Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGƯNG PHUN PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ VI SINH HTD04 ĐẾNSINHTRƯỞNG, NĂNGSUẤT CỦA CÂY CẢI BẸ XANH TRỒNG TẠI XÃ TRÀ ĐA, TP.PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGƯNG PHUN PHÂN
BÓN LÁ HỮU CƠ VI SINH HTD-04 ĐẾNSINHTRƯỞNG,
NĂNGSUẤT CỦA CÂY CẢI BẸ XANH TRỒNG
TẠI XÃ TRÀ ĐA, TP.PLEIKU, TỈNH GIA LAI

NGÀNH: NÔNG HỌC
KHÓA: 2008 – 2012
SVTH: TRỊNH XUÂN PHONG

Gia lai, tháng 7 năm 2012


KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGƯNG PHUN PHÂN
BÓN LÁ HỮU CƠ VI SINH HTD-04 ĐẾN SINHTRƯỞNG,
NĂNGSUẤT CỦA CÂY CẢI BẸ XANH TRỒNG
TẠI XÃ TRÀ ĐA, TP.PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Tác giả
TRỊNH XUÂN PHONG

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn : TS. PHẠM THỊ MINH TÂM


Gia lai, tháng 7 năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi đã có những ngày tháng học tập thật đáng nhớ trong thời gian vừa qua. Để
được như ngày hôm nay, trước hết Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông Học cùng toàn thể quý
Thầy Cô đã tạo ra một môi trường học tập tốt nhất, giúp Tôi học hỏi và mở mang kiến
thức.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đến cô Phạm Thị Minh Tâm
đã tận tình hướng đẫn Tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá
trình học tập cũng thực hiện khóa luận, Tôi rất cảm kích trước sự giúp đỡ nhiệt tình
của bạn bè. Tất cả dường như đã cho tôi những sự quan tâm thật sâu sắc, Tôi xin chân
thành cảm ơn.
Lời cảm ơn cuối cùng tôi xin được dành cho Ba Mẹ đã nuôi dạy Con có cuộc
sống như ngày hôm nay, các Anh Chị và Em những người đã thương yêu, tạo điều
kiện cho Tôi học tập và giúp Tôi làm thí nghiệm.
Tôi sẽ không được như ngày hôm nay nếu như thếu sự giúp đỡ của tất cả mọi
người. Xin nhận lời cảm ơn chân thành nhất từ nơi Tôi.
Pleiku, ngày 12 tháng 8 năm 2012
Sinh viên

Trịnh Xuân Phong


TÓM TẮT
TRỊNH XUÂN PHONG, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, tháng 7/ 2012
Đề tài“KHẢO SÁT LIỀU LƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGƯNG PHUN PHÂN
BÓN LÁ HỮU CƠ VI SINH HTD-04 ĐẾN SINHTRƯỞNG, NĂNGSUẤT CỦA
CÂY CẢI BẸ XANH TRỒNG TẠI XÃ TRÀ ĐA, TP.PLEIKU, TỈNH GIA LAI”

Giáo viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ MINH TÂM
Đề tài được tiến hành tại xã Trà Đa, TP. Pleiku - tỉnh Gia Lai, từ tháng 2/2012
đến 5/2012 gồm 2 thí nghiệm được thực hiện trên giống cải bẹ xanh do công ty hạt
giống Ánh Dương sản xuất để xác định liều lượng và thời gian ngưng phun phân bón
láhữu cơ vi sinh HTD-04 thích hợp cho cải bẹ xanh sinh trưởng mạnh, phẩm chất tốt
và năng suất cao.
Cả 2 thí nghiệm đều là đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn
ngẫu nhiên, ba lần lặp lại. Thí nghiệm 1 gồm 6 nghiệm thức với 5 nghiệm thức phun
phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 với các liều lượng (60, 100, 140, 180, 220 ml/10
lít) và 1 nghiệm thức phun MX1 (30 g/10 lít) làm đối chứng. Thí nghiệm 2 gồm 3
nghiệm thức là thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 ở 4, 8 và 12
ngày trước thu hoạch. Nền phân dùng cho thí nghiệm (tính cho 1 ha) = (750 (kg) vôi +
12 (tấn) phân chuồng + 160 (kg) N + 126(kg) P2O5 + 22(kg) K2O). Lượng nước sử
dụng cho 1 ha: 320 lít. Tiến hành phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HDT-04 (140 ml/10
lít) vào lúc 8 NST và cách 4 ngày phun 1 lần, phun vào chiều tối. Thời gian ngưng
phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 ở thí nghiệm 2 tương ứng với từng nghiệm
thức.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Liều lượng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04(140ml/10lít) trên cải bẹ
xanh ở 4 ngày trước thu hoạch cho chiều cao cây cao nhất32,4 cm: cải mướt nhất;
năng suấtđạt 37,93 tấn/ha; lợi nhuận thu được là 94.589.000 VNĐ, đồng thời lượng
Nitrate trong rau sau thu hoạch đều thấp.


