Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỎ PASPALUM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

**************

ĐẶNG HỮU DUYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN
HỮU CƠ VI SINH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỎ
PASPALUM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn : Th.s VÕ VĂN ĐÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6 / 2012

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY

*************

DANG HUU DUYEN


THE EFFECTS OF SUBSTRATUM COMPONENTS AND
COMPONENT ORGANISMS TO THE DEVELOPMENT
OF Paspalum vaginatum AT THE NONG LAM UNIVERSITY
IN HO CHI MINH CITY

Major: Landscaping and Environment Horticulture

GRADUATION THESIS

Advisor teacher : MSc. VO VAN DONG

Ho Chi Minh City
June /2012

ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm khoa Môi trường và Tài Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho em thực hiện luận văn.
Quý thầy cô Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa Viên đã tận tình dạy bảo
trong quá trình học tập.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến :
Thầy Võ Văn Đông đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn.
Nhân viên quản lý vườn ươm Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa Viên đã
giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn.
Xin cám ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn.

Tp. HCM, tháng 6 năm 2012

Đặng Hữu Duyên

iii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu :” Ảnh hưởng của giá thể và liều lượng phân hữu cơ vi
sinh đến sự phát triển của cỏ Paspalum tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh“,từ ngày 14/03/2012 đến 17/05/2012,tại vườn ươm của Bộ môn Cảnh
quan và Kỹ thuật Hoa Viên
Kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm : Xác định giá thế và liều lượng phân bón phù hợp với biện pháp
trồng tách bụi ở cỏ Paspalum.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố( RCBD 2 yếu tố)
gồm 8 nghiệm thức với 3 lần lặp lại.
A1: Đất, cát, tro trấu- xơ dừa (50% : 25% : 25%).
A2: Đất, cát, tro trấu- xơ dừa (25% : 50% : 25%).
A3: Đất, cát, tro trấu- xơ dừa (25% :25% : 50%).
A4: Đất, cát, tro trấu- xơ dừa (12,5%: 75% : 12,5%).

B1: 5g/m2.
B2: 2,5g/m2.
Qua thí nghiệm ta thấy ở lần lấy kết quả cuối cùng (56 NST) ,nghiệm thức 6
(A3B2) cho % hàm lượng khô cao nhất 39.41%, nghiệm thức 3 (A2B1) cho % hàm
lượng khô thấp nhất là 23.72%.
Vậy qua thí nghiệm ta xác định được sử dụng giá thể với thành phần và tỷ
lệ : đất, cát, tro trấu – xơ dừa (25%; 25%; 50%) và phân hữu cơ vi sinh 5 g/m2 cho

kết quả cao nhất.

iv


SUMMARY

Reasearch subjects:” THE EFFECTS OF SUBSTRATUM COMPONENTS
AND COMPONENTS ORGANISMS TO THE DEVELOPMENT OF Paspalum
vaginatum AT THE NONG LAM UNIVERSITY IN HO CHI MINH CITY” was
carried out at the nursery of the Environmental Horticulture of Nong Lam
University from 14/03/2012 to 17/05/2012. The resuts were as follow:
Content
The experiment was arranged in completely randomized type 2 elements (2
elements RCBD) consisting of 8 treatments with 3 replicates

A1: Black soil, sandt, Coconut : Husk ash (50% : 25% : 25%).
A2: Black soil, sandt, Coconut : Husk ash (25% : 50% : 25%).
A3 : Black soil, sandt, Coconut : Husk ash (25% :25% : 50%).
A4: Black soil, sandt, Coconut : Husk ash (12,5%: 75% : 12,5%).
And
Component Organisms
B1: 5g/m2.
B2: 2,5g/m2.
Content : Indentifying substratum components possibility with Paspalum
grass for the best growth is Sand : Black soil : Coconut : Husk ash (25%:25% 50%)
and Component Organisms 5g/m2.

