Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, GA3, PHÂN KALI VÀ CANXI ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẢ CHÔM CHÔM JAVA (Nephelium lappaceum L.) TẠI XÃ TÂN PHÚ, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 98 trang )

i

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NAA, GA3, PHÂN KALI
VÀ CANXI ĐẾN NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT QUẢ
CHÔM CHÔM JAVA (Nephelium lappaceum L.)
TẠI XÃ TÂN PHÚ, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH BẾN TRE

Tác giả
HÀ QUỐC TRƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. Thái Nguyễn Diễm Hương
TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên con xin khắc ghi công ơn sinh thành và nuôi dạy của ba mẹ, đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất để cho con có được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Ban chủ nhiệm
khoa Nông học đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi theo
học tại trường cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến ThS. Thái Nguyễn Diễm Hương, giảng viên bộ


môn cây Lương thực – Rau – Hoa – Quả khoa Nông học và TS. Nguyễn Trịnh Nhất
Hằng, trưởng bộ môn Kỹ Thuật Canh Tác, Viện Cây ăn quả miền Nam, người đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Gia đình ông Lê Hữu Thuận, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã
tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài tại vườn.
Bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề
tài này.

Xin chân thành cảm ơn

Hà Quốc Trường


iii

TÓM TẮT
HÀ QUỐC TRƯỜNG, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2012.
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA, GA3, phân Kali và Canxi đến năng
suất, phẩm chất quả chôm chôm Java (Nephelium lappaceum L.) tại xã Tân Phú,
huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Thái Nguyễn Diễm Hương
TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng
Mục tiêu nhằm xác định loại hóa chất (NAA, GA3 và phân Kali, Canxi) có ảnh
hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất quả chôm chôm Java so với đối chứng để làm
cơ sở khuyến cáo cho nông dân.
Đề tài có 2 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến năng suất và phẩm chất quả
chôm chôm Java tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố, 6 nghiệm
thức: NT1 đối chứng (phun nước lã), NT2 phun NAA 20 mg/l, NT3 phun GA3 30

mg/l, NT4 phun NAA 20 mg/l + GA3 30 mg/l, NT5 phun Thiên Nông 500 mg/l, NT6
Thiên Nông 500 mg/l + GA3 5 mg/l. Với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 cây chôm
chôm.
Kết quả cho thấy NAA và GA3 có ảnh hưởng tốt đến năng suất và phẩm chất
chôm chôm Java. Trong đó nghiệm thức phun Thiên Nông 500 mg/l và Thiên Nông
500 mg/l + GA3 5 mg/l cho hiệu quả tốt nhất, làm giảm tỷ lệ rụng (41,3 % và 38,9 %),
làm tăng trọng lượng quả (29,4 g và 29,7 g), tăng độ dày thịt quả (6,5 mm và 7,5 mm),
tăng độ Brix % (17,8 % và 18,4 %), làm cho màu sắc quả sáng hơn và giảm tỷ lệ quả
hư hỏng ở 4, 6 ngày sau bảo quản hơn so với nghiệm thức khác. Đồng thời làm tăng
năng suất thực tế (208,5 kg/cây và 213,5 kg/cây) và có tỷ suất lợi nhuận (49,6 lần và
97 lần) cao hơn so với nghiệm thức khác.


iv

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến năng suất và phẩm chất
quả chôm chôm Java tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố, 6 nghiệm
thức: NT1 đối chứng (phun nước lã), NT2 phun KCl 3 g/l, NT3 phun K2SO4 4 g/l,
NT4 phun KCl 3 g/l + Ca(NO3)2 5 g/l, NT5 phun K2SO4 4 g/l + Ca(NO3)2 5 g/l, NT6
phun Super-K-Humate 25 ml/l. Với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 cây chôm chôm.
Kết quả cho thấy Kali và Canxi không làm ảnh hưởng tới chiều dài, đường kính
quả lúc thu hoạch, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất nhưng làm giảm tỷ lệ
quả hư hỏng trong thời gian 4 ngày sau bảo quản. Trong đó nghiệm thức phun KCl 3
g/l làm tăng độ Brix quả (19,2 %), màu sắc quả sáng đẹp và có tỷ suất lợi nhuận
(VCR) cao nhất (118,6 lần), tức 1 đồng vốn đầu tư khi phun KCl 3 g/l thì lời được
118,6 đồng.


v


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iii
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh sách các bảng biểu ...........................................................................................viii
Danh sách các hình ..................................................................................................... ix
Danh sách các chữ viết tắt............................................................................................ x
Chương 1 Giới thiệu chung ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu................................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu.................................................................................................................. 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
Chương 2 Tổng quan tài liệu ..................................................................................... 3
2.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây chôm chôm ............................................................. 3
2.2 Giá trị dinh dưỡng quả chôm chôm ........................................................................ 4
2.3 Tình hình sản xuất chôm chôm trong nước và thế giới ........................................... 4
2.4 Các giống chôm chôm phổ biến hiện nay ............................................................... 7
2.5 Đặc điểm thực vật học ........................................................................................... 7
2.5.1 Đặc điểm thân, lá, rễ, quả .................................................................................... 7
2.5.2 Đặc điểm ra hoa và cấu tạo hoa ........................................................................... 8
2.5.3 Quá trình phát triển quả chôm chôm ................................................................... 9
2.5.4 Sự đậu quả và rụng quả non .............................................................................. 10
2.5.5 Hạn chế sự rụng quả non ................................................................................... 10
2.6 Kỹ thuật canh tác ................................................................................................. 11
2.6.1 Chuẩn bị đất trồng............................................................................................. 11
2.6.2 Trồng cây .......................................................................................................... 12
2.6.3 Bón phân.......................................................................................................... 13
2.7 Sâu bệnh hại chôm chôm ..................................................................................... 14

