. Bào tử nấm
O.heveae có thể nảy mầm ở nhiệt độ 5 − 35oC, đạt cực đại ở 25 − 35oC và bị ức chế



8

hoàn toàn ở 40oC. Bào tử có thể nảy mầm trong khoảng biến thiên độ ẩm rất rộng, tuy
nhiên để quá trinh xâm nhiễm diễn ra tốt hơn thì cần có độ ẩm cao. Khi ủ ở nhiệt độ
cao sự nảy mầm của bào tử tốt hơn trong trạng thái bảo hòa nước và có sự giảm rõ rệt
khi để khô. Bào tử vẫn có khả năng nảy mầm và sinh trưởng tốt trên môi trường trơ
như lam kính và bề mặt lá khi có mặt của nước tự do như sương mù. Tuy nhiên, sự
hình thành bào tử bị ức chế khi kéo dài thời gian nấm trong nước. Dưới ánh sáng nhân
tạo sự nảy mầm của bào tử xảy ra tốt hơn trong tối. Ánh sáng trực tiếp của mặt trời và
tia cực tím gây ảnh hưởng xấu đến sự nảy mầm của bào tử, điều này thể hiện rõ trên
các bào tử rời rõ hơn các bào tử dính chặt với nhau trên lá.
 Khả năng tồn tại và phát tán của nấm O.heveaetrong môi trường tự nhiên
Các bào tử nấm tồn tại suốt năm trên các cây con trên vườn ương, các chồi non
mọc dưới tán cây già và khi gặp điều kiện thuận lợi nấm sẽ sản sinh ra các bào tử để
phát triển và gây bệnh (Nguyễn Thị Huệ, 2007). Bào tử từ các ổ nấm ban đầu phát tán
rơi trên lá, sau 2 giờ mọc mầm xâm nhiễm vào mô lá. Qua giai đoạn tiềm dục khoảng
3 − 4 ngày nấm hình thành bào tử vô tính, phát tán đi xa tiến hành nhiều đợt xâm
nhiễm lại, mở rộng diện tích bệnh một cách nhanh chóng.

 Triệu chứng
Lá có màu nâu và xanh nhạt là giai đoạn mẫn cảm nhất (1 – 10 ngày tuổi ), lá bị
rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù, sau giai đoạn này lá không bị
rụng mà để lại các vết bệnh với nhiều dạng loang lổ có màu nâu nhạt trên phiến lá. Sau
khi bị nấm xâm nhiễm 7 – 10 ngày, nhiều bào tử hình thành trên vết bệnh có bột màu
trắng ở cả hai mặt lá và nhiều ở mặt dưới của lá. Lá rụng từng lá chét một để trơ
cuống, sau đó những cuống này cũng bị rụng. Nếu lá không bị rụng, toàn bộ phiến lá
bị biến dạng và chuyển qua màu vàng nhạt (Phan Thành Dũng và Nguyễn Anh Nghĩa,
2011).
2.3.2.2 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh phấn trắng trên cây cao

