Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal.) ĐỐI VỚI HOẠT CHẤT BUPROFEZIN VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.35 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA RẦY NÂU
(Nilaparvata lugens Stal.) ĐỐI VỚI HOẠT CHẤT BUPROFEZIN
VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU CỦA MỘT SỐ
LOẠI THUỐC HÓA HỌC

Ngành : Bảo vệ thực vật
Khóa : 2008 – 2012
Sinh viên thực hiện: Danh Quốc An

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


i

ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA RẦY NÂU
(Nilaparvata lugens Stal.) ĐỐI VỚI HOẠT CHẤT BUPROFEZIN
VÀ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RẦY NÂU CỦA MỘT SỐ
LOẠI THUỐC HÓA HỌC

Tác giả
DANH QUỐC AN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

Giáo viên và cán bộ hướng dẫn:


ThS. PHAN VĂN TƯƠNG
TS. VÕ THÁI DÂN

Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã sinh thành
nuôi dưỡng tôi nên người, cảm ơn những người thân đã luôn động viên tinh thần và tạo
điều kiện tốt nhất để tôi học tập và trưởng thành như ngày hôm nay.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Nông học đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Võ Thái Dân, ThS. Phan Văn
Tương, ThS. Phùng Minh Lộc, là những người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, đã luôn
động viên và cho tôi hướng đi đúng trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú làm việc tại Trung tâm Bảo vệ thực vật phía
Nam, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Thống kê, cùng ban lãnh
đạo của huyện, các bà con nông dân trồng lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và hoàn thành đề tài này.
Trân trọng tri ân!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Sinh Viên

Danh Quốc An



iii

NỘI DUNG TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá tính kháng thuốc của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) đối
với hoạt chất buprofezin và hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một số loại thuốc hóa
học” đã được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012 tại Trung tâm Bảo vệ thực
vật phía Nam, thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của bốn hoạt chất thuốc được tiến hành tại xã
Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, thí nghiệm được bố trí theo kiểu
khối đầy đủ ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
Đề tài tập trung phân tích tính kháng thuốc của quần thể rầy nâu tại huyện Châu
Thành, tỉnh Tiền Giang đối với hoạt chất buprofezin nhằm mục đích xác định chỉ số
kháng Ri của quần thể rầy nâu khảo sát, để từ đó kết luận quần thể rầy nâu khảo sát đã
xuất hiện tính kháng đối với hoạt chất buprofezin hay chưa. Vấn đề thứ hai của đề tài,
nhằm mục đích đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của bốn nhóm thuốc imidacloprid,
fipronil, fenobucarb, buprofezin chứa trong bốn loại thuốc thương phẩm Admire
050EC, Regent 800WG, Excel Basa 50ND, Applaud 10WP.
Kết quả thu được:
- Thí nghiệm đánh giá tính kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất buprofezin,
xác định được chỉ số kháng Ri của quần thể rầy nâu khảo sát trong 5 ngày theo dõi liên
tục lần lượt là 13,2 – 10,6 – 7,0 – 3,2 – 0,8. Chỉ số này còn rất thấp so với ngưỡng của
chỉ số kháng (Ri = 50), từ đó kết luận quần thể rầy nâu khảo sát chưa xuất hiện tính
kháng đối với hoạt chất buprofezin.
- Đối với thí nghiệm đánh giá hiệu lực ngoài đồng kết quả thu được như sau: hoạt
chất buprofezin (Applaud 10WP, liều lượng 1,2 kg/ha) có hiệu lực trung bình cao nhất,
đạt 57,9%. Đứng thứ 2 là hoạt chất fenobucarb (Excel Basa 50ND, liều lượng 1,5
lít/ha), sau đó là fipronil (Regent 800WG, liều lượng 0,08 kg/ha) và thấp nhất là
imidacloprid (Admire 050EC, liều lượng 0,8 lít/ha) với hiệu lực lần lượt là 53,0 – 33,9
– 31,6%.



iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm tạ ...................................................................................................................... ii
Nội dung tóm tắt ........................................................................................................... iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các bảng ..................................................................................................... vii
Danh sách các hình ..................................................................................................... viii
Danh sách chữ viết tắt ...................................................................................................ix
Chương 1 GIỚI THIỆU..................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Mục đích yêu cầu......................................................................................................2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ..................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ..........................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................4
2.1 Giới thiệu về rầy nâu ................................................................................................4
2.1.1 Phân bố và ký chủ..................................................................................................4
2.1.2 Đặc điểm sinh học và hình thái .............................................................................4
2.1.3 Tình hình xuất hiện và gây hại của rầy nâu...........................................................6
2.1.4 Biện pháp phòng trừ ..............................................................................................9
2.2 Tình hình nghiên cứu về rầy nâu............................................................................11
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................11
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................14


v


2.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về tính kháng thuốc của rầy nâu tại trường Đại học
Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................15
2.3 Hiện tượng kháng thuốc của côn trùng ..................................................................16
2.3.1 Định nghĩa kháng thuốc.......................................................................................16
2.3.2 Sự xuất hiện tính kháng thuốc .............................................................................16
2.3.3 Cơ chế kháng thuốc .............................................................................................17
2.3.4 Cách xác định sự xuất hiện tính kháng thuốc......................................................20
2.3.5 Phương pháp xác định tính kháng thuốc .............................................................20
2.4 Giới thiệu bốn loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm ..............................................21
2.4.1 Buprofezin ...........................................................................................................21
2.4.2 Fenobucarb ..........................................................................................................23
2.4.3 Fipronil ................................................................................................................24
2.4.4 Imidacloprid ........................................................................................................25
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP...............................................................27
3.1 Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................27
3.2 Thời gian – Địa điểm..............................................................................................27
3.3 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................27
3.3.1 Nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu đối với buprofezin ............................27
3.3.2 Đánh giá hiệu lực của bốn loại thuốc trừ rầy nâu................................................29
3.4 Phương pháp thực hiện...........................................................................................30
3.4.1 Nội dung 1: Xác định nồng độ gây chết 50% (LC50) đối với hoạt chất buprofezin
và đánh giá tính kháng thuốc của rầy nâu trong phòng thí nghiệm .............................30
3.4.2 Nội dung 2: Đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của 4 loại thuốc Admire 050EC,
Regent 800WG, Excel Basa 50ND, Applaud 10WP tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang vụ Xuân Hè 2012 ...............................................................................................34


