Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR. 1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.4 KB, 64 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR. 1:2009
TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN HƯNG

Sinh viên thực hiện: HOÀNG THỊ NHUNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 - 2012

- Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 5/2012

 


 

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR. 1:2009
TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN HƯNG

Tác giả

HOÀNG THỊ NHUNG


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành
Quản Lý Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
KS. BÙI THỊ CẨM NHI

- Thành phố Hồ Chí Minh –
Tháng 5/2012

 


 

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành:QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: HOÀNG THỊ NHUNG

Mã số SV: 08149094

Khóa học: 2008 – 2012

Lớp: DH08QM

1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công ty TNHH Tiến Hưng
2. Nội dung của KLTN: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 và tình hình áp
dụng tại Việt Nam và trên thế giới.
 Tổng quan về các vấn đề môi trường của Công ty TNHH Tiến Hưng.
 Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor. 1:2009 tại Công ty TNHH Tiến Hưng.
 Kết luận và kiến nghị.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 02/2012 và Kết thúc: tháng 05/2012.
4. Họ tên GVHD 1: KS. BÙI THỊ CẨM NHI
5. Họ tên GVHD 2:
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày …tháng …năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày… tháng… năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
KS. BÙI THỊ CẨM NHI


 


 

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quãng thời gian 4 năm học tập tại trường vừa qua, để đạt được kết
quả như ngày hôm nay tôi đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ của tất cả mọi
người. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm, quý Thầy Cô khoa Môi trường và
Tài nguyên đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học tập.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô Bùi Thị Cẩm Nhi đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn tôi giúp tôi hoàn thành tốt bài Khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Bảo Trân, Ban Lãnh Đạo Công ty
TNHH Tiến Hưng cùng toàn thể các anh chị trong Công ty, đã hết lòng quan tâm,
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp
DH08QM những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi học tập.
Trong quá trình thực hiện, do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn
nhiều hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót về nội dung lẫn hình thức.
Tôi kính mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn để bài
báo cáo hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Nhung

i



 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Tiến Hưng” được tiến hành tại
Công ty TNHH Tiến Hưng – phường Bình Phước A – huyện Thuận An – tỉnh Bình
Dương, thời gian nghiên cứu từ tháng 02 đến tháng 05/2012.
Khóa luận nêu lên sự cần thiết áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004, trình bày
sơ lược về một HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor 1:2009, từ đó có các
định hướng cho việc xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor
1:2009 dựa trên tình hình thực tế của Công ty TNHH Tiến Hưng.
Hiện trạng môi trường và những vấn đề còn tồn đọng của Công ty được trình
bày ở Chương 3 của Khóa luận. Những phân tích cho thấy, công tác quản lý môi
trường ở đây chưa được thực hiện một cách triệt để, môi trường không khí trong
nhà máy bị ô nhiễm nhiều do bụi, tiếng ồn, nhiệt thải và một phần hơi dung môi bụi
sơn…do các công đoạn cưa cắt, bào, phun sơn sinh ra; Công ty đã đầu tư xây dựng
HTXL nước thải tuy nhiên nhiều thông số ô nhiễm sau xử lý nước thải vẫn vượt quy
chuẩn cho phép thải ra môi trường; các vấn đề môi trường còn lại về CTR, CTNH
và môi trường an toàn lao động của Công ty về thực tế được quản lý tốt, không gây
ra các ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chương 4 của Khóa luận tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor 1:2009 cho Công ty dựa trên các đặc thù hoạt động, sản xuất và
các vấn đề môi trường phát sinh tại Công ty. Nội dung chương này đã xác định
phạm vi của một HTQLMT, xây dựng CSMT cho Công ty để làm cơ sở đề ra các
mục tiêu, chỉ tiêu môi trường; xác định được 13 KCMTĐK cần phải kiểm soát, xây
dựng 12 thủ tục, 9 hướng dẫn công việc và 33 biểu mẫu cho một quá trình thực hiện
thống nhất nhằm kiểm soát, KPPN các tác động môi trường và đưa đến cải thiện kết
quả hoạt động môi trường của Công ty.