su


9

Phương pháp sử dụng lá cắt rời để lây bệnh phấn trắng nhân tạo được Lim đưa
ra năm 1972. Có sự khác biệt lớn về số lượng bào tử đính trên cành bào tử
(conidiphore) có trong từng khuẩn lạc (colony) phát triển trên bề mặt lá của các dvt.
Những dvt mẫn cảm có số lượng bào tử cao và diện tích vết bệnh cũng lớn hơn so với
các dvt ít mẫn cảm hơn, (Lim, 1972).
Trước năm 1980, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV) đã xây dựng vườn
kiểm định bệnh để đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các dòng vô tính cao su nhập nội
từ Malaysia và Sri Lanka, dựa theo phương pháp do các nhà nghiên cứu của Viện
Nghiên cứu Cao su Malaysia (RRIM) đề xuất. Bước đầu đã xác định được mức độ
nhiễm bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá của các dòng vô tính này, kết quả thu thập từ
vườn kiểm định bệnh cho thấy có sự tương quan với kết quả quan trắc thực hiện trên
cây trưởng thành trồng ngoài sản xuất (Nguyễn Hải Đường và cs, 1990).
Trong giai đoạn 1996 − 2000, phương pháp tuyển non trong phòng thí nghiệm
cũng đã được thực hiện và mang lại kết quả tin cậy. Cùng thời gian này, một vườn
kiểm định bệnh đã được thiết lập với 87 dvt, bước đầu đã xác định được mức độ nhiễm
bệnh phấn trắng và héo đen đầu lá ở những dvt này, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu
giống về sau (Phan Thành Dũng và cs, 2000).
Bệnh phấn trắng do nấm O. heveae gây ra trên cây cao su đã được báo cáo lần
đầu tiên tại Indonesia (Arens, 1918), sau đó bệnh cũng được ghi nhận tại các quốc gia:
Uganda (Small, 1924), Sri Lanka (Stughton haris, 1925), Malaysia (Sharples, 1926)
vàẤn Độ (Mitra và Mehta, 1938). Ngoài ra bệnh cũng được ghi nhận tại Papua New
Guinea năm 1967 (trích dẫn bởi Phan Thành Dũng, 2004). Hiện nay bệnh phấn trắng
được ghi nhận tại hầu hết các quốc gia trồng cao su trên thế giới.
Tác hại của bệnh phấn trắng trên cây cao su biến động tùy thuộc vào điều kiện
khí hậu cụ thể ở từng quốc gia và từng vùng sinh thái, bệnh gây hại nặng tại những

vùng khí hậu mát mẻ và thường xuyên xuất hiện sương mù. Theo Leitch (1971), không
thể canh tác được những dvt cao su mẫn cảm với nấm O. heveae trong điều kiện khí
hậu mát mẻ tại những vùng có cao trình trên 300 m ở Srilanka, trong khi có thể canh
tác tốt những dvt này tại những vùng thấp hơn như Java (Indonesia) (trích dẫn bởi
Lim, 1972).


10

Theo Thomson và cs. (2000), dvt LCB 870 của Sri Lanka có khả năng kháng
bệnh phấn trắng, tuy nhiên dvt này không được trồng phổ biến do năng suất thấp. Theo
kết quả đánh giá nguồn gen IRRDB’81, những cây lai xuất phát từ cây bố mang nguồn
gen IRRDB’81 như RO 44/268 và RO 44/71 có khả năng kháng bệnh phấn trắng (Lại
Văn Lâm và cs., 2009).
Tại Ấn Độ, các dvt được sắp xếp theo mức độ mẫn cảm với bệnh phấn trắng
như sau:
• Ít mẫn cảm: PB 86, GT1, GL 1, PR 107, PB 5/139, RRIM 703, RRII 208 và PB
310.
• Mẫn cảm: TJIR 1, PB 5/51 và RRIM 601.
• Rất mẫn cảm: RRII 105, RRII 108, RRII 300, PB 261, PB 217, PB 235, PB 280 và
PB 311.
Theo Tổng Công ty Cao su Việt Nam (2004), các dvt VM 515; PB 235; PB
255; RRIV 4 và GT 1 có tính mẫn cảm cao đối với bệnh phấn trắng. Theo Nguyễn Thị
Huệ (2007), các dvt ít mẫn cảm với bệnh phắn trắng như: AV 2037, RRIC 100, RRIC
102 và PB 311.
Kết quả phân hạng mức độ nhiễm bệnh phấn trắng thực hiện tại vườn kiểm định
An Lộc/Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (Phan Thành Dũng, 2004):
• Các dvt nhiễm rất nặng: LH 83/164, RRIC 100, PB 311, LH 83/032, IRCA 209, GU
176, PB 314, PR 107, RRIC 101, LH 88/251, LH 82/198, LH 88/314 và LH 88/217.
• Các dvt nhiễm nặng: IAN 2930, RRIM 600, GU 198, GT 1, IRCA 130, LH 82/183,