v



MỤC LỤC

TRANG
Trang tựa ..................................................................................................................i
Trang tựa tiếng anh……………………………………………………………….iii
Lời cảm ơn ............................................................................................................ iv
Tóm tắt ....................................................................................................................v
Summary ............................................................................................................... vi
Mục lục................................................................................................................. vii
Danh sách các chữ viết tắt ................................................................................... viii
Danh sách các bảng ............................................................................................... ix
Danh sách các hình ảnh ...........................................................................................x
Danh sách các biểu đồ ........................................................................................... xi
Chương 1 : MỞ ĐẦU ............................................................................................1
Đặt vấn đề................................................................................................................1
Chương 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................3
2.1 Khái quát về cỏ trong trang trí cảnh quan .........................................................3
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn cỏ che phủ ...........................................................................3
2.1.2 Phân loại cỏ ....................................................................................................3
2.1.3 Khái quát về cỏ Paspalum ..............................................................................4
2.1.4 Phân bố cỏ Paspalum ở Việt Nam và thế giới................................................6
2.1.5 Đặc điểm hình thái và sinh thái của cỏ Paspalum ..........................................6
2.1.5.1 Đặc điểm hình thái ......................................................................................6
2.1.5.2 Đặc diểm sinh thái .......................................................................................7
2.2 Kỹ thuật xây dựng bãi cỏ ..................................................................................8
2.2.1 Quy trình trồng cỏ ..........................................................................................8
2.2.1.1 Chuẩn bị đất ................................................................................................8
2.2.1.2 Chăm sóc bãi cỏ ..........................................................................................8
2.2.2 Kỹ thuật trồng cỏ từ hạt .................................................................................9


vi


2.2.3 Kỹ thuật trồng cỏ bằng phương pháp tách bụi .............................................10
2.3 Khái quát về giá thể.........................................................................................12
2.4 Khái quát về phân bón.....................................................................................12
Chương 3 : MỤC TIÊU ,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU17
3.1 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................17
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................17
3.3 Ý nghĩa đề tài ..................................................................................................17
3.4 Giới hạn đề tài .................................................................................................17
3.5 Điều kiện nghiên cứu ......................................................................................17
3.6 Đối tượng nghiên cứu và vật liệu nghiên cứu .................................................18
3.7 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................20
3.8 Chỉ tiêu theo dõi ..............................................................................................22
3.9 Phương pháp xử ý số liệu ................................................................................23
Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 22
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 31
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 31
5.2 Kiến nghị ......................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................32
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 RCBD (Randomized Complete Block Dasign): Kiểu phối đầy đủ ngẫu nhiên.

 A1, A2, A3, A4: Tên của các nghiệm thức giá thể.
 B1, B2 : Tên của các nghiệm thức phân bón.
 TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
 HLCK : Hàm lượng chất khô.
 NT : Nghiệm thức.
 NST: Ngày sau trồng.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sự phát triển của cỏ
trên giá thể A1 ................................................................................................... 24
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sự phát triển của cỏ
trên giá thể A2……………………………………………………………… 25
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sự phát triển của cỏ
trên giá thể A3………………………………………………………………. 25
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sự phát triển của cỏ
trên giá thể A4………………………………………………………………...26
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giá thể đến sự phát triển của cỏ trên
liều lượng phân B1……………………………………………………………27
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của giá thể đến sự phát triển của cỏ trên
liều lượng phân B2……………………………………………………………28
Bảng 4.7 : Tổng kết hàm lượng khô (%) của cỏ Paspalum sau thí nghiệm…..30

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

TRANG
Ảnh 2.1 : Thảm cỏ Paspalum ............................................................................. 4
Ảnh 2.2 : Thân và rễ Paspalum .......................................................................... 5
Ảnh 2.3 : Hoa Paspalum ..................................................................................... 7
Ảnh 2.4: Chồi cỏ Paspaum ................................................................................. 7
Ảnh 3.1 : Cỏ giống Paspaum ............................................................................ 18
Ảnh 3.2 : Phân hữu cơ vi sinh DAISY ............................................................. 19
Ảnh 3.3 : Một hỗn hợp giá thể đã trộn ............................................................. 20
Ảnh 3.4 : Phân hữu cơ vi sinh DAISY ............................................................. 21
Ảnh 3.5 : Bố trí thí nghiệm............................................................................... 22

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
TRANG
Biểu đồ 4.1 :Ảnh hưởng liều lượng phân hữu cơ đến sự phát triển của cỏ
trên giá thể A1 .................................................................................................... 24
Biểu đồ 4.2 : Ảnh hưởng liều lượng phân hữu cơ đến sự phát triển của cỏ
trên giá thể A2 ..................................................................................................... 25
Biểu đồ 4. 3: Ảnh hưởng liều lượng phân hữu cơ đến sự phát triển của cỏ
trên giá thể A3 .................................................................................................... 26
Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng liều lượng phân hữu cơ đến sự phát triển của cỏ
trên giá thể A4 .................................................................................................... 27
Biểu đồ 4.5: Ảnh hưởng giá thể đến sự phát triển của cỏ trên
liều lượng phân B1 ............................................................................................. 28
Biểu đồ 4.6: Tăng trưởng hàm lượng chất khô của cỏ Paspalum bởi
liều lượng ............................................................................................................ 29
Biểu đồ 4.7: Sự tăng trưởng hàm lượng chất khô của cỏ Paspalum .................. 31


