Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA
DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP,
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên:
Ngành:
Niên khóa:

HOÀNG NỮ MỘNG TUYỀN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ
DU LỊCH SINH THÁI
2008 - 2012

Tháng 05/2012


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả
HOÀNG NỮ MỘNG TUYỀN

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn



TS. Hồ Văn Cử

Tháng 05 năm 2012
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HCM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa: Môi trường và Tài nguyên
Ngành: Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Họ và tên sinh viên: Hoàng Nữ Mộng Tuyền

MSSV: 08157247

Niên khóa: 2008 – 2012


Lớp: DH08DL

1. Tên đề tài: “Khảo sát hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia
Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.”
2. Nội dung Khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên phải thực hiện những yêu cầu sau:
-

Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại VQG Bù Gia Mập.

-

Tìm hiểu công tác quản lý bảo tồn ĐDSH của BQL VQG Bù Gia Mập.

-

Tìm hiểu tác động của cộng đồng dân cư đến tài nguyên ĐDSH.

-

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn.

3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 01/2012; Kết thúc tháng 05/2012
4. Họ và tên GVHD: TS. Hồ Văn Cử
Nội dung và yêu cầu của khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ….. tháng….. năm 2012

Ngày .... tháng .... năm 2012

Ban chủ nhiệm Khoa


Giáo viên hướng dẫn

TS. Hồ Văn Cử

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô của bộ môn Quản lý môi trường và Du
lịch sinh thái, Khoa Môi trường và Tài nguyên, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập.
Xin cảm ơn TS. Hồ Văn Cử đã hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
Xin cám ơn Ban Giám đốc, cán bộ BQL VQG Bù Gia Mập, Hạt Kiểm lâm rừng
đặc dụng VQG Bù Gia Mập, đã tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình thu thập số liệu ngoài thực địa, cung cấp các số liệu có liên quan đến luận văn.
Chân thành cảm ơn quý tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong luận văn.
Sau cùng, cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2012

Hoàng Nữ Mộng Tuyền

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Hiện trạng quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia
Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” được tiến hành từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 05 năm

2012 nhằm khái quát tài nguyên ĐDSH của Vườn quốc gia Bù Gia Mập và các tác động
của cộng đồng dân cư địa phương tới nguồn tài nguyên này.
Đề tài được thực hiện tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước với các nội dung:
-

Thu thập và đánh giá hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại VQG Bù Gia Mập.

-

Tìm hiểu công tác quản lý bảo tồn ĐDSH của BQL VQG Bù Gia Mập.

-

Điều tra xã hội học và đánh giá tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên

ĐDSH.
-

Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn.
Kết quả thu được:

-

Tìm hiểu được hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại VQG Bù Gia Mập.

-

Tìm hiểu được hiện trạng quản lý bảo tồn ĐDSH của BQL VQG.

-


Khảo sát và đánh giá được các tác động của cộng đồng dân cư đến tài nguyên

ĐDSH.
-

Đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn tài nguyên ĐDSH.

iv


MỤC LỤC
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ................................................ ii 
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... iii 
TÓM TẮT............................................................................................................................iv 
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................ix 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................................... x 
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH........................................................................................ xii 
Chương 1 
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................. 1 
1.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 2 
1.3. Mục tiêu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 
1.3.1.  Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 2 
1.3.2.  Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2 
1.3.2.1.  Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2 
1.3.2.2.  Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 2 
Chương 2 
TỔNG QUAN....................................................................................................................... 3 

2.1. Các khái niệm ................................................................................................................ 3 
2.1.1.  Đa dạng sinh học ....................................................................................................... 3 
2.1.1.1.  Lịch sử hình thành .................................................................................................. 3 
2.1.1.2.  Định nghĩa .............................................................................................................. 4 
2.1.2.  Bảo tồn đa dạng sinh học ........................................................................................... 4 
2.1.3.  Hệ sinh thái ................................................................................................................ 5 
2.1.4.  Du lịch sinh thái......................................................................................................... 5 
2.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam........................................................................................ 5 
2.3. Tổng quan VQG Bù Gia Mập........................................................................................ 9 
2.3.1.  Lịch sử hình thành, vị trí, diện tích và chức năng ..................................................... 9 
2.3.2.  Điều kiện tự nhiên ................................................................................................... 12 
2.3.2.1.  Địa hình – địa mạo ................................................................................................ 12 
v


2.3.2.2.  Địa chất thổ nhưỡng ............................................................................................. 12 
2.3.2.3.  Khí hậu, thủy văn .................................................................................................. 13 
2.3.3.  Cơ cấu bộ máy tổ chức ............................................................................................ 13 
2.3.4.  Các hoạt động điển hình .......................................................................................... 14 
2.3.5.  Hiện trạng ĐDSH ở VQG Bù Gia Mập................................................................... 15 
2.3.5.1.  Đa dạng HST ........................................................................................................ 15 
2.3.5.2.  Đa dạng thực vật ................................................................................................... 15 
2.3.5.3.  Đa dạng động vật .................................................................................................. 16 
2.3.5.3.1. 

