Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY TNHH SX TMDV ANH QUANG HUYỆN ĐỒNG PHÚ, BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH
HƠN TẠI CÔNG TY TNHH SX TMDV ANH QUANG HUYỆN ĐỒNG PHÚ, BÌNH PHƯỚC

Họvàtên: HOÀNG THỊ YẾN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niênkhóa: 2008 – 2012

Tháng 06/2012


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH
HƠN TẠI CÔNG TY TNHH SX TMDV ANH QUANG HUYỆN ĐỒNG PHÚ, BÌNH PHƯỚC

Tác giả
HOÀNG THỊ YẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 06 năm 2012


i


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, quý Thầy Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tại trường.
Đặc biệt, Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến T.S Nguyễn Vinh Quy, người
Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ Tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể Ban lãnh đạo và các cô, chú, anh, chị
tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp đầy đủ
những thông tin có liên quan trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người
đã luôn bên Tôi ủng hộ, động viên, giúp đỡ Tôi về mọi mặt.
Một lần nữa, Tôi xin cảm ơn và gởi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi người
đã giúp đỡ Tôi trong thời gian qua.
Sinh viên: Hoàng Thị Yến

ii


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX
TMDV Anh Quang – huyện Đồng Phú, Bình Phước” được thực hiện tại Công ty
TNHH SX TMDV Anh Quang trong khoảng thời gian từ ngày 15/1/2012 đến ngày

26/4/2012.
Đề tài đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu: khảo sát tình hình thực tế tại Công
ty, điều tra phỏng vấn các đối tượng có liên quan, phân tích số liệu và tổng hợp thông
tin…
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: tổng quan về SXSH và tình hình áp
dụng SXSH ở Việt Nam, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH vào Công ty Anh Quang,
xác định các công đoạn và ngyên nhân lãng phí nguyên nhiên vật liệu trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của Công ty.
Qua thực tế thực tập, nghiên cứu tại nhà máy và vận dụng những kiến thức về
SXSH đề tài đã xác định 3 công đoạn thực hiện SXSH bao gồm: tiếp nhận nguyên
liệu, đánh đông, gia công cơ học và đã đề xuất được 28 giải pháp. Trong đó, 6 giải
pháp có thể thực hiện được ngay, 19 giải pháp cần nghiên cứu thêm, 3 giải pháp bị loại
bỏ do điều kiện khách quan chưa đủ thời gian nghiên cứu.
Các giải pháp SXSH đã đề ra có vốn đầu tư nhỏ hoặc không cần đầu tư, yêu cầu
kỹ thuật không cao.
Khi được thực hiện các giải pháp SXSH thì lượng nước, nguyên liệu và các
chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất đã giảm đáng kể, từ đó tiết kiệm chi phí sản
xuất, cải thiện các vấn đề về môi trường ở Công ty.

iii


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. ii 
TÓM TẮT… ............................................................................................................................. iii 
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. vii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................................... ix 

Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 
1.1. 

Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................................... 1 

1.2. 

Mục tiêu đề tài ................................................................................................................ 2 

1.3. 

Nội dung đề tài................................................................................................................ 2 

1.4. 

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 

1.5. 

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2 

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 4 
2.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn .......................................................................................... 4 
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của ý tưởng SXSH................................................................ 4 
2.1.2. Khái niệm về SXSH ......................................................................................................... 5 
2.1.3. Phương pháp luận thực hiện SXSH ................................................................................. 6 
2.1.4. Các lợi ích và rào cản khi áp dụng SXSH ........................................................................ 7 
2.1.4.1. Lợi ích............................................................................................................................ 7 
2.1.4.2. Rào cản .......................................................................................................................... 8 
2.1.5. Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt nam ........................................................... 8 

2.2. Tổng quan về ngành sản xuất mủ cao su ở Việt Nam ......................................................... 9 
2.2.1. Tổng quan về ngành chế biến mủ cao su .......................................................................... 9 
2.2.2. Các vấn đề môi trường phát sinh trong Ngành Chế biến mủ cao su .............................. 10 
2.2.3. Tiềm năng áp dụng SXSH đối với ngành chế biến cao su ở Việt Nam ......................... 11 
iv


