Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC CÂY CA CAO TẠI BÌNH PHƯỚC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ Phytophthora palmivora CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.97 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC CÂY CA CAO TẠI
BÌNH PHƯỚC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG
TRỪ Phytophthora palmivora CỦA MỘT SỐ LOẠI
NÔNG DƯỢC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN GIANG TRƯỜNG
NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
KHÓA: 2008 – 2012

Tháng 7/ 2012


i

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CANH TÁC CÂY CA CAO TẠI
BÌNH PHƯỚC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG
TRỪ Phytophthora palmivora CỦA MỘT SỐ LOẠI
NÔNG DƯỢC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tác giả
TRẦN GIANG TRƯỜNG

Khóa luận tốt nghiệp được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư Bảo vệ thực vật


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. LÊ CAO LƯỢNG
KS. LÃ PHẠM LÂN

Tháng 7/ 2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Con xin khắc ghi công ơn sinh thành, dương dục của ba mẹ đã giúp con đạt kết
quả ngày hôm nay, và những người thân yêu quý là nguồn động viên tinh thần bên
con.
Chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và ban chủ
nhiệm khoa Nông Học đã tạo điều kiện cho em học tập và trao đổi kiến thức.
Quý thầy cô khoa Nông Học, khoa Khoa học và các khoa khác đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt cho em vốn kiến thức quý báu trong quá trình học tập.
Thầy Lê Cao Lượng và Thầy Lã Phạm Lân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Chị Nguyễn Hiếu Hạnh cùng các anh chị khác làm việt trong Viện Khoa Học
Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam đã nhiệt tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực
hiện đề tài.
Các bạn trong lớp DH08BV đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trần Giang Trường



iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Điều tra tình hình canh tác cây ca cao tại Bình Phước và
đánh giá hiệu lực phòng trừ Phytophthora palmivora của một số loại nông dược
trong phòng thí nghiệm ”, được tiến hành tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và
phòng thí nghiệm bệnh cây của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012.
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích nắm được tình hình canh tác ca cao tại
Bình Phước và khảo sát hiệu lực của các loại thuốc: Agri – Fos 400; Norshield
86,2WG; Cabriotop 600WDG; Amistar 250SC đối với Phytophthora palmivora gây
bệnh thối trái trên cây ca cao trong điều kiện in vitro để tìm ra thuốc có hiệu quả
phòng trừ bệnh thối trái trên ca cao.
Qua điều tra hiện trạng canh tác cho thấy kỹ thuật canh tác ca cao tại địa
phương ít được chú trọng. Việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho ca cao chưa được
quan tâm đúng mức.
Kết quả điều tra diễn biến cho thấy bệnh thối trái tăng dần theo nhiệt độ, ẩm độ,
lượng mưa tăng vì vậy các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ gây hại
của bệnh.
Kết quả khảo sát thuốc cho thấy chỉ có thuốc Norshield 86,2WG có khả năng
kìm hãm khả năng sinh trưởng của Phytophthora palmivora được nuôi cấy trên môi
trường PGA ở nồng độ 1000 ppm.


iv

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii

TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................ix
DANH SÁCH HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ..................................................................................x
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài .........................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................2
1.4. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1. Giới thiệu chung về cây ca cao .................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và công dụng của cây ca cao .....................................3
2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh ...............................................................................................4
2.1.3. Đặc điểm thực vật học ...........................................................................................4
2.1.3.1. Thân ....................................................................................................................4
2.1.3.2. Lá ........................................................................................................................4
2.1.3.3. Rễ ........................................................................................................................5


v

2.1.3.4. Hoa......................................................................................................................5
2.1.3.5. Sự thụ phấn .........................................................................................................5
2.1.3.6. Trái và hạt ...........................................................................................................6
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng .................................................................................................7
2.1.5. Giá trị kinh tế .........................................................................................................7
2.1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới .............................................7
2.1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao tại Việt Nam ...........................................8
2.1.5.3. Tình hình phát triển ca cao tại tỉnh Bình Phước .................................................9

2.2. Giới thiệu chung về Phytophthora palmivora ........................................................10
2.2.1. Vị trí phân loại và phổ ký chủ .............................................................................10
2.2.2. Phân biệt Phytophthora palmivora với Pythium sp. ...........................................10
2.2.3. Đặc điểm phát sinh và phát triển của Phytophthora palmivora ..........................11
2.2.4. Chu kỳ sống của nấm Phytophthora palmivora ..................................................11
2.2.5. Khả năng gây bệnh của Phytophthora palmivora ...............................................12
2.3. Sơ lược về bệnh thối trái, loét thân trên cây ca cao ................................................12
2.3.1. Tác nhân gây bệnh và sự phân bố của bệnh ........................................................13
2.3.2. Triệu chứng bệnh thối trái, loét thân ca cao do Phytophthora palmivora ..........13
2.3.3. Biện pháp phòng trừ ............................................................................................14
2.3.4. Một số nghiên cứu về bệnh hại do Phytophthora palmivora gây ra ...................15
2.4. Đặc tính của các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm ...........................................16
2.4.1. Norshield 86.2 WG ..............................................................................................16
2.4.2. Agri – Fos 400 .....................................................................................................16
2.4.3. Cabrio Top 600 WDG .........................................................................................17
2.4.4 Amistar 250 SC ....................................................................................................17


vi

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................18
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................18
3.1.1. Thời gian nghiên cứu:..........................................................................................18
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu: ..........................................................................................18
3.2 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm. ...........................................18
3.3. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................18
3.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................19
3.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................19
3.5.1. Điều tra về hiện trạng canh tác, mức độ gây hại của Phytophthora palmivora
trên ca cao và các biện pháp phòng trừ tại địa phương. ................................................19

