Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM LINH CHI Ganoderma lucidum TRÊN MỘT SỐ LOẠI CƠ CHẤT KHÁC NHAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.94 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM LINH CHI
Ganoderma lucidum TRÊN MỘT SỐ LOẠI
CƠ CHẤT KHÁC NHAU

NGÀNH

: NÔNG HỌC

NIÊN KHÓA

: 2008 – 2012

SINH VIÊN THỰC VIÊN : LÊ MINH THÀNH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


i

KHẢO SÁT SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NẤM LINH CHI
Ganoderma lucidum TRÊN MỘT SỐ LOẠI
CƠ CHẤT KHÁC NHAU

Tác giả
LÊ MINH THÀNH


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S PHẠM THỊ NGỌC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện luận văn nghiên

cứu “Khảo sát sự tăng trưởn g của

nấm linh chi Ganoderma lucidum trên một số l oại cơ chất khác nhau” , ngoài sự cố
gắng và phấn đấu hết mình của bản thân , em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và
khích lệ từ nhiều phía.
Xin chân thành gửi lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu nhà trường , đặc biệt là cá c thầy cô trong khoa Nông học trường
đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và rèn
luyện trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn các thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức chuyên ngành cho em trong
suốt 4 năm đại học.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thị Ngọc đã tận tình hướng dẫn
và chỉ cho em nhiều điều còn thiếu sót trong thời gian làm đề tài để hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Cảm ơn gia đình , bạn bè và người thân đã đ ộng viên, chia sẻ những khó khăn
trong cuộc sống và lúc làm đề tài . Cảm ơn các bạn lớp DH 08NH đã luôn giúp đỡ tôi

trong mọi công việc để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng
em chắc chắn rằng sẽ còn nhiều thiếu sót , kính mong nhận được sự tận tình chỉ bảo
của quý thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. HCM, ngày 20 tháng 7 năm 2012

Lê Minh Thành


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát sự tăng trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum trên một
số loại cơ chất khác nhau” được tiến hành tại trại thực nghiệm khoa Nông học



Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh – khu phố 6 – phường Linh Trung – Quận
Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2012. Các loại cơ
chất được sử dụng để nghiên cứu trong thí nghiệm là:


NT1: Mùn cưa – rơm: 70% - 30%



NT2: Rơm – trấu – bã mía: 70% - 15% - 15%




NT3: Mùn cưa – trấu – bã mía: 70% - 15% - 15%



NT4: Mùn cưa (100%) (Đ/C)



NT5: Rơm (100%)

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Ngọc.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố (Complete
Randomized Design, CRD-1), 5 nghiệm thức, 4 lần lặp lại.
Những kết quả đạt được:
Nấm linh chi có tơ nấm sinh trưởng mạnh

nhất và có thời gian tăng trưởng

nhanh nhất khi trồng trên cơ chất mùn cưa – trấu – bã mía.
Nấm linh chi trồng trên mùn cưa – trấu – bã mía có thời gian tăng trưởng và ra
quả thể sớm nhất.
Nấm linh chi trồng trên mùn cưa – trấu – bã mía có sự tăng trưởng kích thước
quả thể cao hơn so với trồng t rên mùn cưa (Đ/C) và có hiệu quả kinh tế cao nhất trong
các nghiệm thức thí nghiệm.


iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ .................................................................................................. ii
TÓM TẮT........................................................................................................ iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ.......................................................... xi
Chương 1: Giới thiệu ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ...................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
1.5 Giới hạn đề tài ........................................................................................... 3
Chương 2: Tổng quan tài liệu ....................................................................... 4
2.1 Tổng quan về biến dưỡng và sinh lý của nấm ........................................... 4
2.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của nấm ăn ............................................................ 4
2.1.2 Cách dinh dưỡng của nấm ...................................................................... 5
2.1.3 Điều kiện sinh thái của nấm ăn............................................................... 6


v

2.2 Tổng quan về nấm linh chi ........................................................................ 7
2.2.1 Phân loại ................................................................................................. 7
2.2.2 Đặc điểm sinh học nấm linh chi ............................................................. 8
2.2.2.1 Đặc điểm hình thái............................................................................... 8
2.2.2.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố ở Việt Nam......................................... 8
2.2.2.3 Nhiệt độ thích hợp ............................................................................... 9
2.2.2.4 Độ ẩm .................................................................................................. 9
2.2.2.5 Độ thông thoáng .................................................................................. 9
2.2.2.6 Ánh sáng .............................................................................................. 10