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ANH QUANG ......................................................... 12 
3.1. Khái quát chung về Công ty Anh Quang........................................................................... 12 
3.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................... 12 
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................................................. 12 
3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất ................................................................................................... 13 
3.1.4. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty .............................................................................. 14 
3.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ................................................................... 15 
3.1.5.1. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ .................................................................................. 15 
3.1.5.2. Nguyên nhiên liệu, máy móc và thiết bị sử dụng trong sản xuất ................................ 15 
3.1.5.3. Nhu cầu sử dụng điện, nước của nhà máy ................................................................... 17 
3.1.5.4. Quy trình chế biến mủ SRV 3L ở Công ty .................................................................. 18 
3.2. Hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại Công ty ................................... 20 
3.2.1. Hiện trạng môi trường .................................................................................................... 20 
3.2.1.1. Hiện trạng môi trường nước ........................................................................................ 20 
3.2.1.2. Hiện trạng môi trường không khí ................................................................................ 21 
3.2.1.3. Chất thải rắn ............................................................................................................. 22 
3.2.2.

Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại Công ty .................................................... 23 

3.2.2.1. Xử lý nước thải ......................................................................................................... 23 
3.2.2.2. Xử lý khí thải và tiếng ồn ......................................................................................... 25 

3.2.2.3. Xử lý chất thải rắn ....................................................................................................... 26 
3.3. Đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại Công ty .............................................. 27 
3.3.1. Đánh giá.......................................................................................................................... 27 
3.3.2. Đề xuất............................................................................................................................ 27 
3.4. Đánh giá và lựa chọn cơ hội sản xuất sạch hơn tại Công ty .............................................. 28 
Chương 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SXSH CHO CÔNG TY ANH QUANG ......................... 30 

v


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
4.1. Quy trình công nghệ cho giai đoạn tiếp nhận và xử lý nguyên liệu, đánh, gia công cơ
học………… ............................................................................................................................ 30 
4.2. Cân bằng vật liệu và năng lượng cho các công đoạn ........................................................ 32 
4.3. Giá trị mất mát ................................................................................................................... 34 
4.4. Phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp ..................................................................... 36 
4.5. Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH ........................................................................ 39 
4.6. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp ............................................................................. 42 
4.6.1. Mô tả các giải pháp......................................................................................................... 42 
4.6.2. Khả thi về kỹ thuật ........................................................................................................ 46 
4.6.3. Khả thi về kinh tế ........................................................................................................... 49 
4.6.4. Khả thi về môi trường của các giải pháp SXSH ............................................................ 52 
4.6.5. Lựa chọn các giải pháp thực hiện .................................................................................. 54 
4.7. Kế hoạch thực hiện SXSH tại Công ty .............................................................................. 57 
4.7.1. Lập đội SXSH................................................................................................................ 57 
4.7.2. Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH đã lựa chọn ................................................... 57 
4.8. Duy trì Sản Xuất Sạch Hơn .............................................................................................. 59 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 60 
5.1. 


Kết luận ......................................................................................................................... 60 

5.2. 

Kiến nghị ...................................................................................................................... 61 

vi


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

SXSH

: Sản xuất sạch hơn

GP

: Giải pháp

UNEP (United Nations Environment Programme)

:Chương trình môi trường của
Liên Hợp Quốc

BOD (Biological Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy sinh học


CO

: Oxit Cacbon

CO

: Khí cacbonic

COD (Chemical Oxygen Demand)