3.5.2. Phương pháp điều tra tình hình diễn biến bệnh. ..................................................19
3.5.2. Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc trừ bệnh để phòng trị Phytophthora
palmivora gây bệnh trên cây ca cao. .............................................................................20
3.5.2.1 Phương pháp thực hiện. .....................................................................................20
3.6. Phương pháp xử lý số liệu. .....................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................23
4.1. Điều tra hiện trạng canh tác ca cao ở Huyện Bù Đăng – Tỉnh Bình Phước ...........23
4.1.1. Lịch sử canh tác ...................................................................................................23
4.1.2. Quy mô trồng .......................................................................................................23
4.1.3. Giống ca cao trồng tại địa bàn điều tra ................................................................24
4.1.5. Kỹ thuật chăm sóc ...............................................................................................25
4.1.5.1. Tưới tiêu nước ..................................................................................................26
4.1.5.2. Tình hình bón vôi, phân hữu cơ và chế phẩm sinh sinh học ............................27
4.1.5.4. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các hộ điều tra ............................28


vii

4.2. Điều tra tình hình diễn biến bệnh thối trái trên ca cao do Phytophthora palmivora
gây hại............................................................................................................................30
4.1. Khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc trừ nấm đến khả năng sinh trưởng của
Phytophthora palmivora gây bệnh trên cây ca cao trong điều kiện in vitro .................31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................37
5.1. Kết luận...................................................................................................................37
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................39
PHỤ LỤC ......................................................................................................................42


viii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
NN và PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn

BVTV:

Bảo vệ thực vật

TLB:

Tỷ lệ bệnh

CSB:

Chỉ số bệnh

NSC:

Ngày sau cấy

NT:

Nghiệm thức

TB:

Trung bình


LLL:

Lần lặp lại

CV (Coefficient of variation):

Hệ số biến động

VCC (Vietnam Cocoa Committee): Ban điều phối phát triển ca cao Việt Nam


ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết, khí hậu trong thời gian làm thí nghiệm tại, huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước. .................................................................................................18
Bảng 4.1: Các cây được canh tác trước khi trồng ca cao tại 30 vườn điều tra ............. 23
Bảng 4.2: Phân bố diện tích vườn ca cao trong 30 hộ. .................................................23
Bảng 4.3: Tuổi vườn ca cao tại 30 hộ điều tra ..............................................................24
Bảng 4.4: Nguồn gốc các giống ca cao đang trồng tại 30 vườn điều tra. ....................25
Bảng 4.5: Các loại cây xen canh với vườn trồng ca cao...............................................25
Bảng 4.6: Tình hình tưới nước cho ca cao vào mùa khô tại 30 vườn điều tra..............26
Bảng 4.7: Tình hình làm cỏ, xén tỉa cành cho ca cao ...................................................26
Bảng 4.8: Loại phân và số lần bón tại các hộ điều tra ..................................................28
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng thuốc hóa học tại các hộ điều tra ...................................28
Bảng 4.10: Mức độ bệnh hại khác tại các vườn điều tra. .............................................29
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của 4 loại thuốc trừ nấm đến khả năng sinh trưởng của
Phytophthora palmivora trên môi trường nhân tạo. ......................................................32



x

DANH SÁCH HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Túi bào tử dạng hình cầu của Pythium sp. (A, B) và túi bào tử dạng hình
trứng của Phytophthora palmivora (C, D) (Jason, 2009). ............................................11
Hình 2.2: Cách phóng động bào tử của Pythium sp. (A) và cách phóng động bào tử
của Phytophthora palmivora (B) (Theo Erwin và Riberio, 1996). ...............................11
Hình 4.1: Bệnh thối trái do Phytophthora palmivora gây ra ........................................29
Hình 4.2: Một số sâu, bệnh hại chính trong vườn ca cao làm thí nghiệm – (A) Bệnh
thối trái do Phytophthora palmivora gây ra trên trái non, (B) Triệu chứng do sâu đục
trái gây hại, (C) Triệu chứng do rệp sáp gây hại trên trái, (D) Trái ca cao bi bọ xít muỗi
gây hại............................................................................................................................30
Hình 4.3: Đường kính tản nấm Phytophthora palmivora trên môi trường CRA có
nhiễm độc thuốc Amistar 250SC sau 4 ngày nuôi cấy. .................................................35
Hình 4.4: Đường kính tản nấm Phytophthora palmivora trên môi trường CRA có
nhiễm độc thuốc Cabrio Top 600WDG sau 4 ngày nuôi cấy.......................................35
Hình 4.5: Đường kính tản nấm Phytophthora palmivora trên môi trường CRA có
nhiễm độc thuốc Agri – Fos 400 sau 4 ngày nuôi cấy. ................................................36
Hình 4.6: Đường kính tản nấm Phytophthora palmivora trên môi trường CRA có
nhiễm độc thuốc Norshield 86.2WG sau 4 ngày nuôi cấy. ...........................................36
Đồ thị 4.1: Diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thối trái ..............................................30


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ca cao (Theobroma cacao L.) là một loài cây công nghiệp dài ngày có giá
trị dinh dưỡng và kinh tế khá cao. Hiện nay trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ hạt ca cao để

phục vụ cho ngành công nghiệp thực phẩm là rất lớn trong khi nguồn cung ca cao chưa
đáp ứng đủ. Vì nguồn sản xuất ca cao chính ở hai nước Tây Phi là Bờ Biển Ngà và
Ghana nếu có sự bất ổn về chính trị và thiên tai dịch bệnh xảy ra sẽ dẫn đến nguồn
nguyên liệu trên thế giới bị thiếu hụt nặng.
Do vậy, việc phát triển cây ca cao ở Việt Nam trong vòng 10 năm tới rất được
khuyến khích. Bộ NN và PTNT, các địa phương rất quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện
cho ngành ca cao phát triển trong 5 năm qua. Bộ đã thành lập ban điều phối phát triển
ca cao Việt Nam (2005), và phê duyệt “Đề án phát triển cây ca cao đến 2015 là 60.000
ha và định hướng đến 2020 là 80.000 ha”. Tuy nhiên, việc tăng diện tích trồng ca cao
sẽ dẫn đến sự phát sinh, phát triển của một số loại sâu bệnh hại làm ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất và chất lượng ca
cao như: bệnh thán thư, chết cây con, bọ xít muỗi, chết ngược cành...Trong đó
Phytophthora palmivora luôn là vấn đề nan giải đối với người trồng ca cao vì
Phytophthora palmivora là tác nhân gây hại chính và nghiêm trọng trên cây ca cao ở
hầu hết các nước trồng ca cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Phytophthora palmivora có nguồn gốc từ đất, có khả năng lưu tồn lâu trong đất
và trên trái bệnh. Vì vậy nấm bệnh phát tán mạnh từ hai nguồn chính là từ đất và từ
trái bệnh. Đặc biệt, bệnh phát triển rất mạnh trong điều kiện mùa mưa, ẩm độ cao, gây
thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và rất khó kiểm soát được bệnh. Hiện nay, chưa có
loại thuốc nào đặc trị được Phytophthora palmivora. Để hạn chế những thiệt hại do
Phytophthora palmivora gây ra thì việc tìm ra các loại thuốc và phương pháp canh tác