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Trong thời đại phát triển hiện nay thì nhu cầu về ăn, uống, mặc, ở của con
người đã rất tốt . Khi các nhu cầu về vật chất đã được đáp ứng thì nhu cầu về tinh
thần được chú ý. Các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, các môn thể
thao,… cũng được hình thành để đáp ứng nhu cầu của con người. Một trong số đó
là môn golf, một môn thể thao mà đối với đất nước ta là môn thể thao quý tộc, môn
thể thao dành cho người giàu.
Golf được xem là môn thể thao mới nhưng lại có tiềm năng phát triển rất lớn
vì nước ta có nhiều vị trí đẹp tự nhiên. Chính vì vậy nên từu năm 1990 trở lại đây
nhiều dự án xây dựng sân golf được thành lập và tiến hành. Hiện nay , trên toàn
lãnh thổ Việt Nam có khoảng 20 sân golf đã đi vào hoạt động. Việc phát triển golf
mang lai nhiều lợi ích cho đất nước như: tạo được công ă n việc làm cho người dân,
làm sạch môi trường, thu hút khách du lịch nước ngoài tăng thu nhập quốc dân.
Công tác trồng cỏ là việc rất quan trọng đối với việc hoàn thiện một sân golf.
Có nhiều loại cỏ có thể trồng trong sân golf như: Bermuda, Kentucky, cỏ lá gừng,
cỏ long heo, cỏ Paspalum,….Trong đó cỏ Paspalum được nhiều sân golf lớn tiêu
chuẩn quốc tế lựa chọn. Vì một loài nhập nội với nhiều tính năng ưu việt cỏ
Paspalum đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho cảnh quan cũng như cho sân golf.
Trên thị trường hiện nay nguồn giống cho loài Paspalum còn khan hiếm,nhất
là nguồn giống từ hạt. Vì thế giải pháp cho vấn đề này nhân giống vô tính nhằm hạn
chế sử dụng hạt giống mà vẫn có thể có nhiều diện tích phủ xanh cỏ. Muốn đạt được
hiệu quả thì ta cần có một quy trình cụ thể.

-1-



Nắm bắt được nhu cầu đó và sự hướng dẫn của thầy Võ Văn Đông, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “ Ảnh hưởng của giá thể & liều lượng phân hữu cơ vi
sinh đến sự sinh trưởng của cỏ Paspalum (Paspalum vaginatum) tại trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh”.

-2-


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái quát về cỏ trong trang trí cảnh quan
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn cỏ che phủ
- Đẹp, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ: thấp, lá nhỏ, mọc đều, màu lá tươi.
- Có sức chống chịu tốt: chịu cắt xén, chịu được giẫm đạp. Có sức đề kháng cao.
- Cây lưu niên, dễ trồng, dễ nhân giống, sinh trưởng nhanh.
2.1.2 Phân loại cỏ
Trong chuyên ngành cây xanh đô thị cỏ được phân loại căn cứ vào độ rộng lá và
chiều cao cây.
-

Theo độ rộng lá có thể chia làm 2 nhóm cỏ:
 Cỏ lá rộng: thân thô, sinh trưởng mạnh thích hợp trồng trên diện rộng.
 Cỏ lá nhỏ hẹp: cả thân và lá đều nhỏ. Có thể kết thành bãi cỏ dày. Sức
sinh sản yếu nên cần đất tốt và ánh sáng đầy đủ.

-

Theo chiều cao cây chia làm 2 nhóm:
 Cỏ thấp: chiều cao cây nhỏ hơn 20cm, dễ hình thành bãi cỏ thấp, rậm

rạp, thuận tiện chăm sóc. Đa số loài này thích hợp với điều kiện khí
hậu nhiệt đới nắng nóng. Nhân giống theo phương pháp tách bụi, giá
thành cao.
 Cỏ cao: chiều cao cây khoảng 30 – 100 cm. Thường được nhân giống
bằng phương pháp gieo hạt, mọc nhanh. Trong thời gian ngắn có thể
hình thành bãi cỏ. Thích hợp trồng nhanh.

-

Theo loại hình phân chồi có thể chia thành 3 nhóm:
 Phân mầm chồi thưa: từ một hạt giống có thể phân ra vài chục chồi.