Khu hệ Thú ..................................................................................................... 16 

2.3.5.3.2. 

Khu hệ Chim ................................................................................................... 16 


2.3.5.3.3. 

Khu hệ bò sát, ếch nhái .................................................................................. 17 

2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội của các xã vùng đệm VQG Bù Gia Mập ........................... 18 
2.4.1.  Dân số ...................................................................................................................... 18 
2.4.2.  Kinh tế ..................................................................................................................... 19 
2.4.3.  Văn hóa - Tôn giáo .................................................................................................. 20 
2.4.4.  Giáo dục................................................................................................................... 21 
2.4.5.  Y tế ........................................................................................................................ 21 
Chương 3 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 23 
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 23 
3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 23 
3.2.1.  Tổng quan tài liệu .................................................................................................... 23 
3.2.2.  Điều tra, khảo sát thực địa ....................................................................................... 23 
3.2.3.  PRA: Thiết kế bảng câu hỏi..................................................................................... 24 
3.2.4.  Tham khảo ý kiến chuyên gia.................................................................................. 24 
3.2.5.  Phân tích, thống kê thông thường............................................................................ 24 
Chương 4 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 26 
4.1. Các giá trị ĐDSH của VQG Bù Gia Mập.................................................................... 26 
4.1.1.  Đa dạng khu hệ động thực vật ................................................................................. 26 
4.1.2.  Giá trị sử dụng trực tiếp........................................................................................... 37 
vi


4.1.3.  Giá trị sử dụng gián tiếp .......................................................................................... 37 
4.1.4.  Giá trị bảo tồn .......................................................................................................... 37 

4.2. Tác động của cộng đồng dân cư địa phương đến nguồn tài nguyên ĐDSH của VQG
Bù Gia Mập ........................................................................................................................ 38 
4.2.1.  Các mục tiêu của cộng đồng địa phương ................................................................ 38 
4.2.2.  Sự phụ thuộc của cộng đồng dân cư địa phương vùng đệm vào tài nguyên ĐDSH
của VQG Bù Gia Mập ........................................................................................................ 39 
4.2.3.  Một số tác động của cộng đồng dân cư vùng đệm và việc phát triển cơ sở hạ tầng
đối với ĐDSH của VQG Bù Gia Mập ................................................................................ 43 
4.3. Hiện trạng quản lý bảo tồn ĐDSH tại VQG Bù Gia Mập ........................................... 47 
4.3.1.  Công tác quản lý BVR của BQL VQG Bù Gia Mập .............................................. 47 
4.3.1.1.  Thuận lợi ............................................................................................................... 47 
4.3.1.2.  Khó khăn ............................................................................................................... 47 
4.3.1.3.  Hiện trạng quản lý BVR tại VQG Bù Gia Mập.................................................... 48 
4.3.2.  Hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường ............................................... 50 
4.3.3.  Xây dựng cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 51 
4.4. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn ĐDSH ................................................................... 52 
4.4.1.  Nhóm giải pháp từ các nguy cơ ............................................................................... 52 
4.4.2.  Giải pháp phát triển DLST ...................................................................................... 62 
Chương 5 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................................... 64 
5.1. Kết luận........................................................................................................................ 64 
5.2. Khuyến nghị ................................................................................................................ 64 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 66 
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 68 
Phụ lục 1: Phiếu thu thập thông tin .................................................................................... 68 
Phụ lục 2: Kết quả phỏng vấn............................................................................................. 71 
Phụ lục 3: Danh mục các loài cần được bảo tồn trong hệ thực vật VQG Bù Gia Mập ...... 75 
Phụ lục 4: Danh mục các loài thú quý hiếm ....................................................................... 78 
Phụ lục 5: Danh sách các loài chim quý hiếm .................................................................... 81 
Phụ lục 6: Điều kiện Kinh tế - Xã hội xã Bù Gia Mập....................................................... 82 
Phụ lục 6a: Tổng hợp diện tích tự nhiên và dân số ............................................................ 82 

Phụ lục 6b: Tổng hợp các nhóm dân tộc sống trong xã Bù Gia Mập................................. 82 
vii


