Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH GỈ SẮT TRÊN GIỐNG CÀ PHÊ VỐI GIAI ĐOẠN KINH DOANH VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ TRỊ BỆNH CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH GỈ SẮT TRÊN GIỐNG
CÀ PHÊ VỐI GIAI ĐOẠN KINH DOANH VÀ KHẢO
SÁT HIỆU QUẢ TRỊ BỆNH CỦA MỘT SỐ LOẠI
THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN ĐĂK ĐOA,
TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: PHAN ĐÌNH THÔNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 – 2012

Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2012


ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH BỆNH GỈ SẮT TRÊN GIỐNG CÀ PHÊ
VỐI GIAI ĐOẠN KINH DOANH VÀ KHẢO SÁT HIỆU
QUẢ TRỊ BỆNH CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
HÓA HỌC TẠI HUYỆN ĐĂKĐOA,
TỈNH GIA LAI

Tác giả

PHAN ĐÌNH THÔNG


Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
T.S VÕ THỊ THU OANH

Tp, Hồ Chí Minh, Tháng 07/2012
i


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, quý Thầy Cô giáo trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Cô Võ Thị Thu Oanh đã tận tình trực tiếp hướng dẫn em thực hiện và hoàn
thiện luận văn này.
Ban lãnh đạo, các cô chú và các anh chị trạm Bảo vệ Thực vật, phòng Nông
nghiệp phát triển Nông thôn huyện Đăk Đoa và bà con Nông dân đã hướng dẫn và tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Gia đình, tập thể lớp ĐH08NHGL đã góp ý, động viên tôi trong thời gian học
tập cũng như trong thời gian làm đề tài.
Sinh viên
Phan Đình Thông

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Điều tra tình hình bệnh gỉ sắt trên giống cà phê vối giai đoạn kinh
doanh và khảo sát hiệu quả trị bệnh của một số loại thuốc hóa học tại huyện Đăk Đoa,
tỉnh Gia Lai” nhằm tìm hiểu tình hình nhiễm bệnh gỉ sắt trên giống cà phê vối giai
đoạn kinh doanh tại các xã trồng cà phê phổ biến của huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
Đồng thời đánh giá hiệu quả của 5 loại thuốc hóa học trong việc trị bệnh gỉ sắt cà phê
để chọn ra loại thuốc có hiệu quả cao và kinh tế nhất. Thu được kết quả tình hình bệnh
gỉ sắt trên cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh đươc cụ thể như sau:
- Qua 4 tháng ghi nhận tại 7 điểm điều tra cho thấy bệnh cao nhất vào tháng 6
với TLB (%) trung bình 12,37 %, thấp nhất vào tháng 5 với 10,07 %. CSB (%) trung
bình cao nhất vào tháng 3 với 4,49 % và thấp nhất vào tháng 5 với 3,42 %.
- Các vườn cà phê kinh doanh được tại các điểm điều tra những vườn cà phê
trồng càng lâu năm thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao và mức độ càng nặng. Cao nhất là
giai đoạn cây > 19 năm tuổi với TLB là 16,52 %, CSB 7,48 %.
- Trong 5 loại thuốc hóa học phòng trị bệnh rỉ sắt thì thuốc Tilt super 300 EC
có hiệu lực cao nhất đạt 66,02 %, tiếp đến là Encoleton 25 WP 54,18 %, kế tiếp là
Anvil 5 SC 40,38 %, Viben C 50 BTN 22,33 % và Copforce Blue 51 WP chỉ có tác
dụng khống chế bệnh và hiệu quả không cao, đạt 12,46 %. Các nghiệm thuốc sau xử
lý thuốc đều có hiệu lực cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong những nghiệm
thức đó cấn chọn ra 1 nghiệm thức có hiệu quả cao nhất là Tilt super 300 EC
- Tiếp tục, tìm ra loại thuốc hóa học thích hợp cho cây cà phê ở huyện Đăk
Đoa, tìm ra mức chi phí hợp lý. Đó là thuốc Tilt Super 300 EC có hiệu lực trị bệnh gỉ
sắt cao nhất với mức chi vừa phải 1.203.213 đồng/ha.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii

Tóm tắt ............................................................................................................................iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vii
Danh sách các bảng ......................................................................................................viii
Danh sách các hình ......................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
1.3 Giới hạn đề tài ........................................................................................................ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1 Sơ lược về cây cà phê ............................................................................................ 3
2.1.1 Nguồn gốc ........................................................................................................... 3
2.1.2 Phân loại thực vật học ......................................................................................... 3
2.1.2.1 Rễ ..................................................................................................................... 4
2.1.2.2 Thân ................................................................................................................. 4
2.1.2.3 Lá ..................................................................................................................... 4
2.1.2.4 Hoa – quả – hạt ................................................................................................ 4
2.1.3 Khái quát về giống cà phê vối (Coffea canephora Pierre) ................................. 5
2.1.4 Tình hình sản xuất cà phê hiện nay .................................................................... 5
2.1.4.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới ...................................... 5
2.1.4.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam .......................................... 6
2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cà phê vối tại huyện Đăk
Đoa – Gia Lai ............................................................................................................... 7
2.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ................................ 7
iv


2.2.1.1 Vị trí địa lí ........................................................................................................ 7