-3-


 Phân mầm chồi dày: tất cả cành và rễ là bất định, phân mầm xảy ra
giũa các đốt trên mặt đất, các đốt ngắn gần như liền sát nhau, vì thế
mầm chồi dày đặt phần ở gần gốc.
 Mầm chồi rễ: mỗi đốt thân mầm hình thành rễ bất định, từ rễ mọc lên
cây.
Một số cỏ được trồng làm thảm hiện nay:
+ Cỏ Bermuda (Cynodon dactylon L.).
+ Cỏ Kentucky (Poapratensis L.).
+ Cỏ lá gừng (Panicum plicatum).
+ Cỏ Paspalum
+ Cỏ lông heo (Zoysia Tenuifolia).
+ Cỏ chỉ nhung (Zoysia Tenuifolia Will.Ex.Trin).
2.1.3 Khái quát về cỏ Paspalum
SeashorePaspalum
Paspalum vaginatum Swartz.


Courtesy A. J. Turgeon

Ảnh 2.1 Thảm cỏ Paspalum
Tên Việt Nam : Paspalum
Tên khoa học : Paspalum vaginatum.

-4-


Họ thực vật : Poaceae
Bộ : Poales
Nguồn gốc : được cho là có nguồn gốc từ Đông Nam Trung Mỹ, từ
Argentina qua Uruguay và Brazil.
Paspalum đang được duy trì trên các sân golf ở châu Á, Nam Phi, Nam Mỹ,
Hawaii, quần đảo Caribbean, và tại Hoa Kỳ.
Mô tả : Paspalum là một loại cỏ thảo mộc sống lâu năm với thân rễ bò.
Nhiệt độ : Paspalum là loại cỏ nhiệt đới, chịu nắng và chịu hạn tốt.
PH đất : 4,5 – 9.
Loại đất : Paspalum phát triển trên nhiều loại đất, và phát triển tốt nhất trong
đất cát.
Là loài mới nhập về gần đây, được trồng nhiều trong sân golf và trang trí
cảnh quan.
Tên gọi khác : Seashore Paspalum, Siltgrass, Vỏ Bảo Paspalum, Salt
Jointgrass, Millet Seaside, Sand đám cỏ, và Couch nước mặn.
Môi trường sống: Bãi biển, bờ biển nước lợ (không thường xuyên trong nước
ngọt).

Ảnh 2.2 Thân và rễ Paspalum
Ưu khuyết điểm:

 Đặc trưng và trình tự sinh trưởng:
- Dễ nảy mầm, phủ khắp mặt đất, đặc trưng sinh trưởng trên diện rộng.

-5-


- Mọc đồng bộ, mật độ vừa phải với màu xanh lá cây tươi sáng và cấu tạo lá dài vừa
phải.
- Rễ ăn sâu vào đất, phần rễ và phần thân trong đất sinh trưởng cũng rất tốt.
- Thích hợp với tính mặn từ nồng độ vừa phải đến cao, chịu được nhiều loại đất
trồng khác nhau.
 Đặc điểm nổi bật :
-

Chịu được độ mặn cao, có ưu thế hơn giồng cỏ Bermuda.

-

Nảy mầm với chất lượng nước trên 1.500 ppm.

-

Chịu được cả nắng nóng và nắng râm.

-

Khả năng chịu hạn rất tốt.

-


Khả năng chịu lạnh tốt, tương tự như giống cỏ Bermuda.

-

Khả năng chịu được tác động, hồi phục tương đối.

-

Sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm ướt, sình lầy.

-

Có thể cắt ở chiều cao 1/10’’ khi bảo dưỡng .

-

Khả năng kháng bệnh tốt ở điều kiện tưới bằng nước có độ mặn cao.

2.1.4 Phân bố cỏ Paspalum ở Việt Nam và trên thế giới
2.1.5 Đặc điểm hình thái và sinh thái của cỏ Paspalum
2.1.5.1 Đặc điểm hình thái
Chiều cao thường giao động từ 3,8mm – 4,2mm.
Hệ thống rễ sâu và rộng.
Lá có một lớp sáp xuất hiện của ánh xanh lấp lánh sáng bóng, với một lớp
long nhung mềm, với khoảng cách giữa các lóng gần gũi, thân rễ dày sâu nên là loài
thực vật chịu hạn hán tốt.