: Nhu cầu oxy hóa học

TSS

: Chất rắn lơ lửng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt nam

BTNM

: Bộ Tài nguyên và Môi trường




: Quyết định

UBND

: Ủy ban nhân dân

DRC

: Mủ quy khô

vii


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH ....................................................................6 
Hình 3.1: Sơ đồ nhà xưởng Công ty Anh Quang .........................................................14 
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty Anh Quang ........................................15 
Hình 3.3: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất mủ cốm SVR 3L của Công ty..............19 
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tại Công ty Anh Quang .............................24 
Hình 4.1: Chi tiết cho công đoạn tiếp nhận và xử lý nguyên liệu ................................30 
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ chi tiết quy trình đánh đông ..............................................31 
Hình 4.3: Sơ đồ dòng chi tiết cho giai đoạn gia công cơ học ......................................32 

viii


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Quy hoạch sử dụng đất của Công ty Anh Quang .........................................13 
Bảng 3.2: Nguyên nhiên liệu, hóa chất sử dụng trong sản xuất của Công ty................16 
Bảng 3.3: Danh mục thiết bị, máy móc chính phục vụ cho sản xuất ............................16 
Bảng 3.4: Nhu cầu sử dụng nước trong năm 2011 ........................................................18 
Bảng 3.5: Đặc tính nước thải sinh hoạt tại Công ty ......................................................21 
Bảng 3.6: Kết quả phân tích mẫu khí và tiếng ồn môi trường làm việc........................22 
Bảng 3.7: Đặc tính nước thải sản xuất sau xử lý ...........................................................24 
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu cho công đoạn tiếp nhận và xử lý mủ, đánh đông ...........33 
Bảng 4.2: Cân bằng vật liệu cho công đoạn đánh đông ................................................33 
Bảng 4.4: Đơn giá các loại nguyên, nhiên vật liệu ........................................................35 
Bảng 4.6: Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH ...............................36 
Bảng 4.7: Sàng lọc các giải pháp SXSH .......................................................................39 
Bảng 4.8: Kết quả sàng lọc các giải pháp......................................................................41 
Bảng 4.9: Tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp SXSH .................................47 
Bảng 4.10: Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp SXSH ...................50 
Bảng 4.11: Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp SXSH ............53 
Bảng 4.12: Lựa chọn và sắp xếp thứ tự thực hiện các công đoạn SXSH ......................55 
Bảng 4.13: Đội sản xuất sạch hơn .................................................................................57 
Bảng 4.14: Kế hoạch thực hiện SXSH ..........................................................................57 
 

ix


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài

Việt Nam đang trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Nền
công nghiệp đang phát triển một cách nhanh chóng mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã
hội, bên cạnh đó cũng đặt ra nhiều thách thức về môi trường. Hiện nay, các doanh
nghiệp chủ yếu chỉ sử dụng các phương pháp xử lý cuối đường ống để giải quyết vấn
đề ô nhiễm mà không quan tâm đến những phương pháp phòng ngừa ô nhiễm.
Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là các nhà quản lý phải tìm được biện pháp
thay thế làm giảm lượng và nồng độ phát sinh chất thải, giảm lượng nguyên nhiên vật
liệu trong quá trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm kinh phí cho doanh nghiệp.
Áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất là biện pháp thay thế phù hợp nhất để
cải thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu đầu vào, tránh lãng phí trong quá trình sản
xuất, Đây là biện pháp cần thiết mà các Công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm ra các
giải pháp thích hợp với mình và áp dụng chúng có hiệu quả.
Công ty Anh Quang là một trong những Công ty chế biến cao su có tiềm năng
phát triển mạnh trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Bình Phước, mang lại công
ăn việc làm cho người dân quanh vùng. Trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi nhận
thấy Công ty có tiềm năng lớn trong việc áp dụng các biện pháp SXSH vào sản xuất
nhằm mang lại hiệu quả về kinh tế, môi trường nên đã đề xuất đề tài “ Nghiên cứu, đề
xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang – huyện Đồng
Phú, Bình Phước”.

1


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
1.2.

Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu đề ra như sau:

 Đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại Công ty, tìm ra các nguyên

nhân gây ra lãng phí nguyên vật liệu, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH vào
Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang.
 Đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại Công ty.
1.3. Nội dung đề tài
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, cần phải nghiên cứu các nội dung sau đây:
 Tổng quan về SXSH, ngành chế biến cao su trong nước, những hoạt động tác
động đến môi trường của ngành, tiềm năng áp dụng SXSH.
 Nghiên cứu quy trình, tình hình sản xuất tại Công ty: quy trình công nghệ, nhu
cầu sử dụng nguyên nhiên liệu, các máy móc phục vụ cho sản xuất.
 Nghiên cứu, xác định, phân tích nguyên nhân gây lãng phí dựa trên quy trình
sản xuất của Công ty.
 Đề xuất và lựa chọn các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế
tại Công ty.
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
 Giới hạn nghiên cứu: do giới hạn về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên đề
tài chỉ thực hiện nghiên cứu tại phân xưởng sản xuất, đề xuất các giải pháp
SXSH cho một số công đoạn của quy trình sản xuất mủ cốm.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
 Thời gian : từ ngày 15/1/2012 đến ngày 26/4/2012
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được
áp dụng:
 Khảo sát thực tế: khảo sát tình hình thực tế tại Công ty, xem xét quy trình sản
xuất, công tác vận hành của công nhân để có cơ sở xác định nguyên nhân gây
2


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
lãng phí nguyên nhiên liệu và đề xuất các giải pháp SXSH cho Công ty.

 Phương pháp điều tra phỏng vấn: điều tra, phỏng vấn công nhân về quy trình,
các thao tác thực hiện trong sản xuất.
 Thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu về quy trình sản xuất, nhu cầu sử dụng
điện nước, sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất… các tài liệu trên thư
viện, sách báo có liên quan đến đề tài.
 Tổng hợp tài liệu: thông tin và tài liệu được tổng hợp thông qua các tài liệu về
sản xuất, bảng định mức, số liệu thống kê sản phẩm qua phòng kế toán, phòng
sản xuất, thông tin trên Internet.
 Phân tích tài liệu: phân tích các tài liệu về sản xuất sạch hơn, quy trình công
nghệ, báo cáo sản xuất.

3


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của ý tưởng SXSH
Trong vòng hơn 40 năm qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm môi trường
thay đổi theo thời gian:
 Bỏ qua ô nhiễm: không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả do ô nhiễm gây ra
chưa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn
nhỏ lẻ.
 Pha loãng và phát tán ô nhiễm:
Pha loãng: dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đưa vào nguồn
nhận
 Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải
Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vào môi

trường là không đổi.
 Xử lý cuối đường ống: phương pháp này phổ biến vào những năm 70. Lắp đặt
các hệ thống xử lý khí thải, nước thải, chất thải để làm giảm nồng độ hoặc phân
hủy bớt các chất ô nhiễm nhằm đạt các chỉ tiêu cần thiết trước khi xả thải.
 Phòng ngừa phát sinh chất thải: ngăn chặn chất thải phát sinh tại nguồn bằng
cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là
có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển thành sản phẩm thay vì bị
loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi
khác nhau như “phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải”. Ngày nay thuật
ngữ SXSH được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này. Mặc
dù các thuật ngữ tương đương vẫn được yêu thích ở vài nơi.

4


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang 
Trước đây, việc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn tập trung sử dụng các
phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh
của chúng. Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày càng
nặng. Để thoát khỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệp càng ngày càng trở nên
nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH.
Như vậy, từ bỏ qua ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát
cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách quan, tích cực
có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.
Ba cách ứng phó đầu là cách tiếp cận chất thải bị động trong khi cách ứng phó sau
cùng là cách tiếp cận chất thải chủ động. Như vậy, SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên
liệu, và phòng ngừa”. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân
lý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống.
Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo và phải kết hợp chặt chẽ với
xử lý ô nhiễm.

2.1.2. Khái niệm về SXSH
Theo chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP, 1994):
“SXSH là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp
đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm, và các dịch vụ nhằm làm giảm các tác
động xấu đến con người và môi trường:
 Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc
tính của các chất thải vào nước và khí quyển.
 Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả
các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai
thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
 Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường
vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
 SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.”

