Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.29 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI
TẠI KHU DU LỊCH SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

SVTH :HÀ VĂN TỒN
NGÀNH :Quản lý Môi trường Và Du lịch sinh thái
KHÓA : 2008 - 2012

Tháng 06/2012


XÁC ĐỊNH NHÂN TỐ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI
TẠI KHU DU LỊCH SUỐI KHOÁNG NÓNG BÌNH CHÂU
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Tác giả

HÀ VĂN TỒN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Giáo viên hướng dẫn:
TS. HÀ THÚC VIÊN



Tháng 06 năm 2012


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 

LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hà Thúc Viên, Giảng viên khoa Môi
trường và Tài nguyên, là người đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt thời
gian thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, các thầy cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, cung cấp những kiến thức bổ ích để tôi học tập và nghiên cứu trong suốt 4 năm
qua.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã dành cho tôi những tình cảm chân thành, động
viên để tôi hoàn thành khóa luận. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ
tôi, những người đã cho tôi cuộc sống, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo giúp tôi có
được như ngày hôm nay.
Xin cảm ơn Ban quản lý khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu, cung cấp một số tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành
tốt đề tài nghiên cứu này.
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn các Thầy Cô và tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Sinh viên thực hiện


Hà Văn Tồn

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

iii

năm 2012


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” được tiến hành tại khu du lịch Suối Khoáng Nóng
Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam từ tháng 03/2012
đến tháng 06/2012. Với các nội dung sau:
- Khảo sát hiện trạng phát triển DLST tại KDL SKN Bình Châu: Hiện trạng sử dụng
tài nguyên, lượng du khách, doanh thu, các loại hình du lịch, dịch vụ ...
- Khảo sát tình hình dân cư, sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong khu vực.
- Điều tra phân tích và xác định các nhân tố thu hút khách DLST.
- Đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển DLST bền vững.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: điều tra xã hội học để nắm bắt
những thông tin cụ thể, thực tế nhất từ khách du lịch, khảo sát thực địa nhằm kiểm
tra độ tin cậy của những thông tin thu thập được, sử dụng phương pháp Pull and
Push factors dựa trên quá trình thống kê phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS (phân tích nhân tố, kiểm định độ tin cậy, phân tích hồi quy tuyến tính bội) để

xem xét tính chất và mức độ mối quan hệ giữa các nhân tố đẩy và kéo.
Kết quả thu được là đã xác định được các nhân tố thu hút (3 nhân tố đẩy, 3
nhân tố kéo), qua đó cho thấy việc khai thác tiềm năng DLST, lịch sử - văn hóa ở
KDL để phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng … là khá tốt. Hoạt động
phát triển du lịch sinh thái tại KDL đã có một định hướng tổng thể nhưng để phát huy
hết tiềm năng vốn có thì đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực hơn nữa. Các sản phẩm du lịch
có chất lượng, nhưng vẫn chưa thật sự hấp dẫn du khách, chưa tương xứng với vai trò
của một khu DLST cũng như quy mô và tiềm lực sẵn có của KDL. Đồng thời,
nghiên cứu đã đề xuất một số định hướng và giải pháp với mong muốn đẩy mạnh
hơn nữa hoạt động DLST tại KDL Suối Khoáng Nóng Bình Châu.

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

iv


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ i
TÓM TẮT .................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................1

1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................2
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .....................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ....................................................3
2.1.1. Khái niệm về DLST ........................................................................................3
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của DLST ..................................................................3
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST bền vững ....................................4
2.1.4. Tài nguyên DLST ..........................................................................................5
2.2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ..............................................6
2.2.1. Lý thuyết phân cấp nhu cầu Maslow ..............................................................6
2.2.2. Nghiên cứu của Seong-Seop Kim (Sejong University, South Korea),
Choong-Ki Lee ( Dongguk University, South Korea) ..............................................7
2.3. DU LỊCH VIỆT NAM ..........................................................................................7
2.4. KHÁI QUÁT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU .......................................................8
2.4.1. Lịch sử hình thành ..........................................................................................8
2.4.2. Địa lý...............................................................................................................8
2.4.3. Khí hậu............................................................................................................9
2.4.4. Diện tích – Dân số ..........................................................................................9
2.4.5. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội ..............................................................................9
2.4.6. Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .....................................................................9
2.4.7. Hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc ......................10
2.4.7.1. Hiện trạng ngành du lịch .......................................................................10
2.4.7.2. Sự hấp dẫn của du lịch huyện Xuyên Mộc .............................................11
2.5. SƠ LƯỢC VỀ KHU DU LịCH SINH THÁI SKN BÌNH CHÂU .....................12
2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................12
2.5.2. Các khu chức năng trong khu du lịch sinh thái SKN Bình Châu .................14
2.5.2.1. Cơ cấu tổ chức trong khu du lịch SKN Bình Châu ................................14
2.5.2.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng ..........................................................15

