Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis amabilis Blume) TRỒNG TẠI CỦ CHI, T.P HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.46 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG CỦA LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis amabilis
Blume) TRỒNG TẠI CỦ CHI, T.P HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: PHẠM CÔNG NGHIỆP
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2008 – 2012

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA
LAN HỒ ĐIỆP (Phalaenopsis amabilis Blume) TRỒNG TẠI CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả

PHẠM CÔNG NGHIỆP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành NÔNG HỌC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS. Lê Văn Dũ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 02/2012


i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin khắc ghi công ơn sinh thành, giúp đỡ của ba mẹ và những người thân trong
gia đình để hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và các quí thầy cô khoa
Nông học – Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn thầy Lê Văn
Dũ đã hướng dẫn tận tình giúp tôi hoàn thành đề tài.
Tôi biết ơn sâu sắc tới thầy cô trong bộ môn Nông hóa thổ nhưỡng chỉ dẫn ân cần
và tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong học tập, nghiên cứu
để hoàn thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, 02/07/2012
Sinh viên thực hiện
Phạm Công Nghiệp

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng của lan Hồ
Điệp (Phalaenopsis amabilis Blume) trồng tại Củ Chi - Thành Phố Hồ Chí Minh”. Được
tiến hành từ tháng 2/2012 đến tháng 6/2012 trên lan Hồ Điệp 6 tháng tuổi tại Củ Chi,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Lê Văn Dũ
Thí nghiệm một yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên với 8 nghiệm
thức, 4 lần lặp lại.

Các nghiệm thức là các loại phân bón lá: Growmore (30 - 10 - 10), Terra – sorb
foliar, Supergrowth rong biển, HVP Vitamin-B1, Bio trùn quế 01, Dung dịch lục bình ủ,
Super fish emulsion, Seaweed – Rong biển 95%.
Phân bón lá được phun định kì 7 ngày/lần, riêng Super fish emulsion phun định kì
14 ngày/lần, nồng độ phun theo khuyến cáo của từng loại phân, dung dịch lục bình ủ phun
trực tiếp không pha nước.
Thí nghiệm thu được kết quả như sau:
Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lan Hồ Điệp 6
tháng tuổi trồng tại Củ Chi, TP. HCM từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012.
-

Số lá: nghiệm thức sử dụng phân Supergrowth rong biển ở mức liều lượng 10
ml/8 lít nước cho kết quả cao nhất.

-

Tốc độ ra lá: nghiệm thức sử dụng phân Super fish emulsion ở mức liều lượng
10 ml/8 lít nước cho kết quả cao nhất.

-

Diện tích lá: nghiệm thức sử dụng phân Growmore (30 - 10 - 10) ở mức liều
lượng 10 g/8 lít nước cho kết quả cao nhất.

-

Động thái ra rễ: nghiệm thức sử dụng phân Bio trùn quế 01 ở mức liều lượng
15 ml/8 lít nước cho kết quả cao nhất.

-


Tốc độ ra rễ: nghiệm thức sử dụng phân Supergrowth rong biển ở mức liều
lượng 10 ml/8 lít nước cho kết quả cao nhất.
iii


Qua những số liệu thu được từ những chỉ tiêu sinh trưởng, chúng tôi nhận thấy sử
dụng phân Growmore (30 - 10 - 10), cây tăng trưởng tốt, chi phí đầu tư trung bình, tỉ lệ
bệnh trung bình; sử dụng phân Supergrowth rong biển cây tăng trưởng tốt, chi phí đầu tư
thấp nhưng tỉ lệ bệnh cao nhất. Sử dụng dung dịch lục bình ủ cây tăng trưởng tốt, chi phí
đầu tư thấp nhất, tỉ lệ bệnh thấp nhất.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các hình ...................................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ix
Danh sách chữ viết tắt ..................................................................................................... x
Chương 1: Giới thiệu ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài ......................................................................... 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 2

Chương 2: Tổng quan tài liệu....................................................................................... 3
2.1 Sơ lược về lan Hồ Điệp ............................................................................................. 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................ 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................. 6
2.1.4 Điều kiện sinh thái .................................................................................................. 6
2.1.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc .................................................................................... 7
2.2 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lan .............................................. 9
2.2.1 Đạm ........................................................................................................................ 9
2.2.2 Lân .......................................................................................................................... 9
2.2.3 Kali ....................................................................................................................... 10
2.2.4 Nguyên tố vi lượng ............................................................................................... 10
v


2.2.5 Các nguyên tố trong không khí ............................................................................ 10
2.3 Thực trạng sản xuất hoa lan ở Việt Nam ................................................................. 11
2.4 Tổng quan về các vật liệu sử dụng trong thí nghiệm .............................................. 14
2.4.1 Phân trùn quế ........................................................................................................ 14
2.4.2 Phân bón lá ........................................................................................................... 15
2.4.3 Gía thể................................................................................................................... 18
2.4.4 Một số nghiên cứu và ứng dụng thực tế về PBL sử dụng trên lan Hồ Điệp ........ 19
Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 21
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................................ 21
3.2 Khí hậu, thời tiết ...................................................................................................... 21
3.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ....................................................................... 21
3.3.1 Nhà lưới ................................................................................................................ 21
3.3.2 Giống lan .............................................................................................................. 22
3.3.3 Phân bón ............................................................................................................... 22
3.3.4 Giá thể................................................................................................................... 22