2.2.2.7 Độ pH .................................................................................................. 10
2.2.2.8 Dinh dưỡng .......................................................................................... 10
2.2.3 Công dụng của nấm linh chi ................................................................... 10
2.2.3.1 Thành phần hóa dược cơ bản của nấm linh chi ................................... 10
2.2.3.2 Công dụng của nấm linh chi ................................................................ 13
2.2.3.3 Cách sử dụng nấm linh chi .................................................................. 15
2.3 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm linh chi
trên thế giới và ở Việt Nam ............................................................................. 16
2.3.1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm linh chi trên thế giới ................. 16
2.3.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm linh chi ở Việt Nam .................. 18


vi

Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 22
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm .............................................. 22
3.1.1 Thời gian ................................................................................................. 22
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................. 22
3.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................... 22
3.2.1 Giống: ..................................................................................................... 22
3.2.2 Giá thể..................................................................................................... 22
3.2.3 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................ 23
3.3 Phương pháp thí nghiệm............................................................................ 23
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 24
3.4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng.......................................................................... 24
3.4.2 Các chỉ tiêu năng suất ............................................................................. 25
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 25
3.6 Tiến độ thực hiện ....................................................................................... 26
Chương 4: Kết quả và thảo luận .................................................................. 28
4.1 Kết quả chỉ tiêu sinh trưởng ...................................................................... 28

4.1.1 Thời gian tăng trưởng tơ nấm ................................................................. 28
4.1.2 Động thái tăng trưởng tơ nấm ................................................................ 29
4.1.3 Tốc độ tăng trưởng tơ nấm ..................................................................... 30


vii

4.1.4 Thời gian tơ ăn đầy bịch nấm ................................................................. 32
4.1.5 Thời gian ra quả thể ................................................................................ 33
4.1.6 Chiều dài cuống nấm .............................................................................. 34
4.1.7 Đường kính cuống nấm .......................................................................... 36
4.1.8 Đường kính mũ nấm ............................................................................... 37
4.1.9 Độ dày mũ nấm....................................................................................... 38
4.2 Kết quả về chỉ tiêu năng suất ..................................................................... 41
4.2.1 Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết.............................................. 41
4.2.2 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ............................................................. 42
4.3 Tỷ lệ nấm nhiễm bệnh ............................................................................... 44
Chương 5: Kết luận và đề nghị..................................................................... 46
5.1 Kết luận...................................................................................................... 46
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 48


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

ANOVA: Phân tích phương sai (Analysis of Variance)
CV: Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)
LSD: Least Signficant Difference Test

Đ/C: Đối chứng
NT: Nghiệm thức
NSC: Ngày sau cấy
NSTT: Năng suất thực thu
NSLT: Năng suất lý thuyết
P: Xác suất (Probability)
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VNĐ: Việt Nam Đồng


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Thành phần hóa dược tổng quát của nấm linh chi .......................... 11
Bảng 2.2 Thành phần hoạt chất cơ bản ở nấm linh chi ................................... 12
Bảng 2.3 Lục bảo linh chi và tác dụng trị liệu................................................. 14
Bảng 2.4 : Hàm lượng khoáng đa lượng cơ bản trong mùn cưa ..................... 19
Bảng 3.1: Quy trình thực hiện đề tài cuối khóa .............................................. 26
Bảng 4.1 Thời gian xuất hiện tơ nấm .............................................................. 28
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều dài của sợi tơ nấm .............................. 29
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng tơ nấm ............................................................... 31
Bảng 4.4 Thời gian tơ ăn đầy bịch nấm........................................................... 32
Bảng 4.5 Thời gian ra quả thể ......................................................................... 33
Bảng 4.6 Chiều dài cuống nấm........................................................................ 34
Bảng 4.7 Đường kính cuống nấm .................................................................... 36
Bảng 4.8 Đường kính mũ nấm ........................................................................ 37

Bảng 4.9 Độ dày mũ nấm ................................................................................ 38
Bảng 4.10 Hình thái quả thể 100 ngày sau cấy ............................................... 40
Bảng 4.11 Trọng lượng tai nấm của 5 tai nấm ngẫu nhiên ............................. 40


x

Bảng 4.12 Trọng lượng trung bình từng quả thể ............................................. 41
Bảng 4.13 Năng suất thực thu và năng suất lý thuyết ..................................... 41
Bảng 4.14 Giá thành tương ứng của các loại nguyên vật liệu
trên thị trường ................................................................................................. 42
Bảng 4.15 Khối lượng nguyên vật liệu của từng nghiệm thức........................ 42
Bảng 4.16 Tổng chi của các nghiệm thức ....................................................... 43
Bảng 4.17 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm .................................................... 43