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

v


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................16
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................16
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................................16
3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa .....................................................................17
3.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học ..................................................................17
3.2.3.1. Cơ sở dữ liệu ..........................................................................................18
3.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia .....................................................19
3.2.4. Thống kê và phân tích dữ liệu nghiên cứu với phần mềm SPSS .................19
3.2.4.1. Các công cụ sử dụng ..............................................................................19
3.2.4.2. Điều tra và xử lý số liệu .........................................................................20
a. Thang đo Likert ..........................................................................................20
b. Phân tích nhân tố, kiểm tra độ tin cậy từ bảng điều tra ...........................20
c. Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố với sự quan tâm của khách du
lịch ................................................................................................................21
d. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ...............................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................24
4.1. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SKN BÌNH CHÂU .............................................24
4.1.1. Thành phần khoáng chất SKN – công dụng SKN ........................................24

4.1.1.1. Thành phần khoáng chất SKN ...............................................................24
4.1.1.2. Công dụng SKN .....................................................................................26
4.1.2. Hiện trạng khai thác và sử dụng SKN phục vụ DLST .................................29
4.1.2.1. Các khu chức năng trong KDL ..............................................................29
4.1.2.2. Kết quả sử dụng SKN phục vụ DLST từ năm 2004 – 2011 ..................31
4.1.3. Hiện trạng kinh doanh du lịch của SKN Bình Châu 2004 – 2011 ...............32
4.1.3.1. Lượng khách đến với KDL hàng năm (2004 – 2011) ............................32
4.1.3.2. Doanh thu KDL ......................................................................................34
4.2. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ THU HÚT KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI .....35
4.2.1. Phân tích nhân tố kiểm tra độ tin cậy từ bảng điều tra .................................35
4.2.1.1. Phân tích nhân tố đẩy (Push): ...............................................................35
4.2.1.2. Phân tích nhân tố kéo (Pull) ..................................................................37
4.2.2. Kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố với sự quan tâm của khách du lịch ...
...................................................................................................................40
4.2.2.1. Kiểm định hệ số Cronbach alpha ..........................................................40
4.2.2.2. Kiểm định mối quan hệ của các nhân tố đẩy và kéo tạo ra sự quan tâm của
du khách ...............................................................................................................41
4.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội .....................................................................42
4.2.3.1. Nhân tố đẩy (Push): ...............................................................................42
4.2.3.2. Nhân tố kéo (Pull): ................................................................................44
GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

vi


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 


4.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SKN BÌNH CHÂU ............................47
4.3.1. Định hướng sử dụng SKN phục vụ du lịch sinh thái ....................................47
4.3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển KDL bền vững .....................................50
4.3.2.1. Giải pháp quản lý tài nguyên.................................................................50
4.3.2.2. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường ...........................................52
4.3.2.3. Giải pháp quản lý, tổ chức các hoạt động du lịch .................................53
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................55
5.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................55
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................58
PHỤ LỤC .....................................................................................................................60
Phụ lục 1: Bảng thống kê ý kiến của du khách từ phiếu khảo sát ..............................60
Phụ lục 2: Mô hình hồi quy của các nhân tố đẩy và kéo............................................63
Phụ lục 3: Mẫu phiếu điều tra ....................................................................................73
Phụ Lục 4: PUSH AND PULL RELATIONSHIPS ..................................................77 
  

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

vii


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ANOVA:

Phân tích phương sai (Analysis of variance)

BVMT:

Bảo vệ môi trường

CĐĐP:

Cộng đồng địa phương

CTR:

Chất thải rắn

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

DLST:

Du lịch sinh thái

ĐTV:

Động thực vật

HST:


Hệ sinh thái

IUCN:

Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
( International Union for the Conservation of Nature )

KBT:

Khu bảo tồn

KBTTN:

Khu bảo tồn thiên nhiên

KDL:

Khu du lịch

KMO:

(Kaiser-Meyer-Olkin)

NKN:

Nước khoáng nóng

SGBC:

Sài Gòn – Bình Châu


SKN:

Suối khoáng nóng

SPSS:

(Statistical Package for Social Sciences)

TNTN:

Tài nguyên thiên nhiên

UBNN:

Ủy ban nhân dân

VQG:

Vườn quốc gia

WWF:

Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới
( The World Wildlife Fund)

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

viii



KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức trong khu du lịch SKN Bình Châu .................................... 14
Hình 4.1: Sơ đồ bố trí cơ sở hạ tầng trong KDL SKN Bình Châu ........................... 30
Hình 4.2: Sơ đồ báo cáo sản lượng khai thác 2004 – 2011 ...................................... 30
Hình 4.3: Sơ đồ tình hình khách tham quan SKN 2004 – 2011 ............................... 32
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ khách lưu trú so với tổng lượng khách qua các năm .......... 33
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện doanh thu của KDL qua các năm (2004-2011) ............. 34

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

ix


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU


Bảng

Trang

Bảng 2.1 Hạng mục công trình trong khu du lịch ..................................................... 15
Bảng 4.1: Kết quả lấy mẫu NKN của đoàn 801 (1985 - 1986) ................................ 25
Bảng 4.2: Thành phần khí hòa tan và vi lượng của NKN Bình Châu ...................... 26
Bảng 4.3: Thành phần vi lượng của NKN Bình Châu phân tích với phương pháp AAS
.................................................................................................................................... 26
Bảng 4.4: Lượng khách đến với KDL qua các năm (2004 – 2011) .......................... 32
Bảng 4.5: Hệ số KMO and Bartlett's Test nhân tố đẩy ............................................. 35
Bảng 4.6: Phương sai tổng nhân tố đẩy .................................................................... 36
Bảng 4.7: Trích nhân tố đẩy với phép quay “Varimax” ........................................... 37
Bảng 4.8: Bảng hệ số KMO and Bartlett's Test nhân tố kéo .................................... 37
Bảng 4.9: Phương sai tổng nhân tố kéo .................................................................... 38
Bảng 4.10: Trích nhân tố kéo với phép quay “Varimax” ......................................... 39
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha của các nhân tố đẩy và kéo ......... 40
Bảng 4.12: Hệ số tương quan giữa các nhân tố đẩy và kéo ...................................... 41

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

x


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu du lịch của
con người cũng ngày càng tăng cao. Nhu cầu được hòa mình với thiên nhiên, thư giãn
trong môi trường không khí trong lành, mát mẻ với những nét văn hóa truyền thống là
tất yếu. Ngành du lịch sinh thái (DLST) đã ra đời và chính DLST có thể đáp ứng được
những mong muốn đó, DLST đang phát triển rất mạnh mẽ ở nước ta đây là ngành
đang có tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các ngành dịch vụ du lịch khác. Nơi
nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, có được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm
năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và ổn định.
Đây là một trong những tiềm năng kinh tế giúp nước ta phát triển.
Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và tài
nguyên nhân văn phong phú. Một tỉnh có biển, sông, suối, rừng, ao hồ, hải đảo. Với
cảnh sắc tươi đẹp, địa hình đa dạng, với bờ biển dài nước trong xanh và khí hậu ôn hòa
quanh năm, là nơi mát mẻ so với nhiều tỉnh và nhiều thành phố khác trong cả nước.
Trong đó, Suối Khoáng Nóng Bình Châu là nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp, môi
trường trong lành, đặc biệt khu suối khoáng nóng này có đên 70 giếng phun nước lộ
thiên, nhiệt độ luôn duy trì từ 37-820C, ở đây đã hình thành nên “Khu Du Lịch Suối
Khoáng Nóng Bình Châu” là nơi tham quan nghỉ dưỡng, điểm du lịch hấp dẫn đối với
du khách trong và ngoài nước. Hoạt động DLST ở đây đã có từ lâu nhưng chưa phát
huy hết được tiềm năng vốn có của TNTN.
Chính vì thế, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch
sinh thái tại khu du lịch Suối Khoáng Nóng Bình Châu”, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu.

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

1



KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 

Tôi hy vọng nghiên cứu sẽ giúp khu du lịch Suối Khoáng Nóng Bình Châu nói riêng
và các nơi khác trên cả nước nói chung có thể đưa ra những giải pháp phát triển theo
hướng bền vững, tăng lợi nhuận kinh tế và mức tác động đến môi trường là thấp nhất.
Đồng thời nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu cho các nhà hoạch định chính sách trong
tương lai.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố thu hút khách DLST tại
khu du lịch Suối Khoáng Nóng (SKN) Bình Châu và đề xuất định hướng và giải pháp
để phát triển DLST bền vững.
 Khảo sát hiện trạng khai thác, quản lý tài nguyên thiên nhiên và tình hình DLST
tại KDL SKN Bình Châu.
 Phân tích, đánh giá các nhân tố thu hút du khách đến với KDL SKN Bình Châu
từ đó đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển DLST bền vững.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch SKN Bình Châu.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Khảo sát, đánh giá TNTN tại KDL SKN Bình Châu.
 Khảo sát, đánh giá các nhân tố thu hút khách DLST tại KDL SKN Bình Châu.
 Đề suất giải pháp phát triển DLST tại KDL SKN Bình Châu.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
 Không gian : Khu du lịch Suối Khoáng Nóng Bình Châu.
 Thời gian : 5 tháng ( từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2012).

