BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
VÀNG A MẺ
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÂY
THUỘC HỌ HOA MÔI (LAMIACEAE) TẠI XÃ ĐỨA MÒN,
HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
VÀNG A MẺ
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÂY
THUỘC HỌ HOA MÔI (LAMIACEAE) TẠI XÃ ĐỨA MÒN,
HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Nông học
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: Ths. Hoàng Thị Thanh Hà
SƠN LA, NĂM 2018
LỜI CẢM ƠN!
Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo khoa Nông
- Lâm, bạn bè và người thân.
Bên cạnh đó em còn nhận được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương tại xã
Đứa Mòn, huyện Sông Mã, đã tạo điều kiện để em tiến hành thu thập điều tra
cây có tinh dầu và điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu phục vụ cho khóa luận
tốt nghiệp.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S. Hoàng Thị Thanh
Hà, giảng viên khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc đã trực tiếp hướng
dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn
Nông Nghiệp, Khoa - Nông Lâm những người đã trực tiếp giảng dạy trang bị
cho em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới nhân dân địa phương huyện Sông
Mã, xã Đứa Mòn, bản Tạng Sỏn, bản Huổi Lếch I, bản Nộc Cốc II, bản Nà Tấu,
bản Tỉa và bản Ngang Trạng đã tạo điều kiện thuận lợi để em được thực hiện
khóa luận.
Nhân dịp này em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè trong thời
gian vừa qua đã động viên giúp đỡ để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 10 tháng 05 năm 2018
Sinh Viên
Vàng A Mẻ
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục đích ..................................................................................................... 2
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................................ 3
2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây có tinh dầu trên thế giới .................... 3
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây có tinh dầu ở Việt Nam và ở khu vực
nghiên cứu.......................................................................................................... 6
2.3. Công tác điều tra, thống kê, phân loại cây thuộc họ Hoa môi ở Việt Nam ....... 9
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 12
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 12
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 12
3.1.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ........................... 12
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 12
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 13
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................................. 13
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 16
4.1. Thành phần cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.......16
4.2. Thành phần cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) tại xã Đứa
Mòn ................................................................................................................. 17
4.2.1. Đa dạng về chi, loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) ..............17
4.2.2. Sự phân bố các cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) tại xã Đứa
Mòn theo sinh cảnh sống ..............................................................................................19
4.2.3. Sự phân bố các loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) theo độ
cao tại xã Đứa Mòn ........................................................................................................21
4.2.4. Kinh nghiệm sử dụng các loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)
tại xã Đứa Mòn ...............................................................................................................22
4.3. Một số đặc điểm hình thái chính của các cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) tại
xã Đứa Mòn ...................................................................................................... 26
4.4. Thành phần các hợp chất có hoạt tính sinh học trong cây họ Hoa môi ....... 28
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây có tinh dầu thuộc họ Hoa
môi và cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn ............................................................ 31
4.5.1. Hiện trạng tài nguyên cây có tinh dầu nói chung và cây có tinh dầu thuộc
họ Hoa môi (Lamiaceae) nói riêng tại khu vực nghiên cứu............................... 31
4.5.2. Một số biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên cây có tinh dầu và cây thuộc
họ Hoa môi tại xã Đứa Mòn ............................................................................ 32
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 34
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 34
5.2. Kiến nghị ................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 36
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Họ, chi, loài ở hai lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) ............. 16
Bảng 2. Danh lục thành phần các loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi
(Lamiaceae) tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ............................. 18
Bảng 3. Sự phân bố theo sinh cảnh của các loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa
môi (Lamiaceae) tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La ...................... 20
Bảng 4. Sự phân bố các loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) tại
xã Đứa Mòn theo độ cao .................................................................................. 21
Bảng 5. Công dụng các loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) sử
dụng theo kinh nghiệm địa phương tại xã Đứa Mòn ......................................... 22
Bảng 6. Đa dạng bộ phận sử dụng các loài cây thuộc họ Hoa môi .............................24
tại xã Đứa Mòn ...............................................................................................................24
Bảng 7. Các loài cây thuộc họ Hoa môi tại xã Đứa Mòn mà người dân chưa biết
sử dụng............................................................................................................. 25
Bảng 8. Đặc điểm hình thái chính của một số chi trong họ Hoa môi phân bố tại
xã Đứa Mòn ..................................................................................................... 26
Bảng 9. Thành phần các hợp chất chính của 13 loài cây có tinh dầu thuộc họ
Hoa môi tại xã Đứa Mòn .................................................................................. 29
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ vị trí điểm điều tra thành phần các loài cây thuộc họ Hoa môi tại
xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La....................................................... 12
Hình 2. Số lượng họ, chi, loài ở hai lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 17
Hình 3. Số lượng phân bố theo sinh cảnh của các loài cây có tinh dầu thuộc họ
Hoa môi (Lamiaceae) tại xã Đứa Mòn.............................................................. 20
Hình 4. Số lượng sự phân bố các loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi
(Lamiaceae) tại xã Đứa Mòn theo độ cao ......................................................... 21
Hình 5. Tỷ lệ phần trăm các loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi tại xã Đứa
Mòn mà người dân đã biết sử dụng và chưa biết sử dụng ................................. 25
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La có điều kiện tự nhiên phức tạp
đã tạo cho khu vực này rất giàu nguồn tài nguyên rừng và đa dạng về thành phần
các loài cây có tinh dầu trong đó có cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Trên
thế giới có khoảng 2000 loài cây tinh dầu, Việt Nam có hơn 500 loài cây tinh
dầu thuộc họ Cam (Rutaceae), họ Hoa tán (Apiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ
Ráy (Araceae) và họ Hoa môi (Lamiaceae)...
