Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

HUỲNH THỊ MINH NGUYỆT

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC
LÁNG SEN- TỈNH LONG AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

HUỲNH THỊ MINH NGUYỆT

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC
LÁNG SEN- TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa này em xin chân thành gửi lời
cảm ơn tới:
Ban Giám Hiệu, Khoa Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Môn Cảnh Quan Và Kỹ Thuật
Hoa Viên – Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường
học tập có chất lượng trong bốn năm vừa qua, giúp em có nhiều kiến thức để
chuẩn bị cho đề tài, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập
và thực hiện đề tài này.
Trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn, đã được sự hướng
dẫn chu đáo, giúp đỡ tận tình của Ts. Ngô An với tư cách là giáo viên hướng dẫn
đã dành nhiều thời gian và công sức cho việc xây dựng và hoàn chỉnh luận văn.
Qua đây em cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Xin chân thành cám ơn ông Huỳnh Văn Lâm – Giám Đốc khu bảo tồn đất
ngập nước Láng Sen – Long An cùng với toàn thể nhân viên làm việc trong khu
bảo tồn đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình thu thập tài
liệu cơ bản cho luận văn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô đã tham gia giảng dạy
trong suốt khóa học, người thân trong gia đình, nhóm 7spiders và bạn bè đã động
viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập, góp phần quan trọng
cho việc xây dựng và hoàn thành đề tài này, mà trong khuôn khổ luận văn chưa
nêu hết được
Xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên

Huỳnh Thị Minh Nguyệt

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “ Khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại
khu bảo tồn đât ngập nước Láng Sen – Tỉnh Long An” địa điểm tại khu vực Láng
Sen thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, Tỉnh Long An, thời gian thực hiện từ
tháng 2/2012 đến tháng 7/2012.
Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở khảo sát hiện trạng, đánh giá tài nguyên du
lịch và hệ thống mảng xanh hiện có cùng với hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái
tại khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen – Tỉnh Long An. Từ đó đưa ra định hướng
phát triển cho toàn khu, đồng thời đề xuất cải tạo và thiết kế cảnh quan một số điểm
du lịch nhằm thu hút đông đảo khách du lịch đến với tỉnh nhà nói chung và với khu
khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nói riêng.
Kết quả đạt được:
- Đánh giá được hiện trạng, tiềm năng và những điều kiện phát triển du lịch sinh
thái tại khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen.
- Xác định được các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch có thể khai thác tại khu
vực.
- Xây dựng các mục tiêu phù hợp khi phát triển khu du lịch sinh thái nơi đây.
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Láng Sen

iii


SUMMARY
The research topic: “ Research subjects: "Survey and assessment of potential ecotourism development in protected areas, Lang Sen wetlands - Long An Province"
locations in the area of Vinh Loi, Lang Sen, Tan Hung, Province Long An, the

execution time from May 2/2012 to March 7/2012.
The objective of the project: Based on status survey and evaluation of tourism
resources and green system and the current state of eco-tourism activities in
protected areas, Lang Sen wetlands - Long An Province providing orientation for
the whole area, along with proposed improvement and landscape design aiming to
attract tourists in the province in general and the wetland conservation Lang Sen in
particular.
The results gained:
- Evaluate the status, potential and conditions of eco-tourism development in
protected areas, Lang Sen wetlands.
- Identify the different types of travel and tourism products can be exploited in the
area.
- Develop appropriate target when developing eco-tourism.
- Propose solutions to develop sustainable eco-tourism.

iv


MỤC LỤC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1
Chương 2: TỔNG QUAN ................................................................................. 4
2.1. Tổng quan về Du lịch và DLST ..................................................................... 4
2.1.1. Du lịch ......................................................................................................... 4
2.1.1.1. Khái niệm chung về du lịch ..................................................................... 4
2.1.1.2. Các loại hình Du lịch................................................................................ 5
2.1.1.2.1.Trên thế giới ............................................................................................ 5
2.1.1.2.2. Ở Việt Nan ............................................................................................. 5
2.1.2. Du lịch sinh thái .......................................................................................... 6
2.1.2.1. Khái niệm DLST ...................................................................................... 6
2.1.2.2. Đặt trưng cơ bản của Du lịch sinh thái .................................................... 8

