Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho thiếu nhi ở liên đội tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.76 KB, 26 trang )

1

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU………..……………...………………………..………………...4

1. Lý do chọn đề tài…….…………………….……………….……..4
2. Mục đích nghiên cứu………………….…………..…….……......5
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..………….….….….…………….5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu….………………….……….….….……………5
5. Phạm vi nghiên cứu…………………….…………..……….…..……..6
6. Phương pháp nghiên cứu………………………….…………...………6
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận ...………….….……………..…..…….6
6.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn…………........................................6
6.3 Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học..………………..….6
B. NỘI DUNG……………………………………………………..…………7
I. Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống……... 7
1. Một số khái niệm………………………………………………………..7
2. Một số truyền thống dân tộc cần giáo dục……..…..….……….….….…7
3. Ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống………………...………………7
II, Thực trạng giáo dục truyền thống …………………….…..……………8
1. Thực trạng về nhận thức các truyền thống……………………………...8
2. thực trạng về các biện pháp giáo dục truyền thống……………………..9
III. Biện pháp giáo dục truyền thống cho nhi đồng, đội viên ……...…....10
3.1 Nguyên tắc đề xuất biệp pháp……………………………….………...10
3.2 Một số biệp pháp giáo dục truyền ………………………...…………..11
3.2.1 Nâng cao trình độ vốn hiểu biết về lịch sử văn hóa...........................11
3.2.2 Tăng cường khả năng tổ chức..... .....................................................12
3.2.3 Có kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thốn..................13
3.2.4 Thường xuyên đổi mới và vận dụng...................................................14



2

a. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống gắn với nội dung.................15
b. Sưu tầm, thi hát có nội dung giáo dục truyền thống...............................17
c. Tổ chức gặp gỡ nhân chứng lịch sử........................................................18
d. Tham gia các cuộc thi do cấp trên phát động.…………..…..................20
e. Tổ chức cho họ sinh tham quan các di tích lịch sử văn hóa…..…….…21
f. Xây dựng tủ sách và sổ tay tư liệu lịch sử văn hóa...………............….22
g. Tổ chức phong trào “Đọc và làm theo báo Đội” và phát than.. ...….....23
IV.Kết quả thử nghiệm……………………………………………..……...24
C. KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ…………………………..….…….…..25
1. Kết luận…………..……………………………………………….……25
2. Khuyến nghị…....……………………………….………………..…….25
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………….……….…....27


3

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Truyền thống lịch sử văn hóa là cái cốt lõi, là yếu tố quan trọng tạo nên
cái hồn (hay nói cách khác là đời sống tinh thần) của mỗi dân tộc.
Mỗi dân tộc có một đời sống văn hóa tinh thần riêng biệt với những nét
đặc trưng tạo nên bản sắc của dân tộc. giữ được những bản sắc đó mới chính
là giữ được chỗ đứng của dân tộc mình trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Do đó dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào mỗi dân tộc cũng phải giữ gìn và
phát huy những giá trị văn hóa tinh thần, những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc mình. Thế hệ trước có nhiệm vụ truyền đạt lại giúp cho thế sau có hiểu
biết, có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. Bởi vậy
nhiệm vụ của người giáo viên, đặc biệt là giáo viên - Tổng phụ trách trong

nhà trường là vô cùng quan trọng.
Trong thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học - công nghệ hiện đại, đất nước ta
đang trên đà đổi mới và hội nhập với thế giới. đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân ta từng bước được cải thiện và nâng cao nhưng cũng chịu ảnh hưởng
của không ít những yếu tố tiêu cực làm mai một đi những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đập đà bản sắc dân tộc” để
“hội nhập” nhưng không “hoàn tan” là đường lối chính sách của Đảng ta
trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu này, nhiệm vụ của
chúng ta là phải giúp cho thế hệ trẻ hôm nay có hiểu biết sâu về truyền thống
lịch sử văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Muốn vậy chúng ta, những người làm
công tác giáo dục cần làm tốt công tác giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa
cho nhi đồng, đội viên ngay từ tiểu học.
Tuy nhiên đối với các em học sinh tiểu học, do đặc điểm tâm lý của các
em là chỉ thích các hoạt động sôi nổi, có nội dung cụ thể, các em mau nhớ


4

nhưng lại chóng quên. Nếu chỉ giáo dục truyền thống thông qua các hoạt
động, nội dung trong các giờ học chính khóa thì hiệu quả giáo dục sẽ không
cao, cho nên chúng ta cần tổ chức các hoạt động trong công tác đội và phong
trào thiếu nhi để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho các em. Đồng
thời thông qua các hoạt động đó giúp học sinh hình thành và phát triển nhân
cách của bản thân.
Nhìn vào tình hình thực tiễn của việc giáo dục truyền thống lịch sử văn
hóa cho thiếu niên nhi đồng trong các năm về trước tại lên đội mình tôi thấy
còn nhiều hạn chế, cách thức tổ chức hoạt động còn đơn điệu, chưa phong
phú. Chính vì lý do đó tôi mạnh dạn nghiên cứu thử nghiệm đề tài: “ Biện
pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho nhi đồng, đội viên trong
Liên đội tiểu học Phương Đình B”


2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho nhi đồng,
đội viên trong liên đội tiểu học Phương Đình B.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
- Quá trình giáo dục truyền thống cho nhi đồng đội viên ở trường tiểu học.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho nhi đồng, đội
viên trong toàn liên đội tiểu học Phương Đình B.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục truyền thống cho nhi đồng, đội
viên tiểu học.
- Đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục truyền thống cho nhi
đồng, đội viên tại liên đội tiểu học Phương Đình B.
- Đề xuất các biện pháp giáo dục truyền thống cho nhi đồng, đội viên tại liên
đội tiểu học Phương Đình B.