vi


Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................38
4.1 Mức độ kháng của rầy nâu đối với hoạt chất buprofezin trong phòng thí nghiệm.38
4.2 Hiệu lực trừ rầy nâu của bốn nhóm thuốc thí nghiệm ở ngoài đồng vụ xuân hè năm
2012 ..............................................................................................................................44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................50
5.1 Kết Luận .................................................................................................................50
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................50
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................51
Phụ lục ..........................................................................................................................55


vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích nhiễm rầy nâu của vùng ĐBSCL (2000 – 2008) ............................7
Bảng 3.1 Quy ước các nghiệm thức dùng trong thí nghiệm ngoài đồng......................35
Bảng 4.1 Số rầy nâu chết trung bình sau khi xử lý thuốc qua các thời điểm theo dõi. 38
Bảng 4.2 Hiệu lực trung bình của các nghiệm thức xử lý thuốc qua các thời điểm theo
dõi .................................................................................................................................40
Bảng 4.3 Nồng độ gây chết 50%, 95% cá thể rầy nâu thí nghiệm (LC50, LC95) và chỉ số
kháng Ri........................................................................................................................42
Bảng 4.4 Mật số rầy nâu trung bình của các nghiệm thức tại các thời điểm điều tra ..45
Bảng 4.5 Hiệu lực trừ rầy nâu ở các thời điểm điều tra của bốn nhóm thuốc..............47


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Vòng đời rầy nâu (Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, năm 2006) ...............6
Hình 2.2 Biểu đồ thống kê diện tích lúa nhiễm rầy nâu từ 1977 – 2006........................7
Hình 3.1 Giống nhiễm Taichung native 1 và rầy nâu .................................................28
Hình 3.2 Lồng nuôi rầy trong nhà lưới ........................................................................28
Hình 3.3 Ống hút rầy ....................................................................................................29
Hình 3.4 Dụng cụ thủy tinh và eppendorf ...................................................................29
Hình 3.5 Thuốc sử dụng trong thí nghiệm ..................................................................30
Hình 3.6 Chuẩn bị thức ăn để nhân rầy .......................................................................31
Hình 3.7 Thả rầy nhân nuôi trong lồng lưới.................................................................31
Hình 3.8 Các nồng độ thuốc sử dụng trong thí nghiệm ...............................................32
Hình 3.9 Nhún cây lúa vào dung dịch thuốc và để khô tự nhiên trong phòng thí nghiệm
......................................................................................................................................33
Hình 3.10 Chọn lựa rầy để thử thuốc ...........................................................................33
Hình 3.11 Thí nghiệm đã được thực hiện xong............................................................33
Hình 3.12 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................35
Hình 3.13 Đếm mật số rầy nâu.....................................................................................36
Hình 3.14 Ghi chép số liệu điều tra..............................................................................36
Hình 4.1 Sơ đồ biểu diễn mật số rầy nâu chết sau các ngày theo dõi. .........................43


ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Ctv: Cộng tác viên
GSXL: Giờ sau xử lý
IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Management)
IRRI: Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (International Rice Research Institute)
LC50: Nồng độ gây chết 50% cá thể thí nghiệm (Lethal concentration 50)

LC95: Nồng độ gây chết 95% cá thể thí nghiệm (Lethal concentration 95)
LD50: Liều lượng gây chết 50% cá thể thí nghiệm (Lethal dose 50)
LLL: Lần lặp lại
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NSKP: Ngày sau khi phun
NSXL: Ngày sau xử lý
NT: Nghiệm thức
TKP: Trước khi phun
TN1: Giống nhiễm Taichung native 1
TXL: Trước xử lý
UBNN: Ủy ban nhân dân
VL-LXL: Vàng lùn, lùn xoắn lá


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) là một trong các đối tượng dịch hại nguy
hiểm ở tất cả các vùng trồng lúa trên Thế giới. Tại Việt Nam rầy nâu được ghi nhận
xuất hiện trên lúa từ rất lâu nhưng không gây thành những trận dịch lớn do chỉ trồng
lúa mùa, một vụ trong một năm. Từ năm 1965 các giống lúa ngắn ngày của Viện
Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI được đưa vào Việt Nam, ban đầu được trồng tại các
tỉnh miền Trung và được trồng nhiều vụ trong một năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho
rầy nâu nhanh chóng nhân mật số. Đến năm 1969, rầy nâu bắt đầu gây hại mạnh ở
Phan Rang và một số tỉnh miền Trung.
Năm 1974, rầy nâu đã gây hại tại nhiều vùng trồng lúa thuộc các tỉnh Duyên hải
miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), diện tích lúa bị hại là 94.800 ha.
Từ 1989 đến nay, rầy nâu đã phát sinh thành dịch và gây hại nặng ở một số nơi

như thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền Giang. Riêng năm 1990, ở ĐBSCL có
khoảng 237.820 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, chiếm 8,3% diện tích lúa. Ngoài ra, loài dịch
hại này không chỉ trực tiếp gây hại mà còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn,
lùn xoắn lá (VL – LXL) cho cây lúa.
Biện pháp chính để phòng trừ rầy nâu hiện nay vẫn là sử dụng thuốc trừ sâu hóa
học. Thực tế biện pháp này đã mang lại hiệu quả phòng trừ cao, giải quyết nhanh nhiều
trận dịch lớn và hạn chế sự lan truyền bệnh VL – LXL một cách nhanh chóng. Tuy
nhiên do quá lạm dụng vào thuốc hóa học đã mang lại những hậu quả không mong
muốn như: gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các loài thiên địch và đặc biệt gây hiện
tượng kháng thuốc của rầy nâu khiến việc phòng trừ chúng đã khó khăn càng trở nên
khó khăn hơn nữa.