2.7.1 Sâu hại chôm chôm ........................................................................................... 14
2.7.2 Bệnh hại chôm chôm......................................................................................... 14


vi

2.8 Chất điều hòa sinh trưởng, các nghiên cứu về ảnh hưởng của gibberelin và auxin
trên cây trồng ............................................................................................................. 15
2.8.1 Chất điều hòa sinh trưởng ................................................................................. 15
2.8.2 Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng .................................................. 15
2.8.3 Các nhóm chất điều hòa sinh trưởng ................................................................. 16
2.8.3.1 Auxin ............................................................................................................. 16
2.8.3.2 Gibberellin ..................................................................................................... 17
2.8.4 Tình hình nghiên cứu về chất kích thích sinh trưởng ......................................... 18
2.9 Phân Kali,Canxi và các nghiên cứu về phân Kali, Canxi ...................................... 20
2.9.1 Vai trò sinh lý của Kali (K) ............................................................................... 20
2.9.2 Vai trò sinh lý của Canxi (Ca) ........................................................................... 21
2.9.3 Tình hình nghiên cứu về phân Kali và Can xi.................................................... 22
Chương 3 Nội dung và phương pháp thí nghiệm ................................................... 24
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ......................................................................... 24
3.1.1 Địa điểm ........................................................................................................... 24
3.1.2 Thời gian........................................................................................................... 24
3.2 Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................ 24
3.2.1 Điều kiện đất đai ............................................................................................... 24
3.2.2 Điều kiện khí hậu .............................................................................................. 25
3.2.3 Điều kiện canh tác chôm chôm tại khu vực thí nghiệm...................................... 26
3.3 Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm............................................................................. 26
3.3.1 Vật liệu ............................................................................................................. 26
3.3.2 Dụng cụ ............................................................................................................ 27
3.4 Phương pháp thí nghiệm ...................................................................................... 28

3.4.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 28
3.4.2 Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 30
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi.......................................................................................... 31
3.4.3.1 Một số chỉ tiêu theo dõi tại vườn .................................................................... 31
3.4.3.2 Một số chỉ tiêu phẩm chất quả ........................................................................ 31
3.4.4 Năng suất và hiệu quả kinh tế............................................................................ 32
3.5 Xử lý số liệu thống kê .......................................................................................... 33


vii

Chương 4 Kết quả và thảo luận .............................................................................. 34
4.1 Thí ghiệm 1: Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến năng suất và phẩm chất quả chôm
chôm Java tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre. ................................... 34
4.1.1 Diễn biến số quả chôm chôm Java qua các giai đoạn......................................... 34
4.1.2 Diễn biến tăng trưởng đường kính quả chôm chôm Java qua các giai đoạn ....... 35
4.1.3 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến tỷ lệ rụng quả ............................................... 36
4.1.4 Các chỉ tiêu đặc tính phẩm chất quả .................................................................. 37
4.1.4.1 Các chỉ tiêu vật lý của quả.............................................................................. 37
4.1.4.2 Các chỉ tiêu hóa học của quả .......................................................................... 41
4.1.5 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến tình hình sâu bệnh hại .................................. 43
4.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất ......................................................................... 43
4.1.7 Năng suất thực tế .............................................................................................. 45
4.1.8 Thời gian tồn trữ và tỷ lệ quả hư hỏng sau thu hoạch ........................................ 46
4.1.9 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 47
4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến năng suất và phẩm chất
chôm chôm Java tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre ............................ 48
4.2.1 Các chỉ tiêu đặc tính phẩm chất quả .................................................................. 48
4.2.1.1 Các chỉ tiêu vật lý của quả.............................................................................. 48
4.2.1.2 Các chỉ tiêu hóa học của quả .......................................................................... 51

4.2.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực tế.......................................... 52
4.2.3 Thời gian tồn trữ và tỷ lệ quả hư hỏng sau thu hoạch ........................................ 53
4.2.4 Hiệu quả kinh tế ................................................................................................ 54
Chương 5 Kết luận và đề nghị ................................................................................. 56
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 56
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 57
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 58
Phụ lục....................................................................................................................... 62


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bón phân cho chôm chôm theo các thời kỳ. ................................................ 13
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất tại vườn thí nghiệm tại Châu Thành, Bến Tre ........... 25
Bảng 3.2 Kết quả số liệu khí tượng thủy văn 5 tháng đầu năm 2012 .......................... 25
Bảng 3.3 Đặc điểm cây chôm chôm trước thí nghiệm ................................................ 25
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến tỷ lệ rụng quả ........................................ 35
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến kích thước quả....................................... 36
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến độ dày vỏ, độ dày thịt, tỷ lệ vỏ, tỷ lệ thịt
và tỷ lệ hạt chôm chôm .............................................................................................. 37
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến màu sắc quả........................................... 39
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến chất lượng cảm quan ............................. 40
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến các chỉ tiêu hóa học ............................... 41
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến các yếu tố cấu thành năng suất. ............. 42
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến năng suất thực tế ................................... 44
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến thời gian tồn trữ và tỷ lệ quả hư hỏng .... 45
Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế sử dụng chất điều hòa sinh trưởng.................................. 46
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến chiều dài và đường kính quả....... 47
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến các chỉ tiêu vật lý ...................... 48

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến màu sắc quả ............................... 49
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến chất lượng cảm quan ................. 50
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến các chỉ tiêu hóa học .................... 51
Bảng 4.16 Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến các yếu tố cấu thành năng suất. .. 52
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến năng suất thương phẩm .............. 53
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của phân Kali và Canxi đến thời gian tồn trữ và tỷ lệ quả hư
hỏng sau thu hoạch .................................................................................................... 53
Bảng 4.19 Hiệu quả kinh tế khi phun Kali và Canxi trên chôm chôm ...................... 55


