Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC, MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC, MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ
XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI
HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH

NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA 2008-2012
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM TUẤN THÔNG

Tháng 7 năm 2012


i

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC, MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ
XÁC ĐỊNH HIỆU LỰC TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ HẠI LÚA
CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌCTẠI
HUYỆN BẾN CẦU TỈNH TÂY NINH

Tác giả
PHẠM TUẤN THÔNG

Luận văn được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nông nghiệp
ngành Bảo vệ thực vật

Giáo viên hướng dẫn


TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. NGUYỄN TUẤN ĐẠT

Tháng 7 năm 2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Con mãi khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cùng với gia đình đã
cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Cô Trần Thị Thiên An và thầy Nguyễn Tuấn Đạt cùng toàn thể thầy cô khoa
Nông Học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Anh Lê Hoàng Nam, anh Trương Thái Khoa cùng cán bộ Trạm kỹ thuật Công
ty bảo vệ thực vật An Giang chi nhánh Bến Cầu, Tây Ninh đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tây Ninh, ngày tháng năm 2012
Sinh Viên

Phạm Tuấn Thông


iii

TÓM TẮT

Đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác, mức độ gây hại và xác định hiệu lực trừ sâu cuốn
lá nhỏ hại lúa của một số thuốc hóa học tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” được tiến
hành tại huyện Bến Cầu – tỉnh Tây Ninh thời gian từ 15/02/2012 đến 30/06/2012.
Kết quả đề tài thu được như sau:
Điều tra khảo sát 30 hộ nông dân sản xuất lúa ở Bến Cầu, Tây Ninh chúng tôi
ghi nhận có 60% số hộ có diện tích canh tác từ 2,0 đến 4,0 ha. Đa số nông dân sử dụng
2 giống OM 6976 (40,0%) và OM 4900 (23,3%). 100% số hộ sản xuất 2 vụ/năm, nông
dân chủ yếu sử dụng giống xác nhận được cung cấp bởi các công ty giống hoặc điểm
cung cấp giống của huyện, số lượng hạt giống biến động từ 90 – 180 kg giống/ha. Số
hộ làm lúa năng suất trên 6 tấn/ha chiếm 86,8%. Lượng phân đạm nông dân sử dụng
đa số ở mức cao 100– 110 kgN/ha (70%). Tình hình sâu hại trên đồng ruộng chúng tôi
ghi nhận sâu cuốn lá nhỏ và rầy nâu là 2 đối tượng dịch hại phổ biến nhất, ngoài ra còn
có xuất hiện sâu đục thân. Thuốc được sử dụng phổ biến trừ sâu cuốn lá nhỏ là Virtako
40WG (45%), Angun 5WDG (30%).
Trong 3 yếu tố giống, lượng giống sạ, lượng phân đạm thì yếu tố lượng phân
đạm có ảnh hưởng lớn nhất đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. Sâu cuốn lá nhỏ gây
hại nặng ở ruộng bón 110kgN/ha (26 con/m2 tại thời điểm 45NSS) và gây hại nhẹ ở
ruộng bón 90 kgN/ha (17 con/m2 tại thời điểm 45NSS). Trong các giống nông dân sử
dụng thì giống OM 4900 có mật số sâu hại cao nhất (21 con/m2 ở thời điểm 45NSS),
giống lúa OM 576 có mật độ sâu biến động thấp nhất (mật độ cao nhất ở 45NSS chỉ
có 14 con/m2). Về mật độ sạ, thì mật độ sạ càng thưa mật độ SCLN càng thấp (100kg
giống/ha có 18 con/m2 tại thời điểm 45NSS).
Bốn loại thuốc sử dụng thí nghiệm đều có hiệu lực trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
Hiệu lực thuốc cao nhất ở giai đoạn 5 ngày sau xử lý. Trong đó hiệu lực cao nhất là
thuốc Regent 800WG liều lượng 32 g/ha (76,9%). Kế đến các thuốc: Angun 5WDG
liều lượng 200 g/ha(76,1%), Virtako 40WG liều lượng 60 g/ha (66,7%), thuốc Maxfos
50EC liều lượng 400 ml/ha có hiệu lực thấp nhất (65,2%).


iv


Các nghiệm thức xử lý thuốc đều có năng suất cao hơn hẳn so vớinghiệm thức
đối chứng phun nước. Trong đó,năng suất cao nhất là ở nghiệm thức xử lý thuốc
Virtako 40WG liều lượng 60 g/ha (7,5 tấn/ha) cao hơn đối chứng 70,3%, thấp nhất là
nghiệm thức xử lý thuốc Maxfos 50EC liều lượng 400 ml/ha(5,4 tấn/ha) cao hơn đối
chứng 22,3%.