Phụ lục 6c: Đặc điểm các dân tộc chính trong xã............................................................... 82 
Phụ lục 7: Một số hình ảnh ................................................................................................. 85 

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

BVR

Bảo vệ rừng

CBNV

Cán bộ nhân viên

DLST

Du lịch sinh thái


ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐVHD

Động vật hoang dã

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)

KHKT

Khoa học kỹ thuật

PRA

Kỹ thuật đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal)

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam


TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

TT

Trung tâm

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chương trình vì môi trường Liên hợp quốc (the United Nations
Environment Programme)

VQG

Vườn quốc gia

WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wide Fund for Nature)

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ tính các loài CR, VU

và EN) và cấp quốc gia ......................................................................................................... 7 
Bảng 1.2: Thống kê số lượng loài bị đe dọa toàn cầu của Việt Nam theo danh lục đỏ của
IUCN 1996, 1998 và 2004.................................................................................................... 8 
Bảng 1.3: Diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam qua các năm (đơn vị tính 1.000.000 ha) .. 9 
Bảng 2.1: So sánh về thành phần phân loại học thú, chim, bò sát và ếch nhái của VQG Bù
Gia Mập với một số VQG khác .......................................................................................... 17 
Bảng 2.2: Đặc điểm dân số của vùng đệm VQG Bù Gia Mập .......................................... 18 
Bảng 2.3: Thành phần tôn giáo của cộng đồng vùng đệm................................................. 21 
Bảng 4.1: Những loài bị đe dọa toàn cầu đáng quan tâm được ghi nhận ở VQG ............. 26 
Bảng 4.2: Các loài động thực vật có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn của VQG Bù
Gia Mập .............................................................................................................................. 27 
Bảng 4.3: Sự phụ thuộc của cộng đồng dân cư vùng đệm vào tài nguyên ĐDSH VQG Bù
Gia Mập .............................................................................................................................. 39 
Bảng 4.5: Tình hình quản lý BVR của BQL VQG Bù Gia Mập qua các năm .................. 49 
Bảng 4.6: Bảng đánh giá giảm thiểu các nguy cơ tác động đến ĐDSH ............................ 52 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng rừng VQG Bù Gia Mập (2004) ............................................... 11 
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của cộng đồng vùng đệm vào tài nguyên rừng 42

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.


Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong các quốc gia có tính ĐDSH cao trên thế giới. ĐDSH đóng

vai trò quan trọng trong việc duy trì các ngành kinh tế của Việt Nam như lâm nghiệp,
nông nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp và du lịch. Nó tạo ra sự ổn định và khả năng
chống chịu cho nền kinh tế và các cơ hội để nâng cao sản lượng, phát triển ngành nghề và
tạo thu nhập. ĐDSH còn là nền tảng cho cuộc sống của một số người nghèo nhất, cho các
cộng đồng ở những vùng xa xôi cách trở và dễ bị tổn thương nhất của đất nước.
Sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh của Việt Nam đã giúp giảm nghèo đáng kể và cải
thiện điều kiện sống cho hầu hết người dân. Cùng với đà phát triển này là sự mở rộng các
vùng đô thị, thay đổi nhanh chóng mục đích sử dụng đất và tăng khai thác các nguồn
TNTN, do đó tạo một sức ép lớn lên môi trường. Đất nước đang thay đổi rất nhanh và sâu
rộng. Nếu không được quản lý chặt chẽ, thì có thể sự mất mát về ĐDSH sẽ cản trở sự phát
triển của quốc gia trong tương lai, gây thiệt hại cho các di sản thiên nhiên và văn hóa của
đất nước.
VQG Bù Gia Mập được các tổ chức bảo tồn trên thế giới đánh giá là khu rừng mang
tính đa dạng cao. Tuy nhiên, VQG Bù Gia Mập đang đứng trước những thách thức đe dọa
đến sự suy giảm ĐDSH do áp lực khai thác trái phép lâm sản đang là nhu cầu sinh kế của
người dân vùng đệm, các loài cây thân gỗ quí hiếm có giá trị kinh tế đang bị người dân
khai thác quá mức có thể dẫn đến tuyệt chủng. Chính phủ Việt Nam, các cơ quan, tổ chức
nghiên cứu cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở VQG Bù Gia Mập nhằm đưa ra các
biện pháp bảo tồn. Nhưng các công trình nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu thiên về
mô tả, điều tra các giá trị tài nguyên ĐDSH, ít có nghiên cứu nào nói rõ tác động của cộng
đồng dân cư đến nguồn tài nguyên này để từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả. Với
1


những vấn đề đã nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Hiện trạng quản lý bảo tồn đa
dạng sinh học tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước”.
1.2. Nội dung nghiên cứu

-

Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên ĐDSH tại VQG Bù Gia Mập.