3.3.5 Các dụng cụ khác.................................................................................................. 22
3.3.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................. 23
3.3.7 Các bước thực hiện ............................................................................................... 24
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 25
3.5 Phương pháp theo dõi .............................................................................................. 25
3.6 Ghi nhận một số chỉ tiêu sâu bệnh hại trên cây lan ................................................. 26
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 26
Chương 4: Kết quả và thảo luận ................................................................................ 27
4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái và tốc độ ra lá của lan Hồ Điệp ........... 27
4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của lan Hồ Điệp ........................ 27
4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ ra lá của lan Hồ Điệp ............................. 29
4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng diện tích lá của lan Hồ Điệp30
4.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái và tốc độ ra rễ của lan Hồ Điệp ........... 32
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra rễ của lan Hồ Điệp .......... 32
vi


4.3.2 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tốc độ ra rễ của lan Hồ Điệp............................. 34
4.4 Tình hình sâu bệnh .................................................................................................. 35
4.5 Chi phí đầu tư cho một chậu lan Hồ Điệp ............................................................... 36
Chương 5: Kết luận và đề nghị ................................................................................. 37
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 37
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 38
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 39
Phụ lục ........................................................................................................................... 41

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng có trong xác lục bình ủ (%) ...................................... 17
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết tại Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2012 .............................. 21
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của lan Hồ Điệp
(lá/cây) .............................................................................................................................. 28
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá của lan Hồ Điệp (lá/cây/14
ngày) ................................................................................................................................. 29
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trưởng diện tích lá của
lan Hồ Điệp (cm2 lá/cây) .................................................................................................. 31
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra rễ của lan Hồ Điệp
(rễ/cây) .............................................................................................................................. 33
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra rễ của lan Hồ Điệp (rễ/cây/14
ngày) ................................................................................................................................. 34
Bảng 4.6: Tỷ lệ bệnh thối mềm ở các nghiệm thức thí nghiệm ....................................... 35
Bảng 4.7: Chi phí đầu tư cho một chậu lan (đồng/chậu) .................................................. 36

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm ................................................................................. 41
Hình 1.2: Tám thí nghiệm ở 112 NST ............................................................................... 41
Hình 1.3, 1.4: Nghiệm thức 1, 2 ở 112 NST ..................................................................... 41
Hình 1.5, 1.6: Nghiệm thức 3, 4 ở 112 NST ..................................................................... 42
Hình 1.7, 1.8: Nghiệm thức 5, 6 ở 112 NST ..................................................................... 42
Hình 1.9, 1.10: Nghiệm thức 7, 8 ở 112 NST ................................................................... 42

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANOVA

: Phân tích phương sai (Analysis of Variance)

CV

: Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

LLL

: Lần lặp lại

NSTVC

: Ngày sau trồng vào chậu

NT

: Nghiệm thức

SAS

: Phần mềm xử lý thống kê (Statistical Analysis Systems)

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề

Cuộc sống ngày càng phát triển, ý thức về vẻ đẹp của con người càng được nâng
cao. Trong vô vàng nhu cầu của con người thì nhu cầu về thẫm mỹ và biểu tượng của các
loài hoa từ ngàn xưa vẫn không thể thiếu mà còn ngày càng tăng lên. Hoa lan với cấu trúc
hoa kiêu kỳ và phức tạp, hình dáng hoa đa dạng, chủng loại hoa phong phú, lâu tàn, một
số loài còn cho hương thơm thoang thoảng đầy quyến rũ, đặc biệt nhiều loài lan có màu
sắc hoa vô cùng độc đáo nên hoa lan được mệnh danh là “Vua của các loài hoa”. Ngoài
đặc điểm nổi bật về hình thể, hoa lan còn toát lên vẻ đẹp sang trọng, thanh tao và quý
phái. Nó có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ mạnh cả trong nước cũng như xuất
khẩu. Một số giống lan thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm tại TP. HCM như:
Dendrobium, Mokara, Phalaenopsis, Cattleyas, Vandaceous, Oncidium. Hiện tại trên địa
bàn TP. HCM, nhóm lan Phalaenopsis có nhu cầu và giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên,
năng suất và chất lượng hoa Phalaenopsis chưa cao, nên để mở rộng quy mô sản xuất còn
nhiều khó khăn và hạn chế. Thuận lợi của trồng lan là không cần diện tích đất lớn, nếu
chăm sóc tốt thu nhập mang lại khá cao. Ngoài vấn đề về giống, công nghệ sản xuất, kỹ
thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch, đóng gói, kiểm dịch và đầu tư mở rộng cơ sở hạ
tầng thì chi phí đầu tư ban đầu cho vườn sản xuất lan là quá cao. Cây lan Phalaenopsis rất
khó tính, đòi hỏi một số yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết về lan và
kỹ thuật cao mới có thể thành công được.
Do đó, việc chọn loại giá thể, phân bón thích hợp nhất cho sinh trưởng, phát triển
của cây với mức chi phí thấp nhất nhưng tăng năng suất, chất lượng hoa là điều cần thiết
để giảm chi phí và thúc đẩy sản xuất. Vấn đề được đặt ra là bón loại phân nào có hiệu quả
và tiết kiệm nhất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân nhưng phân bón lá được
1