IRCA 41, LH 82/182, LH 83/150, IRCA 109, PB 330, LH 83/599, VM 515, LH
83/075, LH 83/008, LH 83/480, PB 255, PB 254, FX 2804, LH 90/140, IAN 6323
và LH 83/086.
• Các dvt nhiễm trung bình: PB 28/58, LH 83/152, GU 969, RRIC 121, LH 90/236,
LH 80/036, GU 161, LH 83/259, IAN 6721, PB 86, PB 217, LH 82/104, PB 324,
LH 83/083, LH 83/075, RRIC 130, LH 83/029, IRCA 18, RRIC 102, IAN 3844,


11

IRCA 230, VT 93/114, RRIC 115, RRIC 132, IRICA 111, LH 82/156, LH 83/087,
IRCA 27, LH 83/450, PB 235, RRIM 712, VE 1, LH 88/241 và LH 83/289.
• Các dvt nhiễm nhẹ: LH 82/158, PB 280, LH 83/085, RRIC 126, RRIC 117, PB 260,
FX 3864, RRIC 123, RRIC 128, PB 5/51, LH 82/145 và RRIC 111.
Hiện nay, để quản lý bệnh phấn trắng trên cây cao su, có thể áp dụng các biện
pháp như trồng dvt chống chịu với bệnh phấn trắng, biện pháp hóa học, sinh học.
Ngoài ra, còn có thể vận dụng biện pháp né bệnh, bằng cách gây rụng lá nhân tạo, để
gây rụng lá nhân tạo trên các vườn cây kinh doanh. (Nguyễn Phương Vinh, 2009)
2.4 Hiện tượng rụng lá qua đông
Nhiều nghiên cứu cho thấy, đặc tính qua đông của từngdvt cũng có ảnh hưởng
đến mức độ nhiễm bệnh phấn trắng. Popalar (1972) nhận định rằng: cây cao su rụng lá
trể thường nhiễm bệnh phấn trắng nặng nặng hơn so với những dvt có thời gian rụng lá
qua đông sớm hơn.
Theo Rao (1971), cây cao su là loại cây rụng lá theo mùa, rụng lá quý đầu tiên
của năm, bắt đầu rụng khi thời tiết khô, sự rụng phụ thuộc vào sự khác biệt giữa các
dòng vô tính, giữa các vùng trong một nước, và từ năm này sang năm khác.
Hiện tượng rụng lá qua đông chỉ xảy ra ở những cây cao su trên 3 năm tuổi. Sự
rụng lá qua đông chỉ dùng để mô tả sự thay lá hàng năm của những lá cao su già, làm
cho toàn bộ hay một phần cây bị trụi lá chỉ trong một thời gian ngắn. Bình thường sau
khi lá rụng 2 tuần, thì các chồi non bắt đầu mọc ra, một tuần sau đó phiến lá mới trải

ra. Năng suất mủ luôn luôn giảm nhẹvào lúc lá rụng tập trung nhất và trong giai đoạn
thay lá mới năng suất càng giảm rõ rệt. Sự rụng lá qua đông là do thời tiết của mùa
khô và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lượng mưa trong thời gian này. Nơi có mùa khô rõ
rệt thì khoảng thời gian rụng lá qua đông diễn ra nhanh, tất cả các lá trên cây đều rụng
cùng lúc trong một thời gian ngắn. Sự thay lá mới được hoàn thành nhanh chóng trước
khi thời tiết ẩm bắt đầu trở lại, khi đó năng suất mủ trong lúc này thường giảm không
nhiều. Ngược lại nơi nào trong năm không có mùa khô rõ rệt mà chỉ có mùa mà có
lượng mưa thấp hơn bình thường thì sự rụng lá qua đông diễn ra từ từ, cây cao su
không trụi lá hoàn toàn và sự tái sinh lá mới chậm hơn làm năng suất giảm mạnh hơn.