2.1.2.3. Các tài nguyên Du lịch sinh thái .............................................................. 9
2.1.2.3.1. Tài nguyên DLST tự nhiên .................................................................. 10
2.1.2.3.2. Tài nguyên DLST nhân văn ................................................................. 10
2.1.2.4. Phát triển DLST bền vững ...................................................................... 10
2.1.2.5 Hiện trạng DLST ở Việt Nam .................................................................. 11
2.2. Tổng quan về ĐNN ....................................................................................... 12
2.2.1. Các định nghĩa về ĐNN ............................................................................. 13
2.2.2. Chức năng của ĐNN .................................................................................. 13
2.3. Đặc điểm tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Long An ................... 15
2.3.1. Khái quát về tỉnh Long An ........................................................................ 15
2.3.1.1. Lịch sử hình thành tỉnh Long An ............................................................ 15
2.3.1.2. Vị trí địa lý .............................................................................................. 15
2.3.2. Tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái tỉnh Long An ............................... 16

v


2.3.2.1. Tiềm năng phát triển Du lịch của tỉnh Long An .................................... 16
2.3.2.2. Các điểm du lịch nổi tiếng ..................................................................... 17
2.3.2.3. Dự án, chính sách, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Long An ............. 19
2.4. Đặc điểm của KBT ĐNN Láng Sen – tỉnh Long An .................................... 22
2.4.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 22
2.4.2. Quá trình hình thành................................................................................... 24
2.4.3. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 25
2.4.3.1. Địa hình .................................................................................................. 25
2.4.3.2. Đất đai - Thổ nhưỡng ............................................................................ 26
2.4.3.3. Khí hậu thời tiết...................................................................................... 27
2.4.3.4. Thủy văn................................................................................................. 27
2.4.3.5. Tài nguyên Động – Thực vật ................................................................. 28
2.4.3.5.1. Tài nguyên Động vật ........................................................................... 29

2.4.3.5.2. Tài nguyên Thực vật ........................................................................... 30
2.4.4. Đặc điểm kinh tế xã hội KBT và vùng phụ cận ........................................ 31
2.4.4.1. Tình hình kinh tế .................................................................................... 31
2.4.4.2. Các cơ sở kinh tế chủ yếu ...................................................................... 31
2.4.4.2.1. Nông lâm nghiệp, thủy sản .................................................................. 31
2.4.4.2.2. Công nghiệp – TTCN .......................................................................... 32
2.4.4.2.3.Thương mại – dịch vụ ........................................................................... 33
2.4.5. Dân số - Dân tộc ........................................................................................ 33
2.4.6. Hiện trạng sử dụng đất KBT ..................................................................... 33
2.4.7. Các dự án đầu tư, qui hoạch khu vực đất ngập nước Láng Sen ................ 34
Chương 3: MỤC TIÊU – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 37
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 37
3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 37
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................................ 37
3.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học ................................................................ 38

vi


3.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................. 38
3.3.4. Phương pháp phân tích SWOT .................................................................. 38
3.3.5. Phương pháp tra cứu và khảo sát bản đồ ................................................... 39
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 39
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

40

4.1. Tài nguyên DLST và hiện trạng phát triển DLST tại khu vực đất ngập nước
Láng Sen – tỉnh Long An .................................................................................... 40

4.1.1. Tài nguyên DLST tại khu vực đất ngập nước Láng Sen............................ 40
4.1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................... 40
4.1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................... 48
4.1.2. Hiện trạng phát triển DLST tại khu vực đất ngập bước Láng Sen – tỉnh Long
An ........................................................................................................................ 51
4.1.2.1. Hệ thống giao thông ............................................................................... 51
4.1.2.2. Hệ thống điện ......................................................................................... 52
4.1.2.3. Hệ thống nước ........................................................................................ 52
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ Du lịch ............................................................... 52
4.1.2.5. Hoạt động lũ hành .................................................................................. 53
4.1.2.6. Các loại hình và sản phẩm du lịch ......................................................... 53
4.1.2.7. Ban quản lý khu vực đất ngập nước Láng Sen ..................................... 54
4.1.2.8. Tình hình hoạt động du lịch ................................................................... 54
4.2. Kết quả điều tra xã hội học .......................................................................... 54
4.2.1. Kết quả điều tra du khách.......................................................................... 54
4.2.2. Kết quả điều tra chính quyền địa phương ................................................. 57
4.2.3. Kết quả điều tra người dân tại khu vực Láng Sen..................................... 59
4.3. Kết quả phân tích SWOT và đề xuất các giải pháp phát triển DLST .......... 61
4.3.1. Kết quả phân tích SWOT .......................................................................... 61
4.3.1.1. Điểm mạnh ............................................................................................. 61
4.3.1.2. Điểm yếu ................................................................................................ 62
4.3.1.3. Cơ hội ..................................................................................................... 62