lựa chọn vì có nhiều ưu điểm: được cây hấp thu trong thời gian ngắn ngay sau khi phun
và có thể hấp thu trong vài ngày sau đó, một lần phun cung cấp được nhiều dưỡng chất,
có thể kết hợp với một số thuốc bảo vệ thực vật.
Xuất phát từ cơ sở đó, được sự phân công của khoa Nông học và sự đồng ý của
giáo viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của một số loại phân bón

lá đến sự sinh trưởng của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis amabilis Blume) trồng tại Củ Chi
- Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
Tìm loại phân bón lá thích hợp nhất cho sự sinh trưởng nhằm góp phần hoàn thiện
kỹ thuật sản xuất lan Hồ Điệp trong khu vực.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng của 8 loại phân bón khác nhau đến sự sinh trưởng của lan Hồ
Điệp. Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư ban đầu cho 1 chậu trồng.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn (từ 13/02/2012 đến 13/06/2012), chỉ
tiến hành trên lan Hồ Điệp với 8 loại phân bón.
Đề tài không phân tích đặc tính sinh lý, sinh hóa của lan, và do thời gian hạn chế
nên chỉ khảo sát sự sinh trưởng của lan ở tại vườn thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về lan Hồ Điệp
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis amabilis Blume.
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Liliopsida
Bộ: Orchidales
Họ: Orchidaceae
Chi: Phalaenopsis
Hồ Điệp được khám phá năm 1750 bởi Rumphius, phân bố ở Malaysia, Indonesia,
New Guinea, Philippine, phía đông Ấn Độ và Australia.

Theo tiếng La tinh chữ Phaluna có nghĩa là con bướm và opsis có nghĩa là giống như.
Lan Hồ Điệp có 60 loài, Việt Nam có 6 giống.
2.1.2 Đặc điểm thực vật học
a. Rễ
Hệ rễ của lan Hồ Điệp không phân chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh, lông hút
rõ ràng. Hệ rễ của lan Hồ Điệp thường có dạng hình tròn, to, mập, có nhánh hoặc không
phân nhánh. Rễ thường có màu trắng, đầu rễ có màu xanh, màu vàng trắng hoặc màu đỏ
tối. Rễ của lan Hồ Điệp thường mọc tràn ra ngoài chậu, buông lơ lửng ra không khí, có lợi
cho việc hút oxy và nước. Có những nghiên cứu cho thấy rễ lan Hồ Điệp cũng như phong
lan có khả năng quang hợp.
Rễ của lan Hồ Điệp cũng như một số loài lan khác có nấm cộng sinh. Do hạt của
hoa lan nói chung đều không có nội nhũ, không được cung cấp đủ dinh dưỡng khi nảy
3


mầm, trong điều kiện nảy mầm tự nhiên, cần dựa vào các nấm cộng sinh để hút chất dinh
dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng của cây, các loài nấm này sống cộng sinh tại rễ của
cây lan để hỗ trợ lẫn nhau, vì thế rễ của cây lan còn được gọi là rễ nấm. Nên việc tưới và
bón phân cho cây lan Hồ Điệp cần cẩn thận chính là vì trên rễ cây có nấm cộng sinh.
b. Thân
Lan Hồ Điệp thuộc loại lan đơn thân, tức là thân của chúng rất ngắn không hề có
giả hành, cũng không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Lan đơn thân sinh trưởng rất chậm chạp,
thân chính mọc ra các lá mới, chúng mọc theo hướng cao hơn theo phương thẳng đứng
còn cành hoa thì mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá, lá mọc xếp thành hai hàng, xen kẽ
nhau. Theo sự sinh trưởng của cây, các lá già ở dưới gốc dần dần già héo và rụng đi, đến
khi có chồi nách mọc ra, nhưng thường không mọc dài ra được. Vì cây lan thường rất khó
ra chồi nhánh nên không dùng phương pháp tách cây để nhân giống. Thân của lan Hồ
Điệp, ngoài tác dụng giữ cho cây thẳng đứng, còn có chức năng tích trữ chất dinh dưỡng
và nước cho cây.
c. Lá

Lá của lan Hồ Điệp to dày, đầy dặn, lá mọc đối xứng, ôm lấy thân cây. Số lá trên
thân cây thường không nhiều, thông thường 1 cây lan trưởng thành có từ 4 lá trở lên.
Trong nách lá có 2 chồi phụ, chồi phụ trên to hơn là chồi sơ cấp, bên dưới là chồi dinh
dưỡng sơ cấp. Các chồi sơ cấp này sinh trưởng đến một mức độ nào đó thì bắt đầu đi vào
giai đoạn ngủ nghỉ. Màu sắc của lá gồm 3 loại: lá màu xanh, mặt trên lá và mặt dưới lá
màu đỏ, mặt trên lá đốm và mặt dưới lá màu đỏ. Căn cứ vào màu sắc lá có thể phân biệt
được màu sắc hoa của chính nó, lá màu xanh thường ra hoa màu trắng hoặc hoa nhạt màu,
còn các lá màu khác thường cho hoa màu đỏ.
Lan Hồ Điệp để thích nghi với điều kiện sinh thái nguyên sinh, thông thường bề
mặt trên của lá không có khí khổng, chỉ có mặt dưới của lá mới có khí khổng. Lan Hồ
Điệp là loại thực vật CAM, giống như các thực vật CAM khác nên khí khổng mở ra vào
ban đêm để thu nhận CO2 để tạo ra chất dự trữ trong cơ thể, vào ban ngày CO2 được sử
dụng cho quá trình quang hợp. Ưu điểm của loại thực vật này là khí khổng không mở vào
4