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ............................................................................ 29
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ............................................................................ 30
Hình 4.1 Diễn biến số quả chôm chôm Java qua các giai đoạn....................................34
Hình 7. 1 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến đường kính quả qua các giai đoạn ........ 62
Hình 7.2 Sản phẩm Progibb 10SP ............................................................................ 62
Hình 7.3 NAA nguyên chất ...................................................................................... 62
Hình 7.4 Sản phẩm Thiên Nông ............................................................................... 62
Hình 7. 5 Ảnh hưởng của NAA và GA3 đến màu sắc quả chôm chôm ..................... 63
Hình 7.6 Mặt cắt ngang của quả ở các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 ................... 63
Hình 7.7 Màu sắc và mặt cắt ngang của quả chôm chôm thí nghiệm 2 ..................... 64
Hình 7.8 Đo dày thịt quả .......................................................................................... 65
Hình 7.9 Đo đường kính quả .................................................................................... 65
Hình 7.10 Chùm quả 7 tuần SĐQ ............................................................................. 65
Hình 7.11 Quả giai đoạn 10 tuần SĐQ ..................................................................... 65
Hình 7.12 Quả bị bệnh phấn trắng 4 tuần SĐQ ......................................................... 65
Hình 7.13 Quả ở giai đoạn 12 tuần SĐQ .................................................................. 65



x

DANH DÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV

Coefficient of Variation (hệ số biến động)

ctv

Cộng tác viên

ĐHST

Điều hòa sinh trưởng

ĐK

Đường kính

GA3

Acid gibberellic

GAP

Good Agricultural Practices

LLL


Lần lặp lại

LSD

Least Significant Difference Test

NAA

Acid napthaleneaxetic

ns

Non Significant (sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê)

NT

Nghiệm thức

SĐQ

Sau đậu quả

SHN

Sau hoa nở


1

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong bốn nước có diện tích và sản lượng cây ăn quả lớn của
khu vực Đông Nam Á đứng sau Thái Lan, Indonesia, Philippines. Theo cục trồng trọt
đến 2010, diện tích cây ăn quả cả nước đạt 910.000 ha, sản lượng 10 triệu tấn. Trong
đó diện tích cây ăn quả chủ lực xuất khẩu chiếm 255.000 ha, sản lượng quả xuất khẩu
430.000 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu quả các loại cả nước đạt 295 triệu USD/năm.
Những loại cây ăn quả có diện tích trồng lớn là chuối, cam, quýt, bưởi, dứa, sầu riêng,
chôm chôm, vải, nhãn, thanh long. Trong đó, chôm chôm được trồng nhiều ở Nam Bộ
với diện tích chôm chôm gần 22 ngàn ha, sản lượng 358 ngàn tấn
Diện tích trồng chôm chôm đang ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu
thị trường trong nước và xuất khẩu. Bến Tre là vùng trồng chôm chôm chuyên canh có
tiếng của Đồng Bằng Sông Cửu Long, giống trồng chủ yếu là chôm chôm Java. Đây là
giống chôm chôm phù hợp cho xuất khẩu nên được tỉnh chú trọng đầu tư áp dụng sản
xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Hiện nay chôm chôm Việt Nam đã xuất khẩu đi một số thị trường như: Trung
Đông, Trung Quốc, nhiều nước châu Á và đặc biệt là thị trường khó tính như Mỹ. Để
chôm chôm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì yêu cầu về năng suất, phẩm chất và chất lượng
quả phải đặt lên hàng đầu.


2

Thực tế canh tác chôm chôm của nông dân ở Châu Thành, Bến Tre chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm là chính. Họ chỉ tập trung bón phân đa lượng nhưng chưa chú trọng
đến các chất điều hòa sinh trưởng và các loại phân bón lá để khai thác hết tiềm năng
năng suất và phẩm chất của quả chôm chôm Java.
Từ thực tế trên, được sự phân công của Khoa Nông học thuộc trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của ThS. Thái Nguyễn Diễm
Hương và TS. Nguyễn Trịnh Nhất Hằng, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA,

GA3, phân Kali và Canxi đến năng suất, phẩm chất quả chôm chôm Java tại xã Tân
Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre” được tiến hành
1.2 Mục tiêu
Xác định loại hóa chất (NAA, GA3 và phân Kali, Canxi) có ảnh hưởng tốt đến
năng suất và phẩm chất quả chôm chôm Java tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh
Bến Tre.
1.3 Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của NAA, GA3 và phân Kali, Canxi đến năng suất và
phẩm chất quả quả chôm chôm Java.
Theo dõi, thu thập số liệu các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của quả.
Đánh giá hiệu quả kinh tế.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Chỉ thực hiện trên giống chôm chôm Java 20 năm tuổi và thí nghiệm ở giai đoạn
sau đậu quả.
Thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ thực hiện được một vụ (tháng 2 – tháng 6).
Thí nghiệm được bố trí trên vùng đất phù sa tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây chôm chôm
Cây chôm chôm có tên khoa học Nephelium lappaceum L. là loài cây vùng nhiệt
đới Đông Nam Á, thuộc họ Sapindaceae (họ Bồ hòn), có nguồn gốc ở Malaysia và
Sumatra. Cây chôm chôm là giống cây được trồng đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày nay
được trồng trong các vùng có vĩ độ từ 15° Nam tới 15° Bắc, gồm : châu Phi, châu Đại
Dương, Trung Mỹ và đặc biệt càng ngày càng được trồng nhiều ở châu Úc và quần
đảo Hawai. Cây chôm chôm thích ứng với những vùng đất không bị ngập nước. Tại

Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai và
khu vực Nam Trung Bộ. Là loại cây có giá trị kinh tế cao, quả chôm chôm có tử y như
nhãn, vải, phần ăn được chiếm 44 % trọng lượng quả (Nguyễn Văn Kế, 2000).
Cây chôm chôm thích hợp với lượng mưa hàng năm 2000 mm, cây rất mẫn cảm
với ánh sáng. Không khí khô và gió nhiều trong giai đoạn lớn của quả khiến quả kém
phát triển và gây hiện tượng rụng quả. Những quả ngoài tán khi chín có màu vỏ đẹp,
phẩm chất ngon hơn những quả mọc trong tán. Cây chôm chôm ưa đất pha cát, tầng
canh tác dày, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, độ pH: 4,5 – 6,5 (Trần Thế Tục, Nguyễn
Ngọc Kính, 2002)