5

5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Về không gian nghiên cứu: Liên đội Tiểu học Phương Đình B.
5.2 Về thời gian nghiên cứu: Năm học 2013- 2014.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp tài liệu có liên
quan.
6.2.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Trong thời gian nghiên cứu tôi đã sử dụng những phiếu điều tra để tìm

hiểu về hứng thú của học sinh với hoạt động giáo dục truyền thống.
Ví dụ:
+ Em có thích tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống của Đội không?
Có 

không 

+ Khi tham gia em có hiểu biết thêm được nhiều điều không?
Có 

không 

+ Khi tham gia vào các hoạt động đó có ảnh hưởng gì đến học tập không?
Nếu có các em đã khắc phục như thế nào?
Có 

không 

+ Gia đình (Cha, mẹ) có đồng ý và ủng hộ cho việc tham gia vào các hoạt
động đó không?

Có 

không 

+ Khi tham gia gia vào các hoạt động đó em thấy thú vị nhất ở điều gì?
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Sau khi tìm tòi và nghiên cứu tôi đã tổng hợp các kinh nghiệm mà mình
thu được để từ đó làm hoàn thiện hơn đề tài của mình
- Hỏi ý kiến các chuyên gia, các nhà chuyên môn

Với hình thức này tôi đã đi tìm một số nhà chuyên môn để hỏi thêm về
những nội dung mà mình còn đang vướng mắc


6

6.3 Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho
nhi đồng, đội viên trong liên đội Tiểu học
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Tổ chức: Là sự sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một
nghiệm vụ hay cùng một chức năng chung.
1.2. Biện pháp tổ chức: Là cách thức tổ chức và sắp xếp các bộ phận theo
một trình tự nhất định nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung nào đó.
1.3. Giáo dục: Là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi
gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và
người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách
người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các
nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
1.4. Truyền thống: Là những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống…….được
truyền từ đời này sang đời khác.
1.5. Giáo dục truyền thống: Là quá trình tác động theo hướng tích cực vào
đối tượng nhằm biến đổi nhận thức về những giá trị văn hóa, những tập quán
hay những giá trị tư tưởng được truyền từ đời này sang đời khác.
2. Một số truyền thống dân tộc cần giáo dục cho học sinh tiểu học
- Truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của thủ đô.
- Truyền thống văn hóa “Tôn sư trọng đạo”
- Truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương

- Truyền thống văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” biết ơn mẹ và cô.
- Truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
3.Ý nghĩa của việc giáo dục truyền thống cho nhi đồng, đội viên
Hoạt động Đội là một phần không thể thiếu trong các hoạt động giáo
dục của nhà trường. Thông qua các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi học


7

sinh được rèn luyện, được áp dụng kiến thức đã học ở các môn học vào thực
tế. Nhờ tham gia vào các hoạt động Đội các em trở nên năng động hơn, đồng
thời giúp các em thấy vui hơn, tự tin hơn trước những gì xảy ra trong cuộc
sống hàng ngày. Cũng thông qua các hoạt động Đội các em được bồi dưỡng
thêm ý thức, nâng cao thêm tình cảm cũng như ý thức trách nhiệm của bản
thân. Đặc biệt qua các hoạt động giáo dục truyền thống các em có thêm nhiều
hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, các em được
xây đắp lòng tự hào về dân tộc mình từ đó có ý thức tự rèn luyện để giữ gìn
những truyền thống quý báu đó, qua đó góp phần phát triển toàn diện nhân
cách của bản thân.
II, Thực trạng giáo dục truyền thống cho nhi đồng, đội viên trong Liên
đội tiểu học Phương Đình B.
1.Thực trạng về nhận thức các truyền thống
1.1. Giáo viên: Khả năng nắm bắt những kiến thức về các giá trị truyền thống
là tương đối nhưng với vai trò là giáo viên chủ nhiệm nên việc giáo dục
truyền thống chỉ mang tính lý thuyết thông qua các giờ học chính khóa, khi
học sinh tiếp cận với các nội dung đó còn mơ hồ và chưa hào hứng.
Thông qua việc tìm hiểu, phỏng vấn trực tiếp học sinh ở các lớp thì có tới
5/8 lớp trong 3 khối 3,4,5 là không hứng thú nhiều với các nội dung giáo dục
truyền thống được truyền đạt ở trên lớp trong các giờ học chính khóa.
1.2. Nhi đồng, đội viên: Do đặc thù là học sinh tiểu học các em vẫn còn nhỏ

tuổi và mới chập chững bước những bước đầu tiên trên con đường tiểu hiểu,
khám phá kho tàng tri thức của nhân loại nên các nội dung giáo dục về truyền
thống lịch sử văn hóa hoàn toàn mới lạ. các em chưa hiểu được thế nào là
truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc, hay những gì là truyền thống lịch sử