GVHD: TS. Hà Thúc Viên

SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

2


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
2.1.1. Khái niệm về DLST
Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa Du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du
lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo
dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Phạm Trung Lương, 2002).
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của DLST


Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường,

qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
 Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo sự khác biệt rõ ràng giữa DLST
với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.
 Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên,
về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa. Từ đó, thái độ cư xử của du
khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương.



Bảo vệ môi trường và duy trì HST.
 Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự

nhiên.
 Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì HST là những ưu tiên hàng đầu để phát triển
DLST bền vững.
 Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các HST.


Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

3


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

 Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động
DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá
trị môi trường của HST ở một khu vực cụ thể.
 Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng
đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên
vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST.

 Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa
quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.


Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
 Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
 DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp

nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương.
2.1.3. Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST bền vững
DLST phát triển bền vững trên cơ sở những tiền đề quan trọng như sau (Phạm
Trung Lương, 2002):


Hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.



Nhu cầu của khách du lịch hướng về thiên nhiên.



Bền vững về sinh thái và môi trường.



Cải thiện về bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích.




Cơ sở vật chất, hạ tầng thiết kế bảo đảm bền vững sinh thái (kiến trúc sinh

thái), bảo đảm nhu cầu thiết yếu của khách du lịch.


Khả năng tiếp nhận khách du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái

(sức chứa của tài nguyên).


Cung cấp những lợi ích cho khu vực và địa phương.



Có sự tham gia tích cực của các chủ thể liên quan:



Tổ chức cá nhân quản lý, kinh doanh phát triển DLST: Cơ quan quản lý nhà

nước; tổ chức, cá nhân quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng; tổ chức, cá nhân
quản lý môi trường, tài nguyên DLST; các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch;
các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng, …
 Khách du lịch.
GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

4



KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 



Nhân dân, cộng đồng địa phương.



Tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, đào tạo về DLST.

2.1.4. Tài nguyên DLST


Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm

các giá trị tự nhiên thể hiện trong các HST cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại
và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó.


Chỉ được xem là tài nguyên DLST khi có các thành phần và các thể tổng hợp

tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác, sử dụng
để tạo ra các sản phẩm du lịch.


Tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác:




Các HST tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với

nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các VQG, khu BTTN, các sân chim…).


Các HST nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh…).



Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại các

HST tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với
các truyền thuyết,… của cộng đồng.
Có 6 loại tài nguyên DLST cơ bản: Bao gồm các HST điển hình và ĐDSH
(1) HST rừng nhiệt đới:
 HST rừng ẩm nhiệt đới.
 HST rừng ẩm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi.
 HST rừng savan.
 HST rừng khô hạn.
 HST rừng núi cao.
(2) HST đất ngập nước:
 HST rừng ngập mặn ven biển.
 HST đầm lầy nội địa.
 HST sông, hồ.
 HST đầm phá.
(3) HST san hô, cỏ biển.
(4) HST vùng cát ven biển.
(5) HST biển – đảo.

(6) HST nông nghiệp.
GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

5


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

2.2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Lý thuyết phân cấp nhu cầu Maslow
Maslow cho rằng con người được thúc đẩy bởi nhiều nhu cầu khác nhau và những
nhu cầu này được phân cấp theo thứ bậc như mô hình dưới đây. Maslow đã chia
nhu cầu thành 5 cấp bậc theo một trật tự xác định.