2

tổng hợp có khả năng phòng trừ Phytophthora palmivora gây bệnh trên cây ca cao là
rất thiết thực và cấp bách.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH CANH TÁC CÂY CA CAO TẠI BÌNH PHƯỚC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
LỰC PHÒNG TRỪ Phytophthora palmivora CỦA MỘT SỐ LOẠI NÔNG DƯỢC

TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM.
1.2. Mục đích đề tài
Nắm được tình hình canh tác ca cao tại Bình Phước và khảo nghiệm hiệu lực
phòng trừ của thuốc hóa học đối với Phytophthora palmivora trên ca cao trong phòng
thí nghiệm để làm cơ sở cho việc phòng trừ bệnh thối trái trên ca cao ngoài đồng.
1.3. Yêu cầu
Điều tra 30 hộ nông dân tại địa phương về hiện trạng canh tác ca cao, mức độ
gây hại của Phytophthora palmivora trên ca cao và các biện pháp phòng trừ tại địa
phương.
Khảo sát hiệu lực của các loại thuốc: Agri – Fos 400; Norshield 86,2WG;
Cabriotop 600WDG; Amistar 250SC đối với Phytophthora palmivora gây bệnh thối
trái trên cây ca cao trong điều kiện in vitro.
Hiểu biết về triệu chứng, tác nhân gây bệnh.
Thu thập thông tin hiểu biết của các hộ nông dân về bệnh thối trái.
Xác định hiệu lực các loại thuốc thí nghiệm trên bệnh thối trái ca cao.
1.4. Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012 tại huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước nhằm ghi nhận hiện trạng canh tác ca cao và đánh giá hiệu lực của 4 loại
thuốc BVTV trên bệnh thối trái ca cao do dòng Phytophthora palmivora gây ra.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây ca cao
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và công dụng của cây ca cao
Theo Peterson (2002), vị trí phân loại của cây ca cao như sau:
Giới: Plantae
Bộ: Malvales

Họ: Sterculiaceae
Giống: Theobroma
Loài: Theobroma cacao
Tên khoa học của cây ca cao là Theobroma cacao L., từ “Theobroma” là do
Lìnne - một nhà thực vật học của Thụy Điển đặt tên và từ “cacao” xuất phát từ tiếng
Mayas. Cây ca cao có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon nằm ở Nam Trung Mỹ và
cũng được trồng rộng rãi ở đây từ hơn 500 năm trước. Thổ dân Aztec ở Mexico đã chế
biến hạt ca cao thành một thực phẩm thiêng liêng dùng để dâng cúng thần linh.
Theobroma cacao L. gồm 3 nhóm chính là: Criollo, Forastero và Trinitario.
Nhóm Criollo có vỏ trái màu đỏ, cấu trúc vỏ mềm; mỗi trái có 20 – 30 hạt, hạt có chất
lượng rất cao do có hương ca cao đặc trưng; tử diệp có màu trắng ngà hoặc tím rất
nhạt; cây phát triển kém, lá nhỏ, rất mẫn cảm với sâu bệnh. Nhóm Forestero có vỏ trái
màu xanh, cấu trúc vỏ mềm, mỗi trái có từ 30 hạt trở lên, tử diệp có màu tím.
Forestero được trồng rộng rãi trên thế giới vì nhóm này cho năng suất cao. Nhóm
Trinitario có màu sắc vỏ thay đổi, cấu trúc vỏ trái cứng, mỗi trái có từ 30 hạt trở lên, tử
diệp có màu thay đổi. Trinitario có nguồn gốc từ Trinidad là con lai của nhóm Criollo
và nhóm Forastero.
Bộ phận chính được sử dụng là hạt, hạt ca cao được chế biến thủ công hoặc chế
biến công nghiệp thành các sản phẩm bột, bơ, chocolate và dầu tươi ca cao. Ngoài ra,


4

vỏ và lá ca cao còn có thể làm thức ăn cho gia súc, phân bón. Mặt khác, ca cao là loại
cây ưa bóng râm nên có thể trồng xen với các cây trồng khác. Hằng năm, lá ca cao
rụng tạo nên một lớp thảm mục bảo vệ tầng đất mặt và trả lại chất hữu cơ cho đất.
Đồng thời, cây ca cao còn được xem là một loài cây lâm nghiệp dùng để phủ kín đồi
trọc và bảo vệ đất chống xói mòn (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh
Khí hậu: Cây ca cao thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ trung