Ảnh 2.3 Hoa Paspalum

-6-



Ảnh 2.4 Chồi cỏ Paspaum
2.1.5.2 Đặc đểm sinh thái
- Nảy mầm trong vòng 10 – 17 ngày với điều kiện độ ẩm thích hợp 65 – 80 độ,
không nên trồng khi độ ầm dưới 60 độ.
- Chịu lạnh tốt hơn Bermuda.
- Khả năng chịu bệnh rất tốt trong điều kiện mặn
- Khả năng chịu bệnh rất tốt trong điều kiện mặn
- Khả năng chịu bệnh rất tốt trong điều kiện mặn. Có thể được tưới bằng nước biển.
Nó có khả năng chịu mặn cao nhất của tất cả các cỏ sân golf. Các sân golf trên toàn
thế giới sử dụng nước mặn là nguồn tưới tiêu của họ. Mặc dù nó có lợi để có thể để
nước với nước ngọt từ thời gian để làm giảm bớt sự tích tụ của muối trong đất.
- Paspalum cũng sẽ chịu đựng nước thu hồi hoặc tái chế.
2.2 Kỹ thuật xây dựng bãi cỏ
Gieo ươm, nhân giống cỏ cảnh tại vườn ươm là công việc của nhà sản xuất
cung cấp giống và việc trồng cỏ cảnh trên công trình lại là một yêu cầu khác đặt ra
cho người thiết kế, trồng và bảo dưỡng sân cỏ.
2.2.1 Qui trình trước và sau khi trồng cỏ
2.2.1.1 Chuẩn bị đất
Cũng như trồng cây, trước khi trồng cỏ ta cần phân tích các yếu tố như :
nhiệt độ, ánh sáng, nước, phân bón, giá thể,ảnh hưởng đến sinh trưởng của cỏ.
Mực nước ngầm sâu khoảng trên 1m.
Độ pH tối thích là 6.0 – 7.5. Nếu pH nhỏ hơn 6, bón vôi sau khi cày xới đất.

-7-


Cày sâu 20 – 25 cm, làm đất tơi xốp, mịn, thu lượm cỏ dại và sỏi đá.
2.2.1.2 Chăm sóc bãi cỏ

Bao gồm cắt xén bằng các loại máy cắt cỏ. Cần cắt xén cỏ thường xuyên với
hia tác dụng là giữ bề mặt bãi cỏ luôn bằng phẳng và cỏ luôn ra lá xanh non có màu
sắc tươi đẹp. Với các loại cỏ mọc nhanh vào mùa hè nên cắt xén khoảng 15 – 20
ngày/lần. Nếu để cỏ phát triển thân cao thì không đẹp, lá gốc vàng chết dễ làm úng
thân. Chăm sóc hợp lý theo nguyên tắc:
 Làm sao giữ bãi cỏ vẫn sinh trưởng bình thường và đẹp.
 Nếu cỏ sinh trưởng nhanh cần cắt thường xuyên hơn, duy trì độ cao
của cỏ là 4 – 6cm.
 Sau khi mưa cần ép cỏ xuống.
2.2.2 Kỹ thuật trồng cỏ từ hạt
Thiết lập vùng trồng cỏ chất lượng cao thường được làm từ gieo hạt, mặc dù có
thể dùng phương pháp tách bụi. Tách bụi giúp hình thành bãi cỏ nhanh hơn so với
bằng hạt nhưng trồng bằng hạt sẽ tiết kiệm chi phí và đơn giản hơn. Những nguyên
tắc sau sẽ giúp tạo thành bãi cỏ xanh tốt trong nhiều năm.
 Chuẩn bị vườn ươm:
Nên phân tích tính chất đất. Kết quả kiểm tra sẽ quyết định cách bón và liều
lượng phân bón. Điều chỉnh các thiếu sót về dinh dưỡng và pH theo kết quả xét
nghiệm. Xới đất với độ sâu 10 – 15 cm, trộn đất với phân bón lót và các chất bổ
sung khác.
Làm đất tơi xốp, làm đất kĩ ngay từ đầu sẽ tránh được tình trạng gồ ghề gây khó
khăn cho việc xén tỉa sau này. Tưới ẩm đất nhiều lần sau đó gieo hạt lên trên. Sauk
hi đất đã được chuẩn bị. tiến hành bón lót để cung cấp dinh dưỡng cho hạt nảy mầm
và cây con phát triển. Bón lót phân hữu cơ hoai mục và phân super lân.
 Gieo hạt:
Thời gian gieo hạt thích hợp nhất là cuối mùa hè đầu thu hoặc mùa xuân. Độ ẩm
đất phù hợp, đất ẩm và ít cỏ dại. Trước khi gieo hạt cần thử tỷ lệ nảy mầm. Xử lý
hạt bằng dung dịch NaOH 0,5%, ngâm trong 21 giờ, vớt ra rửa sạch hong khô rồi

