Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.45 KB, 91 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN HỮU CƠ
ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM

NGÀNH
KHÓA

: NÔNG HỌC
: 2008 - 2012

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN HOÀNG NGỌC TÂM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


ii

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN HỮU CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT CÂY NHA ĐAM

Tác giả
NGUYỄN HOÀNG NGỌC TÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp nghành


Nông học

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS. TS. Lê Quang Hưng
ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


iii

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này tôi đã được rất nhiều sự giúp đỡ từ ba
mẹ thầy cô các anh chị và các bạn lớp nông học 34
Thành kính tri ân
Ba mẹ nuôi nấng, dạy dỗ dìu dắt và giúp đỡ con trên mọi bước đường.
Chân thành biết ơn sâu sắc đến:
PGS. TS. Lê Quang Hưng
ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn tất
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa Nông học.
Bộ môn Nông hóa Thổ Nhưỡng.
Đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa
luận này.
Trân trọng ghi ơn các giáo sư và thầy cô đã dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm qua.
Đặc biệt, cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã động viên và giúp đỡ tôi trong học
tập và thực hiện đề tài.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Ngọc Tâm


iv

TÓM TẮT
NGUYỄN HOÀNG NGỌC TÂM. Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, tháng 7 năm 2012 “Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến sinh trưởng,
năng suất cây nha đam”.
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Lê Quang Hưng
ThS. Nguyễn Thị Huyền Trang
Sử dụng các mức phân đạm và các loại phân hữu cơ trong thí nghiệm gồm:
Phân đạm: có 4 mức phân đạm 0N, 20N, 40N và 60N.
Phân hữu cơ: phân chuồng, phân trùn quế và phân hữu cơ vi sinh Humic.
Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng, tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 năm
2012. Tại trại thực nghiệm khoa Nông học, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô sọc, 3 lần lặp lại nhằm đưa ra mức
phân đạm và loại phân hữu cơ cho năng suất cao nhất.
Kết quả:
Tổ hợp phân chuồng 10 tấn/ha/năm và mức đạm 40 kg/ha/năm mang lại năng suất
cao nhất 57,25 kg/1 nghiệm thức (25,26 m2), với chi phí đầu tư thấp sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Tổ hợp phân trùn 10 tấn/ha/năm và mức đạm 40 kg/ha/năm thích hợp để nhân
giống vì có độ ẩm tương đối, cung cấp đủ lượng đạm để cây con phát triển.


v


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Trang tựa ...................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt.......................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................. viii
Danh sách các hình ..................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIƠI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn của đề tài ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
2.1 Sơ lược về cây nha đam ......................................................................................... 4
2.1.1 Phân loại thực vật ............................................................................................ 4
2.1.2 Đặt tính thực vật học ........................................................................................ 5
2.1.3 Thành phần hóa học trong cây nha đam ........................................................... 6
2.2 Công dụng của cây nha đam................................................................................... 6
2.2.1 Trong Đông y .................................................................................................. 6
2.2.2 Trong Tây y ..................................................................................................... 7
2.2.3 Các công dụng khác ......................................................................................... 8
2.2.4 Những chú ý khi sử dụng nha đam ................................................................... 9
2.3 Tình hình sử dụng phân bón ................................................................................... 9
2.3.1 Phân vô cơ ....................................................................................................... 9

2.3.2 Phân hữu cơ ................................................................................................... 10
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP..................................................... 12
3.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 12
3.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm.................................................... 12


vi

3.1.2 Nguồn nước ................................................................................................... 12
3.2 Vật liệu thí nghiệm .............................................................................................. 12
3.3 Kĩ thuật canh tác cây nha đam.............................................................................. 12
3.3.1 Chọn cây giống .............................................................................................. 13
3.3.2 Thời vụ trồng ................................................................................................. 13
3.3.3 Chuẩn bị giá thể ............................................................................................. 13
3.3.4 Kỹ thuật trồng ................................................................................................ 13
3.3.5 Chăm sóc ....................................................................................................... 14
A) Tưới nước và tiêu nước .................................................................................. 14
B) Làm cỏ xới xáo đất ......................................................................................... 14
3.3.6 Phòng trừ bệnh hại ......................................................................................... 14
A) Bệnh thối nhũng ............................................................................................. 14
B) Bệnh đốm đen ................................................................................................ 15
3.3.7 Thu hoạch ...................................................................................................... 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 15
3.4.1 Quy mô thí nghiệm ........................................................................................ 15
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................... 16
3.5 Phân bón trong thí nghiệm ................................................................................... 17
3.6 Chỉ tiêu theo dõi................................................................................................... 17
3.6.1 Chỉ tiêu sinh trưởng ....................................................................................... 17
3.6.2 Chỉ tiêu sâu bệnh ........................................................................................... 18
3.7 Phân tích giá thể thí nghiệm: ................................................................................ 18