5


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
2.1.3. Phương pháp luận thực hiện SXSH
Tùy vào điều kiện thực tế, quy mô, quy trình sản xuất, mục đích… của từng
doanh nghiệp mà hiệu quả của các giải pháp SXSH đối với mỗi doanh nghiệp là khác
nhau. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, việc thực hiện SXSH phải được một
cách có hệ thống. Theo UNEP, phương pháp luận thực hiện SXSH gồm 6 bước được
trình bày trong hình 2.1.
Duy trì SXSH
Bước 6
Thực hiện các giải pháp
Bước 5
Ttrọng

tâm kiểm
toán mới

Chọn lựa các giải pháp SXSH
Bước 4
Đề xuất các giải pháp SXSH

Bước 3

Phân tích quy trình
Bước 2
Bắt đầu

 
Bước
1
 
 
 

Hình 2.1: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH
 Các giải pháp thực hiện SXSH:
 Quản lý nội vi: là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý nội vi
thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện được ngay sau khi xác
định được các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến thao tác công
việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật
liệu và sản phẩm. Các giải pháp quản lý nội vi thông thường ít tốn kém chi phí
và khả năng thu hồi vốn nhanh.
6



Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
 Thay thế nguyên vật liệu: là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn
có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử
dụng cao hơn.
 Tối ưu hóa quá trình sản xuất: để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu
hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số
của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp xuất, pH, tốc độ,… cần được
giám sát, duy trì và hiệu chỉnh ngày càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm
cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng xuất tốt nhất.
 Bổ sung thiết bị: lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về
nhiều mặt.
 Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: tận dụng chất thải để tiếp sử dụng cho quá trình
sản xuất hay sử dụng cho một mục đích khác.
 Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích: tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho
một mục đích khác.
 Thiết kế sản phẩm mới: thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản
xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại.
 Thay đổi công nghệ: chuyển sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể
làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Thiết
bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh.
2.1.4. Các lợi ích và rào cản khi áp dụng SXSH
2.1.4.1. Lợi ích
Các kinh nghiệm thực tế đã chỉ cho ta thấy rằng SXSH không chỉ mang lại lợi
ích về mặt kinh tế mà còn mang lại các lợi ích về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp.
Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:
+ Cải thiện sản xuất.
+ Tiết kiệm tài chính thông qua việc sử dụng các nguyên nhiên liệu có hiệu quả
hơn.

+ Giảm thiểu ô nhiễm.
+ Giảm chi phí xử lý và loại bỏ các loại chất thải.
7


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
+ Tạo nên hình ảnh mới cho Công ty.
+ Cải thiện sức khỏe người lao động thông qua việc tăng chất lượng môi trường
lao động.
2.1.4.2. Rào cản
 Rào cản về nhận thức:
+ Nhận thức của lãnh đạo nhà máy về SXSH còn hạn chế, cho rằng thực hiện
SXSH tốn kém về kinh phí và thời gian, nhân lực...Ngại tiết lộ thông tin ra ngoài
+

Không muốn thay đổi quá trình sản xuất.

+

Xem SXSH là một dự án chứ không phải là một chiến lược cần thực hiện liên

tục của công ty.
 Trở ngại thuộc về kỹ thuật:
+ Thiếu các phương tiện để đánh giá SXSH có hiệu quả.
+ Năng lực kỹ thuật còn hạn chế.
+ Hạn chế trong tiếp cận thông tin kỹ thuật.
 Trở ngại về kinh tế: thiếu các kế hoạch, chính sách đầu tư đặc biệt.
 Trở ngại thuộc về quản lý nhà nước:
+ Các chính sách công nghiệp: sự thay đổi về chính sách, thiếu các chính sách
khen thưởng, khuyến khích thực hiện SXSH.