2

Nhiều nông dân ở ĐBSCL cho rằng một số loại thuốc trừ rầy nâu không còn
hiệu lực cao như trước đây như là các hoạt chất buprofezin, fenobucarb, imidacloprid
và fipronil. Kết quả nghiên cứu của Matsumura và Ctv (2006) đã chứng minh rầy nâu
đã kháng đối với các hoạt chất fipronil, fenobucarb, imidacloprid và dinotefuran ở hầu
hết các quốc gia trồng lúa vùng Đông Nam Á, ngoại trừ Philippines. Trong đó, hoạt
chất fipronil bị rầy nâu kháng cao nhất ở Nhật Bản trong khi ở Việt Nam và Trung
Quốc thì rầy nâu kháng cao nhất là nhóm imidacloprid sau đó là fipronil và
dinotefuran. Ngoài việc lạm dụng thuốc hóa học thì việc sử dụng thuốc một cách tùy
tiện không tuân theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất và nguyên tắc 4 đúng của ngành
bảo vệ thực vật đã góp phần trong việc gia tăng khả năng kháng thuốc của rầy nâu.
Trong những năm gần đây vẫn chưa có nghiên cứu nào kết luận rầy nâu đã
kháng đối với hoạt chất buprofezin. Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhiều nông dân
nông dân ở ĐBSCL cho rằng hoạt chất buprofezin không còn hiệu lực cao như trước
đây nên đề tài: “Đánh giá tính kháng thuốc của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.)
đối với hoạt chất buprofezin và hiệu lực phòng trừ rầy nâu của một số loại thuốc

hóa học”, đã được thực hiện.
1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định tính kháng thuốc của quần thể rầy nâu tại huyện Châu Thành, tỉnh
Tiền Giang đối với hoạt chất điều tiết sinh trưởng côn trùng buprofezin trong phòng
thí nghiệm.
Xác định hiệu lực phòng trừ rầy nâu của 4 hoạt chất buprofezin (Applaud
10WP), fipronil (Regent 800WG), fenobucarb (Excel Basa 50ND) và imidacloprid
(Admire 050EC) tại xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
1.2.2 Yêu cầu
Xác định nồng độ gây chết 50% cá thể (LC50) và đánh giá được tính kháng của
rầy nâu đối với hoạt chất điều tiết sinh trưởng côn trùng buprofezin trong phòng thí


3

nghiệm. Theo phương pháp nhúng (phương pháp mới) của Viện Nghiên cứu Lúa gạo
Quốc tế IRRI.
Xác định hiệu lực trừ rầy nâu của bốn nhóm hoạt chất buprofezin, fipronil,
fenobucarb và imidacloprid trong thí nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện tại xã
Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.
1.3 Giới hạn đề tài
Phần đánh giá tính kháng thuốc của rầy nâu đối với hoạt chất buprofezin chỉ
thực hiện đối với quần thể rầy nâu tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang vụ Xuân Hè
năm 2012.
Phần đánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của 4 hoạt chất buprofezin, fipronil,
fenobucarb và imidacloprid ngoài đồng ruộng chỉ thực hiện tại xã Bàn Tân Định,
huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.



4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về rầy nâu
Rầy nâu có tên khoa học Nilaparvata lugens Stal. thuộc họ Delphacidae, bộ cánh
đều Homoptera.
2.1.1 Phân bố và ký chủ
Rầy nâu xuất hiện ở tấc cả các nước trồng lúa, nhất là các nước ở đồng bằng
nhiệt đới Á Châu như Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, đảo Solomon, Indonesia, Fiji,
Malaysia, Nhật, Philippines, Thái Lan, Srilanka, Tân Guinea, Triều Tiên, Trung Quốc
và Việt Nam (Lê Thị Sen, 1999).
Rầy nâu là một trong những loại sâu hại quan trọng trên lúa, chúng xuất hiện ở
tất cả các nước trồng lúa, nhất là các nước nằm phía Đông Nam của Châu Á kéo dài từ
Nhật Bản, Triều Tiên, phía Đông của Trung Quốc cho đến các nước Ấn Độ, Pakistan,
Srilanka qua các nước nằm ở Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Việt Nam,
Campuchia, Thái Lan.
Ký chủ chính của rầy nâu là lúa gạo (Oryza sativa), lúa hoang (Oryza spp.), cỏ
lồng vực (Echinochloa crus-galli), cỏ gấu (Cyperus rotundus) (Cục BVTV và Viện
BVTV, 1980).
2.1.2 Đặc điểm sinh học và hình thái
Rầy nâu thường sống tập trung ở gần gốc lúa, cách mặt nước từ 10 - 15 cm. Rầy
nâu là loại côn trùng chích hút, chúng thường chích hút ngay thân lúa sát mặt nước vì
nơi đó ít gió và ấm áp, có kích thước khá nhỏ, phát triển qua 3 giai đoạn: trứng, rầy


5

non (rầy cám, ấu trùng) và rầy trưởng thành. Rầy nâu thuộc nhóm côn trùng biến thái
không hoàn toàn.