-8-



đem gieo. Có thể dùng máy rảy hạt để gieo hạt. Tùy loại cỏ mà số lượng hạt gieo
thích hợp trên 1m2.
Sau khi gieo hạt cần phải đảm bảo đủ lượng ánh sáng tán xạ cho vườn ươm để
hạt nảy mầm nhanh, sớm hình thành nên bãi cỏ. Phủ đất bằng một lớp rơm mỏng để
tránh xói mòn và giữ nước. Chỉ cần che phủ 50% mặt đất, nếu lớp phủ quá dày sẽ
che bóng cỏ non.
 Tưới nước:
Sau khi gieo hạt cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên. 3- 5 ngày sau khi gieo hạt
sẽ nảy mầm. Bãi cỏ mới gieo hạt cần được tưới nước 2 – 4 lần /ngày. Mỗi lần tưới
thấm sâu 2,5 – 5 cm nưng không làm động nước. Giảm số lần tưới khi cỏ cao 5cm.
Khi bãi cỏ đã qua 4- 5 lần cắt xén thì áp dụng chế độ tưới đẫm cách khoảng vài
ngày.
 Xén tỉa
Xén tỉa giúp bãi cỏ hình thành nhanh hơn. Nên bắt đầu cắt khi vài bụi cỏ đã đủ
chiều cao 3 – 5 cm. Lần đầu xén 10% chiều cao, lần 2 xén 20% - 30% chiều cao và
các lần cắt sau tiếp tục ở mức này. Không nên đợi cỏ quá cao mới cắt xén. Sau khi
cắt được 3 – 4 lần thì có thể điều chỉnh mức cắt cố định khoảng 6 – 8. Không được
xén quá 1/3 chiều cao cỏ.
 Bón phân :
Cỏ non có bộ rễ yếu nên có thể không hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả. Do đó
cần bón phân nhiều lần cho bãi cỏ non. Bón lần đầu 4 tuần sau khi hạt nảy mầm và
thêm 1 lần nữa 10 tuần sau khi hạt nảy mầm. Bón phân hóa học NPK tỉ lệ 4:1:2.
Nhổ cỏ dại bằng phương pháp nhổ thủ công.
Trên diện tích lớn có thể dùng các loại thuốc diệt cỏ chọn lọc, phun thuốc sau khi
xén tỉa lần thứ 3 hay thứ 4 không phun quá sớm vì sẽ làm hại đến cây con.
 Phòng trừ sâu bệnh
Các bệnh thường gặp trên các bãi cỏ là bệnh nấm cỏ mùa hè. Bệnh do nấm
Magnaporthe poae gây ra, khi mà rễ cỏ ở trong giai đoạn phát triển rất chậm. Cỏ
chết theo từng đám rộng. Nhiệt độ đất lên quá 300C và độ ẩm cao bệnh sẽ phát sinh.


-9-


Cách phòng trừ :
-

Trồng cỏ kháng bệnh, các chi của cỏ Kentucky : America, Blacksburg,
Eclipse.

-

Các biện pháp cơ giới nhằm giảm nguy cơ bệnh.

-

Bằng hóa chất : dùng thuốc diệt nấm chứa Thiophanate-metyl lưu dẫn thấm
sâu xâm nhập vào rễ cỏ như : propiconazole, triadimefon, myclobutanil.

-

Đối với sâu thì sử dụng Fenbis dùng trị sâu ăn lá, Vibasu 10H trị trùng trắng,
sâu đất, sâu đục thân, dế, kiến, Bassa trị gầy.

2.2.3 Kỹ thuật trồng cỏ Paspalum bằng phương pháp tách bụi:
Ưu điểm của phương pháp này là dễ nhân giống, chi phí thấp. Nhưng nhược
điểm là tốn công lao động và hệ số nhân giống thấp.
Chuẩn bị:
- Sau khi cày xới đất, tạo mặt nghiêng ra ngoài rìa để thoát nước.
- Đắp đất mặt lên ít nhất là 10 cm.

- Xét nghiệm mẫu đất, rải vôi để diều chỉnh độ pH.
- Sau khi xới đất nên bón lót để kích thích ra rễ. Chọn phân có tỉ lệ P cao hơn N, K
để tránh cháy rễ và tránh thân ngọn mọc quá cao khi rễ chưa vững.
- Tưới đẫm nước nhiều lần.
Trồng cỏ:
-

Chọn đám cỏ giống cần ưu ý độ dày cỏ, loại đất và mức độ phát triển.

-

Cắt lấy cỏ ở độ sâu 0,5 – 1,2 cm và lấy luôn lớp đất.

-

Trồng trãi thảm bằng các miếng cỏ xếp sát nhau vì ngoài rìa la nơi dễ khô
héo. Thông thường 1m2 cỏ giống trồng được 3m2.