Họ Hoa môi (Lamiaceae) còn được gọi là họ Bạc hà, họ Húng. Từ thế kỷ
thứ 18 đã có nhiều tác giả nghiên cứu về họ Hoa môi. Năm 1753, Linnaeus đã
đặt tên cho 33 chi, 223 loài của họ Hoa môi và xếp chúng vào 2 phân lớp. Hiện
nay, thế giới có 200 chi và 3500 loài, phân bố ở khắp thế giới. Ở Việt Nam có
trên 40 chi và khoảng 145 loài.
Theo tài liệu lịch sử thì họ Hoa môi được sử dụng cách đây 2000 năm.
Chúng bao gồm nhiều loài cây quen thuộc và gần gũi với cuộc sống của con
người. Với những ưu điểm nổi bật của cây họ Hoa môi có nhiều loài chứa tinh
dầu thơm nên thân lá cây được sử dụng làm các loại rau gia vị như Tía tô, Kinh
giới, Húng... Đồng thời một số loài cây thuộc họ Hoa môi cũng được sử dụng
chữa các bệnh cảm cúm, ho như Hương nhu, Bạc hà, Tía tô, É lớn tròng.. Ngoài
ra chúng còn được sử dụng làm đẹp da, trị gàu tóc và sử dụng làm các loại
nguyên liệu tạo hương thơm trong bánh, kẹo, kem đánh răng... Tinh dầu cây họ
Hoa môi có tính chất bay hơi rất nhanh nên còn được sử dụng chữa bệnh đau
dây thần kinh, sát trùng ngoài da, xông mũi họng. Theo y học cổ truyền, tinh dầu
cây họ Hoa môi có tác dụng tán phong nhiệt, chữa cảm sốt, nhức đầu, nghẹt
mũi, nổi mề đay, giúp tiêu hóa tốt, chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, chữa đau
bụng đi ngoài. Có thể dùng thân lá hoặc toàn cây phơi, sấy khô. Một số loài cây
họ Hoa môi còn được trồng làm cây cảnh như cây hoa Xôn trắng, hoa Xôn đỏ,
Râu mèo...
Thực vật thuộc họ Hoa môi có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong đời sống
hàng ngày của con người. Với những giá trị đó, thực vật họ Hoa môi cần được
1
chú ý bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay công tác thống kê, mô tả, phân
loại thực vật họ Hoa môi tại xã Đứa Mòn chưa được thực hiện. Vì vậy, chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây thuộc họ Hoa môi
(Lamiaceae) tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La” nhằm tìm ra
những loài cây có triển vọng cho tinh dầu trong họ Hoa môi.
1.2. Mục đích
- Xác định thành phần các loài cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) nhằm
đánh giá sự đa dạng các loài cây họ Hoa môi và kinh nghiệm sử dụng tại xã Đứa
Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
2
PHẦN II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây có tinh dầu trên thế giới
Những kiến thức về thảo dược đã được quan tâm và tìm hiểu ngay từ thời
các bộ tộc nguyên thủy. Trong quá trình con người tìm kiếm thức ăn họ đã tìm
hiểu về cây cỏ xung quanh để tìm hiểu các cây dùng được làm thức ăn và các
cây có độc cho con người. Dần dần, trong tiến trình phát triển của lịch sử loài
người, những kinh nghiệm thu được một cách ngẫu nhiên được truyền miệng từ
người này sang người khác rồi tới các thực nghiệm khoa học như ngày nay.
Ngày nay các loài cây có hợp chất tinh dầu thơm cũng đã được thế giới
nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh và cải thiện sức khỏe con
người. Các nhà khoa học Mỹ cũng đã nghiên cứu và cho thấy tinh dầu được tạo
thành từ một mảng lớn các thành phần hóa học bao gồm các chất chuyển hóa thứ
phát được tìm thấy trong các vật liệu thực vật khác nhau. Các thành phần hóa
học chủ yếu của tinh dầu bao gồm terpenes, este, aldehyde, xeton, rượu, phenol
và oxit, dễ bay hơi và có thể tạo ra mùi đặc trưng. Các loại dầu khác nhau có
chứa các lượng khác nhau của mỗi hợp chất, được cho là cung cấp cho mỗi loại
dầu mùi đặc biệt và đặc điểm điều trị của nó. Các giống khác nhau của cùng một
loài có thể có các dạng hóa học khác nhau (thành phần hóa học khác nhau của
cùng một loài thực vật với phương pháp thu hoạch khác nhau hoặc địa điểm) và
do đó các loại tác động khác nhau [12]. Mùi tổng hợp thường gồm nhiều hợp
chất giống nhau, được tổng hợp và kết hợp với các hóa chất sản xuất mùi mới.
Tuy nhiên, chất thơm tổng hợp thường có chứa chất gây kích thích, như dung
môi và chất đẩy, có thể kích hoạt độ nhạy cảm ở một số người. Hầu hết các nhà
thơ hương liệu cho rằng mùi hương tổng hợp thấp hơn tinh dầu vì thiếu năng
lượng tự nhiên hoặc cần thiết [12]. Trị liệu bằng hương thơm được sử dụng hoặc
tuyên bố là hữu ích cho một loạt các triệu chứng và điều kiện. Một cuốn sách về
hương liệu ở trẻ em gợi ý các liệu pháp thơm cho mọi thứ từ mụn trứng cá đến
ho gà [15]. Các nghiên cứu đã công bố về việc sử dụng dầu thơm thường tập
trung vào các hiệu ứng tâm lý (sử dụng như thuốc giảm căng thẳng hoặc thuốc
giảm đau) hoặc sử dụng nó như một điều trị tại chỗ đối với các chứng bệnh liên
3
quan đến da. Một lượng lớn các tài liệu đã được xuất bản về tác động của mùi
hôi trên bộ não con người và cảm xúc. Một số nghiên cứu đã kiểm tra tác động
của tinh dầu trên tâm trạng, tỉnh táo, và căng thẳng tinh thần ở những người
khỏe mạnh. Các nghiên cứu khác đã khảo sát tác động của các mùi khác nhau
(thường là mùi tổng hợp) đối với hoạt động của công việc, thời gian phản ứng và
các thông số tự trị hoặc đánh giá tác động trực tiếp của mùi trên não thông qua
các mô hình điện não và các nghiên cứu hình ảnh chức năng [15]. Các nghiên
cứu như vậy đã chỉ ra rằng mùi có thể gây ra những ảnh hưởng đặc biệt đối với
chức năng thần kinh và chức năng tự động của con người và mùi hôi có thể ảnh
hưởng đến tâm trạng, nhận thức về sức khoẻ và kích thích. Những nghiên cứu
này gợi ý rằng mùi có thể có các ứng dụng điều trị trong điều kiện tâm lý căng
thẳng và bất lợi.