Vòng đời 25 - 28 ngày trong đó trứng 6 - 7 ngày, rầy non 12 - 13 ngày, trưởng
thành: 10 - 12 ngày (Sở NN&PTNT An Giang, 2009).
Trứng: giống hình hạt gạo, hơi cong, một đầu nhỏ có nắp đậy, trứng xếp như
nải chuối, trong bẹ lá. Sau khi đẻ 1 - 2 ngày vết đẻ bị xám lại trở thành màu nâu, khi
đó mắt thường mới nhìn thấy được. Trứng mới đẻ có màu trắng gần nở chuyển sang
màu vàng nâu, trứng thường được đẻ trong bẹ lá lúa.
Rầy non (rầy cám, ấu trùng): mới nở có màu trắng ngà, càng lớn có màu nâu
nhạt, rầy non từ lúc nở ra đến lúc trưởng thành trải qua 5 tuổi, tuổi 1 - 2 - 3 gọi là rầy
cám, tuổi 4 -5 đã có cánh và rất giống rầy trưởng thành cánh ngắn chỉ khác là cánh rầy
trưởng thành trong suốt, cánh ấu trùng đục hơn, thân hình tròn và dài 1 - 3 mm. Rầy
non thường tập trung ở gần gốc lúa (trên mực nước ruộng) ít di động, khi bị tác động
chúng bò quanh gốc lúa hoặc nhảy sang gốc khác.
Rầy trưởng thành: có kích thước 4 - 5 mm, cơ thể có màu nâu nhạt, cánh trong
suốt. Trên cánh trước giữa bìa sau cánh có một đốm đen. Khi cánh xếp lại đốm này
chồng lên tạo thành một đốm to hơn và đen hơn. Rầy cái có màu nhạt hơn rầy đực,
bụng con cái to và tròn. Rầy trưởng thành có 2 dạng:
- Dạng cánh ngắn: trưởng thành dạng cánh ngắn con cái dài 3,5 – 4,0 mm, con
đực dài 2,0 - 2,5 mm. Cánh trước chỉ kéo dài tới đốt bụng thứ 6. Dạng trưởng thành
cánh ngắn thường ít di chuyển.
- Dạng cánh dài: con cái dài 4,5 – 5,0 mm, con đực dài 3,6 - 4,2 mm, hay bay,
nhảy, di chuyển, thích ánh sáng đèn. Khi hết nguồn thức ăn thì bay đi nơi khác. Rầy
nâu trưởng thành đẻ trứng sau vũ hóa 3 - 5 ngày.
Trong thời gian sinh sống, mỗi con rầy cái cánh ngắn đẻ khoảng 300 trứng, rầy
cánh dài đẻ khoảng 100 trứng. Chúng dùng gai đẻ trứng rạch 1 đường vào bẹ lá và đẻ
trứng vào đó, chỗ rầy đẻ trứng thường có đốm vạch màu nâu. Trứng được đẻ thành


6

từng ổ, mỗi ổ có từ 8 - 16 trứng. Các trứng này sẽ nở rải rác trong cùng một ngày, tỉ lệ

trứng nở trên 90%.
Cả rầy non và rầy trưởng thành không thích ánh sáng trực xạ nên rầy nâu sống
gần gốc lúa, chích hút ngay thân lúa, chỉ khi râm mát rầy trưởng thành mới bò lên mặt
lá.

Hình 2.1 Vòng đời rầy nâu (Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia, năm 2006)
2.1.3 Tình hình xuất hiện và gây hại của rầy nâu
Tác hại trực tiếp
Tại Việt Nam, rầy nâu được ghi nhận đã xuất hiện trên lúa từ rất lâu, nhưng
không gây thành những trận dịch lớn do chỉ trồng một vụ lúa mùa/năm. Các giống
ngắn ngày của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI tại Philippin; được đưa vào trồng ở
nước ta vào năm 1965, đầu tiên trồng ở các tỉnh miền Trung và ngày càng được trồng
nhiều vụ trong năm là điều kiện để rầy nâu nhanh chóng nhân mật số. Đến năm 1969
rầy nâu bắt đầu gây hại cây lúa mạnh ở Phan Rang và một số tỉnh miền Trung.
Theo Hồ Văn Chiến Và Nguyễn Hữu Huân (2006), rầy nâu đã xuất hiện ở các
tỉnh phía Nam từ năm 1970, những năm bị nhiễm nặng và xảy ra hiện tượng cháy rầy
gồm: 1978, 1991, 1992, 1993 – 1997 và 2006.


7

Hình 2.2 Biểu đồ thống kê diện tích lúa nhiễm rầy nâu từ 1977 – 2006
(Trung tâm BVTV phía Nam, năm 2008)
Từ năm 1993 đến nay mật số rầy xuất hiện rất cao, diện tích bị nhiễm rầy cao
hơn trước, nhưng diện tích cháy và sự thiệt hại thì nhẹ hơn.
Bảng 2.1 Diện tích nhiễm rầy nâu của vùng ĐBSCL (2000 – 2008)
Diện tích lúa bị nhiễm rầy nâu (ha)
Năm

Đông Xuân


Hè Thu

Mùa

Cả năm

T.số

Nặng

T.số

Nặng

T.số

Nặng

T.số

Nặng

2000
2001
2002

87.278
88.654
71.293


1.500
661
2.460

103.638
63.747
46.350

1.478
142
15

33.495
37.173
10.578

1.447
3.460
14

224.411
189.574
128.221

4.425
4.263
2.489

2003


47.732

29

60.467

78

11.873

60

120.072

167

2004
2005
2006

80.301
54.997
90.215

300
2.294
3.784

70.309

66.534
129.682

52
159
9.350

25.647
24.302
129.130

58
483
10.123

176.257
145.833
348.927

410
2.936
23.157

2007

282.713

37.810

211.751


20.223

67.819

5.252

562.283

63.285

2008

212.095

26.410

250.424

44.402

89.487

16.537

427.006

87.349

(Trung tâm BVTV phía Nam, năm 2008)