4

2.2 Giá trị dinh dưỡng quả chôm chôm
Chôm chôm là loại quả có thể ăn tươi hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để
dự trữ hoặc xuất khẩu. Ngoài ra, có thể dùng áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng
giải nhiệt.
Quả xanh và vỏ quả được dùng để trị các bệnh đường ruột, dùng trị sốt rét, trị
giun, liều dùng 20 – 40 g dạng thuốc sắc. Một số nơi trên thế giới, người ta dùng vỏ
cây để trị bệnh về lưỡi.
Chôm chôm được biết đến là thứ quả có giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều
vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali,
canxi,… còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Với công dụng điều chỉnh lipid máu, giảm béo và rất giàu vitamin C nên chôm
chôm là thứ quả tuyệt vời cho những người bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng
đường huyết… Chôm chôm thường được dùng để ăn tươi. Quả có vỏ giòn, gai cứng,
màu xanh là quả tươi (Hoàng Khánh Toàn, 2011).
2.3 Tình hình sản xuất chôm chôm trong nước và thế giới
Hiện nay chôm chôm được phân bố ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á
như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes và một số nước nhiệt đới

khác.
Chôm chôm là một cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở miền Nam Việt Nam.
Chôm chôm cùng họ với nhãn, vãi nhưng có một số đặc trưng, hình thái và đặc tính
sinh học khác hẳn. Chôm chôm có vị ngọt, hợp khẩu vị đa số các dân tộc châu Á. Vỏ
chôm chôm dày, mọng nước nên dễ bảo quản, vận chuyển.


5

Với năng suất chôm chôm Java 20 - 25 tấn/héc ta và chôm chôm nhãn 18 - 20
tấn/héc ta, giả sử loại trừ yếu tố mất mùa thì sản lượng chôm chôm khi vào Global
GAP đạt khoảng 500 - 650 tấn, trong đó chôm chôm nhãn khoảng 100 tấn. Diện tích
chôm chôm GAP nói trên chủ yếu cho thu hoạch đúng thời vụ (ước 80 %). Đây là thời
điểm dễ làm nhưng cũng là lúc giá rẻ nhất trong năm.
Theo Viện Cây ăn quả Miền Nam (2011), Tổ hợp tác Chôm chôm Tân Phong, xã
Tân Phong, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) vừa được Công ty Cổ phần Giám định và
Khử trùng FCC cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây là vùng trồng chôm
chôm đầu tiên của Tiền Giang được chứng nhận VietGAP, mở hướng xuất khẩu loại
trái cây này sang thi trường nước ngoài.
Tổ hợp tác Chôm chôm Tân Phong được Viện Cây ăn quả Miền Nam hỗ trợ
xây dựng mô hình sản xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 16,7 ha,
có 34 hộ tham gia. Sau khi chôm chôm Tân Phong đạt chứng nhận VietGAP, Công ty
Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, huyện Chợ Lách (Bến Tre) sẽ tiến hành thu mua
theo hợp đồng đã ký với tổ hợp tác để đóng gói và xuất khẩu đi châu Á và châu Âu,
với giá cao hơn thị trường từ 15 – 20 % (Trần Mạnh và ctv, 2011).
Ngày 6/12/2011 lô chôm chôm đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã được
các nhà vườn của tổ sản xuất xã Tân Phú, huyện Châu Thành (Bến Tre) bàn giao cho
công ty Thiên Ân (thành phố Hồ Chí Minh), đơn vị thu mua và xuất khẩu. Đây là sản
phẩm được sản xuất theo quy trình VietGAP và được tổ chức kiểm dịch động thực vật
Mỹ cấp mã Code đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường nước này. Đây là lô hàng đầu

tiên mang tính chất thí điểm và có khối lượng 1 tấn. Loại chôm chôm được chọn lần
này là chôm chôm giống Thái Lan. Như vậy, bên cạnh việc tuân thủ chặt chẽ quy trình
sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, 24 nhà vườn với diện tích 34 ha chôm
chôm của tổ hợp tác Tiên Phú cũng đã chọn những sản phẩm chất lượng tốt nhất để
thâm nhập thị trường khó tính Hoa Kỳ.
Bến Tre hiện có khoảng 2.000 ha chôm chôm, tổng sản lượng năm nay ước đạt
40.000 tấn. Phần lớn diện tích chôm chôm của tỉnh đều được nông dân xử lý ra hoa
trái vụ nhằm tránh thời điểm chính vụ của của các địa phương miền Đông Nam bộ, đặc


6

biệt là Đồng Nai. Sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang các
thị trường như Trung Quốc, Cam-pu-chia và một số nước Trung Đông.
Theo Viện Cây ăn quả miền Nam (2011), tổng diện tích chôm chôm đã được
các hợp tác xã, tổ sản xuất trồng theo đúng quy trình tiêu chuẩn Global GAP và
VietGAP ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay là 112 ha với hơn 100 hộ
tham gia. Với năng suất bình quân 25 - 30 tấn/ha thì sản lượng của vụ chôm chôm đủ
điều kiện xuất khẩu sắp thu hoạch ước đạt khoảng 300 tấn.
Đầu năm 2011, chôm chôm là một trong những loại trái cây có kim ngạch xuất
khẩu tăng nhanh nhất. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, nhiều thị trường khó
tính đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều chôm chôm từ Việt Nam (dạng tươi hoặc đông
lạnh, chế biến) do chất lượng không ngừng tăng.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy nếu như năm 2010 xuất khẩu chôm
chôm đạt 2,5 triệu USD, tăng 47 % so với năm 2009, thì trong sáu tháng đầu năm 2011
đạt 1,8 triệu USD, tăng 12,5 lần so với cùng kỳ 2010 (chưa kể lượng xuất khẩu tiểu
ngạch sang Trung Quốc).
Đặc biệt, thị trường nhập khẩu chôm chôm của Việt Nam ngày càng đa dạng vì
từ đầu năm đến nay đã có thêm những thị trường khó tính (hoặc quay lại nhập khẩu
sau thời gian gián đoạn) như các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Hà Lan, Hàn