2.2.1.2 Đất đai - địa hình ............................................................................................. 7
2.2.1.3 Khí hậu, nguồn nước........................................................................................ 9
2.2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 10
2.2.2 Tổng hợp hiện trạng sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Đăk Đoa .................. 12
2.2.2.1 Diện tích và tình hình sản xuất cà phê trong của huyện Đăk Đoa ................. 12
2.2.2.2 Kế hoạch phát triển cây cà phê ...................................................................... 13
2.3 Bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix) ............................................................... 14
2.3.1 Khái quát về bệnh gỉ sắt cà phê ........................................................................ 14
2.3.2 Nguồn gốc của bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix) ................................... 14
2.3.3 Tác hại của nấm (Hemileia vastatrix) ............................................................... 14
2.3.4 Triệu chứng bệnh .............................................................................................. 15
2.3.5 Tác nhân gây bệnh ............................................................................................ 15
2.4 Biện pháp phòng trừ bệnh gỉ sắt cà .phê ............................................................. 17
2.4.1 Dùng giống chống bệnh .................................................................................... 17
2.4.2 Ghép chồi .......................................................................................................... 17
2.4.3 Hóa học ............................................................................................................. 18
2.5 Sự xuất hiện bệnh gỉ sắc cà phê ở thế giới, Việt Nam và những nguyên cứu cơ
bản về phòng trừ bệnh ............................................................................................... 18
2.6 Khái quát về đặc tính của một số loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm...... 19
2.6.2 Copforce Blue 51 WP ....................................................................................... 19
2.6.3 Ecoleton 25 WP ................................................................................................ 20
2.6.4 Tilt Super 300 EC ............................................................................................. 20
2.6.5 Viben C 50 BTN ............................................................................................... 20
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 23
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 23
3.1.1 Thời gian ........................................................................................................... 23
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 23
3.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 23
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 23
3.1.1 Điều tra tình hình nhiễm bệnh gỉ sắt cà phê vối ở các giai đoạn sinh trưởng .. 23

v


3.3.2 Khảo sát hiệu lực của các loại thuốc hóa học trên vườn cà phê vối kinh doanh
tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai ................................................................................ 24
3.4 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................... 27
4.1 Điều tra tình hình bệnh gỉ sắt cà phê vối giai đoạn kinh doanh .......................... 27
4.1.1 Tình hình bệnh gỉ sắc cà phê ở các thời điểm................................................... 27
4.1.2 Ảnh hưởng của giai đoạn sinh trưởng trên cây cà phê đến bệnh gỉ sắt ............ 28
4.2 Khảo sát hiệu quả trị bệnh gỉ sắt của một số loại thuốc hóa học trên vườn cà phê
vối 13 năm ................................................................................................................. 29
4.3 Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm đối với bệnh gỉ sắt trên giống cà phê với
13 năm tuổi ................................................................................................................ 33
4.4 Lượng toán chi phí câc loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm với nghiệm thức đối
chứng.......................................................................................................................... 34
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 37
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 37
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 39
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 41

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
1. BT

: Bệnh tử


2. BVTV

: Bảo vệ Thực vật

3. CV

: Coefficient of Variation

4. Cty

: Công ty

5. GSVTP

: Giảm so với trước phun

6. GĐST

: Giai đoạn sinh trưởng

7. NT

: Nghiệm thức

8. NTXLT

: Nghiệm thức xử lý thuốc

9. PT


: Phát triển

10. SXLT

: Sau xử lý thuốc

11. SVTH

: Sinh viên thực hiện

12. STT

: Số thứ tự

13. TB

: Trung bình

14.TD

: Tiềm dục

15. TT

: Thị trấn

16. VBBĐ

: Vết bệnh ban đầu


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Sản lượng cà phê thô 10 nước trên thế giới ................................................... 6
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà phê đến hết tháng 9/2009 ............................................ 6
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê huyện Đăk Đoa năm 2005 - 2011 .. 12
Bảng 3.1: Các loại thuốc thí nghiệm và liều lượng sử dụng......................................... 23
Bảng 3.2: Các nghiệm thức thí nghiệm ........................................................................ 25
Bảng 4.1: Diễn biến tỷ lệ bệnh (%) qua 4 tháng tại 7 điểm điều tra ............................ 27
Bảng 4.2: Diễn biến chỉ số bệnh (%) qua 4 tháng tại 7 điểm điều tra .......................... 27
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giai đoạn sinh trưởng đến bệnh gỉ sắc cà phê ..................... 28
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của 5 loại thuốc thí nghiệm đến TLB gỉ sắt qua 3 lần xử lý ..... 29
Bảng 4.5: Ảnh hưởng các loại thuốc thí nghiệm đến CSB (%) gỉ sắt qua 3 lần xử lý . 30
Bảng 4.6: Số lượng vết bệnh trung bình/lá qua 3 lần xử lý thuốc ................................ 31
Bảng 4.7: Số lượng vết bệnh có bào tử trung bình/lá qua 3 lần xử lý thuốc ................ 32
Bảng 4.8: Hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm đối với bệnh gỉ sắt qua 3 lần xử lý 33
Bảng 4.9: Lượng toán chi phí 3 lần xử lý thuốc trong thí nghiệm và xử lý cho 1 ha ... 35

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cơ cấu phân loại đất huyện Đăk Đoa ............................................................. 8
Hình 2.2: Cơ cấu đất đai huyện Đăk Đoa ....................................................................... 9
Hình 2.3: Cơ cấu dân số huyện Đăk Đoa ..................................................................... 11
Hình 2.4: Thuốc Anvil 5SC .......................................................................................... 21
Hình 2.5: Thuốc Coforce Blue 51WP .......................................................................... 21

Hình 2.6: Thuốc Ecoleton 25 WP ................................................................................. 21
Hình 2.7: Thuốc Tilt Super 300 EC .............................................................................. 22
Hình 2.8: Thuốc Viben C 50 BTN ............................................................................... 22
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ngoài đồng .............................................................. 25
Hình 4.2: Mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt ở lá cà phê .......................................................... 36
Hình 4.3: Vườn cà phê thí nghiệm xử lý thuốc hoá học............................................... 36
Hình 4.4 Mặt dưới và mặt trên lá cà phê nhiễm bệnh................................................... 36

