Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI PHÂN BÓN LÁ LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG HOA DỪA CẠN (Catharanthus roseus) NHẬP NỘI TRỒNG TẠI BA TRIBẾN TRE.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI PHÂN BÓN LÁ
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG HOA DỪA CẠN (Catharanthus roseus)
NHẬP NỘI TRỒNG TẠI BA TRI-BẾN TRE.

Họ và tên sinh viên: HÀ KIM THANH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2008 – 2012

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2012


i

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM LOẠI PHÂN BÓN LÁ
LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG HOA DỪA CẠN (Catharanthus roseus)
NHẬP NỘI TRỒNG TẠI BA TRI-BẾN TRE.

Tác giả
HÀ KIM THANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành NÔNG HỌC



GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Th.S Nguyễn Thị Thanh Hương

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
. Anh chị em, cùng
những người thân trong gia đình đã động viên tinh thần, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho con trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm ơn:
 Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa
Nông học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập tại trường.


ọc đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý

báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
 Cô ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành cuốn khóa luận tốt nghiệp này.
 Tập thể lớp DH08

ất cả

ỡ và động viên tôi trong cuộc


sống, trong học tập và nhất là trong quá trình thực hiện đề tài.

TP. Hồ Chí Minh 07/2012

Hà Kim Thanh


iii

TÓM TẮT
Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá lên sự sinh trưởng và phát
triển của giống hoa dừa cạn (Catharanthus roseus) nhập nội trồng tại huyện Ba TriBến Tre”. Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012 tại Ba
Tri, Bến Tre.
Nội dung nghiên cứu
Nhằm tìm ra loại phân bón lá thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của giống
cây dừa cạn để đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố,
gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại.
Nồng độ phân bón lá được sử dụng như nhau 20 ppm.
NT1 (Phân bón lá HVP 1601 WP 20 – 20 – 20).
NT2 (Phân bón lá Đầu Trâu 009 + phân nền).
NT3 (Phân bón lá Growmore 20 – 20 – 20 + TE).
NT4 (Phân bón lá Master Gro 33 – 11 -11).
NT5 (Phân bón lá SeaWeed Super).
Kết quả đạt được:
Thời gian sinh trưởng của hoa Dừa Cạn ngắn nhất ở NT4 (PBL Master Pro) là
(93 ngày ) và dài nhất trên NT1 (PBL HVP) là (100 ngày).
Chiều cao cây trên các NT đều phát triển qua các giai đoạn trong đó NT5 (PBL
SeaWeed Super) có chiều cao tăng đều và cao nhất (14,5 - 15,29 cm). Tiếp đến là NT2
(12,56 – 13,39cm). NT1 có chiều cao cây ( 12,04 – 13,09cm) thấp hơn so với các NT

khác.
Số lá NT5 (PBL SeaWeed Super) ở các giai đoạn tăng đều và cao nhất (56,13
lá/cây) luôn cao hơn so với NT3.


iv

Số cành trên các NT5 (PBL SeaWeed Super) có số cành nhiều nhất
(17cành/cây).
Số nụ đạt nhiều nhất NT4 (PBL Master Pro) (16,8 nụ/cây) nhưng tỉ lệ hoa nở
thể hiện rõ trên NT5 (PBL SeaWeed Super) cao nhất (13 hoa/cây).
Đường kính hoa thể hiện ở NT5 (PBL SeaWeed Super) cho đường kính hoa
lớn nhất (4,96 cm).
Độ bền hoa tàn lâu thể hiện ở NT5 (PBL SeaWeed Super) (4,53 ngày).
Độ bền cây tàn chậm nhất ở NT5 (PBL SeaWeed Super) (104,2 ngày).
Nghiệm thức 5 (PBL SeaWeed Super) cho hiệu quả kinh tế cao nhất trong tất
cả các nghiệm thức với lợi nhuận thu được là 38.066 đồng/chậu với giá bán là 20.000
đồng/chậu.
Tóm lại: Qua thí nghiệm nhận thấy phân bón lá SeaWeed Super thích hợp cho
sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa dừa cạn nhập nội.


v

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... viii
DANH SÁCH ĐỒ THỊ .............................................................................................. ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ x
Chương 1 GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................................... 1
1.2 Mục đích .............................................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu ................................................................................................................................ 2
1.4 Phạm vi đề tài ..................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng ...................................................................... 3
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng trên thế giới .................................. 3
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng ở Việt Nam ................................. 4
2.2 Thuận lợi và khó khăn của sản xuất hoa ở Việt Nam ................................................. 8
2.2.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 8
2.2.2 Khó khăn ..................................................................................................... 9
2.3 Phương hướng phát triển và mục tiêu cụ thể cho sản xuất hoa ở Việt Nam .......... 9
2.4 Giới thiệu sơ lược về cây dừa cạn ................................................................................ 10
2.5 Bảo vệ thực vật................................................................................................................. 12


vi

2.5.1 Sâu hại ...................................................................................................... 12
2.5.2 Bệnh hại .................................................................................................... 12
2.6 Đặc điểm phân bón lá ..................................................................................................... 13
2.6.1. Định nghĩa................................................................................................ 13
2.6.2. Sự cần thiết phải sử dụng phân bón .......................................................... 13
2.6.3. Mục đích của việc sử dụng phân bón ........................................................ 13
2.6.4. Các loại phân bón ..................................................................................... 13
2.6.5 Các nguyên tố dinh dưỡng ......................................................................... 14
2.6.6 Giới thiệu về phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm .................................. 15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................... 17