Phần kết luận và kiến nghị tóm lại những tồn đọng mà Công ty cần phải giải
quyết trong quá trình xây dựng HTQLMT, đồng thời đưa ra được các kiến nghị giải

ii


 

quyết các vấn đề tồn đọng đó nhằm góp phần cho việc áp dụng thành công hệ thống
QLMT cho Công ty.
Việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor 1:2009 nếu được áp dụng sẽ thật sự đem lại hiệu quả cho Công ty
về phương diện môi trường và kinh tế. Tôi hy vọng những kết quả mà đề tài đạt
được sẽ giúp ích cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại Công ty.

iii


 

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẤU ..................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI................................................................................... 2
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................ 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2

1.4.1 Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................... 2
1.4.2 Phương pháp phỏng vấn.............................................................................. 3
1.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 3
1.4.4 Phương pháp liệt kê .................................................................................... 3
1.4.5 Phương pháp trọng số ................................................................................. 3
1.4.6 Phương pháp thống kê mô tả ...................................................................... 4
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 4
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 4
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 5
2.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 ............................................. 5
2.1.1 Khái niệm ISO 14000 ................................................................................. 5
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ....................................................... 5
2.2 TỔNG QUAN VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor
1:2009 .............................................................................................................................. 6
2.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004/ Cor 1:2009.. 6
2.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/
Cor 1:2009 ....................................................................................................................... 6
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 ........................................... 7
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .......... 8
2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên Thế giới ............................................... 8
2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam ............................................... 9
2.3.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 .......................................... 9
2.3.3.1 Thuận lợi ............................................................................................ 9
2.3.2.2 Khó khăn .......................................................................................... 11
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾN HƯNG ............................ 12
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TIẾN HƯNG .......................... 12
3.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................ 12


iv


 

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................ 12
3.1.3 Lịch vực sản xuất kinh doanh ................................................................... 13
3.1.4 Nhu cầu lao động ...................................................................................... 13
3.1.5 Cơ cấu tổ chức tại Công ty ........................................................................ 13
3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN
HƯNG ........................................................................................................................... 13
3.2.1 Máy móc thiết bị sử dụng tại công ty........................................................ 13
3.2.2 Nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng ............................................ 13
3.2.2.1 Nguyên vật liệu sản xuất .................................................................. 13
3.2.2.2 Nhiên liệu sử dụng ........................................................................... 14
3.2.2.3 Hóa chất sử dụng ............................................................................. 14
3.2.3 Quy trình công nghệ sản xuất ................................................................... 14
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐÃ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN HƯNG ............................... 14
3.3.1 Sử dụng tài nguyên ................................................................................... 15
3.3.2 Nước thải ................................................................................................... 15
3.3.2.2 Nước mưa chảy tràn ........................................................................ 15
3.3.2.1 Nước thải sinh hoạt ......................................................................... 15
3.3.2.3 Nước thải sản xuất ........................................................................... 16
3.3.3 Môi trường không khí ............................................................................... 17
3.3.3.1 Môi trường không khí xung quanh .................................................. 17
3.3.3.2 Môi trường không khí lao động ....................................................... 19
3.3.4 Nhiệt thừa .................................................................................................. 23
3.3.5 Chất thải rắn không nguy hại .................................................................... 24
3.3.6 Chất thải nguy hại ..................................................................................... 25

3.3.7 Khả năng gây cháy nổ ............................................................................... 25
3.3.8 An toàn lao động ....................................................................................... 26
3.4 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN ĐỌNG ......................................... 27
3.4.1 Môi trường nước ....................................................................................... 27
3.4.1.1 Nước mưa chảy tràn ........................................................................ 27
3.4.1.2 Nước thải sinh hoạt ......................................................................... 27
3.4.1.3 Nước thải sản xuất ........................................................................... 27
3.4.2 Môi trường không khí ............................................................................... 28
3.4.2.1 Môi trường không khí xung quanh .................................................. 28
3.4.2.2 Môi trường không khí lao động ....................................................... 28
3.4.3 Chất thải rắn thông thường ....................................................................... 29
3.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt .................................................................... 29
3.4.3.2 Chất thải rắn sản xuất .................................................................... 29
3.4.4 Chất thải nguy hại ..................................................................................... 30
3.4.5 Khả năng gây cháy nổ ............................................................................... 30

v


 

3.4.6 An toàn lao động ....................................................................................... 30
Chương 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN HƯNG ...... 31
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO ........... 31
4.1.1 Phạm vi của HTQLMT tại Công ty TNHH Tiến Hưng ............................ 31
4.1.2 Thành lập ban ISO .................................................................................... 31
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ........................................................................ 32
4.2.1 Thiết lập chính sách môi trường ............................................................... 32
4.2.2 Nội dung của chính sách môi trường ........................................................ 33