-

Tìm hiểu công tác quản lý bảo tồn ĐDSH của BQL VQG Bù Gia Mập.

-

Tìm hiểu tác động của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên ĐDSH.

-

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn.

1.3. Mục tiêu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu và đánh giá công tác bảo tồn của BQL VQG Bù Gia Mập cũng như các
tác động của cộng đồng dân cư, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý bảo tồn ĐDSH.
1.3.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại VQG Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
1.3.2.2. Đối tượng nghiên cứu
-

Các hoạt động quản lý bảo tồn tài nguyên ĐDSH tại BQL VQG Bù Gia Mập.

-


Các hoạt động của cộng đồng dân cư địa phương có tác động đến tài nguyên

ĐDSH tại 3 thôn Bù Rên, Đăk Côn, Bù Nga, xã Bù Gia Mập.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Đa dạng sinh học
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Trên trái đất, các quần xã sinh vật đã trải qua hàng triệu năm phát triển đang bị đe
dọa bởi các hoạt động của loài người.
Sự tuyệt chủng hàng loạt ngày nay có thể so sánh với sự tuyệt chủng của các thời
kỳ địa chất trong quá khứ, trong đó hàng chục ngàn, thậm chí hàng triệu loài bị tiêu diệt
do các thảm hoạ tự nhiên, có thể là sự va chạm của các thiên thạch, động đất, hoả hoạn...
Nhiều loài đang bị suy giảm nhanh chóng, thậm chí một số loài đang ở ngưỡng cửa
tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu là do săn bắt quá mức, sinh cảnh bị phá hủy và sự
xâm nhập của các loài ngoại lai.
Nguy cơ đối với ĐDSH ngày càng tăng do áp lực tăng dân số cũng như các tiến bộ
KHKT. Tình trạng này lại càng trở nên trầm trọng hơn do việc phân phối của cải trên thế
giới không đồng đều, sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước phát triển và kém phát triển,
đặc biệt đối với các nước nhiệt đới, nơi vốn rất phong phú về loài. Hơn thế nữa, sự đe dọa
đối với ĐDSH do các yếu tố đơn độc chẳng hạn như mưa axit, khai thác gỗ, săn bắn quá
mức... cùng kết hợp với nhau làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.
Chúng ta có thể thấy rằng, khác với các cuộc tuyệt chủng hàng loạt đã xảy ra trong
quá khứ, sự tuyệt chủng trong giai đoạn hiện nay có những đặc trưng như sau:
-


Xảy ra với tốc độ rất nhanh.

-

Tác nhân chủ yếu là do con người (không phải bởi các điều kiện tự nhiên).

-

Liên quan đến việc mất mát, chia cắt và suy thoái nơi ở.

-

Không kèm theo sự hình thành loài mới.
3


Vào đầu những năm 1970, các nhà khoa học đã nhận thức được tình trạng khủng
hoảng của ĐDSH, nhưng không có một diễn đàn hay tổ chức trung tâm nào để đối phó
với vấn đề đó. Số lượng người suy nghĩ và tiến hành nghiên cứu về vấn đề bảo tồn tăng
lên thì cần thiết phải thông tin cho nhau các phương pháp tiếp cận và ý tưởng mới. Để có
thể thảo luận các mối quan tâm của mình, nhà sinh thái học Micheal Soulé đã tổ chức Hội
thảo Quốc tế đầu tiên về Bảo tồn Sinh học vào năm 1978. Tại cuộc họp này, với sự tham
gia của các nhà bảo tồn ĐVHD, các nhà quản lý động vật, các Viện sĩ... Soulé đã trình
bày một phương pháp tiếp cận liên ngành mới để cứu giúp các loài thực vật, động vật
khỏi cơn sóng tuyệt chủng hàng loạt do con người gây ra. Sau đó cùng với đồng nghiệp là
Paul Ehrlich và Jared Diamond, Soulé đã phát triển Sinh học bảo tồn thành một ngành
khoa học, trong đó kết hợp các kinh nghiệm về quản lý ĐVHD, lâm nghiệp và sinh học
nghề cá với các lý thuyết về sinh học quần thể, di truyền, tiến hoá và địa lý sinh học để
phát triển những phương pháp và tiếp cận mới trong việc bảo tồn loài và các HST. (Tôn