3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm................................................................................. 17
3.2 Điều kiện thời tiết các tháng thí nghiệm .................................................................... 17
3.3 Vật liệu thí nghiệm .......................................................................................................... 18
3.3.1 Giống ........................................................................................................ 18
3.3.2 Giá thể sử dụng ......................................................................................... 18
3.3.3 Phân bón ................................................................................................... 18
3.3.4 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................... 19
3.4 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................................... 19
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 19
3.4.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm ............................................................. 20
3.5 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................................ 20
3.5.1 Chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 20
3.5.2 Phương pháp theo dõi ................................................................................ 21


vii

3.5.3 Phương pháp tính toán xử lý số liệu .......................................................... 23
3.6 Các bước tiến hành chăm sóc ........................................................................................ 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 25
4.1 Giai đoạn vườn ươm ....................................................................................................... 25
4.2 Giai đoạn sinh trưởng ..................................................................................................... 26
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao và tốc độ
tăng trưởng chiều cao. ........................................................................................ 26
4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây và tốc độ ra lá cây
hoa dừa cạn ........................................................................................................ 29
4.2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra cành và tốc độ ra cành cây hoa
dừa cạn .............................................................................................................. 32
4.2.4 Ảnh hưởng của phân bón lá đến ngày phân cành, ngày ra nụ, ngày ra hoa . 35
4.3 Chất luợng hoa ................................................................................................................. 36

4.4 Tình hình sâu bệnh ......................................................................................................... 38
4.5 Hiệu quả kinh tế ............................................................................................................... 40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 43
5.1 Kết luận.............................................................................................................................. 43
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 45


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Thời tiết của khu vực tỉnh Bến Tre trong thời gian tiến hành thí nghiệm .... 17
Bảng 3.2 Các bước tiến hành chăm sóc trong thí nghiệm .......................................... 23
Bảng 4.1 Thời gian (ngày sau gieo) và tỷ lệ nảy mầm (%) của hoa dừa cạn .............. 25
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây hoa dừa cạn ở các nghiệm thức
khác nhau (NST) ...................................................................................................... 35
Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm) .................................................. 26
Bảng 4.4 Động thái ra lá (số lá/cây) .......................................................................... 30
Bảng 4.5 Động thái ra cành (cành/cây) ..................................................................... 33
Bảng 4.6 Số nụ, số hoa, đường kính hoa, chiều dài cuống hoa, độ bền hoa, độ bền cây
hoa dừa cạn .............................................................................................................. 37
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá và giá thể đến tình hình sâu bệnh ...... 38
Bảng 4.8 Tổng chi phí đầu tư thí nghiệm 150 chậu hoa Dừa Cạn .............................. 40
Bảng 4.9 Tổng thu bình quân tính theo phẩm cấp hoa Dừa Cạn trong thí nghiệm ..... 41
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của phân bón lá đến hiệu quả kinh tế hoa Dừa Cạn trong thí
nghiệm...................................................................................................................... 42



ix

DANH SÁCH ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.2 Tốc độ ra lá của cây hoa dừa cạn (số lá/cây/ngày) .................................... 31
Đồ thị 4.3 Tốc độ ra cành (cành/cây/ngày)................................................................ 34


x

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

NST

Ngày sau trồng

NSG

Ngày sau gieo

TGST

Thời gian sinh trưởng

ST & PT

Sinh trưởng và phát triển


NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PBL

Phân bón lá

GT

Giá thể

CP

Chi phí


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao.
Cùng với những thay đổi về nhu cầu vật chất thì nhu cầu về tinh thần cũng đòi hỏi cao
hơn. Chơi hoa kiểng là một thú vui tao nhã bởi hoa là biểu tượng của cái đẹp, sự đa
dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc cũng như hương thơm của hoa đã làm cho
con người bị hấp dẫn. Hoa còn là biểu hiện của tình cảm, bởi vậy mà người ta thường
tặng hoa cho nhau mỗi dịp lễ, tết hoặc chưng hoa trong nhà, làm tăng vẻ đẹp của căn
phòng. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thoải mái, thư giãn khi thưởng thức,

vẻ đẹp của nó mà còn giúp xua tan mệt mỏi và những căng thẳng của cuộc sống hàng
ngày. Chỉ cần mỗi sáng thức giấc nhìn những cánh hoa lung linh đón nắng ta cũng
cảm thấy vui vẻ, khỏe khoắn, tự tin hơn cho một ngày làm việc mới. Hoa kiểng không
chỉ làm đẹp thêm cho cuộc sống mà nó còn đem lại cho những người sản xuất hoa giá
trị kinh tế cao.
Bên cạnh những giống hoa kiểng đã có trong nước như hiện nay: mai, đào, cúc,
thiên tuế…các trung tâm, nhà vườn đã tiến hành nghiên cứu, lai tạo, nhập nội cho ra
nhiều giống mới đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc như: tulip, hướng
dương, hồng, lan,... Riêng giống dừa cạn trước đây chỉ là một giống hoa dân dã, thân
đứng, thông thường chỉ có màu trắng tuyền hay hồng nhạt nhưng ngày nay đã được lai
tạo cho ra nhiều giống mới với nhiều màu sắc sặc sỡ hơn như: hoa cà, hồng đào, đỏ,
cam đỏ, tím nâu…được trồng để trang trí sân vườn trong nhà, văn phòng rất đẹp. Đặc
biệt loại thân rũ trồng treo trong giỏ, hoa rũ xuống như thác đổ nhìn rất đẹp, tận dụng
được không gian và lạ mắt. Trong việc trồng hoa dừa cạn để cây có nhiều hoa và có
màu sắc rực rỡ thì ngoài kỹ thuật canh tác thì yếu tố dinh dưỡng cũng rất quan trọng