8

văn hóa. Trong khi đó tư duy của các em còn rất cụ thể. Tâm lý của các em là
ưu các hoạt động sôi nổi như văn nghệ, thể dục thể thao
Khi được hỏi về những hiểu biết của mình đối với các giá trị truyền
thống thì có tới 59 % trên tổng số học sinh trong toàn trường còn chưa nắm
vững và hiểu biết còn hạn chế những kiến thức lịch sử truyền thống cơ bản.
2. Thực trạng về các biện pháp giáo dục truyền thống
Nhìn vào thực tế từ trước đến nay các hoạt động giáo dục truyền thống
lịch sử văn hóa còn khô khan, cứng nhắc làm cho các em không hào hứng
tham gia hoặc có tham gia cũng chiếm tỉ lệ thấp nên hiệu quả của hoạt động
chưa được cao. Trong khi các nội dung giáo dục truyền thống đối với các em
thường khó hiểu, khó nhớ, lại dễ quên thì việc tổ chức các hoạt động lại đơn
giản, hình thức tổ chức lặp đi, lặp lại nhiều lần càng làm cho các em cảm thấy
nhàm chán. Bên cạnh đó một số hoạt động thường chỉ quan tâm nhiều tới hoạt
động văn nghệ, thể dục thể thao mà chưa chú ý đến nội dung giáo dục truyền
thống nên hoạt động này ở Liên đội chưa đạt hiệu quả.
Qua việc điều tra kết quả trước khi nghiên cứu mà các biện pháp giáo
dục truyền thống trước đó đã đem lại ở thời điểm hiện tại như sau:
STT

NỘI DUNG ĐIỀU TRA

KẾT QUẢ

(%)

Học sinh thích thú tham gia các hoạt động giáo dục truyền
1

thống
Học sinh nắm được kiến thức lịch sử truyền thống cơ bản

2

35%
41%

Có ý thức vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện để
3
4

phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

46%

Học sinh xếp loại đạo đức khá, tốt trong toàn trường
79%
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục truyền

thống đối với học sinh nên khi nhận công tác tổng phụ trách tôi có rất nhiều


9


băn khoăn trước thực trạng của hoạt động này trong công tác Đội của Liên
đội. Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp để tổ chức các
hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa trong công tác Đội và phong
trào thiếu nhi của Liên đội tiểu học Phương Đình B.
III. Biện pháp giáo dục truyền thống cho nhi đồng, đội viên trong liên đội
tiểu học Phương Đình B.
3.1. Nguyên tắc đề xuất biệp pháp
- Phải phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học
Tất cả các biện pháp giáo dục đều phải phù hợp với mục tiêu giáo dục
tiểu học, đó là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản là tiền đề để học sinh tiếp tục ở các cấp học sau.
- Gắn với thực tế của xã hội, địa phương
Khi đề xuất và áp dụng các biện pháp phải đảm bảo gắn với thực tế của
xã hội cũng như địa phương không nên xa vời quá.
- Phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học
Những biện pháp khi đưa ra phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm của
học sinh tiểu học như không nên nặng quá về nội dung trong các hoạt động
giáo dục vì lứa tuổi này còn đang hạn chế về khả năng nhận thức, hay khi sử
dụng biện pháp thì chú trọng vào các hình thức giáo dục trực quan chú không
lên trìu tượng quá.
3.2. Môt số biệp pháp giáo dục truyền thống cho, đội viên , nhi đồng

3.2.1. Nâng cao trình độ hiểu biết về lịch sử văn hóa của giáo viên –
Tổng phụ trách.
* Mục tiêu
Trong điều kiện công tác của tổng phụ trách thời gian dành cho việc tự
học tập nâng cao trình độ không phả là nhiều. Hàng ngày tổng phụ trách phải



10

đứng ra tổ chức các hoạt động cho học sinh, theo dõi việc kiểm tra thực hiện
các hoạt động đó. Bên cạnh đó là những lo toan bộn bề của cuộc sống đời
thường do đó bản thân người tổng phụ trách phải nhiệt tình, say mê với công
tác Đội, tự mình sắp xếp thời gian, tự mình tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ
cũng như vốn hiểu biết về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.
* Cách tiến hành
Bản thân tôi luôn chú ý tìm đọc các sách báo, tài liệu nói về truyền
thống lịch sử văn hóa trên tivi, trên mạng. Lượng kiến thức và thông tin qua
các kênh này rất rộng lớn. sau khi đọc, nghiên cứu tôi chắt lọc, ghi chép lại
những kiến thức hoặc những địa chỉ về những kiến thức ấy (tên sách báo, tên
tài liệu, tên nhà xuất bản) phù hợp với các nội dung giáo dục cho học sinh tiểu
học theo các chuyên mục riêng. Với cách ghi chép như vậy tôi hoàn toàn chủ
động trong việc lựa chọn nội dung tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống
cũng như dự kiến các đáp ứng khi tổ chức các cuộc thi.
* Điều kiện thực hiện
Kho tàng lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam vô cùng phong phú. Sự
hiểu biết của mỗi người về kho tàng đó là vô cùng nhỏ bé. Có hiểu biết sâu
rộng về những truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc, tổng phụ trách mới
có thể chọn lọc kiến thức để tổ chức hoạt động có nội dung chính xác, phù
hợp với yêu cầu của phong trào đồng thời trong quá trình tổ chức hoạt động
mới có thể xử lý kịp thời, linh hoạt các tình huống xảy ra khi các em học sinh
có những ý kiến đáp án trả lời là (ngoài dự kiến). Do đó người giáo viên –
Tổng phụ trách phải luôn luôn tự tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ vốn hiểu
biết về truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.