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................ viii
Chương 1MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài ................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu đề tài ................................................................................................. 2
1.4 Giới hạn đề tài ................................................................................................. 2
Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam........................................... 3
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ...................................................... 3
2.1.2 Tình hình sản xuất trong nước ..................................................................... 3
2.2 Kết quả nghiên cứu sâu cuốn lá nhỏ ............................................................... 4
2.2.1 Sự phân bố sâu cuốn lá nhỏ ......................................................................... 4
2.2.2 Ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ ......................................................................... 4
2.2.3 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ............................................................ 5
2.2.4 Đặc điểm gây hại và hình thái của sâu cuốn lá nhỏ ..................................... 5
2.2.4.1 Đặc điểm gây hại ...................................................................................... 5

2.2.4.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá nhỏ ................................ 6
2.2.5 Quy luật phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá nhỏ.......................................... 8
2.2.6Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ..................................................................... 8
2.2.7 Các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ .................................................... 9
2.3 Đặc điểm một số thuốc thí nghiệm ............................................................... 10
2.3.1 Regent 800WG .......................................................................................... 10
2.3.2 Angun 5WDG ............................................................................................ 10
2.3.3 Maxfos 50EC ............................................................................................. 10
2.3.4 Virtako 40WG............................................................................................ 11
2.4 Đặc điểm một số giống lúa sử dụng trong thí nghiệm và điều tra mức độ gây
hại của SCLN hại lúa .......................................................................................... 11


vi

2.4.1 Giống OM 576 (Hàm trâu) ........................................................................ 11
2.4.2 Giống OM 4900 ......................................................................................... 11
2.4.3 Giống OM 6976 ......................................................................................... 11
2.5 Giới thiệu về huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh ............................................... 12
Chương 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 13
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 13
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm ................................. 13
3.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 13
3.4 Vật liệu thí nghiệm ....................................................................................... 14
3.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 14
3.5.1 Điều tra hiện trạng canh tác lúa của nông dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây
Ninh..................................................................................................................... 14
3.5.2 Điều tra mật độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại Bến Cầu – Tây Ninh
............................................................................................................................. 15
3.5.2.1 Ảnh hưởng của giống lúa đến sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ... 15

3.5.2.2 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa... 17
3.5.2.3 Ảnh hưởng của mức độ đạm đến sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa ..
............................................................................................................................. 18
3.5.3 Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa của một số loại
thuốc hóa học ...................................................................................................... 20
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 24
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 25
4.1 Kết quả điều tra hiện trạng canh tác lúa của nông dân tại huyện Bến Cầu, tỉnh
Tây Ninh ............................................................................................................. 25
4.2 Điều tra biến động mật số của sâu cuốn lá nhỏ ............................................ 28
4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ................. 28
4.2.2 Ảnh hưởng của giống lúa đến sự gây hại của sâu cuốn lá nhỏ .................. 29
4.2.3 Ảnh hưởng của lượng phân đạm đến biến động mật số sâu cuốn lá nhỏ .. 30
4.3 Hiệu quả phòng trừ của một số thuốc trừ sâu đối với sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
............................................................................................................................. 31
4.3.1 Ảnh hưởng của một số loại thuốc thí nghiệm đến mật độ sâu .................. 31


vii

4.3.2 Hiệu lực trừ sâu cuốn lá nhỏ của các loại thuốc ........................................ 33
Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................. 37
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 37
5.2 Đề nghị .......................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 39
PHỤ LỤC........................................................................................................... 42


viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA: (Analysis of variance) Phân tích phương sai
BVTV: Bảo vệ thực vật
CV: (Coefficient of variation) Độ lệch tiêu chuẩn tương đối
IRRI: (International Rice Research Organization)Tổ chức nghiên cứu lúa gạo quốc tế
NSP: Ngày sau phun
NSS: Ngày sau sạ
LLL: Lần lặp lại
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
SCLN: Sâu cuốn lá nhỏ
SĐT: Sâu đục thân
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1 Diễn biến khí hậu thời tiết từ tháng 02 đến tháng 06 tại Tây Ninh ..... 13
Bảng 3.2 Liều lượng và hoạt chất các loại thuốc dùng trong thí nghiệm. .......... 21
Bảng 4.1 Hiện trạng canh tác lúa tại Bến Cầu, 2012 .......................................... 26
Bảng 4.2 Mức độ xuất hiện và biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ. ............... 27
Bảng 4.3 Mức độ xuất hiện và biện pháp phòng trừ một số sâu hại trên lúa ..... 28
Bảng 4.4Mật độ sâu cuốn lá nhỏ sống trên ruộng lúa thí nghiệm ...................... 31
Bảng 4.5 Hiệu lực (%) trừ sâu non sâu sâu cuốn lá nhỏ của 4 loại thuốc thí
nghiệm ................................................................................................................ 33
Bảng 4.6Tỷ lệ % lá bị hại ở thời điểm trước phun và 14 ngày sau phun ........... 35
Bảng 4.7Năng suất thực tế và % tăng so với đối chứng ..................................... 36



