Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

vai trò đối tượng các phương pháp nghiên cứu tâm lý học quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.12 KB, 16 trang )

1. SỰ CẦN THIẾT LẬP TIỂU ĐỀ ÁN
1.1. Sự cần thiết của tiểu đề án
Tâm lý quản lý là một chuyên ngành đặc biệt của tâm lý học, là một môn khoa
học về con người, trong khi đó nhân tố con người vừa được coi là mục tiêu, vừa là
động lực cho sự phát triển quyết định đến thành công của nhiều hoạt động nhất là hoạt
động quản lý. Trong hoạt động quản lý, con người luôn giữ vị trí trung tâm và luôn là
chủ thể của thế giới nội tâm phong phú. Các yếu tố đó, một mặt là sản phẩm hoạt động
của con người, của các điều kiện kinh tế xã hội, mặc khác là động lực nội sinh đóng
vai trò thúc đẩy hoặc cản trở các hoạt động tâm lý. Bởi vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu
những cơ sở tâm lý học của công tác quản lý là một yêu cầu khách quan và bức thiết
đối với tất cả những ai quan tâm đến việc cải tiến quản lý, nâng cao hiệu quả quá trình
quản lý, làm tốt việc tuyển chọn, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ quản lý
Hiểu được tầm quan trọng của tâm lý học quản lý, em tiến hành nghiên cứu đề
án “vai trò đối tượng các phương pháp nghiên cứu tâm lý học quản lý”.
1.2. Phạm vi đối tượng của tiểu đề án
- Phạm vi của đề án: Đối tượng nghiên cứu trong phạm vi nhất định về thời
gian, không gian và lĩnh vực nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề án là các phương
pháp nghiên cứu tâm lý học;
- Đối tượng của đề án: Đối tượng nghiên cứu trong đề án này là vai trò đối
tượng các phương pháp nghiên cứu tâm lý học quản lý.
1.3. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp kế thừa: kế thừa các kiến thức đã học và biết trước. Vận dụng
kiến thức học phần có liên quan;
- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập, tổng hợp và thống kê các số liệu
liên quan đến tiểu đề án theo nhiều phương pháp;
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các thông tin, số liệu liên quan đến từng
mục tiêu của tiểu đề án và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
2. MỤC TIÊU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ
ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu.


1


Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng
hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và
là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu là trả lời câu hỏi “làm cái gì?”
Đối với sinh viên: Giúp sinh viên có rất nhiều cơ hội để các bạn rèn luyện kỹ
năng, hình thành tư duy chủ động trong việc giải quyết vấn đề, áp dụng kiến thúc đã
học vào thực tiễn.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó
trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành. Mục đích là trả lời
câu hỏi “để làm việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?”;
Mục đích nghiên cứu của tiểu đề án: Có kiến thức cơ bản về tâm lý học quản
lý, từ đó vận dụng kiến thức vào trong quá trình quản lý của doanh nghiệp.
3. NỘI DUNG
Vai trò đối tượng các phương pháp nghiên cứu tâm lý học quản lý
3.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý.
3.1.1. Khái niệm về tâm lý học quản lý
Tâm lý học là sự nghiên cứu tâm trí và hành vi. Nó là một ngành khoa học
mang tính học thuật và ứng dụng, với mục đích nghiên cứu nhằm hiểu rõ cá nhân
và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và quan sát những trường hợp
cụ thể.
Ngày nay tâm lý được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
+ Tâm lý học sư phạm
+ Tâm lý học sáng tạo
+ Tâm lý học quản lý
Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm l học, chuyên nghiên cứu
những vấn đề trong hoạt động quản lý, nhằm làm cho hoạt động quản lý đạt được hiệu
quả tối ưu.

+
+
+
+
+
+

Tâm lý học quản lý bao gồm:
Tâm lý học quản lý kinh doanh
Tâm lý học quản lý sản xuất
Tâm lý học quản lý quân sự
Tâm lý học quản lý y tế
Tâm lý học quản lý giáo dục
2


+ Tâm lý học quản lý hành chính
Hoạt động quản lý trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước có những đặc
điểm riêng so với các tổ chức quản lý khác, vì vậy đòi hỏi phải có chuyên ngành tâm
lý học quản lý chuyên biệt.
3.1.2. Sơ lược về tâm lý học quản lý
Tâm lí học quản lí ra đời vào đầu thế kỉ XX, nhưng những tiền đề cho sự ra đời
của nó đã xuất hiện rất sớm. Đó là những tiền đề về mặt thực tiễn và những tiền đề về
mặt tư duy, lí luận.
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng hoạt động quản lí vào việc tổ chức các
cộng đồng của mình. Những khái niệm quản lí cơ bản đã có từ 5000.năm trước Công
nguyên. Trong Kinh Thánh, Jethro giảng giải cho Moses về lợi ích của sự uỷ quyền và
của tổ chức vững mạnh.
Thời Hi Lạp cổ đại, những kĩ xảo tinh vi như quản lí tập trung và dân chủ đã
được áp dụng. Trong tập nghị luận của mình, Socrate nói: "…Những người biết cách