3.2.2. Tăng cường khả năng tổ chức các hoạt động có tính chất “học
mà vui – vui mà học” của giáo viên – Tổng phụ trách.
* Mục tiêu



11

Người tổng phụ trách phải luôn tìm cách tổ chức các hoạt động phù hợp
với lứa tuổi thiếu nhi, phải làm sao cho các hoạt động được tổ chức có sức
hấp dẫn, thu hút được các em tham gia tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn
nhiên. Do đó bản thân tôi phải luôn tự tìm tòi và tự rèn luyện để tăng cường
cho mình khả năng tổ chức các hoạt động có tính chất “Học mà vui – Vui mà
học”
* Cách tiến hành
Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển các phương tiện thông tin rất
hiện đại, đặc biệt các chương trình truyền hình đem đến cho chúng ta không
chỉ lượng thông tin đồ sộ mà còn có các hình thức tôt chức các trò chơi rất bổ
ích, hấp dẫn. Thông qua các chương trình “Ai thông minh hơn học sinh lớp
5” “Đường lên đỉnh olympia” hay chương trình “Trẻ em luôn đúng” của
VTV3, thông qua các sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi, tôi học được
các hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh. Tuy nhiên cũng không thể dập
khuôn máy móc các hình thức của chương trình trên tivi mà phải có sự đổi
mới cải tiến, thậm chí kết hợp các hình thức của chương trình cho phù hợp
với nội dung tổ chức hoạt động và phù hợp với lứa tuổi các em.
Ví dụ: Không có điều kiện trang bị bảng điện tử tôi thay bằng cách dán
hoa: 10 điểm =1 bông hoa hoặc một que tính…….
- không có đèn tín hiệu trả lời tôi thay bằng cách cho các em lắc
chuông, phất cờ………
* Điều kiện thực hiện
Nắm được cách tổ chức thôi chưa đủ mà bản thân người tổng phụ trách
phải rèn luyện cho mình khả năng tổ chức thành thạo các hoạt động theo hình
thức đó, phải hòa mình vào với các em những lúc cùng học, cùng vui chơi với
các em để không làm cho các em mất đi vẻ tự nhiên thơ ngây vốn có của

mình.


12

3.2.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục truyền
thống một cách cụ thể.
* Mục tiêu
Triển khai các nội dung giáo dục truyền thống tương ứng với các ngày
lễ lớn, các đợt kỷ niệm trong cả năm học một cách khoa học và đạt hiệu quả
cao nhất.
* Cách tiến hành
Kế hoạch cụ thể như sau
Thời gian
Nội dung giáo dục
Hình thức
Tháng 9-10 - Lịch sử đấu tranh cách mạng của - Thi tìm hiểu gắn với giờ sinh
Tháng 11

thủ đô Hà Nội.
hoạt Đội và giờ sinh hoạt dưới cờ.
- Truyền thống văn hóa “Tôn sư trọng - Sưu tầm, thi hát – kể chuyện về

Tháng 12

đạo”
thầy cô giáo.
- Truyền thống đấu tranh cách mạng - Gặp gỡ nhân chứng lịch sử nghe
của dân tộc “Chiến thắng Điện Biên nói chuyện truyền thống và thi


Tháng 1

Phủ trên không”
tìm hiểu.
- Truyền thống văn hóa của dân tộc, - Làm bài thi tìm hiểu, thăm quan
truyền thống đấu tranh cách mạng của nhà truyền thống xã.

Tháng 2

quê hương.
- Truyền thống đấu tranh cách mạng - Thi tìm hiểu.
của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tháng 3

- Phát tin bài phát thanh măng

non.
- Truyền thống văn hóa “Uống nước - Thi hát, kể chuyện.
nhớ nguồn” biết ơn mẹ và cô.

Tháng 4

- Truyền thống đấu tranh cách mạng - Thi hành trình vượt dãy Trường
của dân tộc. Chiến thắng lịch sử 30-4. Sơn.

Tháng 5

- Chiến thắng Điện Biên Phủ.


- Thi tìm hiểu.

- Truyền thống của Đội TNTP Hồ - Thi tìm hiểu – Thi hát về Bác
Chí Minh.

Hồ.


13

- Truyền thống văn hóa “Uống nước
nhớ nguồn” Kính yêu Bác Hồ.
* Điều kiện thực hiện
Giáo dục truyền thống là một nội dung quan trọng trong công tác Đội
và phong trào thiếu nhi ở cả năm học của Liên đội. Nội dung này luôn được
đặt lên hàng đầu trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc triển
khai nội dung giáo dục truyền thống cần được tiến hành trong cả năm học
bám sát vào các ngày lễ lớn, các đợt kỷ niệm, tuy nhiên không thể tách rời các
đợt thi đua của Liên đội để đảm bảo tính thống nhất nhưng lại tránh được sự
lặp đi lặp lại về hình thức gây nên sự nhàm chán cho các em. Muốn được như
vậy cần có kế hoạch tỉ mỉ chi tiết về thời gian nội dung, hình thức tổ chức
hoạt động.
3.2.4. Thường xuyên đổi mới và vận dụng nhiều hình thức tổ chức các
hoạt động giáo dục truyền thống một cách linh hoạt và phù hợp với nội
dung giáo dục.
Do đặc thù là học sinh tiểu học nên các em thường ưa thích những hoạt
động sôi nổi, sinh động. Các hoạt động giáo dục thường khô khan, cứng nhắc
dễ gây cho các em sự nhàm chán, không hào hứng tham gia. Tôi cũng đã tìm
những hình thức tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục mới, thường
xuyên thay đổi các hình thức tổ chức để thu hút các em tham gia. Hơn thế nữa

là cho các em có điều kiện bộc lộ năng khiếu, phát huy được sở trường của
bản thân.
Các hình thức cụ thể như sau:

a. Tổ chức thi tìm hiểu truyền thống gắn với nội dung giờ sinh hoạt
Đội và sinh hoạt dưới cờ.
*. Cách tiến hành