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước
đang phát triển và chiếm tỷ lệ khá lớn trong cán cân thương mại thế giới. Ở Việt Nam,
cà phê được trồng từ năm 1857, sau năm 1930 có khoảng 5.900 ha, năm 1975 có
khoảng 20.000 ha. Sau năm 1986, thời điểm đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới,
cây cà phê phát triển mạnh, nhất là cà phê vối ở Tây Nguyên, đến nay cả nước có
khoảng 500.000 ha, sản lượng khoảng trên 850 ngàn tấn, giá trị xuất khẩu trên 1,8 tỷ
USD.
Đăk Đoa là một trong những huyện trồng cà phê lớn của huyện Gia Lai. Năm
2005 diện tích cà phê của huyện có 11363 ha, đến năm 2011 diện tích cà phê của
huyện đã lên đến 12968 ha, tuy diện tích tăng không đáng kể nhưng sản lượng tăng
gầp 2 lần. Sản lượng cà phê tăng nhanh là do giá cả cà phê thế giới tăng cao, sản xuất
cà phê mang lại lợi nhuận rất lớn nên người dân đã chú trọng đầu tư, chăm sóc vườn
cây hiệu quả. Tính đến năm 2011, diện tích cà phê huyện Đăk Đoa có 12.968 ha
chiếm 16,98 % diện tích cà phê toàn tỉnh, với sản lượng 29.980 tấn, năng suất bình
quân 2,46 tấn/ha. Hiện nay, tiếp tục duy trì và ổn định diện tích cà phê này theo hướng
trẻ hóa vườn cây, tăng cường đầu tư thâm canh để ổn định và phòng trừ bệnh hại để

nâng cao năng suất cà phê. (Phạm Cường, 2011)
Trên địa bàn tỉnh huyện Đăk Đoa là nơi có đặc điểm khí hậu, đất đai khá lý
tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê vối sinh trưởng và phát triển
nhưng đồng thời cũng là một môi trường thích hợp cho sự phá hoại của các loại sâu
bệnh hại. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh gỉ sắt cà phê luôn xuất hiện quanh năm đã
làm ảnh hưởng đến năng xuất và phẩm chất của cây cà phê. Vì vậy, để khai thác tốt
các điều kiện tự nhiên của huyện Đăk Đoa nhằm phát triển diện tích và nâng cao năng

1


xuất nhằm đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế trong thời gian tới thì việc điều tra tình
hình bệnh gỉ sắt cà phê tại đây là một công tác có ý nghĩa thực tiễn và cấp bách.
Trên cơ sở đó, được sự phân công của Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học,
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Điều tra tình hình bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix) trên cây cà phê vối giai đoạn kinh
doanh và khảo sát hiệu quả trị bệnh của một số loại thuốc hóa học tại huyện Đăk Đoa
tỉnh Gia Lai”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Nắm được tình hình nhiễm bệnh gỉ sắt trên giống cà phê vối giai đoạn kinh
doanh.
- Xác định loại thuốc hóa học có hiệu quả cao trong việc phòng trị bệnh gỉ sắt
trên cây cà phê.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt trên các vườn cà phê vối giai đoạn kinh
doanh tại huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai.
- Mức độ nhiễm bệnh ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau trên các vườn cà
phê ở giai đoạn kinh doanh 9, 11, 13, 15, 17, 19, 21 năm tuổi
- Khảo sát hiệu quả của 5 loại thuốc hóa học tại vườn cà phê vối 13 năm tuổi.

- Trên cơ sở tổng hợp các kết quả điều tra sẽ rút ra kết luận và đề nghị loại
thuốc có khả năng phòng trị bệnh gỉ sắt cao nhất ở vườn cà phê kinh doanh 13 năm
tuổi.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ điều tra mức độ nhiễm bệnh gỉ sắt tại các vườn cà phê vối giai đoạn
kinh doanh trong 4 tháng (từ 08/03 – 08/07) và thực hiện thí nghiệm khảo sát hiệu quả
trị bệnh của một số loại thuốc hóa học trên giống cà phê vối 13 năm tuổi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây cà phê
2.1.1 Nguồn gốc
Nguồn gốc của cây cà phê là mọc hoang dại trong những cánh rừng ở Ethiopia
và ở vùng Arabica Feli (Yemen) Châu Phi. Nhiều tài liệu xuất bản cho rằng: Người
chăn dê ở tu viện đã phát hiện ra cây cà phê. cà phê được uống phổ biến ở Yêmen vào
thế kỷ thứ 14.
Theo Chevalier (1929) cà phê được trồng phổ biến từ thế kỷ 14 tại vùng
Arabica (Yemen). Theo Vesling, quả cà phê được đem từ Yemen sang bán ở Ai Cập
dưới dạng quả khô và coi đó là thứ hàng rất xa xỉ. Con đường phát tán hạt cà phê do
con người di chuyển từ lục địa này sang lục địa khác. Đối với cà phê chè (Coffea
arabica) có nguồn gốc từ Ethiopia đem đến Yêmen sang Java (1690) đến Amsterdam
(Hà Lan) năm 1706, sang Trung Mỹ năm 1724, đến Colombia năm 1724. Từ Yêmen
sang Brasil (Nam Mỹ) năm 1715 và từ Java sang Pabua New Guine vào năm 1700.
Đối với cà phê vối (Coffea canephora) có nguồn gốc từ Tây Phi và Madagasca sang
Nam Mỹ và Amsterdam vào năm 1899. Sau đó từ Amsterdam đưa sang Java vào năm
1900 và sau đó từ Java lại trở về Châu Phi vào năm 1912 (Berthaud và Charrier,
1985).

Ở Việt Nam cây cà phê được trồng từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tại một
số tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, cao nguyên miền Trung và Đông Nam Bộ (Đoàn Triệu
Nhạn, 1999).
2.1.2 Phân loại thực vật học
Cà phê là một loại cây lưu niên, thân gỗ nhỏ, cao từ 4 – 20 m tùy theo từng loài
và điều kiện sinh sống. Cây có đặc tính sinh trưởng lưỡng tính hình theo 2 chiều là
chiều thẳng đứng và chiều nằm ngang. Những chồi sinh trưởng theo chiều thẳng đứng
được gọi là chồi vượt gồm thân chính và các chồi vượt mọc từ thân chính. Những chồi
3