MỤC LỤC
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. 2
TÓM TẮT........................................................................................................................ 3
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 4
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................ 9
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ 11
Chương 1GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................................. 12
1.1 Đặt vấn đề: ............................................................................................................... 12
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................... 13
1.3 Yêu cầu: ................................................................................................................... 13
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 13
Chương 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 14
2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước ................................................. 14
2.1.1 Trên thế giới ......................................................................................................... 14
2.1.2 Trong nước ........................................................................................................... 14
2.2 Sơ lược về cải bẹ xanh............................................................................................. 14
2.2.1 Đặc điểm thực vật học .......................................................................................... 15
2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cải bẹ xanh..................................................................... 15
2.2.3 Kỹ thuật trồng ....................................................................................................... 16
2.3 Sơ lược về phân bón lá ............................................................................................ 16
2.4 Tác dụng của việc sử dụng phân bón vô cơ ............................................................ 17
2.5 Phân hữu cơ vi sinh HTD ....................................................................................... 18
2.5.1 Phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 ..................................................................... 19
2.5.1.1 Thành phần ........................................................................................................ 19
2.5.1.2 Công dụng ......................................................................................................... 19


2.5.1.3 Cách dùng .......................................................................................................... 19
2.5.2 Các kết quả nghiên cứu trên HTD ....................................................................... 19
Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 22
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm............................................................ 22
3.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 22
3.3 Dụng cụ, trang thiết bị ............................................................................................. 22
3.4 Điều kiện nghiên cứu............................................................................................... 22

3.5.1 Bố trí thí nghiệm .................................................................................................. 23
3.5.2 Thí nghiệm 1: ....................................................................................................... 23
3.5.2.1 Qui mô thí nghiệm ............................................................................................. 23
3.5.2.2 Thí nghiệm 2: .................................................................................................... 24
3.5.2.3 Qui mô thí nghiệm thí nghiệm 2........................................................................ 24
3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: .................................................................... 25
3.6.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng ......................................................................................... 25
3.6.2 Chỉ tiêu về phẩm chất ........................................................................................... 26
3.6.3 Chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất...................................... 26
3.6.4 Xử lý số liệu ......................................................................................................... 26
3.7 Quy trình kỹ thuật .................................................................................................... 27
3.7.1 Giai đoạn vườn ươm ............................................................................................. 27
3.7.2 Giai đoạn trồng ra ruộng sản xuất ........................................................................ 27
Chương 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 29
4.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến sinh
trưởng và năng suất cải bẹ xanh .................................................................................... 29
4.1.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến động
thái tăng trưởng chiều cao của cây cải bẹ xanh. ............................................................ 29
4.1.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến tốc
độ tăng trưởng chiều cao của cây cải bẹ xanh. .............................................................. 31
4.1.3 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến động
thái và tốc độ ra lá của cây cải bẹ xanh. ........................................................................ 32
4.1.3.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến
động thái ra lá của cây cải bẹ xanh. ............................................................................... 32


4.1.3.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến tốc
độ ra lá của cây cải bẹ xanh. .......................................................................................... 33
4.1.4 Thành phần sâu, bệnh hại trên cây cải bẹ xanh. ................................................... 34
4.1.5 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến các

yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây cải bẹ xanh. ............................................. 37
4.1.6 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến phẩm
chất của cải bẹ xanh. ...................................................................................................... 39
4.1.7 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến hiệu
quả kinh tế với cải bẹ xanh ............................................................................................ 41
4.2 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến
sinh trưởng và năng suất cải bẹ xanh ............................................................................ 42
4.2.1 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
đến động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây cải bẹ xanh ............................. 42
4.2.2 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây cải bẹ xanh .................................................. 43
4.2.3 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
đến động thái tăng trưởng số lá của cây cải bẹ xanh ..................................................... 44
4.2.4 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
đến tốc độ tăng trưởng số lá của cây cải bẹ xanh. ......................................................... 45
4.2.5 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
đến động thái và tốc độ tăng trưởng diện tích lá của cây cải bẹ xanh ........................... 46
4.2.5.1 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
đến động thái tăng trưởng diện tích lá của cây cải bẹ xanh........................................... 46
4.2.6 Thành phần và tỉ lệ sâu, bệnh hại trên cây cải bẹ xanh. ....................................... 48
4.2.7 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .......................................................... 49
4.2.8 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
đến độ mướt cải bẹ xanh................................................................................................ 51
Ngoài các yếu tố về năng suất quyết định hiệu quả kinh tế cải bẹ xanh, yếu tố về
hình thức sẽ quyết định nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu cải bẹ xanh bẹ xanh có
độ mướt, bóng tốt hơn thì sức mua của người tiêu dùng sẽ cao hơn............................. 51


4.2.9 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04

đến dư lượng Nitrate trên cây cải bẹ xanh khi thu hoạch .............................................. 52
4.2.10 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
đến hiệu quả kinh tế cải bẹ xanh ................................................................................... 53
Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 56
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 56
5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 57
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 58


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA:

Anlysis of variance (Phân tích phương sai)

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CV:

Coefficient of variation (Hệ số biến động)

Đ/C:

Đối chứng

ĐVT:

Đơn vị tính


LSD:

Least Signicant Difference (Chênh lệch nhỏ nhất)

LLL:

Lần lặp lại

NT:

Nghiệm thức

NST:

Ngày sau trồng

NSTT:

Năng suất thực tế

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NSG:

Ngày sau gieo

ns:


Non significant (Không có ý nghĩa)

NSTH:

Ngày sau thu hoạch

ppm:

part per million (Một phần triệu)

TB:

Trung bình


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số liệu khí tượng của TP Pleiku – Gia lai tháng 2 - 5 năm 2012................ 22
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến
động thái tăng trưởng chiều cao của cây cải bẹ xanh. ................................................... 29
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón láhữu cơ vi sinh HTD-04 đến
tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây. ........................................................................... 31
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến
động thái ra lá của cây cải bẹ xanh. ............................................................................... 32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến
tốc độ ra lá của cây cải bẹ xanh. .................................................................................... 33
Bảng 4.5 Tỷ lệ (%) cây cải bẹ xanh bị bọ nhảy hại .................................................... 35
Bảng 4.6 Tỷ lệ % cây bị thối nhũn ở giai đoạn thu hoạch. ........................................... 36
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây cải bẹ xanh. ...................................... 38

Bảng 4.8: Ảnh hưởng đến độ mướt của cải bẹ xanh thu hoạch (%) ............................ 40
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế khi phun các liều lượng phân bón lá hữu cơ vi sinh
HTD-04 trên cây cải xanh. ............................................................................................ 41
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD04 đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây. ......................................................... 42
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD04 đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây. ............................................................... 43
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD04 đến động thái tăng trưởng số lá của cây. .................................................................. 44
Bảng 4.13 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD04đến tốc độ tăng trưởng số lá của cây cải bẹ xanh. ..................................................... 45
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh
HTD-04 đến động thái tăng trưởng diện tích lá của cây cải bẹ xanh. .......................... 46
Bảng 4.15 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD04 đến tốc độ tăng trưởng diện tích lá của cây cải bẹ xanh .......................................... 47


Bảng 4.16 Tỷ lệ (%) cây cải bẹ xanh bị bọ nhảy hại ................................................... 48
Bảng 4.17 Tỷ lệ (%) cây bị thối nhũn giai đoạn thu hoạch. ......................................... 49
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh
HTD-04 đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. ........................................... 50
Bảng 4.19: Đánh giá mức độ mướt của cải bẹ xanh (%) .............................................. 52
Bảng 4.20 Ảnh hưởng của thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD04 đến dư lượng Nitrate trên cải bẹ xanh khi thu hoạch ............................................... 53


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ............................................................................... 12
Hình 3.2Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ................................................................................ 13
Hình 3.3Toàn cảnh thí nghiệm 1 .................................................................................. 14
Hình 3.4Toàn cảnh thí nghiệm 2 .................................................................................. 14
Hình 4.1 Cải bẹ xanh bị sâu bọ nhảy gây hại ............................................................... 36
Hình 4.2 Cải bẹ xanh bị sâu đất ăn ngọn ...................................................................... 36
Hình 4.3 Sâu xanh da láng và Bọ nhảy gây hại ở cải bẹ xanh ...................................... 37
Hình 1: Cải bẹ xanh 10 NSG ........................................................................................ 58
Hình 2: Cải bẹ xanh 5 NST .......................................................................................... 58

Hình 3: Giai đoạn làm đất............................................................................................. 58
Hình 4: Cải bẹ xanh khi thu hoạch ............................................................................... 58


GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề:
Đời sống vật chất của con người ngày càng nâng cao. Do đó, vấn đề sức khỏe càng
được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh sử dụng những nguồn dinh dưỡng từ thịt, cá,
trứng, sữa...thì rau là một thực phẩm có xu hướng được sử dụng nhiều hơn để đảm bảo
sức khỏe, sắc đẹp và tuổi thọ.Vì trong rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ
thể con người như: Vitamin, sinh tố, khoáng chất, đường, bột, đạm…Mỗi loại rau có
đặc tính và giá trị riêng, trong đó cải xanh là loại rau ăn lá quan trọng được nhiều
người ưu thích.
Cây cải xanh có tên khoa học là “Brassica juncea” thuộc họ thập tự
“Brassicaceae”, là cây rau được sử dụng rộng rãi ở các bữa ăn hằng ngày và chiếm vị
trí quan trọng trong ngành rau, là một loại ra rất dễ ăn và có hương vị đặt biệt góp
phần tăng lên sự ngon miệng.
Lợi ích của cây cải xanh là không thể phủ nhận được, rau là thực phẩm không thể
thiếu trong đời sống con người. Rau nói chung và rau cải xanh nói riêng là nguồn cung
cấp vitamin A, vitamin C, riboflavin, tiamin và các chất khoáng như: Ca, Fe…Ngoài
việc dùng trong bữa ăn hàng ngày rau còn là nguyên liệu chế biến bánh keọ, nước giải
khát, hương liệu, dược liệu. Ngoài những chất dinh dưỡng quan trọng thì nó còn chúa
một lượng chất xơ lớn có tác dụng kích thích hoạt động của nhu mô ruột giúp tiêu hoá
được thuận lợi (TạThu Cúc, 2007).
Đặc biệt khi các loại dinh dưỡng khác đày đủ thì nhu cầu về rau xanh, rau sạch
ngày càng tăng. Tuy nhiên, trong những năm gần đâytình trạng ngộ độc rau đã ảnh
hưởng đến sức khỏe người thiêu dùng. Đó là do việc sử dụng phân hóa học và hóa chất
bảo vệ thực vật mà không kiểm soát được.
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng rau an toàn cho người dân và nhu cầu cho sản
xuất của nông dân, ngoài việc tuyển giống có năng suất cao, chất lượng hạt giống tốt,