14

+ Soạn câu hỏi và nội dung cần tìm hiểu in thành các tờ rơi. Phát câu
hỏi và phần hướng dẫn đọc tài liệu cho các lớp, các chi đội.
+ Các chi đội, lớp tổ chức tìm hiểu và thi tại lớp, chi đội mình vào giờ
sinh hoạt Sao hay sinh hoạt Đội.
+ Tổ chức thi toàn trường vào giờ chào cờ, hình thức thi theo kiểu
“Rung chuông vàng”. Có sự kết hợp về hình thức tổ chức các chương trình
cải tiến cách chơi cho phù hợp.
Ví dụ:
Tháng 9- 10 với chủ điểm chào mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10 để
giáo dục truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng của thủ đô, trước hết tôi
soạn một số câu hỏi gắn liền với lịch sử của Thủ đô Hà Nội như sau:
1. Hà Nội được chọn làm Thủ đô của nước ta từ năm nào? Hà Nội tròn
1000 năm tuổi vào năm nào?
2. Từ khi được chọn làm kinh đô(thủ đô) đến nay Hà Nội đã có những
tên gọi nào?
3. Trong suốt bề dày hơn 1000 năm lịch sử quân và dân Hà Nội đã bao
nhiêu lần đánh đuổi giặc xâm lược? Là những lần nào?
Các câu hỏi này được photo và gửi cho mỗi lớp một bản kèm theo
hướng dẫn tìm hiểu, đồng thời kèm theo một gợi ý trả lời để các em có định

hướng tìm hiểu. Giờ sinh hoạt Sao, sinh hoạt Đội các đồng chí giáo viên chủ
nhiệm, các em phụ trách sao và các em trong Ban chỉ huy các chi đội cho các
em tìm hiểu tại chi đội, lớp (đọc tài liệu, trả lời câu hỏi hoặc thi dưới hình
thức tự chọn ở từng lớp) mỗi lớp cử ra những cá nhân tiêu biểu để thi ở liên
đội.
Giờ chào cờ của tuần sau tôi tổ chức cho các em thi tìm hiểu theo kiểu
cuộc thi “ Chiếc nón kỳ diệu” kết hợp thành ba vòng thi với tên gọi “ Ngược
dòng lịch sử ” như sau:


15

Hai khối (K4 và K5), (hoặc K2 và K3) mỗi khối cử ra 5 hoặc 6 bạn
(mỗi lớp có ít nhất 1 bạn) đứng thành 2 đội để thi.
Vòng 1: Khởi động (tối đa 100 điểm)
Mỗi đội được tặng trước 50 điểm. DCT đọc câu hỏi, 2 đội rung chuông
giành quyền trả lời. Với mỗi câu trả lời đúng sẽ được 20 điểm, trả lời sai bị
trừ 10 điểm. Nếu cả 2 đội đều trả lời sai thì quyền trả lời thuộc về khán giả.
Vòng 2: Vượt chướng ngại vật
Đưa ra ô chữ gồm 5 chữ cái với gợi ý.
Ví dụ: Tên quảng trường lịch sử ở Hà Nội (Ba Đình)
Hai đội lần lượt quay chiếc vòng quay kỳ diệu để xác định số điểm. Đội
nào chỉ ra đúng một chữ cái ứng với một lần quay thì sẽ được tính số điểm
quay được. Đội nào sai không bị trừ điểm. Đội nào đoán được cả ô chữ thì
chiến thắng ở vòng 2 được cộng thêm 20 điểm.
Vòng 3: Về với cội nguồn
DCT đưa ra 3 câu hỏi cùng với gợi ý trả lời.
Các đội chọn đáp án ở một gợi ý và cược điểm.
Ví dụ : Hà Nội đã bao nhiêu lần đánh đuổi giặc xâm lược?
Đáp án 1: 8 lần


Đáp án 2 : 5 lần

Đáp án 3: 10 lần

Đội nào trả lời đúng được cộng số điểm cược, đội nào trả lời sai bị trừ
đi số điểm cược. Kết thúc vòng thi đội nào có số điểm cao hơn đội đó được
quyền bắt thăm chọn phần thưởng cho đội mình (tuy nhiên cả 2 đội chơi đều
có quà của liên đội)
*Điều kiện thực hiện
Hình thức này được áp dụng cho một đợt thi đua hoặc một tháng với
nội dung cụ thể ( thường là nội dung giáo dục truyền thống lịch sử).
b. Sưu tầm, thi hát (kể chuyện, đọc thơ) có nội dung giáo dục truyền thống
*Cách tiến hành


16

Tuần 1: Sưu tầm, thi hát các bài hát theo nội dung giáo dục truyền
thống.
Tuần 2: Sưu tầm, thi kể các câu chuyện có nội dung giáo dục truyền
thống.
Tuần 3: Sưu tầm, tự sáng tạo hoặc đọc các bài thơ có nội dung giáo dục
truyền thống.
Tuần 4: Sưu tầm, thi đọc các câu thành ngữ, tục ngữ.
Ví dụ: Để giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” bồi dưỡng cho các em
lòng biết ơn thầy cô giáo tôi tổ chức hoạt động như sau:
- Bước chuẩn bị
+ Đưa ra yêu cầu và hướng dẫn sưu tầm các bài hát, câu chuyện, bài
thơ, câu thành ngữ, tục ngữ nói về thầy cô giáo, nói lên công lao của thầy cô