Các học viên của hương liệu áp dụng các loại tinh dầu sử dụng một số
phương pháp khác nhau, bao gồm: Gián tiếp hít qua bộ khuếch tán phòng hoặc
giọt dầu đặt gần bệnh nhân (ví dụ trên một mô), hít trực tiếp được sử dụng trong
một máy hít riêng một vài giọt dầu thiết yếu trôi nổi trên mặt nước nóng để hỗ
trợ nhức đầu xoang), hoặc massage hương liệu, là ứng dụng cho cơ thể của các
loại tinh dầu pha loãng trong dầu vận chuyển. Các ứng dụng trực tiếp và gián
tiếp khác bao gồm việc trộn các loại tinh dầu vào trong muối và kem dưỡng
hoặc dùng chúng để thay băng [12].
Các loại dầu thiết yếu được cung cấp bởi các nhà aromatherapists ở Pháp và
Đức, việc sử dụng thường được giới hạn trong việc hít hoặc ứng dụng tại
Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Việc sử dụng các loại tinh dầu phổ biến là phổ
biến trong ngành hương liệu. Hầu hết các loại dầu thiết yếu được phân loại là
GRAS (thường được công nhận là an toàn) ở mức giới hạn quy định, bởi Cục
Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) [12].
Các nhà sản xuất dầu thơm báo cáo rằng các loại dầu thơm hoặc tinh dầu đã
được sử dụng hàng nghìn năm như chất kích thích hoặc an thần của hệ thần kinh
và là phương pháp điều trị cho nhiều loại bệnh khác [12]. Họ liên kết nó về mặt
lịch sử với việc sử dụng các loại dầu và chất trơ ngấm trong Kinh Thánh và Ai
4
Cập cổ đại, các biện pháp khắc phục được sử dụng trong suốt thời Trung Cổ và
thời Phục hưng, và đốt các cây thơm trong các nghi lễ tôn giáo khác nhau. Các
ứng dụng hiện tại của hương liệu đã không đến cho đến đầu thế kỷ 20 khi nhà
hoá học người Pháp và nước hoa Rene Gattefosse đặt ra thuật ngữ hương liệu và
xuất bản một cuốn sách vào năm 1937. Gattefosse đã đề xuất việc sử dụng liệu
pháp hương liệu để điều trị bệnh tật trong hầu hết các hệ thống cơ quan, dựa vào
các bằng chứng về giai thoại và dựa trên tình huống [13].
Gattefosse và các đồng nghiệp của ông ở Pháp, Ý và Đức đã nghiên cứu tác
dụng của hương liệu thơm trong 30 năm qua, việc sử dụng nó đã biến mất khỏi
thế giới thời trung cổ và được khám phá bởi một người Pháp khác, bác sĩ Jean
Valnet, vào cuối thế kỷ này. Valnet xuất bản cuốn sách The Practice of
Aromatherapy năm 1982 [14], vào thời điểm đó thực tiễn đã trở nên nổi tiếng
hơn ở Anh và Hoa Kỳ. Thông qua những năm 1980 và 1990, khi các bệnh nhân
ở các nước phương Tây trở nên quan tâm đến các liệu pháp bổ sung và thay thế
thuốc (CAM), liệu pháp hương liệu đã phát triển một điều sau đây vẫn tiếp tục
cho đến ngày nay. Ngoài việc sử dụng dầu thiết yếu của các y tá và các bác sĩ trị
liệu hương liệu cho các vấn đề y tế cụ thể, sự phổ biến của hương liệu cũng đã
được khai thác bởi các công ty mỹ phẩm đã tạo ra dòng dầu tinh dầu thiết yếu
(mặc dù thường là một thành phần tổng hợp) mỹ phẩm và đồ dùng vệ sinh cá
nhân, tuyên bố để cải thiện tâm trạng và hạnh phúc ở người dùng.
Sự nổi tiếng ngày càng tăng của hương liệu ở phần sau của thế kỷ 20 (đặc
biệt là ở Vương quốc Anh), ít nghiên cứu về hương liệu đã có trong tài liệu y
khoa bằng tiếng Anh cho đến đầu những năm 1990 hoặc giữa những năm 1990.
Nghiên cứu bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990 thường được tiến hành bởi
các y tá, những người có xu hướng là những người thực hành chính của liệu
pháp hương liệu ở Hoa Kỳ và Anh Quốc (mặc dù nó được các bác sĩ y khoa ở
Pháp và Đức cung cấp). Các nhà nhân học cung cấp hương liệu thơm bây giờ
xuất bản tạp chí của riêng mình, Tạp chí Quốc tế về Liệu pháp Tinh dầu. Ngoài
ra, nhiều nghiên cứu về tác động của mùi trên não và các hệ thống khác ở động
5
vật và người khỏe mạnh đã được xuất bản trong bối cảnh tâm lý và thần kinh
mùi (và không có thuật ngữ hương thơm cụ thể) [12].
Ngoài việc sử dụng kháng sinh tại chỗ, liệu pháp hương liệu cũng đã được
đề xuất để sử dụng trong chăm sóc vết thương [15] và điều trị một loạt các triệu
chứng cục bộ và các bệnh như chứng rụng tóc, chàm và ngứa. Trị liệu bằng
hương thơm cũng đã được nghiên cứu thông qua hít thở phản ứng đường thở[6].