-

Tưới đẫm nước và lăn bãi cỏ để cỏ bám chặt hơn vào đất.

-

Tránh dẫm đạp lên cỏ mới trồng.

2.3 Khái quát về giá thể
Giá thể có vai trò quan trọng trong việc giúp cây đứng vững, cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây, cung cấp nước, giữ nước và điều hòa nhiệt độ.
Các loại giá thể thường dùng:


- 10 -


-

Đất đen : là loại đất mặt có độ mùn cao.

-

Cát : độ thoáng khí cao, không chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây
trồng, giữ nước kém và thoát hơi nước tốt, có pH trung tính.

-

Tro trấu : thoát nước tốt, thong thoáng, nhẹ, xốp, không ảnh hưởng tới tính
chất pH nhưng trước khi dùng làm giá thể nên hấp khử trùng và them 1% N
rồi trộn với chất dẻo để dễ trồng.

-

Xơ dừa (bụi dừa): không chứa mầm cỏ dại hay mầm bệnh và có khả năng hút
nước cao hơn bùn khô.

2.4 Khái quát về phân bón
Phân bón là những hợp chất vô cơ hay hữu cơ nhằm cung cấp chất ding
dưỡng cho cây trồng và cải thiện tính chất đất. Thông qua việc bón phân hợp lý
sẽ giúp cây trồng tăng cường độ quang hợp, kéo dài thời gian quang hợp.
Các chất dinh dưỡng trong phân bón:Đạm (N), Lân (P), Kali(K), Calcium
(Ca), Magesium (Mg), Sulfur (S), Sắt (Fe),…. Trong đó N,P,K là ba nguyên tố

chính mà cây cần nhiều nhất gọi là nguyên tố đa lượng. Trong đất các nguyên tố
đa lượng được cây trồng hấp thu nhiều nhất nên tốc độ kiệt quệ nhanh chóng,
cũng có thể bị mất đi do rửa trôi, bay hơi và xói mòn đất.
 Phân hữu cơ vi sinh
-

Đó là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Có nhiều
nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để
làm phân bón. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm,
hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sunh trưởng cây trồng,…

-

Để chế biến phân vi sinh vật, các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên
trong phòng thí nghiệm. Khi đạt đến nồng độ các tế bào vi sinh vật khá cao
người ta trộn với chất phụ gia rồi làm khô đóng bao.

-

Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức
sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường
trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi trên thị trường thế

- 11 -


giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật còn rất ít và chỉ là bộ phận nhỏ so
với phân hoá học trên thị trường phân bón.
Phân vi sinh vật cố định đạm.
-


Có nhiều loài vi sinh vật có khả năng cố định N từ không khí. Đáng chú ý có
các loài: tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium,
Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella.

-

Phần lớn các loài vi khuẩn cố định đạm thường sống cộng sinh với các cây
họ đậu. Chúng xâm nhập vào rễ cây và sống cộng sinh trong đó, tạo thành
các nốt sần ở rễ cây. Chúng sử dụng chất hữu cơ của cây để sinh trưởng đồng
thời hút đạm từ không khí để cung cấp cho cây, một phần tích luỹ lại trong
cơ thể chúng.

-

Tảo lam cộng sinh với bèo hoa dâu và hút đạm tích luỹ lại làm cho bèo hoa
dâu có hàm lượng đạm cao, trở thành cây phân xanh rất quý.

-

Thời gian gần đây, cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ, các
nhà khoa học đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra các chủng vi sinh vật cố
định đạm có nhiều đặc điểm tốt: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng
sinh tốt. Công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra những chủng vi sinh vật có đặc
tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật trong đất. Mặt khác, công nghệ
sinh học đã cho phép các nhà khoa học tách được gen quy định đặc tính cố
định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng, làm cho một số
loài cây trồng cũng tạo được khả năng cố định đạm như vi khuẩn.

-


Hiện nay trên thị trường phân bón nước ta, phân vi sinh vật cố định đạm được

bán dưới các tên thương phẩm sau đây:
+ Phân nitragin chứa vi khuẩn nốt sần cây đậu tương.
+ Phân rhidafo chứa vi khuẩn nốt sần cây lạc.
+ Azotobacterin chứa vi khuẩn hút đạm tự do.
+ Azozin chứa vi khuẩn hút đạm từ không khí sống trong ruộng lúa. Loại
phân này có thể trộn với hạt giống lúa.