sử dụng con người sẽ điều khiển công việc hoặc cá nhân hoặc tập thể một cách sáng
suốt, trong khi những người không biết làm như vậy, sẽ mắc sai lầm trong việc điều
hành công việc này". Quan điểm về vị trí của con người, về nghệ thuật sử dụng con
người như một điều kiện tiên quyết để đảm bảo quản lí thành công của nhà triết học
Cổ đại Hi Lạp này đến nay vẫn còn giữ nguyên tính thời sự và giá trị thực tiễn của nó.
Vào thời Trung cổ, người ta đã sử dụng kế toán kép trong hệ thống quản lí, nhà
kinh doanh biết được tình trạng tiền mặt và hàng tồn kho, nhờ đó kiểm soát được
nguồn tiền mặt của mình.
Thời Trung Hoa cổ đại, bốn chức năng cơ bản của quản lí đã được xác định. Đó
là kế hoạch hoá, tổ chức, tác động và kiểm tra. Đến nay, chúng vẫn là những chức
năng cơ bản của hoạt động quản lí.
Cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra vào cuối thế kỉ XVIII ở Anh đã tạo tiền đề
quan trọng cho sự phát triển tư duy quản lí. Các cơ sở sản xuất phải hoạt động trong
nền kinh tế thị trường, lợi nhuận gắn liền với việc tổ chức sản xuất. Bởi vậy, tổ chức
sản xuất, kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao đã trở thành mối quan tâm hàng
đầu của các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu quản lí. Cuộc vận động quản lí theo
khoa học đã ra đời để đáp ứng yêu cầu đó.
3


3.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học quản lý.
Về mặt lý luận:
Tâm lý học quản lý giúp cho nhà quản lý một hệ thống lý luận, các qui luật
chung nhất trong trong việc quản lý con người tránh được những sai lầm trong tuyển
chọn cán bộ trong giao tiếp trong họach định kế họach quản lý.
Về mặt thực tiễn
- Giúp nhà quản lý hiểu được những người dưới quyền, giải thích được những
hành vi của họ, dự đoán truớc họ hành động như thế nào trong tình huống sắp tới. Điều
này rất cần thiết giúp cho việc tuyển chọn, sắp xếp sử dụng con người hợp lý.
- Giúp cho nhà quản lý nắm được cách thức nhận xét đánh giá con người một

cách đúng đắn, khách quan, giúp cho nhà lãnh đạo quản lý biết cách tác động mềm dẻo
nhưng kiên quyết đến cấp dưới, đến từng cá nhân và tâp thể phát huy tốt đa tiềm năng
của họ trong công việc thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Đối với nhân viên, cấp dưới, tri thức tâm lý học quản lý giúp họ hiểu được
tâm lý của đồng nghiệp, cấp trên, và bản thân mình, biết cách ứng xử hợp lý, phát huy
tối đa khả năng của mình trong tổ chức.
Hiểu được tâm lý quản lý sẽ hoàn thiện mình hơn.
Lịch sử nhân loại đã biết bao những thất bại đau đớn của nhiều nhà quản lý,
lãnh đạo, kinh doanh họ là người có tài về chuyên môn nhưng do thiếu tri thức về tâm
lý học quản lý nên có những phạm phải sơ suất trong lời nói, trong hành vi ứng xử đã
dẫn đến những hậu quả tai hại.
Một nhà tâm lý, nhà giáo dục giỏi có thể không phải là người lãnh đạo, quản lý
giỏi nhưng ngược lại một người lãnh đạo, quản lý giỏi nhất thiết phải nắm vững và vận
dụng tri thức tâm lý vào họat động lãnh đạo, quản lý
3.1.4. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý
Xác định đối tượng của tâm lý học quản lý là trả lời được câu hỏi: Tâm lý học
quản lý nghiên cứu cái gì? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần xác định
vị trí của tâm lý học quản lý trong hệ thống phân ngành của khoa học Tâm lý. Trong
khoa học Tâm lý có nhiều phân ngành, mỗi phân ngành nghiên cứu một lĩnh vực của
hiện tượng tâm lý con người.
Tâm lý học quản lý là một phân ngành của tâm lý học xã hội. Bởi vì nếu tâm lý
học xã hội nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của nhóm xã hội, đặc biệt là hành vi của
4


nhóm xã hội, thì tâm lý học quản lý nghiên cứu quá trình tổ chức nhóm, đặc biệt là các
tổ chức xã hội. Như vậy, tâm lý học quản lý và tâm lý học xã hội đều nghiên cứu về
nhóm xã hội, nhưng phạm vi nghiên cứu của tâm lý học quản lý hẹp hơn.
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý là các đặc điểm tâm lý của người
lãnh đạo, quản lý: những người bị lãnh đạo quản lý và các tổ chức xã hội; cũng như

các quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý trong tổ chức.
3.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của tâm lý học quản lý
3.2.1. Thời kỳ cổ đại
Những tư tưởng về quản lý đã được tìm thấy trong các tác phẩm triết học cổ của
hy lạp;
Xôcrát đã đưa ra quan niệm về tính toàn năng của quản lý. Nghĩa là để quản
lý được người quản lý phải uyên thâm về nhiều phương diện, kể cả trực tiếp thực thi
công việc. Ông đã đề cập đến vai trò của người đứng đầu trong việc điều khiển công
việc của cá nhân và tập thể
Platôn (427-347) đã đưa ra những quan điểm quản lý con người nói chung và
những yêu cầu đối với người đứng đầu - những người cai trị dân nói riêng. Ông là
người đứng trên quan điểm đức trị trong quản lý. Ông đòi hỏi rất cao về phẩm chất
đạo đức và năng lực của người đứng đầu, cần phải đào tạo họ một cách kỹ lưỡng để họ
có năng lực chuyên môn và phẩm chất cần thiết.
Quản Trọng của nước Tề đã đưa ra chính sách pháp trị để làm cho phú quốc
bình cường.
+ Vua là người lập pháp trên cơ sở pháp trời và tình người
+ Luật phải được công bố công khai, cụ thể không nên thay đổi nhiều. Chấp
hành pháp luật phải nghiêm, phải chí công vô tư, vua tôi, sang hèn đều phải tuântheo
pháp luật.
+ Chính sách điều hành đất nước phải dựa vào ý dân, làm cho dân giáu thì
nước mới mạnh.
+ Dùng người phải dựa vào tài năng, không phân biệt nguồn gốc xuất thân, lễ,
nghĩa, liêm, sỹ là 4 điều cốt yếu mà người trị quốc phải tu tỉnh và giữ gì.
Những tư tưởng về quản lý với những quan điểm về việc sử dụng những yếu tồ tâm lý
con người trong quản lý cũng xuất hiện sớm ở phương đông qua các học thuyết sau:
5


3.2.1.1. Thuyết lễ trị của Khổng Tử

Khổng tử: (551-479TCN)Tư tưởng xuyên suốt trong học thuyết của Khổng tử
là đức trị. Với mong muốn xây dựng một xã hội phong kíên có tôn tri trật tự từ trên
xuống dưới, công bằng, nhân nghĩa và thịnh trị, con người sống trọng tình cảm, giữ lễ
nghĩa, ông đã xây dựng học thuyết quản lý của mình nhằm phát huy những phẩm chất
tốt đẹp của con người. Lãnh đạo- cai trị cai trị dân theo nguyên tắc đức trị của Khổng
tử đòi hỏi. Người trên phải noi gương, kẻ dưới tự giác tuân theo, lấy phép nhân trị làm
nề tảng cho học thuyết của mình.
Trên cơ sở hiểu biết về nhân học và lịch sử, Khổng tử rất quan tâm đến người
quản lý. Ông khuyên những người cai trị phải tu thân để trở thành người nhân, biết
làm điều nhân, phát triển bằng nhân tâm. Ba phẩm chất họ phải đạt được đó là: Nhân,
Trí, Dũng.
Nhân là thương người, thương mình, lôi cuốn mọi người vào công việc.
Trí là sáng suốt trong công việc, biết nghe phải trái, làm việc có kế họach, chỉ
thị rõ ràng, dám chịu trách nhiệm.
Dũng là ý chí, ý chí là gánh vác trách nhiệm trước cấp trên và nhân dân, không
đổ lỗi cho người khác
Ông cho rằng muốn thành công trong một lĩnh vực nào đấy, nhất là “tề gia, trị
quốc”cần có chính danh.
Con người sinh ra có hai lọai: là quân tử thì có nghĩa, còn tiểu nhân thì chăm lo
tư lợi. Muốn quản lý xã hội thì người quản lý là người hiền- tài, phải thu được lòng
người, phải đúng đạo và tiết kiệm.
Thuyết chính danh của Khổng Tử là một học thuyết chính trị và quản lý được
đúc kết thành khái niệm” tam cương”( quan hệ vua - tôi, cha-con, vợ - chồng” để
hướng tới một xã hội có trật tự theo ngôi thứ đã định sẵn. Chính danh trong quản lý là
phải làm việc xứng đáng với danh hiệu, chức vụ mà người đó được giao. Muốn chính
danh thì phải có nhân tâm, không xảo trá, lừa lọc, không lợi dụng chức quyền. Song
làm quá trách nhiệm và danh vị thì coi như “ việt vị”. Ông cho rằng mầm mống của
loạn lạc, bất ổn quốc gia là các hành vi việt vị của các quan đại thần, các tầng lớp cai trị.
Nội dung thuyết đức trị có hạn chế là vị thế và vai trò của pháp chế và lợi ích
kinh tế đối với xã hội không được coi trọng.