2

đặc biệt là phân bón qua lá. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân bón qua lá
khác nhau dành cho hoa kiểng nói chung. Đề tài nhằm thử nghiệm loại phân bón lá
thích hợp cho cây dừa cạn bằng phương pháp phun qua lá, làm tăng năng suất và chất
lượng của hoa. Qua đó theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dừa cạn
dưới sự ảnh hưởng của một số loại phân bón lá khác nhau. Xuất phát từ thực tế đó
chúng tôi tiến hành: “Khảo sát ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá lên sự sinh trưởng và
phát triển của giống hoa dừa cạn (Catharanthus roseus) nhập nội trồng tại huyện Ba
Tri, tỉnh Bến Tre”.
1.2 Mục đích
Tìm loại phân bón lá phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây dừa cạn.
1.3 Yêu cầu

- Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây dừa cạn khi sử
dụng các loại phân bón lá khác nhau.
- Hiệu quả kinh tế.
1.4 Phạm vi đề tài
- Chỉ tiến hành thí nghiệm trên 5 loại phân bón lá.
- Thời gian theo dõi là 3 tháng.
- Chỉ theo dõi trên giống dừa cạn rũ.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng
2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng trên thế giới
Sản xuất hoa kiểng là ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh, năng động
và mang tầm quốc tế. Nó mang lại một nguồn lợi lớn cho nền kinh tế các nước bởi vậy
mà ngày nay diện tích hoa kiểng trên thế giới ngày càng được mở rộng và không
ngừng tăng lên. Năm 1995 sản lượng hoa kiểng trên thế giới đạt khoảng 31 tỉ USD,
riêng hoa hồng chiếm tới trên 80% sản lượng hoa của thế giới, xấp xỉ 25 tỉ USD. Đến
nay sản lượng hoa đã tăng lên xấp xỉ 100 tỉ USD và tăng 10% mỗi năm.
Theo Wijnands (2005) trên thế giới hiện nay có 3 trung tâm tiêu thụ hoa chính
là Mỹ, Nhật và Châu Âu. Nghiên cứu của Mitiambo (2007) các nước xuất khẩu hoa
chính trên thế giới đó là Hà Lan 54%, Colombia 16%, Ecuado 6%, Kenya 6%, Ý 2%,
Israel 1%, còn lại là các quốc gia khác. Các nước nhập khẩu hoa chính trên thế giới
bao gồm Đức 18%, Anh 17%, Mỹ 16%, Hà Lan 9%, Pháp 9%, Nhật 4%, Ý 4%, Thụy
Sỹ 3% và phần còn lại là của các quốc gia khác ( Trích dẫn bởi Phạm Thị Minh Tâm,
2011).
Hà Lan, năm 1991 đã có 33.000 ha hoa kiểng trong đó hơn nửa được trang bị
hệ thống nhà kính, tổng doanh thu xuất khẩu đạt 4,6 tỉ USD/năm với các loại hoa chủ

lực như tulip, hồng, cẩm chướng, cúc. Ngoài việc sản xuất và xuất khẩu hoa, Hà Lan
còn nhập khẩu hoa của các nước khác, sử dụng công nghệ bảo quản tiên tiến làm tăng
giá trị hoa xuất khẩu. Do đó mà công nghiệp hoa ở Hà Lan ngày càng phát triển mạnh
mẽ.
Vườn hoa Keukenhof nằm ở thị trấn Lisse, phía Tây Nam thành phố
Amsterdam của đất nước Hà Lan xinh đẹp. Với diện tích hơn 32 ha, Keukenhof là
công viên hoa lớn nhất thế giới. Từ đó đến nay, những nhà làm vườn tài ba bậc nhất


4

Hà Lan đã trồng được hơn 7 triệu cây hoa đủ loại và mỗi năm Keukenhof lại có một
chủ đề hoa khác nhau. Lễ hội hoa Keukenhof được mở cửa vào cuối tháng 3 đến cuối
tháng 5 mỗi năm. Trong số vô vàn các loại hoa với nhiều sắc màu sặc sỡ như hoa
hồng, nghệ tây, thủy tiên, huệ dạ hương, tulip là loài hoa được chú ý nhất vì nó chính
là biểu tượng của đất nước Hà Lan. Tại đây mỗi năm có hàng ngàn người tới tham
quan cũng như rất nhiều hợp đồng mua bán hoa được ký kết càng làm nổi tiếng cho lễ
hội Keukenhof. Đây cũng là một ưu điểm rất lớn cho việc quảng bá ngành công
nghiệp sản xuất hoa của Hà Lan.
(Nguồn: />Trung Quốc, trước năm 1984 công nghiệp sản xuất hoa tươi hầu như không có
tên trên bản đồ thế giới. Sau 20 năm nghề trồng hoa công nghệ cao ở nước này phát
triển vượt bậc, có đến 636.000 ha trồng hoa, sản xuất 9 tỷ cành hoa/năm, trở thành
nước sản xuất hoa lớn nhất thế giới. Riêng ở tỉnh Vân Nam, nghề trồng hoa đã làm
thay đổi rõ rệt đời sống của 10 triệu hộ nông dân, thu nhập cao hơn nhiều lần so với
các nghề truyền thống là trồng thuốc lá, chè, rau, cây lương thực.
Ấn Độ, với tổng diện tích trồng hoa đạt 116.000 ha với các loại hoa như hồng,
cúc, vạn thọ, cẩm chướng. Sản lượng năm 2006 đạt 654.000 tấn, được đánh giá là
nước có tiềm năng xuất khẩu hoa lớn trên thị trường quốc tế.
Thái Lan là nước trồng và trong suốt một thập kỷ qua vẫn giữ vị trí là quốc gia
xuất khẩu hoa lan với sản lượng lớn nhất trên thế giới đã xuất khẩu 610 loài hoa lan