12

Nơi nào mà sự thay lá không hoàn tất được trước khi có thời tiết ẩm hơn đến (mùa
mưa đến) thì các loại bệnh lá có khả năng gây hại lá non, gây rụng lá thứ cấp kéo dài
thêm giai đoạn năng suất thấp. Nơi nào trong một năm có nhiều hơn một mùa khô thì
lá thay đổi liên tục nhưng từng phần một.
Các dvt khác nhau thì có đặc tính rụng lá qua đông khác nhau, đại đa số các dvt
lại trụi lá hoàn toàn trong một thời gian, gọi là qua đông hoàn toàn, một số thường
đồng thời rụng và thay một phần bộ lá trong một giai đoạn tương đối dài và chúng
không có dấu hiệu rõ ràng của hiện tượng qua đông còn gọi là qua đông không hoàn
toàn. Phần còn lại các dvt đều nằm trong nhóm trung gian giữa 2 nhóm kể trên. Các
dvt khác nhau cũng có thay đổi đáng kể về sự giảm năng suất khi thay lá. Ở những
vùng có mùa khô phân biệt rõ rệt thì cao su sẽ qua đông trong thời gian này, bộ tán lá
mới hình thành sớm sẽ không bị gây hại nặng quá mức, còn ở những vùng không có
mùa khô hoặc là có mùa mưa đều đặng thì sự rụng lá qua đông phải diễn ra trong thời
gian mưa gián đoạn, ẩm độ không khí cao. Tình trạng ẩm ướt kéo dài tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của bệnh phấn trắng, những lá non chưa thành thục có màu
xanh tươi, phát triển trong thời gian qua đông đều có thể bị bệnh gây hại nặng, lá rụng
liên tục có thể dẫn đến sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh thứ cấp khác, chết

lại thân cành và chết toàn bộ cây (giai đoạn vườn ương). Tình trạng như vậy thể hiện
nghiêm trọng nhất xảy ra ở những nơi có nhiều mưa hơn các nơi khác (Webster và
Paardekooper, 1989).
Theo An (2009), đã sơ tuyển và đánh giá về quá trình rụng lá qua đông của một
số dvt cao su:
- Rụng lá qua đông muộn: LH 94/267, LH 94/501, LH 96/308, LH 98/377, LTD
98/1149, LH 91/486, LH 96/345, LH 97/697, RRIV 4, LH 94/286, LH 97/657, PB
235, LTD 98/341, LH 98/241, LH 94/374.
- Rụng lá qua đông trung bình: LH 97/196, LH 96/305, LH 94/475, LTD 98/673.
- Rụng lá qua đông sớm: LH 94/62, RO 25/254, LH 97/80, LH 98/42, LH 94/612.
- Rụng lá qua đông rất sớm: LTD 98/685, LH 94/481, LH 88/185.
2.5 Các loại hóa chất gây rụng lá sử dụng trong đề tài


13

2.5.1 Ethephon (40%)
Nơi sản xuất : công ty Bayer Vietnam Ltd.
Tính chất: là chất lỏng không màu, không mùi tan nhiều trong nước. Nó được
ổn định trong dạng acid và bị phá hủy khi pH lớn hơn 3,5.
Nhóm độc III, LD50 qua miệng 3.030 mg/kg, LD50 qua da 1.560 mg/kg.
Ethephon không độc hại với ong, ít độc hại với cá và không liên kết chặt chẽ trong mô
cây, nó có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa. (Nguyễn Mạnh Chinh, 2009).
Trên thế giới hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp hoạt chất có tác dụng tương
tự như ethylen (nhả chậm ethylen) được sử dụng nhiều hơn cả là 2-chlorethylen
phosphonic acid (ethephon) và tác dụng chính của ethephon là khí ethylen do nó sinh
ra (CH2=CH2).