vii


4.3.1.4. Thách thức ............................................................................................... 63
4.3.2. Các giải pháp phát triển DLST tại khu vực đât ngập nước Láng Sen ...... 63
4.3.2.1. Giải pháp phát huy điểm mạnh tận dụng thời cơ ................................... 63
4.3.2.2. Giải pháp không để điểm yếu làm mất thời cơ ...................................... 64

4.3.2.3. Giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách .......................... 64
4.3.2.4. Giải pháp không để thủ thách bộc lộ điểm yếu ...................................... 65
4.3.3. Tích hợp các giải pháp ............................................................................... 65
4.3.3.1. Những giải pháp ưu tiên nhất ................................................................. 65
4.3.3.2. Những giải pháp ưu tiên tiếp theo .......................................................... 66
4.3.3.3. Những giải pháp cần được xem xét ....................................................... 66
4.4. Đề xuất kế hoạch chiến lược quản lý và phát triển khu vực đất ngập nước Láng
Sen thành khu Du lịch sinh thái .......................................................................... 69
4.4.1.Một số đề xuất để phát triển ....................................................................... 69
4.4.1.1. Bảo vệ yếu tố sinh thái đặc thù của khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen –
tỉnh Long An ....................................................................................................... 70
4.4.1.2. Về yếu tố con người trong DLST ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen –
tỉnh Long An ....................................................................................................... 70
4.4.1.2.1. Đối với đội ngũ cán bộ quản ký và hướng dẫn du lịch sinh thái ........ 70
4.4.1.2.2. Đối với khách du lịch .......................................................................... 71
4.4.1.2.3. Đối với những cư dân địa phương ...................................................... 71
4.4.1.3. Về yếu tố xây dựng cơ sở hạ tầng .......................................................... 73
4.4.1.4. Việc xây dựng quản bá thương hiệu ...................................................... 73
4.4.2. Một số giải pháp khác nhằm phát triển DLST khu vực đất ngập nước Láng
Sen ........................................................................................................................ 74
4.4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................... 74
4.4.2.2. Giải pháp kết nối khu du lịch với các điểm du lịch khác trong khu vực lân
cận ....................................................................................................................... 75
4.4.2.3. Giải pháp về quy hoạch .......................................................................... 76
4.4.2.4. Giải pháp cảnh quan ............................................................................... 79

viii


4.4.2.5. Giải pháp về đào tạo............................................................................... 81

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 82
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 82
5.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 83
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 85
Phụ lục

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 – Bản đồ tỉnh Long An ......................................................................... 15
Hình 2.2 – Làng nổi Tân Lập .............................................................................. 17
Hình 2.3 – Làng nổi cổ Phước Lộc Thọ .............................................................. 18
Hình 2.4 – Núi đất ............................................................................................... 18
Hình 2.5 – Khu DLST Đồng Tháp Mười ............................................................ 19
Hình 2.6 –Bảng đồ vị trí KBT đất ngập nước Láng Sen ..................................... 23
Hình 2.7 – Bản đồ KBT đât ngập nước Láng Sen............................................... 23
Hình 2.8 – Đầm lầy ngập nước............................................................................ 26
Hình 2.9 – Đất ven sông ...................................................................................... 26
Hình 2.10 - Đất trên các gò ................................................................................ 26
Hình 2.11 –Mùa nắng trên đồng cỏ ..................................................................... 27
Hình 2.12 – Cánh đồng mùa nước nổi................................................................. 28
Hình 2.13 – Kênh 79 ........................................................................................... 28
Hình 2.14 – Cá lóc ............................................................................................... 29
Hình 2.15 – Rùa ................................................................................................... 29
Hình 2.16 – Rắn ................................................................................................... 30