tưới nước, phòng trừ sâu bệnh và phân bón hữu cơ là một yếu tố rất quang trọng.Tại


các vùng sinh thái khác nhau thì việc sử dụng phân bón khác nhau và liều lượng sử
dụng phân cũng khác nhau.
Trước những yêu cẩu thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu “khảo sát liều lượng
và thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinhHTD-04 đến sinhtrưởng,
năngsuất của cây cải bẹ xanh trồng tại xã Trà Đa, TP.Pleiku, Tỉnh Gia Lai” để
tìm ra lượng phân và thời gian ngưng phun phân thích hợp cho cây mang lại năng
suấtvà hiệu quả kinh tế.
1.2 Mục tiêu
Xác định liều lượng và thời gian ngưng phun phân bón lá hữu cơ HTD-04 thích
hợp sử dụng cho cây mang lại năng suấtvà hiệu quả kinh tế.
1.3 Yêu cầu:
• Theo dõi một số đặc tính sinh trưởng của cây như: chiều cao cây, số lá.
• Theo dõi tỉ lệ sâu bệnh hại.
• Theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện với giống cải xanh trong một vụ xuân hè năm 2012 tại xã Trà Đa –
thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và trong nước
2.1.1 Trên thế giới
Ở những nước có nền kinh tế phát triển, rau là nguồn nguyên liệu phục vụ cho
công nghiệp chế biến dưới nhiều dạng khác nhau: sản xuất rau tươi, đông lạnh, đóng
hộp, sấy khô (khử nước), làm chua, chích tinh dầu dùng trong y dược, sản xuất rượu,
nước uống rau quả, mỹ phẩm…Các loại rau quan trọng và có giá trị thương mại:

Cải bắp, cải bông, Broccoli: là loại rau trồng nhiều ở các nướcôn đới, á nhiệt
đới như: Mỹ, Nhật, Đức, Trung Quốc, Địa Trung Hải. Hiện nay, ngoài các giống và
các biến chủng bắp cải trồngở vùng lạnh còn có các giống trồng đượcở vùng nhiệt đới
(Phạm Hữu Nguyên, 2009).
2.1.2 Trong nước
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, diện tích trồng rau trong cả nước năm
2005 là 644 ngàn ha, năng suấtđạt 150 tạ/ha và sản lượngđạt 9,5 triệu tấn. Đã hình
thành nên các vùng chuyên canh rau lớn nhưở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long vàĐông Nam Bộ. Năm 2007, vùng sản xuất rau lớn nhất của nước ta là
Đồng bằng sông Hồng (chiếm 25% về diện tích và 28,3 % về sản lượng rau cả nước).
Theo Cục Trồng Trọt (2010), năm 2008, tổng diện tích rau cả nước là 722
ngàn ha, năng suất trung bìnhđạt 15,9 tấn/ha với sản lượngđạt trên 11,4 triệu tấn. Sáu
tháng đầu năm 2009, cả nước sản xuất hơn 500 ha rau, đậu các loại, trong đó miền Bắc
là 240 ngàn ha (được trích dẫn bởi Phạm Hữu Nguyên, 2009).
2.2 Sơ lược về cải bẹ xanh
Cải xanh Brassica juncea, tên tiếng Anh là Feaf mustard, thuộc họ thập
tựBrassicaceae, có nguồn gốc từ miền nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, có nhiều ở
vùng Trung Á. Ở nước ta cây được trồng khắp cả nước, có thể trồng quanh năm trừ
những tháng nóng và mưa nhiều (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2009).


Thành phần dinh dưỡng: cải bẹ xanh cũng khá cao, đặc biệt là thành phần diệp
hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, trong 100g phần ăn được cho 18kcal, 1,7g protein,
125g vitamin A, 51 mg vitamin C và các chất caroten, anbumin, a-xit nicotic.
Bên cạnh đó, cải xanh còn rất nhiều công dụng chữa bệnh nếu đem kết hợp với
những loại thực phẩm khác. Khi bị ho phong hàn, nhiều đờm, dùng thân lá cải xanh
nhỏ nấu cháo ăn rất tốt. Trường hợp bị mẩn ngứa có thể dùng nước lá cải đun lên rửa
sẽ hết ngứa (Trần Thế Tục, Nguyễn Ngọc Kính, 2005).
2.2.1 Đặc điểm thực vật học
Rễ: Rễ chùm, phát triển nông, tập trung chủ yếuở tầng đất mặn, rễ phụ phát