Thất Pháp, 2008)
2.1.1.2. Định nghĩa
Theo WWF, thì ĐDSH được hiểu là “sự phồn thịnh của cuộc sống trên trái đất, là
hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các
HST phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”. (Tôn Thất Pháp, 2008)
Như thế, ĐDSH cần phải được xem xét ở ba mức độ. ĐDSH ở mức độ loài bao gồm
tất cả sinh vật trên trái đất từ vi khuẩn đến các loài động vật, thực vật và nấm. Ở mức nhỏ
hơn, ĐDSH bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể
cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần
thể. ĐDSH cũng bao gồm sự khác biệt trong các quần xã sinh học nơi các loài đang sinh
sống, các HST trong đó các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa
chúng với nhau.
2.1.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
Theo Chiến lược Bảo tồn toàn cầu của IUCN/UNEP/WWF (1980) thì Bảo tồn là
quản lý sử dụng tài nguyên sinh học sao cho chúng có thể tạo ra lợi ích lâu bền lớn nhất
cho các thế hệ hiện tại, trong khi vẫn duy trì tiềm năng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng
4


của các thế hệ tương lai. Còn theo Keiding và Graudal (1989) thì bảo tồn một nguồn tài
nguyên là các hoạt động và chính sách nhằm đảm bảo sự sẵn có và tồn tại liên tục của
nguồn tài nguyên đó. (Đỗ Quang Huy và cộng sự, 2009)
Như vậy, bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH nhằm mục đích cuối cùng là duy trì sự
ổn định của nguồn tài nguyên này sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, trong khi
vẫn đáp ứng được nhu cầu trong tương lai bằng các công cụ bảo tồn, đây cũng chính là lý
thuyết của sự phát triển bền vững.
2.1.3. Hệ sinh thái
HST là đồng tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý xung quanh,
nơi mà quần xã đó tồn tại. Trong đó, các sinh vật, môi trường tương tác với nhau để tạo
nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng. Nói cách khác, HST bao gồm các

sinh vật sống và các điều kiện tự nhiên (môi trường vật lý) như ánh sáng, nước, nhiệt độ,
không khí... Điều quan trọng là tất cả các điều kiện hữu sinh và vô sinh tác động tương hỗ
với nhau, và giữa chúng luôn xảy ra quá trình trao đổi năng lượng, vật chất và thông tin.
(Ngô An, 2009)
2.1.4. Du lịch sinh thái
Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (WTO), “DLST là việc đi lại có trách
nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi
cho người dân địa phương”.
Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa của Honey (1999): “DLST
là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích
nhằm gây ra tác hại với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ
môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa
phương và khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”.
Tổng cục du lịch Việt Nam, ESCAP, WWF, IUCN định nghĩa: “DLST là loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp
cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương”. (Phạm Trung Lương, 2002)
2.2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam
5


Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao trên thế giới và là một trong
những nước quan trọng nhất trên thế giới đối với việc bảo tồn một số nhóm động, thực vật
nhất định. Việt Nam được công nhận là một trung tâm đặc hữu về loài, chứa đựng một
phần hoặc toàn bộ trong số 5 vùng chim đặc hữu (EBA) do BirdLife International xác
định, 3 vùng sinh thái trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu do WWF xác định, và 6
trung tâm đa dạng về thực vật do IUCN xác định. (Đỗ Quang Huy và cộng sự, 2009)
Tuy nhiên, nằm trong xu thế chung của thế giới, ĐDSH của Việt Nam cũng đã và
đang bị suy thoái, đặc biệt sự suy thoái này diễn ra với tốc độ rất nhanh trong những năm
gần đây. Hầu hết các HST tự nhiên ở nước ta hiện đang phải chịu sức ép nặng nề từ các

hoạt động phát triển kinh tế. HST rừng tự nhiên có nhiều biến động lớn. Độ che phủ rừng
tăng nhưng phần lớn là rừng trồng, giá trị ĐDSH không cao. Hầu hết các vùng rừng tự
nhiên còn lại đều đang bị xuống cấp trầm trọng. Diện tích rừng nguyên sinh chưa bị tác
động chỉ còn tồn tại trong các vùng rừng nhỏ, rời rạc tại các khu vực núi cao của miền
Bắc và Tây Nguyên. Đây là mối đe dọa lớn đối với các thành phần ĐDSH của rừng bao
gồm cả các loài thực vật và động vật phụ thuộc vào rừng.
Theo danh sách đỏ của IUCN, 2004, Việt Nam có 289 loài động vật và thực vật bị
đe dọa toàn cầu. Sách đỏ Việt Nam cũng đã liệt kê 1.056 động vật và thực vật bị đe dọa ở
mức quốc gia. So sánh với số liệu thống kê của lần biên soạn sách đỏ Việt Nam lần đầu
tiên (Phần Động vật 1992, phần thực vật 1994), số lượng loài được các nhà khoa học đề
xuất đưa vào sách cần được bảo vệ của Việt Nam tăng lên đáng kể: 1.065 loài so với 721
loài (Bảng 1.1). Điều này chứng tỏ một thực tế là xu hướng quần thể của rất nhiều loài
động thực vật tại Việt Nam đang suy giảm, ngày càng có nhiều loài phải đối mặt với nguy
cơ tuyệt chủng. Rất nhiều loài hiện chỉ còn tồn tại trong các quần thể có số lượng rất nhỏ
và bị chia cắt. (Tổng cục Môi trường, 2005)