 Ethylen
Ethylen (CH2=CH2) là một chất đơn giản, dạng khí, từ những năm 1917, người

ta đã phát hiện ra ethylen có ảnh hưởng kích thích sự chín của quả.
Năm 1933 − 1937, nhiều nghiên cứu xác định ethylen sinh sản trong mô thực
vật, đặc biệt trong thịt quả trong quá trình chín.
Năm 1935, Crocket (USA) đã đề nghị xem ethylen như một hormon của sự chín
ở thực vật. Sau đó bằng phương pháp phân tích rất nhạy, người ta đã phát hiện ethylen
ở trong tất cả các mô thực vật. Nó là sản phẩm tự nhiên trong quá trình trao đổi chất
trong cây.
Ngày nay người ta thừa nhận rằng ethylen là một phytohormon của thực vật vì
nó được hình thành một lượng rất nhỏ trong cây và nó đươc vận chuyển qua các mô
bằng con đường khuếch tán. Nó gây hiệu quả đặc trưng lên các quá trình sinh lý, sinh
hóa và sinh trưởng, phát triển của cây, giữ vai trò quan trọng trong quá trình chín và
hóa già của cây trồng.
Vai trò:
 Ethylen và sự chín của quả


14

Trong quá trình chín của nhiều loại quả, xảy ra hiện tượng hô hấp bột phát, ban
đầu cường độ hô hấp tăng lên rất nhanh, sự hô hấp này gắn liền với sự chín quả. Đồng
thời với cường độ hô hấp bột phát, sự sản sinh ra ethylen trong quá trình cũng tăng lên
và có dạng đường cong một đỉnh cũng như cường độ hô hấp. Điều này chứng tỏ
ethylen kích thích hô hấp bột phát và kích thích sự chín.
 Ethylen và sự rụng lá
Ethylen đươc xem như một hormon chính gây nên sự rụng. Nó hoạt hóa hình
thành tầng rời ở cuống lá, quả nhờ việc kích thích hình thành nên các enzym thủy phân
thành tế bào (xenlulase) và kiểm tra sự giải phóng enzym xenlulose từ nguyên sinh
chất vào thành tế bào. Về mặt này thì ethylen chỉ có đặc trưng lên nhóm tế bào tầng rời
mà thôi.
Tuy nhiên sự rụng của các cơ quan còn phụ thuộc sự có mặt của auxin trong lá.

Sự biến đổi tỷ lệ auxin/ethylen có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh sự rụng. Sự
xử lý auxin ngoại sinh sẽ điều hòa sự cân bằng hormon đó và sẽ kìm hãm sự rụng của
chúng.
 Tác dụng hỗ tương giữa ethylen và auxin
Auxin đã kích thích sự hình thành ethylen trong các bộ phận của cây. Thực tế
thì auxin ở nồng độ thấp có tác dụng kích thích sự sinh trưởng, còn ở nồng độ cao lại
gây ức chế. Người ta cho rằng bản thân nó không gây nên hiệu quả ức chế mà chính nó
đã sản sinh ra ethylen và đến lượt ethylen gây ức chế cho cây.
Ethylen có ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình sinh lý khác như: tính hướng
động, ức chế chồi bên, ức chế sự nảy mầm, tăng tính thẩm thấu của màng, tăng sự vận
chuyển vật chất. Ngoài những hiệu quả trên, ethylen còn sử dụng để gây rụng lá nhân
tạo,làm rụng lá một số cây trồng như bông, đậu tương vàmột số chất khác gây rụng lá
như Natri clorat, Amoni citrat,…v.v (Nguyễn Ngọc Trì, 2006).