triển mạnh và rộng.
Thân: Là cây thân thảo, cao tới 50 – 100 cm, thân tròn, không lông, thân chính
kém phát triển, trên thân chính đượcđính bởi nhiều lá.
Lá: có phiến xoan ngược tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc tù hẹp, mép nhăn có
khía, gân bên 5 – 6 đôi, cuống dài tròn.
Hoa: Là cây họ thập tự, cuống hoa dài 3 – 5 cm, hoa vàng tươi.
Quả: quả cải dài 5 – 12 cm, hạt tròn có màu vàng nâu (Tạ Thu Cúc, 2007).
2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cải bẹ xanh
a. Nhiệt độ: Là yếu tốảnh hưởng tới sinh trưởng của cải bẹ xanh. Nhiệt độảnh hưởng
đến sự nảy mầm, ra hoa, thụ phấn, tạo hạt, quan trọng nhất làảnh hưởng đến sự chín.
Cải bẹ xạnhở Việt Nam là giống cây chịu nhiệt, rất thích hợp vớiđiều kiện nhiệt độ
trong nước.Cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 180C – 220C.
b. Ẩm độ: Ẩm độ không khí vàẩm độ trong đất cóảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh
trưởng như sự nảy mầm, sự sinh trưởng…Trong điều kiện khô và nóng rất thích hợp
với việc sản xuất hạt cải. Độẩm cao làm tăng tỉ lệ hoa cái.
c. Ánh sáng: Là một phần quan trọng của quá trình quang hợp. Thời gian chiếu sáng
là yếu tốảnh hưởng đến sự phát triển của cây rau.
d. Đất: Cung cấp dinh dưỡng, nước và làm giá thể cho cây đứng vững nên có vai trò
quan trọng trong sinh trưởng của cây. Thường thích hợp nhất là các loại đất cát pha,
thịt nhẹ, độ pH khoảng 5,5 – 6,5.


e. Chất hữu cơ: Chất hữu cơ có vai trò cải tạo thành phần vật lý của đất, tăng khả
năng giữ nước, cũng như giữ và hạn chế sự mất dinh dưỡng(Tạ Thu Cúc, 2007)
2.2.3 Kỹ thuật trồng
Cải bẹ xanh là loại rau ăn lá ngắn ngày, có thể trồng bằng cách gieo thẳng
hoặcươm cây con để cấy. Nếu gieo thẳng hạt thì 30 – 35 ngày có thể thu hoạch được.
Nếu cấy thì từ lúc gieo đến lúc cấy là 18 – 20 ngày, từ ngày cấy đến lúc thu hoạch là
18 – 20 ngày (Mai Văn Quyền và ctv, 1995). Ở phía Bắc cải xanh được trồng vào vụ
Đông xuân, ở phía nam thì được trồng quanh năm nhưng do vụ hè thu sâu bệnh nhiều

và cuối thu mưa nhiều, rau cải dễ bị chết do tổn thương và ngập úng.
a. Làm đất, gieo trồng
Cải bẹ xanh được trồng hầu hết các loại đất, trừ đất cát và các loại đất quá nghèo
dinh dưỡng , tuy nhiên, trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ.
Làm sạch cỏ, cày xới kỹ, lên liếp khoảng 0,8 -1 m. Sau đó bón lót phân và gieo thẳng
hoặc cấy.
Nếu gieo thẳng (sạ)thì lượng giống cần cho 1000m2 là 300 – 500 g.
Nếu cấy thì lượng giống cần dùng cho 1000m2 là 60 – 80 g.
b. Bón phân, tưới nước
Bón lót toàn bộ lượng phân chuồngđã hoai mục.
Thường xuyên tưới nước giữẩm cho rau, nên tưới sáng sớm hoặc đầu giờ chiều, tránh
ướt đất ban đêm.
c. Phòng trừ sâu bệnh
Cải bẹ xanh là cây ngắn ngày nên chủ yếu phòng là chính. Nếu có bọ nhảy thì có thể
sử dụng thuốc hóa học.
d. Thu hoạch
Khoảng 35 – 40 ngày sau gieo thì có thể tiến hành thu hoạch, nếu trồng gieo cấy thì
sau 40 – 45 ngày sau thu hoạch. Nhổ, rửa, và sắp xếp nhẹ nhàng trước khi bán.
2.3 Sơ lược về phân bón lá
Từ những năm 1950, các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được rằng cây trồng
có thể tiếp nhận chất dinh dưỡng qua lá, chủ yếu qua khí khổng của lá. Hiệu quả sử
dụng của các chất dinh dưỡng phun qua lá hơn từ 10 – 20 lần so với bón qua đất. Các


nhà khoa học Ý còn thấy rằng nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ khác như các axit amin
cũng có thể đi vào cây qua lá.
Theo Lê Văn Tri (2000), có hai cách chính để bón phân cho câytrồng đó là bón
phân qua rễ và bón phân qua lá. Nếu kết hợp cả hai cách trên sẽ đem lại hiệu quả kinh
tế cao hơn. Khi bón phân qua lá, lượng phân được hòa tan vào nước ở nồng độ cho
phép, phun ướt đẫm lá, thân cây, quả và nó được chuyển vào bên trong và được sử