ban ngày nên cây không bị mất nước do quá trình thoát hơi nước. Điều kiện này đối với
cây không được cung cấp nước thường xuyên là rất có lợi. Khi cây có đủ nước thì khí
khổng cũng mở ra vào ban ngày để hút khí CO2 tiến hành quang hợp bình thường. Nếu
gặp phải điều kiện khô hạn nghiêm trọng thì khí khổng sẽ đóng lại, quá trình quang hợp
diễn ra chỉ vửa đủ cho lượng CO2 tạo ra trong quá trình hô hấp. Đây chính là nguyên nhân
khiến cho cây lan Hồ Điệp mặc dù không có giả hành nhưng lại có khả năng chịu hạn tốt.
d. Hoa
Cành hoa của lan Hồ Điệp mọc ra từ nách lá, thông thường đếm theo thứ tự từ trên
xuống thì cành hoa bắt đầu mọc ra từ lá thứ 3 hoặc thứ 4. Các cành hoa có thể phân nhánh
hoặc không phân nhánh. Hoa lan to thường ít phân nhánh còn lan hoa nhỏ phân nhánh rất
rõ thậm chí một số giống hoa lan nhỏ có thể nở đến 200 bông hoa. Cành hoa khi chưa
phân hóa các đốt hoa thường ở dạng tiền chồi nách hoặc tiền chồi hoa, ở nhiệt độ dưới
150C và bị bấm ngọn có nảy thành chồi hoa, nhưng nếu nhiệt độ cao quá 280C thì chỉ có
thể nảy thành chồi nách.

Đa số các giống hoa đơn cây chỉ ra 1 cành hoa, còn một số giống khác hoặc trong
điều kiện tốt cho chồi hoa phân hóa có thể mọc ra 2 hoặc 3 cành hoa. Nói chung, hoa lan
Hồ Điệp đơn cây nếu phân hóa số cành hoa càng nhiều hoặc cành nhánh càng nhiều thì
hoa nhỏ do bị hạn chế dinh dưỡng.
Để trồng được lan có bông hoa to đẹp, cần phải khống chế số bông trên một cành,
hoặc cắt bớt đi một số cành nhánh. Để đánh giá và thưởng thức hoa, người ta thường dùng
2 khái niệm “hoa đều đặn” hoặc “cực kỳ đều đặn”. Hoa đều đặn là chỉ cánh hoa đều to
rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở rất nhỏ, cánh môi trải xuống tạo dáng hình elíp,
tất cả bông hoa tạo nên dáng hình tròn, còn loại “cực kỳ đều đặn” là chỉ hoa có hình dáng
rất tròn, cánh hoa chồng khít lên nhau, không có khe hở hoặc khe hở khá lớn là “hoa
không đều đặn”.

5


e. Quả và hạt
Hoa lan Hồ Điệp chỉ tạo quả qua thụ phấn nhân tạo hoặc thụ phấn nhờ côn trùng.
Vỏ quả có hình que, phát triển chậm thường qua 4 tháng mới chín và tách vỏ. Số lượng
hạt trong một quả khác nhau do sự khác nhau về bố mẹ đem thụ phấn. Những hạt của
chúng thường rất nhỏ, có dạng bột, không có phôi nhũ, trong điều kiện tự nhiên rất khó tự
nảy mầm thành cây con, thường phải gieo hạt trong môi trường vô trùng thích hợp mới có
thể thu được cây con.
2.1.3 Đặc tính sinh trưởng
Lan Hồ Điệp là cây đơn thân, ngắn, lá to, dày, mọc sát vào nhau. Hoa nở luân
phiên hết cái này đến cái khác, thời kì nở hoa thay đổi theo loài và thường nở trong vài
tháng. Phát hoa mọc từ nách lá, dài, chùm hoa nở từng cái, 3 đài to tròn, hai cánh xoè
rộng kín, màu sắc đẹp. Môi hoa cong dẹp có hai râu dài nên cả đóa hoa trong giống như
con bướm. Hai hàng hoa xếp đều đặn 2 bên cành, khẽ đong đưa như đàn bướm xinh xắn
đang bay lượn chập chờn. Trụ có hình bán nguyệt với hai phân khối u lên, chứa đầy phấn
hoa. Số hoa trên cành biểu thị sức sống của cây. Số lượng càng nhiều thì cây càng sung