+ Các chính sách môi trường.
2.1.5. Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn ở Việt nam
Trong quá trình sản xuất công nghiệp, bất kỳ một công đoạn nào, một quy trình
nào cũng không thể đảm bảo đạt được 100% hiệu xuất chuyển hóa, những tổn thất đó
trên thực tế thường khá cao. Việc thất thoát nguyên nhiên liệu trong sản xuất cũng là
nguyên nhân gây ra các chất thải thải ra gây ô nhiễm môi trường, giảm đi hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy hiện nay, các doanh nghiệp muốn tìm kiếm
các giải pháp nhằm giảm lượng chất thải phát sinh, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu
đưa vào sản xuất, hạn chế tối đa các tổn thất nguyên liệu. Việc áp dụng SXSH vào sản
xuất là một trong những cách tiếp cận có thể đáp ứng yêu cầu trên của các nhà doanh
nghiệp. Trên thực tế, việc áp dụng SXSH mang lại hiệu quả cao cả về mặt môi trường
8


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
lẫn kinh tế. SXSH không những giảm lượng chất thải phát sinh, nâng cao hiệu suất
chuyển hóa nguyên liệu, qua đó giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản
phẩm, thân thiện về môi trường. Việc áp dụng SXSH vào sản xuất đã được thực hiện
thành công ở nhiều nước trên thế giới và mang lại nhiều thành quả cũng như các bài
học hay để chúng ta học tập.
Khái niệm SXSH đã được đưa vào nước ta từ năm 1996 đến năm 1998 Trung
tâm SXSH quốc gia được thành lập góp phần thúc đẩy việc thực hiện SXSH đối với
các doanh nghiệp. Theo nhận định chung của nhiều nhà nghiên cứu, tiềm năng áp
dụng SXSH ở Việt Nam là rất lớn. Kết quả khảo sát của Trung tâm sản xuất sạch Việt
Nam cho thấy, áp dụng SXSH hàng năm Việt Nam sẽ có tiềm năng giảm tiêu hoa năng
lượng đáng kể bao gồm 40 – 70 % tiêu hao nước, 20-50% tiêu hao năng lượng, 50100% chất thải nguy hại và khoảng 20-50% khí thải nhà kính.
Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày càng phát triển, kéo
theo đó là các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Do đó, việc áp dụng SXSH ở nước ta là
vô cùng cần thiết để lại cho doanh nghiệp lợi ích kinh tế cao thông qua tiết kiệm chi
phí nhờ giảm lãng phí nguyên liệu và năng lượng, thu hồi lượng nguyên liệu đáng kể

tiêu hao trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí xử lý chất thải. Bên cạnh đó, SXSH
giúp cải thiện hình ảnh công ty, nâng cao năng suất và ưu thế cạnh tranh của doanh
nghiêp trên thị trường đồng thời cải thiện được môi trường làm việc hướng tới một
tương lai phát triển bền vững.
2.2. Tổng quan về ngành sản xuất mủ cao su ở Việt Nam
2.2.1. Tổng quan về ngành chế biến mủ cao su
Cây cao su bắt đầu du nhập vào nước ta từ năm 1887. Trong khoảng thời gian
từ năm 1900 đến 1927 thực dân Pháp bắt đầu phát triển mạnh việc mở rộng đồn điền
và trồng cây cao su ở nước ta. Cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích
ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên
được nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển
trên qui mô diện tích lớn.
Do đó, trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế
mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh
9


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk Lăk,…
Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh, từ chỉ
có 220 ngàn tấn năm 1996 lên 650 ngàn tấn năm 2010. Vị thế của ngành cao su Việt
Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Chúng ta đang đứng ở vị trí thứ tư trên
thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.
Với tỷ trọng 85-90% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế, cao su tự
nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch
xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Riêng trong 9 tháng
đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 516 ngàn tấn với tổng kim ngạch xuất
khẩu cao su tự nhiên đã đạt 1,422 tỷ USD tăng 6,8 % về lượng và 95,6% về giá trị so
với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia có kim
ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới cùng với Malaysia, Indonesia, Thái