bình 20 – 30 oC, độ ẩm 70 – 80 %, lượng mưa trung bình hằng năm 1.500 – 2.000 mm.
Cây ca cao thích hợp với khí hậu có mùa khô kéo dài không quá 3 tháng, không có gió
mạnh thường xuyên.
Ánh sáng: Cây ca cao thích hợp với ánh sáng tán xạ (50 – 60 % cường độ ánh
sáng tự nhiên) nên có thể trồng xen ca cao vào trong vườn dừa, cà phê, điều, tiêu hay
vườn cây ăn trái có tán thưa như sầu riêng, nhãn, cam, chuối.
Đất đai: Cây ca cao trồng được với nhiều loại đất khác nhau (đất đỏ, đất xám,
đất phù sa cổ). Nhưng cây ca cao thích hợp nhất với đất có thành phần cơ giới nhẹ đến
trung bình, pH từ 5 – 7, tầng canh tác dày trên 1 m, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ
(Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường, 2007).
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
2.1.3.1. Thân
Sự sinh trưởng của thân mọc từ hạt gồm có 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ
khi hạt ca cao nẩy mầm, rễ mọc ra trước, sau đó 2 lá mầm được đẩy lên khỏi mặt đất
3 – 4 cm. Giai đoạn 2 được tính từ lúc các lá mầm mở ra, sau đó 4 lá đầu tiên xuất
hiện, cây sinh trưởng tiếp tục trong 6 – 7 tuần và chiều cao có thể đạt 0,5 – 2 m. Giai
đoạn 3 được tính từ lúc chiều cao cây bắt đầu sinh trưởng chậm lại và 5 chồi bên phát
triển đồng thời tạo thành một tầng lá. Sau một số năm, cây ca cao có thể đạt chiều cao
4 – 10 m tùy theo mật độ trồng và độ che sáng, các chồi vượt thường hình thành từ
thân chính và cũng tạo ra các tầng lá làm cho cây ca cao tạo tán rõ rệt. Tán cây ca cao
có liên quan nhiều đến sản lượng nên việc tạo tán cho cây là một kỹ thuật quan trọng
trong nghề trồng ca cao (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài Sum, 1996).
2.1.3.2. Lá


5

Lá ca cao phát triển thành từng đợt. Ở mỗi đợt, các chồi đỉnh phát triển nhanh
tạo ra từ 3 đến 6 cặp lá mới, các lá mới đều có màu xanh nhạt hoặc hơi đỏ nhưng khi
thành thục hoàn toàn sẽ có màu xanh đậm của lá trưởng thành. Sau mỗi đợt lá mới, các

chồi đỉnh lại đi vào tình trạng ngủ một thời gian dài hay ngắn tùy vào một số điều kiện
ngoại cảnh. Ở một đợt ra lá mới, chất dinh dưỡng được chuyển một phần từ các lá già
về các lá mới, về sau các lá già này rụng đi nên có người gọi mỗi đợt lá mới ở ca cao là
thay áo. Các yếu tố ngoại cảnh dẫn đến đợt lá mới chủ yếu là nhiệt độ và độ ẩm, mưa
giúp các đợt ra lá mới dày hơn và ở các cây ca cao không được che nắng thì lá mới
cũng ra nhiều hơn các cây ca cao được che nắng (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Tài
Sum, 1996).
2.1.3.3. Rễ
Bộ rễ của cây ca cao gồm một rễ trụ chính có thể dài tới 2 m và hệ thống rễ phụ
nằm chủ yếu ở tầng đất mặt khoảng 20 cm. Hệ thống rễ phụ đan nhau dày đặc có chức
năng hút chất dinh dưỡng, nước ở tầng mặt và rễ trụ chính có nhiệm vụ hút nước, chất
dinh dưỡng ở tầng sâu. Biện pháp tủ gốc để giữ và kéo dài ẩm độ đất vào mùa khô rất
quan trọng cho việc duy trì hoạt động của hệ thống rễ phụ này trong quá trình hấp thu
nước và dinh dưỡng (Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường, 2007).
2.1.3.4. Hoa
Đợt hoa đầu tiên trên cây trồng từ hạt có thể nở vào khoảng 14 – 20 tháng sau
khi trồng. Hoa ra tập trung vào mùa mưa, những nơi có đủ nước cây ra hoa quanh năm
nhưng vẫn có cao điểm ra hoa rộ. Hoa ca cao xuất hiện trên sẹo lá ở thân, cành. Do
hàng năm hoa xuất hiện cùng một chỗ nên lâu ngày phình to gọi là đệm hoa, thường
mỗi đệm hoa mang rất nhiều hoa, nếu đệm hoa bị tổn thương thì lượng hoa giảm hoặc
không ra nữa. Hoa nhỏ, màu hồng, có 5 cánh, hoa bắt đầu nở từ khoảng 3 giờ chiều
hôm trước cho đến 9 giờ sáng hôm sau. Sau khoảng thời gian đó thì các túi phấn bắt
đầu tung phấn và sự thụ phấn xảy ra trong ngày, các hoa không được thụ phấn sẽ rụng.
Trên mỗi cây ca cao trưởng thành có thể thấy rất nhiều hoa hình thành nhưng thông
thường chỉ 1 – 5 % được thụ tinh và kết trái (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
2.1.3.5. Sự thụ phấn