sức. Riêng đặc tính phân nhành hoa lại tùy thuộc nhiều vào từng loại giống. Lan Hồ Điệp
có màu sắc phong phú, không thua kém bất cứ giống lan nào khác từ trắng, hồng, đỏ,
vàng, tím đến các loại Hồ Điệp có sọc nằm ngang hoặc thẳng đứng, hoặc có đốm to hay
nhỏ.
2.1.4 Điều kiện sinh thái
Cây có thể mọc ở xứ nhiệt đới và đồi núi cao 2.000 mét nên vừa chịu khí hậu nóng
ẩm lại vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 200C đến 300C, trong đó điều kiện khí
hậu lý tưởng nhất cho việc nuôi trồng loài hoa này là từ 220C đến 270C.
a. Ánh sáng
Lan Hồ Điệp rất sợ ánh sáng chiếu thẳng trực tiếp, do đó cần phải có biện pháp che
sáng đồng thời tùy thuộc vào tuổi cây lớn nhỏ mà có biện pháp điều chỉnh ánh sáng cho
thích hợp. Thời kỳ ươm cây con cần nhu cầu ánh sáng có cường độ là 10.000-12.000 lux,
6


giai đoạn bánh tẻ là 12.000-20.000 lux, giai đoạn kết thúc ra hoa là 20.000-30.000 lux.
Trong điều kiện trồng trong nhà lưới, mùa hè và mùa thu phải che đi 75-85% ánh sáng,
cần phải có 2 lớp che sáng đặt chồng lên nhau, mùa đông và mùa xuân thì ánh sáng yếu
hơn, chỉ cần che 40-50% ánh sáng là đủ. Tóm lại: Hồ Điệp là một cây ưa bóng mát.
b. Nhiệt độ
Lan Hồ Điệp có nguồn gốc từ miền nhiệt đới, do đó nhiệt độ thích hợp để trồng
lan Hồ Điệp tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng lan ban ngày là 25-280C, ban
đêm là 18-200C, giai đoạn ươm cây con thì cần nhiệt độ ban đêm là 230C. Nếu nhiệt độ
thấp hơn 150C, rễ cây ngừng hút chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng ngừng lại, thậm
chí là bị lạnh làm hại nụ và hoa, hoặc khiến cho cánh hoa xuất hiện các đốm nhỏ ảnh
hưởng đến vẻ đẹp của hoa. Giai đoạn phân hóa hoa đòi hỏi phải có sự cách biệt khá cao
về độ chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm, nhiệt độ ban ngày thích hợp nhất là 250C, ban đêm
là 18-200C, kéo dài 3-6 tuần rất có lợi cho sự phân hóa hoa.
c. Ẩm độ
Do lá của lan Hồ Điệp khá dày, trọng lượng nước chứa trong lá khá nhiều nên lan

Hồ Điệp chịu hạn tốt. Nếu điều kiện cho phép sau khi tưới nước nên để cho cây được
thoáng khí thông gió, để cho nước đọng trên mặt lá bị bay hơi hết sẽ giảm sự phát sinh
của bệnh hại. Trong quá trình trồng lan Hồ Điệp hay gặp phải hiện tượng giá thể bị chua
có mùi hôi thối, chính là vì giá thể quá ướt lâu ngày tạo thành.
2.1.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 230C, không được thấp hơn
200C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp. Trong giai đoạn đầu
chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 - 90% lượng ánh sáng bình thường, mùa
đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK với tỷ lệ 30 - 10 - 10 pha với
nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7 - 10 ngày/lần.

7


a. Tưới nước:
Lan Hồ Điệp là loài hoa lan có rễ buông trong không khí nên độ thông thoáng của
hệ rễ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Mùa
xuân độ ẩm không khí cao nên 3 - 7 ngày tưới một lần: mùa hè, mùa thu nhiệt độ không
khí cao, lượng khí bốc hơi mạnh, thông thường cách 1-2 ngày tưới đẫm nước một lần; còn
mùa đông nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cũng thấp, để đảm bảo những điều kiện nhất
định về độ ẩm đồng thời tránh cho lá tích nước, nếu lá tích nước sẽ làm cho lá bị lạnh lại.
Vì thế thông thường vào lúc sau 10 giờ sáng và trước 15 giờ chiều thì tưới nước.
b.Thay chậu lần thứ nhất
Sau khi trồng được từ 4 - 6 tháng thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Lấy
cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ
nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu nên lót 1 - 2 miếng xốp giúp chậu
thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Lan hồ điệp sinh trưởng chậm, phải mất tới 40 ngày
trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc thêm 1 lá hoàn chỉnh. Khi cây có trên 4 lá mới có
khả năng phân hoá mầm hoa. Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 bà con phải
phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3 - 5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải

giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại
kết hợp bón phân. Lượng phân bón là NPK theo tỷ lệ 30 - 10 - 10 nồng độ 40mg/1lít
nước.
c.Thay chậu lần hai
Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác định khi cây được từ
16 - 20 tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt 12 cm. Cách thay chậu lần này
tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại.
Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: ánh sáng mùa hè giảm từ 60-70%,
mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20 – 280C, độ ẩm từ 70 - 85%. Sau khi chuyển chậu
lần thứ 2 từ 5 - 6 tháng cây có từ 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa. Trong thời gian này
cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18 - 250C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8 - 100C. Lan
Hồ Điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng
8


cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 250C thì không thể phân hoá hoa và dưới
150C thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6 - 30 - 30 pha
nồng độ 2g/1 lít nước, thời gian phun 7 - 10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa
tươi lâu hơn. Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1 - 2 tháng cần đặt cây ở nơi
thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20 - 250C, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa
không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi
cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30 - 10 - 10 để dưỡng cây
cho trà hoa sau.
d. Sâu bệnh
Sâu hại trên lan gồm có: các loại rệp, sâu xanh, sâu khoang, nhện đỏ, ốc sên, cào
cào. Người trồng lan phải theo dõi, kiểm tra vườn lan thường xuyên và phòng trừ kịp thời
khi phát hiện có sâu gây hại bằng thuốc bảo vệ thực vật.
Trên cây lan thường xuất hiện các bệnh: thối mềm, thối nâu, thối đen, đốm vòng,
đốm nâu, đốm vàng, héo rễ, khô cháy lá. Các yếu tố liên quan đến kỹ thuật canh tác như
bón phân, giá thể, chiều cao giàn, chế độ nước tưới và vệ sinh vườn có ảnh hưởng rất lớn

đến sự phát sinh và phát triển của bệnh.
2.2 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với cây lan
2.2.1 Đạm
Nitrogen là nguyên tố có tác dụng làm cây tăng trưởng nhanh, ra chồi, ra lá. Đối
với lan con nên tưới phân có tỷ lệ đạm cao để kích thích ra rễ, chồi non, lá, tạo điều kiện
cho cây phát triển nhanh. Nếu tưới quá nhiều đạm cây sẽ dư đạm, lá xanh mướt, cây bị
rạp xuống, lá to nhưng yếu ớt, cây dễ bị đổ ngã, sâu bệnh. Ngược lại thiếu đạm cây yếu, lá
nhỏ vàng, già nua.
2.2.2 Lân
Phân lân có tác dụng giúp cây lan nảy chồi, ra rễ nhiều, ra hoa nhanh. Lân giữ vai
trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây. Nếu tỷ lệ lân quá lớn kích
9


thích ra hoa sớm, lá ngắn, cứng. Nếu thiếu lân cây nhỏ, cằn cỗi, yếu, sức đề kháng kém, rễ
chậm phát triển, lá xanh thẫm.
2.2.3 Kali
Kali làm cây cứng cáp, đứng thẳng, tăng cường số bó mạch trong thân cây, dự trữ
dưỡng chất để nuôi cây trong mùa khô, đồng thời thúc đẩy ra chồi mới, giữ cho hoa lâu
tàn, màu sắc tươi đẹp. Nếu bón quá nhiều kali, cây sẽ thừa kali làm cho lá trở nên vàng
úa, đọt non không phát triển và khô héo, cây lan cằn cỗi. Còn thiếu kali thì cây không
phát triển do không hấp thu được dưỡng chất, cây khô dần rồi chết. Những triệu chứng
khi thiếu kali: lóng ngắn, lá ngọn mọc thành từng chùm, cây lùn thấp.
2.2.4 Nguyên tố vi lượng
Rất cần thiết đối với đời sống của phong lan, trong các loại phân bón người ta
thường thấy có sulfur, calcium, magie, sắt, đồng, kẽm, molipden, bor. Thiếu thừa hay sai
lệch đều gây nên những rối loạn và bệnh khác nhau. Các nguyên tố vi lượng không chỉ
trực tiếp tham gia cấu trúc tế bào thực vật mà còn là chất xúc tác, kích thích các chuỗi
phản ứng sinh học giúp cây phát triển.
Cây lan sử dụng rất ít các loại phân vi lượng nhưng không thể thiếu được. Vì nó

ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo chồi non, màu sắc hoa, hoạt động của lá và của rễ.
Phân vi lượng thường được sử dụng với nồng độ thấp không quá 5 ppm và tùy thuộc vào
từng loại vi lượng. Chúng ta cần cung cấp đủ, không được lạm dụng vì sẽ gây ngộ độc
cho cây và hạn chế hấp thu các nguyên tố khác.
2.2.5 Các nguyên tố trong không khí
Phong lan thường mọc trên thân cây, có nhiều rễ gió, rễ trong không khí. Ngoài
việc hấp thu dinh dưỡng N, P, K nó còn hấp thu dưỡng chất trong không khí, đó là ba
nguyên tố carbon (C), hydro (H) và oxy (O). Các nguyên tố này có sẵn trong không khí và
nước mà cây lan sử dụng qua quá trình quang tổng hợp:
6 CO2

+

6 H 2O



C6H12O6

10

+

6 O2


a. Carbon
Hàm lượng carbon trong cây lan có tỷ lệ 500 g/kg. Carbon là nguyên tố chính yếu
có sẵn ở khắp nơi trong không khí cùng với hydro, oxy mà cây sử dụng qua quá trình
quang hợp để tạo nên các chất phức tạp như acid amine, protein.