Lan, Ấn Độ. Theo chiến lược phát triển cây cao su do Chính phủ đề ra, đến năm 2020
diện tích cao su phải đạt 800.000ha với sản lượng khai thác đạt 1.200 ngàn tấn
mủ…Hiện nay, sản phẩm cao su Việt Nam đã có mặt ở hơn 30 nước trên thế giới. Các
mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sơ chế và xuất khẩu thô do kỹ thuật sản xuất còn lạc
hậu.
2.2.2. Các vấn đề môi trường phát sinh trong Ngành Chế biến mủ cao su
Trong ngành chế biến mủ cao su, vấn đề về môi trường chủ yếu là nước thải và
mùi hôi. Vấn đề mùi hôi có thể xử lý bằng cách dung các chế phẩm sinh học để khử
mùi. Vấn đề chính thường được quan tâm là nước thải. Nước thải được hình thành chủ
yếu từ quá trình khuấy trộn, làm đông, gia công cơ học… Chất lượng nước thải sau khi
xử lý còn thấp, hiệu quả xử lý hữu cơ chưa cao. Đặc tính của nước thải cao su được
trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Đặc tính nước thải cao su
STT
1
2
3
4
5
6

Chỉ tiêu
pH
COD
BOD5
TSS
Amoni
N tổng

Đơn vị

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Thông số xác định
5.2
1,288
386
120
28
40

(Nguồn: Bộ môn chế biến, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2009)
10


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
2.2.3. Tiềm năng áp dụng SXSH đối với ngành chế biến cao su ở Việt Nam
SXSH đã được giới thiệu và trình diễn thành công ở Việt Nam hơn 10 năm nay
thông qua các dự án tài trợ của nước ngoài và đã bước đầu được thực hiện rộng khắp
tại một số tỉnh thành. Tính đến quý 3/2011, Việt Nam đã có hơn 400 doanh nghiệp áp
dụng SXSH. Trong thời gian qua, việc phổ biến SXSH tại Việt Nam còn gặp nhiều
thách thức do nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của SXSH còn
thấp, SXSH chưa nói ngôn ngữ của các doanh nghiệp, các hoạt động phổ biến SXSH
chưa tập trung vào lợi ích kinh tế... Tuy vậy, việc thực hiện SXSH ở các doanh nghiệp
có tính khả quan cao. Các doanh nghiệp sản xuất dù lớn hay nhỏ, thô sơ hay hiện đại
đều có khả năng áp dụng SXSH để tiết kiệm nguyên nhiên liệu, đặc biệt là điện và
nước.

Ngành chế biến cao su là ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện và nước, việc sử
dụng nguyên nhiên liệu đầu vào cũng chưa được tối ưu hóa, công nghệ sản xuất còn
lạc hậu nên lãng phí nguyên nhiên liệu, lượng nước thải ra môi trường cũng rất lớn.
Việc áp dụng SXSH vào ngành cao su có tính khả quan lớn, khả năng tiết kiệm nước
khoảng 20-30%, giảm lượng lớn nguyên liệu bị thất thoát.

11


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang 

Chương 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ANH QUANG
3.1. Khái quát chung về Công ty Anh Quang
3.1.1. Vị trí địa lý
Công ty TNHH Anh Quang tọa lạc tại Tiểu khu 390, ấp Suối Triết, xã Tân Lập,
huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
 Điện thoại

: 0650.2474915

Fax: 0650.3688004

Công ty cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km. Với vị trí tiếp giáp như
sau:
 Phía Đông giáp rừng trồng cao su;
 Phía Tây giáp đường đất và đất nhà dân;
 Phía Nam giáp đường đất đỏ liên ấp;
 Phía Bắc giáp suối Triết và rừng cao su.
Vị trí của Công ty so với khu vực:

 Khoảng cách tới khu dân cư gần nhất là 2 km.
 Xung quanh Công ty trong bán kính 1 km không có cơ sở sản xuất.
 Phía Bắc sát với tường rào Công ty là suối Triết, đây là nguồn tiếp nhận nước
thải của Công ty. Suối Triết là một đoạn của Rạch Bé chảy từ phía Bắc xuống,
qua khu vực Công ty rồi tiếp tục đổ vào suối Rạt tại điểm cách Công ty 2 km.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành: Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang được chuyển đổi
tên và hình thức kinh doanh từ DNTN Thuận Phú thành Công ty TNHH có hai thành
viên trở lên và đã lập Bản cam kết bảo vệ môi trường cho dự án xưởng chế biến mủ
cao su SVR 3L,…
12