và tình cảm thầy trò.
+ Các chi đội, lớp cho các bạn hát tập thể các bài hát sưu tầm được
hoặc tổ chức cho các bạn thi hát, đọc thơ tại chi đội trong giờ sinh hoạt Sao.
- Bước tiến hành
Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị đầy đử, sưu tầm được nhiều bài hát,
câu chuyện… tôi cho các em thi theo kiểu “ Câu lạc bộ bạn yêu nhạc” chọn 4
đội chơi gồm học sinh từ khối 1 đến khối 5, mỗi đội 5 em. Tham gia chơi như
sau:
Vòng 1: Khởi động “Nhận diện bài hát”
Các đội lần lượt gắn phiếu ( trong phiếu chép một đoạn bài hát hoặc
một đoạn chuyện) mỗi đội có 1 phút để trả lời, nêu tên bài hát, câu chuyện.
thể hiện ghi bằng 1 bông hoa).
Vòng 2: Tăng tốc “ Thi hát các bài hát”
Các đội lần lượt mỗi đội hát một bài hát. Mỗi bài hát đúng được 10
điểm ( đội sau không được hát lại bài của đội trước đã hát).


17

Mỗi đội được 1 phút để chuẩn bị cho mỗi bài hát, không hát được thì bị
đếm từ 1-> 10 và quyền hát được chuyển cho đội tiếp theo.
Vòng 2 được tiến hành qua 3 lượt thi của các đội.
Vòng 3: Kết thúc (về đích)
Các đội gắn phiếu trả lời câu hỏi
Ví dụ:
1. Các thầy cô giáo có công lao gì đối với mỗi học sinh chúng ta?
2. Em sẽ làm gì để đền đáp công ơn của các thầy cô?
3. Em hãy đọc một câu ca dao nói lên truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân
tộc ta.
4. Có bạn nói rằng ra đường nếu gặp thầy cô giáo không dạy mình thì không

cần phải chào hỏi. Em có đồng ý như vậy không? Tại sao?
Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.
Nếu trả lời sai đội khác được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được 10
điểm.
Kết thúc đội chơi nào giành được nhiều hoa hơn thì sẽ chiến thắng. mỗi
đội chơi được thưởng một món quà nhỏ.
Với cách tổ chức như vậy, các em rất phấn khởi, tích cực tham gia vào
hoạt động, nội dung giáo dục nhẹ nhàng đi vào tình cảm của các em.
*. Điều kiện thực hiện
Hình thức này áp dụng cho một tháng hoặc một đợt thi đua ( thường gắn với
nội dung giáo dục truyền thống văn hóa).
c. Tổ chức gặp gỡ các nhân chứng lịch sử và nghe nói chuyện truyền thống
* Cách tiến hành
Khi sử dụng hình thức này ngoài các công việc liên hệ, mời người nói
chuyện, thống nhất nội dung, thời gian tổ chức nói chuyện. Tôi chuẩn bị tâm
lý, định hướng cho các em vào việc nghe có mục đíc để thu hút sự chú ý của


18

các em và giúp các em hào hứng tham gia bằng cách đưa ra một hệ thống câu
hỏi và yêu cầu các em đọc kỹ câu hỏi đó để nắm được các nội dung cần chú ý.
Sau khi các em nge nói chuyện tôi tổ chức cho các em trả lời câu hỏi và
có phần thưởng trực tiếp. Đồng thời tôi yêu cầu các em viết bài thu hoạch
theo các câu hỏi. Các chi đội, cá lớp thu chấm, chọn ra những bài xuất sắc và
gửi lên liên đội. (kèm theo báo cáo cụ thể kết quả các bài thi của toàn chi đội,
lớp) sau khi chấm bài và tổng hợp bình xét trong toàn Liên đội, tôi thông báo
kết quả lên bảng tin. Tuyên dương các tập thể và cá nhân có bài thu hoạch tốt.
Thưởng cho 2 cá nhân có bài thu hoạch xuất sắc nhất. Kết quả của viết thu
hoạch được viết vào thi đua.

Ví dụ: Tháng 12 với nội dung giáo dục truyền thống đấu tranh cách
mạng của dân tộc, tôi liên hệ với các bác cựu chiến binh hoặc các anh trong
huyện đội tới nói chuyện về truyền thống của Quân đội và chiến thắng Điện
Biên Phủ trên không.
Sau khi thống nhất về nội dung sẽ nói chuyện cụ thể như sau:
+ Lịch sử Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Chiến tháng Điện Biên Phủ trên không.
+ Một tấm gương chiến đấu tiêu biểu của Quân đội trong chiến thắng Điện
Biên Phủ trên không.
Tôi đưa ra các câu hỏi (photo mỗi lớp 1 bản) và yêu cầu các em làm bài thu
hoạch sau buổi nói chuyện.
Ví dụ:
Câu 1: Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm
nào? ở đâu?
Câu 2. Khi mới thành lập Quân đội ta có tên gọi là gì?
Câu 3: Ngày 22/12. là ngày gì?
Câu 4: Em hãy kể tên hai chiến thắng quan trọng của quân và dân ta vào năm
1954 và năm 1975


19

Kết quả: Trong buổi nói chuyện các em rất chăm chú lắng nghe. Sau đó
rất hào hứng tham gia trả lời các câu hỏi. 10 em có câu trả lời chính xác nhất
đã nhận được phần thưởng. 100% học sinh khối 2,3,4,5 đã viết bài thu hoạch.
*. Điều kiện thực hiện
Hình thức này đã được vận dụng nhiều năm trước đây và nhiều đơn vị
khác vẫn thường làm. Tuy nhiên theo tôi thì với cách làm như trước đây các
em học sinh chỉ biết lắng nghe một cách thụ động nên sẽ rất nhanh chán và
không tập trung chú ý sẽ dẫn đến hiệu quả không cao. Cần liên hệ với các

nhân chứng lịch sử và có những buổi nói chuyện, giao lưu trực tiếp với học
sinh sau đó tổ chức cho học sinh làm bài thu hoạch như vậy mới phát huy
được hiệu quả của biện pháp này.
d. Tham gia các cuộc thi do cấp trên phát động