Các nghiên cứu về dầu thơm đã khảo sát nhiều điều kiện khác nhau: An thần
và kích động [18], phản xạ và phản ứng giật mình, trạng thái tâm lý như tâm
trạng, lo lắng và cảm giác chung của hạnh phúc, rối loạn tâm thần, rối loạn chức
năng thần kinh, suy thận mạn tính, kích động ở bệnh nhân sa sút trí tuệ, triệu
chứng cai thuốc lá, say xe tắc nghẽn, buồn nôn và nôn mửa kết hợp với mệt mỏi,
đau, và lo lắng ở bệnh nhân lao động, đau một mình và đau kết hợp với các triệu
chứng khác [19].
Các bài báo đã đăng đã miêu tả việc sử dụng liệu pháp thơm ở các bệnh viện
cụ thể như phường ung thư, nhà nghỉ ngơi, và các khu vực khác nơi bệnh nhân bị
bệnh nặng và cần được chăm sóc giảm nhẹ, buồn nôn, suy nhược thần kinh, căng
thẳng tổng quát, lo lắng và trầm cảm. Những nghiên cứu quan sát này cung cấp
các ví dụ về sử dụng lâm sàng của hương liệu (và các phương thức CAM), mặc
dù chúng thường không dựa trên bằng chứng. Các đối tượng đã bao gồm các trẻ
em nhập viện nhiễm HIV, bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh giai đoạn cuốivà bệnh
nhân nhập viện bị bệnh bạch cầu. Trị liệu bằng hương thơm cũng được sử dụng
để làm giảm chứng khó chịu do loét hoại tử ở bệnh nhân ung thư [20].
Ngày nay, để phục vụ ngày càng tốt hơn nữa sức khỏe con người, cho sự
phát triển của xã hội thì cần thiết có sự kết hợp giữa Đông y và Tây y, giữa y
học cổ truyền và y học hiện đại vì vậy vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói
chung và bảo tồn cây có tinh dầu nói riêng cũng như cây thuốc đang là nhiệm vụ
hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới.
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây có tinh dầu ở Việt Nam và ở khu
vực nghiên cứu
Việt Nam là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hóa trong đó quan
6
trọng nhất là hai luồng văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ, là ngôi nhà chung của 54 dân
tộc khác nhau, mỗi dân tộc có những kinh nghiệm và tri thức sử dụng cây cỏ làm
thuốc khác nhau. Điều này dẫn đến sự đa dạng về tri thức sử dụng cây thuốc nói
chung và cây có tinh dầu nói riêng ở Việt Nam. Cây có tinh dầu đã và đang được
sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống (thực phẩm, mỹ phẩm, hương liệu...).
Nhu cầu về việc sử dụng tinh dầu trên thế giới và trong nước là rất lớn. Nước ta
có vị trí địa lý và địa hình đặc biệt, toàn bộ lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới
ẩm, gió mùa nên có hệ thực vật phong phú, đa dạng. Cho đến nay, chúng ta mới
khai thác tự nhiên và đưa vào trồng trọt khoảng hơn 20 loài cây có tinh dầu
trong khoảng 600 loài đã biết. Việc điều tra, đánh giá tổng thể về nguồn tài
nguyên này ở từng khu vực vùng hay lãnh thổ của nước ta còn ít được quan tâm.
Tỉnh Sơn La nơi có điều kiện tự nhiên và địa hình khá độc đáo, diện tích rừng
nguyên sinh còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Nơi đây có tính đa dạng sinh học khá cao,
khu hệ thực vật ở đây khá phong phú, đa dạng, tiềm ẩn nhiều loài thực vật có
tinh dầu mới chưa được nghiên cứu.
Đa dạng về cây có tinh dầu thì chúng ta phải kể đến công trình nghiên cứu của
Nguyễn Viết Hùng, Ông đã nghiên cứu về thành phần loài cây chứa tinh dầu thuộc
họ Na (Annonaceae) và họ Cam (Rutaceae) ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An.
Kết quả điều tra đã xác định được 58 loài 24 chi của họ Cam (Rutaceae) và họ Na
(Annonaceae) phân bố ở Vườn Quốc gia Pù Mát. Đa dạng về dạng thân, kết quả
điều tra cho thấy các loài thực vật chứa tinh dầu thuộc 2 họ Cam (Rutaceae) và
Na (Annonaceae) ở Vườn quốc gia Pù Mát thuộc 4 dạng thân chính. Trong đó,
cây gỗ nhỏ là đa dạng nhất với 28 loài chiếm 50% tổng số loài, các loài chủ yếu
thuộc các chi: Atalanta, Acronychia, Citrus, Clausena, Tetradium, Zanthoxylum,
Miliusa, Annona, Alphonsea, Dasymaschalon, Xylopia; nhóm cây thân bụi với
23 loài chiếm 39,66%, chủ yếu thuộc các chi Euodia, Glycosmis, Micromelum,
Artabotrys, Desmos, Fissistigma, Uvaria; nhóm cây gỗ lớn chỉ có 1 loài chiếm
1,72% là Giền trắng (Xylopia pierrei Hance), nhóm cây leo trườn với 5 loài thuộc
họ Cam (Rutaceae) như: Hoàng mộc sai (Zanthoxylum laetum Drake), Xáo petelot
(Paramignya petelotii Guillaum.), Sưng (Zanthoxylum nitidum (Lamk.) DC.), Móc
7
câu hương (Luvunga scandens (Roxb.) Buch.-Ham.), Cựa gà (Paramignya
andamanica (King) Tanaka). Kết quả đó góp phần định hướng cho việc khai
thác, trồng và sử dụng nguồn cây có tinh dầu đạt hiệu quả cao nhất [5].