Hình 2.17 – Đàn cò .............................................................................................. 30
Hình 2.18 – cây gáo ............................................................................................. 30
Hình 2.19 – Trâm bầu ba lá ................................................................................. 30
Hình 2.20 – Cây tràm .......................................................................................... 31
Hình 4.1 – Rái cá vuốt bé .................................................................................... 41
Hình 4.2 – Cua đinh............................................................................................. 41
Hình 4.3 – Chàng xanh ........................................................................................ 41
Hình 4.4 - Cá Hô ................................................................................................ 41
Hình 4.5 – Cò lửa ................................................................................................ 42
Hình 4.6 – Cò ...................................................................................................... 42

x


Hình 4.7 - Sếu đầu đỏ ......................................................................................... 42
Hình 4.8 – Tổ chim .............................................................................................. 42
Hình 4.9 – Dơi ..................................................................................................... 42
Hình 4.10 – Kênh đào .......................................................................................... 43
Hình 4.11 - Đai rừng ven sông, rạch .................................................................. 43
Hình 4.12 – Đồng lúa ma .................................................................................... 44
Hình 4.13 – Đồng cỏ năng ................................................................................... 44
Hình 4.14 – Rừng tràm ........................................................................................ 45
Hình 4.15 – Đầm sen ........................................................................................... 45
Hình 4.16 – Đê nhân tạo ...................................................................................... 47
Hình 4.17 – Quan cảnh Láng Sen buổi bình minh .............................................. 47
Hình 4.18 –Chiếc cầu bắt qua con rạch ............................................................... 48
Hình 4.19 – Con đường dạo ................................................................................ 48
Hình 4.20 – Giăng câu thả lưới ........................................................................... 48
Hình 4.21 – Hái bông điên điển........................................................................... 49
Hình 4.22 – Mật ong rừng và cá lóc nướng......................................................... 49

Hình 4.23 – Hái sen ............................................................................................. 50
Hình 4.24 – Đám cưới trên sông ......................................................................... 50
Hình 4.25 – Quốc lộ 62 ....................................................................................... 51
Hình 4.26 – Đường kênh 79 ................................................................................ 51
Hình 4.27 – Kênh rạch trong KBT ...................................................................... 51
Hình 4.28 – Cổng vào .......................................................................................... 52
Hình 4.29 – Bến ................................................................................................... 53
Hình 4.30 – Tác rán ............................................................................................. 53
Hình 4.31 – Các tuyến du lịch ............................................................................ 75
Hình 4.32 – Bản đồ phân khu chức năng ............................................................ 76
Hình 4.33 – Bản đồ quy hoạch các tuyến đường ............................................... 78
Hình 4.34 – Khu hành chính - nghỉ dưỡng .......................................................... 79
Hình 4. 35 – Cảnh một góc chòi nghỉ.................................................................. 80

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST : Du lịch sinh thái.
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
KBT: Khu bảo tồn
ĐNN: Khu bảo tồn đất ngập nước.
UBND: Uỷ Ban Nhân Dân.
VQG: Vườn quốc gia
CSHT – CSVC: Cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất.
SWOT: Strenghs (S: điểm mạnh), Weaknesses (W: điểm yếu), Opportunities (O: cơ
hội), Threats (T: thách thức).

xii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1 – Bảng tóm tắt vị trí địa lý KBT ĐNN Láng Sen ................................ 24
Bảng 4.1 – kết quả điều tra khách du lịch ........................................................... 55
Bảng 4.2 – Kết quả điều tra chính quyền địa phương ......................................... 58
Bảng 4.3- Kết quả điều tra người dân.................................................................. 60
Bảng 4.4 – Tóm tắt kết quả phân tích SWOT ..................................................... 67
Bảng 4.5 – Tóm tắt các giải pháp phát triển Láng Sen........................................ 68

xiii


Chương1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn xưa con người với trí tuệ và ham muốn tìm kiếm và khám phá những
chân trời mới đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình trên toàn thế
giới. Theo tạp chí Người Đưa Tin của UNESSCO đã viết : “ Cuộc phiêu lưu giờ
đây không còn những chân trời địa lý, không còn những lục địa trinh bạch, không
còn những đại dương chưa ai biết tới, không còn những hòn đảo bí ẩn. Vậy mà, về
nhiều mặt, các dân tộc vẫn còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hi
vọng ẩn giấu, những xác tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là thứ mà những
dân tộc khác chẳng mấy biết đến” (12/1989) các nhà du lịch thời nay vẫn mang
nguyên ven trong mình trái tim nóng bỏng lòng đam mê khám phá những chân trời
xa lạ, những núi cao, vực thẩm, những song dài biển rộng… Tiếng gọi của thiên
nhiên hùng vĩ , của rừng vàng biển bạc vẫn còn vang vọng và lôi kéo bước chân của
những “ kẻ lang thang trên bước đường du ngoạn”. Thêm vào đó, con người luôn bị