Quốc... (Công Trí, 2011)
Thái Lan, nhà cung cấp chôm chôm lâu đời và lớn nhất vào thị trường Mỹ với
giống Rong Rieng. Giống Rong Rieng chất lượng cao hơn giống Java: giòn, ngọt, tróc
thì ai cũng đã biết nhưng Việt Nam không có để đưa sang Mỹ. Thái Lan áp dụng kỹ
thuật thu hái, tách trái rời, đóng gói chôm chôm hộp giấy (3 – 5 kg/hộp), phù hợp với
bảo quản và “ưa mắt” người tiêu dùng Mỹ.
Dự kiến của doanh nghiệp xuất khẩu với Việt Nam là giống Java và sẽ xuất thử
chôm chôm nhãn. Chôm chôm nhãn của Việt Nam chất lượng khá tuy nhiên quả đạt
mức độ lớn tương tự chôm chôm Java thì rất ít (15 – 20 %). Trên thị trường nội địa


7

chôm chôm nhãn có giá khá cao và rất cao ở nhóm trái lớn nên khó thu mua để xuất
khẩu với mục tiêu giá thành cạnh tranh.
2.4 Các giống chôm chôm phổ biến hiện nay
Chôm chôm Java: Tên chung chỉ các giống nhập nội từ Indonesia, Thái Lan.
Trồng phổ biến ở Bến Tre, Đồng Nai, Vĩnh Long, cung cấp đại bộ phận bán quả ở
trong nước, gồm có loại râu ngắn và râu dài, tróc hột ăn giòn và thơm. Loại râu ngắn
được trồng phổ biến hơn vì khi vận chuyển chậm héo, quả màu đỏ, ngọt thơm, mọng
nước, thịt quả tróc. Loại râu dài có màu quả đỏ nhạt, hơi dẹp, phẩm chất kém hơn.
Chôm chôm nhãn: có nguồn gốc ở Indonesia, quả tròn thơm mùi nhãn, quả nhỏ.
Quả nhỏ chỉ độ 15 – 20 g so với 30 – 40 g ở chôm chôm Java. Râu ngắn, mẫu mã
không đẹp. Vỏ quả dày, cứng, râu, ngắn, khi chín có màu xanh vàng hay đỏ. Tỷ lệ
trồng còn rất thấp. Đây là giống mới được chú ý trong thời gian gần đây, do có phẩm
chất, thị trường trong nước ưa chuộng, giá bán cao hơn giống chôm chôm Java.
Chôm chôm Thái (Chôm chôm Rong Riêng): Là giống nhập nội từ Thái Lan
năm 1996. Hiện nay, Viện Cây ăn quả miền Nam đã tuyển chọn được 7 cây đầu dòng.
So với giống chôm chôm Java và chôm chôm nhãn cho thấy giống Rong Riêng cho
năng suất cao (60 – 80 kg/cây/năm), trọng lượng quả 31 - 37 g, thịt quả rất dày (7 – 9

mm), tỷ lệ phần ăn được cao 58 – 61 %. Chất lượng quả thơm ngon hơn hẳn chôm
chôm Java. Diện tích chôm chôm Thái ngày càng được mở rộng, thay thế dần cho
chôm chôm Java (Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính, 2002).
2.5 Đặc điểm thực vật học
2.5.1 Đặc điểm thân, lá, quả
Cây chôm chôm thường cao từ 12 đến 15 m, tán cây hình nón, lá đơn, phiến lá
hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, mọc cách, màu xanh hoặc xanh đậm, ngọn búp có
lớp bao màu hơi đỏ, hoa nhỏ màu trắng, hoa tự chùm ở đầu cành, dài từ 3 đến 5 mm,
tỏa mùi thơm dịu. Trái mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4 - 6
cm. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cơm thường dính vào hột, nhưng có loại cơm


8

tách rời hột dễ dàng. Cơm dày, trắng trong, ít nước hơn vải, mùi vị ngon, hơi chua, quả
chín trong khoảng 14 - 16 tuần sau khi kết quả. Đối với cây trưởng thành có thể thu
hoạch từ 5.000 đến 6.000 quả mỗi mùa (độ 60 - 70 kg). Bầu noãn của hoa chôm chôm
có hai tâm bì (lá noãn), tuy nhiên thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả (rất ít
khi cả hai phát triển thành quả), thời gian phát triển thông thường từ 13 đến 16 tuần lễ.
Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần thứ 13, sau đó chậm hẳn
cho tới lúc thu hoạch.
Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và phát triển
cây chôm chôm, và có thể trồng ở độ cao 600 m. Chôm chôm có rất nhiều giống, tuy
nhiên ở Việt Nam chỉ có phân biệt chôm chôm thường, chôm chôm tróc vỏ, chôm
chôm nhãn.
Cây chôm chôm được phân bố ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như:
Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes.
Hạt chôm chôm chứa 35 – 40 % chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có
mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ quả chứa tanin
và một saponi độc. Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin.

2.5.2 Đặc điểm ra hoa và cấu tạo hoa
Hoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính. Hoa đực không có bầu
noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính. Hoa nở vào lúc
sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào buổi chiều sẽ
chấm dứt vào sáng hôm sau. Trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa. Mỗi hoa
có trung bình 5.400 hạt phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấn trong một phát hoa.
Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa đực và hoa
lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa cái. Ở hoa lưỡng tính - đực, chỉ nhị phát triển
mạnh trong khi ở hoa lưỡng tính cái thì bầu noãn phát triển nhưng bao phấn không mở.
Trung bình có khoảng 500 hoa lưỡng tính trên một phát hoa. Hoa lưỡng tính - cái nhận
phấn trong ngày và trở thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như
hoa đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm.