Nguyễn Viết Hùng, 2016. Đa dạng các loài cây cho tinh dầu ở Vườn quốc
gia Pù Mát. Đã điều tra được 361 loài cây có tinh dầu 129 chi của 33 họ thuộc
02 ngành thực vật bậc cao có mạch là Magnoliophyta và Pinophyta ở Vườn
quốc gia Pù Mát, Nghệ An. Phần lớn các taxon tập trung trong ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta) với 355 loài chiếm 98,34% tổng số loài, 124 chi chiếm 96,12%
và 28 họ chiếm 84,85% tổng số họ; ngành Thông (Pinophyta) với 6 loài chiếm
1,66%, 5 chi chiếm 3.88% và 5 họ chiếm 15,5% tổng số họ. Như vậy, các taxon
có tinh dầu chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan với số chi và loài chiếm trên 90%,
điều này hoàn toàn hợp lý so với sự tiến hóa của thực vật bởi vì ngành Ngọc lan là
ngành chiếm ưu thế của thực vật bậc cao có mạch. Sự phân bố không đều nhau
của các taxon không chỉ được thể hiện giữa các ngành mà còn được thể hiện giữa
các taxon lớp trong Ngành Ngọc lan. Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có số lượng
các taxon chiếm ưu thế trên 70% tổng số họ, trên 80% số chi và số loài của
ngành; lớp Hành (Liliopsida) với 6 họ (chiếm 11,44%); 12 chi (chiếm 9,68%) và
41 loài (chiếm 11,55%). Điều này hoàn toàn hợp lý, vì lớp Ngọc lan luôn chiếm
yêu thế so với lớp Hành và phù hợp với các công trình nghiên cứu của Lã Đình
Mỡi và cs (2001). Các loài cây tinh dầu thuộc 5 dạng thân chính là cây thân thảo
- 119 loài, cây gỗ nhỏ - 94 loài, cây bụi - 54 loài, cây leo trườn - 27 loài, cây gỗ
lớn - 67 loài. Ngoài cây cho tinh dầu thì trong 361 loài còn cho các giá trị sử
dụng khác như: làm thuốc - 196 loài, làm cảnh - 20 loài, ăn được - 56 loài, cho
gỗ - 70 loài, cho độc và cho gia vị - cùng 7 loài và thấp nhất là cây cho dầu béo 6 loài. Đã xác định được 21 loài có nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, trong Sách
Đỏ Việt Nam (2007) với 18 loài, 05 loài trong Nghị định 32/CP - 2006 và 6 loài
trong Danh lục đỏ IUCN (2014). Đây là những loài có số cá thể còn ít nên cần
có những chính sách ưu tiên bảo tồn và phát triển [6], một số loài có trữ lượng
khá lớn trong tự nhiên như Thiên niên kiện, Thạch xương bồ, Sa nhân, có thể lấy
tinh dầu nhưng phải đảm bảo tái sinh tự nhiên, đồng thời một số loài như Pơ mu,
8
Vù hương, Bách xanh, Sa ma dầu đã bị khai thác cạn kiệt cần có biện pháp bảo vệ
và nghiên cứu khả năng phục hồi chúng trong tự nhiên.
Tài nguyên thực vật cây có tinh dầu ở nước ta phải kể đến công trình
nghiên cứu của GS.TS. Lã Đình Mỡi và cộng sự trong cuốn sách “Tài nguyên
thực vật có tinh dầu ở Việt Nam tập II” đã được xuất bản năm 2002. Ông đã
nghiên cứu những cây có tinh dầu có triển vọng khai thác phát triển của nước ta
có tiềm năng cần được bảo tồn. Với mỗi chi mỗi loài đều được Ông nghiên cứu
kỹ càng về nội dung: Tên thường gọi, tên khoa học, tài liệu công bố, số nhiếm
sắc thể và các tên gọi khác trong nước, các tên đồng nghĩa tên nước ngoài,
nguồn gốc và phân bố, công dụng tình hình sản xuất và buôn bán quốc tế, đặc
tính của tinh dầu và những hoạt chất chính trong cây, mô tả các đặc điểm hình
thái; sinh thái, sinh trưởng và phát triển [8].
Nguyễn Thị Quyên và cộng sự, 2015. Đa dạng thực vật bâc cao có mạch
trong một số trạng thái thảm thực vật phục hồi tự nhiên tại huyện Sông Mã tỉnh
Sơn La. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11/2015. Trang 115 - 118.
Kết quả cho thấy hệ thực vật bậc cao huyện Sông Mã có 460 loài thuộc 345 chi,
128 họ, 6 ngành. Trong đó thảm thực vật tái sinh sau nương rẫy có 374 loài, 291
chi, 121 họ [10].
Đặc biệt là điều tra thành phần loài cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn huyện
Sông Mã tỉnh Sơn La, còn chưa được nghiên cứu thống kê. Vì vậy, kết quả
nghiên cứu của đề tài là kết quả bước đầu công bố về thành phần các loài cây có
tinh dầucó ý nghĩa rất lớn cho các nghiên cứu tiếp theo.
2.3. Công tác điều tra, thống kê, phân loại cây thuộc họ Hoa môi ở Việt Nam
Họ Hoa môi (Lamiaceae) còn được gọi là họ Bạc hà, họ Húng. Theo
Trung tâm Dữ liệu thực vật Việt Nam, các loài trong họ Hoa môi có một số đặc
điểm thực vật học dễ nhận biết như: Cây thảo thân vuông, lá đơn, mọc đối chéo
chữ thập hay mọc vòng, thường có mùi thơm. Hoa thường tập trung ở kẽ lá gồm
những xim 2 ngả tạo thành những bó ở nách lá. Hoa đối xứng 2 bên, lưỡng tính,
mẫu 5. Các lá đài và cánh hoa hợp thành ống có 2 môi, môi trên 2 răng, môi
dưới 3 răng. Nhị 4 trong đó 2 cái dài và 2 cái ngắn hoặc bằng nhau, dính trên
9
ống tràng và xếp xen kẽ với thùy tràng. Bầu trên gồm 4 ô tách thành 4 thùy rõ.