x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1Sâu cuốn lá nhỏ ăn phá lá lúa ............................................................................6
Hình 2.2Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ (Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Tp. HCM, 2010) .........8
Hình 3.1 Một số thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ dùng trong thí nghiệm...............................14
Hình 3.2 Giống OM 6976 (35 ngày sau sạ)...................................................................15
Hình 3.3 Giống OM 4900 (35 ngày sau sạ)...................................................................16
Hình 3.4 Giống OM 576 (35 ngày sau sạ).....................................................................16
Hình 3.5 Ruộng mật độ sạ 100 kg giống/ha (OM 6976, 35 ngày sau sạ) .....................17
Hình 3.6 Ruộng mật độ sạ 130 kg giống/ha (OM 6976, 35 ngày sau sạ) .....................18
Hình 3.7 Ruộng mật độ sạ 160 kg giống/ha (OM 6976, 35 ngày sau sạ) .....................18
Hình 3.8 Ruộng bón mức độ đạm 90 kgN/ha (OM 6976, 35 ngày sau sạ) ...................19
Hình 3.9 Ruộng bón mức độ đạm 100 kgN/ha (OM 6976, 35 ngày sau sạ) .................19
Hình 3.10 Ruộng bón mức độ đạm 110 kgN/ha (OM 6976, 35 ngày sau sạ) ...............20
Hình 3.11 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................21
Hình 3.12 Toàn cảnh ruộng thí nghiệm hiêu lực thuốc .................................................22
Hình 3.13 Phun thuốc thí nghiệm ..................................................................................22
Hình 3.14 Đếm sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa thí nghiệm...........................................23
Hình 4.1 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 3 yếu tố mật độ sạ .............................29
Hình 4.2 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 3 yếu tố giống. ..................................30
Hình 4.3 Diễn biến mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên 3 yếu tố lượng phân đạm ..................31


1

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Lúa là cây trồng lâu đời của nhân dân ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặc
biệt là các dân tộc Châu Á. Lúa gạo là lương thực chính của người dân Châu Á, cũng
như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và
dân Bắc Mỹ. Ở đâu trên thế giới cũng dùng đến lúa gạo hoặc các sản phẩm từ gạo,
khoảng 40% dân số thế giới lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008). Tuy nhiên, việc sản xuất và sản lượng lúa gạo thường bị giới hạn bởi các
vấn đề dịch hại. Theo kết quả nghiên cứu của viện lúa IRRI, sâu bệnh là yếu tố gây
thiệt hại lớn nhất về năng suất của lúa nước. Do đó, trong quá trình sản xuất lúa gạo
sản xuất và bảo vệ thực vật là hai việc phải thực hiện song hành với nhau.
Khi mà ngành sản xuất lúa của nước ta ngày càng phát triển, vấn đề thâm canh
tăng vụ được đẩy mạnh, để đạt được năng suất cao nông dân thường bón các loại phân
hóa học có tác dụng nhanh tới sinh trưởng và phát triển của cây lúa nhất là phân đạm.
Bón phân không cân đối và không đúng yêu cầu sinh trưởng của cây lúa, cộng với sự
hiểu biết về sâu bệnh hại của nông dân có giới hạn. Đó là điều kiện tốt cho nhiều loài
sâu bệnh bộc phát, lưu tồn và phát triển (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Trong đó sâu cuốn
lá lúa nhỏ hại lúa (Cnaphalocrocis medinalis) phát triển và gây hại lớn cho các vùng
trồng lúa của nước ta, việc phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ chưa đem lại hiệu quả cao. Theo
thống kê của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (2010), tổng diện tích lúa bị nhiễm
lên đến 1,16 triệu ha, trong đó diện tích nhiễm nặng hơn 170 ngàn ha. Diện tích lúa bị
nhiễm sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên lúa đông xuân của các tỉnh phía bắc với
trên 1 triệu ha, trong đó diện tích nhiễm nặng 544 ngàn ha.
Theo số liệu thống kê (Tổng cục thống kê, 2010) Tây Ninh là tỉnh có diện tích
canh tác lúa lớn nhất ở khu vực Miền Đông Nam Bộ (154,4/297,2 nghìn ha). Tại các
khu vực trồng lúa với diện tích lớn như Tây Ninh thì dịch hại luôn là nỗi lo của người


2

nông dân. Những năm gần đây sâu cuốn lá nhỏ hại lúa phát triển ngày càng mạnh, gây