3.8 Xử lý số liệu ........................................................................................................ 19
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 20
4.1 Điều kiện thời tiết ................................................................................................ 20
4.2 Kết quả ................................................................................................................ 21
4.2.1 Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến sự tăng trưởng số lá ............... 21
A) Ảnh hưởng của phân đạm đến động thái tăng trưởng số lá ............................ 22
B) Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến động thái tăng trưởng số lá ........................ 23
C) Tương tác giữa phân đạm và phân hữu cơ đến động thái tăng trưởng số lá ... 24
4.2.2 Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu chiều dài lá............... 24


vii

A) Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu chiều dài lá 1............ 24
B) Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu chiều dài lá 2............ 26
C) Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu chiều dài lá 3 ............. 28
4.2.3 Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu chiều rộng lá ............ 30
A) Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu chiều rộng lá 1 ......... 30
B) Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu chiều rộng lá 2 ......... 32
C) Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu chiều rộng lá 3 ......... 34
4.2.4 Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu độ dày lá ................... 36
A) Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu độ dày lá 1 ................. 36
B) Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu độ dày lá 2 ................. 38
C) Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu độ dày lá 3 ............... 39
4.2.4 Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu số cây con ................ 41
4.2.6 Ảnh hưởng của phân đạm và phân hữu cơ đến chỉ tiêu năng suất .................. 43
4.3 Tình hình sâu bệnh trên thí nghiệm ...................................................................... 44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 48
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 48
5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 49
A/ Tài liệu sách báo ................................................................................................... 49
B/ Tài liệu internet: .................................................................................................... 49
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 52


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT: Nghiệm thức
NST: Ngày sau trồng
Prob: Probability (Giá trị xác suất)
Sd: Standard deviation (Độ lệch tiêu chuẩn)
REP: Replication (lần lặp lại)
CV: Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)
SAS: Phần mềm xử lý thống kê (Statistical Analysis Systems)
TB: trung bình


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.6 Kết quả phân tích giá thể............................................................................. 18
Bảng 4.1 Các yếu tố khí hậu thời tiết khu vực Tp.Hồ Chí Minh từ tháng 1/2012 đến
tháng 6/2012. ............................................................................................................. 20
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng số lá ......................................................................... 21
Bảng 4.4 Động thái tăng trưởng chiều dài lá 2 ........................................................... 26
Bảng 4.5 Động thái tăng trưởng chiều dài lá 3 ........................................................... 28
Bảng 4.6 Động thái tăng trưởng chiều rộng lá 1 ......................................................... 30
Bảng 4.7 Động thái tăng trưởng chiều rộng lá 2 ......................................................... 32

Bảng 4.8 Động thái tăng trưởng chiều rộng lá 3 ......................................................... 34
Bảng 4.9 Động thái tăng trưởng độ dày lá 1 ............................................................... 36
Bảng 4.10 Động thái tăng trưởng độ dày lá 2 ............................................................. 38
Bảng 4.11 Động thái tăng trưởng độ dày lá 3 ............................................................. 40
Bảng 4.12 Động thái tăng trưởng số cây con .............................................................. 41
Bảng 4.13 Năng suất thực thu của các ô thí nghiệm ................................................... 43
Bảng 4.14 Chi phí đầu tư ban đầu cho 1 nghiệm thức thí nghiệm (đồng/25,26 m2) .... 45
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 46


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Khối I............................................................................................................ 51
Hình 2: Khối II .......................................................................................................... 51
Hình 3: Khối III ......................................................................................................... 51
Hình 4: Cây chỉ tiêu ................................................................................................... 51
Hình 5: Toàn khu thí nghiệm ..................................................................................... 51
Hình 6: Cây con ......................................................................................................... 51