9

Tuỳ thuộc vào đặc tính của hoa, cây chôm chôm được phân thành 3 nhóm:
- Cây đực: Chỉ sinh ra hoa đực. Có khoảng 40 - 60 % cây con từ hột là cây đực.
- Cây lưỡng tính nhưng chỉ sinh ra hoa lưỡng tính - đực.
- Cây lưỡng tính nhưng sinh ra cả hai loại hoa lưỡng tính đực và cái. Tuy nhiên,
tỉ lệ hoa lưỡng tính đực chỉ vào khoảng 0,05 - 0,90 %. Đây là loại cây phổ biến thường
gặp trong sản xuất.
Tóm lại, ngoại trừ khả năng sinh dục vô tính, hoa của cây chôm chôm thụ phấn
chéo là chủ yếu nên việc tăng thêm nguồn phấn sẽ làm tăng khả năng đậu quả của
chôm chôm. Để khắc phục tình trạng thiếu hạt phấn, việc trồng cây đực xen vào cây
lưỡng tính, trồng xen nhiều giống với nhau, xử lý NAA làm tăng số hoa đực hoặc nuôi
ong trong vườn là những biện pháp tốt nhằm tăng sự thụ phấn cho cây chôm chôm.
2.5.3 Quá trình phát triển quả chôm chôm
Sau khi đậu quả, trọng lượng vỏ tăng chậm trong thời gian từ tuần 1 - 6, sau đó
tăng nhanh cho đến khi thu hoạch. Trọng lượng hạt tăng chậm từ tuần 1 - 6, từ tuần 6 11 trọng lượng hạt tăng nhiều nhất sau đó trọng lượng tăng không đáng kể. Cơm bắt

đầu hình thành từ tuần thứ 7 kéo dài đến khi thu hoạch. Trọng lượng quả phát triển
chậm vào giai đoạn 1 - 8 tuần sau khi đậu quả, tuần 8 - 9 trọng lượng quả tăng lên,
tuần 10 - 11 tăng không nhiều. Thịt trái bắt đầu hình thành từ tuần thứ bảy sau khi đậu
quả nhưng bắt đầu tăng trưởng nhanh từ tuần thứ 10 đến khi thu hoạch. Sự phát triển
thịt quả đã làm trọng lượng quả tăng nhanh trong giai đoạn này. Trọng lượng trung
bình của chôm chôm là 32 g, tỉ lệ giữa các phần bao gồm, vỏ chiếm 48 % trọng lượng
quả, phần cơm chiếm 45 % trọng lượng quả, hạt chiếm 7 % trọng lượng quả. Chiều dài
quả trung bình là 4,6 cm, chiều rộng quả trung bình là 3,7 cm, dày vỏ là 4,1 mm lúc
thu hoạch.
Tóm lại, từ khi nhú mầm đến khi ra hoa trong khoảng 40 ngày và từ khi đậu quả
đến thu hoạch từ 14 - 16 tuần. Tỉ lệ đậu quả rất thấp chỉ khoảng 1 %. Chôm chôm rụng
quả nhiều nhất trong khoảng hai tuần sau khi đậu quả, sau đó tỉ lệ rụng quả non giảm


10

dần và ổn định ở giai đoạn 8 tuần sau khi đậu quả. Trọng lượng quả tăng nhanh cùng
với sự hình thành thịt quả ở giai đoạn 10 tuần sau khi đậu quả cho đến khi thu hoạch
(Trần Văn Hâu, 2005).
2.5.4 Sự đậu quả và rụng quả non
Khảo sát sự đậu quả và sự rụng quả non chôm chôm Java tại Cần Thơ, Châu
Trùng Dương (2005), sự rụng quả non xảy ra chủ yếu ở giai đoạn 4 tuần sau khi đậu
quả, trong đó giai đoạn 2 tuần sau khi đậu quả tỉ lệ rụng quả non gần 50 % và tuần tiếp
theo là trên 30 %. Sự rụng quả non giảm dần và hầu như chấm dứt ở giai đoạn 8 tuần
sau khi đậu quả và số quả/chùm ổn định đến khi thu hoạch.
2.5.5 Hạn chế sự rụng quả non
Để khắc phục hiện tượng rụng trái non tại một số vùng trồng tại Thái Lan người
ta phun chất NAA. Nồng độ biến động từ 40-160 mg/lít phun ở giai đoạn nụ trước khi
bông nở. Khi quả đã thụ rồi để tăng kích thước quả cho chôm chôm Rong Riêng,
người ta lại phun NAA ở nồng độ 125 ppm (125 mg/l)

Theo Trần Văn Hâu (2005), việc phun NAA ở nồng độ 250 - 500 ppm có tác
dụng kéo dài sự rụng hoa từ đó làm tăng sự đậu quả. Phun NAA tốt nhất là vào buổi
sáng sớm hoặc chiều mát. Phun NAA ở nồng độ 200 ppm kết hợp với GA3 ở nồng độ
20 ppm sẽ làm tăng đậu quả và làm chậm sự rụng quả non. Để tăng tỉ lệ đậu trái thì
thời kỳ phun thích hợp nhất là khi có phân nửa số hoa đã nở. Để làm chậm sự rụng quả
non thì thời gian thích hợp là một tháng sau khi đậu quả. Việc phun NAA và GA3
ngoài tác dụng làm hạn chế sự rụng quả non còn có tác dụng làm tăng kích thước quả.
Trong thực tế, NAA và GA3 thường áp dụng chung nhưng tốt nhất là nên phun NAA ở
giai đoạn 1 - 4 tuần sau khi đậu quả còn GA3 ở giai đoạn 5 - 7 tuần.
Theo Nguyễn Trịnh Nhất Hằng (2001) ở một số nước đã dùng chất điều hòa
sinh trưởng trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau để thay đổi nhịp độ ra hoa, tỷ lệ
đậu quả, giảm tỷ lệ rụng như:


11

+ Phun NAA với nồng độ 30 – 50 ppm vào lúc hoa nở 50 % để tăng tỷ lệ hoa
đực/cây giúp cây thụ phấn tốt hơn và tăng đậu quả.
+ Phun GA3 với nồng độ 5 ppm, phun vào giai đoạn tuần 6, 8 sau hoa nở có tác
dụng làm tăng phẩm chất quả.
+ Phun Thiên Nông, Komix vào giai đoạn quả có đường kính 1 cm, phun 3 lần,
15 ngày/lần để giữ màu quả đẹp khi chín và tăng trọng lượng quả.
2.6 Kỹ thuật canh tác
2.6.1 Chuẩn bị đất trồng
Tùy theo loại đất cao hay thấp mà thiết kế vườn cho phù hợp. Chôm chôm
thường được trồng trên líp. Líp rộng 8 – 10 m, mương rộng 3 – 4 m, sâu 1 – 1,2 m.
Chuẩn bị hố trồng có kích cỡ vuông 80 cm x 80 cm, sâu 75 cm. Khi đào hố nên
để riêng đất trên mặt (lớp đất phía trên đến 30 cm) ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra
một bên.
Lượng phân cho mỗi hố: 10 kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai, 200 - 300

g Super Lân, trộn đều với đất mặt xung quanh.
Sau đó tưới đẫm nước (hoặc có ít nhất 2 đến 3 cơn mưa) cho hỗn hợp đất +
phân phân huỷ nhanh.
Ở những nơi thoát nước tốt như đất đỏ Basalt, đất thịt pha cát chỉ cần lấp đầy hố
để sau khi tưới nước đất lún xuống mặt hố sẽ hơi thấp hơn mặt đất bình thường khoảng
10 - 15 cm. Đối với vùng đất thoát nước kém thì phải lấp đất cao hơn mặt hố từ 10-15
cm, sau khi tưới nước đất lún xuống bằng mặt đất tự nhiên là vừa.
Riêng đối với đất phù sa Đồng bằng sông Cửu Long tuỳ theo độ cao của thuỷ
cấp mà đắp ụ hoặc liên tiếp tối thiểu cao hơn mặt nước 80 cm - 100 cm và hố trồng
căn cứ vào mặt liếp mà vận dụng.


12

2.6.2 Trồng cây
Dùng cuốc đào một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng cây giống
khoảng 2 - 3 cm. Sau đó dùng các loại thuốc diệt nấm như: Dithane M-45, Mancozeb,
Ridomil... phun xịt thật kỹ vào hố trồng cây, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc.
Để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon,
cách đáy 2 - 3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ
con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó mới đem cây đặt vào hố trồng.
Dùng dao rạch một đường thẳng đứng từ trên xuống dưới và bóc túi nilon ra.
Sau đó dùng tay vun đất và ấn nhẹ xung quanh gốc, không được dùng chân đạp đất.
Sau đó phải làm bồn cho cây, đường kính bồn từ 1 - 1,2 m, sao cho gốc chôm chôm
cao hơn đất mặt bồn để tránh gốc bị ngâm nước (hình mu rùa). Nếu cây giống đã lớn
có một thân chính thì dùng kéo sắc cắt bỏ phần ngọn đi, chỉ chừa lại chiều cao tính từ
mặt đất lên khoảng 60 cm hoặc 70 cm.
Sau khi trồng xong, dùng 30 ml Bayfolan hoặc HVP-801 cho 1 bình 8 lít (liều
lượng theo chỉ dẫn trên chai thuốc), phun xịt thật đậm trên toàn bộ thân và lá cây. Mục
đích giúp cây có đủ dưỡng chất và vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.

Trồng xong nhất thiết phải lấy cọc cắm, buộc cành vào cọc tránh gió lay gốc.
Sau đó bắt buộc phải dùng tàu dừa che nắng từ hướng Đông và hướng Tây, nếu có gió
mạnh thì che thêm ở hướng gió thổi đến. Nên dùng tàu dừa để việc lưu thông không
khí được dễ dàng (thời gian che khoảng 60 ngày). Trồng xong phải tưới nước ngay cho
cây, mỗi cây 25 - 20 lít.


13

2.6.3 Bón phân
Theo Thamboo (1967) thì để tạo ra 6,72 tấn quả/ha cây chôm chôm đã lấy đi
trong đất 15 kg N, 4,7 kg P2O5, 14 kg K2O, 4,4 kg CaO và 8,3 kg Mg. Qua kết quả nầy
cho thấy rằng nhu cầu dinh dưỡng của cây chôm chôm đòi hỏi Đạm và Kali ngang
nhau và tiếp theo là Mg. Lân và vôi có nhu cầu ngang nhau. Do đó, nếu bón phân NPK
theo các công thức thông thường sẽ xảy ra tình trạng thiếu Magiê và vôi. Theo mô tả
của Tindall và ctv. (1994) thì thiếu Ca sẽ làm cháy mép lá và sự sinh trưởng bị giảm.
Sự thiếu Magiê làm giảm kích thước lá chét, vàng giữa gân lá. Nếu thiếu Magiê
nghiêm trọng sẽ làm cho rụng lá, hoa phát triển kém và sự phát triển của rễ cũng bị
giới hạn. Phun qua lá Magiê sulphate ở nồng độ 1 - 2 % hoặc bón gốc bằng đá vôi
dolomic (Trích lại từ Trần Văn Hâu, 2005)
Trong 3 – 4 năm đầu sau khi trồng, bón phân hỗn hợp NPK (15 – 15 – 15) hoặc
NPK (20 – 20 – 15), bón 3 lần trong năm, hoà trong nước tưới hoặc xới đất nhẹ kết
hợp bón phân, cách gốc 15 – 30 cm và tưới.
Bảng 2.1 Bón phân cho chôm chôm theo các thời kỳ
Trộn hỗn hợp phân
tương đương (Urê +
Super lân + Nitrat kali)
(kg)