ảnh hưởng lớn tới sản xuất của nông dân.Vì vậy khảo sát hiện trạng canh tác, mật độ
biến động và hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc trừ sâu đối với sâu cuốn lá hại
lúa là điều cần thiết. Từ đó đề ra những biện pháp phòng trừ hiệu quả cho sâu cuốn lá
nhỏ hại lúa, đáp ứng hiệu quả kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội.
Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, được sự phân công của khoa Nông Học
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đề tài“Điều tra hiện trạng canh
tác, mức độ gây hại và xác định hiệu lực trừ sâu non sâu cuốn lá nhỏ hại lúa của
một số loại thuốc hóa học tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài được tiến hành nhằm mục đích xác định mức độ gây hại,các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ và đánh giá hiệu lực trừ sâu non
sâu cuốn lá nhỏ hại lúa của một số thuốc hóa học tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh,
góp phần cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng biện pháp quản lý sâu cuốn lá nhỏ.
1.3 Yêu cầu đề tài
- Điều tra được hiện trạng canh tác lúa và mức độ gây hại của sâu non sâu cuốn
lá nhỏ tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
- Xác định hiệu quả trừ sâu non cuốn lá nhỏ hại lúa của một số thuốc hóa học.
1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012, tại huyện Bến Cầu,
tỉnh Tây Ninh.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức Nông Lương thế giới, trên thế giới có 114 nước

trồng lúa, trong đó Châu Á chiếm 90% sản lượng lúa gạo trên thế giới. Sản lượng lúa
gạo tăng phần lớn ở các nước châu Á như Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,
Thái Lan, Indonesia. Hằng năm thế giới thiếu khoảng 2 – 4 triệu tấn gạo, đặc biệt năm
2003 – 2004 sự thiếu hụt này lên đến 21 triệu tấn(FAO, 2008).
Mặc dù năng suất ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diện tích sản xuất rộng
lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng lúa trên thị
trường thế giới (trên 90%). Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng lúa theo thứ tự là Trung
Quốc, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan và Myanmar, tất cả đều nằm ở
Châu Á (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
2.1.2 Tình hình sản xuất trong nước
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê Việt Nam. Diện tích gieo
trồng lúa 7513,7 nghìn ha với sản lượng 39988,9 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2010).
Ngành sản xuất lúa gạo của nước ta trong những năm vừa qua có những bước
tiến chuyển tích cực, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhà nước. Hàng năm,
ngành lúa gạo đóng góp từ 12 – 13% GDP.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, có vai trò quan trọng trong
việc giữ vững an ninh lương thực thế giới. Mỗi năm nước ta đóng góp từ 13 – 17%
lượng gạo xuất khẩu trên thế giới.
Trong những năm qua, gạo xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng về số lượng và
chất lượng cũng như mở rộng thị trường. Đến năm 2003, ngoài các thị trường truyền
thống của Việt Nam như Iraq, Iran, Indonesia, Philippines, Việt Nam đã mở rộng và


4

phát triển thêm một số thị trường tiềm năng như là Châu Phi, Mỹ La Tinh (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
2.2 Kết quả nghiên cứu sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ có tên tiếng Anh là Rice Leaffolder, tên khoa học
Cnaphalocrocismedinalis Guenee, thuộc họ ngài sáng (Pyralidae), bộ cánh vảy

(Lepidoptera).
2.2.1 Sự phân bố sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ có mặt tại một số nước như Afghanistan, Pakistan, Nepal, Ấn
Độ, Burma, Bhutan, Banglades, Srilanka, Lào, Nhật Bản, Campuchia, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam (Reissig và ctv, 1986).
Theo Pathak và Khan (1994), sâu cuốn lá nhỏ có ở các khu vực có ẩm độ cao và
nhiệt độ trung bình 290C. Có mặt ở cả các nước ôn đới và nhiệt đới, phân bố trong
khoảng 480 bắc tới 280 nam, từ 00 kinh đông đến 1720 kinh tây.
Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện ở một số nước như Afghanistan, Australia,
Bangladesh, Bhutan, Brunei, Burma, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,
Campuchia, Hàn Quốc, Lào, Madagascar, Malaysia, Nepal, Pakistan, Papua-New
Quinea, Philippines, Srilanka, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam (Heinrichs và ctv, 1995).
Ở nước ta, sâu cuốn lá nhỏ là loại sâu hại gây thiệt hại nặng trên lúa, hại quanh
năm ở các tỉnh phía Nam, và vụ lúa mùa ở các tỉnh phía Bắc.
Ở ĐBSCL có nhiều loài sâu cuốn lá nhỏ gây hại cho lúa nhưng gặp phổ biến
nhất là loài Cnaphalocrocismedinalis (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
2.2.2 Ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ
Ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ là lúa ngoài ra còn có bắp, lúa mì, lúa hoang, lúa
ma, cỏ tranh, cỏ lau, cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ lông tây, cỏ đuôi voi, cỏ lá tre, cỏ gà
(Nguyễn Thị Chắt, 2006).
Theo Reissig và ctv (1986), ký chủ của sâu cuốn lá nhỏ là lúa ngoài ra còn có
lúa hoang, lúa mì, cỏ mần trầu, bắp, cỏ tranh, cỏ lồng vực, cây kê.