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nha đam còn được gọi là cây Lô hội, có tên khoa học là Aloe vera L hoặc Aloe
barbadensis, thuộc họ Aloeaceae.
Nha đam đã được dùng làm thuốc trị bệnh từ khi chưa có lịch sử y học. Sách thuốc
thời Trung cổ Ai Cập (3500 năm trước Tây lịch) đã chỉ dẫn cách dùng nha đam để trị

nhiễm trùng, các bệnh ngoài da và làm nhuận trường, trị táo bón. Nha đam đã được vẽ
và mô tả trên các bản văn làm bằng đất sét tại Mesopotamia từ năm 1750 trước Tây
lịch như một cây thuốc.
Cây nha đam đã được nhân rộng ra như một cây thuốc thần kì để trị vết thương, vết
ung loét vì thế loài cây này được đưa sang trồng tại châu Mỹ, nhất là vùng West-Indies
và dọc bờ biển Venezuela. Trong thế kỷ 19, đa số nha đam xuất cảng sang châu Âu
đều từ các đồn điền tại West-Indies thuộc địa của Hà Lan.
Đầu thế kỷ 20, người Pháp cũng đã đem nha đam vào trồng ở nước ta, nhất là tại
Phan Rang, Phan Thiết để lấy nhựa Aloe xuất sang châu Âu cho đến sau thế giới chiến
tranh lần thứ hai thì không xuất được nữa nên cây nha đam trở thành cây hoang dại tại
Ninh Thuận và Bình Thuận.
Hiện nay những dược tính quý giá của nha đam được tái phát minh như giảm đau,
giảm viêm (do Enrique Garza, Cẩm nang sử dụng các phương thuốc thiên nhiên, Nhà
xuất bản Y học năm 2006), trị lành vết thương (tạp chí Y khoa Mỹ), điều trị bệnh tiểu
đường, bệnh viêm khớp, chống tia cực tím, trị táo bón (Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam - Đỗ Tất Lợi) và chăm sóc sắc đẹp.


2

Do đó, phong trào trồng nha đam để xuất khẩu ngày càng lớn mạnh tại hai tỉnh này,
diện tích cây nha đam của tỉnh được mở rộng và trở thành một trong những cây trồng
chủ lực đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ gia đình. Ngoài ra cây còn phát triển tại
một số huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An nhưng với
diện tích nhỏ hẹp.
Từ tháng 8/2011 đến nay, nhiều diện tích nha đam tại hai phường Mỹ Bình và Văn
Hải (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận) bị thối và chết hàng loạt mà
không rõ nguyên nhân.
Hiện nay, các tài liệu ghi chép về cây nha đam cũng như kĩ thuật canh tác còn hạn
chế khiến nhiều hộ nông dân không thể tiếp cận với cây nha đam. Bên cạnh đó, con

người dần lãng quên phân hữu cơ, khiến chất lượng và năng suất cây trồng giảm
xuống, dịch bệnh lan tràn, hiệu quả của phân vô cơ bị giảm sút và đất bị phá vỡ kết
cấu, trở nên chua.
Để khắc phục những vấn đề trên và được sự phân công của khoa Nông học cùng sự
đồng ý của giáo viên hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của phân đạm
và phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất cây nha đam”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm được một tổ hợp phân đạm và phân hữu cơ hợp lý cho giống nha đam Mỹ
nhằm nâng cao ổn định năng suất, tiết kiệm được chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
1.2.2 Yêu cầu
Đảm bảo thực hiện đúng quy trình kĩ thuật.
Theo dõi, so sánh ảnh hưởng của các tổ hợp phân đạm và phân hữu cơ qua các chỉ
tiêu sinh trưởng và năng suất của cây nha đam.


3

1.3 Giới hạn của đề tài
Chỉ nghiên cứu ở 4 mức phân đạm và 3 loại phân hữu cơ gồm phân chuồng, phân
trùn quế và phân hữu cơ vi sinh humic.
Đề tài chỉ thực hiện trên giống nha đam Mỹ.
Thời gian thực hiện đề tài ngắn trong 4 tháng từ ngày 13/02/2012 đến ngày
13/06/2012.