8

Theo số liệu thống kê của Cục BVTV ngày 19/11/2008 cho thấy: các vụ Đông
Xuân, Hè Thu và Thu Đông, vụ Mùa từ năm 2000 – 2008 ở vùng ĐBSCL bị nhiễm
rầy nâu trên diện rộng, đặc biệt là rầy nâu mang mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên
lúa ở 12 tỉnh ĐBSCL (Bảng 2.1).
Nhìn chung, diện tích nhiễm rầy nâu của cả 3 vụ lúa chính ở Nam Bộ trong năm
2008 đều tăng cao so với năm bị dịch nặng (2006) và năm 2007. Riêng vụ Hè Thu và
Thu Đông – Mùa 2008 đều có diện tích nhiễm rầy tăng khá cao so với cùng kỳ năm
2006 (bị dịch nặng) và năm 2007. Đặc biệt, mật độ rầy di trú vào cuối vụ Đông Xuân
2008 (giữa tháng 3/2008) và Hè Thu 2008 (giữa tháng 6 – 7/2008) là rất cao, tỷ lệ rầy
mang mầm bệnh virus cũng khá cao, nên đã phát tán dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
(VL – LXL) trên diện rộng, trên trà lúa Hè Thu sớm và Thu Đông sớm. Đây là dấu
hiệu báo động sự tái bộc phát của rầy nâu ở vụ Hè Thu 2008 đến nay, và cần được
quan tâm nghiên cứu về nguyên nhân sự tái bộc phát rầy (Trung tâm BVTV phía Nam,
năm 2008).
Tác hại gián tiếp
Vết chích và nơi đẻ trứng của rầy nâu trên cây lúa bị hư do sự xâm nhập của
nấm bệnh. Mặt khác phân rầy nâu tiết ra có chất đường là điều kiện thuận lợi cho các
loại nấm đen tới đóng quanh gốc lúa cản trở sự quang hợp, ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng phát triển của cây lúa (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen, 1993). Nếu chích hút
ngay khi cây lúa trổ hoặc ngay trước đó thì cây lúa yếu nên bông lúa trổ dễ bị nấm bẹ,
làm bông lúa lép, xám đen (Đặng Thái Thuận và Nguyễn Mạnh Chinh, 1986).
Song song với sự gây hại phổ biến của rầy nâu là sự xuất hiện của bệnh vàng
lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu truyền virus.
Tháng 9/2006, Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) cử TS. Rogelio
Cabunagan sang Việt Nam giúp xác định các loại virus gây ra các triệu chứng vàng lùn
trên mạ mùa và lúa Thu Đông ở một số tỉnh, thành phía Nam. Sau khi tiến hành giám

định, kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu cây lúa bị nhiễm virus là 59% với triệu chứng vàng lá
trên mạ Mùa tại thành phố Hồ Chí Minh và Long An; trong đó virus lúa cỏ, lùn xoắn


9

lá và hỗn hợp cả hai loại virus này có tần suất hiện diện khá cao trong mẫu lúa bệnh.
Cũng theo kết quả này, có tới trên 44% mẫu rầy nâu có virus trong cơ thể. Tỷ lệ rầy
nâu mang virus vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 là rất cao (>70% do kết quả phân
tích mẫu các Chi cục gửi về Trung tâm BVTV phía Nam, Trung tâm Kiểm dịch thực
vật Sau nhập khẩu 2 và Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 4).
Cục BVTV (2008) đã có dự báo với mật số rầy nâu (cao nhất 3.000 – 7.000
con/m2), thì vào khoảng trung tuần tháng 7, sẽ có một đợt cao điểm rầy nâu mới ở
ÐBSCL, mà 99% số rầy nâu di chuyển từ nơi này qua nơi khác đều có mang mầm
bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Như vậy, hai căn bệnh nguy hiểm nói trên sẽ tiếp tục có
nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng trong mùa lúa Hè Thu năm 2008 ở hầu khắp các tỉnh
ÐBSCL.
2.1.4 Biện pháp phòng trừ
Kỹ thuật canh tác
Gieo cấy đúng thời vụ, tập trung.
Gieo sạ với mật độ vừa phải, tránh sạ quá dày, thích hợp nhất là ở mức 80 – 100
kg/ha kết hợp với sạ hàng, từ 100 – 120 kg/ha đối với sạ lan tùy theo chân ruộng và
thời vụ.
Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt cỏ dại ngoài đồng nơi trú ẩn của rầy nâu và các
loài sâu bệnh khác. Khi gieo sạ cần làm sạch cỏ xung quanh bờ, lúa chét.
Bón phân cân đối, sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm cho lúa vào 2
thời điểm 20 – 25 ngày sau sạ và 40 – 45 ngày sau sạ là rất cần thiết.
Dùng các giống lúa kháng rầy hoặc ít nhiễm, hạn chế dùng các giống nhiễm
như Jasmine.
Biện pháp sinh học

Sử dụng các loài thiên địch, kí sinh trên đồng ruộng có khả năng khống chế rầy
nâu ở mật độ thấp không có khả năng gây bộc phát rầy. Một số loài thiên địch quan