4.2.3 Phổ biến chính sách môi trường................................................................ 34
4.2.4 Kiểm tra lại chính sách môi trường........................................................... 35
4.3 LẬP KẾ HOẠCH .............................................................................................. 35
4.3.1 Nhận diện khía cạnh môi trường............................................................... 35
4.3.2 Yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác ................................................ 36
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường ............................ 36
4.3.3.1 Mục tiêu, chỉ tiêumôi trường ........................................................... 36
4.3.3.2 Chương trình quản lý môi trường.................................................... 37
4.3.3.3 Triển khai thực hiện ......................................................................... 38
4.3.3.4 Kiểm tra kết quả thực hiện .............................................................. 38
4.3.3.5 Lưu hồ sơ ......................................................................................... 38
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH........................................................................ 38
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn .......................................... 38
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức................................................................. 39
4.4.3 Trao đổi thông tin ...................................................................................... 40
4.4.4 Tài liệu ...................................................................................................... 41
4.4.5 Kiểm soát tài liệu ...................................................................................... 41
4.4.6 Kiểm soát điều hành .................................................................................. 42
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình huống khẩn cấp ...................... 43
4.5 KIỂM TRA ........................................................................................................ 43
4.5.1 Giám sát và đo lường ................................................................................ 43
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ................................................................................. 44
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa ........................ 45
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ......................................................................................... 45
4.5.5 Đánh giá nội bộ ......................................................................................... 46
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO .......................................................................... 47
Chương 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................... 48
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 48
5.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vi


 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCA

: Bộ Công An

BLĐTBXH

: Bộ lao động thương binh xã hội

BOD (Biochemical Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTC

: Bộ tài chính

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

BVMT


: Bảo vệ môi trường

BYT

: Bộ y tế

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CCBVMT

: Chi cục bảo vệ môi trường

COD (Chemical Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy hóa học

CSMT

: Chính sách môi trường

CTNH

: Chất thải rắn nguy hại

CTR

: Chất thải rắn


ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo

HĐKPPN

: Hành động khắc phục phòng ngừa

HTQLMT

: Hệ thống quản lý môi trường

HTXLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

ISO

: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

KCMT

: Khía cạnh môi trường

KCMTĐK

: Khía cạnh môi trường đáng kể

KPH


: Không phù hợp

MSDS (Material Safty Data Sheet)

: Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

NĐ – CP

: Nghị định – Chính Phủ

PAC

: Poly Aluminium chloride

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

PE

: Polyetylen

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định


QLMT

: Quản lý môi trường

vii


 

SS (Suspendid solids)

: Chất rắn lơ lửng

SX – DV – TM

: Sản xuất – Dịch vụ – Thương mại

TCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TĐMT

: Tác động môi trường

TLĐLĐVN

: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn

TSS (Total suspended solid)

: Tổng chất rắn lơ lửng

TT

: Thông tư

TTLT

: Thông tư liên tịch

UBND

: Ủy ban nhân dân

YCK

: Yêu cầu khác

YCPL

: Yêu cầu pháp luật

viii



 

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000 ..................................................................5
Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/ Cor 1:2009 ...........7
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý hơi dung môi, bụi sơn..........................21

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Danh mục các loại nguyên vật liệu sử dụng của Công ty ........................14
Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Công ty .................................................14
Bảng 3.3: Danh mục hoá chất sử dụng trong quá trình hoạt động của công ty .......14
Bảng 3.4: Các thông số ô nhiễm của nước thải sản xuấtsau khi xử lý .....................16
Bảng 3.5: Kết quả đo chất lượng môi trường không khí xung quanh ......................18
Bảng 3.6: Tải lượng ô nhiễm bụi trong các công đoạn của Công ty. .......................19
Bảng 3.7: Nồng độ hơi N-butyl axetat và Xylen sau khi xử lý tại buồng sơn .........21
Bảng 3.8: Nồng độ của khí thải phát sinh do đốt lò hơi ..........................................22
Bảng 3.9: Thành phần và khối lượng chất thải sản xuất phát sinh...........................24
Bảng 3.10: Danh sách các thiết bị phòng cháy chữa cháy .......................................26