6


Việc thụ phấn chủ yếu do côn trùng thuộc họ Ceratopogonidae; loại côn trùng
này rất nhỏ nên khó quan sát thấy, chúng sống ở những nơi mát, tối, ẩm và sinh sản
trên các tàn dư thực vật, kể cả trên các vỏ quả ca cao. Vòng đời của loài côn trùng này
khoảng 28 ngày và quần thể chúng tăng rõ rệt vào mùa mưa. Cả côn trùng đực và cái
đều làm nhiệm vụ thụ phấn nhưng những con cái tích cực hơn, chúng hoạt động thụ
phấn chủ yếu vào chiều tối, bay từ cây nọ qua cây kia ở một khoảng cách nhỏ. Việc
phun thuốc sâu chỉ ảnh hưởng một vài ngày tới mật độ quần thể côn trùng vì chúng
phục hồi rất nhanh nên chưa có bằng chứng rõ rệt về ảnh hưởng xấu của việc phun
thuốc sâu lúc ra hoa đến sản lượng quả. Cây ca cao có mức độ thụ phấn chéo cao vì
phần lớn các giống trồng hiện nay đều tự bất thụ, mức độ tự bất thụ cũng không giống
nhau ở các loài phụ khác nhau (Nguyễn Mạnh Hùng và Phạm Anh Cường, 2007).
2.1.3.6. Trái và hạt
Sau khi thụ phấn, trái ca cao phát triển chậm trong 40 ngày đầu nhưng sau đó
nhanh dần, trái đạt kích thước lớn nhất sau thụ phấn khoảng 75 ngày. Sau khi thụ phấn
khoảng 85 ngày, sự tăng trưởng của trái chậm lại, trong khi hạt bên trong trái bắt đầu
tăng trưởng nhanh, đây cũng là thời kỳ hạt tích lũy chất béo. Lớp cơm nhầy hình thành
khoảng 140 ngày sau khi thụ phấn. Khi hạt tăng trưởng đạt kích thước tối đa, trái sẽ
vào giai đoạn chín. Như vậy, thời gian từ khi thụ phấn đến khi trái chín kéo dài từ 5 –
6 tháng tùy theo giống. Số lượng hoa thụ tinh mặc dù nhỏ so với tổng số hoa nhưng
cây ca cao thường không duy trì được hết số trái đã hình thành. Trong vòng 100 ngày
sau khi thụ tinh, chủ yếu vào các thời điểm sau 50 và 70 ngày, trái non có thể trở nên
vàng và ngừng sinh trưởng sau đó đen lại nhưng vẫn dính trên cây. Tỷ lệ trái không đi
đến được giai đoạn chín tùy thuộc rất nhiều vào giống và điều kiện ngoại cảnh.
Mỗi trái ca cao thường chứa 30 – 40 hạt, chung quanh hạt có lớp cơm nhầy bao
bọc, lớp cơm nhầy có vị hơi ngọt và là cơ chất cho quá trình lên men khi ủ hạt sau này.
Trái ca cao có kích thước, hình dáng và màu sắc khá đa dạng, kích thước có thể từ
10 – 30 cm theo chiều dài, hình dáng có thể từ gần tròn đến dài dạng ống, vỏ ngoài có
thể tương đối nhẵn hoặc xù xì, màu sắc có thể từ xanh vàng đến tím sẫm hoặc hơi đỏ.
Hình thức thụ phấn của cây ca cao là thụ phấn chéo nhờ côn trùng, vì vậy sự phân ly
tính trạng rất rõ rệt, các trái trên cùng một cây có thể giống nhau nhưng trong cùng



7

một vườn có thể gặp nhiều dạng trái khác nhau rõ rệt (Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn
Tài Sum, 1996).
2.1.4. Giá trị dinh dưỡng
Ca cao thô và một số thành phẩm sô cô la chứa rất nhiều nhóm chất chống oxy
hóa, cụ thể như nhóm chất flavanol (epicatechin, catechin, procyanidin). Các nghiên
cứu cho thấy nhóm chất flavanol có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống tim
mạch hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh tim.
Trong bơ ca cao giàu acid béo không no và acid béo no. Trong đó, acid béo
không no (acid oleic và acid linoleic) chiếm một phần ba của tổng lượng chất béo, chất
này được cho là làm giảm lượng cholesterol trong máu. Acid béo no (acid stearic)
cũng chiếm một phần ba của tổng lượng chất béo và acid stearic không có ảnh hưởng
gì đến lượng cholesterol trong máu mặc dù theo các nghiên cứu khoa học thì acid béo
no thường có hại cho sức khỏe vì làm tăng lượng cholesterol trong máu gây tắc nghẽn
các mạch máu về sau.
Bột ca cao giàu các thành phần dinh dưỡng như: Carbonhydrate, protein, chất
béo cùng một số vitamin và khoáng chất. Trong 100 g bột ca cao chứa 115 mg
carbonhydrate, 185 mg protein, 217 mg chất béo, 950 mg Na, 1.500 mg K, 130 mg Ca,
520 mg Mg, 660 mg P, 460 mg Cl (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).
2.1.5. Giá trị kinh tế
2.1.5.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có 3 vùng trồng ca cao chủ lực là Tây Phi, Nam Mỹ và
Đông Nam Á . Năm 2008, Tây Phi được xếp thứ nhất về sản xuất ca cao chiếm khoảng
70 % tổng sản lượng ca cao của thế giới với các nước sản xuất chính là Bờ Biển Ngà
(1.370.000 tấn), Ghana (675.000 tấn), Nigeria (210.000 tấn) và Cameroon (185.000
tấn). Đứng thứ hai là khu vực Đông Nam Á chiếm khoảng 18 % tổng sản lượng ca cao
của thế giới với nước sản xuất chính là Indonesia (580.000 tấn). Cuối cùng là Nam Mỹ

chiếm khoảng 12 % tổng sản lượng ca cao của thế giới với hai nước sản xuất chính là
Brazil (160.000 tấn) và Ecuador (115.000 tấn). Tổng sản lượng ca cao của thế giới đạt
khoảng 3.700.000 tấn vào năm 2008 (Vietnam – WTO, 2009).


8

Nếu chỉ xét riêng trong vùng Đông Nam Á thì nhu cầu về hạt ca cao rất lớn.
Hiện nay các nhà máy chế biến trong vùng Đông Nam Á chỉ mới họat động 61 % công
suất. Năm 2007, lượng tiêu thụ ca cao của Malaysia rất lớn (306.000 tấn) trong khi
lượng sản xuất trong nước rất thấp (35.000 tấn) nên Malaysia phải nhập khẩu ca cao từ
Indonesia nhưng do hạt ca cao của Indonesia chất lượng kém nên phải nhập thêm từ
Tây Phi để pha trộn (Vietnam – WTO, 2009).
Giá ca cao trên thị trường thế giới vừa lập kỷ lục cao chưa từng có trong vòng
32 năm qua, do tình hình bất ổn chính trị gia tăng ở Bắc Phi và Trung Đông. Theo
Bloomberg, ca cao kỳ hạn tháng 5 tại thị trường New York phiên giao dịch cuối tuần
qua, 4/3/2011, vọt lên mức 3.775 đô la/tấn, mức cao chưa từng có kể từ tháng 1/1979,
sau khi bạo lực gia tăng tại Bờ Biển Ngà, nước sản xuất ca cao lớn nhất thế giới. Tại
London, giá ca cao cũng vọt lên 2.425 bảng Anh/tấn, mức cao nhất kể từ ngày
19/7/2010. Theo Rabobank: “bất ổn nghiêm trọng ở Bờ Biển Ngà sẽ không chỉ làm
giảm cung ca cao ngắn hạn mà có thể tiếp tục ảnh hưởng tới nguồn cung trong cả vụ
mùa tới” (Hải Hà, 2011).
2.1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao tại Việt Nam
Cây ca cao đã được người Pháp du nhập vào Việt Nam từ năm 1878 và chỉ
trồng thử nghiệm trên diện tích nhỏ. Năm 1956, chính quyền miền Nam đã đưa cây ca
cao vào trồng chính thức tại một số tỉnh ở miền Nam nhưng do không có thị trường
tiêu thụ, lại trồng rải rác không tập trung, gây khó khăn trong việc chế biến và tiêu thụ
nên khó có thể khuyến khích việc trồng phổ biến cây ca cao (Nguyễn Văn Uyển và
Nguyễn Tài Sum, 1996).
Năm 1980, với chương trình khuyến khích trồng ca cao của nhà nước, ca cao