10

trọng của rầy nâu như các loại nhện, bọ xít nước (Microvelia douglasi atrolieata), bọ
xít mù xanh (Crytohinus lividipennis), bọ rùa (Micrasspis crocea), các loại ong kí sinh
trứng rầy (Anagrus optabitas, Paracentrobia andoi, Tetrastichus formosanus), nấm kí
sinh như nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana), nấm
tua (Hirsutella citriformis).
Thả vịt con vào ruộng lúa khi lúa 4 – 5 tuần tuổi (100 – 150 con/ha).
Nuôi cá như rô phi, mè vinh trên ruộng lúa.
Hạn chế phun thuốc, nhất là giai đoạn từ khi sạ cho đến 40 ngày sau sạ, chỉ
phun thuốc khi thật cần thiết (mật độ rầy cao hoặc rầy xuất hiện cùng với sâu bệnh
nguy hiểm khác như: bệnh đạo ôn, đốm vằn).
Biện pháp vật lí
Bẫy đèn, sử dụng bẫy đèn để thu bắt rầy trưởng thành, thời gian thấp đèn từ 7 –
10 giờ tối. Bẫy đèn nên làm đồng loạt khi rầy cánh dài xuất hiện.
Biện pháp hóa học
Đây là biện pháp chính để phòng trừ rầy nâu do hiệu quả phòng trừ cao, giải
quyết nhanh nhiều trận dịch lớn, khống chế sự lan truyền bệnh VL – LXL một cách
nhanh chóng. Bên cạnh đó biện pháp này vẫn còn một số hạn chế: gây ô nhiễm môi
trường, tiêu diệt các loài thiên địch và đặc biệt gây hiện tượng kháng thuốc. Do đó để
hạn chế sự hình thành tính kháng, đều quan trọng nhất khi sử dụng biện pháp này phải
tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng đó là: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng
cách.
- Đúng thuốc: phải căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, giai đoạn sinh
trưởng của rầy mà chọn các loại thuốc phù hợp. Chỉ nên chọn những nhóm thuốc có
tác động chọn lọc trừ rầy cao như các nhóm buprofezin, fenobucarb, isoprocarb,

imidacloprid, thiamethoxam. Không nên chọn nhóm thuốc trừ sâu phổ rộng sẽ dễ ảnh
hưởng đến thiên địch tạo điều kiện bộc phát rầy nâu sau khi phun thuốc.


11

- Đúng liều lượng: chỉ nên pha thuốc đúng theo liều lượng khuyến cáo trên nhãn
chai hoặc bao bì của thuốc, không tự ý tăng thêm hoặc giảm bớt liều lượng đã được
khuyến cáo và đặc biệt là cần phải đảm bảo đủ lượng nước phun trên đơn vị diện tích.
Đối với rầy nâu cần phải phun với lượng nước từ 400 – 500 lít/ha khi lúa ở giai đoạn
đẻ nhánh và từ 500 – 600 lít/ha khi lúa ở giai đoạn đồng trổ.
- Đúng lúc: chỉ sử dụng thuốc vào những thời điểm thật cần thiết, đối với rầy nâu
là khi rầy cám bắt đầu nở ở độ tuổi từ tuổi 1 đến tuổi 3 hoặc khi rầy trưởng thành
chiếm đa số trên ruộng với mật số cao 3.000 con/m2 (trên 3 con/dảnh). Bởi vì vào thời
điểm này sự gây hại của rầy nâu mạnh nhất cần phải can thiệp kịp thời để đảm bảo
năng suất cây lúa, không nên phun thuốc trừ rầy khi rầy nâu có mật số thấp hoặc khi
chúng ở độ tuổi mà khả năng gây hại thấp.
- Đúng cách: tùy theo dạng thuốc, đặc tính thuốc, những yêu cầu về kỹ thuật và
nơi xuất hiện của dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Đúng cách thể hiện từ khâu pha
thuốc đến phun, rải thuốc đúng cách làm sao cho thuốc có thể tiếp xúc được với dịch
hại nhiều nhất mà không ảnh hưởng đến người đi phun thuốc và môi trường xung
quanh, nhằm đem lại hiệu quả của thuốc cao nhất.
2.2 Tình hình nghiên cứu về rầy nâu
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) thuộc họ Delphacidae, bộ cánh đều
Homoptera. Để hoàn thành vòng đời, rầy nâu phải trải qua 3 pha phát dục là trứng, rầy
non và trưởng thành; giai đoạn rầy nâu non có 5 tuổi. Trong điều kiện tự nhiên, vòng
đời của rầy nâu rất biến động, từ 20 – 91 ngày, trong đó thời gian phát dục của trứng,
rầy non và thời gian trước đẻ trứng thay đổi tương ứng trong khoảng 6 - 36, 11 - 48 và
3 - 7 ngày; tuổi thọ của trưởng thành 26,1 - 36,6 ngày. Trong điều kiện nhiệt độ 25oC,

vòng đời trung bình của rầy nâu trung bình là 31,5 ngày, thời gian trước đẻ trứng là 7,2
ngày và thời gian sống của trưởng thành là 22,3 - 27,6 ngày (Mochia và Okada, 1979).