dụng ngay để kích thích toàn bộ cây. Nếu bón với nồng độ cao, cây sẽ bị ngộ độc và
chết.Nếu bón với nồng độ thấp thì hiệu quả không rõ.Vì vậy, trong một quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây phải bón nhiều lần ở những nồng độ thích hợp. Phân bón
lá có thể có các chất đa lượng, trung lượng, vi lượng hoặc các chất kích thích tăng
trưởng.
Theo kết quả nghiên cứu sản xuất phân bón lá của Nguyễn Huy Phiêu, Đặng
Ninh, Lương Quỳnh Trúc, Phạm Đỗ Thanh Thùy, Ngô Văn Nhượng, Quách Thị
Phiến, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Đình Dinh, Nguyễn Văn Bộ:
Cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá
trong khi diện tích lá của cây lại gấp hàng chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới. Dùng
phân bón lá có nhiều ưu điểm:
+ Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc
+ Hệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn
+ Chi phí thấp hơn
+ Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng.
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới
95%.Ở Philipin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với dùng phân bón
gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân.
Theo nghị định 113/2003/QĐCP ngày 07 tháng 10 năm 2003, phân bón lá là
loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.
2.4 Tác dụng của việc sử dụng phân bón vô cơ
Phân bón sử dụng nhiều và thường xuyên dễ gây ô nhiễm với môi trường đất.
Phân bón tồn lưu trong đất gây chết nhiều vi sinh vật trong tự nhiên.


Phân bón gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và thiệt hại cho động vật sống
trong môi trường nước.
Giá phân bón lên cao thường gây thiệt hại cho người sản xuất.
2.5 Phân hữu cơ vi sinh HTD

Việc kích hoạt enzyme thành dạng hoạt động mạnh trong điều kiện bình thường
và việc tăng sinh khối vi sinh vật sẵn có, đồng thời bổ sung thêm những vi sinh vật có
ích là những nghiên cứu khá phức tạp về lý thuyết. Tuy nhiên, thử nghiệm sử dụng
HTD đã thu được kết quả rất ấn tượng. Công ty TNHH Long Đỉnh giới thiệu bộ sản
phẩm HTD ứng dụng cho nhiều giai đoạn và đối tượng cây trồng bao gồm:
-Chất HTD-01 super: Dùng chung cho mọi loại cây trồng.
-Chất HTD-02 super: Hỗ trợ cây trồng kháng, chịu phèn. Đặc biệt giúp cây lúa
tăng khả năng chịu phèn, chống vàng lá, bông lép hạt…
Pha 25 ml HTD-02 super trong bình phun 8 - 10 lít nước, phun đều lên lá vào
buổi sáng sớm hoặc buổi chiều trong giai đoạn đẻ nhánh để xua đuổi côn trùng, giúp
lúa khỏe, tăng trưởng mạnh.
-Chất HTD-03 super: Dùng cho hoa, cây kiểng, phong lam các loại, giúp cây
cho nhiều hoa, hoa đẹp. Chống rụng nụ hoa, rụng hoa. Phục hồi nhanh cây bị suy dinh
dưỡng. Chống vàng lá, nấm bệnh trên hoa, tăng độ bền và màu sắc của hoa.
-Chất HTD-04 super: Hỗ trợ rau màu giúp cây mượt lá, xanh lá, đẹp lá và xua
đuổi côn trùng. Tăng sức kháng bệnh, tăng đậu trái, bóng đẹp, đẹp trái, giữ trái tươi lâu
sau thu hoạch. Hỗ trợ tốt nhất trong sản suất rau sạch.
-Chất HTD-05super: Hỗ trợ sinh trưởng cà phê, chè, tiêu giúp cây mượt lá,
xanh lá, đẹp lá và xua đuổi côn trùng. Tăng sức kháng bệnh giúp cây nhiều trái, bóng
hạt.
-Chất HTD-06 super: Hỗ trợ sinh trưởng khâu ươm giống và cây lấy gỗ giúp
cây mượt lá, xanh lá, đẹp lá, nhiều rễ, rễ mạnh, xua đuổi côn trùng và kháng bệnh hại.
-Chất HTD-07 super: Hỗ trợ cho thanh long và cây họ xương rồng giúp cây
sinh trưởng mạnh, chống thối gốc, tuyến trùng và xua đuổi côn trùng. Tăng sức kháng
bệnh, tăng đậu trái, bóng trái, đẹp trái, trái tươi lâu sau thu hoạch.


- Chất HTD-08 super: Hỗ trợ tăng năng suất cây có củ, khoai mì (sắn), khoai
lang. Giúp cây sinh trưởng mạnh, nhiều lá và xua đuổi côn trùng, nhất là tuyến trùng
hại củ. Tăng sức kháng bệnh, tăng số củ, trọng lượng củ.

-Chất HTD-09 super: Hỗ trợ sinh trưởng cây lương thực, giúp lá xanh mượt,
nhiều hoa trái, ít sâu bệnh hại và xua đuổi côn trùng. Tăng sức kháng bệnh, tăng đậu
trái, bóng trái, đẹp trái, giữ nông sản tươi lâu sau thu hoạch.
2.5.1 Phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
2.5.1.1 Thành phần
-

Đa enzymes: Dehydrogena, Cellulase, Catalase, NPK.

-

Vi sinh vật có ích: Bacillus sp, Trichoderma sp, VSV cố định đạm, phân giải

phospho, kali.
-

Chất hữu cơ tự nhiên: acid humic, acid fulvic.

-

Đệm (buffer) hữu cơ và hoạt chất sinh học đặc biệt.