15

Trong cây ethylen được giải phóng từ ethephon theo sơ đồ sau:

2.5.2 Hoptri Bon
Hoạt chất: thiourea 99%
Nơi sản xuất : công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí.
Thiourea (thiocarbamide, sulfourea) là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa
học tương tự như urea chỉ khác là nguyên tố oxy được thay thế bằng nguyên tố lưu
huỳnh. Thiourea tồn tại dưới 2 dạng S=C(NH2)2 (thiourea) và HS = CNHCH2
(isothiourea). Thiourea là hợp chất hóa học dạng màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ 170
- 180oC, hòa tan được trong nước và dung môi hữu cơ no, không hòa tan trong dung
môi không no, thiourea có tác dụng kích thích ra hoa giống như nitrat kali, là tác nhân
làm phá vỡ miên trạng chồi. Thúc đẩy sự sản sinh ethylen, làm rụng lá ở mãng cầu
(Phạm Đức Lập,2005).

Khuyến cáo sử dụng:
• Trên điều: phun Hoptri Bon làm rụng lá già, giúp cây ra tược, ra hóa sớm và
đồng loạt. Phun Hoptri Bon với liều lượng 70 g/bình 16 lít (đối với lá già) và 40
– 50 g/bình 16 lít (đối với trường hợp vừa có lá già và lá non).
• Trên xoài: thúc ra hoa đều và đồng loạt sau khi xử lý BrightStar 25 SC (PBZ)
để giúp xoài ra hoa trái vụ, phun liều lượng Hoptri Bon 60 – 80 g/bình 16 lít.
( (Truy
cập tháng 06 năm 2012).


16

 Hiệu quả của thiourea lên sự ra hoa
Thiourea là hoá chất có tác dụng kích thích ra hoa trên xoài giống như nitrate
kali, là tác nhân làm phá vỡ miên trạng chồi (Charnvichit, 1992), tức là cũng thúc đẩy
sự sản xuất ethylene (Esashi và ctv. 1975). Hiệu quả phá miên trạng thúc đẩy sự phát
triển mầm hoa của thiourea còn được giải thích theo cách khác là tác động giống như
cytokinin vì Halmann (1990) cho rằng hợp chất có chứa urea có thể thể hiện hoạt tính
của cytokinin.
Thiourea có thể sử dụng để kích thích ra hoa hay phá miên trạng để ra chồi
đồng loạt. Trên giống Nam Dok Mai 3 năm tuổi, Tongumpai và ctv. (1997) phun
thiourea ở nồng độ 0,5 - 1,0% để kích thích ra đọt tập trung. Ở nồng độ 0,5% cây ra
đọt rất đồng đều sau 14 - 16 ngày, trong khi ở nồng độ 1% làm rụng lá rất nghiêm
trọng. Trên giống xoài Kiew Savoey cây cũng ra đọt tập sau 14 ngày xử lý ở nồng độ
0,5%.
Về hiệu quả kích thích ra hoa xoài, thiourea có tác dụng phá miên trạng và thúc
đẩy sự phân hoá mầm hoa như nitrate kali nhưng hiệu quả cao hơn gấp 2 - 3 lần. Ở cây
9 năm tuổi (nhân giống bằng hột) cây ra hoa 40% trong mùa nghịch khi phun thiourea
ở nồng độ 0,5%, cao gấp hai lần so với phun nitrate kali ở nồng độ 2%. Ở Thái Lan,
thiourea thường được dùng để kích thích mầm hoa, thúc đẩy quá trình ra hoa sau khi

đã xử lý PBZ. Phun thiourea không đều trên lá hay phun ở nồng độ cao dễ làm cháy lá,
đây là một trở ngại rất lớn cần chú ý khi sử dụng loại hóa chất này (trích dẫn bởi Trần
Văn Hậu, 2005).
2.6 Dòng vô tính được chọn trong thí nghiệm
Dòng vô tính RRIV 4 (LH 82/182)
Phổ hệ: RRIC 110 X PB 235
Xuất xứ: viện nghiên cứu cao su việt nam, lai tạo năm 1982
Sinh trưởng: phát triển nhanh ở các năm đầu, vanh lúc mở cạo tương đương PB 235 ở
Đông Nam Bộ. Ở Tây Nguyên có vanh cao nhất trong các giống tại Kontum (XT KT
93) và trên trung bình tại Mang Yang (CT MY 92).


×