được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
nhà nước hỗ trợ cho chương trình này không xây dựng được thị trường tiêu thụ các sản
phẩm của ca cao nên toàn bộ ngành sản xuất ca cao đã sụp đổ. Năm 1990, công ty
Mars và hiệp hội ca cao thế giới đã đề nghị Việt Nam nên trồng phổ biến cây ca cao do
tình hình trong nước cũng như trên thế giới thay đổi theo chiều hướng thuận lợi để
phát triển cây công nghiệp này. Năm 1993, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với
Mỹ là nước tiêu thụ ca cao chủ yếu trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ ca cao trên thế giới


9

tăng nhanh trong khi vùng sản xuất ca cao chủ lực là Nam Mỹ và Tây Phi lại có nhiều
biến động về chính trị, thời tiết và dịch bệnh, làm giới hạn nguồn cung cấp ca cao.
Năm 2005, ban điều phối ca cao Việt Nam được bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn thành lập nhằm giúp bộ định hướng phát triển cho ngành ca cao Việt Nam.
Cũng trong năm 2005, bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành tiêu chuẩn hạt ca
cao Việt Nam nhằm giúp người sản xuất có cơ sở để sản xuất hạt ca cao chất lượng
cao. Năm 2006, lần đầu tiên 8 dòng ca cao thương mại trong bộ giống do trường Đại
học Nông Lâm Tp . HCM khảo nghiệm được bộ NN và PTNT công nhận và cho phép
trồng rộng rãi trên toàn quốc. Đây là 2 sự kiện có ‎ý nghĩa lớn góp phần giúp cây ca cao
trở thành cây trồng chính trong hệ thống canh tác ở Việt Nam.
Năm 2007, các tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn trong nước ta bao gồm: Bến
Tre (2.922 ha), Tiền Giang (1.300 ha), Bình Phước (1.200 ha), Bà Rịa – Vũng Tàu
(1.119 ha) và Đắk Lắk (1.111 ha). Sản lượng ca cao của Việt Nam đạt khoảng 300 tấn
trong năm 2007 (Vietnam – WTO, 2009).
Theo báo cáo của Ban Điều phối Phát Triển Ca Cao Việt Nam, tính đến cuối
tháng 6 năm 2011, diện tích trồng ca cao ở Việt Nam là 20.598 ha, tăng 4.404 ha so
với năm 2010. Tổng số có 2.100 ha ca cao trồng thuần, số còn lại là diện tích trồng xen
với một số cây công nghiệp (dừa, điều, cà phê) và cây ăn quả. Diện tích ca cao thu
hoạch đến nay khoảng 7.300 ha, chiếm 43,6 % tổng diện tích trồng. Năng suất ca cao

bình quân cả nước còn thấp (khoảng 3,5 tạ/ha), chênh lệch khá lớn giữa các vùng
trồng. Ước tính, nếu được thâm canh tốt thì nhiều diện tích có thể cho năng suất từ 1 –
2 tấn/ha. Về sản lượng, đến hết năm 2010, sản lượng ca cao Việt Nam ước đạt 2.500
tấn hạt khô/năm (Chu Văn, 2011).
2.1.5.3. Tình hình phát triển ca cao tại tỉnh Bình Phước
Toàn tỉnh Bình Phước hiện có khoảng 2.000 ha đất trồng ca cao, là địa phương
có diện tích trồng ca cao lớn trong cả nước. Trong đó, diện tích đang cho thu hoạch là
250 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 200 tấn. Theo đó, tỉnh dự tính sẽ phát triển 2.500
– 3.000 ha cây ca cao xen canh với các loại cây công nghiệp khác chủ yếu trồng xen
dưới tán điều vào năm 2015. Hiện tại có gần 131 ha ca cao của tỉnh Bình Phước đang
trồng theo tiêu chuẩn UTZ Certified. Thông qua việc sản xuất caocao bền vững theo


10

tiêu chuẩn UTZ Certified người nông dân giờ đây sẽ có điều kiện nâng cao năng lực
trong thực hành nông nghiệp tốt, quản lý sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng
các đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và môi trường. Đây cũng là một
mục tiêu đảm bảo thu nhập cao cho nông dân và là cơ sở để ca cao Bình Phước đạt
chứng nhận toàn cầu phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, cũng là bước khởi đầu
thuận lợi để xây dựng thương hiệu cho cây ca cao Bình Phước (Đậu Tất Thành, 2012).
2.2. Giới thiệu chung về Phytophthora palmivora
2.2.1. Vị trí phân loại và phổ ký chủ
Theo Trịnh Đình Hưng (2008), vị trí phân loại của Phytophthora palmivora như
sau:
Ngành: Chomista
Lớp: Oomycetes
Bộ: Peronosporales
Họ: Pythiaceae
Giống: Phytophthora