khác nhau trong số hơn 1.000 giống lan hiện có, trở thành một trung tâm phân phối và
sưu tập hoa lan ở khu vực Đông Nam Á.
(Nguồn: />il%257Cnewsid:37).
2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng ở Việt Nam
Hiện nay, các nước đang phát triển cũng đang tận dụng những ưu thế về đất
đai, điều kiện khí hậu, giá lao động thấp nhằm phát triển ngành sản xuất hoa kiểng và
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những năm gần đây ngành sản xuất hoa trong nước
phát triển khá mạnh ở nhiều địa phương.


5

Theo Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga (2007) Việt Nam có diện tích đất tự
nhiên là 33 triệu ha nhưng diện tích trồng hoa ở Việt Nam chỉ chiếm 0,02% diện tích
đất đai. Theo Nguyễn Xuân Linh (2006) ở Việt Nam các loại hoa trồng cắt cành chính
đó là hồng 40%, cúc 25%, layon 15%, lan 10%, và 10% là các loại hoa khác như cẩm
chướng, thược dược, lily, đồng tiền (Trích dẫn bởi Phạm Thị Minh Tâm, 2011).
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi và
khô cả nước trong 5 tháng đầu năm 2009 lên hơn 3,9 triệu USD, tăng 117% so với
cùng kỳ. Trong 8 tháng đầu năm 2010, sản phẩm xuất khẩu hoa chủ yếu sang Hà Lan
là các loại lan với lượng xuất đạt hơn 400 nghìn cành, trị giá gần 100 nghìn USD. Các
loại hoa xuất khẩu chính đó là hồng, lan hồ điệp, cúc, lily, đồng tiền. Ngoài các sản
phẩm hoa tươi xuất sang các thị trường chính là Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Nhật,
Indonesia thì hiện nay Việt Nam có xuất khẩu sản phẩm hoa khô sang các thị trường
tiềm năng chính như Nhật, Mỹ với các sản phẩm chính là cúc, địa lan.
Tháng 4 năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hoa tươi và khô đạt hơn 985 nghìn
USD, tăng 20,8% so cùng kỳ năm 2009. Số lượng chủng loại hoa xuất khẩu trong
không nhiều, chủ yếu tập trung vào một số loại hoa có lợi thế cạnh tranh cao như cát
tường, cẩm chướng, cúc các loại, hồng tươi, lan các loại, ly, xuất hiện thêm một số
chủng loại hoa xuất khẩu mới như hòa kiết tường, lily. Thị trường xuất khẩu hoa tập

trung vào một số thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc. Trong đó,
kim ngạch xuất khẩu hoa sang thị trường Nhật Bản đạt cao nhất với 711 nghìn USD
tăng 4%; Australia đạt 141,5 nghìn USD tăng 63,3% so cùng kỳ 2009. (Nguồn:
/>&subcat=1&id=296).
Các loại hoa chủ yếu được trồng ở các vùng lạnh, các vùng hoa truyền thống
của Việt Nam như Đà Lạt, Sapa. Bên cạnh các loại hoa quen thuộc như hoa hồng, cúc,
kỳ lân, các loại lan, cẩm chướng, ly cũng đang được nhiều nhà nhập khẩu ưa chuộng.
Nước ta có 4 vùng trồng hoa chính đó là vùng đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội,
Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng), vùng cao nguyên Lâm Đồng chủ lực là thành phố
Đà Lạt, Đức Trọng, vùng Đông Nam Bộ mà Thành phố Hồ Chí Minh vừa là thị


6

trường lớn về tiêu thụ và xuất khẩu; vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp,
Bến Tre).
Hà Nội ngày nay có hai vùng cung ứng hoa tươi nổi tiếng là Tây Tựu và Mê
Linh. Làng Tây Tựu (Từ Liêm) là nguồn cung cấp hoa tươi chủ yếu cho nội thành Hà
Nội từ nhiều năm nay, có diện tích lên tới trên 300 ha, chiếm khoảng 84,6% diện tích
canh tác toàn xã. Cả xã có trên 2.000 hộ trồng hoa. Nghề trồng hoa đã tạo thu nhập
cao và ổn định cho người dân. Thu nhập từ trồng hoa cao hơn 3 - 4 lần trồng lúa, tạo
việc làm cho hơn 300 lượt lao động, thu nhập bình quân đạt gần 1 triệu
đồng/người/tháng.
Ngoài canh tác trên đất trong xã, người dân còn thuê thêm ruộng của các xã
lân cận như Thượng Cát, Liên Mạc, Xuân Phương để chuyên canh hoa, đặc biệt là cúc
và hồng cho thu hoạch quanh năm. Các loại hoa đồng tiền, hoa ly, hoa loa kèn được
trồng nhiều trong nhà lưới, nhà phủ nilon. Hàng năm, xã Tây Tựu đã cung cấp cho thị
trường trong và ngoài nước trên 250 triệu bông hoa, hoa tươi Tây Tựu không chỉ cung
cấp cho thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Làng nghề trồng hoa Mê Linh (Hà Nội) có diện tích trồng hoa các loại lên trên