chỉ phát triển theo chiều nằm ngang được gọi là những cà nh ngang bao gồm những cà
nh ngang cơ bản mọc trên thân chính và các cà nh ngang thứ cấp mọc từ cà nh ngang
cơ bản trên thân chính, các cành thứ cấp mọc từ cành ngang cơ bản và từ những cành
ngang thứ cấp khác (Lương Thành Trung, 1991).
2.1.2.1 Rễ
Bộ rễ cây cà phê gồm 1 rễ cọc to khỏe dài từ 30 cm – 100 cm, mọc thẳng sâu
xuống mặt đất giúp cây đứng vững và hút nước. Các rễ phụ mọc song song với mặt
đất có nhiệm vụ hút dinh dưỡng nuôi cây (Hoàng Thanh Tiệm, 1999).
2.1.2.2 Thân
Thân cây cà phê lúc còn nhỏ có màu xanh hình vuông sau chuyển dần sang
màu nâu và có dạng hình trụ tròn. Trên thân được phân chia thành nhiều đốt. Tại mỗi
mắt của đốt thân có một cặp lá. Trên mỗi nách lá có rất nhiều chồi ngủ nhưng chỉ duy
nhất có một chồi là phát triển thành cà nh ngang cơ bản và chỉ mọc một lần không có
khả năng tái sinh. Các cà nh ngang cơ bản mọc thành từng cặp đối xứng nhau qua thân
chính và cặp mọc ra sau luôn vuông góc so với cặp mọc ra trước. Các chồi ngủ còn lại
chỉ có thể phát triển thành chồi vượt tạo thành thân mới mọc nhiều lần thường xuyên
quanh năm. Vì vậy trong điều kiện tự nhiên cây cà phê thường có rất nhiều thân mọc
thành từng bụi (Đoàn Triệu Nhạn, 1999).
2.1.2.3 Lá

Lá cà phê mọc đối xứng, hình bầu dục dài, đầu nhọn cuống ngắn, mép lá xoắn,
phiến lá có màu xanh đậm, bóng, hơi gợn sóng và có từ 6 – 12 cặp gân (Đoàn Triệu
Nhạn, 1999).
2.1.2.4 Hoa – quả – hạt
Hoa cà phê thuộc loại lưỡng tính phát triển trên các nách lá của cà nh ngang tạo
thành các xim hoa. Mỗi xim hoa có tư 1 – 5 hoa. Cuống hoa ngắn, lá đài phát triển.
Hoa thường có 5 cánh màu trắng, phía dưới dính với nhau thành hình tràng ống. Nhị
hoa mảnh, phía dưới dính liền với tràng hoa, phía trên có bao phấn dài hẹp và vươn ra
ngoài tràng hoa. Nhụy gồm một bầu noãn hạ và một vòi nhụy dài với 2 nuốm. Bầu
noãn có 2 ngăn, trong mỗi ngăn có 1 noãn (Lương Thành Trung, 1991).
Quả cà phê thuộc loại quả hạch, thường có 2 hạt. Lúc quả chín hạt được bao
bọc bởi một lớp thịt dày. Mỗi hạt có một nội nhũ cứng được bọc bởi lớp da mỏng màu
4


bạc gọi là vỏ lụa và phần còn lại của ngoại bì hóa gỗ có màu vàng nhạt gọi là vỏ thóc.
Giữa lớp vỏ thịt và vỏ thóc là lớp chất nhầy dính (Đoàn Triệu Nhạn, 1999).
Hạt cà phê thường được gọi là nhân, có màu xanh xám, xám xanh hoặc xanh
lục… Hạt là một nội nhũ cứng mặt trong phẳng, có rãnh hẹp ở giữa, mặt ngoài cong,
chứa một phôi nhũ nằm ở dưới đáy (Đoàn Triệu Nhạn, 1999).
2.1.3 Khái quát về giống cà phê vối (Coffea canephora Pierre)
Cây cà phê vối (Coffea canephora) hoặc (Coffea robusta) có nguồn gốc từ
vùng Trung Phi thuộc châu thổ sông Conggo. Cây có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều
cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 m. Trong điều kiện tự nhiên có rất nhiều
thân do khả năng phát sinh chồi vượt rất mạnh. Lá to hình bầu hoặc hình mũi mác có
màu xanh sáng hoặc xanh đậm, đuôi lá nhọn, mép lá thường gợn sóng, có chiều rộng
từ 10 – 15 cm, dài từ 20 – 30 cm. Quả hình tròn hoặc hình trứng, cuống quả ngắn và
dài hơn cà phê chè. Hàm lượng cafein trong hạt từ 2,5 – 3 %. cà phê vối là cây tự bất
hợp.
Giống như cà phê chè, cây cà phê vối 3 – 4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây

cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao
thích hợp để trồng cây là dưới 1000 m. Nhiệt độ ưa thích của cây khoảng 24 – 29 °C,
lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cây cà phê vối cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so
với cây cà phê chè.
Cà phê vối, là cây quan trọng thứ hai trong các loài cà phê. Khoảng 39 % các
sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này. Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê
vối lớn nhất thế giới. Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Uganda, Brasil, Ấn
Độ. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu trên 1.183.000 tấn cà phê loại này, chiếm gần một
nửa lượng cà phê vối xuất khẩu của toàn thế giới. Hiện nay gần 90 % diện tích cà phê
ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10 % trồng cà phê chè (Coffea arabica Line),
khoảng 1 % còn lại trồng cà phê mít (coffea excelsa). (Trần Thị Thu Hương, 2011)
2.1.4 Tình hình sản xuất cà phê hiện nay
2.1.4.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới
Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất trên thế giới với 17 triệu tấn năm 2008,
chiếm 21,96 % tổng sản xuất cà phê thô trên thế giới. Việt Nam đứng thứ hai trên thế
giới về sản lượng cà phê thô 15,6 triệu tấn. Năm 2008, toàn thế giới sản xuất cà phê
5


77,4 triệu tấn (International Coffee Organization, 2008).
Bảng 2.1: Sản lượng cà phê thô 10 nước trên thế giới
Quốc gia

Tấn

Brazil

17.000.000

Vietnam


15.580.000

Colombia

9.400.000

Indonesia

2.770.554

Ethiopia

1.705.446

Mexico

962.000

India

954.000

Peru

677.000

Guatemala

568.000


Honduras

370.000

World

77.742.675

(Nguồn: International Coffee Organization, 2008)
2.1.4.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
Năm 2009, cả nước đạt 522 nghìn ha. Chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên,
trong đó nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk với diện tích là 184400 ha, Gia lai đứng thứ 4 với
diện tích là 76.356 ha.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà phê đến hết tháng 9/2011
Địa phương
1 Kon Tum
2 Gia Lai
3 Ðắk Lắk
4 Ðắk Nông
5 Lâm Ðồng
6 Bình Phước
7 Ðồng Nai
8.Bà rịa vũng tàu
9.Các tỉnh khác
Tổng cộng