ix


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đang trở thành
mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Cùng với

quá trình hoạt động công nghiệp gia tăng làm cạn kiệt tài nguyên, gây ra ô nhiễm môi
trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của con người. Ngày nay
vấn đề ô nhiễm môi truờng ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt với sự xuất hiện
nhiều nhà máy, khu công nghiệp càng tăng thêm mức độ ô nhiễm mà con nguời chưa
hoàn toàn kiểm soát đuợc. Bên cạnh đó, quản lý môi truờng trong doanh nghiệp không
chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi, điều này xuất phát từ nhu cầu nâng cao hiệu quả
sản xuất, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, quản lý
môi truờng trong doanh nghiệp trở nên cấp thiết.
Trong các công cụ quản lý môi truờng hiện nay, ISO 14001:2004/Cor 1:2009 là
tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi truờng tập trung vào kiểm soát, phòng ngừa, giảm
thiểu những tác động đến môi truờng trong quá trình sản xuất và hỗ trợ cho hoạt động
sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam dù đã có ý thức
về việc bảo vệ môi trường nhưng chưa thực sự thấy rõ được lợi ích của việc áp dụng tiêu
chuẩn này.
Công ty TNHH Tiến Hưng là một tổ chức sản xuất chuyên kinh doanh hàng mộc
gia dụng xuất khẩu, đặc thù hoạt động của Công ty tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên gỗ
mỗi năm, đồng thời cũng gây ra những tác động môi trường đáng kể ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống. Nhận thức được điều đó trong quá trình triển khai các hoạt động sản
xuất của mình, Công ty đã luôn chú trọng việc xây dựng các phương án bảo vệ môi
trường để giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường phát sinh. Song công tác quản lý của
Công ty vẫn còn nhiều thiếu sót, để đạt hiệu quả thì cần được hệ thống và nâng cao hơn
SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 1
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 


nữa. Đó là lý do để thực hiện đề tài Khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng Hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009 tại công ty TNHH Tiến
Hưng”.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với ba mục tiêu chính sau:
– Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty TNHH Tiến Hưng;
 Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 dựa trên thực tế hoạt động sản xuất của Công ty;
 Đề xuất một số kiến nghị hỗ trợ cho việc xây dựng, thực thi hệ thống quản lý
môi trường cho Công ty TNHH Tiến Hưng.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu chính trên đề tài thực hiện các nội dung sau:
– Tìm hiểu chung về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và HTQLMT theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009;
– Nghiên cứu nội dung và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor
1:2009 trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường;
– Tìm hiểu về tổng quan Công ty, các biện pháp quản lý môi trường của Công
ty TNHH Tiến Hưng và đưa ra những vấn đề môi trường còn tồn đọng;
– Tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009
tại Công ty TNHH Tiến Hưng;
– Đưa ra các kiến nghị cho việc áp dụng hiệu quả HTQLMT theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công ty TNHH Tiến Hưng.
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.4.1 Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa để có cái nhìn thực tế cụ thể về Công ty, đưa ra được nhận
định cho bản thân nhằm hoạch định đưa ra quy trình cụ thể, phù hợp cho việc xây

SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 2

 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 

dựng HTQLMT một cách hiệu quả, phù hợp với đặc thù hoạt động và sản xuất
trong Công ty.
Thời gian khảo sát từ 01/2012 đến 05/2012. Tiến hành khảo sát trực tiếp quy trình
sản xuất, các hoạt động phụ trợ, hiện trạng môi trường, hiệu quả của công tác quản lý
môi trường cũng như các vấn đề còn tồn tại Công ty.
1.4.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp công nhân, cán bộ của Công ty bằng các câu hỏi trực tiếp
về những vấn đề mà bản thân chưa nắm bắt được, nội dung câu hỏi tập trung vào
nguyên liệu, sản phẩm và chất thải cụ thể của từng khâu sản xuất.
Phỏng vấn, thu thập các ý kiến về tình hình môi trường từ công nhân trong
phân xưởng Công ty.
1.4.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập các tài liệu về ISO 14001:2004/Cor.1:2009 trên sách, báo trên mạng,
các báo cáo nghiên cứu khoa học, những tài liệu đúc kết từ quá trình học tập.
Thu thập tài liệu về tổng quan Công ty, cơ cấu tổ chức, quy trình công nghệ
sản xuất, các dữ liệu về hoạt động sản xuất, sản phẩm và hiện trạng môi trường của
Công ty.
Các tài liệu riêng của Công ty như đề án bảo vệ môi trường, báo cáo giám sát,
tài liệu về các hệ thống xử lý ô nhiễm: HTXL nước thải; HTXL hơi dung môi, bụi
sơn; HTXL bụi...
1.4.4 Phương pháp liệt kê
Sau quá trình thu thập tài liệu về Công ty, phương pháp này sẽ liệt kê đầu vào,
đầu ra của từng công đoạn sản xuất, bao gồm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, hóa
chất và chất thải phát sinh, từ đó có thể xác định được các KCMT của Công ty.