6


Bảng 1.1: Số lượng các loài của Việt Nam bị đe dọa toàn cầu (chỉ tính các loài CR,
VU và EN) và cấp quốc gia
Năm 1992, 1998 (đơn vị: loài)
IUCN, 1996,
1998

Sách đỏ, 1992,
1996

Năm 2004 (đơn vị: loài)
IUCN, 2004


Sách đỏ, 2004

Thú

38

78

41

94

Chim

47

83

41

76

Bò sát

12

43

24


39

Lưỡng cư

1

11

15

14



3

75

23

89

Động vật không
xương sống

0

75


0

105

Thực vật bậc cao

125

337

145

605

Nấm

7

16

Tảo

12

18

Tổng

226


721

289

1.065

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2005
Theo IUCN, số loài bị đe dọa toàn cầu ở Việt Nam không chỉ tăng về số lượng, mà
còn tăng về mức độ đe dọa. Nếu trong danh lục năm 1996 liệt kê 25 loài động vật của
Việt Nam ở mức nguy cấp (EN) thì đến năm 2004, con số này đã lên đến 46 loài (Bảng
1.2).
Trong số những loài mới bị xếp hạng này có những loài như Bò rừng (Bos
javanicus), Sói đỏ (Cuon alpinus), Voọc vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) và Voọc vá
chân đen (Pygathrix nigripes). Quần thể của hấu hết các loài bị đe dọa toàn cầu tại Việt
Nam đều bị đánh giá là đang có chiều hướng suy giảm.
Nhiều loài được đánh giá bị đe dọa không cao lắm trên quy mô toàn cầu nhưng lại
bị đe dọa ở mức rất cao ở Việt Nam. Ví dụ như Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus) không

7


có tên trong IUCN, 2004, nhưng lại là loài sẽ nguy cấp (VU) ở Việt Nam do mất sinh
cảnh và thức ăn bị ô nhiễm. (Tổng cục Môi trường, 2005)
Bảng 1.2: Thống kê số lượng loài bị đe dọa toàn cầu của Việt Nam theo danh lục
đỏ của IUCN 1996, 1998 và 2004
Động vật (đơn vị: loài)
Phân hạng

Thực vật (đơn vị: loài)


1996, 1998

2004

1996, 1998

2004

CR

17

17

23

25

EN

25

46

33

37

VU


59

81

69

83

Tổng

101

144

125

145

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2005
Ngoài ra, độ che phủ của rừng Việt Nam đã giảm sút đến mức báo động. Chất
lượng của rừng ở các vùng còn rừng đã bị hạ thấp quá mức.
Diện tích rừng toàn quốc đã giảm xuống rất nhiều, năm 1945 rừng chiếm 43% thì
đến năm 1990 chỉ còn 27,8% tổng diện tích, trong đó chỉ còn 10% là rừng nguyên thủy.
Trong vòng 25 năm qua, toàn bộ vùng rừng tự nhiên mất đi hơn 5 triệu ha ở cả vùng cao và
vùng ven biển, trung bình mỗi năm mất đi khoảng 150.000 ha. Trong mấy năm qua, diện
tích rừng có chiều hướng tăng lên, 28,2% năm 1995 và đến năm 2004 thì độ che phủ rừng
toàn quốc lên đến 36,7% (Bảng 1.3). (Tổng cục Môi trường, 2005)

8



Bảng 1.3: Diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam qua các năm (đơn vị tính
1.000.000 ha)
Năm

1945

1976

1980

1985

1990

1995

1999

2002

2004

Tổng diện tích 14,30 11,16 10,60 9,89

9,17

9,30

10,99 11,78 12,30


0,58

0,74

1,05

1,52

1,91

2,21

Rừng tự nhiên 14,30 11,07 10,18 9,30

8,43

8,25

9,47

9,86

10,89

(triệu ha)
Rừng trồng (triệu 0,00

0,01


0,42

ha)