6


Ngày nay nhìn lại chúng ta thấy tư tưởng quản lý của Khổng Tử có nhiều điểm
bảo thủ và ảo tưởng, nhưng trong thời đại của ông, pháp luật còn rất hạn chế, quyền
lực thực sự tập trung vào tay nhà vua và tầng lớp cai trị, con người dân nghèo đói
không bảo vệ được chính mình, trong hòan cảnh đó, Khổng Tử muốn xây dựng một xã
hội lý tưởng có trật tự từ trên xuống dưới, trong đó cần có sự gương mẫu của nhà quản
lý. Như vậy những hạn chế trên đây không làm thuyên giảm giá trị của học thuyết này
Học thuyết đức trị của Khổng tử được coi là học thuyết tiêu biểu trong quản lý
nhà nước ở phương đông và cho đến nay vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức
quản lý của nhiều nước Châu á trong đó có Việt nam.
3.2.1.2. Thuyết an dân của Mạnh Tử.
Mạnh tử (372- 289) Là người kế tục học thuyết của Khổng tử, chủ trương dùng
đức trị để cai trị dân, mơ ước về một xã hội bình đẳng tốt đẹp, một chế độ quân chủ
đứng đầu là nhà vua biết chăm lo cải thiện đời sống của dân. Ông cho rằng cai trị là
một nghề khó khăn, phức tạp, trị nước là một nghề cao quý nên người cai trị phải được
tuyển chọn và đào tạo cẩn thận.
Ông nói: dân là đáng quí, sau đến xã tắc và cuối cùng mới là vua. Theo ông
xã hội lọan lạc là do chính quyền tồi tệ chứ không phải do dân
3.2.1.3. Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử
Hàn phi tử: đứng trên quan điểm pháp trị. Ông khen chính sách đức trị là đẹp,
ông lại coi nó là không thực tế quản lý đất nước theo ông phải dựa vào pháp luật. Bởi
vì pháp luật là công cụ điều khiển xã hội. Pháp luật không phân biệt các tầng lớp khác
nhau trong xã hội. Ông cho rằng hình phạt là phương thức tất yếu để ngăn ngừa
những hành động có hại cho đất nước. Việc tuyển chọn người, dùng người cai trị
người phải dựa vào pháp, tuy nhiên pháp cũng phải biến đổi cho phù hợp với thời thế.
Ông đòi hỏi cao ở người cai trị dân, họ phải là người biết kết hợp hài hoà giữa Pháp thuật - thế
Về chữ thuật, ông giải thích hai nghĩa: là kỹ thuật, cách thức tuyển dụng và
kiểm tra năng lực của quan lại, tâm thuật là mưu mô để che mắt người khác, không

cho họ biết tâm ý của mình. Như vậy mới trừ được gian, dùng được người.
Giải thích chữ thế: Hàn Phi Tử mở rộng quan điểm của mình về nhà nước, ông
cho rằng lịch sử xã hội lòai người luôn luôn biến đổi, không có chế độ xã hội nào là
7


vĩnh viễn, kẻ cầm quyền phải căn cứ vào nhu cầu khách quan đương thời và xu thế của
thời cuộc mà lập ra chế độ mới.
Học thuyết pháp trị còn nêu lên nguồn gốc giàu nghèo trong xã hội là do bất
bình đẳng sinh ra.
Như vậy ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện những tư tưởng, những quan điểm về
quản lý. Tuy nhiên việc xây dựng những học thuyết về quản lý thì chỉ gần đây mới
xuất hiện. Đặc biệt là từ khi chũ nghĩa tư bản ra đời.
3.2.2. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII.
Từ thế kỷ XVIII, ở phương tây, toàn bộ đời sống xã hội đã thay đổi một cách
căn bản do sự ra đời của nền văn minh công nghiệp, làm nẩy sinh nhu cầu về một
phương pháp quản lý có hệ thống.
a) Nghiên cứu của nhà tâm lý học F. Taylor
Học thuyết quản lý theo khoa học gắn liền với tên tuổi của Phrederic W.
Taylor (1856- 1915). Học thuyết này nhằm xác định một cách khoa học các phương
pháp tốt nhất nhằm thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào trong quản lý và để lựa chọn, đào
tạo, khuyến khích các nhân viên.
Quan điểm học thuyết “sản xuất theo dây chuyền” là phải có sự chuyên môn
hoá cao trong thao tác của người lao động. Mỗi người trong tổ chức dây chuyền lao
động được qui định từng thao tác, từng chức năng chi tiết, chặt chẽ từng giờ, từng
phút, không có thao tác thừa, không có sự trùng lặp, ai vào việc nấy nên rất tiết kiệm
thời gian và sức lực
Năm 1911, dựa vào kinh nghiệm làm việc của mình tại các nhà máy, Taylor đã
đúc kết thành nguyên tắc quản lý theo khoa học. Những vấn đề cơ bản trong quản lý
của Taylor là:

- Tiêu chuẩn hoá công việc
- Chuyên môn hoá công việc
- Quan niệm về con người kinh tế.
- Quan tâm cải tạo các quan hệ trong quản lý, trong đó chủ trọng mối quan hệ
giữa công nhân và máy móc, tính đến tính hợp lý của hành vi và những thao tác người
lao động.
Cách quản lý này đã tận dụng tối đa sức lao động của con người.Con người làm
việc vừa căng thẳng vừa vừa đơn điệu trong những thao tác lặp đi lặp lại ngày này qua
8