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ

Hình

Trang

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ nhiễm bệnh trên nấm linh chi ............................................. 45
Hình 1 Bịch phôi trong thời gian nuôi ủ tơ ..................................................... 50
Hình 2 Bịch phôi trong thời gian ra quả thể .................................................... 50
Hình 3 Quả thể nấm linh chi 70 NSC .............................................................. 51
Hình 4 Quả thể nấm linh chi 73 NSC .............................................................. 51
Hình 5 Quả thể nấm linh chi 82 NSC .............................................................. 52

Hình 6 Thu hoạch nấm linh chi lần 1 .............................................................. 53
Hình 7 Nhiễm nấm mốc cam ........................................................................... 54
Hình 8 Nhiễm nấm mốc đen ............................................................................ 54
Hình 9 Quả thể nấm linh chi bị côn trùng gây hại .......................................... 55
Biểu đồ 4.2 Động thái tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi ......................... 56
Biểu đồ 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tơ nấm linh chi .............................. 56
Biểu đồ 4.4 Thời gian hình thành quả thể ....................................................... 57


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề:
Ngành sản xuất nấm đã được hình thành và phát triển trên thế giới từ hằng trăm
năm nay. Nấm ăn là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng protein
(đạm thực vật) chỉ sau thịt, cá, rất giàu chất khoáng và các axit amin không thể thay
thế, các vitamin A, B, C, D, E, v.v… không có các độc tố. Có thể coi nấm ăn như một
loại “rau sạch” và “thịt sạch”. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có nhiều đặc tính của
biệt dược, có khả năng phòng và chữa bệnh như: làm hạ huyết áp, chống bệnh béo phì,
chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu. Nhiều công trình nghiên cứu về y học xem nấm
như là một loại thuốc có khả năng phòng chống bệnh ung thư, tăng miễn dịch cho cơ
thể.
Nấm ăn và nấm dược liệu đang có nhu cầu lớn trên thị trường nội địa và thị
trường xuất khẩu. Nấm dược liệu bao gồm nhiều loại nấm như nấm hương, nấm phục
linh, nấm linh chi... Hiện nay, sản xuất và chế biến nấm đã phát triển thành một nghề ở
trình độ cao theo phương thức công nghệ hiện đại ở nhiều nước trên thế giới.
Linh chi là loài nấm dùng làm thuốc, là biệt dược, dùng chữa nhiều thứ bệnh,
do đó nhiều nhà nấm học đã kỳ công nghiên cứu và người ta đã tìm được cách trồng

chúng. Ngày nay, nấm linh chi được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó nhiều
nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; riêng ở Đài Loan hằng năm doanh thu của
các chế phẩm chống ung thư điều chế từ các nấm linh chi đạt trên 350 triệu USD
(Nguyễn Hữu Đống, 2002).


2

Ở Việt Nam trong chục năm gần đây, nấm linh chi đã được một số viện, trung
tâm nghiên cứu thử nghiệm cách trồng, nay đã đưa ra quy trình trồng linh chi rộng rãi
trong cả nước, đem lại lợi nhuận khá lớn, tạo ra nghề trồng nấm dược liệu cho nông
dân nhiều vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nhiều nơi.
Hiện nay do nhu cầu sử dụng nấm linh chi ngày càng tăng, đồng thời đây cũng
là nguồn đem lại lợi nhuận rất lớn, tạo ra nghề nuôi trồng nấm dược liệu cho nông dân
nhiều vùng, vì thế cần có những nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển
nghề nuôi trồng nấm linh chi đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng nấm.
Rơm, bã mía, mùn cưa, trấu là các phế liệu sau thu hoạch rất giàu chất
cellulose, là những nguyên liệu dễ kiếm và rẻ tiền có thể dùng làm giá thể để trồng
nấm linh chi, góp phần làm giảm chi phí đầu tư và tăng thu nhập cho người trồng nấm.
Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông
Lâm Tp. Hồ Chí Minh, tôi tiến hành đề tài “Khảo sát sự tăng trưởng của nấm linh chi
Ganoderma lucidum trên một số loại cơ chất khác nhau”.
1.2 Mục tiêu đề tài:
Xác định công thức cơ chất cho nấm linh chi phát triển tốt nhất.
1.3 Yêu cầu:
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của nấm linh chi trên các loại cơ chất khác
nhau.
Tính hiệu quả kinh tế của từng nghiệm thức.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát trên một số loại cơ chất phổ biến, sử dụng 4 loại cơ chất chính: rơm,

mùn cưa, bã mía, trấu.
Sử dụng một chủng nấm linh chi Ganoderma lucidum.
Đề tài sẽ thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 07/2012.