* Mục tiêu
Thu hút 100% các em hào hứng tham gia làm bài thi và phát huy được
tác dụng tuyên truyền giáo dục của biện pháp một cách rõ rệt và thiết thực.
* Cách tiến hành
Khi nhận được câu hỏi của cuộc thi thì tôi phổ biến nội dung câu hỏi và
hướng dẫn cho các em tự tìm tư liệu đọc và trả lời câu hỏi.
Các chi đội tổ chức hướng dẫn trả lời câu hỏi và thi tìm hiểu ở chi đội
mình.
Tổ chức thi trả lời câu hỏi theo hình thức của chương trình “Đường lên
đỉnh olympia” hoặc kết hợp hái hoa dân chủ trong giờ chào cờ.
Học sinh tự làm bài thi viết.
Thành lập ban giám khảo chấm bài thi của học sinh, đánh giá, xếp loại
thi đua giữa các lớp. khen thưởng tập thể và các cá nhân có bài làm tốt ( Mỗi
khối sẽ có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích).
Nộp bài thi lên cấp trên.
* Điều kiện thực hiện


20

Thông thường với các cuộc thi như thế trước đây hoặc ở một đơn vị
khác thì chúng ta dựa trên cơ sở các đáp án cho sẵn và cho các em chép lại rồi
thu và nộp bài lên cấp trên. Như vậy số lượng bài thì vẫn đáp ứng đủ theo chỉ
tiêu đề ranhuwngg chất lượng và tác dụng của việc giáo dục truyền thống lại
rất hạn chế và mang lại hiệu quả không cao. Cần tuyên truyền cho học sinh

nắm được các nội dung của cuộc thi sau đó tổ chức cho các chi đội thi tìm
hiểu và có hình thức thưởng phạt rõ ràng. Có như vậy mới phát huy được tác
dụng của biện pháp.
e. Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử văn hóa

*Mục tiêu
100% học sinh tham gia hào hứng và hiểu được giá trị lịch sử của các
địa danh cũng như các nhân vật lịch sử mà mình được thăm quan.
* Cách tiến hành
Trước khi tổ chức cho học sinh đi thăm quan tôi hướng dẫn các em
cách viết bài thu hoạch về chuyến đi thăm quan bằng cách đưa ra các câu hỏi.
( photo cho mỗi lớp một bản) yêu cầu các em sẽ quan sát trong suốt chuyến
đi, và các em có thể ghi chép lại những gì mà mình khám phá được để lấy đó
làm tư liệu viết bài thu hoạch.
Sau khi đi thăm quan về các em sẽ tự viết bài thu hoạch. Các lớp thu
bài và nộp cho Ban chỉ huy Liên đội, Liên đội chấm và sẽ khen thưởng những
học sinh có bài thu hoạch hay nhất.
* Điều kiện thực hiện
Đây là một hình thức mà học sinh rất thích thú, hào hứng tham gia.
Nhưng thực tế khi tham quan các em chỉ chú ý tới hình thức bên ngoài của
các di tích lịch sử văn hóa. Các em chỉ quan tâm chú ý tới những hiện vật,
những hình ảnh sinh động và hấp dẫn bắng sự tò mò, hiếu động của mình chú
các em ít quan tâm tới những giá trị của các nhân vật, sự kiện lịch sử và ý


21

nghĩa của các di tích đó. Như vậy hiệu quả của việc tổ chức thăm quan cho
học sinh là rất hạn chế.
Để phát huy tác dụng giáo dục của việc tổ chức cho học sinh đi tham

quan thì cần trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về các địa danh mà
mình sẽ được đi tham quan. Và sau khi kết thúc buổi tham quan các em sẽ về
nhà viết bài thu hoạch và nộp lên phòng Đội.những học sinh có bài thu hoạch
tốt sẽ được tuyên dương khen thưởng có như vậy biện pháp mới hiệu quả.
f. Xây dựng tủ sách và sổ tay tư liệu lịch sử văn hóa
*Mục tiêu
100% học sinh hào hứng tham gia đọc sách báo và nắm chắc hơn các tư
liệu lịch sử, văn hóa.
* Cách tiến hành
Muốn tổ chức tham gia tốt các cuộc thi tìm hiểu thì phải có trong tay
những tài liệu về lịch sử văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên với điều kiện của học
sinh tiểu hoc ở nông thôn, các em chưa thể tự mua sách báo, tài liệu một cách
đầy đủ và phong phú. Tôi đã phát động phong trào sưu tầm sách, truyện về
lịch sử, văn hóa để lập riêng một ngăn trong tủ sách dùng chung của Liên đội.
Đồng thời tôi cũng tham mưu với Ban giám hiệu tạo điều kiện mua thêm
những tài liệu về lịch sử, văn hóa. Nhi đồng, đội viên trong Liên đội được
mượn sách và và đọc vào các giờ nghỉ giữa giờ hay vào những tiết thư viện.
Khi các em tham gia đọc sách tôi hướng dẫn các em ghi chép lại những
nội dung cần thiết vào sổ tay của từng em và mỗi em học sinh khối 3,4,5 có
một cuốn sổ tay như vậy để làm tư liệu riêng cho bản thân.

g. Tổ chức phong trào “Đọc và làm theo báo Đội” và chương trình
phát thanh măng non


22

* Mục tiêu
Phát huy được tác dụng trong việc giáo duc truyền thống cho học sinh
và hướng các em vào những việc làm cụ thể để phát huy những truyền thống

đó.