4

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây nha đam
2.1.1 Phân loại thực vật
Nha đam có tên khoa học là Aloe vera L hoặc Aloe barbadensis thuộc
Giới: Plantae
Bộ: Asparagales
Họ: Asphodelaceae
Chi: Aloe
Loài:A.vera
Tên Aloe vera được chính thức công nhận bởi Quy ước quốc tế về danh xưng thực vật
(International rules of botanical nomenclature), và A. barbadensis được xem là một
tên đồng nghĩa.
Tuy nhiên, trong danh mục cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Aloe được
xem là tên chung của khá nhiều loài khác nhau như Aloe chinensis, A. elongata, A.
Indica. Ngoài ra, một loài Aloe khác, Aloe ferox cũng được chấp nhận là một cây
cung cấp nhựa Aloe.
Trong khoảng 180 loài thì chỉ có 4 loài được sử dụng để làm thuốc. Hai loài được
chú ý nhiều nhất là Aloe ferox Mill., 1768 và Aloe vera L., 1753 (đồng nghĩa Aloe
barbadensis Mill., 1768).
Mỹ gọi cây Aloe vera dưới tên “Curacao Aloes”, còn Aloe ferox dưới tên “Cape
Aloes”. Người Pháp gọi dưới những tên: Aloe de Curacao, Aloe du Cap. Đông y gọi là


5

lô hội. WHO cũng liệt kê tên gọi của lô hội tại các nước với 78 danh xưng khác nhau.
Tại nước ta, A. vera được gọi là lô hội hoặc nha đam.
2.1.2 Đặt tính thực vật học
Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn.
Lá dạng bẹ, không có cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm.

Lá mọng nước, mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm
có nhiều đốm không đều, lá dài từ 30 – 60 cm.
Phát hoa ở nách lá, có thể dài đến 1 mét, mang rất nhiều hoa mọc rũ xuống, với 6
cánh hoa dính nhau ở phần gốc, 6 nhị thò.
Quả nang chứa nhiều hột.
Cây nha đam rất dễ trồng nơi ráo nước, nhiều nắng nhưng cần tưới 2 – 3 ngày 1 lần.
Trồng bằng chồi non phát xuất từ gốc. Có thể trồng trong chậu kiểng.
Cây tuy thích ánh sáng mặt trời nhưng cũng chịu được bóng râm 50% và đất cằn
cỗi. Nha đam không phát triển được ở nơi có mùa đông dưới 60C.
Trong số hơn 300 loài Aloe dùng làm thuốc, còn một loài được dùng làm cây cảnh
rất đẹp, như Aloe variegata (lô hội mỏ két) có hoa màu đỏ; Aloe maculata (lô hội vằn)
có hoa màu da cam.
Hai loài được sử dụng nhiều: Aloe vera L. và Aloe ferox Mill.
Aloe ferox Mill.: có thân cao từ 2 – 5 m, lá mọc thành hoa thị dày, dài 15 – 50
cm, rộng 10 cm ở gốc, có gai ở mặt dưới lá và ở mép lá. Hoa màu đỏ. Loài này là loài
chủ yếu có ở Nam Phi.
Aloe vera L.: Có thân ngắn từ 30 – 50 cm. Lá chỉ có gai ở 2 mép. Hoa màu vàng.
Cây có nguồn gốc ở Bắc Phi, di nhập vào Antille nhưng hiện nay chỉ trồng ở các đảo
Aruba và Bonaire.


6

2.1.3 Thành phần hóa học trong cây nha đam
Nha đam là nguồn cung cấp hai dược liệu khác hẳn nhau.
Dược liệu thứ nhất là một chất nhựa Aloe, ở ngay dưới lớp biểu bì hay “da” mỏng
của lá có những tế bào đặc biệt gọi là tế bào trụ bì (là những tế bào gân màu lục ở mặt
ngoài miếng gel khi ta gọt bỏ lớp vỏ màu lục phía ngoài), chứa một chất nước cốt màu
vàng lục, sau khi chảy ra, tự cô đặc lại ở nhiệt độ bình thường, có màu vàng nâu, óng
ánh và rất đắng, đông y cũng gọi là nha đam (nhựa khô).