300 ha, nhiều cánh đồng được đặt tên 100 triệu, 120 triệu đồng/ha như cánh đồng Gốc
Gáo, Mặt Gò. Nhiều hộ nông dân vừa trồng hoa để bán, vừa nhân giống cây hoa, mỗi
năm cho thu nhập từ 100 - 500 triệu đồng. Riêng cây hoa tầm xuân đến nay mỗi năm
cho thu hoạch từ 150 - 160 triệu đồng/ha. Hiện nay, nhiều giống hoa đã được người
dân trong xã tìm hiểu và đưa vào sản xuất như: hoa hồng Đà Lạt, hoa hồng của Pháp,
Italia, Hà Lan.
Người trồng hoa ở Mê Linh còn nhân rộng ra nhiều loại giống, nhiều chủng
loại hoa như: tầm xuân, phăng tây, hoa cúc, hoa loa kèn, mẫu đơn và ươm giống cau
vua là cây cảnh có giá trị kinh tế cung cấp cây xanh cho các vùng sinh thái, khu đô thị
mới. Những năm gần đây hoa tươi của xã cũng đã được xuất sang Trung Quốc.
Lâm Đồng có diện tích hoa cắt cành trên 1.100 ha, sản lượng không dưới 800
triệu cành/năm. Năm 2007 tỉnh Lâm Đồng đã xuất khẩu 27 triệu cành hoa các loại
tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Hiện có hơn 100 loài hoa các loại với khoảng


7

500 giống, trong đó thành phần chủ yếu là 40 loài cúc, 15 loài hồng, 14 loài cẩm
chướng.
Đà Lạt là vùng cao nguyên có điều kiện thời tiết rất thuận lợi để phát triển các
loại hoa ôn đới. Diện tích hoa ở Đà Lạt tăng rất nhanh, năm 1995 từ 120 ha tăng lên
hơn 2.000 ha như hiện nay. Các loại hoa giống cắt cành có giá trị kinh tế cao như lily,
cẩm chướng, đồng tiền, lay ơn, ngàn sao, hồng, sản lượng hoa cắt cành của Đà Lạt đạt
hơn 1 tỷ cành/năm với mức doanh thu 2.000 tỉ đồng/ năm. Doanh thu bình quân 1 tỷ
đồng/ha/năm, có không ít công ty, trang trại hoa đạt doanh thu bình quân 2 - 4 tỷ
đồng/ha/năm.
Theo tính toán của Hiệp hội hoa Đà Lạt, mức lãi ròng bình quân của trồng hoa
chiếm trên 60% doanh thu, đây là mức lợi nhuận cao nhất trong sản xuất nông nghiệp
hiện nay ở Việt Nam. Hiện tại Đà Lạt có trên 10 đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp
cùng trồng và phát triển hoa theo hướng công nghiệp như: Công ty Đà Lạt Hasfarm,

Phân viện sinh học Đà Lạt, Trung tâm ứng dụng nông nghiệp Đà Lạt.
Thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường lớn. Năm 2004, diện tích hoa kiểng
của thành phố mới chỉ 591,5 ha, năm 2007 là 1.192 ha tăng 101,5%. Diện tích trồng
hoa lan cắt cành năm 2007 là 86,5 ha. Nhiều mô hình trồng hoa lan cắt cành Mokara
đã đạt giá trị từ 700 - 800 triệu/ha/năm. Ngoài ra mai vàng ghép cũng tăng rất nhanh,
năm 2003 là 190 ha; năm 2007 là 347,6 ha tăng 82,9%. Tại thành phố, cây kiểng chủ
yếu được xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu.
Theo số liệu khảo sát của Sở NN & PTNN TP.Hồ Chí Minh năm 2003, doanh
số kinh doanh hoa, cây kiểng đạt 200 - 300 tỉ đồng, năm 2005 tăng 600 - 700 tỉ đồng
và ngay từ đầu năm 2006 doanh số đạt được 400 tỉ đồng. Vốn đầu tư vào hoa lan khá
cao, khoảng 600 - 800 triệu đồng/ha/năm, cây cảnh từ 200 triệu đến 2 tỷ đồng/ha.
Trung bình mỗi năm, thu nhập từ trồng hoa lan cắt cành (Dendrobium, Mokara) từ
500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha, cây cảnh từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.
Báo cáo tổng kết quý I năm 2010 ở TP. Hồ Chí Minh về sản xuất và kinh doanh hoa
kiểng phát triển mạnh. Diện tích trồng hoa kiểng đạt 1.235 ha, tăng 16,2% so cùng kỳ
năm trước, trong đó hoa mai 487 ha, hoa lan 160 ha, còn lại là hoa nền và kiểng