quyến rũ bới những gì đối lập với thực tế mình đang sống, họ khác khao một cảm
giác mới lạ, một chất xúc tác mới cho cuộc sống và sự hiểu biết của mình. Khi ống
khỏi của các nhà máy, các xí nghiệp ngày một vương cao chiếm lĩnh dần khoảng
xanh của bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa trở thành xu hướng
chung, các khu công nghiệp tập trung, các nhà cao tầng và khói bụi giao thông tràn
ngập khắp nơi thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là một tất yếu. Chính vì vậy, trào lưu
DLST đã và đang phát triển mạnh ở nhiều quốc gia dưới góc độ tiếp cận này.
Du lịch sinh thái ra đời vào cuối những năm 80 và phát triển mạnh mẽ trong
vài năm trở lại đây. Nó trở thành một trào lưu mới đang thu hút du khách các nơi
trên thế giới, con người sống giữa một nền văn minh công nghiệp, với những tiếng
ồn và khói bụi, cộng với nhịp độ sống cao, bỗng cảm thấy thiếu một khoảng trời
xanh với bầu không khí trong lành… Nắm bắt được nhu cầu đó các hãng lữ hành

1


trên thế giới đã và đang xây dựng các chương trình du lịch sinh thái để thu hút du
khách.
Trên thế giới, với một số quốc gia như Kenya, Ecuado, Nepal, Costarica,
Madagasxca,…DLST không phải là hoạt động bên lề nữa, nó thật sự là một nguồn
lợi quốc gia đem lại một khoản ngoại tệ lớn cho nguồn ngân sách quốc gia.
DLST không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch dựa vào thiên nhiên
nhằm vào các mục tiêu kinh tế, mà DLST còn có tầm quan trọng trong việc bảo tồn
môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa bản địa của các dân tộc, phát triển kinh tế
- xã hội của các quốc gia. Vì vậy, DLST theo tổ chức DLST quốc tế là: “Loại hình
DLST là loại hình du lịch có trách nhiêm với giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi
trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa”.Nhận thức được
tầm quan trọng do DLST mang lại nên Liên Hiệp Quốc đã quyết định lấy năm 2002
làm năm Quốc tế về Du Lịch Sinh Thái.
Theo đánh giá của hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), DLST

đang có chiều hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng
mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh
thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về du lịch sinh thái và thu hút được
nguồn khách lớn, lâu dài và ổn định.
Tự hào về đất nước Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
được phân bố hài hòa, hợp lý giữa các miền, các khu vực là tiềm năng lớn của đời
sống kinh tế xã hội vào trào lưu và nhu cầu trên thế giới. Dọc theo chiều dài đất
nước từ Sapa – Bắc Hà của Tây Bắc qua Tam Đảo Ba Bể đến Hạ Long – Cát Bà ở
Đông Bắc Việt Nam, xuống Ba Vì, Cúc Phương, qua miền trung có Huế - Sơn Trà,
lên Tây Nguyên có Đà Lạt – Buôn Đôn (Dak Lak), vô miền nam có Cần Giờ - Vũng
Tàu – đồng bằng Sông Cửu Long… Tất cả đền có thể xây dựng và phát triển DLST
với việc kết hợp các yếu tố tài nguyên tự nhiên và nhân văn trong các hoạt động du
lịch đưa con người đến với cảnh quan, khí hậu, các giá trị văn hóa lịch sử. Các KBT
tự nhiên, các vườn quốc gia như Pù Mát, Phong Nha- Kẽ Bàng, Bạch Mã, Bà Nà,
Yok Don, Cát Tiên, Dakina – Suối Vàng, U Minh, Côn Đảo… Hệ thống bãi biển,