- 12 -


-

Vi sinh vật hòa tan lân: cây chỉ có thể hút được lân từu dưới đất dưới dạng
hòa tan trong dung dịch đất. Vì vậy, cây chỉ có thể hút được lân ở dạng dễ
tiêu trong đất. Lân ở dạng khó tan trong đất cây không hút được. Vì vậy, có
nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất đen, v.v.. hàm lượng lân trong đất khá
cao, nhưng cây không hút được lân ở dạng khó hòa tan.

-

Trong đất thường tồn tại một nhóm vi sinh vật có khả năng hòa tan lân.
Nhóm vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho là nhóm HTL (hoà
tan lân, các nước nói tiếng Anh đặt tên cho nhóm này là PSM – phosphate
solubilizing microorganisms.

-


Nhóm hòa tan lân bao gồm : Aspergillus, một số loài thuộc các chi vi khuẩn
Pseudomonas, Bacillus, Micrococens. Nhóm vi sinh vật này dễ dàng nuôi
cấy trên môi trường nhân tạo. Nhiều nơi người ta đã đưa trộn sinh khối hoặc
bào tử các loại vi sinh vật hoà tan lân sau khi nuôi cấy và nhân lên trong
phòng thí nghiệm, với bột phosphorit hoặc apatit rồi bón cho cây. Sử dụng
các chế phẩm vi sinh vật HTL đem lại hiệu quả cao ở những vùng đất cây bị
thiếu lân.

-

Một số loài vi sinh vật sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng hút lân để
cung cấp cho cây. Trong số này, đáng kể là loài VA mycorrhiza. Loài này có
thể hoà tan phosphat sắt trong đất để cung cấp lân cho cây. Ngoài ra loài này
còn có khả năng huy động các nguyên tố Cu, Zn, Fe… cho cây trồng.

-

Nhiều nơi người ta sử dụng VA mycorrhiza đã làm tăng năng suất cam,
chanh, táo, cà phê… Nuôi cấy VA mycorrhiza trên môi trường nhân tạo rất
khó. Vì vậy hiện nay các chế phẩm có chứa VA mycorrhiza chỉ có bán rất
hạn chế trên thị trường phân bón Mỹ.

-

Những năm gần đây, trên thị trường phân bón ở một số nước có bán chế
phẩm Phospho – bacterin trong có chứa vi khuẩn giải phóng lân dễ tiêu từ
các chất hữu cơ.

- 13 -



-

Vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây. Gồm một nhóm nhiều loài vi sinh vật
khác nhau, trong đó có vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, v.v.. Nhóm này được các
nhà khoa học phân lập ra từ tập đoàn vi sinh vật đất.

-

Người ta sử dụng những chế phẩm gồm tập đoàn vi sinh vật được chọn lọc
để phun lên cây hoặc bón vào đất làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít
sâu bệnh, tăng năng suất. Chế phẩm này còn làm tăng khả năng nảy mầm của
hạt, tăng trọng lượng hạt, thúc đẩy bộ rễ cây phát triển mạnh. Như vậy, chế
phẩm này có tác động tương đối tổng hợp lên cây trồng. động tương đối
tổng hợp lên cây trồng.

-

Để sản xuất chế phẩm vi sinh vật kích thích tăng trưởng của cây, người ta sử
dụng công nghệ lên men vi sinh vật. Ở các nước phát triển người ta sử dụng
các thiết bị lên men tự động, công suất lớn. Ở nước ta, đã dùng kỹ thuật lên
men trên môi trường bán rắn để sản xuất chế phẩm này, bước đầu cho kết
quả khá tốt.

-

Gần đây ở nước ta đang tiến hành khảo nghiệm chế phẩm EM của giáo sư
người Nhật Teruo Higa. Chế phẩm này được đặt tên là vi sinh vật hữu hiệu
(Effective microorganisms – EM). Đây là chế phẩm trộn lẫn một nhóm các
loài vi sinh vật có ích trong đó có vi khuẩn axitlactic, một số nấm men, một

số xạ khuẩn, vi khuẩn quang hợp, v.v.. Tại hội nghị đánh giá kết quả sử dụng
EM tại Thái Lan tháng 11/1989, các nhà khoa học đã đánh giá tác dụng tốt
của EM như sau:
+ Cải tạo lý hoá tính và đặc tính sinh học của đất.
+ Làm giảm mầm mống sâu bệnh trong đất.
+ Tăng hiệu quả của phân bón hữu cơ.
+

Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, phẩm chất

nông sản tốt.
+ Hạn chế sâu bệnh hại cây trồng.
+ Góp phần làm sạch môi trường.

- 14 -


×