12

Trứng rầy nâu mới đẻ có màu vàng nhạt, trong suốt, trước khi nở ngay ở đầu
nhọn có một điểm đỏ vàng sau thành màu nâu đỏ. Trứng thường được đẻ trong bẹ
hoặc gân lá thành từng ổ, số lượng trứng trong một ổ dao động từ 1 - 62 quả. Trong
điều kiện nhà kính một con trưởng thành cái đẻ từ 100 - 200 trứng. Trong điều kiện tự
nhiên số trứng một con cái đẻ dao động từ 108,2 - 598,5 trứng (Mochia và Okada,
1979). Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cánh ngắn cao hơn trưởng thành cánh dài,
một con cái cánh ngắn đẻ được khoảng 300 trứng trong khi một con cái cánh dài chỉ đẻ
khoảng 100 trứng (Reissig và Ctv, 1986).
Trong ruộng lúa, ấu trùng và trưởng thành rầy nâu thường sống ở phần thân cây
lúa, chích hút nhựa luyện của cây lúa (Mochia và Okada, 1979). Ở vùng nhiệt đới,
trong một vụ lúa rầy nâu có thể hoàn thành 2 - 8 lứa. Trên những giống lúa mới có thời
gian sinh trưởng trung bình thường có 3 lứa rầy nâu/vụ (Dale, 1994).
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của rầy nâu trên đồng
ruộng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ quần thể rầy nâu liên quan chặt chẽ
với yếu tố nhiệt độ. Nhiệt độ cao mật độ quần thể rầy nâu cao và ngược lại. Mật độ
quần thể rầy nâu cao nhất khi nhiệt độ khoảng 28 - 30oC và ẩm độ 70 - 80% (Dale,
1994; Dyck và Ctv, 1979). Cấy nhiều vụ lúa trong năm, cấy dày, gieo vãi với mật độ
cao, bón nhiều đạm, bón phân không cân đối là những yếu tố thuận lợi cho rầy nâu
phát triển thành dịch (Dyck và Ctv, 1979). Theo Heinrichs (1994) và Pathak (1969) thì
việc gieo trồng những giống lúa mới cho năng suất cao, những giống lúa mới thấp cây,
lá thẳng đứng và đẻ nhiều tạo một thảm lá dày là điều kiện thuận lợi cho rầy nâu phát
sinh và phát triển.
Tính kháng thuốc của rầy nâu đã được nhiều nước ở châu Á nghiên cứu. Tài
liệu nhiều nhất về vấn đề này là từ Nhật Bản, nơi mà thuốc hóa học đã được dùng phổ

biến trong nhiều năm. Tính kháng thuốc của rầy nâu đã được ghi nhận đối với Clo hữu
cơ (BHC và Diclorin), lân hữu cơ (fenthion, fenitrothion, diazinon, malathion),
Carbamate (MTMC, Carbaryl, MIPC) ngay cả thuốc của nhóm Pyrethroid, giá trị LD50
tăng 11 lần sau 19 thế hệ chọn lọc với Fenvalerate (Kassai & Ozaki, 1984; Nagata và
Ctv, 1979; 1999). Đối với các nước nhiệt đới, trong những thập kỷ 60 và 70 tài liệu về


13

kháng thuốc của rầy nâu còn ít, tại IRRI (1969) đã ghi nhận hiệu quả của Diazinon
giảm rõ rệt sau 3 năm sử dụng, đến năm 1976 cũng đã ghi nhận sự giảm sút của
Carbofuran. Đến những năm 80 đã có nhiều tài liệu thông báo rầy nâu kháng một số
thuốc như ở Trung Quốc sau 7 năm sử dụng giá trị LD50 của BHC (666) tăng 22 lần,
Monocrotophos tăng 78 lần, Methamidophos tăng 13 lần, Carbaryl tăng 39 lần,
Isoprocarb tăng 34 lần và Deltamethrin tăng 15 lần (Nagata, 1999). Năm 1992 quần
thể rầy nâu ở Suphan Buri của Thái Lan được đánh giá với 11 loại thuốc và cũng thấy
rằng giá trị LD50 tăng từ 10 - 40 lần so với giá trị LD50 xác định năm 1977 (Nagata &
Masuda,1980). Ở Malaysia giá trị LD50 xác định năm 1980 & 1990 đều cao hơn rầy
nâu của Nhật Bản. Đánh giá chung tình hình kháng thuốc của rầy nâu ở các nước châu
Á trong 30 năm từ 1967 - 1998 cho thấy sự phát triển tính kháng thuốc của rầy nâu
tăng dần, đặc biệt ở những nước dùng nhiều thuốc hóa học để phòng trừ loại sâu hại
này. Tuy nhiên mức độ kháng còn tùy thuộc vào từng loại thuốc và cường độ sử dụng
khác nhau (Nagata, 1997).
Số liệu LD50 thu được vào từ năm 1977 - 2005 ở Thái Lan, Malaysia và Trung
Quốc đã chỉ ra rằng rầy nâu đã phát triển tính chống chịu cao đối với nhóm
Organophosphate, Carbamate, Pyrethroid.
So sánh LD50 giữa Việt Nam và Trung Quốc cho thấy giá trị này tương đối
giống nhau, trừ LD50 ở Việt Nam có cao hơn đôi chút đối với nhóm BPMC và MIPC.
Thuốc Imidacloprid được bán trên thị trường vào năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc và
Nhật Bản đã sử dụng rộng rãi cho đến năm 1997, 1999 giá trị LD50 vẫn thấp dưới 0,1

µg/g. Tuy nhiên đến năm 2000 giá trị LD50 đã tăng lên đáng kể (Nagata và Ctv, 2000).
Các loại thuốc trong nhóm lân hữu cơ như Fenitrothion và Malathion tuy dùng ít với
rầy nâu sống trong một vụ nhưng do người dân đã dùng nhiều lần để trừ các đối tượng
khác nhau: sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ trĩ; do vậy, ngay từ đầu rầy nâu đã bị sức ép
của các loại thuốc nên giá trị LD50 đều tăng cao ở Nhật Bản và cao hơn so với ở Việt
Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia Trung Quốc (Lu, 2006) cho thấy khi
bón nhiều phân đạm thì khả năng kháng thuốc trừ sâu của rầy nâu cũng tăng theo.