Tổng
Diện tích
Diện tích cho Năng suất Sản lượngg

diện tích trồng mới sản phẩm
nhân
cà nhân
(Ha)
(Ha)
(Ha)
(Tạ/ha)
(Tấn)
10.666
390
9.780
20,0
76.356
217
74.933
18,5
138
184.400
2.074
170.940
23,4
400
77.857
2.387
75.470
18,2
135
136.365
1.350
129.003

23,4
301
11.130
45
10.215
12,9
17.694
109
15.956
16,8
7.435
369
6.700
16,0
14.500
300
11.200
13,0
14,6
521.904
6.041
492.998
21,2
1.045
(Nguồn: số liệu các Sở NN và PTNT -9/2011)
6


Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam tính chung 10 tháng đầu niên vụ
2011, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 1,03 triệu tấn, hay 17,2 triệu bao, tăng 1,1 % so

với cùng kỳ niên vụ trước.
Về thị trường xuất khẩu: Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều
nước như Đức: 17,8 %, Mỹ: 13,8 %, Anh: 12,7 %, Bỉ: 7,3 %, Tây Ba Nha: 6,9 %,
Italia: 5,6 %, Nhật Bản: 3,2 %...
2.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất cà phê vối tại huyện
Đăk Đoa – Gia Lai
2.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
2.2.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Đăk Đoa nằm phía Đông bắc tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố
Pleiku 15 km, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 98.866 ha, dân số năm 2011 là
103923 người, mật độ dân số 105,51 người/km2 . Nằm trong tọa độ từ :13044’18” đến
14023’18” vĩ độ bắc, từ 108000’10” đến 108028’02” kinh độ đông.
- Bắc giáp: huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Nam giáp: huyện Chư Sê.
- Đông giáp: các huyện Mang Yang, Kbang.
- Tây giáp: huyện Chư Prông, thành phố Pleiku, huyện Chư Păh.
Với vị trí nằm trên trục quốc lộ 19 nối liền thành phố Pleiku và các tỉnh Tây
nguyên với các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ, trục tỉnh lộ 670 nối quốc lộ 19 với tỉnh
Kon Tum huyện có lợi thế trong giao lưu kinh tế và hội đủ điều kiện phát triển thành
điểm phân phối, lưu thông hàng hóa đầu mối kinh tế của các tỉnh Tây nguyên với các
tỉnh Duyên hải Nam trung bộ, đồng thời có vị trí rất quan trọng trong việc giữ vững an
ninh quốc phòng của tỉnh Gia Lai và khu vực Tây nguyên. (Bản đồ, 1999).
2.2.1.2 Đất đai - địa hình
- Địa hình: Huyện Đăk Đoa nằm ở sườn Đông Trường Sơn, địa hình rất đa
dạng có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam và Đông sang Tây. Vùng cao nhất nằm ở
phía Đông – Bắc huyện, vùng thấp nhất nằm ở phía Tây – Nam huyện.
- Đất đai thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Đăk Đoa được hình thành với 12 loại
đất, trong đó đáng kể nhất là 4 loại đất:

7



- Nhóm đất Feralit nâu tím phát triển trên nền đá macma Bazơ và trung tính
(Ft) diện tích 19.368,04 ha chiếm 19,62% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã
Đăk Sơmei, Hà Bầu, Nam Yang, Kon Gang, H’Neng, Tân Bình, K’Dang, G’Lar, Ia
Pết, Ia Băng, xã Trang và Thị Trấn Đăk Đoa. Đất có độ phì cao phù hợp cho trồng cây
công nghiệp lâu năm

Đất Feralit nâu
tím (Ft )
Đất Feralit nâu đỏ (Fk)
Đất Feralit đỏ vàng
(Fa)
Đất thung lũng (D)
Đất khác

Hình 2.1: Cơ cấu phân loại đất huyện Đăk Đoa
- Nhóm đất Feralit nâu đỏ phát triển trên nền đá macma Bazơ và trung tính (Fk)
còn gọi là đất Basalt diện tích 26.959,28 ha chiếm 27,31 % tổng diện tích tự nhiên,
phân bố ở các xã Đăk Sơmei, Hà Bầu, Nam Yang, Kon Gang, H’Neng, Tân Bình,
K’Dang, G’Lar, Ia Pết, Ia Băng, xã Trang và Hải Yang. Đất có phản ứng chua có pH
từ 4,0 – 4,5, hàm lượng mùn 3 – 5 % ở tầng mặt, các chất đạm, lân, kali dễ tiêu nghèo,
thành phần cơ giới thường là sét, đất tơi xốp, độ thoáng khí lớn.
- Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma acid (Fa), diện tích
27.413,37 ha chiếm 27,77 % diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân ở các xã Hà Bầu, Hà
Đông, Kon Gang, K’Dang, Hải Yang và Đăk Sơmei. Đất chua có pH từ 3,8 – 5. Hàm
lượng mùn từ nghèo đến trung bình 1 – 2 %, tổng số các chất đạm, lân, kali nghèo,
hàm lượng các Cation trao đổi thấp, phần lớn diện tích này là đất rừng.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) diện tích 5.439,24 ha chiếm
5,51 % tổng diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở xã Trang, Tân Bình, K’Dang. Đất

chua có pH 4 – 4,5 hàm lượng mùn trên tầng đất mặt khá cao.