3

1.5 Giới hạn đề tài:
Do giới hạn về mặt thời gian và tính chất của đề tài nên thí nghiệm chỉ được
thực hiện trên một giống nấm linh chi phổ biến hiện nay ở nước ta.


4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về biến dưỡng và sinh lý của nấm
2.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của nấm ăn
- Nguồn carbon: Các chất có kích thước phân tử lớn (đại phân tử) như chất xơ
hoặc chất bột… khi bị phân giải sẽ cho ra những thành phần đơn giản hoặc nhỏ hơn.
Sản phẩm cuối cùng thường là D-glucose, một loại đường đơn mà hầu hết các loài
nấm đều phải cần đến. Nó là nguồn carbon chính để tổng hợp các chất trong cơ thể
nấm, bao gồm các thành phần cấu tạo nên sợi nấm và các hợp chất liên quan đến hoạt
động sống. Nấm cần nguồn carbon hay đường như là một yếu tố bắt buộc, không có
nó, nấm không thể tăng trưởng hoặc phát triển được (Nguyễn Hữu Đống, 2003).
- Nguồn đạm: Đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu ở nấm. Đạm là
nguyên liệu để nấm tổng hợp nên protein, là thành phần cấu tạo chính của tế bào, đồng
thời là cấu trúc của enzyme. Nguồn đạm được cung cấp ở dạng nitrat hay amon. Tuy
nhiên, dạng đạm thích hợp cho nấm phát triển là amon hay acid amin (Lê Duy Thắng,

2001).
- Khoáng: theo Lê Duy Thắng (2001), các nguyên tố khoáng rất cần thiết cho sự
phát triển của nấm như: P, K, Ca, S, Mg, Fe, Cu, Zn… Trong đó ba nguyên tố P, K,
Mg là quan trọng nhất.


5

Phosphat (P) tham gia trong thành phần cấu tạo acid nhân và các chất tạo năng
lượng, nếu thiếu nó sẽ kìm hãm sự hấp thu glucose, cũng như quá trình hô hấp của
nấm.
Kali (K) dự phần trong sự thẩm thấu và giữ nước của tế bào, tham gia các hoạt
động trao đổi chất và biến dưỡng protein.
Magie (Mg) rất cần cho sự biến dưỡng các chất đường.
Các nguyên tố vi lượng khác, như sắt (Fe), kẽm (Zn), Mangan (Mn), Molybden
(Mo), Bor (B)… chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại quan trong cho việc hoạt hóa
các enzyme, tổng hợp các sinh tố (vitamin), hấp thụ các chất trao đổi, kể cả quá trình
hình thành quả thể một cách bình thường.
2.1.2 Cách dinh dưỡng của nấm
Theo Lê Duy Thắng (2001), nấm chủ yếu sống dị dưỡng, lấy thức ăn từ các
nguồn hữu cơ (động vật hoặc thực vật). Ngoại trừ niêm khuẩn thay đổi hình dạng tế
bào để nuốt lấy thức ăn (tương tự động vật), còn lại hầu hết các loài nấm đều lấy dinh
dưỡng qua màng tế bào hệ sợi (giống rễ cây thực vật). Nhiều loại nấm có hệ men
(enzyme) phân giải tương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các loại thức ăn phức
tạp, bao gồm các đại phân tử như chất xơ (cellulose, hemicelluloses), chất đạm
(protein), chất bột (amidon, polysaccharide), chất mộc (lignin)… Với cấu trúc sợi tơ,
nấm len lỏi sâu vào trong cơ chất (rơm, rạ, mạt cưa, gỗ…) rút lấy thức ăn đem nuôi
toàn bộ cơ thể nấm.
Dựa theo cách dinh dưỡng của nấm, có thể chia làm ba nhóm:
Nhóm 1 - Hoại sinh: đặc tính chung của hầu hết các loài nấm, trong đó có nấm

trồng. Thức ăn của chúng là xác bã thực vật hay động vật. Nhóm nấm này có hệ men
tiêu hóa tương đối mạnh, phân giải được nhiều loại chất hữu cơ phức tạp thành những
thành phần đơn giản để có thể hấp thụ được.


