Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đề cương ôn tập chi tiết môn quản trị kinh doanh hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.02 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Dành cho sinh viên chính quy ngành QTKD và QTKD Dầu Khí)
MỤC ĐÍCH:
Đồ án môn học Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giúp sinh viên
có điều kiện trực tiếp tiếp cận, làm quen với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong thực tế. Sinh viên phải vận dụng các kiến thức đã học tiến hành tính toán
và phân tích các mặt khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp cụ thể, từ đó đưa ra được các kết luận cũng như kiến nghị cần thiết.
Chương 1:
Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp
…(Ghi rõ tên của doanh nghiệp được nghiên cứu)
Nêu những nét đặc trưng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp về các mặt sau:
1.1.

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp
Tên DN, quyết định thành lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của DN và một
số mốc lịch sử quan trọng của DN

1.2.

Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu

+ Điều kiện địa lý: Vị trí địa lý của vùng nghiên cứu và nơi thực hiện chuyên đề
nghiên cứu, địa hình, toạ độ địa lý, điều kiện khí hậu, thời tiết, độ ẩm. Từ đó rút ra
những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
+ Điều kiện về lao động- dân số: Tình hình dân số và lao động khu vực, nơi mà
doanh nghiệp đóng quân (các đặc trưng về lao động, khả năng cung ứng về lao động,
chất lượng lao động).


+ Điều kiện kinh tế: Khái quát chung tình hình kinh tế của vùng, nơi tiến hành
chuyên đề nghiên cứu như: mức độ phát triển kinh tế vùng, mạng lưới giao thông,
thông tin liên lạc trong vùng, khả năng đáp ứng các dịch vụ khác và các vấn đề có liên
quan đến chi phí bảo vệ môi trường.
1.3. Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
+ Dùng hình thức sơ đồ mô tả công nghệ sản xuất trong các quá trình chính và
phụ trợ của doanh nghiệp,


+ Thống kê các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất đó.
Khi mô tả công nghệ sản xuất của doanh nghiệp cần chỉ ra tính tiên tiến hợp lý
hoặc chưa hợp lý của công nghệ đang áp dụng.
1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của doanh nghiệp
+ Lập sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp và cho nhận xét về đặc
điểm và tính hợp lý của nó theo yêu cầu nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý, tinh
giảm biên chế quản lý.
+ Lập sơ đồ tổ chức hành chính các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp (công
trường, phân xưởng, tổ đội) và cho những nhận xét về nguyên tắc, kết cấu, tính hợp lý
của nó theo yêu cầu nâng cao hiệu quả của chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất nội
bộ doanh nghiệp, thúc đẩy công tác hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp.
+ Nêu chế độ làm việc của doanh nghiệp, công trường, phân xưởng.
+ Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp: Nhận xét khái quát về kết
cấu lao động, chất lượng đội ngũ lao động, thu nhập của người lao động và những
động lực thúc đẩy nâng cao năng suất lao động mà doanh nghiệp đang áp dụng.
1.5. Phương hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai
Dựa theo chiến lược phát triển chung của ngành hoặc của công ty để chỉ ra
những nét cơ bản về sự phát triển của Công ty trong tương lai, làm cơ sở định hướng
cho các giải pháp ở chương 3.
Kết luận chương 1
Cần có những kết luận vắn tắt về khó khăn, thuận lợi cơ bản ảnh hưởng đến tình

hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm qua cũng như sự phát triển nói chung
của doanh nghiệp.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện nội dung chương 1
Khi trình bày những đặc điểm về điều kiện sản xuất của doanh nghiệp cần tận
dụng phương pháp mô tả bằng sơ đồ, biểu đồ, các chỉ tiêu đặc trưng, đồng thời có thể
so sánh với các doanh nghiệp tiên tiến khác có cùng điều kiện để làm rõ căn cứ cho
những nhận xét, đánh giá về tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Chương 2:
Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp năm …
(Ghi rõ tên của doanh nghiệp và thời kỳ được phân tích)


2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Số liệu chủ yếu dùng để phân tích, đánh giá chung các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là số liệu kế hoạch và số liệu thực hiện của năm trước (kỳ báo
cáo). Ngoài ra, khi phân tích có thể mở rộng căn cứ so sánh như so sánh số liệu thực
hiện của kỳ phân tích với số liệu thực hiện bình quân của một giai đoạn, với số liệu
thực hiện của doanh nghiệp nào đó có điều kiện tương tự...
Để phân tích cần lựa chọn một hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu rồi tập hợp vào
bảng mẫu dưới dạng sau:
Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 20** của doanh nghiệp….
Bảng 2.1
ST
T