8


Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất nhà ở
Đất chưa sử dụng

Hình 2.2: Cơ cấu đất đai huyện Đăk Đoa
- Về cơ cấu đất đai: Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện sơ bộ năm 2011 là
98866,03 ha, hiện trạng sử dụng đất đai cho thấy:
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 52909,95 ha chiếm 53,5 %
- Diện tích đất lâm nghiệp: 23898,59 ha chiếm 24,17 %.
- Diện tích đất chuyên dùng: 6378,40 ha chiếm 6,45 %. Ngoài ra. diện tích đất
nhà ở: 672,00 chiếm 0,77 % và diện tích đất chưa sử dụng: 14917,09 ha chiếm 15,08
%. Điều kiện đất đai trên toàn huyện Đăk Đoa rất đa dạng và phong phú, tầng đất mặt
dày, đất đai màu mỡ, độ phì cao phù hợp cho các loại cây trồng phát triển đặc biệt là
cây công nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng. (Niên giám thống kê huyện Đăk
Đoa, 2011 )
2.2.1.3 Khí hậu, nguồn nước
- Khí hậu: Theo tài liệu trạm Khí tượng Pleiku cho thấy khí hậu huyện Đak
Đoa có đặc điểm chung của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, được chia
thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 – 90 %
lượng mưa cả năm, chủ yếu tập trung vào các tháng 7, tháng 8 và tháng 9; mùa khô
bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đặc điểm nổi bật của mùa khô kéo dài trong
6 tháng hầu như không có mưa hoặc mưa rất ít nên ẩm độ không khí giảm, lượng
nước bốc hơi lớn gây khô hạn nghiêm trọng. Nhiệt độ trung bình năm là: 21,5 0C,

nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là: 18,2 0C. Có hai hướng gió thịnh hànssh là
Đông - Bắc và Tây - Nam, tốc độ gió trung bình 3 – 5 m/s, lớn nhất là 20 m/s. Mùa
mưa thường bị ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới và bão ở các tỉnh Duyên Hải Miền Trung
gây nên những cơn mưa lớn kéo dài.
9


- Nguồn nước: Đăk Đoa có hệ thống sông suối khá dày đặc với độ trên 814
km/1.000 ha, gồm hai hệ thống sông suối chính: Hệ thống sông Ia Kron và hệ suối
Đak Pơkêi. Với hệ thống sông suối lớn đã đem lại nguồn nước dồi dào để tưới cho các
loại cây trồng trên địa bàn toàn huyện trong mùa khô. Nhìn chung nhiệt độ của huyện
Đăk Đoa tương đối ổn định. Mùa mưa bắt đầu 5 đến tháng 10. Lượng mưa dồi dào,
phân bố khá đều trong mùa mưa. Sự chênh lệch lượng mưa giữa các năm là khá lớn,
đặc biệt là tháng 5 với độ lệch chuẩn lên tới 377,1. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau do vậy người dân gặp nhiều khó khăn về nước tưới tuy nhiên mùa khô kéo
dài mang lại thuận lợi cho việc thu hoạch và phơi phóng, kích thích phân hóa mầm
hoa cà phê. Ẩm độ không khí tương đối cao, ẩm độ trung bình năm 84 % thích hợp
cho sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Ẩm độ trung bình của các tháng có sự chênh
lệch không đáng kể. Các tháng 1, 2, 3, 4 ẩm độ thấp hơn yêu cầu của cây cà phê
nhưng lại phù hợp với giai đoạn hạn, giúp cà phê phân hóa mầm hoa tốt và ra hoa tập
trung. Nhìn chung điều kiện khí hậu thời tiết ở huyện Đăk Đoa tỉnh Gia Lai rất phù
hợp cho cây cà phê phát triển và sinh trưởng. Bên cạnh đó mùa khô kéo dài gây không
ít khó khăn trong việc đảm bảo nước tưới cho cây cà phê vào mùa khô.
2.2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
Các xã: Hà Đông, Đăk Sơ Mei, Đăk Krong, Kon Gang, Hải Yang, Nam Yang,
Hà Bầu, HNeng, Hnol, KDang, Tân Bình, GLar, A Dơk, Ia Pết, Ia Băng và Trang. Và
thị trấn Đăk Đoa. Hệ thống giao thông thuận lợi đến trung tâm xã, thị trấn. Điện lưới
quốc gia đã đến được 100 % trung tâm xã, 96,5 % số thôn làng đã có điện. Phổ cập
giáo dục trung học cơ sở các xã đều đạt chuẩn, đội ngũ giáo viên đã từng bước được
chuẩn hóa, công tác xã hội hóa giáo dục ngày cà ng được sự quan tâm. Lao động ở nông

thôn tiếp tục phát triển theo hướng đa ngành nghề, đến năm 2010 số lao động qua đào
tạo trên địa bàn huyện 24 % trên tổng số 53.153 lao động đang làm việc trên toàn
huyện. Tuy nhiên, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
vẫn chiếm tỷ lệ cao 87,5 % tổng số lao động đang làm việc. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện
năm 2009 là 15,49 % (theo tiêu chí cũ), tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 34,47 % (theo tiêu
chí mới). Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 12,8 triệu đồng tăng 7,1 triệu đồng
so với năm 2005. Có 16/16 xã có trạm y tê xã, đạt 100 %; trong đó có 09/16 trạm đã
được công nhận đạt chuẩn, tỷ lệ đạt 56 %; có 03 trạm đang đề nghị công nhận đạt
10


chuẩn trong năm 2011. Về y tế: đội ngũ cán bộ y tế trong trong toàn huyện có 159
người, trong đó có 25 bác sỹ; có 11 trạm y tế xã có bác sỹ, đạt 69 %; 13 xã có nữ hộ
sinh, 100 % thôn bản có nhân viên y tế; có 100 % số trạm y tế xã có tủ thuốc và y
dụng thiết yếu phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân; có 100 % trẻ em trong độ tuổi
được tiêm chủng đầy đủ các loại vácxin. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo
hiểm đạt 71 %. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuyến huyện và xã được tập trung
đầu tư cơ bản. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ở các cơ sở y tế ngày cà ng tốt
hơn. Tuy nhiên, để cũng cố và nâng cấp đạt chuẩn, công tác y tế xã và các trạm y tê
phải được tiếp tục đầu tư cả con người và cơ sở vật chất (nhà chính của trạm y tế xã
còn là nhà cấp IV, trang thiết bị còn thiếu, thiếu bác sĩ...) để phục vụ khám, chữa bệnh
tốt hơn nữa cho nhân dân.
- Toàn huyện Đăk Đoa có 23.775 hộ, 103923 người. Trong đó: Dân tộc Jrai:
20.125 người, chiếm 19,37 %. Dân tộc Banar: 38.621 người, chiếm 37,16 % và Dân
tộc khác: 455 người, chiếm 0,44 % . Dân tộc Kinh: 44.722 người, chiếm 43,03 %.
Đồng bào Kinh sống tập trung ở thị trấn và các tụ điểm dân cư dọc theo Quốc lộ 19,
tỉnh lộ 670 và 670B. Phần lớn lao động làm nông nghiệp, chủ yếu trồng cà phê, tiêu,
làm công nhân trong các nông trường cao su, chăn nuôi và kết hợp buôn bán, đời sống
kinh tế tương đối khá cao. Các buôn làng người đồng bào dân tộc thường ở xa đường
giao thông, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán

lạc hậu. Phần lớn các hộ đồng bào dân tộc trồng các cây ngắn ngày để tự cung tự cấp
như: lúa ruộng, bắp, sắn, bầu bí và rau các loại, diện tích trồng cà phê, tiêu không
đáng kể.
Dân tộc Kinh
Dân tộc Jrai
Dân tộc Bana
Dân tộc khác

Hình 2.3: Cơ cấu dân số huyện Đăk Đoa
11


- Giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, bình
quân đạt 32,18 %/năm. Đến năm 2010, giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 3.188 tỷ
đồng, tăng gấp 4,03 lần so với năm 2005. (Niên giám thống kê huyện Đăk Đoa, 2011 )
- Chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, tốc độ nhanh: giá trị sản xuất nông lâm
nghiệp đã giảm từ 70,77 % (năm 2005) xuống còn 54,42 % (năm 2010), công nghiệp
– xây dựng tăng từ 21,77 % (năm 2005) lên 24,5 % (năm 2010), thương mại – dịch vụ
tăng từ 7,47 % (năm 2005) lên 21,08 % (năm 2010). Trong nội bộ từng ngành, từng
lĩnh vực cũng có nhiều chuyển biến tích cực: Nông lâm nghiệp tiếp tục tăng nhanh cả
về quy mô và chất lượng tăng trưởng: năm 2010, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp theo
giá hiện hành đạt 1.735 tỷ đồng, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2005.
- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở các xã đều đạt chuẩn, đội ngũ giáo viên đã
từng bước được chuẩn hóa, công tác xã hội hóa giáo dục ngày cà ng được sự quan tâm. Lao
động ở nông thôn tiếp tục phát triển theo hướng đa ngành nghề, đến năm 2010 số lao
động qua đào tạo trên địa bàn huyện 24 % trên tổng số 53.153 lao động đang làm việc
trên toàn huyện. Tuy nhiên, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao 87,5 % tổng số lao động đang làm việc. Tỷ lệ hộ nghèo
của huyện năm 2009 là 15,49 % (theo tiêu chí cũ), tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là 34,47
% (theo tiêu chí mới). Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 12,8 triệu đồng tăng 7,1

triệu đồng so với năm 2005.
2.2.2 Tổng hợp hiện trạng sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Đăk Đoa
2.2.2.1 Diện tích và tình hình sản xuất cà phê trong của huyện Đăk Đoa
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê huyện Đăk Đoa từ năm 2005 - 2011
Năm

Diện tích (ha)

2005
2006

11.363

15.969

17,25

11.513

24.486

21,22

2007

11.574

21.750

18,82


2008
2009

11.847

27.780

24,02

11.952

26.400

22,91

2010

12.272

28.500

23,90

2011

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tấn/ha)


12.968
29.980
24,63
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đăk Đoa, 2011 )

Diện tích và tình hình sản xuất cà phê của huyện Đăk Đoa những năm qua có
12


một số biến động đáng kể, đặc biệt là về diện tích năng suất và sản lượng của cà phê
huyện từ năm 2005 đến năm 2011 được thể hiện ở bảng 2.3
Bảng 2.3 thể hiện diện tích cà phê huyện Đăk Đoa là tương đối ổn định, tuy
nhiên sản lượng cà phê không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2005 và 2008 năng
suất cà phê trung bình của huyện có sự chênh lêch khá lớn qua các năm, do mùa khô
kéo dài, kỷ thuật canh tác của nông dân chưa vẫn còn theo cách truyền thống cho nên
sản lượng chưa ổn định, năm được năm mất. bà con nông dân không quan tâm đầu tư
đúng mức nên ảnh hưởng đến năng suất cây cà phê.
Theo bảng 2.3 thể hiện diện tích cà phê huyện Đăk Đoa là tương đối ổn định,
tuy nhiên sản lượng cà phê không ngừng tăng lên qua các năm. Trong khi diện tích
cũng cà ng ngày cà ng tăng dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2005 diện tích cà phê của
huyện có 11363 ha, đến năm 2011 diện tích cà phê của huyện đã lên đến 12968 ha,
Năm 2005 và 2008 năng suất cà phê trung bình của huyện có sự chênh lêch khá lớn
qua các năm, năm 2011 năng suất bình quân 2,46 tấn/ha với sản lượng 29980 tấn.
Những thay đổi về năng suất, sản lượng là do mùa khô kéo dài, kỷ thuật canh tác của
nông dân…. Để khắc phục nó ta phải tiếp tục duy trì và ổn định diện tích cà phê này
theo hướng trẻ hóa vườn cây, tăng cường đầu tư thâm canh để ổn định và nâng cao
năng suất.
2.2.2.2 Kế hoạch phát triển cây cà phê
Chuyển giao kỹ thuật ghép cải tạo và tái canh cho các vườn cà phê lâu năm già
cỗi, cho năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật

tái canh cà phê, đầu tư xây dựng các vườn nhân giống chồi ghép từ các cây đầu dòng
đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận tại các xã để đẩy
nhanh việc ghép cải tạo cho diện tích có năng suất, chất lượng thấp.
Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới
cho diện tích cà phê để đạt năng suất cao.
Khuyến cáo nông dân hạn chế việc chặt phá vườn cà phê để trồng tiêu.
Ổn định và giữ vững diện tích cà phê, tập trung các biện pháp tốt nhất để làm
tăng và duy trì năng suất, chất lượng từng bước góp phần khẳng định vị thế cà phê
Việt Nam trên trường quốc tế.