Chất nước cốt tự khô này chứa các hoạt chất hydroanthron: gồm các chuyển hóa
chất hydroanthracen, mà những chất quan trọng nhất là aloin A và B (từ 25 đến 40%).
Hỗn hợp aloin A và B còn được gọi là Barbaloin; hydroxy-aloin A và B (từ 3 đến 4%);
một ít aloe-emodin và chrysophanol. Các chuyển hóa chất Chromon gồm 8-C-glycosyl
chromon, còn gọi aloeisin (khoảng 30%) và các aloeresin A và B.
Dược liệu thứ hai là một chất nhày gọi là gel Aloe. Chất gel này có thể lấy bằng
cách gọt bỏ vỏ lá nha đam màu lục rồi nghiền nát miếng gel trong suốt trong lá. Chất
gel này chứa một loại polysaccharid gồm: pectin, hemicellulose, gluco mannan,
acemannan và các chuyển hóa chất mannose.
Trong nha đam còn có thêm những chất khác như: enzym bradykinase, các acid
amin, lipid, sterol (lupeol, campesterol, beta-sitosterol), tanin, hợp chất hữu cơ loại
magnesium lactat, một chất kháng-prostaglandin.
2.2 Công dụng của cây nha đam
2.2.1 Trong Đông y
Đông y cổ truyền dùng nha đam dưới dạng chất nhựa khô từ nhựa lá cô đặc.
Theo đông y thì nha đam hay lô hội có vị đắng, tính hàn, tác dụng vào các kinh
thuộc can, vị và đại trường. nha đam có tác dụng hạ hỏa, tống ứ: dùng để trị táo bón,
chóng mặt, mắt đỏ và tinh thần cáu kỉnh do ở “nhiệt” ứ.


7

Nha đam diệt được ký sinh trùng, và bổ được vị: trị được trẻ em chậm phát triển vì
sán lãi.
Nha đam “thanh nhiệt” và làm mát gan: trị các chứng đau hạ vị, chóng mặt, nhức
đầu, ù tai, cáu bực, bón và sốt nóng do ở nhiệt tại kinh can.
Một số bài thuốc thông dụng:
Trị táo bón: bột nha đam, cao mật bò, bột cam thảo và tá dược; hay nha đam tươi
100 g, đậu xanh cả vỏ 20 g, đường cát 50 g nấu ăn.
Trị đau lưng: nha đam tươi 50 g, đậu đen 50 g, đường cát 100 g nấu ăn.

Trị mụn nhọt - Abces: giã nhuyễn cả lá lẫn vỏ đắp lên vùng sưng đỏ.
Trị rôm sảy mụn: lấy nước cốt nha đam tươi thoa lên vùng da bệnh (theo PGS.TS
Nguyễn Thị Bay).
Bệnh tiểu đường: uống mỗi ngày hai cốc loại trung bình (cốc uống bia) nước ép
nha đam vào hai buổi sáng và tối liền 3 tháng (theo bác Lại Văn Ly, 83 tuổi ở phường
Đồng Phú, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chữa viêm loét tá tràng: nha đam 20 g, dạ cẩm 20 g, nghệ vàng 12 g (tán bột
mịn), cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. Nếu ợ chua nhiều, thêm
mai mực tán bột 10 g, chiêu với nước thuốc trên. Uống liên tục 15 - 20 ngày là một
liệu trình (theo BS. Quách Tuấn Vinh).
2.2.2 Trong Tây y
Tây y sử dụng nha đam như hai loại dược phẩm khác hẳn nhau: Aloe gel và nhựa
Aloe.
+ Aloe gel:
Có tác dụng trị phỏng và mau lành vết thương.
Trị nấm nơi bộ phận sinh dục.


8

Khả năng kích thích hệ miễn dịch và trị một vài loại ung thư: Các nhà nghiên cứu
tại Đại học y khoa Tokyo đã tìm thấy những lectin trong Aloe gel có khả năng kích
thích hệ miễn dịch gia tăng sự sản xuất các đại thực bào có thể tiêu diệt được các vi
khuẩn và các tế bào lạ (tế bào ung thư mới phát).
Thuyên giảm bệnh đường huyết: Một thử nghiệm tại châu Âu cho thấy Aloe gel có
khả năng làm hạ đường huyết nơi thú vật. Và thử nghiệm tại Thái Lan (1996) trên 72
người tiểu đường, tuổi từ 35 đến 60, uống một dung dịch Aloe gel tươi, sau 1 tuần lễ,
lượng đường huyết giảm rõ rệt, và tiếp tục giảm đều trong 35 ngày sau đó; nồng độ
triglycerid cũng giảm theo với nồng độ đường (Phytomedicine No 3-1996).
+ Nhựa Aloe:

Tác dụng trị liệu chính của nhựa Aloe khô là gây xổ, trị táo bón hay nhuận trường
nếu dùng liều thấp. Tác dụng làm xổ của nhự Aloe do hoạt chất 1,8 dihydroanthracen
glycosid, aloin A và B. Tác dụng xổ của nhựa Aloe thường xảy ra 6 giờ sau khi uống,
và có khi chậm đến 24 giờ sau.
Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng trên thị trường:
Nước uống dinh dưỡng – Aloe Vera Gel của Công ty TNHH TM Lô Hội phân
phối độc quyền.
Thực phẩm chức năng Aloe vera do công ty Ascopharm ở CHLB Đức sản xuất
2.2.3 Các công dụng khác
Sử dụng chiết xuất nha đam để sản xuất mỹ phẩm: Viên thoa dưỡng da Aloe Venus
của Công ty TM Châu Phú Thịnh nhập khẩu và phân phối.
Mặt nạ dưỡng da chiết xuất từ nha đam: Fresh Aloe Patch do công ty Skinfood sản
xuất.
Chế biến nước giải khát, thạch nha đam: Nước giải khát nha đam Nafresh của Công
Ty TNHH Thực Phẩm Thiên Nhiên.


9

2.2.4 Những chú ý khi sử dụng nha đam
Lô hội là một vị thuốc bổ (liều nhỏ 0,05 – 0,1 g) giúp tiêu hoá nhưng với liều cao,
nó là một vị thuốc tẩy mạnh gây xung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già
(theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất Lợi).
2.3 Tình hình sử dụng phân bón
2.3.1 Phân vô cơ
Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu
cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính:
phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.
Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây.
Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là nguyên

tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và
nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho
cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang
hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.
Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây
sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá.
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của
hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân kích thích
sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo
thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ
nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính
chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ
chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại. Bón quá nhiều phân lân trong nhiều
trường hợp có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng.


10

Nhóm phân bón cung cấp chất dinh dưỡng kali cho cây. Kali có vai trò chủ yếu
trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của
cây. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên
ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã,
tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp
phần làm tăng năng suất của cây.
Với mục đích tăng năng suất nhanh chóng người dân không ngần ngại lạm dụng
phân hóa học, đặc biệt là phân đạm khiến hàm lượng nitrate vượt quá ngưỡng cho
phép, có thể dẫn đến 2 bệnh hiểm nghèo là kìm hãm sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi,
làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn.
2.3.2 Phân hữu cơ
Gọi là phân hữu cơ vì trong phân đó có thành phần hữu cơ là cơ bản nhất. Văn bản

hiện hành của nhà nước chia phân hữu cơ ra làm 4 loại:
Phân hữu cơ truyền thống: chất thải của vật nuôi, phế phẩm trong nông nghiệp,
các loại cây phân xanh được gom ủ lại chờ cho hoại mục.
Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn)
được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay
nhiều chủng vi sinh vật.
Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân
hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt
động khi được bón vào đất.
Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ.
Phân hữu cơ bón vào đất sau khi được phân giải sẽ cung cấp cho đất các chất
khoáng làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho cây trồng. Trong quá trình phân giải
phân hữu cơ có thể tăng khả năng hòa tan của các chất khó tan. Chúng có tính chất vừa
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vừa cải tạo lý tính cho đất. (trích “Thăm dò công


11

thức phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất bông chồi tái sinh VN02-2 trên
vùng đất xám bạc màu tại Thủ Đức”, Sơn Sóc Sà Khol).


12

Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm
+ Địa điểm: Tại trại khoa Nông học, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
+ Thời gian: Bắt đầu thực hiện đề tài từ ngày 13/02/2012 đến ngày 23/06/2012.
3.1.2 Nguồn nước

Sử dụng nguồn nước của Trại thực nghiệm khoa Nông học, trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
Sử dụng giống nha đam Mỹ.
Đặc tính giống:
Lá có màu xanh thẫm, trên lá có nhiều đốm trắng sẽ biến mất dần khi cây lớn.
Có gai nhọn dọc theo 2 bên mép lá, có bụi phấn màu trắng ở gốc của bẹ lá.
Nguồn gốc: thu mua tại xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
3.3 Kĩ thuật canh tác cây nha đam
Nha đam rất thích hợp trồng ở vùng có khí hậu nóng và không ngập nước, phát triển
mạnh ở dạng đất pha cát. Tuy nhiên, cũng có thể trồng được trên các loại đất khác như
đất hơi kiềm, đất chua, đất sét, đất cát. Lá rất ưa bóng mát nên có thể trồng xen kẽ ở
các vườn cây khác có bóng râm.
Ở nước ta, cây nha đam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát
triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao, điển hình là Ninh Thuận và
Bình Thuận.