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang 
Phát triển: Trong giai đoạn này vốn quy mô nhỏ, là doanh nghiệp vốn kinh
doanh ít, sản xuất thô sơ với máy móc đơn giản vì nguồn nguyên liệu còn hạn chế
(Doanh nghiệp tư nhân hoạt động từ năm 1999) kể từ khi chuyển lên thành công ty,
không ngừng gia tăng sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, ngành nghề kinh doanh Công ty bao gồm: Trồng và khai thác cây
nông nghiệp, cây cao su, cây lâm nghiệp; sản xuất, chế biến mủ cao su, mua bán mủ
nước, mủ cao su thành phẩm, xuất nhập khẩu; mua bán hóa chất (không kinh doanh
hóa chất độc hại mạnh); cho thuê văn phòng, nhà xưởng, nhà kho, sân bãi; vật tư hàng
hóa phục vụ ngành cao su, nhựa các loại.
3.1.3. Quy hoạch sử dụng đất
Tổng diện tích mặt bằng của Công ty là 17.057,2 m2 được quy hoạch như sau:
Bảng 3.1: Quy hoạch sử dụng đất của Công ty Anh Quang
STT

Hạng mục công trình


Diện tích (m2)

01

Xưởng chế biến mủ cao su

1,200

02
03
04
05
06

Sân bãi, đường giao thông nội bộ
Kho thành phẩm
Khu vực cấp nước
Khu vực xử lý nước thải
Đất trống
Tổng cộng

3,200
520
130
3,716
8,291.2
17,057.2

(Nguồn: Báo cáo xả thải Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang tháng 10/2011)
Các hạng mục công trình của Công ty được thể hiện chi tiết trong hình 3.1 dưới

đây:

13


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
15,4m
10m
5,5m
5m

31,5m

8m

20m
nhà kho

Bể nước 1

6m
8m

36m

nhà xưởng, nhà kho

Bể
nước 2


108 m
VP. Làm việc
18m

Nhà
bảo vệ

Tổng diện tích đất: 17.057,2 m2
 

Hình 3.1: Sơ đồ nhà xưởng Công ty Anh Quang
3.1.4. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty
Nhu cầu lao động: số lượng công nhân viên là 28 người, trong đó:
 Cán bộ giao nhận hàng: 4 người
 Cán bộ nông vụ: 4 người
 Kế toán: 1 người
 Chuyên viên kỹ thuật: 5 người
 Công nhân vận hành: 11 người
 Bảo vệ: 1 người
 Vệ sinh: 2
Cơ cấu bố trí nhân sự của Công ty được trình bày chi tiết trong hình 3.2.

14


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH tại Công ty TNHH SX TMDV Anh Quang
Giám đốc

Phó Giám đốc


Kế
toán

Thu mua
(cân số
lượng, kiểm
tra chất
lượng, hàm
lượng)

Phân
xưởng
Chế biến
SX

Kho

Bảo vệ

thành phẩm

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty Anh Quang
3.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1.5.1. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm chính của xưởng là mủ cao su SVR 3L được chế biến từ mủ nước thu
mua của các nguồn trong tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước.
Thị trường tiêu thụ: sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường
nội địa, một phần nhỏ phục vụ cho thị trường nước ngoài.
+ Thị trường trong nước: các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các
đơn vị kinh doanh cao su.

+ Thị trường nước ngoài: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaisia…
3.1.5.2. Nguyên nhiên liệu, máy móc và thiết bị sử dụng trong sản xuất


Nguyên nhiên liệu và hóa chất phục vụ cho sản xuất
Nhiên liệu sử dụng chính là dầu DO, dầu Diesel, nhớt dùng cho máy phát điện

dự phòng, các phương tiện vận chuyển, lò sấy.
Nguyên liệu dùng trong sản xuất là mủ nước. Ngoài ra còn có các hóa chất sử
dụng trong quá trình đánh đông, chống đông mủ, chống sự oxy hóa. Các nguyên nhiên
15


×