ngày khác, năm này qua năm khác dễ sinh ra chán nản, mất đi hứng thú làm việc, đây
đó xẩy ra những trường hợp phá máy, lãng công rất tinh vi, đã buộc các nhà khoa học
phải suy nghĩ. Họ thấy thiếu sót của chnủ yếu của cách tổ chức này là chưa thấy vai trò
ý thức con người trong hệ thống sản xuất và quản lý, chưa thấy được ãnh hưởng của
môi trường chung quanh đến tâm lý con người.
b) Nghiên cứu của nhà tâm lý học người Pháp H.Fayol
Có phương pháp nghiên cứu tương tự như F.Taylo nhưng họ đề xuớng những
nguyên tắc lao động hợp lý, lao động có khen thưởng và trả lương lao động theo sản
phẩm. Tuyển chọn công nhân phù hợp với tính chất lao động
Hiệu quả nghiên cứu của công trình này.
+ Số lượng công nhân giảm từ 2-> 3 lần
+ Năng suất lao động tăng từ 100% -> 200%
Học thuyết Taylor và Fayol có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn quản lý lúc bấy
giờ, nó đã khuyến khích các nhà quản lý đi tìm cách thức tốt nhất để quản lý con người
và đã góp phần thiết thực vào nâng cao năng suất sản xuất và hiệu quả trong sản xuất
công nghiệp. tuy nhiên, do cùng xuất phát từ quan niệm triêt học về con nguời kinh tế,
từ quan niệm duy lý hay hợp lý trong hành vi của con người, họ đã nhìn nhận con
người một cách đơn giản, máy móc phiến diện. Chính vì vậy họ không nhìn thấy khả
năng sáng tạo của công nhân, coi thường mối quan hệ giữa công nhân và người quản

lý. Việc chuyên môn hoá lao động bằng cách chia nhỏ quá trình sản xuất thành những
công đoạn nhỏ, công nhân không được tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, không
được luân chuyển công việc khiến họ trở nên mệt mỏi, căng thẳng, không có hứng thú
làm việc. Mô hình quản lý theo khoa học của Taylor ngày càng trở nên bất cập
Vào những năm 20 của thể kỳ XX nẩy sinh ra nhu cầu cấp bách về một cách
tiếp cận mới trong quản lý, quan tâm hơn yếu tố tâm lý xã hội và văn hoá tới những
quan hệ con người, mở đầu cho sự ra đời của tâm lý học quản lý.
3.2.3.Sự ra đời của tâm lý học quản lý
a) Mary Paker Follet (1868- 1933).
Là nhà tâm lý rất quan tâm đến yếu tố tâm lý, xã hội của người lao động. Bà
cho rằng trong quản lý cần phải quan tâm tới người lao động với toàn bộ đời sống của
họ, không chỉ quan tâm đến lới ích kinh tế mà còn phải quan tâm đến cả đời sống tinh
9


thần và tình cảm của họ. Bởi vì sự hoà hợp thống nhất giữa người quản lý và người lao
động sẽ là nền tảng cũng chính là động lực cho sự phát triển của mọi tổ chức. Thực
chất quản lý là tạo ra mối quan hệ tốt đẹp đó…. M. Follet đề cao mối quan hệ con
người đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa người lao động và người quản lý. Để xây
dựng mối quan hệ như vậy, theo bà cần phải xóa bỏ một số quan điểm quản lý truyền
thống mà một trong những số đó là là việc sử dụng quyền lực được xuất phát từ kiến
thức rộng và chuyên môn giỏi hơn của nhà quản lý
b) Elton Mayo.
Xây dựng học thuyết quan hệ con người trên cơ sở thực nghiệm tại nhà máy
điện lực Hawthorne ở miền tây nước Mỹ. Ông cùng cộng sự của ông tại trường đại học
Harvard đã tiến hành nghiên cứu hành vi của con người trong tình huống công việc tại
nhà máy này.
+ Mục tiêu ban đầu của thí nghiệm này là nghiên cứu những ảnh hưởng của
những điều kiện vật chât với sản xuất như nhiệt độ, ánh sáng, thời gian nghỉ dài hơn,
- Lúc đầu người ta làm thay đổi ánh sáng trong 3 phân xưởng rồi so sánh kết

quả nhưng không rút ra được một kết luận nào cả
- Về sau người ta lựa chọn một số công nhân tương đối đồng bộ, rồi chia ra
nhóm làm việc ở hai cơ sở ngăn cách nhau hoàn toàn
Một nhóm thí nghiệm thay đổi ánh sáng trong lúc làm việc
Nhóm đối chứng; ánh sáng được giữ nguyên
Kết quả thực nghiệm: Năng suất lao động hai nhóm đều tăng. Sau đó cả hai
nhóm đều làm việc dưới ánh sáng tự nhiên như trước khi thí nghiệm và năng suất
cũng vẫn tăng. Cuối cùng người ta vẫn thấy rằng năng suất của nhóm thí nghiệm luôn
luôn tăng, mặc dù ánh sáng giảm xuống chỉ bằng ánh sáng của trăng. Do đó người ta
kết luận có yếu tố tâm lý, quan hệ giữa người với người có ảnh hưởng rất lớn đến
năng suất lao động.
+ Tiếp đến là nghiên cứu phòng thí nghiệm lắp ráp rơ le
Các nhà nghiên cứu chọn hai công nhân và sau đó cho họ tự chọn 4 công nhân
theo ý mình tạo thành mốt nhóm lắp ráp rơ le điện thoại gốm 16 linh kiện, các công
nhân được khám sức khiỏe định kỳ và có người theo dõi quan sát ghi nhận.
Thí nghiệm thực hiện từ 1927 – 1932. Trong quá trình đó điều kiện làm việc
được thay đổi như sau:
10