13

3.3.1 Chọn cây giống
Nha đam thường trồng bằng cây con nên trong công tác chọn giống cần chọn những
cây con khỏe mạnh, có màu xanh tươi, không bị sâu bệnh, cây con có khoảng 4 – 6 lá,
chiều cao cây khoảng 20 – 30 cm.
3.3.2 Thời vụ trồng
Cây nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa
thu, vì đây là thời gian cây nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
Không nên trồng vào thời gian mưa nhiều, cây rất dễ bị úng thúi và bệnh hại tấn
công.
3.3.3 Chuẩn bị giá thể

Làm đất: Đất trồng sẽ được sang bằng phẳng để thuận tiện cho việc đặt chậu. Có thể
sử dụng thuốc trừ cỏ để diệt cỏ trên ruộng.
Giá thể: sử dụng tro trấu và phân bò, trộn đều với tỉ lệ là 3:1. Bón thúc với 4 g phân
lân cho mỗi bầu.
Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng là 60 cm, cây cách cây là 40 cm.
Sử dụng bọc nilon chuyên dùng trong sản xuất nông nghiệp có khổ 18 x 35.
3.3.4 Kỹ thuật trồng
Lấp đất vừa phải, không được để ngập đọt sinh trưởng vì cây sẽ dễ bị thối. Giữ cho
cây thẳng đứng và lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước.
Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời
mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.
Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ
xanh trở lại.


14

Cây nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, cắt hết rễ và tướt bỏ 1 – 2 lá chân
để trong mát 2 – 3 ngày, sau đó đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ
sống cao hơn.
3.3.5 Chăm sóc
A) Tưới nước và tiêu nước
Tưới nước:
Cây nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất
vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô cần phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất.
Tốt nhất trong mùa khô, 3 – 5 ngày tưới 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng
sản lượng cao hơn.
Tưới nước cho đến khi nào thấy đất thấm đẫm nước là đạt, tưới phun đều cho cây
từ thân đến gốc.
Tiêu nước:

Cây nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày
phải khơi thông các rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước. Nếu để chậu bị tích nước
sẽ gây thối rễ, làm cho cây nha đam chết hàng loạt.
B) Làm cỏ xới xáo đất
Trong quá trình chăm sóc cây nha đam nên trừ cỏ nhiều đợt, và do trồng trong chậu
nên cũng hạn chế được phần nào cỏ dại.
3.3.6 Phòng trừ bệnh hại
A) Bệnh thối nhũng
Nha đam là cây có sức đề kháng rất tốt, ít khi bị sâu bệnh tấn công. Nhưng vào thời
điểm giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô, cây thường bị thối nhũn.


15

Bệnh này rất dễ lây lan cho các cây khác trên một diện rộng, do đó khi phát hiện
cây cần nhổ bỏ dọn sạch tránh lây lan.
Biện pháp phòng trừ: Sử dụng thuốc Antracol (20 g/bình 8 lít), phun ướt đẫm trên lá
và gốc cây.
B) Bệnh đốm đen
Biểu bì lá của nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng
khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt
độ thấp, lá của nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện
nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây nha đam.
Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng nha đam, kịp thời
tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp nha đam phát
triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.
Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ
những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.
 Chú ý: Trồng cây nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình
phòng trừ bệnh hại, bà con hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học.

3.3.7 Thu hoạch
Khi bẹ lá đạt cân nặng 250 g – 300 g thì có thể thu hoạch.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Quy mô thí nghiệm
Số chậu trên 1 ô thí nghiệm: 15 bịch nilon/ô.
Diện tích mỗi ô cơ sở: 2,5 x 3,5 = 8,75 m2.
Tổng diện tích thí nghiệm: 360 m2.


×