5

2.2.3 Mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc năm 2003, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa gây thiệt
hại năng suất cho 23,1 triệu ha ở Trung Quốc (Xu et al, 2003).
Khi sâu cuốn là nhỏ tấn công làm 17,5% lá bị hư hại thì sẽ làm giảm 16,5% sản

lượng, nếu 26,6% lá bị hư hại hoặc 10% lá đòng lúa bị hại thì sản lượng giảm 0,13g
trên mỗi chồi và số lượng hạt chắc trên bông giảm 4,5% (Heinrichs và ctv, 1995).
Nguyễn Trường Thành (1999), cho rằng lá đòng và lá sát đòng có vai trò quan
trọng nhất trong việc hình thành năng suất của cây lúa và cũng là lá thường bị SCLN
gây hại nhất. Ngưỡng gây hại kinh tế đối với sâu cuốn lá nhỏ ở thời kỳ này là 17 – 25
con/m2. Giai đoạn làm đòng là giai đoạn xung yếu của cây lúa đối với sâu cuốn lá nhỏ
(trích dẫn bởi Lê Lương Tề, 2005).
Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Hà Nội (2010), kiểm tra tình hình sâu cuốn lá cho
thấy sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 phát sinh diện rộng, mật độ sâu non phổ biến từ 10 – 15
con/m2, cao 30 – 40 con/m2, cá biệt có những diện tích mật độ từ 80 – 100 con/m2, có
24.000ha lúa bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại cần phòng trừ. Tại huyện Mê Linh đã có 10/18
xã bị sâu cuốn lá nhỏ gây hại với mật độ rất cao.
2.2.4 Đặc điểm gây hại và hình thái của sâu cuốn lá nhỏ
2.2.4.1 Đặc điểm gây hại
Sâu cuốn lá nhỏ thường cuốn lá lúa lại, sâu ở bên trong ăn phá phần nhu mô, để
lại những vệt trắng dài nằm dọc theo gân lá. Khi còn nhỏ sâu chỉ ăn phần nhu mô mà
không cuốn lá lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại. Ấu
trùng nằm trong bao ăn phá biểu bì và diệp lục của lá (không ăn biểu bì mặt dưới lá)
theo dọc gân lá tạo thành những vệt dài, các vệt này có thể nối liền với nhau thành
từng mảng lớn (Hồ Khắc Tín, 1982).


6

Hình 2.1Sâu cuốn lá nhỏ ăn phá lá lúa
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), ấu trùng tuổi nhỏ ăn phần mềm của lá chỉ chừa
lại lớp màng mỏng trắng. Tuổi lớn ấu trùng nhả tơ ở khoảng giữa lá lúa, lá mạ. Sợi tơ
khô dần kéo 2 bìa lá lại, cuốn lá thành bao theo chiều dọc lá lúa, ấu trùng trong đó ăn
cạp phần mềm của lá để sinh sống. Trong một bao lá chỉ có một con ấu trùng. Ấu

trùng có thể cuốn 2 – 5 lá thành một bao và nằm ở trong ăn hại bao lá.
2.2.4.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu cuốn lá nhỏ
Thành trùng
Thành trùng là một loài ngài sáng có màu vàng rơm thân dài 10 – 12 mm, sải
cánh rộng 13 – 15mm. Cánh màu hơi nâu vàng, trên cánh có 2 – 3 đường ziczắc cắt
ngang, mép cánh rộng. Chúng thường giao phối nhau vào lúc chạng vạng tối và nửa
đêm. Chúng bắt đầu đẻ trứng sau 2 – 3 ngày giao phối. Ngài cái thường sống trong
khoảng 8 – 9 ngày và đẻ khoảng 50 – 300 trứng (Pathak và Khan, 1994).
Ngài có chiều dài thân từ 8 – 12 mm, sải cánh rộng từ 19 – 23 mm, nền cánh
màu vàng rơm, bìa cánh có một đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu
nâu, hai sọc bìa dài sọc giữa ngắn. Ngài sống 5 – 10 ngày. Một ngài có thể đẻ tới 300
trứng. Trứng được đẻ rải rác hay thành từng cụm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ


7

10 – 12 trứng ở cả hai mặt lá nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2003).
Trứng
Trứng hình bầu dục có màu trắng hơi vàng dài 0,9mm, rộng 0,39mm và bề mặt
trứng nhẵn bóng. Trứng đẻ thành từng nhóm 10 – 12 trứng dọc theo gân lá trên cả 2
mặt lá. Trứng nở sau 3 – 4 ngày khi đẻ (Pathak và Khan, 1994).
Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,5mm, màu trắng, chuyển sang vàng nhạt khi
sắp nở. Giai đoạn của trứng từ 3 – 7 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lên Thị Sen, 2003).
Ấu Trùng
Ấu trùng mới nở màu trắng sữa, có lông nâu bao phủ khắp mình. Ấu trùng đẫy
sức dài khoảng 19 – 22 mm, màu xanh lá mạ phân chia đốt rất rõ ràng. Ấu trùng có từ
5 – 6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15 – 28 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2003)
Ấu trùng đẫy sức dài 19 mm, màu xanh lá mạ. Mảnh lưng ngực trước màu nâu.