6

Nhóm 2 - Ký sinh: bao gồm chủ yếu các loài nấm gây bệnh. Chúng sống bám
vào cơ thể các sinh vật khác. Thức ăn của nhóm nấm này là các chất lấy từ cơ thể ký
chủ, làm suy yếu hoặc tổn thương ký chủ.
Nhóm 3 - Cộng sinh: đây là nhóm nấm đặc biệt, lấy thức ăn lấy từ cơ thể vật
chủ nhưng không làm chết hoặc tổn thương ký chủ, ngược lại còn giúp chúng phát
triển tốt hơn.
2.1.3 Điều kiện sinh thái của nấm ăn
Sự phát triển của nấm ăn được quyết định bởi đặc tính di truyền và chịu ảnh
hưởng của điều kiện môi trường. Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển
của nấm ăn bao gồm nhiều yếu tố nhưng trong đó các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm
không khí, ánh sáng, pH của môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng phát
triển của nấm ăn.


Nhiệt độ: Đây là yếu tố quan trọng nhất chi phối gần như toàn bộ quá

trình nuôi trồng của các loài nấm, mặc dù khoảng dao dộng nhiệt độ đối với
nấm rất rộng. Ở nhiệt độ thấp, tơ mọc chậm lại, nhất là các loài nấm nhiệt đới.
Tùy từng loài nấm, có những loài tăng trưởng ở nhiệt độ 35 - 37oC,
nhưng có loài chỉ mọc tốt ở nhiệt độ 15 - 20oC. Ngoài ra, nhiệt độ ra quả thể
bao giờ cũng thấp hơn so với sự tăng trưởng khoảng vài độ. Khi nụ nấm hình
thành, nhiệt độ thay đổi cũng có thể gây bất lợi cho nấm, nấm có thể bị chết non
hoặc biến dạng (Lê Duy Thắng, 2001).



Ánh sáng: Gần như chỉ có giá trị trong giai đoạn ra quả thể. Ở nhiều loài

nấm, ánh sáng góp phần quan trọng trong việc kích thích sự hình thành nụ nấm
và giúp tai nấm phát triển bình thường.
Ở giai đoạn tơ nấm nếu có ánh sáng trực tiếp chiếu vào bịch phôi, tơ nấm
sẽ tiết ra nước màu vàng, ảnh hưởng đến năng suất sau này (Lê Duy Thắng,
2001).


Độ ẩm: Các loài nấm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có nhu cầu

về độ ẩm khác nhau. Ẩm độ trong giai đoạn sinh trưởng của sợi nấm là 60 –


7

70%, độ ẩm không khí trong giai đoạn hình thành quả thể là 85 – 95% (Trần
Văn Mão, 2008).
Ẩm độ ảnh hưởng đặc biệt lên giai đoạn phát triển của quả thể. Nếu ẩm
độ không khí xuống thấp, tai nấm không hình thành hoặc chết non. Ẩm độ
không khí cao giúp tơ nấm kết nụ và tạo điều kiện cho quả thể phát triển bình
thường (Lê Duy Thắng, 2001).


pH: pH của môi trường chi phối rất nhiều đến sự tăng trưởng của nấm,

đặc biệt trong quá trình hình thành quả thể, pH chua hoặc phèn (pH thấp) làm tơ
nấm mọc chậm thưa và thường xoắn đầu,quả thể bị biến dạng. pH kiềm (pH

cao) tơ mọc chậm hoặc ngừng tăng trưởng, quả thể bị chai và không phát triển
tiếp tục (Lê Duy Thắng, 2001).
Theo Trần Văn Mão (2008) thì các loài nấm ăn yêu cầu pH khoảng 3 - 8.
Nếu pH thấp thì có thể thêm CaCO3, pH quá thấp sẽ ức chế sinh trưởng của
nấm.
2.2 Tổng quan về nấm linh chi
2.2.1 Phân loại
Tên gọi của nấm linh chi bắt nguồn từ Trung Quốc, phiên âm theo tiếng Trung
Quốc là lingzhi, theo tiếng Nhật là reishi hoặc mannentake.
Nấm linh chi có tên la tinh là: Ganoderma lucidum (Leyss.Ex Fr.) Karst.
Theo Nguyễn Hữu Đống (2000) thì nấm linh chi được phân loại như sau:
Ngành phụ:

Basidiomycotina

Lớp:

Hymenomycetes

Bộ:

Aphyllophorales

Họ:

Ganodermatacecae

Giống:

Ganoderma



8

2.2.2 Đặc điểm sinh học nấm linh chi
2.2.2.1 Đặc điểm hình thái
Quả thể có cuống dài hoặc ngắn, thường đính bên, đôi khi trở thành đính tâm do
quá trình liền tán mà thành. Cuống nấm thường hình trụ hoặc thanh mảnh (đường kính
0,3 – 0,8 cm) hoặc mập khỏe (từ 2 – 3,5 cm đường kính), ít khi phân nhánh (2,7 – 22
cm), đôi khi có uốn khúc cong quẹo. Lớp vỏ cuống láng đỏ - nâu đỏ - nâu đen – bóng,
không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm.
Mũ nấm dạng thận hay gần tròn, đôi khi xòe hình quạt hoặc ít nhiều dị dạng.
Trên mặt mũ có vân gợn đồng tâm và có tia rãnh phóng xạ. Màu sắc từ vàng chanh vàng nghệ - vàng nâu - vàng cam - đỏ nâu - nâu tím - nâu đen - nhẵn bóng - láng như
verni. Thường sẫm màu dần khi già, lớp vỏ láng phủ kiếm trên mặt mũ, đôi khi có lớp
phấn ánh xanh tím. Kích thước tán biến động lớn từ 2 – 36 cm, dày khoảng 0,8 – 3,3
cm. Phần đính cuống hoặc gồ lên , hoặc lõm xuống như lõm rốn . Phần thịt nấm dày từ
0,4 – 2,2 cm chất lie, màu vàng kem – nâu nhạt – trắng kem, phân chia kiểu lớp trên và
lớp dưới, thấy rõ ở các lớp trên các tia sợi hướng lên. Trên lát cắt giải phẫu hiển vi, chỉ
thấy đầu các sợi phình hình chùy, màng rất dày, đan khít vào nhau, tạo thành lớp vỏ
láng (dày khoảng 0,2 – 0,5 mm) bởi sự tiết ra các chất laccate (tan mạnh trong cồn).
Nhờ lớp laccate láng bóng không tan trong nước đó mà nấm chịu được mưa, nắng. Ở
lớp dưới, hê sợi tia xuống đều đặn, tiếp giáp với tầng sinh bào tử.
Tầng sinh sản (bào tầng, thụ tầng – hymenium) là một lớp ống dày từ 0,2 – 18
cm màu kem – nâu nhạt gồm các ống nhỏ thẳng, miệng gần tròn, màu trắng hay màu
chanh nhạt, khoảng 3 – 5 ống/mm (Lê Xuân Thám, 1998).
2.2.2.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố ở Việt Nam
Nấm linh chi là một trong những loại nấm phá gỗ, đặc biệt là trên các cây thuộc
bộ Đậu (Fabales). Ở Việt Nam, nấm linh chi được gọi là nấm lim và được phát hiện ở
miền Bắc bởi Patouillard N.T (1890 – 1928) (Nguyễn Vũ Duy Khanh, 2010).



9

Nấm linh chi có thể mọc trên cây gỗ sống hoặc đã chết. Thể quả gặp rộ vào
mùa mưa (từ tháng 5 – 11 dương lịch), có thể ở trên cây (cuống thường ngắn, tai nấm
nhỏ), quanh gốc cây hoặc từ các rễ cây (nổi hoặc ngầm gần mặt đất),khi ấy cuống nấm
thường dài, và có thể phân nhánh và đôi khi tán nấm rất lớn (gần 30 cm). Nấm thường
mọc tốt dưới bóng rợp, ánh sáng khuếch tán nhẹ. Do có lớp vỏ láng đỏ, không thấm
nước, linh chi có thể chịu nắng rọi – khi ấy thường xuất hiện lớp phấn ánh xanh tím và
có thể chịu được mưa nhiều.
Ở những vùng thấp (thấp hơn 500 m) có lẽ ưu thế là các chủng chịu nhiệt độ
cao (28 – 35oC) như ở vùng châu thổ sông Hồng, vùng đồi núi trung du Bắc Việt Nam
và vùng đồng bằng sông Cửu Long (quanh thành phố Hồ Chí Minh). Ở các vùng đồi vĩ
độ cao (hơn 1000 m) thường có các chủng ôn hòa, thích hợp nhiệt độ thấp hơn ( 20 –
26oC) như vùng Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, Tây Nguyên… Ở nước ta, nếu theo các tư
liệu cổ thì nấm linh chi đỏ ở vùng rừng sâu, núi cao được coi là linh thiêng, quý giá.
Phải chăng chất lượng hoạt chất (thành phần và hàm lượng) của các chủng ưa mát ở
vùng khí hậu trong lành có liên quan đến các quan niệm và ghi chép đó (Lê Xuân
Thám, 1998).
2.2.2.3 Nhiệt độ thích hợp
- Giai đoạn nuôi sợi: 20oC – 30oC.
- Giai đoạn quả thể: 22oC – 28oC (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002).
2.2.2.4 Độ ẩm
- Độ ẩm cơ chất: 60% - 62%.
- Độ ẩm không khí: 80% - 95% (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002).
2.2.2.5 Độ thông thoáng
Trong suốt quá trình nuôi sợi và phát triển quả thể, nấm linh chi đều cần có sự
thông thoáng tốt (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002).