(triệu ha)
Độ che phủ (%)

43,00 33,80 32,10 30,00 27,80 28,20 33,20 35,8

36,7

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2005
Các nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái ĐDSH của Việt Nam gồm: mất nơi cư trú,
khai thác quá mức, du canh và xâm lấn đất để canh tác nông nghiệp, nạn ô nhiễm nước,
sự xuống cấp của vùng bờ biển, hiện đại hóa và kinh tế thị trường.
Sự suy giảm về độ che phủ của rừng là do mức tăng dân số tạo nhu cầu lớn về lâm
sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc biến nhiều vùng rừng thành đất hoang cằn cỗi.
Việc phá rừng để làm rẫy canh tác dẫn đến việc làm xói mòn đất, làm mất chất dinh dưỡng
trong đất và cả những biến đổi sâu sắc về đặc điểm vật lý cũng như sinh học của các HST.
Nhận thức được việc mất rừng là tổn thất nghiêm trọng đang đe dọa sức tái sinh
lâu dài của những tài nguyên có khả năng tái tạo, chính phủ Việt Nam đang thực hiện một
chương trình rộng lớn về xanh hóa của những vùng đất bị tổn thất do chiến tranh và sửa
chữa những sai lầm trong công cuộc phát triển nhanh của mình trong những năm qua.
Mục tiêu là trong vòng thế kỷ XXI xanh hóa được 40 - 50% diện tích cả nước, với hy
vọng phục hồi lại cân bằng sinh thái ở Việt Nam, bảo tồn ĐDSH và góp phần vào việc
làm chậm quá trình nóng lên toàn cầu. (Tổng cục Môi trường, 2005)
2.3. Tổng quan VQG Bù Gia Mập
2.3.1. Lịch sử hình thành, vị trí, diện tích và chức năng
9



Khu BTTN Bù Gia Mập được thành lập theo quyết định số 194/CT của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng ngày 09 tháng 08 năm 1986 và đến năm 2002, chính thức được
chuyển hạng thành VQG Bù Gia Mập theo quyết định số 170/TTg ngày 27 tháng 11 năm
2002 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu thành lập VQG Bù Gia Mập nhằm bảo tồn HST
rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, nửa rụng lá trên vùng đồi, núi thấp chuyển tiếp từ Nam
Tây Nguyên xuống vùng miền Đông Nam Bộ.
VQG Bù Gia Mập nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Phước thuộc địa phận hành chính
xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, cách thành phố Hồ
Chí Minh 200 km và tỉnh lỵ của tỉnh Bình Phước 100 km. VQG Bù Gia Mập có tọa độ địa
lý: Từ 12o8'30" đến 12o7'3" độ vĩ Bắc. Từ 107o3'30" đến 107o4'30" độ kinh Đông.
-

Phía Tây và Tây Bắc giáp sông Đăk Huýt và là biên giới giữa Việt Nam và Vương

quốc Campuchia.
-

Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đăk Nông.

-

Phía Nam giáp BQL rừng phòng hộ Đăk Mai và BQL rừng phòng hộ Đăk Ơ.
Vườn có diện tích vùng lõi 25.926 ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

18.269 ha, phân khu phục hồi sinh thái 7.663 ha, phân khu hành chính dịch vụ 100 ha.
Diện tích vùng đệm 15.200 ha, phía tỉnh Bình Phước là 7.200 ha, phía tỉnh Đắk Nông là
8.000 ha.

10



Hình 2.1: Bản đồ hiện trạng rừng VQG Bù Gia Mập (2004)
VQG Bù Gia Mập có 4 chức năng chính:
-

Duy trì và bảo tồn mẫu chuẩn HST đồi núi thấp chuyển tiếp từ Cao nguyên xuống

đồng bằng Nam Bộ có độ cao dưới 1.000 m, được coi là rất đặc trưng.
11


-

Bảo tồn các loài động thực vật quí hiếm.

-

Rừng phòng hộ cho các thủy điện Sóc Phu Miên, Cần Đơn, Thác Mơ.

-

Xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển DLST.