Lưng ngực giữa và lưng ngực sau có 8 phiến lông. Lưng đốt bụng cũng có các phiến
lông nổi rõ. Thân mảnh gày, chân bụng phát triển (Nguyễn Đức Khiêm, 2006)
Nhộng
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), nhộng có màu nâu dài 7 –
10mm nằm trong kén bằng tơ xếp lỏng lẻo trên phiến lá hoặc bao lá. Khi mới làm
nhộng, nhộng có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu nâu, cuối bụng nhộng có 6 gai
uốn cong.
Nhộng dài 7 – 10 mm, màu nâu. Mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép
bụng phía sau của đốt bụng thứ tư. Lỗ thở lồi lên, các đốt bụng thứ 8 và 6 thóp lại.
Cuối bụng có 6 sợi lông ngắn uốn cong (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
Vòng đời
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2003), vòng đời 25 – 36 ngày, trứng 3
– 7 ngày, ấu trùng 15 – 28 ngày, nhộng 6 – 10 ngày, ngài 5 – 10 ngày.
Thời gian sinh trưởng, phát dục các giai đoạn của sâu thay đổi tùy lứa trong
năm. Nói chung thời gian phát dục của trứng là 6 – 7 ngày, sâu non 14 – 16 ngày,


8

nhộng 6 – 7 ngày, thời gian ngài sống lá 2 – 6 ngày, trung bình thời gian của một vòng
đời từ 28 – 36 ngày, nhiệt độ từ 24 – 30,50C và ẩm độ 85 – 88%.

Hình 2.2Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ (Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Tp. HCM, 2010)
2.2.5 Quy luật phát sinh, gây hại của sâu cuốn lá nhỏ
Theo Nguyễn Thị Chắt (2006), khả năng và gây hại của sâu cuốn lá nhỏ liên
quan nhiều đến yếu tố ngoại cảnh và thức ăn. Sâu cuốn lá nhỏ thích đẻ trứng trên lúa
bón nhiều phân đạm, nhiều chồi, có màu xanh mướt, tốt đặc biệt là lúa nếp và nhất là
giai đoạn làm đòng và trổ bông. Lúa trồng nhiều vụ trong năm và đó là nguồn thức ăn
dồi dào cho sâu cuốn lá nhỏ tuy vậy mật độ của ấu trùng phụ thuộc vào giống lúa, giai
đoạn phát triển, thời vụ gieo cấy và chế độ phân bón. Mật số sâu cuốn lá nhỏ phụ

thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Nhiệt độ thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ
phát triển là 25 – 290C và ẩm độ thích hợp lớn hơn 80%. Đối với Miền Nam nước ta
thời tiết rất thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển đặc biệt là vụ Đông Xuân. Trên vụ
lúa Đông Xuân có thể có 2 lứa sâu cuốn lá nhỏ phát triển, lứa 1 xuất hiện sau khoảng
30 ngày sau khi cấy, lứa này có mật số cao gây hại nhiều có thể làm giảm năng suất.
2.2.6Thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ có tập đoàn thiên địch phong phú trong đó có 2 loài ký sinh
trứng, 7 loài ký sinh sâu non, 3 loài ký sinh nhộng và 7 loài bắt mồi ăn thịt. Trung bình
tỷ lệ ký sinh vào khoảng 10%, cao nhất 40%. Trên đồng ruộng thường xuất hiện 3 loài
thiên địch. Sâu cuốn lá nhỏ bị tấn công bởi 3 loài ký sinh sâu non là Apanteles sp., ong


9

đen to họ Braconidea và Teleluchasp.(họ ong cự Ichneumonidae) (Lê Lương Tề,
2005).
Phạm Văn Lầm (2000), ghi nhận 25 loài ong kí sâu non sâu cuốn lá nhỏ, trong
đó có 13 loài được xác định là thường xuất hiện trên đồng ruộng.
Một số thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ như Ong kí sinh sâu cuốn lá
Copodosomopsis nacoleiae, nấm Beauveria bassiana, Nấm bột Nomuraearileyi, chuồn
chuồn kim Agruonemisfemina, dế nhảy Metiochevittaticollis, virus NPV (chi cục
BVTV Tp.HCM, 2009).
2.2.7 Các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
Theo Chi cục BVTV Tp. HCM (2009) các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
như sau
Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ theo hướng bền vững là tăng cường sử
dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp hài hòa các biện pháp thủ công, canh
tác, sinh học.
Biện pháp canh tác rất quan trọng từ khâu làm đất, bón phân, thời vụ, mật độ
gieo cấy, chế độ nước v.v.v, nếu làm đúng các biện pháp trên sẽ điều chỉnh sự phát

sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và sâu cuốn lá nhỏ nói riêng.
Biện pháp sinh học dựa vào tính đa dạng sinh học, sâu cuốn lá nhỏ có rất nhiều
kí sinh đặc biệt là ong và nấm, vi khuẩn... nên con người lợi dụng thả thêm ong kí sinh
trên đồng ruộng, phun nấm và vi khuẩn trên đồng ruộng vào giai đoạn thích hợp.
Biện pháp hóa học là giải pháp cuối cùng phải sử dụng khi thời tiết thuận lợi
cho sâu bệnh bùng phát mà các biện pháp khác không còn đủ sức khống chế. Khi sử
dụng biện pháp hóa học cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để tiết kiệm chi phí mà
hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá vẫn cao.
Thành phần thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ hiện nay có rất lớn trên đồng ruộng,
do vậy cần điều tra đánh giá vai trò của thiên địch trước khi dùng thuốc. Không nên xử
lý thuốc trong giai đoạn 40 ngày đầu sau sạ.


10

2.3 Đặc điểm một số thuốc thí nghiệm
2.3.1 Regent 800WG
Hoạt chất: Fipronil
Công dụng: Thuốc phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn lá,
sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít hôi hại lúa, bọ trĩ hại điều, nho. Dưa hấu, rầy rệp hại xoài,
cà phê, nhãn, cam quýt, nhện nhung hại vải.
Hướng dẫn sử dụng:
Đối với lúa: Pha 1 gói 1,6g cho bình 16 lít. Khi mật số sâu thấp phun 2 bình 16
lít cho 1000m2. Khi mật số sâu cao hoặc gối lứa phun 4 bình 16 lít cho 1000m2, phun 2
lần và mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày. Đối với sâu cuốn lá phun sau khi bướm rộ từ 5 –
7 ngày. Thời gian cách li 15 ngày.
2.3.2 Angun 5WDG
Hoạt chất: Emamectin Benzoate.
Công dụng: Thuốc có tính tiếp xúc, vị độc tác động lên hệ thần kinh côn trùng.
Đặc trị sâu cuốn lá lúa và nhiều loại côn trùng gây hại trên cây trồng.

Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng sử dụng 150 – 200 g/ha, pha 8 – 10g/bình 16
lít. Phun 2 bình 16 lít trên 1.000m2. Phun thuốc khi sâu mới xuất hiện. Đối với sâu
cuốn lá nhỏ phun thuốc khi mật độ sâu non khoảng 10 – 12 con/m2. Thời gian cách ly
5 ngày.
2.3.3 Maxfos 50EC
Hoạt chất: Chlorpyrifos Ethyl.
Công dụng: Phòng trừ nhiều loại sâu đục thân, đục quả, ăn lá và chích hút cho
nhiều loại cây trồng như sâu đục thân, sâu cuốn lá lúa, sâu đục thân mía, sâu tơ, sâu
xanh, sâu khoang, rầy rệp hại rau, đậu, sâu xanh, bọ xít rệp hại bông, sâu đục cành,
đục quả, rệp sáp hại cà phê, sâu ăn lá, sâu đục cành, đục quả, rệp, bọ xít hại cây ăn
quả.
Hướng dẫn sử dụng: Pha 20 – 30ml/bình 16 lít, phun 2 bình 16 líttrên
1.000m2.Phun sớm khi sâu còn nhỏ (tuổi 1 – 2). Xử lý lần 2 sau 5 – 7 ngày nếu áp lực


11

sâu hại còn cao.Phun thuốc lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thời điểm ong đi tìm
mật. Thời gian cách li 14 ngày.
2.3.4 Virtako 40WG
Hoạt chất: Chlorantraniliprole +Thiamethoxam.
Công dụng:Thuốc lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh hiệu lực kéo dài 2 – 3 tuần.
Gây tê liệt hệ cơ, sâu ngừng ăn, hoạt động yếu ớt vài giờ sau khi nhiễm thuốc và chết
sau 1 – 2 ngày. Thuốc đặc trị sâu cuốn lávà sâu đục thân trên lúa.
Hướng dẫn sử dụng: Phun sớm vào giai đoạn xuất hiện sâu non. Liều lượng
70g/ha. Pha 1 gói 1,5 g/bình 8 lít hoặc gói 3 g/bình 16 lít.
2.4 Đặc điểm một số giống lúa sử dụng trong thí nghiệm và điều tra mức độ gây
hại của SCLN hại lúa
2.4.1 Giống OM 576 (Hàm trâu)
Thời gian sinh trưởng:100 – 110 ngày