Vòi mọc ra giữa 4 thùy bầu và đính ở gốc bầu. Quả gồm 4 hạch nhỏ ("tứ bế
quả"), ở đáy có các đài tồn tại, mỗi hạch có 1-2 hạt [31].
Họ Hoa môi theo thống kê trên thế giới có 200 chi và 3500 loài, phân bố
ở khắp các quốc gia. Ở Việt Nam có trên 40 chi và khoảng 145 loài. Họ Hoa
môi được chia làm 9 - 10 phân họ. Đa số các chi ôn đới thuộc phân
họ Stachyoideae và các chi nhiệt đới thuộc phân họ Ocimoideae. Nói chung nó
được coi là một họ tiến hóa cao của Hai lá mầm. Lamiaceae rất gần với
Verbenaceae thân gỗ không có tinh dầu và bầu không có 4 thùy sâu. Họ
Callitrichaceae cũng được coi là một liên minh của Lamiaceae [31].
Thực vật họ Hoa môi có một số giá trị kinh tế như: Sử dụng làm cảnh
(Salvia, Coleus), lấy tinh dầu (Mentha, Occimum), làm thuốc (Occimum,
Mentha, Hyptis).
Hệ thống phân loại cây họ Hoa môi: Theo Vũ Xuân Phương (2000), từ thế
kỷ thứ 18 đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu về họ Hoa môi. Linnaeus (1753)
đã đặt tên cho 33 chi, 223 loài của họ này và xếp chúng vào 2 phân lớp: 2 nhị
(Diaandria) và 4 nhị với 2 nhị dài và 2 nhị ngắn (Điynamia). Sau Linnaeus, các
tác giả khác như H. Adanson (1763), C. Moench (1794) đã công bố thêm các
taxon và sắp xếp chúng vẫn theo kiểu của Linnaeus. A. Jussieu (1789) họ Bạc hà
mới chúng thức được coi là một taxon riêng dưới tên gọi Labiatae Juss. (họ Hoa
môi). Sau này J. Lindley (1836) đặt tên khác cho họ này là Lamiaceae Lindl [9].
Sang thế kỷ 19, có một loạt các hệ thống phân chia mới ra đời như phân chia
họ trực tiếp thành các tông; phân chia họ trực tiếp thành các phân họ
(subfamilia) với các tông (tribus) và các phân tông (subtribus) [9].
Nghiên cứu họ Bạc hà ở Đông Dương, Doãn Khắc Thịnh (1936) dựa vào hệ
thống Bentham (1876) để sắp xếp các taxon. Họ Bạc hà ở Đông Dương đã được
tác giả xếp vào 7 tông: Ocimoideae. Saturejneae. Monardeas, Nepeteae,
Stachydeae, Prasieae và AJugoideae . Ngày nay hệ thống phân chia các taxon
theo kiểu này ít được sử dụng. Khi nghiên cứu họ Bạc hà ở Việt Nam, Vũ Xuân
Phương đã lựa chọn hệ thống của Melchior (1964) để sắp xếp các taxon vì nó
10
giải thích tương đối thỏa đáng mối quan hệ chủng loại của các taxon, mặt khác
nó được xâydựng trên cơ sở nghiên cứu một vùng lãnh thổ rộng lớn.Điều đó rất
thuận tiện cho việc sắp xếp các taxon của Hệ thực vật Việt Nam. Theo hệ thống
này họ Bạc hà được xếp trong 5 phân họ với 11 tông và 14 phân tông. Hệ thống
này có những điểm khác với hệ thống mà Doan Khắc Thịnh (1936) sử dụng là:
chi Leucosceptrum trước được xếp trong tông Ajusoideae nay chuyển sang phân
họ Liimioideae. Chi ScutcIIaria trước nằm trong tông Stachydeae nay được
chuyển sang phân họ Scutellarioideae. Các tông Saturejneae, Monardeae,
Nepeteae, Stachydeae nay được nhập vào phân họ Lamioideae. Tông Satlirejneae
được tách thành 2 tông là SatLirejneae và Pogostemoncae [9].
Theo Lã Đình Mới (2002), một số loài cây thuộc họ Hoa môi có tinh dầu
thơm triển vọng ứng dụng trong ngành công nghiệp hương liệu và trong sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Hoắc hương núi (Agastache rugosa Kuntze);
Húng chanh (Plectranthucs amboinicus Lour); Kinh giới (Elsholtzia ciliata
(Thumb) Hyland.); Kinh giới núi (Mosla dianthera Maxim); Chùa dù (Elsholtzia
penduliflora W. W. Smith, 1918.); Bạc hà (Mentha arvensis L.); Râu mèo
(Orthosiphon stamineus Benth.) [8].
Cho đến nay công tác thống kê các loài cây trong họ Hoa môi phân bố tại xã
Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vẫn chưa được thực hiện, chưa xây
dựng được danh mục. Để góp phần cung cấp những dẫn liệu ban đầu, chúng tôi
đề xuất đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá sự phân bố của thực vật họ Hoa
môi tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
11
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Xác định các loài cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) tại xã Đứa Mòn,
huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
3.1.2. Phạm vi, địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Xác định thành phần các loài cây thuộc họ Hoa
môi (Lamiaceae) tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Hình 1. Sơ đồ vị trí điểm điều tra thành phần các loài cây thuộc họ Hoa môi
tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 05 năm 2018.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thành phần cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn.
- Đánh giá thành phần cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) phân bố tại xã
Đứa Mòn.
12
- Một số đặc điểm hình thái và thành phần các hợp chất chính trong các
loài cây thuộc họ Hoa môi.
- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn cây có tinh dầu và cây họ Hoa môi tại
xã Đứa Mòn.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
a. Phƣơng pháp kế thừa tài liệu
Thu thập và kế thừa các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu bao
gồm: Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng thực vật rừng, các tài liệu về điều kiện tự
44nhiên kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học thuộc huyện Sông
Mã...
b. Phƣơng pháp điều tra trên tuyến
Theo phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn 2007
[11], để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu vực nghiên cứu thì
việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là cần thiết. Lập 8 tuyến điều tra, các tuyến
điều tra dài trên 10 km trở lên, các tuyến đi qua nhiều kiểu trạng thái rừng và các
dạng địa hình khác nhau như: Thảm cỏ, thảm cây bụi, nương rẫy bỏ hoang, rừng
nguyên sinh, rừng tái sinh nằm ở phạm vi 10m mỗi bên.
Các tuyến điều tra thực địa tại xã Đứa Mòn về các cây có tinh dầu và cây
thuộc họ Hoa môi như sau:
* Bản Tạng Sỏn
Tuyến 1: Từ bản Tạng Sỏn II xã Đứa Mòn N 21008.648’ E 103030.376’
→ Núi Ra Co → Đỉnh Te Pa → Suối La de → Khu rừng Bản Tạng Sỏn I xã
Đứa Mòn N 21008.336’ E 103031.286’
Tuyến 2: Từ bản Tạng Sỏn II xã Đứa Mòn N 21008.675’ E 103030.376’
→ Suối To Lia → Nương Te Pa N 21008.352’ E103030.497’
* Bản Huổi Lếch
Từ suối Chả lại N21007.717’ E103027.381’→ Núi To Sia N21006.674’
E103027.104’
13
* Bản Nộc Cốc
Từ No Pu N21003.757’ E103026.444’→ Qua suối Nậm Cong N21004.627’
E103026.626’.
* Bản Tỉa
Từ Rừng ma bản Tỉa N21005.418’ E103’26.571’→ Núi Hin Pẻn
N21003.26.571’ E103027.506’
* Bản Nà Tấu
Từ suối Nà Tấu N21005.202’ E103026.737’→ Khu rừng cấm bản Nà Tấu
N21005.222’ E103026.699’.
* Bản Ngang Trạng
Tuyến 1. Từ núi Nà Tấu N 21003.995’ E 103027.301’→ Núi Tong Mông N
21004.033’ E 103027.397’.
Tuyến 2. Rừng cấm bản Ngang Trạng N 21003.932’ E 103027.300’→ Suối
Huổi Sa N 21005.364’ E 103026.616’.
Kết quả được ghi vào phiếu 01.
Biểu 01, Điều tra tuyến
Tên tuyến……từ …..đến…………………..
Ngày điều tra……Người điều tra………….
Stt
Tên khoa
Tên phổ
Tên địa
học
thông
phương
Độ cao
Bộ phận
chứa tinh
dầu
Phân bố
phân bố
(m)
c. Phƣơng pháp phỏng vấn
Phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học (Gary J. Martin, 2002) [4]
điều tra kinh nghiệm và tri thức dược học dân tộc sử dụng công cụ phỏng vấn
trong PRA (Đánh gía nhanh nông thôn có sự tham gia)
- Đối tượng và nội dung
14
+ Phỏng vấn các hộ gia đình của mỗi bản để tìm hiểu về công dụng kiến
thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật có tinh dầu.Về độ tuổi đối
tượng phỏng vấn chủ yếu khoảng 30 - 60 tuổi, đối tượng này là tuổi trưởng
thành và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, có khả năng quyết định các
vấn đề lớn của gia đình, do vậy mà những thông tin họ cung cấp có độ tin cậy
cao. Phân nhóm công dụng của các loài thực vật có tinh dầu chủ yếu dựa vào
nhu cầu thực tế của người dân tại khu vực và tài liệu của Võ Văn Chi, Đỗ Tất
Lợi, Lã Đình Mỡi.
+ Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm xã, chính quyền địa phương về công tác quản
lý bảo vệ rừng ở khu vực để phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng của khu vực
nghiên cứu.
+ Ngoài ra, kết hợp thêm trong quá trình điều tra để tìm hiểu thêm thông tin về
các loài cây có tinh dầu tại khu vực từ người dân địa phương.
d. Phƣơng pháp định loại tên loài
Tên khoa học các loài cây có tinh dầu được xác định bằng phương pháp
hình thái so sánh. Định loại tên khoa học của loài dựa vào tài liệu: Từ điển cây
thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi; Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất
Lợi...
Tình trạng bảo tồn của các loài qúi hiếm được xác định theo sách đỏ Việt Nam
phần II - Thực vật (2007), Nghị định 32/NĐ - CP của Chính phủ Việt Nam (2006).
15
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thành phần cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
Qua quá trình điều tra thực địa, thu thập các loài cây có tinh dầu theo
phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [11]. Tôi đã xác định được 55 loài
thuộc 42 chi xếp trong 23 họ, thuộc Ngành Ngọc lan (Magnoliaphyta).
Cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn phần lớn chỉ tập trung trong ngành Ngọc
lan (Magnoliophyta) với 23 họ (chiếm 100%) tổng số họ thực vật có tinh dầu tại
khu vực nghiên cứu, 42 chi (chiếm 100% tổng số chi thực vật có tinh dầu tại khu
vực nghiên cứu) và 55 loài (chiếm 100% tổng số loài thực vật có tinh dầu tại
khu vực nghiên cứu). Điều đó cho chúng ta thấy rằng các loài cây có tinh dầu tại
xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, chỉ có trong ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta),
100% họ, chi, loài đều tập trung trong ngành Ngọc Lan mà không có ở Ngành
thực vật khác. Như vậy, các loài cây có tinh dầu tại xã Đứa Mòn chưa đa dạng
về ngành mà chỉ đa dạng về họ trong ngành Ngọc Lan. Điều này hoàn toàn hợp
lý, vì ngành Ngọc lan luôn chiếm ưu thế so với các ngành khác và phù hợp với
các công trình nghiên cứu của Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001), Nguyễn Nghĩa
Thìn (2004),… khi nghiên cứu các khu hệ thực vật khác ở Việt Nam.