10

2.2.2.6 Ánh sáng
- Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng.
- Giai đoạn phát triển quả thể: cần ánh sáng tán xạ. Cường độ ánh sáng cân đối
từ mọi phía (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002).
2.2.2.7 Độ pH:
Linh chi thích nghi trong môi trường trung tính đến acid yếu (pH 5.5 – 7)
(Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002).
2.2.2.8 Dinh dưỡng
Nấm linh chi là nấm mọc trên gỗ. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển yêu
cầu cung cấp các hợp chất cacbon, đạm, chất khoáng và chất sinh trưởng. Nguồn
cacbon chủ yếu là các loại đường đa, đường đơn. Đối với các chất cao phân tử như
lignin, cellulose và tinh bột thì chúng không thể sử dụng trực tiếp mà phải tiết ra các
enzyme ngoại bào để phân giải thành các chất đơn giản để hấp thụ (Trần Văn Mão,
2008).
2.2.3 Công dụng của nấm linh chi:
2.2.3.1 Thành phần hóa dược cơ bản của nấm linh chi
Nấm linh chi được các nước trên thế giới nghiên cứu từ hơn 30 năm nay, chủ
yếu là nghiên cứu thành phần hóa học và giá trị dược liệu của nấm.
Các phương pháp cổ điển trước đây đã phân tích thành phần hóa dược tổng hợp
của nấm linh chi cho thấy:


11

Bảng 2.1: Thành phần hóa dược tổng quát của nấm linh chi
Thành phần

Tỷ lệ (%)


Nước

12 – 13%

Cellulose

54 – 56%

Lignin

13 – 14%

Hợp chất nitơ

1,6 – 2,1%

Chất béo

1,9 – 2%

Hợp chất phenol

0,08 – 0,1%

Hợp chất sterol toàn phần

0,11 – 0,16%

Saponin toàn phần


0,3 – 1,23%

(Theo Bùi Chí Hiếu, 1993. Trích từ “Nấm linh chi cây thuốc quý” của Lê Xuân
Thám, 1998).
Từ những năm 1980 đến nay, người ta bằng các phương pháp hiện đại: Phổ kế
Tử ngoại (UV), Hồng ngoại (IR)…, Phổ kế Khối lượng – Sắc ký khí (GC – MS), Phổ
kế cộng hưởng từ hạt nhân (đánh dấu bởi 3H và 13C) (NMR) và đặc biệt là kỹ thuật
Sắc ký lỏng cao áp (HPLC) và Phổ kế plasma (ICP), đã xác định chính xác gần 100
hoạt chất và dẫn xuất trong nấm linh chi.


12

Bảng 2.2 Thành phần hoạt chất cơ bản ở nấm linh chi
Hoạt chất
Clyclootasulfur
Adenosine dẫn xuất

Nucleotide

Lingzhi - 8

Protein

Ganodosterone
Lanosporeric acid A
Lanosterol
II, III, IV, V
Ganoderans A, B, C

Beta – D – Glucan
BN – 3B: 1, 2, 3
D–6

Steroide
Steroide
Steroide
Steroide
Polysaccharide
Polysacc.
Polysacc.
Polysacc.

Ganoderic acid R,S
Ganoderic acid B, D,
F, H, K, Y
Ganoderic acid
Ganodermadiol
Ganoderic acid M, F
Ganoderic acid T, O
Lucidone A
Lucidenol
Ganosporelacton A
Ganosporelacton B
Oleic acid dẫn xuất

Triterpenoide
Triterpen.