* Cách tiến hành
Đọc báo Đội là một con đường đến thế giới của trẻ thơ, mở rộng hiểu
biết của các em về thế giới xung quanh, về cuộc sống hiện tại. Thông qua các
tin bài trên báo, qua các gương người tốt - việc tốt, người thật - việc thật. các
câu chuyện do chính các bạn ở lứa tuổi của mình viết. Các em có thêm những
hiểu biết về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên với học sinh ở
địa bàn nông thôn thì không phải em nào cũng có điều kiện để mua báo đọc
thường xuyên. Tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu để vận động sự giúp đỡ từ
phía cha mẹ học sinh. Duy trì mỗi chi đội 2 số báo TNTP/1 tuần, mỗi lớp
1,2,3 có 2 số báo nhi đồng/1 tuần. Có báo các em sẽ chuyền tay nhau đọc và
tổ chức đọc chung trong giờ sinh hoạt.
Để thực hiện thông tin quan trọng, những nội dung gắn với hoạt động
giáo dục truyền thống đến được với 100% học sinh, tôi tổ chức các chương
trình phát thanh măng non, thời gian phát thanh vào các giờ ra chơi cho học
sinh theo dõi.
* Điều kiện thực hiện
Cần có kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nội dung theo
từng tuần, tháng hay từng đợt thi đua. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra
hiệu quả của biện pháp.

IV. Kết quả thử nghiệm


23

Sau một thời gian lên kế hoạch chi tiết và áp dụng từng hoạt động vào
Liên đội một cách cụ thể thì tôi thấy hiệu quả của việc giáo dục truyền thống
cho các em học sinh tăng lên rõ rệt. Kết quả đạt được như sau:

STT

NỘI DUNG ĐIỀU TRA

KẾT QUẢ
(%)

Học sinh thích thú tham gia các hoạt động giáo dục
1
2

truyền thống
Học sinh nắm kiến thức lịch sử truyền thống cơ

95%
98%

bản
Có ý thưc vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn
3

luyện để phát huy những truyền thống tốt đẹp của

95%

dân tộc.
Toàn trường có 100% học sinh xếp loại đạo đức khá, tốt, không có em
nào xếp loại yếu, kém. Không những thế khi sử dụng các hình thức giáo dục
như trên gắn với giờ sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao, giờ chào cờ đã động viên
các em tích cực tham gia các hoạt động tập thể và các em học tập tốt hơn. Các

em thêm yêu trường lớp, mạnh dạn, tự tin trong học tập.

C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN


24

Hoạt động giáo dục truyền thống trong công tác Đội và phong trào
thiếu nhi góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh. Qua hoạt động này các em có thêm nhiều hiểu biết về truyền
thống lịch sử văn hóa tốt đẹp của dân tộc, từ đó các em được bồi dưỡng thêm
lòng tự hào về dân tộc mình. Các em thêm yêu quê hương đất nước, con
người Việt Nam và có ý thức học tập vươn lên để xứng đáng với những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc qua đó cũng giúp các em học tập tốt hơn với
các môn học chính khóa.
Thông qua việc lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động mang
tính giáo dục tại liên đội của mình thì tôi thấy các em đã thích thú hơn khi
được tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống, bên cạnh đó các em cũng
nắm được những kiến thức cơ bản về truyền thống lịch sử. Và đặc biệt các em
đã có ý thức vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện để phát huy những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Để thu hút các em tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống và
nâng cao hiệu quả của hoạt động này thì cần phải đặt ra kế hoạch cụ thể ngay
từ đầu năm học, phải thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động
một cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung giáo dục cũng như phù hợp
với yêu cầu, điều kiện khách quan của nhà trường và địa bàn dân cư. Có như
vậy thì hoạt động giáo dục truyền thống mới thực sự phát huy tác dụng và thu
hút học sinh tham gia.
II. KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc
giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề
xuất như sau:
- Một hoạt động muốn thực hiện được hiệu quả thì vấn đề không thể
thiếu đấy là sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về mặt vật chất cũng như tinh
thần của BGH nhà trường và sự hỗ trợ của Hội cha mẹ học sinh. Đó là nguồn


25

động lực to lớn góp phần vào sự thành công của mỗi hoạt động trong Liên
đội. Tôi mong rằng khi những hoạt động của Liên đội được triển khai thì sẽ
nhận được sự ủng hộ tích cực hơn nữa của BGH cũng như Hội cha mẹ học
sinh trong nhà trường.
- Hội đồng Đội Huyện và Thành phố tổ chức nhiều hơn các cuộc thi
tìm hiểu theo các chủ điểm với hình thức và nội dung đa dạng và phong phú
để tăng cường hơn nữa vai trò của hoạt động giáo dục truyền thống giúp cho
học sinh thêm yêu mến, quý trọng truyền thống thông qua đó góp phần giáo
dục toàn diện cho các em.
Trên đây là nội dung của đề tài mà tôi nghiên cứu nhằm giáo dục
truyền thống cho nhi đồng, đội viên trong Liên đội tiểu học Phương Đình B.
Rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Phương Đình, ngày 20 tháng 4 năm 2014
Người thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×