Chỉ tiêu

ĐV
T


Năm
2015

Năm
2016

SSTH
16/15

KH TH +/1

Tổng sản lượng sản xuất

2

Tổng giá trị sản lượng sản
xuất

3

Tổng doanh thu

4

Tổng tài sản

-

TSNH


-

TSDH

5

Tổng số lao động

6

Tổng quỹ lương

7

Tổng giá thành/Tổng chi phí

8

NSLĐ bình quân

-

Theo giá trị

-

Theo hiện vật

9


Tiền lương bình quân

10

Tổng lợi nhuận trước thuế

11

Các khoản nộp NSNN

12

Lợi nhuận sau thuế

SS
TH16/KH16
%

+/-

%

Chú ý: đối với các doanh nghiệp có đặc điểm riêng thì một số chỉ tiêu sẽ không có.
Qua phân tích đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh cần rút ra những
kết luận khái quát về tình hình sản xuất - kinh doanh, xu thế phát triển, sau đó phát
hiện các vấn đề sẽ cần lưu ý phân tích sâu ở phần sau.
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm



Đối với các doanh nghiệp có sản phẩm cụ thể (doanh nghiệp sản xuất) thì sẽ
phân tích theo các nội dung sau:
- Phân tích sản lượng sản xuất theo mặt hàng, nguồn sản lượng, theo đơn vị sản
xuất và phương pháp sản xuất.
- Phân tích chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quy định.
- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, khách hàng, mặt hàng có liên hệ đến
đặc điểm của cơ chế thị trường và các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác như thương mại, dịch vụ.... thì
phân tích theo các chỉ tiêu giá trị như: tổng doanh thu, doanh thu tiêu thụ theo
khách hàng, mặt hàng, theo thời gian.....
2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định
- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Gồm hiệu suất sử dụng tài sản cố
định và hệ số huy động tài sản cố định (theo nguyên giá).
- Phân tích kết cấu tài sản cố định, sự tăng giảm của tài sản cố định nói chung
và các bộ phận chủ yếu.
- Phân tích hao mòn tài sản cố định.
2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương
- Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động.
- Phân tích năng suất lao động.
- Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân.
2.5. Phân tích giá thành sản phẩm/ chi phí sản xuất
- Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chí phí (hoặc theo khoản mục
chi phí), tính theo tổng chi phí hoặc chi phí đơn vị sản phẩm (các doanh nghiệp kinh
doanh thương mại, dịch vụ thì thay bằng chi phí/1000 đồng doanh thu)
- Phân tích kết cấu giá thành.
- Phân tích sự biến động của các chi phí sản xuất.
- Phân tích mức giảm và tỉ lệ giảm giá thành.
2.6. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua phân tích
tổng hợp qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh

doanh.


- Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh ( yêu cầu
phân tích theo nguồn hình thành vốn gồm nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ
tạm thời, các chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ)
- Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp,
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn ngắn
hạn nói riêng.
Kết luận chương 2
Tóm tắt và kết luận về những mặt mạnh, yếu rút ra từ việc phân tích tất cả các
mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập luận để nối tiếp vấn đề
nghiên cứu ở chương 3.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện nội dung chương 2
1. Kỳ phân tích là năm trước liền kề với năm sinh viên thực tập tốt nghiệp.
2. Cần áp dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau tuỳ theo từng nội dung
và yêu cầu phân tích.
3. Số liệu thực tế của kỳ phân tích cần được đối chiếu với các số liệu nào? (như
kỳ gốc, trị số bình quân thời kỳ, trị số bình quân ngành, khả năng có thể, hoặc số kế
hoạch của kỳ phân tích) là tuỳ theo từng nội dung và yêu cầu phân tích.
4. Những nội dung có liên quan đến đề tài cần được thực hiện sâu hơn. Có thể
phân tích theo hai cách: hoặc là phân tích sâu về chuyên đề ngay trong chương 2 hoặc
chuyển các nội dung đó sang đầu chương 3 (chương chuyên đề).
5. Ngoài các số liệu dẫn ra trong các bảng biểu, để đưa ra kết luận một cách có
căn cứ thuyết phục, phải biết kết hợp lấy những tài liệu từ thực tế hoạt động sản xuất
kinh doanh để minh hoạ thêm.
6. Các kết luận phải rõ ràng, những gì chưa đủ căn cứ để kết luận cũng phải
nêu rõ các khả năng và phương hướng làm sáng tỏ.
7. Các nội dung phân tích phải có sự liên quan gắn bó lẫn nhau, các kết luận
và tính toán phải thống nhất, không mâu thuẫn lẫn nhau.



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
----------------------------------------------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đề tài: “...”

Giáo viên hướng dẫn
GV.ThS. Phạm Ngọc Tuấn

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn A

Địa điểm, năm


CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
CHỦ YẾU CỦA DOANH NGHIỆP...(TÊN DOANH
NGHIỆP)


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP ..(TÊN DOANH NGHIỆP)
NĂM ... (Đối với đề tài phân tích chung)
[CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH (TÀI CHÍNH, SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG, TSCĐ...) GIAI ĐOẠN 201...
– 201... (Giai đoạn 5 năm) (TÊN CÔNG TY)
(ĐỐI VỚI NHÓM SINH VIÊN PHÂN TÍCH CHUYÊN
ĐỀ)]



×