Theo học thuyết của Maslow thì những nhu cầu cơ bản nhất cần phải được
thỏa mãn trước những nhu cầu ở bậc cao hơn, và khi mà một nhu cầu đã được
thỏa mãn thì nó sẽ trở nên ít quan trọng hơn và người ta lại hướng đến nhu cầu ở
bậc cao hơn.
Nhu cầu của con người tạo thành một chuỗi động cơ hành động nhằm thúc đẩy họ tự
hoàn thiện và thỏa mãn cho chính nhu cầu bản thân mình.
Hình thành
NHU CẦU

Là nguyên
MONG MUỐN


TRẠNG THÁI
MẤT CÂN BẰNG

nhân của
Dẫn đến
Tạo ra
THỎA MÃN

HÀNH ĐỘNG
CHỦ ĐỘNG
(Nguồn: Trần Văn Thông, 2002)


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

2.2.2. Nghiên cứu của Seong-Seop Kim (Sejong University, South Korea),
Choong-Ki Lee ( Dongguk University, South Korea)
Dựa trên nghiên cứu của Uysal và Jurowski (1994) về mối quan hệ của hai nhân tố
Push và Pull đến mức độ hài lòng của khách du lịch. Dữ liệu được tiến hành thu thập
từ du khách đến tham quan 6 công viên quốc gia tại Hàn Quốc. Thông qua việc thống
kê và phân tích, cho thấy được trong 12 biến quan sát của nhân tố Push có 4 biến quan
sát có tác động mạnh mẽ lên nhân tố push lần lượt là : thắt chặt mối quan hệ gia đình
và học tập; thích thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và sức khỏe; thoát khỏi công việc
hằng ngày; tạo cảm giác mạo hiểm và xây dựng mối quan hệ bạn bè và trong 12 biến
quan sát của nhân tố Pull có 3 biến quan sát giữ vai trò chính xây dựng nên nhân tố
này là: nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng; thuận lợi trong vấn đề thông
tin và cơ sở hạ tầng; dễ dàng trong việc tìm hiểu; tiếp cận công viên quốc gia qua đó

đánh giá được mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công viên.
2.3. DU LỊCH VIỆT NAM
Qua đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn
1995-2010 có thể thấy thực trạng ngành du lịch với những thành tựu rất đáng khích lệ
nhưng tồn tại không ít những hạn chế, bất cập. Thực tế đó rõ ràng chưa làm hài lòng
các cấp quản lý cũng như mỗi người dân Việt Nam hay với tư cách là khách du lịch.
Thập kỷ tới với định hướng tái cấu trúc nền kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng
chuyển sang tập trung phát triển theo chiều sâu, có tính lựa chọn và ưu tiên trọng điểm,
có chất lượng và thể hiện thương ở hiệu nổi bật, nhằm giá trị gia tăng cao, đảm bảo
hiệu quả bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh.
 Sự hấp dẫn của du lịch Việt Nam:
Có thể nhận định, Việt Nam có hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và khá hấp
dẫn. Với diện tích phần đất liền của Việt Nam trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến
Bắc - Nam với 3/4 đồi núi, địa hình, khí hậu đa dạng tạo nên diện mạo hệ sinh thái vô
cùng đa dạng và phong phú thể hiện qua những danh lam thắng cảnh như Hạ Long,
Sapa, Phong Nha-Kẻ Bàng, Vân phong… là những kỳ quan của thời đại có sức hút du
lịch mạnh mẽ. Có thể nói, Việt nam được xếp vào danh mục các quốc gia có sự đa
dạng sinh học cao, giàu tài nguyên thiên nhiên là điều kiện tốt để phát triển du lịch.

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

7


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 


Với trên 4000 năm lịch sử và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh sống
trải dài từ Bắc chí Nam; nền văn hóa lúa nước với bản sắc đậm đà thể hiện qua lối
sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực Việt Nam và đặc biệt là các di sản
văn hóa như Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long, Cồng Chiêng Tây
Nguyên, Đề Tháp Mỹ Sơn... là những điểm sáng, điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên
du lịch nhân văn.
Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới cùng với sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước là những yếu tố rất thuận lợi mở đường cho du lịch phát triển.
2.4. KHÁI QUÁT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.4.1. Lịch sử hình thành
 Bà Rịa – Vũng Tàu được khai phá và xây dựng cách nay hơn 300 năm.
 Năm 1698 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay được lưu dân người Việt từ miền
Trung vào khai phá từ thời nhà Nguyễn, là vùng đất của thành Gia Định.
 Năm 1895 Thực dân Pháp tách phần đất của thành phố Vũng Tàu ngày nay lập
thành phố Cap Saint Jacques.
 Năm 1945 Chính quyền cách mạng thành lập tỉnh Cáp (bao gồm Bà Rịa và Vũng
Tàu ngày nay).
 Năm 1967 Thành lập tỉnh Bà Rịa - Long Khánh.
 Năm 1975 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay là một phần của tỉnh Đồng Nai.
 Năm 1980 Thành lập Đặc Khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở thị xã Vũng Tàu
thuộc tỉnh Đồng Nai và Côn Đảo.
 12/08/1991 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức được thành lập theo Nghị quyết
kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII và phát triển đến nay.
2.4.2. Địa lý
Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Tây giáp thành
phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía
Nam giáp biển Đông, với 305 km chiều dài bờ biền, trong đó có nhiều bãi tắm đẹp.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ về du lịch biển đảo.


GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

8


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

2.4.3. Khí hậu
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ôn hòa do chịu ảnh hưởng
của biển, phân thành hai màu rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm 250C - 270C, hiếm khi
có bão, thường xuyên có nắng, độ ẩm trung bình trên 80%. Bà Rịa – Vũng Tàu không
có mùa động nên có thể thực hiện các chuyến nghỉ ngơi, du lịch cả năm.
2.4.4. Diện tích – Dân số
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.982km2, dân số 994.837 người, mật độ dân số 462
người/km2 (Theo số liệu năm 2009).
2.4.5. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông
Nam Bộ hướng ra biền Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ
thống cảng biển lớn là đầu mối tiếp cận với các nước trong khu vực Đông Nam Á và
thế giới. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là tiềm năng để phát triển
nhanh và toàn diện các ngành kinh tế như: dầu khí, cảng và vận tải biển, sản xuất chế biến hải sản và đặc biệt là du lịch… Có giao thông đường bộ, đường biển, đường
hàng không phát triển khá đồng bộ… là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển du
lịch, thương mại và hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.
2.4.6. Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và

thế giới, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.
Bên cạnh những tiềm năng to lớn về dầu khí. Bà Rịa - Vũng Tàu đang từng bước
khẳng định thế mạnh du lịch của mình, nhờ lợi thế về tiềm năng thiên nhiên và nhân
văn phong phú. Bà Rịa - Vũng Tàu là một quần thể thiên nhiên hài hoà, sơn thuỷ hữu
tình, có những dãy Núi Lớn - Núi Nhỏ -Minh Đạm, Núi Dinh che chắn, xa xa biển
Đông có Côn Đảo bao bọc, ở gần có Long Sơn quy tụ...
Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, nói đến Bà Rịa - Vũng
Tàu không thể không nhắc đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng: rừng cấm Bình
Châu - Phước Bửu và rừng quốc gia Côn Đảo với những loài động thực vật quý hiếm,
môi trường đa dạng tập hợp nhiều kiểu rừng của các vùng sinh thái.

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

9


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

Đến với khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, du khách thực sự được thư giãn
để tận hưởng bầu không khí ấm áp, làn sương khói la đà len lỏi giữa rừng cây xanh rải
rác như giữa chốn thần tiên, đây đó là những khu nhà nghỉ dưỡng, trị bệnh bằng nguồn
nước khoáng nóng bổ ích.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là miền đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời với
những khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn tỉnh hiện có 29
khu di tích được xếp hạng cấp quốc gia.
2.4.7. Hiện trạng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc

2.4.7.1. Hiện trạng ngành du lịch
 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
 Phương tiện vận chuyển: hiện tại du khách đến huyện Xuyên Mộc chủ yếu bằng
đường bộ. Trong thời gian qua huyện đã nâng cấp hệ thống giao thông, đổi mới
phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển hành khách bằng đường bộ hiện nay
hầu hết bằng loại xe 47 – 52 ghế.
 Cơ sở lưu trú bao gồm: nhà nghỉ, khách sạn, khu du lịch… phát triển còn khá
chậm. Năm 2007 có trên 13 cơ sở du lịch, nhà nghỉ kinh doanh phục vụ du khách với
khoảng 375 phòng cùng với các khu vui chơi và nhà hàng đáp ứng lượng khách khá
lớn. (Nguồn: Phòng thương mại và du lịch huyện Xuyên Mộc, 2011)
 Các nhà nghỉ vẫn còn thiếu các tiện nghi ăn uống, vui chơi, giải trí, thường
phục vụ khách du lịch đi lẻ, khách du lịch ba lô và khách trong nước.
 Các tiện nghi ăn uống: số nhà hàng quán ăn trong huyện còn ít, quy mô nhỏ,
thực đơn không phong phú. Trong tương lai nhu cầu về các nhà hàng, quán ăn ngày
càng cao, đòi hỏi chất lượng phục vụ hoàn hảo.
 Cơ sở vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục thể thao: số cơ sở vui chơi giải trí, văn
hóa, thể dục thể thao của huyện rất ít, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh
hoạt của người dân địa phương và khách du lịch. Các hoạt động văn hóa chủ yếu là
đọc sách báo, xem phim, câu lạc bộ năng khiếu, biểu diễn văn nghệ,…
 Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu đã được Tổ chức Du lịch thế giới
(WTO) công nhận là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên
toàn cầu (tháng 8/2003). Với các sản phẩm du lịch chính: tắm nước khoáng nóng, bùn