2


đảo kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên, từ Cô Tô đến Phú Quốc cũng được nhìn nhận
như nguồn tài nguyên có giá trị đặt trưng cho hoạt động du lịch sinh thái. Vì thế ở
nước ta hiện nay DLST đang là một lĩnh vực mới và phát triển mạnh mẽ nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch
sinh thái ra đời. Du khách nước ngoài tìm đến Việt Nam nhằm tìm đến với thiên
nhiên, cây cỏ với đời sống dân dã vốn xa lạ với nếp sống công nghiệp của người
Tây phương. Nằm trong hệ thống các KBT thiên nhiên KBT ĐNN Láng Sen thuộc
vùng trũng của Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An có hệ sinh thái đa dạng. Láng Sen
với những cánh rừng tràm bạt ngàn, thoang thoảng hương thơm với từng đàn ong
mật lượn quanh, những cánh đầm sen rộng lớn với muôn vàn đoá hoa sen khoe sắc
dưới ánh nắng vàng, Láng Sen còn là nơi có hệ động vật đa dạng nhiều loài nằm

trong sách đỏ Việt Nam, thảm thực vật tự nhiên ven sông rạch phong phú. Với hệ
sinh thái đa dạng, KBT ĐNN Láng Sen là một trong những địa chỉ DLST hấp dẫn.
Với tính đa dạng sinh học ở Láng Sen, việc bảo tồn sự đa dạng sinh học và các hệ
sinh thái vùng đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Đồng Tháp Mười góp phần vào
việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, văn hóa cho một vùng đất ngập nước lưu vực
sông Mekong.
Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư xây dựng và phát triển DLST KBT ĐNN
Láng Sen có nhiều vấn đề đặt ra, như: môi trường, giao thông vận tải, nhân lực…
Vì vậy, đề tài “KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN- TỈNH
LONG AN” trên cơ sở phân tích hiện trạng DLST tại KBT ĐNN Láng Sen để đưa
ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước yêu cầu phát triển du
lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặt thù, xây dựng đội ngũ cán bộ quản
lý và các vấn đề cộng đồng xã hội tại nơi xây dựng khu du lịch sinh thái…Qua đề
tài lần này hy vọng sẽ mang đến một con đường phát triển mới trên nguyên tắc bảo
tồn thiên nhiên cho khu vực đât ngập nước Láng Sen cũng như khu vực Đồng Tháp
Mười.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về du lịch và DLST
2.1.1. Du lịch.
2.1.1.1. Khái niệm chung về du lịch
Ở mối quốc gia đều có những quan niệm lý thú về du lịch. Không quan niệm
nào giống quan niệm nào, mối quan niệm đều thể hiện một phần nào đó về du lịch.
Mỗi quan niệm của mỗi quốc gia là mỗi khía cạnh của du lịch. Nhưng nếu nhìn một
cách tổng quát, tập hợp những quan niệm này thì ta sẽ thấy rõ hơn về khái niệm du

lịch.
Tuy nhiên trong vòng 6 thập kỉ vừa qua. Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế
các tổ chức du lịch IUOTO (International of Union Official Travel Organization)
năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn được tranh luận. Trong những
hoàn cảnh (thời gian, không gian) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác
nhau, mỗi quốc gia và mỗi nhà nghiên cứu đều có những cách biểu hiện khác nhau
về khái niệm du lịch. Đầu tiên du lịch được hiểu là việc đi lại của một cá nhân hay
một nhóm người rời khỏi chổ ở của mình để đi đến những khu vực xung quanh để
nghỉ ngơi, thư giản, khám phá những điều mới lạ hay để chữa bệnh. Theo tổ chức
du lịch thế giới (WTO), khái niệm du lịch được mở rộng thêm rất nhiều: “Du lịch là
hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của
con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi giải trí hay các mục đích khác ngoài
các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm”.
Trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (tập 1, Hà Nội, 1996), khái niệm
du lịch được chia làm 2 nội dung. Trước hết, du lịch là một ngành nghĩ dưỡng sức,
tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
tham quan những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cồng trình văn hóa nghệ