Công nhân được hưởng chế độ làm việc có thưởng
Thời gian nghỉ trưa kéo dài và có thay đổi
Nghỉ vẫn được hưởng lương
Ngày làm việc thu ngắn lại
Thứ bảy được nghỉ làm việc
Làm việc sau một chu kỳ thì tất cả các điều kiện thay đổi trên đều bị bác bỏ,
đến chu kỳ tiếp theo đều được lặp lại. Đến tháng 6 năm – 1932 sản xuất tăng 30% so
với mức sản xuất đầu tiên. Mức sản xuất như vậy tăng lên 16 chu kỳ và vẫn giữ mức
cao hơn khi người ta bãi bỏ tất cả những ưu tiên trên.
Người quan sát ghi nhận bầu không khí thân ái giữa các công nhân nhận thấy

rõ rệt. công nhân được tự do thoái mái hơn.
Kết luận của E. Mayo được rút ra từ thực nghiệm nghiên cứu về nguyên nhân
ảnh hương đến năng suất lao động của công nhân ở nhà máy Hawthorner:
+ Ánh sáng làm việc không gây ảnh hưởng đến năng suất lao động.
+ Các kích thích tiền lương, thưởng cũng không cải thiện năng suất lao động lâu dài.
+ Sự thay đổi cải tiến điều kiện điều kiện làm việc cũng không ảnh hưởng
quyết định đến năng suất lao động.
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động là phi vật chất như sự quan tâm
đến lợi ích tâm lý công nhân để tạo ra bầu không khí lao động tập thể. Sự tác động lẫn
nhau giữa những người lao động sẽ có giá trị nhiều hơn sự tác động của nhà quản lý.
Mayo đã phát hiện rằng khuyến khích bằng tiền không phải lúc nào cũng nâng
cao năng suất lao động. Có một điều gí đó quan trọng hơn nhiều so với tiền lương
hoặc các điều kiện vật chất của công việc. Ông đã đi đến một cách tiếp cận mới trong
trong nghiên cứu đánh giá hành vi của con người lao động: con người cần được xem
xét trong toàn bộ hoàn cảnh xã hội của họ trong môi truờng mà họ sống và hoạt động.
Chính cách tiếp cận này đã giúp ông rút ra những kết luận quan trọng là:
- Vai trò quan trọng của yếu tố tình cảm, mối quan hệ xã hội tác động tới hành
vi và năng suất lao động của công nhân. Ông cho rằng nếu quyền lực và sự giám sát
chặt chẽ con người trong lao động quan trọng một thì khía cạnh tình cảm, sự hoà hợp
tâm hồn trong quan hệ con người tăng gấp đôi.
- Tầm quan trọng của nhóm đối với người lao động. Công nhân không phải là
một cỗ máy sống, không phải là những bánh răng trong cỗ máy mà là những thành
11


viên của một nhóm có sự gắn với lợi ích tập quán và hành vi. Trong quan hệ lẫn nhau
người ta thường tuân theo những quy tắc không chính thức, ví dụ như:
- Không nên làm việc quá mức như vậy sẽ bị đánh giá là kẻ chơi trội
- Không nên làm việc quá ít vì đó là kẻ lợi dụng
- Không nên nói với cấp trên điều gì có hại cho một đồng nghiệp trong nhóm,

đó là kẻ mật thám.
- Không bao giờ nên sống xa cách với bạn đồng nghiệp của mình hoặc ứng xử
qua nghiêm khắc, quá nghiêm túc chức năng của mình, nếu chức năng đó phân cách
mình với đồng nghiệp, đó là kẻ lấy lệ.
Những kết luận này xác nhận tầm quan trọng của các nhóm không chính thức
trong quản lý. Chúng cũng chứng minh rằng tiền bạc là rất quan trọng, nhưng động
cơ thực sự của con người chính là tình cảm của con người.
Hai đại biểu M.Follet và E.Mayo những người đã lập ra học thuyết quản lý
cũng được coi là những người có công lớn cho sự ra đời của tâm lý học quản lý với tư
cách là một chuyên ngành của tâm lý học ra đời vào những năm 30 của thế kỷ XX trên
cơ sở trào lưu quản lý theo khoa học.
Nghiên cứu sâu hơn khía cạnh tâm lý học hành vi nhà khoa học hành vi người
mỹ Mc Gregor (1906-1964) đã đóng góp cho sự phát triển tâm lý học quản lý với hai
thuyềt của mình đó là thuyết X và Y
Thuyết X : con người có bản chất tiêu cực :
- Con người vốn lười không thích làm việc và tìm cách né tránh công việc
- Họ chỉ nhìn thấy tư lợi và thờ ơ lãnh đạm đối với mục tiêu của tổ chức
- Họ sợ bị lừa dối, bị lọt vào cạm bẫy của những kẻ mưu mô xảo quyệt.
Tóm lại họ đóng vai trò thụ động nên tổ chức phải can thiệp tích cực, điều
khiển, kiểm soát chặt chẽ, có chính sách thưởng phạt rõ ràng, làm như vậy mới hướng
lao động của họ vào mục tiêu của tổ chức
Thuyết Y :
Thuyết này tiến bộ hơn, cho rằng phải chú trọng tối ưu ưu điểm của cá nhân,
coi nhẹ những khuyết điểm của họ.
- Cá nhân đóng vai trò tích cực hoạt động hơn là thụ động
- Cá nhân có tiềm năng để phát triển, khả năng để lãnh trách nhiệm, sẵn sàng
12