Nhóm


Triperpen.
Triperpen.
Triperpen.
Triperpen.
Triperpen.
Triperpen.
Triperpen.
Triperpen.
Acid béo

Hoạt tính dược lý
Ức chế giải phóng histamine
Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giãn cơ,
giảm đau
Chống dị ứng phổ rộng, điều hòa miễn
dịch
Giải độc gan
Ức chế tổng hợp cholesterol
Ức chế tổng hợp cholesterol
Ức chế tổng hợp cholesterol
Hạ đường huyết
Chống ung thư, tăng tính miễn dịch
Tăng tính tổng hợp protein, tăng tính
chuyển hóa acid nucleic
Ức chế giải phóng histamine
Hạ huyết áp, ức chế ACE
Ức chế tổng hợp cholesterol
Hạ huyết áp, ức chế ACE
Ức chế sinh tổng hợp cholesterol

Ức chế sinh tổng hợp cholesterol
Bảo vệ gan
Bảo vệ gan
Chống khối u
Chống khối u
Ức chế giải phóng histamine
(Theo Lê Xuân Thám, 1998)

Trong số các nhóm hoạt chất, nhóm có bản chất protein nổi bật với Lingzhi – 8
do các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra (Kino. K et al, 1989,1991…), được chứng minh
là một tác nhân chống dị ứng phổ rộng và điều hòa miễn dịch rất hữu hiệu, đồng thời
duy trì tạo kháng thể chống các kháng nguyên viêm gan B.
Riêng nhóm nucleoside, nổi bật trong Ganoderma lucidum và G.capense có các
dẫn xuất của adenosine với tác dụng thư giãn cơ, giảm đau và ức chế sự dính kết tiểu
cầu.
Nhóm alcaloide còn ít được khảo cứu, mặc dù tác dụng trợ tim là rõ ràng. Dẫn
liệu về nấm lim (G. lucidum) cho thấy hàm lượng alcaloide tổng số rất đáng kể có vẻ


13

mâu thuẫn với ý kiến của G. Paris (1948) cho rằng nấm lim không có alcaloide và
không độc.
Nhóm steroide khá phong phú ở nấm linh chi với tác dụng chủ đạo ức chế sinh
tổng hợp cholesterol. Đặc biệt từ bào tử đảm G.lucidum ngoài 2 lacton A, B còn có 5
hợp chất sterol đã được Chen – Ry và Yu 1991 xác định chính xác công thức phân tử.
Nhóm polysaccharide cũng rất phong phú ở các nấm linh chi và phổ hoạt lực
mạnh. Hikino. H. et al từ 1985 – 1989 chứng minh hoạt lực hạ đường huyết của nhiều
polysaccharide. Đó là các heteroglycan có cả hoạt tính chống ung thư. Đó là
ganoderan B có tác dụng làm tăng mức insulin huyết tương, làm giảm sinh tổng hợp

glycogen và hàm lượng glycogen trong gan; và đó là cơ sở trị liệu trên các bệnh nhân
đái đường. Đặc biệt các phức hợp polysaccharide – protein có hoạt tính chống khối u
và tăng miễn dịch đã được chỉ ra từ lâu (Ukai. S. et al, 1983) (Trích từ “nấm linh chi
cây thuốc quý” của Lê Xuân Thám, 1998).
2.2.3.2 Công dụng của nấm linh chi
Các nghiên cứu thực hiện ở Trung Quốc và phương Tây qua hàng ngàn năm đã
khẳng định lợi ích của linh chi, nó không phải là phép thuật chữa tất cả các loại bệnh
nhưng linh chi cung cấp lợi ích to lớn đối với việc duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa
rối loạn. Theo như nền y học cổ truyền nổi tiếng của Trung Quốc, linh chi là một trong
những loại thuốc thảo dược quý và mạnh nhất, được coi là một loại thuốc có hiệu quả
“thần thánh”, thuốc được sử dụng để bảo vệ sức khỏe. Linh chi hoàn toàn không có tác
dụng phụ ngay cả khi dùng với số lượng lớn trong thời gian dài, có thể dùng để điều
tiết và ổn định thể chất sinh lý của con người, và đáng ngac nhiên trong hiệu quả
chống lại các bệnh hiểm nghèo (Lingzhi experts, 1987).
Các kết quả nghiên cứu dược lý đã chứng minh linh chi có tác dụng an thần,
làm giảm hưng phấn của thần kinh trung ương, giảm đau, có tác dụng bảo vệ gan, giải
độc, hạ đường huyết, giúp giải trừ chất phóng xạ, cường tim, hạ huyết áp, hạ lipid
máu, chống xơ vữa động mạch, giúp tim chịu được trạng thái thiếu máu.
Polysaccharide trong linh chi có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, tăng miễn dịch cơ


×