b. Oxy
Cây lan phải được đặt nơi thoáng gió để có đủ oxy, hơi nước, hydro. Cơ chế đóng
mở khí khổng của tế bào trên bề mặt lá thúc đẩy sự vận chuyển các chất ra vào tế bào.
Như vậy, oxy rất quan trọng để cây lan hô hấp trao đổi với không khí trong gió.
c. Nước
Nước giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định đến dinh dưỡng cây lan. Các chất
dinh dưỡng đều phải hòa tan trong nước dẫn đến tế bào lông hút thì cây mới hấp thụ
được. Cây lan hút rất nhiều nước để tiêu thụ phân và cũng thoát ra rất nhiều hơi nước. Do
đó, cần cung cấp đầy đủ nước để cây lan phát triển, tránh tình trạng khô héo.
2.3 Thực trạng sản xuất hoa lan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoa lan được biết đến và trồng dưới thời vua Trần Anh Tông nhưng
hoa lan Việt Nam vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hầu hết các nghiên cứu về hoa lan
Việt Nam đều do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện. Năm 2006, GS. Phạm Hoàng
Hộ đã liệt kê và bổ sung thêm các loài phong lan vào bộ sách Cây cỏ miền Nam Việt
Nam, nâng tổng số lan có ở Việt Nam lên 755 loài.
Trước những năm 1986, nghề trồng hoa của Việt Nam chỉ tập trung ở một vài làng
nghề ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, Đà Lạt và một vài tỉnh miền Tây Nam Bộ. Diện
tích trồng hoa của Việt Nam theo số liệu thống kê năm 1993 chỉ chiếm 0,02 % tổng diện
tích đất nông nghiệp (khoảng 1.585 ha). Trong thập niên 80, ngành trồng hoa ở Việt Nam
chỉ là ngành kinh doanh nhỏ của các nhà vườn nhỏ cung cấp cho thị trường nội địa là
chính. Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo thống kê năm 1993 như sau: Hà Nội 500
ha, Hải Phòng 320 ha, TP. HCM 200 ha, Đà Lạt 75 ha, các tỉnh khác 490 ha. Tổng cộng
diện tích trồng hoa của Việt Nam là 1.585 ha.
11


Hà Nội có các vùng trồng hoa là: Ngọc Hà, Quang Ân, Nhật Tân, Tây Tựu và làng
Vĩnh Tuy. Hải Phòng có Đặng Hải, An Hải. TP. HCM có quận Gò Vấp, Củ Chi, Bình
Chánh, tập trung chủ yếu ở quận 11 và 12. Còn Đà Lạt nổi tiếng như là một thành phố
hoa. Trồng hoa cho thu nhập gấp 10 - 12 lần hơn gạo nên mức sống của người dân ở

những nơi trồng hoa thường cao hơn mức sống của vùng nông nghiệp khác.
Tuy nhiên, trong số các loại hoa được trồng nhiều ở Việt Nam như hoa hồng, cúc,
lay ơn thì hoa lan chỉ chiếm xấp xỉ 10 %. Hầu hết hoa được trồng trên những mảnh vườn
mở không có lưới và các phương tiện phòng chống mưa, bão, lụt rất thô sơ nên chất lượng
và thời vụ thu hoạch bị ảnh hưởng rất nhiều. Hoa lan tuy cũng được trồng trong vườn có
lưới che mát nhưng cũng không có các phương tiện bảo vệ tránh gió mưa, bão gây hại cho
hoa.
Bởi vì, ngành hoa kiểng của Việt Nam đã phát triển từ lâu đời nhưng hoa phong
lan thì chỉ mới phát triển gần đây, chủ yếu tập trung là lan nhiệt đới ở TP. HCM và địa lan
ở vùng cao như Đà Lạt. Chủng loại lan ở TP. HCM chỉ tập trung ở hai loại Mokara (đơn
thân) và Dendrobium (đa thân). Diện tích dành cho hoa lan của Việt Nam quá khiêm
nhường, khoảng 2000 ha so với gần 4.000 ha của Thái Lan. Diện tích nhỏ bé này chỉ giải
quyết được 25 % nhu cầu tiêu thụ hoa lan ở TP. HCM. Hiện TP. HCM đang quy hoạch
diện tích trồng hoa phong lan gấp đôi diện tích hiện nay. Dĩ nhiên, với 400 ha, ngành
phong lan TP. HCM cũng mới chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, chưa tính đến xuất khẩu.
Bên cạnh đó Đà Lạt hiện nay đang trở thành điểm thu hút các nhà đầu tư kinh
doanh hoa do sự thành công của các công ty nước ngoài đầu tư vào cách đây hơn 10 năm
như Dalat Hasfarm chuyên trồng hoa ôn đới; công ty Lâm Thăng Đài Loan chuyên về
Phalaenopsis (Hồ Điệp). Vùng Sapa, Tam Đảo rất thích hợp cho việc trồng hoa ôn đới
như: hồng, lyly, lay ơn. Riêng hoa lan nhiệt đới, qua các năm từ 2003 - 2005 đã tăng từ 20
ha lên 50 ha (tăng 150 %). Xu hướng tiêu dùng hoa lan đã tăng lên đáng kể và dự đoán sẽ
tăng mạnh trong thập niên tới do Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế
giới (WTO).
12