4


thuật…về mặt kinh tế - xã hội, du lịch được xem là một ngành kinh doanh tổng hợp
có hiệu quả cao về nhiều mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch
sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước,
đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình. Ngoài ra du lịch còn là
một lĩnh vực kinh doanh giải trí mang lại hiệu quả cao, có thể coi là hình thức xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chổ.
Như vậy, khái niệm du lịch có thể được xác định như sau: “ du lịch là một
dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại
tạm thời bên ngoài noi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển

thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo
việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” (I.I Pirogionic, 1985).
2.1.1.2. Các loại hình Du lịch.
2.1.1.2.1. Trên thế giới
Hoạt động du lịch có tính đa dạng và phong phú. Có nhiều cách phân loại loại
hình du lịch, ở những góc độ khác nhau ta có những tiêu chí khác nhau để phân biệt.
Theo Đại từ điển bách khoa toàn thư – Wikipedia, các loại hình du lịch được phân
loại như sau: Du lịch mạo hiểm, du lịch nông trại hay đồng quê, du lịch văn hóa, du
lịch đến những điểm bị thảm họa, du lịch sinh thái, du lịch di sản, du lịch vũ trụ,
điện ảnh đi trước du lịch theo sau…vv .
Ngoài các du lịch trên, ở mỗi quốc gia đều có cho mình những đặc trưng của
các loại hình du lịch.
2.1.1.2.2. Ở Việt Nam.
Đối với nhiều quốc gia, nhiều địa phương, ngành du lịch đã và đang trở thành
kinh tế mũi nhọn. Hoạt động của du lịch phát triển theo hướng bền vững mang lại
những lợi ích thiết thực cho cộng đồng, chẳng những không phá hủy hoặc làm suy
thoái các nguồn tài nguyên du lịch, mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng về kinh tế,
xã hội và môi trường.
Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch đang là nổ lực của các
nước trên thế giới nhằm hấp dẫn du khách, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ,

5


nhất lừ khi chúng ta đang nhắm tới những mục tiêu vào năm 2010: Thủ đô cùng cả
nước long trọng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thiên nhiên ban tặng nguồn tài
nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng. Bên
cạnh đó, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông đã để lại cho
chúng ta những di tích lịch sử - văn hóa quý giá. Bởi vậy loại hình du lịch đã và

đang phát triển đầu tiên phải kể đến là: Tham quan di tích – thắng cảnh, du lịch lễ
hội, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưởng và chữa bệnh, du lịch dựa vào cộng đồng ,
du lịch hoa ở Đà Lạt, Hà Nội, TPHCM, tham quan các trại điêu khắc ở Huế, Đà
Nẳng, Phú Thọ.., du lịch làng nghề, du lịch mua sắm, du lịch ẩm thực, du lịch mạo
hiểm, du lịch thể thao…vv
2.1.2. Du lịch sinh thái.
2.1.2.1. Khái niệm DLST.
DLST là một loại hình du lịch thiên nhiên. DLST đã và đang trên đà chuyển
mình và trở nên phổ biến đối với những người yêu thiên nhiên, thích khám phá
những điều mới mẻ trong thiên nhiên. Có thể nói DLST xuất phát từ những trăn trở
về môi trường, kinh tế - xã hội – một trong những cách thức để trả nợ cho môi
trường tự nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại.
DLST là khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan
tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái
niệm rộng được hiểu theo nhưng cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác
nhau.
DLST bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có người quan niệm du
lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực
đến sự tồn tại và phát triển của sinh thái, nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có
ý kiến cho rằng: DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du
lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.
Định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nhất là của Honey (1999): “ DLST là du
lịch tới những vùng nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích

6


nhằm gây ra tác hại và với qui mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để
bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đêm lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người
dân và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người.”

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ
XX, cũng có nhiều điểm chưa thống nhất.
Trong lần hội thảo về “ xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ
ngày 7/9/1999 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là: DLST là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường,
có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương.
Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng: quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, một
mặt góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Mặt khác, nó cũng gây ra những vấn đề cho môi trường sinh thái: tài nguyên sinh
vật đa dạng sinh học đã và đang bị đe dọa đến mức báo động, các dạng tài nguyên
môi trường đất, nước, không khí cũng đang trên đà suy thoái và ô nhiểm.
Cho đến nay, khái niêm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn
tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số các ý kiến cuả
các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào
thiên nhiên, hổ trợ các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng
bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn
giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên
và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ
sinh thái và văn hóa bản địa. DLST nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải
hội tụ các yếu tố cần, đó là: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; trách nhiệm
tới xã hội và cộng đồng.
Cứu thiên nhiên bằng cách du lịch hóa vào trong điều kiện thiên nhiên đó
không còn là cách thức mới mẻ đối với các doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên, để
cứu nó đúng nghĩa đang là vấn đề đang làm đau đầu nhiều nhà điều hành và quản lý

7



du lịch. DLST chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa phương, đây là một sự thu
hút hấp hẫn đối với các nước đang phát triển. DLST tạo nên những khao khác và
thõa mãn về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên nhiên và từ đó mới thôi thúc
được ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên tự
nhiên và văn hóa thẩm mỹ.