1.4.5 Phương pháp trọng số
Dùng phương pháp trọng số để cho điểm các KCMT bằng hai tiêu chí: đánh
giá theo trọng số (dựa vào tình trạng của các hoạt động bình thường hay bất
thường), đánh giá theo yếu tố (có liên quan tới các yêu cầu pháp luật, các yêu cầu
SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 3
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 

khác, các ảnh hưởng gây ra và khả năng kiểm soát các KCMT đó). Kết hợp cả hai
tiêu chí đánh giá để sau cùng xác định ra các KCMT đáng kể cần phải kiểm soát của
Công ty.
1.4.6 Phương pháp thống kê mô tả
Từ các dữ liệu thu thập được, dựa vào phương pháp này để thống kê và mô tả
các thành phần của hệ thống quản lý môi trường, các khía cạnh môi trường, các loại
máy móc, thiết bị sử dụng trong Công ty có tác động đến môi trường.
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các hoạt động, sản phẩm và các phòng ban, bộ phận, phân xưởng
trong Công ty.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Tiến Hưng.
Địa chỉ: khu phố Bình phước A, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương.
Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ 01/2012 đến 05/2012.
1.6 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài chỉ xây dựng trên cơ sở lý thuyết chưa có điều kiện áp dụng vào thực tế
của Công ty nên chưa đánh giá được hiệu quả thực sự của hệ thống QLMT theo tiêu
chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009.

SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 4
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Khái niệm ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (Environmental
Management System) do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Standard
Organization) xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực để xác định, kiểm
soát và theo dõi những ảnh hưởng của tổ chức đến môi trường, đưa ra phương pháp
quản lý và cải tiến HTQLMT cho bất kỳ tổ chức mong muốn áp dụng nó.
2.1.2 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức
và các tiêu chuẩn về sản phẩm.
ISO 14000 - Bộ tiêu chuẩn về QLMT
Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức

Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm


Hệ thống quản lý môi trường
(ISO 14001, ISO 14004)

Tiêu chuẩn về khía cạnh môi
trường của sản phẩm (ISO 14060)

Đánh giá môi trường (ISO 14010,
ISO 14011, ISO 14012)

Nhãn môi trường (ISO 14020, ISO
14021, ISO14022, ISO 14023, ISO

Đánh giá kết quả hoạt động môi
trường (ISO 14021)

Đánh giá vòng đời sản phẩm
(ISO 14040, ISO 14041, ISO
14042, ISO 14043)

14024)

Hình 2.1: Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 14000
SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 5
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 


– Các tiêu chuẩn về tổ chức: tập trung vào các khâu tổ chức HTQLMT của
doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp
dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường
cũng như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình.
– Các tiêu chuẩn về sản phẩm: tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và
cách tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên
quan đến môi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu
ý đến thuộc tính môi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật
liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường.
2.2 TỔNG QUAN VỀ HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/Cor
1:2009
2.2.1 Sơ lược về hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001:2004/Cor 1:2009
ISO 14001:2004 là tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000 quy định các yêu cầu về quản
lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức,
doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn dùng để xây dựng và chứng nhận hệ thống quản lý
môi trường theo ISO 14000.
Phiên bản điều chỉnh hiện hành của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 là ISO
14001:2004/Cor 1:2009 (15/7/2009). Hệ thống tiêu chuẩn này được ban hành để
đảm bảo sự tương thích sau khi ban hành tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2008. Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được Việt Nam chấp thuận trở thành tiêu
chuẩn quốc gia: TCVN ISO 14001:2005 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu
cầu và hướng dẫn sử dụng.
ISO 14001:2004/Cor 1:2009 là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng, có thể áp dụng
cho mọi tổ chức không phân biệt quy mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt động.
2.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/
Cor 1:2009
 
 
 


SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 6
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 
 

Bắt đầu
 

Xem xét của
lãnh đạo

 

Chính sách môi
trường

 

Kiểm tra
- Giám sát và đo lường.
- Đánh giá sự tuân thủ.
- Sự không phù hợp,
hành động khắc phục và
phòng ngừa.