2.5.1.2 Công dụng
-

Giúp rau màu mượt lá, xanh lá, nảy mầm nhanh, sinh trưởng mạnh, ra rễ nhiều

-

Giúp rau quả tươi lâu sau thu hoạch.


-

Xua đuổi côn trùng gây hại: bọ chích hút, bướm sâu đục thân, nhện đỏ, rầy, rệp,

bọ trĩ…
-

Giúp cây trồng tự đề kháng nấm bệnh hại.

-

Không ô nhiễm môi trường, không độc và không mùi.

2.5.1.3 Cách dùng
-

Lắc đều trước khi dùng

-

Phun với liều lượng 100ml/10 lít nước, phun định kỳ 15 ngày/lần.

-

Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

-

Không pha chung với thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học.


-

Có thể pha chung với phân bón.

-

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp (Công ty

TNHH Long Đỉnh, 2008).
2.5.2Các kết quả nghiên cứu trên HTD


Năm 2011, HTD-04 đã được thử nghiệm ở các liều lượng khác nhau trên cải bẹ
xanh tại Đồng Nai, kết quả đạt được là phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 ở liều
lượng 160ml/10 lít đạt năng suất 40 tấn/ha và hiệu quả kinh tế đạt 239.388.000
VNĐ/ha/vụ (theo Nguyễn Đình Bình, 2012).
Năm 2011, HTD-04 đã được thử nghiệm ở các liều lượng khác nhau trên cải
ngọt tại Đồng Nai, kết quả đạt được là phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 ở liều
lượng 140ml/10 lít đạt năng suất 36,3 tấn/ha và hiệu quả kinh tế đạt 119.550.000
VNĐ/ha/vụ (Nguyễn Thanh Dũng, 2012).
Năm 2007, HTD-05 đã được thử nghiệm trên cà phê tại Pleiku, kết quả bước
đầu rất phấn khởi (độ chín đồng đều 75 %, giảm rụng trái 15 %).
Sau 3 năm, vùng rau tại An Khê, Gia Lai sử dụng HTG và HTD, kết quả (theo
đánh giá của trạm BVTV) số lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học trên đồng
ruộng đã giảm đến mức thấp nhất, trong khi đó các loại rau màu vẫn cho năng suất
tăng dần và ổn định.
TừTiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp đến Bình Phước, Q.9 (TP.HCM), việc
sử dụng HTD-03 cùng với tăng cường phân lân và kỹ thuật chuẩn bị cho sầu riêng ra
hoa đã đạt thành quả tốt. Bên cạnh đó, sử dụng HTD-01 trong giai đoạn tạo tạo trái đã

được áp dụng nhiều nơi với kết quả rất khả quan. Cây sầu riêng không bị suy kiệt, vẫn
mạnh khỏe và phát triễn tốt, trái đều. Kết quả thử nghiệm HTD trên các đối tượng:
phong lan (2.000 cây Dendrobium, Mokara) ở Bình Chánh, 420 phong lan
Dendrobium bị suy kiệt do phân bón tại Tân Phú, vườn kiểng Mai Hương tại Gò Vấp,
và thử nghiệm 200 m2 đậu phộng tại xã Trung An, Củ Chi cho thấy:
1. Trong mùa rụng lá Dendrobium tháng 12/2007, HTD đã giúp chặn lại và phục
hồi nhanh các chồi mới. Hiện nay, chủ vườn lan (chị Mai) vẫn phun đều đều 10
ngày/lần, mỗi lần phun đều có kết hợp thêm phân bón lá cho các giai đoạn. Hiệu quả
rõ rệt giữa hai lô “có thêm HTD” và “không thêm HTD” là: ốc sên không còn gây hại
trên cây lan (lan nhỏ và lớn). Không thấy xuất hiện cuống chiếu, gián con ăn đầu rễ
phong lan trong chậu. Nhện đỏ không còn tác hại trên Dendrobium khi thời tiết chuyển
sang mùa nóng.


2. Tại vườn kiểng Mai Hương (vườn anh Đào Văn Chiến), HTD đã xua đuổi mạnh
côn trùng trong các chậu kiểng. Khi kết hợp phân bón lá, cây kiểng có dấu hiệu vươn
mạnh, số lượng muỗi gián trong vườn giảm.
3. Tại các nơi sâu không thể xuất hiện mặc dù đôi khi vẫn thấy có bướm (bướm
không đẻ trứng nửa trong thời gian dài).
4. Ngoài ra HTD còn giúp hạn chế pH chua: giữa đối chứng và sử dụng HTD cho
thấy: các yếu tố bên trong HTD giúp cây chống chịu tốt với điều kiện chua (lá đậu
phộng phun HTD xanh hơn đối chứng). Cả hai lô đều không sử dụng vôi bón lót
(Công ty TNHH Long Đỉnh,2008).


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2012 tại thôn 5 xã Trà
Đa thành phố Pleiku – Gia Lai.