Thời kỳ bón


Công thức bón

Sau khi thu hoạch

NPK (15 – 15 – 15) và Urê + 2,340 + 9,090 + 3,260
Toàn bộ phân hữu cơ

Trước khi ra hoa

NPK (8 – 24 – 24)

0,264 + 14,545 + 5,217

Sau đậu quả

NPK (15 – 15 – 15)

2,340 + 9,090 + 3,260

Vào tuần thứ 9 sau đậu NPKCa (12 – 12 – 17 – 2) và 1,564 + 7,273 + 3,696
quả
K2SO4 hoặc NPK (8 – 24 – 24) hoặc 0,264 + 14,545 +
5,217
(Nguồn: Muchjajib (1990), FAO).


14

2.7 Sâu bệnh hại chôm chôm

2.7.1 Sâu hại chôm chôm
Trên cây chôm chôm có nhiều loại sâu hại khác nhau như rệp sáp (Planococcus
sp.), rệp dính xanh (Pulvinaria sp.), rầy mềm, bọ đục cành (Niphonocela albata), sâu
đục quả (Acrocercops cramerella),… Cần vệ sinh đồng ruộng, diệt kiến, cỏ dại,… Khi
cần có thể sử dụng thuốc Trebon, Supracide, ….
Ruồi đục quả (Dacus dorsalis): Ruồi đẻ trứng vào trong quả, trứng nở thành
giòi ăn phá bên trong làm quả bị nứt và bị thối.
+ Biện pháp phòng trừ: thu gom hết tất cả quả rụng do dòi, để vào thùng có
chứa lớp đất ở đấy, giòi sẽ bò ra trong lớp đất để hóa nhộng, sau đó hơ thùng trên lửa
để diết nhộng. Đặt bẫy ruồi dưới tán cây, dùng thuốc gồm 75 % Methyl Eugenol + 25
% Dibrom.
2.7.2 Bệnh hại chôm chôm
Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.) Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn hoa
và quả non. Đôi khi cũng thấy bệnh tấn công ở mặt dưới lá giai đoạn cây ra lá non.
Hoa và quả bị phủ bởi một lớp phấn màu trắng xám làm cho hoa quả non bị khô, đen.
Giai đoạn quả hơi lớn cũng có thể bị phấn trắng tấn công làm cho gai trái bị khô, héo
phần chóp gai rồi ăn lan vào làm cho cả trái bị khô đen. Quả bệnh bị nhiễm trễ hay
nhiễm nhẹ sẽ kém phát triển, cơm nhỏ hoặc lép.
Phòng trị: Giai đọan cây ra hoa đậu quả non phải thường xuyên theo dõi để phát
hiện sớm được bệnh. Khi phát hiện bệnh phải cắt bỏ và tiêu huỷ ngay chùm hoa, quả
non nhiễm bệnh và phun ngay thuốc hoá học để phòng trị kịp thời, bảo vệ hoa và quả
non bằng các loại thuốc có lưu huỳnh như: Kumulus, OK Sulfurlac, hay các loại thuốc
như Sulox 80WP, Carbenzim 500 FL, Nustar, Anvil hoặc Tilt ... theo các liều lượng
khuyến cáo của từng loại thuốc.
Bệnh thối quả (do nấm Phomopsis sp.) Bệnh này thường xuất hiện trong giai
đoạn quả chín, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất quả. Triệu chứng ban đầu của bệnh là


15


những vùng mất màu trên bề mặt vỏ quả, sau đó hình thành những đốm màu nâu và có
thể có nhiều tơ nấm xuất hiện trên bề mặt vết bệnh. Nấm bệnh cũng dễ tấn công ở
phần cuống quả và gây nên bệnh thối cuống quả. Một số trường hợp bệnh thối cuống
quả còn do nấm Lasiodiplodia theobromae gây ra.
Phòng trị: Cắt tỉa và loại bỏ những cành bị khô và chết trên cây. Kiểm soát chế
độ tưới và tiêu nước cho cây một cách đều đặn cũng hạn chế được bệnh vì khi cây bị
sốc nước cũng rất thuận lợi cho bệnh phát triển. Tồn trữ lạnh cũng hạn chế được sự
phát triển của bệnh trên quả giai đoạn sau thu hoạch.
2.8 Chất điều hòa sinh trưởng, các nghiên cứu về ảnh hưởng của gibberelin và
auxin trên cây trồng
2.8.1 Chất điều hòa sinh trưởng
Chất điều hòa sinh trưởng nội bào thực vật gọi là phytohormon. Đây là những
sản phẩm bình thường của quá trình sống ở thực vật, điều hòa hoạt động liên quan đến
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các cơ
quan của toàn cây. Các phytohormon được biết đến nhiều nhất là auxin, gibberelin,
abscissic acid, cytokinin, etylen.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây có mặt cùng lúc nhiều
phytohormon, tỷ lệ và hàm lượng rất khác nhau. Đặc điểm tác động của chất điều hòa
sinh trưởng thực vật là với hàm lượng rất ít đã có khả năng gây nên tác động làm thay
đổi những đặc trưng về hình thái sinh lý của thực vật.
Ngày nay bằng con đường hóa học con người đã tạo ra nhiều hợp chất khác
nhau có hoạt tính tương tự các phytohormon để điều khiển quá trình sinh trưởng phát
triển cây trồng làm tăng năng suất và phẩm chất nông sản. Các chất tổng hợp tạo ra
ngày càng phong phú và được ứng dụng rộng rãi (Vũ Quang Sáng, 2006)
2.8.2 Nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng
Các chất có hoạt tính sinh học tác động đến sinh trưởng của cây tùy theo nồng
độ. Ở các nồng độ khác nhau thì tác dụng của chúng khác nhau và có thể trái ngược
nhau.



×