8

bonsai. Tổng giá trị hoa và cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán Canh Dần khoảng 761
tỷ đồng, tăng gần 100 tỷ đồng so cùng kỳ năm trước.
(Nguồn: />Theo báo cáo mới nhất của sở NN & PTNT TP.Hồ Chí Minh diện tích trồng
hoa kiểng trong năm 2010 của thành phố là 1.910 ha, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm
2010. Trong đó, diện tích trồng hoa mai là 525 ha, hoa lan 190 ha, số còn lại là hoa
nền và kiểng, bonsai.
(Nguồn: />Thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) có hơn 1.500 hộ trồng hoa, cây cảnh với trên 1.000
chủng loại hoa cảnh khác nhau, tạo nên một nét riêng độc đáo rực rỡ sắc màu bên con
sông Tiền. Bình quân mỗi ha trồng hoa kiểng thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm, lãi gấp
5- 10 lần trồng lúa. Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam 13/01/2011 tại phường Tân Qui

Đông hiện nay diện tích trồng hoa là 312 ha với mức tăng bình quân mỗi năm 20 ha.
Các loại hoa phổ biến như hồng, cúc, mai, vạn thọ, xương rồng…. (Nguồn:
/>Tại Bến Tre toàn tỉnh hiện có 130.000 hộ kinh doanh sinh vật cảnh, có khoảng
12.000 chậu cảnh, trên 3.700 chậu cây lá màu, 129 hòn non bộ…nhiều gia đình hội
viên sản xuất hàng năm thu nhập từ 10 - 100 triệu đồng. Có nhiều hội viên thu nhập từ
50 - 100 triệu đồng.
2.2 Thuận lợi và khó khăn của sản xuất hoa ở Việt Nam
2.2.1 Thuận lợi
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thích hợp với các
loại hoa có nguồn gốc nhiệt đới, tuy nhiên vẫn có nhiều loại hoa ôn đới được trồng ở
nước ta.
Nước ta là một nước nông nghiệp, nghề trồng hoa cũng có từ lâu, nông dân có
truyền thống cần cù, ham học hỏi, giàu kinh nghiệm sản xuất.
Việc gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) là một lợi thế lớn. Thị
trường tiêu thụ hoa nội địa ngày càng mở rộng, có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu
hoa ra các nước.


9

Nhà nước đã và đang có những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
hoa để phục vụ trong nước và xuất khẩu.
2.2.2 Khó khăn
Điều kiện khí hậu thay đổi thất thường gây khó khăn trong sản xuất hoa kiểng.
Chưa có các giống hoa chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và thích ứng với điều
kiện sinh thái của từng vùng.
Sản xuất tản mạn, không đủ nguồn hàng cung cấp khi cần do đó không giữ
được lượng khách hàng lâu dài.
Việc sử dụng đất nông nghiệp còn lãng phí, kém hiệu quả trong khi đó chưa
dành quỹ đất cho phát triển hoa, cây kiểng một cách thỏa đáng.

Các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cách bảo quản hoa chưa được áp dụng
rộng rãi, thiếu phương tiện, thiết bị bảo quản khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi.
Nhà nước chưa có bản quyền về giống cây trồng nói chung và cây hoa nói
riêng, do đó hạn chế trao đổi, đầu tư giống hoa của các nước vào Việt Nam. Đội ngũ
cán bộ về cây hoa kiểng chưa được đào tạo đầy đủ.
2.3 Phương hướng phát triển và mục tiêu cụ thể cho sản xuất hoa ở Việt Nam
Tập trung nghiên cứu, cải tiến giống, đầu tư phát triển các loài hoa nhiệt đới
quý, đẹp, được thị trường chấp nhận, có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên của
các vùng như hoa lan, đồng thời phát triển các giống hoa ôn đới theo mùa vụ .
Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất,
bảo quản, chế biến hoa của thế giới vào điều kiện sản xuất hoa của vùng; trang bị cơ
sở vật chất như nhà lưới, nhà kính, kho lạnh, bến bãi bảo quản, lưu giữ phục vụ xuất
khẩu hoa.
Áp dụng chính sách khuyến khích về đất đai, vốn đầu tư, thuế, xây dựng cơ sở
hạ tầng, vận tải, thủ tục xuất nhập khẩu, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về hoa, cây kiểng và tăng cường tìm kiếm thị
trường tiêu thụ. Ra đời luật bản quyền giống cây trồng.
Phấn đấu đưa nghề trồng hoa, cây kiểng trở thành một nghề kinh tế, có khối
lượng hàng hóa tập trung. Theo Nghị quyết Trương ương VII cần xác định mục tiêu
cụ thể như sau:


10

Đến năm 2020 đưa diện tích hoa, cây kiểng lên 250.000 – 300.000 ha, chiếm
2,5% diện tích đất canh tác của cả nước. Trong đó phổ biến ở các tỉnh nông nghiệp là
1%; các đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã là 7 – 10%. Giải quyết việc làm cho 2 triệu
lao động.
Giá trị sử dụng đất đạt từ 150 triệu đồng/ha/năm trở lên; những mô hình khá
phổ biến đạt 300 – 500 triệu đồng/ha/năm; những điển hình tiên tiến đạt 1 tỷ