Loài: Palmivora
Bốn loài Phytophthora được biết là tác nhân gây bệnh trên cây ca cao bao gồm
Phytophthora

palmivora,

Phytophthora

megakarya,

Phytophthora

capsici,

Phytophthora citriophthora. Trong đó, Phytophthora palmivora là loài gây hại chủ
yếu ở nhiều nước trồng ca cao trên thế giới. Không chỉ gây hại trên cây ca cao,
Phytophthora palmivora còn gây ra rất nhiều bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau
như bệnh loét sọc mặt cạo trên cao su, bệnh thối rễ và thân trên đu đủ, bệnh thối rễ và
loét thân trên sầu riêng, bệnh thối rễ và xì mủ thân trên cam quýt (George, 1983).
2.2.2. Phân biệt Phytophthora palmivora với Pythium sp.
Khi phân lập Phytophthora palmivora, chúng ta thường phân lập nhầm với
Pythium sp. bởi vì Phytophthora palmivora và Pythium sp. đều thuộc họ Pythiaceae
nên chúng có mối quan hệ di truyền rất gần nhau. Tuy nhiên, giữa Phytophthora
palmivora với Pythium sp. vẫn có nhiều đặc điểm đặc trưng để phân biệt, cụ thể là
hình dạng túi bào tử của chúng khác nhau và cách phóng động bào tử cũng khác nhau.


11

Hình 2.1: Túi bào tử dạng hình cầu của Pythium sp. (A, B) và túi bào tử dạng hình

trứng của Phytophthora palmivora (C, D) (Jason, 2009).

(A)

(B)
(A)

(B)

Hình 2.2: Cách phóng động bào tử của Pythium sp. (A) và cách phóng động
bào tử của Phytophthora palmivora (B) (Theo Erwin và Riberio, 1996).
Hình 2.2 (A) cho thấy một ống tháo được hình thành từ túi bào tử của Pythium
sp. và một túi giả có thành rất mỏng hình thành ở cuối ống tháo, các động bào tử sau
đó phát triển bên trong túi giả và được tung ra khi màng túi giả bị vỡ. Ngược lại, ở
hình 2.2 (B) cho thấy các động bào tử của Phytophthora palmivra được hình thành
trong túi bào tử và được giải phóng trực tiếp từ túi bào tử.
2.2.3. Đặc điểm phát sinh và phát triển của Phytophthora palmivora
Theo Tarjot (1974), điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc sản xuất túi bào tử là
ở ẩm độ khoảng 80 % và nhiệt độ khoảng 25 – 30 0C, túi bào tử có thể sản xuất hệ sợi
mới và động bào tử khi ở trong nước. Sự phóng thích động bào tử tốt nhất khi nhiệt độ
của nước vào khoảng 15 – 18 0C và ẩm độ từ 70 – 80 %; sau khi phóng thích, động
bào tử bơi trong nước bằng 2 lông roi, cuối cùng không di chuyển nữa khi được bao
vào nang và sau đó bắt đầu nẩy mầm khi nhiệt độ từ 28 – 30 0C và có đủ oxy.

2.2.4. Chu kỳ sống của nấm Phytophthora palmivora


12

Theo Trịnh Đình Hưng (2008), bào tử Phytophthora palmivora không nhìn thấy

được bằng mắt thường. Bào tử của Phytophthora palmivora gồm 3 dạng vô tính là: túi
bào tử, động bào tử, bào tử chống chịu và 1 dạng hữu tính là bào tử noãn.
Túi bào tử (Sporangium) được tạo ra trên những sợi nấm (Mycelium) trong điều
kiện ẩm ướt và nhiệt độ thích hợp 22 – 28 oC. Trong mỗi túi bào tử chứa 30 – 40 động
bào tử (Zoospore), động bào tử có hình dạng xác định và được giải phóng khi có điều
kiện thích hợp. Các động bào tử có thể di chuyển được nhờ 2 lông roi và chúng bơi lội
hàng giờ liền, cuối cùng ngừng bơi lội và cuộn tròn để kết kén, về sau hình thành vách
tế bào tạo nên thể nang (Cyst). Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì các thể nang này sẽ nảy
mầm thành sợi nấm.
Khi gặp điều kiện ít thuận lợi hơn (thường là khi đất trở nên khô), những sợi
nấm có thể hình thành nên dạng bào tử khác như bào tử chống chịu (Chlamydospore)
và đây là giai đoạn tiềm sinh của bào tử. Trong giai đoạn tiềm sinh, bào tử chống chịu
có thành tế bào dày và có khả năng sống sót trong đất hoặc mô của ký chủ trong nhiều
năm đến khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng hoạt động trở lại.
Quá trình giảm phân của sợi nấm của Phytophthora palmivora sẽ hình thành túi
giao tử đực (Antheridium) và túi noãn (Oogonium). Nhân của túi giao tử đực được đưa
vào túi noãn thông qua ống thụ tinh của túi giao tử đực, kết quả là tạo thành bào tử
noãn (Oospore) (Phan Thúy Hiền, 2009).
2.2.5. Khả năng gây bệnh của Phytophthora palmivora
Phytophthora palmivora có thể gây bệnh một cách hiệu quả trên cây trồng bởi
vì túi bào tử có thể lan truyền trong không khí theo gió và xâm nhiễm vào những cánh
đồng lân cận; động bào tử và bào tử chống chịu có khả năng tồn tại bên trong hay bên
ngoài mô ký chủ trong khoảng thời gian dài, động bào tử còn có khả năng sống sau khi
đi qua hệ tiêu hóa của động vật như ốc sên. Động bào tử của Phytophthora palmivora
có thể xác định được vị trí của những đầu rễ non thông qua một loại hợp chất hoá học
sản sinh ra từ đầu rễ non giúp chúng bơi đến và xâm nhiễm vào các vết thương trên
những đầu rễ non (Ngô Thành Khôn Nguyên, 2010).
2.3. Sơ lược về bệnh thối trái, loét thân trên cây ca cao