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

10


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch

Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

khoáng, vật lý trị liệu cổ truyền, câu cá sấu, chơi các môn thể thao, cắm trại dưới tán
rừng nguyên sinh…
 Mua sắm hàng hóa và lưu niệm: huyện có chợ Bà Tô với quy mô nhỏ, các cửa
hàng tư nhân với các mặt hàng lưu niệm chưa phong phú. Chưa có một trung tâm mua
sắm lớn, đầy đủ hàng hóa trong và ngoài nước, các mặt hàng lưu niệm đặc trưng của
địa phương để phục vụ du khách.
 Doanh thu từ du lịch
 Doanh thu từ du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du
lịch, lệ phí tham quan, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, … Tổng doanh thu du lịch
– thương mại của huyện năm 2007 là 202,01 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ du lịch là
58,2 tỷ đồng.
 Mạng lưới kinh doanh dịch vụ du lịch : trên địa bàn huyện có 12 đơn vị hoạt
động kinh doanh du lịch với loại hình du lịch chính là DLST nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu
cầu hiện tại cho du khách.
2.4.7.2. Sự hấp dẫn của du lịch huyện Xuyên Mộc
Du khách đến với địa bàn huyện đều nhờ vào sức thu hút của tài nguyên thiên
nhiên (rừng nguyên sinh, biển, suối nước nóng...) và một số tài nguyên nhân văn.
 Tài nguyên tự nhiên
Trong thời gian qua huyện đã khai thác một số tài nguyên tự nhiên phục vụ cho các
hoạt động du lịch, góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành du lịch huyện Xuyên
Mộc.
 KBTTN Bình Châu – Phước Bửu đã có Vườn sưu tập cây gỗ rừng 50,8 ha và
đang triển khai dự án vườn thú hoang dã Safari – Bình Châu 500 ha, tổng vốn đầu tư
khoảng 500 triệu USD.
 Suối khoáng nóng Bình Châu đã được đầu tư xây dựng thành khu du lịch suối
khoáng nóng Bình Châu: với khu luộc trứng, các bể tắm tập thể, cá nhân, nơi ngâm

chân trị bệnh, khu biệt thự, nhà nghỉ, …
 Khu rừng ngập mặn ven sông Ray, cửa biển Lộc An: hiện tại nuôi thủy sản và
mới khai thác một phần tiềm năng phát triển DLST nghỉ dưỡng, tham quan.
 Bãi biển Hồ Tràm, Hồ Cốc: có một số khu du lịch đang hoạt động như Osaka
Hồ Tràm, Gió Biển, Hồng phúc, Thủy Hoàng, Sài Gòn – Hồ Cốc,…
GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

11


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

 Tài nguyên nhân văn
 Bến cảng Lộc An: năm 2005 tỉnh và Bộ Tư lệnh Hải Quân đã đầu tư hơn 2,5 tỷ
đồng xây dựng công trình bia “Di tích đường mòn Hồ Chí minh trên biển” mô phỏng
cánh buồm căng gió như đang rẽ sóng ra khơi.
 Chùa Bảo Tích: có kiến trúc đa dạng, phong phú, là điểm dừng chân của du
khách trong chuyến du lịch về Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là điểm du lịch hành hương lễ
hội khá hấp dẫn trong các dịp Lễ, Tết, Phật Đản…
 Vòng thành Đá Trắng: là điểm di tích khảo cổ được phát hiện năm 2007 với vết
tích thành cổ xây bằng nhiều loại đá ong khác nhau dài 400 m rộng 300 m mang đậm
nét kiến trúc Chămpa cổ đang được các cơ quan chức năng đề nghị xếp hạng di tích
quốc gia và tiến hành phục dựng nhằm phục vụ khách tham quan.
2.5. SƠ LƯỢC VỀ KHU DU LịCH SINH THÁI SKN BÌNH CHÂU
2.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1905, SKN Bình Châu được phát hiện lần đầu tiên gọi là SKN Cù Mi (tên