đồng/ha/năm. Đạt giá trị tổng sản lượng 70.000 tỷ đồng, xuất khẩu 500 triệu
USD/năm.
(Nguồn: />il%257Cnewsid:37)
2.4 Giới thiệu sơ lược về cây dừa cạn
Phân loại
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Gentianales
Họ (familia): Apocynaceae
Chi (genus): Catharanthus
Loài (species): C.roseus
Tên khoa học: Catharanthus roseus
Tên tiếng Anh: Vinca, Madagascar periwinkle.
Tên tiếng Việt: Trường xuân hoa, Hải đằng, Bông dừa cạn.
Nguồn gốc
Xuất xứ từ Madagascar, phổ biến ở miền nam Carolina, được giới thiệu cho
nhiều nước như là cây thuốc chữa bệnh (Cây dừa cạn vị hơi đắng, tính mát có tác
dụng bình can, giáng hỏa và trấn tĩnh an thần, dung chữa huyết áp cao). Hiện nay
được trồng ở nhiều vùng như Trung Quốc, Nam Mỹ, Châu Á.
Đặc điểm hình thái
Hiện nay có rất nhiều giống dừa cạn, mỗi giống đều có đặc điểm đặc trưng về
màu sắc và hình dạng thân, lá và hoa do đặc tính của giống quyết định, nhờ đó mà có
thể nhận biết, phân biệt được giữa các giống hoa dừa cạn với nhau.


11

Giống dừa cạn nhập Mediterranean red thân thảo, màu xanh nhạt, phân nhiều
nhánh, thân rũ, cây cao trung bình từ 13- 15cm. hoa có màu đỏ, chấm ở giữa các cánh
hoa to màu vàng, cánh hoa tròn.
Đặc điểm thân, lá, hoa của cây dừa cạn

Giống

Mediterranean red

Thân



Hoa

Thân thảo, màu

Lá mọc đối, xanh

Hoa có màu đỏ,

xanh nhạt, phân

đậm, cuống lá có

chấm ở giữa các

nhiều nhánh, thân

màu xanh trắng, lá

cánh hoa to màu

rũ, cây cao trung


dạng hình bầu dục,

vàng, cánh hoa

bình từ 13- 15cm.

thuôn nhọn đầu.

tròn.

Đặc điểm thực vật học
Dừa cạn là cây hằng năm, thân thảo, cao khoảng 20 – 80 cm tùy theo loài, có
nhựa trắng, vỏ cây màu nâu đỏ hay màu xanh trắng tùy vào màu củ hoa, có khả năng
tự phân nhánh từ các nách lá thật, cành nhánh nhiều, cành đứng, thân gỗ ở phía gốc,
phần mềm ở phía ngọn, mọc thành bụi đầy, có bộ rễ rất phát triển.
Lá đơn, mọc đối, bong loáng, có hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn, phía cuống hẹp
nhọn, mép nguyên không có răng cưa, dài 3 – 8 cm, rộng 1,2 – 5 cm.
Hoa mọc thành cặp ở nách lá, hoa gồm 5 cánh mỏng, tiểu nhụy gắn với phần
trên của ống vành, tâm bì rời noãn sào. Hoa mọc đơn hoặc 2 – 3 cái ở nách lá gần
ngọn thân, ở đầu cành. Hoa hình tròn phẳng, đường kính từ 2 – 2,5 cm gồm 5 cánh
mỏng mịn, hợp thành mùi hương hơi hắt. Dừa cạn có nhiều loại màu sắc: trắng, hồng,
tím hồng, đỏ…hoa nở rộ vào tháng 6 – 8, những tháng khác cũng có hoa.
Quả là một cặp quả đại dài 2 – 4 cm, rộng 3 mm chứa 12 – 20 hạt nhỏ màu nâu
nhạt, hình trứng, quả mọc thẳng đứng, hơi ngả sang hai bên, vỏ có vạch dọc, đầu tù.
Dừa cạn dễ trồng, sinh trưởng mạnh, ưa ánh sang, gây giống bằng hạt, giâm
cành hoặc từ cây in vitro, chịu mọc trên cát ven biển. Cây chịu hạn tốt, rất cần nắng
(các giống mới sau này chịu hạn kém hơn so với giống cũ) nên trồng trên bồn hoa,
trên ban công khá thích hợp, nếu ở vị trí thiếu ánh nắng thì cây phát triển chậm, không



12

ra hoa và tàn lụi dần. Cây sợ ngập úng, thích hợp đất tơi xốp, thông thoáng, pH thích
hợp từ 5,5 – 5,8. Cây rất ít sâu bệnh, tuy nhiên vẫn bị một số sâu bệnh như: bệnh tàn
lụi, bệnh thối mục cành non hay chồi non do côn trùng phá hoại hoặc nấm bệnh trên
lá.
Dừa cạn được trồng phổ biến làm hoa nền hiện nay vẫn là các giống truyền
thống với các màu tím, trắng, hồng nhạt dạng thân đứng, với nguồn giống được lấy từ
hạt của những cây dừa cạn đã có sẵn trong nước và cùng với thời gian trồng khá lâu
nên các cây dừa cạn hiện nay đã có hiện tượng thoái hóa giống, làm cho thân cây
vươn cao hơn, ít hoa, hoa nhỏ, màu sắc hoa nhạt hơn. Đối với các giống nhập nội
phong phú hơn về màu sắc, cho nhiều hoa, có dạng thân rũ, được trồng dưới dạng hoa
treo đã làm phong phú thêm về chủng loại hoa dừa cạn và cũng được ưa chuộng hơn.
Tác dụng dược lý của cây dừa cạn
+ Cây dừa cạn vị hơi đắng, tính mát có tác dụng bình can, giáng hỏa và trấn
tĩnh an thần, dung chữa huyết áp cao.
+ Các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất từ cây dừa cạn hai alkaloid
Vinblastin và Vincristin, là những chất ức chế mạnh sự phân bào có tác dụng tốt trong
chữa các ung thư về máu.
+ Dừa cạn, trong nhân dân ta đã dùng để chữa các bệnh về nội tiết như đái tháo
đường, thông tiểu, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện có máu, ít nước tiểu và trong bế
kinh. Rễ và lá dùng rất tốt trong hạ huyết áp, nếu cần ta cho thêm cây hoa đại (bông
sứ), cỏ mầm trầu và lá lạc tiên mỗi thứ khoảng 20g sắc nước uống liên tục trong nhiều
tháng liền đối với huyết áp cao ở giai đoạn 1 dù có nguyên nhân hay không có nguyên
nhân vẫn rất tốt.
2.5 Bảo vệ thực vật
2.5.1 Sâu hại
Dừa cạn ít bị sâu, tuy nhiên cũng bị sâu xanh ăn lá (Heliothis armigera Hb.)
cắn phá.
2.5.2 Bệnh hại

Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây dừa cạn thường bị một số bệnh như:
bệnh thối nhũn (Erwinia carotova), bệnh héo rũ (Fusarium sp.).


13

2.6 Đặc điểm phân bón lá
2.6.1. Định nghĩa
Phân bón là các vật liệu vô cơ hoặc hữu cơ được sử dụng để cung cấp các chất
dinh dưỡng cho cây trồng hoặc duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất.
2.6.2. Sự cần thiết phải sử dụng phân bón
Mục đích của việc sử dụng phân bón là kiểm sóat chu kỳ các chất dinh dưỡng
trong tự nhiên và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho cây trồng.
Sử dụng phân bón là điều cần thiết cho tất cả các hệ thống sản xuất cây trồng trong
thời gian dài.
Nông nhiệp càng phát triển, nhu cầu phân bón càng tăng.
Giống có tiềm năng năng suất càng cao, nhu cầu dinh dưỡng càng nhiều.
2.6.3. Mục đích của việc sử dụng phân bón
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nhẳm thỏa mãn nhu cầu của các lọai cây
trồng năng suất cao
Bù đắp các chất dinh dưỡng trong đất bị mất (cây trồng lấy đi, rửa trôi…)
Nâng cao hoặc duy trì độ phì nhiêu của đất.
2.6.4. Các loại phân bón
Phân bón có thể chia thành các nhóm sau:
+ Phân hữu cơ. Nhiều vật liệu hữu cơ có thể được sử dụng làm phân bón (vừa cải tạo
đất, vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Phần lớn vật liệu hữu cơ là chất thải,
và sản xuất tại chỗ, nên giá thành rẻ. Nông dân có thể tự chế biến và sử dụng. Nhưng
nếu sản xuất phân hữu cơ để bán, phân hữu cơ cần thỏa mãn các yêu cầu về tính chất
vật lý, hóa học và sinh học sau: khô, nghiền, trộn đều, kết hạt…, trung hòa pH, bổ
sung các chất dinh dưỡng quan trọng, và không chứa nguồn bệnh, độc chất.

+ Phân vô cơ. Là các lọai phân (hóa chất) được chế biến (tổng hợp), bao gồm phân đa
lượng (N, P, K), phân trung lượng (Ca, Mg, S), và phân vi lượng (Fe, Zn, Cu, Mn, B,
Mo)


14

2.6.5 Các nguyên tố dinh dưỡng
Các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng: Bao gồm Nitrogen – N, Phosphorus – P,
và Potassium – K. Các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng là các chất dinh dưỡng chủ
yếu, chính – chủ yếu về mặt khối lượng, nhưng không phải quan trọng nhất.
Nhu cầu của cây với hàm lượng tương đối cao, trung bình khoảng 50-150
kg/ha/vụ
Các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng: Bao gồm Calcium – Ca, Magnesium –
Mg, và Sulfur – S. Hầu hết các loại cây co nhu cầu "trung bình" về hàm lượng,
khoảng 10-50 kg/ha/vụ.
Các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng: Bao gồm Boron – B, Chlorine – Cl,
Đồng– Cu, Sắt – Fe, Manganese – Mn, Molybdenum – Mo, Kẽm – Zn.
Chú ý, mặc dù các nguyên tố vi lượng cây có nhu cầu với hàm lượng rất nhỏ,
nhưng tầm quan trọng cũng như các nguyên tố đa lượng. Nhu cầu thường <1 kg/ha/vụ.
Theo Đường Hồng Dật (2002), các loại phân bón lá là những hợp chất dinh
dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan
trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ. Tuy nhiên, bón phân phân qua lá không
thể thay thế hoàn toàn bón phân qua đất.
Bón phân qua lá phát huy hiệu lực nhanh. Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng
thường đạt mức cao, cây sử dụng 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua
đất cây chỉ sử dụng 40 – 50% (Đường Hồng Dật, 2002).
Dung dịch khoáng phun trên lá cây khi có tác nhân làm ướt thì có thể theo
đường khí khổng hoặc cutin xâm nhập vào trong các tế bào nhu mô lá và hầu hết tích
lũy lại trong lá. Mức độ xâm nhập dinh dưỡng vào lá phụ thuộc vào cấu trúc, hình

dạng lá, loại phân bón, tuổi cây và tuổi lá, nông độ phân và pH dung dịch (Nguyễn
Ngọc Trì, 2007).
Dinh dưỡng qua lá có nhiều lợi ích như dung để khắc phục tình trạng dinh
dưỡng của cây, đặc biệt là đối với phân vi lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


×