14

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, rầy nâu được coi là sâu hại nghiêm trọng từ những năm 1931 1932 được ghi nhận bởi Caresh (1932). Tuy nhiên việc nghiên cứu tính kháng thuốc
trừ sâu hại cây trồng nói chung còn ít được quan tâm; từ những năm 80 của thế kỷ
trước đến nay chỉ có một vài nghiên cứu được công bố liên quan đến tính kháng thuốc
của rầy nâu. Ở Đồng bằng Sông Hồng việc nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu
đã được Bộ môn Thuốc - Cỏ dại và Môi trường, Viện BVTV tiến hành nghiên cứu từ
năm 1986 cho đến nay. Vào năm 1986 đã tiến hành thử nghiệm tính kháng của vài
quần thể rầy nâu và rút ra được chỉ số kháng LD50 của Fenobucarb biến động từ 17,28
- 31,50 µ/g, Carbaryl từ 4,06 - 21,4 µ/g, Carbosulfan từ 0,57 - 3,06 µ/g, MIPC từ 1,62
- 31,1 µ/g, Fenotrithion từ 16,32 - 41,38 µ/g, và Malathion từ 10,13 - 52,52 µ/g. Các
lọai thuốc trong nhóm lân hữu cơ như Fenotrithion và Malathion tuy dùng ít với rầy
nâu, nhưng trong một vụ người nông dân đã dùng nhiều lần để phòng trừ sâu cuốn lá,
sâu đục thân, bọ trĩ, do vậy chỉ số LD50 đều cao hơn.
Đến năm 2001 thì nhóm lân hữu cơ có giá trị LD50 cao nhất biến động từ 32,14
– 92,65 µ/g, tiếp đến nhóm Carbamat chỉ số biến động LD50 từ 2,15 - 76,27 µ/g, nhóm
Pyrethroid là thuốc ít dùng để trừ rầy nâu, nhưng chỉ số LD50 biến động khá cao từ
13,49 - 49,40 µ/g. Rầy nâu vẫn còn mẫn cảm với Ethofenprox khi chỉ số LD50 biến
động từ 1,74 - 9,17 µ/g.

Lương Minh Châu và Ctv (2008) khi nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu ở
một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long vụ Thu Đông năm 2007 bằng phương pháp thu
thập các nguồn rầy ở vùng phát dịch rồi nuôi trong nhà lưới đến tuổi 5 thì tiến hành
gay mê bằng khí CO2 rồi dùng pipet bơm thuốc lên rầy nâu. Các thuốc sử dụng là
Gaucho 600FS, Actara 25WG, Confidor 100SL, Regent 5SC, Trebon 10EC, mỗi loại
thuốc được tiến hành thí nghiệm với 4 nồng độ từ 1 mg (hoặc ml) cho đến 8 g (hoặc
ml) trên 0,5 lít nước. Các công thức được tiến hành với 5 lần nhắc lại đã thu được kết
quả là quần thể rầy nâu ở Đồng Tháp đã kháng thuốc với 4 loại thuốc trừ sâu Gaucho
600FS, Actara 25WG, Confidor 100SL và Regent 5SC. Quần thể rầy nâu ở Sóc Trăng
đã kháng với 3 loại thuốc trừ sâu Gaucho 600FS, Actara 25WG và Confidor 100SL.


15

Quần thể rầy nâu ở Long An và Tiền Giang đã kháng thuốc với 2 loại thuốc trừ sâu
Actara 25WG và Regent 5SC.
Năm 2006 rầy nâu đã phát thành đại dịch ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Tháng 9/2006, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) cử TS. Rogelio
Cabunagan sang Việt Nam giúp xác định các loại virus gây ra các triệu chứng vàng lùn
trên mạ mùa và lúa Thu đông ở một số tỉnh, thành phía Nam. Sau khi tiến hành giám
định, kết quả cho thấy mẫu cây lúa bị nhiễm virus là 59% với triệu chứng vàng lá,
virus lúa cỏ, lùn xoắn lá và hỗn hợp cả 2 loại virus này có tần suất xuất hiện khá cao
trong mẫu lúa bệnh. Cũng theo kết quả này, có tới trên 44% mẫu rầy nâu có virus
trong cơ thể. Trung tâm BVTV phía Nam (thuộc Cục BVTV) đã có dự báo với mật số
rầy nâu cao nhất từ 3.000 – 7.000 con/m2 mà 99% số rầy nâu di chuyển từ nơi này qua
nơi khác đều có mang mầm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
Có thể nói chưa bao giờ ngành BVTV lại phải đứng trước những khó khăn thử
thách cam go như năm 2006 và 2007. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều Chỉ thị, Công
điện khẩn về các biện pháp cấp bách phòng trừ rầy nâu, bệnh VL – LXL trên lúa. Hơn
lúc nào hết, ngành BVTV đã phải huy động toàn bộ nhân lực và vật lực để giữ vững

nền an ninh lương thực. Lãnh đạo Cục BVTV, Chi cục BVTV các tỉnh, Chủ tịch
UBND các tỉnh , thành phố vùng ĐBSCL đã có sự phối hợp, chỉ đạo công bố dịch và
thành lập Ban chỉ đạo phòng chống rầy nâu, bệnh VL – LXL đối với các địa phương
đã có dịch. Sự lo ngại dịch rầy nâu mang mầm bệnh VL – LXL sẽ lan tràn ra các tỉnh
miền Trung và các tỉnh Bắc bộ là có cơ sở.
Nghiên cứu biện pháp để phòng trừ rầy nâu an toàn và hiệu quả là yêu cầu thực
tiễn cũng như lâu dài trong việc góp phần bảo vệ an ninh lương thực quốc gia.
2.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về tính kháng thuốc của rầy nâu tại trường Đại
học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh
Theo tác giả Ngô Thanh Trà, 2009 nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu đối
với các nhóm thuốc fenobucarb, buprofezin, fipronil, imidacloprid đã kết luận khả
năng mẫn cảm của quần thể rầy nâu tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đối với hai


×