2.3.2. Điều kiện tự nhiên
2.3.2.1. Địa hình – địa mạo
Theo phân vùng địa lý thì VQG Bù Gia Mập là vùng sườn đồi Tây Nam của cao
nguyên Bù Rang thuộc tỉnh Đăk Nông ở độ cao 850 – 950 m. Độ cao cao nhất tại Bù Gia
Mập là 738 m ở phía Bắc giáp Đăk Nông, độ cao thấp nhất khoảng 200 m ở phía Tây
Nam tại suối Đăk Huýt. Đặc điểm địa mạo của vùng có dạng đồi lượn sóng (cao nguyên

giả) cho tới dạng đồi núi thấp với dạng địa hình bóc mòn phong hoá là chủ yếu, có vỏ
phong hoá dày tại các sườn và đỉnh đồi. Dạng địa hình tích tụ dọc theo các suối. Do địa
hình đồi núi nên độ dốc lớn, với hai cấp độ dốc khá rõ là Cấp III (70 – 150) ở phía Đông
Nam và một phần phía Tây giáp Campuchia là hai khu vực có dạng đồi lượn sóng, chân
địa hình là các dòng chảy; cấp IV (150 – 250) bao gồm phần còn lại có dạng như sóng địa
hình của Khu Bù Gia Mập (VQG Bù Gia Mập, 2009). Chính do điều kiện địa hình bị
phân cắt nên VQG Bù Gia Mập có hệ động thực vật khá phong phú và đa dạng.
2.3.2.2. Địa chất thổ nhưỡng
Bù Gia Mập nằm trong khu vực phun trào bazan cổ và trầm tích Jura được nâng
lên. Hai cấu trúc chính là:
-

Địa tầng hệ Jura điệp Là Ngà là các trầm tích có nguồn gốc biển, phân bố rộng rãi

ở Đông Nam Bộ. Tại Bù Gia Mập thuộc phụ điệp dưới, có cấu trúc bột kết xám hoặc xám
đen, phân lớp mỏng.
-

Địa tầng hệ Neogen – Bazan cổ: Các hoạt động kiến tạo và núi lửa tạo ra các uốn

nếp và phun trào bazan. Tại Bù Gia Mập thuộc tầng bazan Plioxen muộn - Pleitoxen sớm
phân bố rộng rãi ở Tây nguyên và một phần Đông Nam Bộ. Tạo thành cao nguyên Bù Na Bù Gia Mập là cao nguyên bazan lớn thứ hai trong vùng.
Nhóm đất chính ở Bù Gia Mập đó là đất Đỏ vàng phát triển trên vỏ phong hóa
bazan và một phần nhỏ phát triển trên đá phiến. Có 3 nhóm phụ đó là:
-

Đất Đỏ Nâu phát triển trên đá bazan chưa và ít phân dị. Không có tầng kết von đá
12



ong, chiếm phần lớn diện tích của Bù Gia Mập, có tầng đất sâu trên 100 cm, thành phần
cơ giới từ thịt tới sét nặng.
-

Đất Nâu Vàng (đất Feralit nâu vàng), chiếm phần diện tích nhỏ không đáng kể ở

phía Nam Bù Gia Mập. Đây cũng là đất tự hình phát triển trên bazan chưa và ít phân dị,
thành phần cơ giới tương tự như loại đất trên.
-

Đất Vàng trên phiến sét: Hình thành trên đất trầm tích cổ, có quá trình Feralit yếu,

tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng. Loại đất này chiếm diện tích không đáng kể. Không có
tầng kết von, đáy phẫu diện là đá gốc mục nát. Không phân tầng rõ rệt. Phân bố hẹp tại
cực Tây Nam và một vài điểm ven suối Đắk Ca, Đắk Huýt. (VQG Bù Gia Mập, 2007)
2.3.2.3. Khí hậu, thủy văn
Chế độ nhiệt:
-

Nhiệt độ trung bình năm:

24,10C.

-

Biên độ nhiệt năm :

3,80C.

-


Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất:

22,40C.

-

Thời kỳ nóng trên 250C:

4 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6.

Chế độ mưa: Chế độ gió mùa và chế độ khí hậu vùng (núi thấp) và địa hình, đặc
biệt là ở vị trí sườn đón gió mùa Tây Nam của khu Bù Gia Mập hình thành chế độ mưa có
lượng mưa cao hơn vùng Phước Long đạt xấp xỉ 2.800 mm/năm.
Thủy văn: Về sông, suối, VQG Bù Gia Mập có mạng lưới suối nằm hoàn toàn
trong tả ngạn Lưu vực suối Đăk Huýt (cấp III) có các suối thuộc hệ thống cấp II, bao
gồm: Đăk Ca, Đăk Sam, Đăk Sá, Đăk Rme và một số khe ngòi cấp I. Nhìn chung mạng
lưới suối cấp II có nước chảy quanh năm (VQG Bù Gia Mập, 2009). Đặc điểm về địa
hình và thủy văn đã hình thành trong VQG những ngọn thác đẹp và có nước quanh năm
như thác Lưu Ly, Đăk Bô, Đăk Mai. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để VQG
phát triển DLST.
2.3.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức

13


×