Đà Lạt cũng là nơi tập trung nhiều hoa lan nhất nước ta. Hoa lan ở Đà Lạt có trên
200 loài, trong đó có 5 loài được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới và được mang tên Đà
Lạt hay Langbiang.
Ở nước ta người dân thường trồng hoa lan theo quy mô hộ gia đình từ vài m2 đến

vài ngàn m2. Cá biệt có vài hộ sản xuất kinh doanh trồng từ 1 - 2 ha. Chính do qui mô nhỏ
lẻ và nguồn giống phân tán nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên đã dẫn đến chất lượng hoa
lan không đồng đều, số lượng trên mỗi giống hoa không đủ cho thị trường, nhất là thị
trường xuất khẩu trong tương lai.
Tuy công nghiệp hoa lan ở Việt Nam chưa được qui hoạch trong chiến lược phát
triển kế hoạch 5 năm của quốc gia, nhưng xu hướng phát triển của hoa lan lại rất nhiều
triển vọng vì hầu như cung không đủ cầu. Làn sóng đầu tư đổ vào Việt Nam trong đó có
Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các quốc gia khác, các khu nghỉ dưỡng (resort) đang tạo một
cảnh quan du lịch sinh thái, các hội nghị quốc gia cũng như các diễn đàn quốc tế tổ chức
tại Việt Nam với tần suất ngày càng tăng khiến cho nhu cầu hoa lan tăng thêm. Việt Nam
hàng năm đã phải đổ ra hàng tỷ đồng để nhập khẩu hoa lan từ các nước láng giềng cũng
chỉ để đáp ứng cho thị trường nội địa.
So với các quốc gia trong khu vực, hoa cắt cành của Việt Nam cũng đã có thị
trường xuất khẩu và mức tăng trưởng hàng năm đều tăng cao hơn so với năm trước. Tuy
nhiên đối với hoa lan, nhất là hoa lan nhiệt đới thị trường xuất khẩu vẫn còn là thị trường
tiềm năng. Để có thể tiến vào thị trường hoa lan cắt cành hay lan chậu của thế giới, ngành
công nghiệp hoa lan Việt còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Thị trường xuất khẩu
hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch thương mại hoa lan cắt cành thế giới
năm 2000 đạt 150 triệu USD, trong đó Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành số
một thế giới, thứ hai là Ý, kế đến là Pháp, Đức đứng thứ tư và thứ năm là Mỹ.
Thị trường xuất khẩu hoa lan hiện nay rất lớn và đầy triển vọng. Ngày nay, người
tiêu dùng có xu hướng mua hoa lan có giá thành hạ mà không cần biết xuất xứ vì vậy thị

13


trường hoa lan thế giới luôn có chỗ cho những quốc gia mới tham gia miễn là giá hạ, hoa
bền lâu và màu sắc đúng thị hiếu của đa số người tiêu dùng.
Ngày nay, bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào tân tiến, người ta có thể cho ra
đời hàng nghìn, hàng vạn bông hoa lan nhưng thực sự các loài lan công nghiệp này không

thể thay thế được lan tự nhiên. Bởi khi chăm lan những người chơi không chỉ tự tay chăm
chút cho cái đẹp mà còn đang dưỡng một cái tâm trong sáng, thuần khiết như tự nhiên,
hoa cỏ.
2.4 Tổng quan về các vật liệu sử dụng trong thí nghiệm
2.4.1 Phân trùn quế.
Phân dùng bón lót, phân trùn chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là
chất xúc tác sinh học, phần cặn bã của cây trồng và phân động vật cũng như kén trùn rất
giàu chất dinh dưỡng, dễ hòa tan trong nước, chứa hơn 50% chất mùn. Do đó phân trùn
không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng cải tạo đất và còn có thể
ngăn ngừa các bệnh về rễ. Phân trùn còn chứa các khoáng chất cho cây như: NO3, P, Mg,
K, Ca, N. Đặc biệt là các khoáng chất này lại được cây trồng hấp thụ một cách trực tiếp,
không như những loại phân hữu cơ khác phải được phân hủy trong đất trước khi cây hấp
thụ. Sẽ không có bất cứ rủi ro, cháy cây nào xảy ra khi bón phân trùn. Chất mùn trong
phân trùn loại trừ những độc tố, nấm có hại và vi khuẩn trong đất nên nó có thể đẩy lùi
những bệnh của cây trồng. Phân trùn gia tăng khả năng giữ nước của đất vì phân trùn có
dạng hình khối, nó là những cụm khoáng chất kết hợp theo cách mà chúng có thể để
chống sự xói mòn và sự va chạm cũng như gia tăng khả năng giữ nước. Phân trùn làm
giảm hàm lượng Acid carbon trong đất và gia tăng nồng độ Nitơ trong một trạng thái cây
trồng có thể hấp thụ được. Acid humic ở trong phân trùn kích thích sự phát triển cây trồng
thậm chí ngay cả ở nồng độ thấp. Bởi vì Acid humic ở trong trạng thái được phân bố về
mặt ion mà trong đó chúng có thể dễ dàng hấp thụ bởi cây trồng nhiều hơn bất kỳ chất
dinh dưỡng nào khác. IAA (Indol Acetic Acid) có trong phân trùn là một trong những
chất kích thích hữu hiệu giúp cây trồng tăng trưởng tốt. Phân trùn có nồng độ pH = 7 nên
14


×