- Kiểm soát hồ sơ.
- Đánh giá nội bộ.

CẢI
TIẾN
LIÊN
TỤC

Lập kế hoạch
- Khía cạnh môi
trường.
- Yêu cầu pháp luật
và các yêu cầu
khác.
- Mục tiêu, chỉ
tiêu, chương trình.

Thực hiện và điều hành
- Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền
hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức.
- Trao đổi thông tin.
- Tài liệu.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát điều hành.
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình
trạng khẩn cấp.

 
 

 

Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/ Cor 1:2009
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
 Về mặt kinh tế:


Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào,



Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,



Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ,



Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý,



Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,

SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 7
 



Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 


Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường,



Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường,



Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi

trường làm việc an toàn,


Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề

nghiệp,


Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.

 Về mặt thị trường
 Nâng cao uy tính của doanh nghiệp với khách hàng,
 Tăng sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới,
 Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi
trường và cộng đồng xung quanh.

 Về mặt quản lý rủi ro


Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,



Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,



Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.

 Về mặt pháp lý


Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận,



Được sự đảm bảo của bên thứ ba,



Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,



Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.


2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên Thế giới
Theo kết quả điều tra khảo sát của ISO, tính đến tháng 12/2009, toàn thế giới có
ít nhất 223.149 tổ chức/doanh nghiệp đã được cấp chứng chỉ ISO 14001. Tiêu chuẩn
SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 8
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 

này đã được phổ biến, áp dụng thành công tại nhiều quốc gia với mức phát triển và đặc
trưng văn hóa khác nhau là vì ISO 14001 quy định yêu cầu đối với thiết lập một hệ
thống để quản lý các vấn đề về môi trường của tổ chức, doanh nghiệp nhưng cho phép
linh hoạt cách thức đáp ứng, vì vậy các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh
nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia đều có thể tìm được cách thức riêng
trong việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và kế hoạch cần thực hiện để đáp
ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.
2.3.2 Tình hình áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998,
tính đến tháng 12/ 2008, có 325 đơn vị được cấp chứng chỉ ISO 14001.
Thời gian đầu, tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công ty nước
ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia
đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Với văn hóa bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001 của Công ty mẹ bên
Nhật, các công ty con trong đó có công ty con ở Việt Nam cũng phải xây dựng và áp
dụng ISO 14001.
Các tổ chức trong nước cũng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng trong

công tác bảo vệ môi trường, hầu hết các doanh nghiệp cũng đều đã, đang và trong quá
trình xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu
chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các doanh
nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường.
2.3.3 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001
2.3.3.1 Thuận lợi
 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về
môi trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những
SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 9
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 

nguyên tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp
quy sở tại”. Bởi vậy tính đầy đủ, dễ hiểu và khả thi của hệ thống văn bản pháp quy
về môi trường là rất cần thiết để nguyên tắc này có thể được thực hiện. Tuy còn
dừng ở mức độ này hay mức độ khác nhưng các văn bản quy phạm pháp luật đó đã
có tác dụng to lớn trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể trong việc
cải thiện môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, trong quản lý nhà nước
về môi trường.
 Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt

tại Việt Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con
mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước
ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay
nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và
trách nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh
nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi
chung.
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của
mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó.
 Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp
dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm
2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định hướng tới năm 2020 “80% các cơ sở
sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc
chứng chỉ ISO 14001”. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của Chính phủ trong công
tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ
tạo tiền đề cho các Cấp, các Ngành, các Địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ
SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 10
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 

môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn

quốc.
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức
năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng
đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.
2.3.2.2 Khó khăn
 Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước,


Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của doanh nghiệp,

 Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung:
o

Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi
trường nghiêm trọng mà tổ chức đang gặp phải,

o

Mục tiêu không rõ ràng, chung chung và từ đó khó xác định mức độ cải tiến
cũng như khó xác định các công việc cần triển khai,

o

Chưa kết hợp mục tiêu môi trường với các mục tiêu phát triển chung của tổ
chức, bởi vậy việc hoạch định nguồn lực và triển khai thực hiện mục tiêu
môi trường đôi khi còn tách rời với các hoạt động chung khác.

 Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao,
 Chính sách, cơ chế của nhà nước không nhất quán và thiếu công bằng,

 Hầu hết các doanh nghiệp tuy ít nhiều quan tâm đến môi trường nhưng chưa
thực hiện quản lý theo hệ thống hay chưa quan tâm,
 Các cơ sở sản xuất phần lớn còn đang đương đầu với những khó khăn về sản
xuất, kinh doanh của cơ sở mình,
 Trình độ quản lý, công nghệ chưa cao,
 Kiến thức về quản lý môi trường của doanh nghiệp còn hạn chế,
 Kinh phí cho việc triển khai áp dụng còn khá cao.
SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 11
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾN HƯNG
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TIẾN HƯNG
3.1.1 Giới thiệu chung
– Tên công ty : Công ty TNHH Tiến Hưng
– Tên tiếng Anh: Tiến Hưng CO, LTD


Địa chỉ: khu phố Bình phước A, phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An, tỉnh

Bình Dương.
– Điện thoại: 0650. 3217588

Fax: 0650. 3789289


– Email :
Vị trí địa lý:
 Phía Đông giáp: Đất vườn nhà dân.
 Phía Tây giáp và Tây Bắc giáp Công ty SX-DV-TM Trần Đức.
 Phía Nam giáp và Tây Nam giáp Xí nghiệp gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu
Thành Đạt II.
 Phía Bắc giáp: Đất nhà vườn.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Là một tổ chức chuyên sản xuất kinh doanh hàng mộc gia dụng xuất khẩu,
Công ty TNHH Tiến Hưng được thành lập chính thức vào ngày 24/05/2005 với tổng
số vốn đầu tư là 50 tỷ đồng. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4602001558
do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp. Công ty được xây dựng trên diện
tích 30.000m2.

SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 12
 


Xây dựng Hệ thống quản lý môi trườngtheo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009
tại công ty TNHH Tiến Hưng 

Ban đầu Công ty tiến hành cho xây dựng 3 xưởng sản xuất A,B, C từ năm
2004 tới năm 2005 và đi vào hoạt động ổn định với công suất 20.000 sản
phẩm/năm. Sau quá trình hoạt động được 2 năm, do nhu cầu sản xuất đáp ứng nhu
cầu của khách hàng Công ty đã cho mở rộng thêm xưởng sản xuất D và kho chứa
hàng được xây dựng mở rộng trên phần đất hiện hữu của Công ty sẵn có (30.000
m2) và đi vào hoạt động năm 2007 . Từ đó đến nay, Công ty luôn trên đà phát triển

ổn định và hàng năm cung cấp khoảng 36.000 sản phẩm xuất khẩu sang thị trường
Châu Âu các mặt hàng đồ gỗ nội thất.
Phụ lục 1: Diện tích các hạng mục công trình, công suất hoạt động của Công ty.
3.1.3 Lịch vực sản xuất kinh doanh
Sản xuất và gia công đồ gỗ nội thất xuất khẩu: bàn, ghế, tủ, giường và các vật
dụng gia đình khác bằng gỗ, sắt và gỗ kết hợp kim loại,
3.1.4 Nhu cầu lao động
Tổng số công nhân viên làm việc trong công ty hiện tại là: 650 người. Trong
đó cán bộ nhân viên văn phòng Công ty là 50 người. Công nhân sản xuất 600 người.
3.1.5 Cơ cấu tổ chức tại Công ty
Phụ lục 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty.
3.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN
HƯNG
3.2.1 Máy móc thiết bị sử dụng tại công ty
Phụ lục 3: Một số máy móc thiết bị sử dụng trong Công ty.
3.2.2 Nguyên liệu, nhiên liệu và hóa chất sử dụng
3.2.2.1 Nguyên vật liệu sản xuất
Các loại nguyên vật liệu và nhu cầu sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất
của Công ty trong năm hoạt động ổn định, nguồn nguyên liệu gỗ phần lớn nhập từ
nước ngoài chủ yếu từ Newzealand.

SVTH: Hoàng Thị Nhung

Trang 13
 


×