13


Tóm lại: Khí hậu Đăk Đoa rất thích hợp cho sản xuất và phát triển của cây cà phê nói
riêng và các cây công nghiệp nói chung. Tuy nhiên nếu xét riêng từng yếu tố khí hậu
cũng rất thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của nấm gỉ sắt Hemileia vastatrix làm cho
việc kinh doanh cà phê ở đây thêm phần khó khăn.( (Nguồn: Đề án ứng dụng KHCN
vào sản xuất rau an toàn theo hướng Việt GAP tại thị trấn Đak Đoa).
2.3 Bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix)
2.3.1 Khái quát về bệnh gỉ sắt cà phê
Bệnh gỉ sắt còn gọi là bệnh nấm vàng da cam. Đây là bệnh phổ biến và nghiêm
trọng trên cây cà phê, đặc biệt là cây cà phê chè. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, có thể
xuất hiện trên thân, quả nhưng rất ít. Bệnh gây hại ở khắp các vùng trồng cà phê chủ
yếu trên thế giới như Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, các nước Châu Mỹ như: Cuba,
Mexico, Brasil và các nước Châu Phi: Conggo, Kenya…
Ở Việt Nam bệnh hại nặng ở các vùng trồng cà phê phía Bắc, vùng Phủ Qùy.
Bệnh gây hại phổ biến ở các vùng miền Nam Trung Bộ như: Đắk Lắk, Lâm Đồng (Vũ
Triệu Mân và ctv, 2008).
2.3.2 Nguồn gốc của bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix)
Theo Rayner (1972) bệnh gỉ sắt cà phê được phát hiện lần đầu tiên vào năm

1861 tại vùng hồ Victoria ở Kenya. Năm 1868 xuất hiện ở Srilanca. Sau đó bệnh bắt
đầu lan sang miền Nam Ấn Độ (1869) và vượt qua hàng nghìn dặm về phía đông bán
đảo Sumatra (1876) và đảo Java (1879 – 1880) thuộc Indonexia và bang Philippin
(1990). Đến khoảng giữa thế kỷ XX hầu như nấm gỉ sắt đã có mặt ở các đồn điền của
Châu Á, Châu Phi và gây ra nhiều tổn thất đáng kể. Năm 1970 nấm này vượt qua Đại
Tây Dương đến Châu Mỹ tại Brasil (1970), Paraquay (1972), Nicaragua (1976). Từ đó
đến nay loại nấm này đã có mặt ở tất cả các nước trồng cà phê trên thế giới và trở
thành mối lo ngại lớn cho việc kinh doanh cà phê chè.
Tại nước ta bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1888 và đã gây nhiều thiệt hại
nghiêm trọng (Trần Kim Loang, 1999).
2.3.3 Tác hại của nấm (Hemileia vastatrix)
Bệnh làm rụng lá, cây kiệt sức, sản lượng kém và nếu nặng thì cây có thể chết.
Khi xuất hiện ở Srilanca (1868) bệnh đã gây ra nạn dịch dữ dội và có tính hủy diệt.
Tại đây, bệnh đã làm giảm hơn 75 % sản lượng chỉ trong vòng 10 năm (1869 – 1868).
14


Đến năm 1890 tại đây phải hủy bỏ toàn bộ diện tích cà phê để thay bằng cây chè và
cây cao su. Ở bang Parana (Brasil) trong vụ 1973 – 1974 bệnh đã làm giảm 34 % sản
lượng mặc dù 40 % diện tích trồng cà phê đã được phun thuốc hóa học (Trần Kim
Loang, 1999).
Tại Việt Nam, Tháng 3 năm 1958 bệnh đã làm rụng lá toàn bộ cây cà phê chè
của nông trường Đông Hiếu. Tại Đắk Lắk bệnh làm hủy diệt hàng nghìn ha cà phê chè
trong những năm 1940 – 1945 và đến năm 1957 toàn bộ diện tích cà phê này phải thay
bằng cà phê vối. Những năm gần đây bệnh xuất hiện trên cây cà phê vối. Tỷ lệ bệnh
hiện nay đã lên đến 50 %, thậm chí có vườn bị nhiễm 70 – 85 %. Trên đồng ruộng đã
xuất hiện những cây cà phê vối bị rụng gần hết lá do nấm gỉ sắt (Trần Thị Kim Loan,
1999).
2.3.4 Triệu chứng bệnh
Vết bệnh trên lá non và lá trưởng thành ban đầu phía trên phiến lá thường xuất

hiện những điểm màu trắng đục hay những chấm vàng nhạt có kích thước từ 0,2 – 0,5
mm. Về sau chấm bệnh lớn dần tới 5 – 8 mm có khi lớn hơn. Vết bệnh phổ biến có
dạng tròn hay bầu dục, đôi khi nhiều vết liên kết với nhau thành dạng vô định.
Khi vết bệnh phát triển, ở trên mặt lá thường mất màu xanh và mặt dưới lá có
một lớp bào tử dạng bột xốp màu vàng da cam. Khi vết bệnh già, bào tử phân tán hết
thì vết bệnh có màu nâu sẫm, có quầng vàng bao quanh. Đôi khi gặp điều kiện thuận
lợi vết bệnh cũ lại tái phát sinh bào tử, quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần làm
cho vết bệnh lan rộng ra và có vân đồng tâm.
Ở các vết bệnh cũ, già thường có 2 loại nấm ký sinh trên nấm gỉ sắt, đó là nấm
Verticillum hemileiae và nấm Cladosporiumn hemileiae. Hai nấm này thường xuất
hiện chậm, ít có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm H. vastatrix (Vũ Triệu
Mân, 2008).
2.3.5 Tác nhân gây bệnh
Bệnh gỉ sắt cà phê do nấm Hemileia vastatrix B. & Br. gây ra, thuộc họ
Puccinniaceae, bộ Uredinales, lớp nấm đảm Basidiomycetes. Đây là loại nấm chuyên
kí sinh trên cây cà phê. Nấm Hemileia vastatrix được Berkeley và Broomes mô tả và
đặt tên vào năm 1869. Theo Ward (1982), Thirumalachar và Narahimhaswamy trong
vòng đời của nấm H. vastatrix có 3 dạng bào tử là Uredospore (bào tử hạ),
15


×