Để thấy rõ hơn sự đa dạng trong các taxon của các loài cây có tinh dầu
chúng tôi phân tích sâu hơn về họ, chi, loài trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
được thể hiện qua bảng 1:
Bảng 1. Họ, chi, loài ở hai lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp
MAGNOLIOPSIDA
(Lớp hai lá mầm)
LILIOPSIDA
(Lớp một lá mầm)
Tổng
Họ
Số họ
Chi
%
Loài
Số chi
%
Số loài
%
18
78,26
34
81
44
80
5
21,74
8
19
11
20
23
100
42
100
55
100
16
MAGNOLIOPSIDA (Lớp hai lá mầm)
LILIOPSIDA (Lớp một lá mầm)
44
34
18
11
8
5
Số họ
Số chi
Số loài
Hình 2. Số lượng họ, chi, loài ở hai lớp trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Qua bảng 1 và hình 2 cho thấy sự phân bố các loài cây có tinh dầu trong
các taxon có sự chênh lệch lớn. Trong đó các loài cây có tinh dầu thuộc lớp Hai
lá mầm (Magnoliopsida) chiếm vai trò chủ đạo với số lượng lớn là 44 loài chiếm
80%, 18 họ chiếm 78,26% và 34 chi chiếm 81% so với tổng số loài cây có tinh
dầu; lớp Một lá mầm (Liliopsida) có số lượng loài ít hơn là 11 loài chiếm 20%,
5 họ chiếm 21,74% và 8 chi chiếm 19%.
4.2. Thành phần cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) tại xã
Đứa Mòn
4.2.1. Đa dạng về chi, loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)
Điều tra thực địa, thu thập thống kê cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi
(Lamiaceae) dựa theo phương pháp nghiên cứu thực vật học của Nguyễn Nghĩa
Thìn (2007) [11], đã thu thập và xác định được 13 loài 8 chi trong họ Hoa môi
(Lamiaceae).
17
Bảng 2. Danh lục thành phần các loài cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi
(Lamiaceae) tại xã Đứa Mòn, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La
Stt
Tên khoa học
Tên phổ
Tên địa
thông
phƣơng
Chùa dù
Benth.
2
3
4
Elsholtzia ciliate
(Thumb.) Hyland.
Elsholtzia flava
(Benth.) Benth.
Elsholtzia
winitiana Craib.
Hyptis
5 suaveolens (L.)
Poit.
6
7
8
Leonurus
japonicus Houtt.
Mentha
aquatica L.
Mentha arvensis
L.
phân bố
(m)
Ntsuab
sinh, mọc gần
txhuv
bờ suối nơi ẩm
1467
ướt
Kinh giới Mlav zoov
Hương
nhu hoa
Kinh giới
núi
Núi trảng cỏ,
cây bụi
Mlav dub
Ven đường,
ntsis
rừng tái sinh
Hmav roob
Rừng tái sinh
vàng
1104
705
1496
Ven đường,
É lớn
tròng
Ntsiav zoo
rừng tái sinh,
trảng cỏ cây
619
bụi
Ích mẫu
Húng lũi
Bạc hà
Microtoena
Dị thần
9 insuavis (Hance)
hoa, Dải
Prain ex Dunn.
Phân bố
Rừng nguyên
Elsholtzia
1 blanda (Benth.)
Độ cao
nhỏ
Nroj zoo
Quanh nhà, bờ
niam
ruộng
Txuj lom
Vườn nhà,
dawb
nương rẫy
Pum hub
Vườn nhà
Mlav
Rừng tái sinh,
nlpus
vườn nhà
18
667
685
1499
1497
10
Ocimum
basilicum L.
Húng quế Zaub txwg
Vườn nhà,
nương rẫy
686
Ven đường,
11
Ocimum
gratissimum.
Hương
nhu trắng
Yub dawb
rừng tái sinh,
trảng cỏ cây
625
bụi, quanh bản
Plectranthus
12 amboinicuc
(Lour.) Spreng.
13
Perilla fretescens
(L.) Britton.
Húng
Cias
chanh
Rừng tái sinh,
vườn nhà
1032
Quanh bản,
Tía tô
Mlav
rừng tái sinh,
1476
vườn nhà
Cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) tại xã Đứa Mòn khá đa
dạng về thành phần loài với 13 loài, 8 chi. Đa dạng về chi dựa theo bảng 2 chi
có nhiều loài nhất là Elsholtzia với 4 loài chiếm 30,77%. Tiếp đến là chi
Ocimum và chi Mentha với 2 loài chiếm 15,38% trong tổng số các cây có tinh
dầu thuộc họ Hoa môi, các chi còn lại như Hyptis, Leonurus, Microtoena,
Plectranthus, Perilla đều có 1 loài chiếm 7,70% trong tổng số loài trong họ
Hoa môi.
4.2.2. Sự phân bố các cây có tinh dầu thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) tại xã
Đứa Mòn theo sinh cảnh sống
Qua quá trình điều tra thực địa chúng tôi nhận thấy cây có tinh dầu thuộc
họ Hoa môi có môi trường sống rất đa dạng và phức tạp. Có những cây sống ở
nơi thấp nhưng ngược lại có những loài phân bố ở những nơi cao, thời tiết mát
mẻ, hay trong rừng rậm, rừng thứ sinh, trảng cỏ cây bụi... lại có những loài cây
sống ở ven đường quanh nhà, bờ khe suối nơi ẩm ướt… Một số khác thì được
người dân trồng trong vườn để làm thuốc chữa bệnh, làm rau gia vị…Tuy nhiên,
số loài mà người dân trồng trong vườn còn ít và một số loài trong rừng mà người
dân cũng chưa biết sử dụng đến chúng. Một số loài có thể phân bố trong nhiều
19