Chiều cao cây:90 – 95 cm
Đặc điểm giống:Chịu phèn, mặn, hơi yếu rạ, kháng rầy nâu trung bình, hơi
nhiễm đạo ôn, ít nhiễm vàng lùn – lùn xoắn lá. Công nhận chính thức 1990. Tuyển
chọn từ Hungary/IR 48.
2.4.2 Giống OM 4900
Thời gian sinh trưởng:95 – 100 ngày
Chiều cao cây:100 – 110 cm
Đặc điểm giống: Cứng cây, bông to, đẻ nhánh mạnh, thích hợp đông xuân hơn
hè thu, chịu phèn khá. Hơi kháng Rầy nâu và đạo ôn, hơi nhiễm bệnh cháy bìa lá.
Thích hợp đất phù sa. Công nhận chính thức ngày 18/06/2009. Chọn từ C53/Jasmine
85// Japonica.
2.4.3 Giống OM 6976
Thời gian sinh trưởng:95 – 100 ngày
Chiều cao cây:100 – 105 cm


12

Đặc điểm giống: Cứng cây, dạng hình đẹp, bông to đùm, nhiều hạt, chịu phèn
khá. Hơi kháng Rầy nâu và đạo ôn, đẻ nhánh ít. Công nhận chính thức 7/12/2011.
Chọn từ IR 68144/OM 997//OM 2718///OM 2868.
2.5Giới thiệu về huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền Đông Nam Bộ. Khí hậu nóng ấm, ôn hòa
quanh năm, nhiệt độ trung bình năm 26 – 270C, lượng mưa trung bình cả năm từ 1400
– 2000mm. Có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10.
Huyện Bến Cầu nằm ở phía nam tỉnh Tây Ninh, là một huyện biên giới, phía
bắc giáp huyện Châu Thành, phía đông là huyện Gò Dầu, phía nam là huyện Trảng
Bàng, phía tây và phía tây nam giáp với tỉnh Svay – Rieng(Campuchia).Huyện có diện
tích 264km2và dân số là 59.000 người (năm 2004).Thị trấn Bến Cầu nằm trên tỉnh lộ

786, cách thị xã Tây Ninh khoảng 30km về hướng nam, và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài
khoảng 6km về hướng bắc.Về đất đai, thổ nhưỡng, Bến Cầu có 2 loại đất chính là đất
phèn chiếm 29,4%, đất xám chiếm 68,1% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Ngoài ra,
đất than bùn có 447 ha chiếm 41,7% tổng diện tích đất than bùn toàn tỉnh (Bách khoa
toàn thư Wiki, 2010).


13

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Đề tài được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012.
Địa điểm: Xã An Thạnh, Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh.
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Bảng 3.1 Diễn biến khí hậu thời tiết từ tháng 02 đến tháng 06 tại Tây Ninh
Nhiệt độ (oC)
Tháng

Ẩm độ

Tổng lượng

trung bình (%)

mưa (mm)

Thấp nhất

Cao nhất


Trung bình

2

23,5

36,6

28,7

75

70

3

23,0

36,2

28,6

75

80

4

22,4


37,8

28,9

80

150

5

23,5

36,5

28,4

82

180

6

23,4

35,8

27,6

85


200

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Tây Ninh)

Nhìn chung diễn biến thời tiết tại Tây Ninh từ 2 – 6/2012 nhiệt độ trung bình
tháng luôn luôn ở mức cao 27,6 – 28,90C, độ ẩm duy trì ở mức cao từ 75 – 85%, lượng
mưa ở mức cao (70 – 200 mm). Với nền nhiệt độ và lượng mưa trên rất thích hợp cho
cây lúa sinh trưởng và phát triển (Lê Lương Tề, 2008). Điều kiện nhiệt độ và lượng
mưa từ tháng 2 – tháng 6 cũng thích hợp cho sâu cuốn lá nhỏ phát triển và gây hại.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng canh tác lúa của nông dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
- Điều tra mật độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa tại Bến Cầu – Tây Ninh.


14

- Thí nghiệm xác định hiệu lực trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa của một số thuốc
hóa học tại Bến Cầu – Tây Ninh.
3.4 Vật liệu thí nghiệm
- 30 mẫu phiếu điều tra về hiện trạng canh tác, tình hình gây hại và các biện
pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ của 30 hộ nông dân trồng lúa tại huyện Bến Cầu, tỉnh
Tây Ninh.
- Ruộng lúa điều tra mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ, và ruộng lúa bố trí thí
nghiệm khảo nghiệm thuốc.
- Các loại thuốc trừ sâu được dùng trong thí nghiệm như Angun 5WDG,
Maxfos 50EC, Regent 800WG, Virtako 40WG.
- Kính lúp, máy chụp hình, khung điều tra có kích thước 0,4 x 0,5m và 0,2 x
0,2m, cuộn dây, bình phun thuốc trừ sâu 16 lít.


Hình 3.1 Một số thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ dùng trong thí nghiệm
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Điều tra hiện trạng canh tác lúa của nông dân huyện Bến Cầu, tỉnh Tây
Ninh


×