13

2.3.1. Tác nhân gây bệnh và sự phân bố của bệnh
Theo Trần Hoài Thanh (2010), trong tất cảc các bệnh gây hại trên cây ca cao thì
bệnh thối đen quả hay thối đỉnh quả Phytophthora là nguyên nhân gây mất mùa lớn
nhất ở các vùng trồng ca cao trên thế giới. Đã có 7 loài nấm được xác định là nguyên
nhân gây bệnh thối đen quả và loét thân ca cao, nhưng có 2 loài gây hại chính:
Phytophthora palmivora phân bố ở khắp nơi trên thế giới, tìm thấy ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Nó gây hại trên 200 loài cây trồng khác cũng như trên ca cao.
Phytophthora megakarya chỉ xuất hiện ở Trung và Tây Phi.
2.3.2. Triệu chứng bệnh thối trái, loét thân ca cao do Phytophthora palmivora
Phytophthora palmivora xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây
nhưng triệu chứng được thấy rõ nhất là ở trên lá và trên trái. Trước hết là triệu chứng ở
trên lá: đầu tiên vết bệnh là những đốm nhỏ màu đen hay nâu xuất hiện trên bề mặt lá
và lan rất nhanh, sau đó lá sẽ bị cháy khô từng mảng và sẽ rụng khi bệnh nặng, nếu
nấm tấn công vào phần đọt lá thì phần đọt lá sẽ bị khô và có màu đen.
Triệu chứng trên trái: Ban đầu trên vỏ trái xuất hiện những chấm nhỏ màu nâu
và lan rất nhanh, về sau chuyển qua đen và từ từ bao kín bề mặt vỏ trái. Trong điều
kiện ẩm ướt, trên vết bệnh xuất hiện lớp tơ nấm màu trắng. Trái non bị khô cứng, có
màu đen nhưng vẫn dính trên cây. Trái gần thu hoạch bị thối một phần hoặc cả trái,
trái bị rụng, hạt lép, phần thịt bên trong bị thối và có rất nhiều sợi nấm màu trắng (Ngô
Thành Khôn Nguyên, 2010).
Triệu chứng bệnh trên quả ca cao do các loài Phytophthora sp. gây ra đều giống
nhau. Bệnh lúc đầu xuất hiện với một đốm mờ, khoảng 2 ngày sau khi bị nhiễm các
đốm chuyển sang màu nâu sôcôla, sau đó bị đen và lan rộng nhanh chóng trên khắp
quả. Trong vòng 14 ngày, quả trở nên đen hoàn toàn và các mô bên trong bao gồm cả
hạt, khô quắt lại tạo thành một quả khô quắt. Quả khô quắt này là nguồn lây nhiễm
chính của Phytophthora palmivora, trái lại Phytophthora megakarya chủ yếu lây
nhiễm từ đất. Các quả dễ mẫn cảm ở tất cả các giai đoạn phát triển và sự lây nhiễm có
thể xảy ra ở bất cứ phần nào của quả. Trong điều kiện ẩm độ cao, một quả bị nhiễm

bệnh có thể sản sinh ra 4 triệu bào tử. Nước là yếu tố cần thiết cho quá trình lan truyền
bệnh từ các nguồn lây nhiễm như từ đất, các rễ cây, quả hoặc thân bị loét. Điều kiện


14

ẩm độ cao giúp cho nấm bệnh phát triển và lan rộng nhanh hơn (Trần Hoài Thanh,
2010).
Sự nhiễm bệnh sinh ra loét thân, các vết loét này có thể phát triển vòng quanh
thân, gây hiện tượng chết cây “bất ngờ”. Các vết loét thân được thể hiện dưới dạng
những mảng lõm trên vỏ cây, đôi khi rỉ ra dịch màu đỏ ở những chỗ vỏ cây nứt. Cắt bỏ
phần vỏ bên ngoài sẽ phát hiện một vết màu nâu đỏ mờ, lan rộng trong mô mạch, vết
này không xâm nhập sâu vào bên trong gỗ. Ngoài ra Phytophthora sp. còn gây ra hiện
tượng cháy lá ở ca cao (Trần Hoài Thanh, 2010).
2.3.3. Biện pháp phòng trừ
Chọn giống chống bệnh: kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh của một số dòng
vô tính ca cao, dòng thương mại nhập nội cũng như các con lai F1 hiện đang được lưu
giữ cho thấy các giống này đều bị nhiễm bệnh thối quả và loét thân từ mức độ nhẹ đến
trung bình. Trên thế giới biện pháp sử dụng giống ca cao kháng bệnh do Phytophthora
palmivora hiện nay cũng chưa phổ biến. Do đó, đây chưa phải biện pháp chủ lực trong
phòng trừ bệnh do Phytophthora palmivora gây ra.
Sử dụng cây con sạch bệnh: tỷ lệ cây con nhiễm bệnh trong vườn ươm rất cao,
cần phải loại bỏ những cây đã bị bệnh trong vườn ươm để hạn chế nguồn bệnh trên
đồng ruộng.
Vệ sinh đồng ruộng: đây là biện pháp cần được chú trọng và nên thực hiện
thường xuyên trên đồng ruộng. Làm cỏ kịp thời và loại bỏ nguồn bệnh từ quả, cành,
thân sẽ hạn rất nhiều sự lan truyền của mầm bệnh. Ngay từ đầu mùa mưa cần cắt bỏ
kịp thời những cành bị bệnh, các quả non bị bệnh và thu gom tất cả các quả bị bệnh
rụng dưới đất, mang ra khỏi vườn tập trung để đốt vì đây chính là nguồn mầm bệnh
chủ yếu. Nhiều thí nghiệm cho thấy, nếu không loại bỏ quả bệnh thì hiệu quả của việc

phun thuốc hóa học cũng thấp hơn nhiều.
Thu hoạch quả đúng lúc, không nên để quả chin quá lâu trên cây. Không nên
chọn vỏ quả trong vườn ca cao, nhất là các vỏ quả đã bị bệnh vì Phytophthora
palmivora còn là loại nấm gây hại trong đất. Ngay cả khi gặp điều kiện bất lợi như khô
hạn, nhiệt độ cao, nấm vẫn có thể tồn tại dưới dạng bào tử hậu, khi gặp điều kiện thuận
lợi sẽ phát sinh gây hại. Tạo hình, tỉa cành giúp cho vườn cây thông thoáng. Không


×