hướng về mục tiêu của tổ chức

Tổ chức phải chú trọng những ưu điểm trên và khuyến khích nhân viên luôn
luôn cải thiện. Sự quản lý dựa vào mục tiêu thay cho sự kiểm soát, quản lý thông qua
tự giác tự chủ.
Như vậy qua các thuyết trên thì chúng ta thấy rằng sự quản lý không thể tách
rời với yếu tố tâm lý. Các học thuyết quản lý sau này càng đi theo hướng vận dụng
tâm lý vào trong công tác quản lý.
Sự ra đời của chũ nghĩa Mác là một bước ngoặt to lớn trong lịch sử nhân loại,
các nhà kinh điển của chũ nghĩa xã hội, trên cơ sở nghiên cứu chũ nghĩa tư bản, đã đưa
ra những tư tưởng của mình về quản lý
V.I Lênin đã sớm chỉ thị về việc cần thiết quan tâm vận dụng những tri thức
tâm lý học vào trong lĩnh vực quản lý con người. Nhiều kết quả nghiên cứu về tâm lý
học quản lý được trình bày tại hội nghị tổ chức lao động khoa học. Ngay từ những năm
60 ở các xí nghiệp, bên cạnh những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế người ta đã yêu cầu
phải xác định cả những chỉ tiêu xã hội và chỉ tiêu tâm lý trong kế hoạch hàng năm.
Ở Việt nam bộ môn tâm lý học quản lý cũng được đưa vào giảng dạy tại trường
Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, sau đó dần dần đưa vào trường Đảng khu vực. Hiện
nay tâm lý học quản lý đang được nghiên cứu và giảng dạy tại một số trường đại học.
Bộ môn tâm lý học quản lý hành chính Nhà nước đã được đưa vào chương trình giảng
dạy của học viện HCQG
3.3. Vai trò nghiên cứu của tâm lý học quản lý
Tâm lý học quản lý giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội của tập thể với tư
cách là chủ thể của hoạt động quản lý:
Ví dụ như: bầu không khí tâm lý tập thể, truyền thống tập thể, dư luận, tâm
trạng tập thể, xung đột tâm lý trong tập thể, uytins của người lãnh đạo,...
- Nghiên cứu người lao động và nhóm người lao động dưới tác động của tổ
chức và sự điều khiển của người quản lý.
- Nghiên cứu đặc điểm lao động và những đặc điểm tâm lý của người quản lý,
lãnh đạo.
- Nghiên cứu những cơ sở tâm lý của việc tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo

cán bộ quản lý.
13


- Nghiên cứu những đặc trưng trong hoạt động giao tiếp
- Nghiên cứu những vấn dề liên quan đến việc động viên, thúc đẩy hoạt động cá
nhân và tập thể lao động.
Ví dụ: nhu cầu, động cơ làm việc, các định hướng xã hội, tâm thế các thành viên.
Như vậy, nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học quản lý là nghiên cứu các đặc điểm
tâm lý của hoạt động quản lý với mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
3.4. Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
Tâm lý học quản lý là một phân ngành của tâm lý học xã hội, tâm lý học quản
lý sử dụng hầu hết các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội. Trong đó có
những phương pháp không chỉ là phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội mà
còn là phương pháp nghiên cứu của một số ngành khoa học khác. Sau đây là một số
phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý.
3.4.1. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm dược thiết kế trong đó có một hoặc một số biến độc lập và có một
hoặc một số biến phụ thuộc. Các nhà nghiên cứu thường thay đổi một hay một số yếu
tố cùng một thời điểm, trong khi vẫn giữ nguyên các yếu tố khác, qua đó chỉ ra sự thay
đổi do tác động đó. Theo David, nghiên cứu thực nghiệm là nghiên cứu nhằm tìm kiếm
các nguyên nhân của các mối liên hệ nhân quả bằng cách điều khiển một hay một vài
nhân tố, trong khi đó lại kiểm soát các nhân tố khác sao cho chúng không đổi (Lê Văn
Hảo, 1996).
Hầu hết các thực nghiệm trong tâm lý học quản lý được tiến hành trong phòng
thí nghiệm (Schaubroeck và Kuehn, 1992). Tuy vậy, vẫn có những thí nghiệm được
tiến hành trong môi trường tự nhiên.
3.4.2. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra sử dụng hàng loạt câu hỏi để nghiên cứu một hay một số
biến số mà người nghiên cứu quan tâm. Hầu hết các cuộc điều tra đều thực hiện bằng

hình thức bảng hỏi. Ngoài ra, có các cuộc điều tra bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp,
phỏng vấn qua điện thoại, hoặc được thực hiện qua email hay qua mạng.
Điều tra có thể thực hiện theo lát cắt ngang và điều tra bổ dọc.
Điều tra theo lát cắt ngang là điều tra về một vấn đề tại một thời điểm.
Điều tra bổ dọc là thu thập số liệu về cùng thột vấn đề, cùng một khách thể,
cùng địa điểm khảo sát, nhưng trong các thời điểm khác nhau. Điều tra bổ dọc được
14