3.2 Vật liệu thí nghiệm
- Giống cải xanh: hạt giống cải xanh chìa khóa vàng, của công ty TNHH một
thành viên hạt giống Ánh Dương. Cây dạng lớn, lá to màu xanh mỡ, mùi thơm cọng
nhỏ, cao khoản 25 – 40 cm. Độ sạch: ≥99%, độ ẩm:≤ 10%, tỉ lệ nảy mầm: ≥75%.
- Phân bón lá hữu cơ sinh học HTD-04 của công ty LONG ĐỈNH, đã được mô tả
chi tiết tại mục 2.5.
- Phân bón lá (đối chứng). MX1(35-5-5+5MgO) của công ty TNHH – SX MAI
XUÂN. Là phân chuyên dùng cho rau ăn lá. Thành phần: N2: 35%; P2O5: 5%; K2O:
5%; MgO: 5%; S: 0,7%.
3.3 Dụng cụ, trang thiết bị
Dụng cụ thí nghiệm: cuốc, bình bơm thuốc, ống nước tưới, máy chụp ảnh, vở, viết.
Dụng cụ do: thước đây, thước thẳng, cân.
3.4 Điều kiện nghiên cứu
-

Các yếu tố đất đai: phần lớn toàn xã trà đa là đất thịt pha cát, có địa hình đồi

dốc,hàm lượng dinh dưỡng như đạm tổng số và lân hữu cơ giàu.
Bảng 3.1: Số liệu khí tượng của TP Pleiku – Gia lai tháng 2 -5 năm 2012
Tháng
2
3
4
5

Lượng mưa (mm)
24,8
14
108,7
133,5


Nhiệt độ (0C)
23,99
24,82
23.,2
24,17

Độ ẩm (%)
76,62
77,68
75,60
76,16


Các yếu tố thời tiết: nằm trong vùng cao nguyên, hướng gió thay đổi theo mùa rõ rệt
mùa mưa hướng tây nam, mùa khô thịnh hành hướng đông bắc. Nhiệt độ ở đây là cao
hơn so với nhiệt thích hợp cho cải bẹ xanh phát triển (18-22oC), độ ẩm thích hợp cho
sự phát triển của cải bẹ xanh. Vào tháng 4,5 lượng mưa nhiều làm tổn thương, dập lá.
3.5 Phương pháp nghiên cứu: gồm 2 thí nghiệm
3.5.1 Bố trí thí nghiệm
3.5.2 Thí nghiệm 1:
Thí nghiệm đơn yếu tố với 6 nghiệm thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nghiên, 3 lần lặp lại.
Trong giai đoạn ruộng sản xuất thì mới tiến hành bố trí thí nghiệm với các nghiệm
thức được phun phân với các liều lượng sau (60, 100, 140, 180, 220 ml/10 lít) và 1
nghiệm thức đối chứng phun MX1 (30 g/10 lít).
Lượng phân nền (tính cho 1ha) = (750 (kg) vôi + 12 (tấn)phân chuồng + 160 (kg)
N + 126(kg) P2O5 + 22(kg) K2O).Bắt đầu phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04
vào 8 ngày sau trồng và định kì 4 ngày phun 1 lần, ngưng phun phân vào lúc 16 NST,
phun vào chiều tối. Tổng cộng có 3 lần phun.Lượng nước sử dụng cho 1 ha: 320 lít/

ha.
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
LLL1

LLL2

LLL3

NT1(ĐC)

NT5

NT6

NT3

NT4

NT2

NT5

NT6

NT4

NT2

NT1(ĐC)


NT3

NT4

NT2

NT1(ĐC)

NT6

NT3

NT5

Chiều biến thiên
Hình 3.1Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
3.5.2.1 Qui mô thí nghiệm
- Diện tích ô thí nghiệm: 10 * 1 = 10 m2
- Số ô thí nghiệm: 6 * 3 = 18 ô


- Diện tích thí nghiệm: 18 * 10 = 180 m2.
- Tổng diện tích khu thí nghiệm: 250m2.
3.5.2.2 Thí nghiệm 2:
Thí nghiệm đơn yếu tố với 3 nghiệm thức được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nghiên, 3 lần lặp lại, gồm 3 nghiệm thức:
Trong giai đoạn ruộng sản xuất thì mới tiến hành bố trí thí nghiệm với các nghiệm
thức ngưng phun phân bón lá hữu cơ vi sinh HTD-04 ở 4, 8 và 12 ngày trước thu
hoạch. Trong đó nghiệm thức ngưng phun phân trước 4 ngày thu hoạch làm đối chứng.
Liều lượng HTD-04 sử dụng trong thí nghiệm 2 là kế thừa kết quả tốt nhất ở thí

nghiệm 1,đó là liều lượng HTD-04(140ml/10lít) phù hợp nhất cho sinh trưởng và năng
suất cải xanh ở thí nghiệm 1. Lượng phân nền tương tự như ở thí nghiệm 1.
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

LLL1

LLL2

LLL3

NT1(ĐC)

NT3

NT2

NT3

NT1(ĐC)

NT3

NT2

NT2

NT1(ĐC)

Chiều biến thiên
Hình 3.2Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

3.5.2.3 Qui mô thí nghiệm thí nghiệm 2
- Diện tích ô thí nghiệm: 10 * 1 = 10 m2
- Số ô thí nghiệm: 3 * 3 = 9 ô
- Diện tích thí nghiệm: 9 * 10 = 90 m2.
- Tổng diện tích khu thí nghiệm: 120m2.


×