làng của đồng bào dân tộc Châu Ro).
Năm 1928, bác sĩ người Pháp tên là Albert Sallet trong chuyến khảo sát vùng Đông
Nam Bộ đã phát hiện ra suối khoáng này với 70 điểm phun nước lộ thiên, mạch nước
thoát lên bề mặt nước rộng khoảng 1km2 tạo thành những hồ nước sôi lớn, nhỏ có
nhiệt độ từ 37 – 380C, nơi cao nhất tới 830C. Ông đã giới thiệu mạch Cù Mi trên tạp
chí “nghiên cứu Đông Dương” (BSEI).
Năm 1989, thấy được tiềm năng của khu rừng biển này, đặc biệt là khả năng chữa
bệnh của nước khoáng, công ty liên doanh du lịch Bình Châu được chính thức ra đời.
Năm 1999, để đẩy mạnh việc phát triển du lịch công ty đã chuyển sang hình thức
cổ phần, lấy tên là công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Bình Châu. Nhằm mục đích đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng và chữa bệnh.
Tháng 08/2003, SKN Bình Châu được tổ chức du lịch thế giới (WTO) công nhận là
một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn cầu.
Tháng 12/2004, tổng cục du lịch công nhận khi du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đạt tiêu
chuẩn 4 sao.

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

12


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

Năm 2009, khu du lịch sinh thái Bình Châu – Hồ Cóc nằm trong danh sách đề cử là
một trong 100 điểm đến hấp dẫn Việt Nam (lần 1/2009) trong hành trình 100S.

Ngày nay với cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, và kiến trúc độc
đáo thì địa danh khu DLST SKN Bình Châu đã không còn xa lạ với du khách trong và
ngoài nước. Hàng năm tại đây đón tiếp hàng chục ngàn lượt khách gần, xa đến tham
quan, vui chơi và nghỉ dưỡng.

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

13


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

2.5.2. Các khu chức năng trong khu du lịch sinh thái SKN Bình Châu
2.5.2.1. Cơ cấu tổ chức trong khu du lịch SKN Bình Châu
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔNG

PHÒNG TÀI

HỢP (TRƯỞNG


CHÍNH - KẾ TOÁN

PHÒNG)

(KT TRƯỞNG)

CHI NHÁNH TẠI

KHU DU LỊCH SUỐI KHOÁNG

KHU NGHỈ MÁT

TP. HỒ CHÍ MINH

NÓNG BÌNH CHÂU

BIỂN HỒ CÓC

PHÒNG TÀI

PHÒNG TỔ

PHÒNG KINH

PHÒNG Y

PHÒNG

CHÍNH - KẾ


CHỨC

DOANH – TIẾP

TẾ

QUẢN LÝ

TOÁN

NHÂN SỰ

THỊ

TIN HỌC

BP. TIẾP

BP. NHÀ

BP. HÀNG

BP. BUỒNG

BP. VẬT LÝ

TÂN

HÀNG, BẾP


HÓA, DỊCH VỤ

(QUẢN ĐỐC)

TRỊ LIỆU

(QUẢN ĐỐC)

(QUẢN ĐỐC)

(QUẢN ĐỐC)

ĐỘI SINH VẬT

ĐỘI BẢO VỆ

ĐỘI KỸ

CẢNH VÀ MÔI

VÀ PCCC (ĐỘI

THUẬT (ĐỘI

TRƯỜNG

TRƯỞNG)

TRƯỞNG)


Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức trong khu du lịch SKN Bình Châu
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính SGBC, 2012)
GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

14


KLTN: “Xác định nhân tố thu hút khách du lịch sinh thái tại khu du lịch
Suối Khoáng Nóng Bình Châu” 
 
 

2.5.2.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng
Bảng 2.1 Hạng mục công trình trong khu du lịch
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15

Tên công trình

Diện tích

Khu nhà nghỉ
Nhà hàng
Khu vật lý trị liệu
Khu tắm nước khoáng
Sân chơi vũ cầu đơn, đôi và hỗn hợp
Nhà nghỉ biệt lập và song lập
Nền nhà ăn tập thể
Nhà ở các công nhân viên
Nhà vệ sinh
Nhà đặt máy phát điện
Đường nội bộ và bãi đậu xe
Bể sử lý nước lọc
Hầm tự hoại
Hồ chứa nước thải
Các công trình dự kiến khác

2

646.4 m
505 m2
144 m2
250 m2
158.3 m2
448 m2

54.7 m2
200 m2
6 m2
18 m2
5800 m2
70 m3
27 m3
1000 m3
…..
(Nguồn: Hiện trạng thống kê, 2012)

GVHD: TS. Hà Thúc Viên
SVTH: Hà Văn Tồn_DH08DL

15


×