tiến hành trong thời gian dài, trong thời gian đó nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc
điều tra khác nhau.
Phương pháp điều tra có ưu điểm là có thể nhanh chóng có được thông tin về
vấn đề quan tâm. Mặt khác, phương pháp điều tra thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn so
với phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp điều tra có nhược điểm là không phải lúc nào cũng thu được các
thông tin tốt, có độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề lớn nhất của phương pháp điều tra là sự nhiệt tình, tinh thần và ý thức
trách nhiệm của khách thể khi trả lời các câu hỏi điều tra.
3.4.3. Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này để quan sát tâm trạng, thái độ và đặc biệt là hành vi
của con người trong tổ chức. Khi thực hiện phương pháp quan sát, ta cần tuân thủ một số
nguyên tắc cơ bản sau: xác định rõ mục đích quan sát, xây dựng sơ đồ quan sát phù hợp.
Có hai dạng quan sát cơ bản là quan sát không can thiệp và quan sát có can thiệp.
- Quan sát không can thiệp là quan sát hành vi của khách thể mà không có tác
động của người quan sát. Hình thức này còn dược gọi là quan sát tự nhiên. Trong
trường hợp này, người quan sát ghi chép một cách thụ động những gì xảy ra.
- Quan sát có can thiệp là quan sát mà người quan sát muốn can thiệp vào tình
huống nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ một số điểm nào đó, hoặc trắc nghiệm một lý
thuyết. Quan sát có can thiệp bao gồm ba hình thức là: quan sát có tham gia, quan sát
có cấu trúc và quan sát thực nghiệm.

+ Quan sát có tham gia là người quan sát tham gia tích cực trong tình huống mà
hành vi được quan sát. Người quan sát không cần phải ngụy trang, mà hiện diện trong
tình huống công khai.
+ Quan sát có cấu trúc là quan sát có sự kiểm soát của người nghiên cứu, nhưng
mức độ kiểm soát thấp hơn thực nghiệm. Người nghiên cứu có thể can thiệp nhằm tạo
ra một tình huống để quan sát hay có thể tạo nên quy trình để quan sát tốt, hiệu quả hơn.
+ Quan sát thực nghiệm là quan sát được thực hiện trong quá trình tổ chức thực
nghiệm nhằm thu thập những tư liệu cần thiết phục vụ cho mục đích của thực nghiệm.
Như vậy, quan sát thực nghiệm có thể được tiến hành trong phòng thực nghiệm (nếu
thực nghiệm được tổ chức trong phòng thực nghiệm), có thể tiến hành một cách nhiên
(nếu thực nghiệm tổ chức tự nhiên).
15


3.4.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trong tâm lý học quản lý cũng như nhiều khoa học khác, thường sử dụng
phương pháp nghiên cứu tài liệu. Việc tiến hành phương pháp nghiên cứu tài liệu cần
chú ý một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Nghiên cứu tài liệu cần được xem như một phương pháp đặc biệt khi nghiên
cứu các nội dung thông tin về tổ chức.
- Nghiên cứu tài liệu phải có tính chất tổng hợp, nghĩa là không chỉ nghiên cứu
nội dung của thông tin mà cần phải nghiên cứu các khía cạnh khác trong quan hệ tổ chức.
- Nghiên cứu tài liệu là phương pháp bổ trợ cùng với một số phương pháp khác
khi nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của tổ chức.
Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu tài liệu gồm:
- Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu tài liệu;
- Giai đoạn kiểm tra độ tin cậy của tài liệu;
- Giai đoạn phân tích tài liệu, diễn đạt kết quả và kết luận.
3.4.5. Phương pháp đo lường
Đo lường là quá trình xác định số lượng các đặc điểm của khách thể hay các

vấn đề nghiên cứu. Các biến số trong mỗi nghiên cứu cần dược đo lường hoặc lượng
hoá để giúp nhà tâm lý học phân tích và đi đến kết luận.
Có thể phân ra hai loại đo lường là đo lường tuyệt đối và đo lường tương đối.
Trong đo lường tuyệt đối, các giá trị của biến số được miêu tả có tính đặc thù,
riêng rẽ một cách tuyệt đối mà không miêu tả toàn bộ các đặc điểm nghiên cứu, tức là
miêu tả có chọn lọc.
Đo lường tương đối được sử dụng khi nhà nghiên cứu muốn miêu tả toàn bộ
đặc điểm của vấn đề.
4. KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập của đất nước ta, vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới công
tác quản lý lãnh đạo. Quản lý được xác định là khâu quyết định hiệu quả hoạt động của
nhóm, tập thể. Vì vậy cần phải nghiên cứu về tâm lý con người nói chung và tâm lý
của người lãnh đạo, quản lý nói riêng. Việc nắm được đặc điểm tâm lý của mỗi con
người trong tổ chức sẽ là cơ sở cho quyết định quản lý đúng đối với tổ chức đó.

16



×