Các nguyên tắc cơ bản của DLST:
- Giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao sự hiểu biết về môi trường, qua đó tạo

ý thức tham gia vào các nổ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì HST: Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì HST là
những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng: Đây được xem là một trong
những nguyên tắc quan trong đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản
địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của HST ở một
khu vực cụ thể.
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng đại phương: Đây vừa
là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST.
Đảm bảo qui mô (sức chứa): HST đặc thù của lảnh thổ du lịch không chấp nhận
lượng du khách vượt quá ngưỡng chịu đựng vốn có của hệ.
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002.)
2.1.2.2. Đặt trưng cơ bản của Du lịch sinh thái:
- Tính đa ngành: Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan nhiều
ngành quản lý (cảnh quan tự nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các
dịch vụ kèm theo). Mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông
qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch ( điện, nước, nông sản, hàng
hóa,…)
- Tính đa thành phần: Gồm nhiều bên liên quan như: Khách du lịch, những
người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính

phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.

8


- Tính đa mục tiêu: Bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao
chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du
lịch, mở rộng sự giao lưu kinh tế, văn hóa và nâng cao trách nhiệm trong xã hội về
bảo tồn.
- Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các
điểm du lịch của một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.
Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ
cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao
theo mùa…hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…
- Tính chi phí: Mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch không
phải là mục tiêu kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: Thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào
hoạt động du lịch.


DLST cũng hàm chứa những đặc trưng riêng:
- Tính giáo dục cao về môi trường: DLST đặc biệt quan tâm đến bảo tồn và

bảo vệ môi trường , DLST được xem là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục
tiêu phát triển du lịch với mục tiêu bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vàduy trì tính da dạng
sinh học: Qua tác dụng giáo dục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường hình
thành ý thức bảo vệ thúc đẩy các hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Góp phần nâng cao hơn nữa nhận
thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhận cho cộng đồng.

(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002.)
2.1.2.3. Các tài nguyên Du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm các
tuyến hoặc các khu Du lịch sinh thái; bao gồm: các cảnh quan thiên nhiên, các di
tích lịch sử, các giá trị nhân văn, các cồng trình sáng tạo của nhân loại cá thể được
sử dung nhằm thõa mãn nhu cầu vè du lịh sinh thái.

9


2.1.2.3.1. Tài nguyên DLST tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên đều là tài nguyên DLST tự nhiên ở dạng đang được sử
dụng trực tiếp vào hoạt động du lịch hoặc ở dạng tiềm năng.
Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên
nhiên, các khu dự trữ sinh quyển…); Các hệ sinh thái nông ngiêp (vườn cay ăn trái,
làng hoa…)
Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị lớn trong việc thu hút khách du lịch: địa
hình núi cho người leo núi, cho DLST; sông suối đẹp, các mạch nước, ghềnh thác;
các hồ trên núi, các bãi biển – bờ biển; các khu vườn quốc gia, khu bảo tòn động
vật, thực vật quý; các yếu tố khí hậu đặc biệt cho du lịch như: nhiệt độ không khí,
sự trong lành, mức độ chiếu sáng, các cảnh quan văn hóa thẩm mỹ.
2.1.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn:
Tài nguyên DLST nhân văn gồm có di sản văn hóa, di sản hạ tầng cơ sở.
Di sản văn hóa: Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn liền
với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như: Các phương thức canh tác,
các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc… những công trình và di tích kỷ niêm
lịch sử, những di tích văn hóa đã được xếp hạng, thắng cảnh và những kiến trúc địa
phương, văn hóa dân gian,…
Di sản hạ tầng: đướng xá, công trình hạ tầng, công viên cho giải trí du lịch,…

2.1.2.4. Phát triển DLST bền vững:
Theo hội đồng thế giới về môi trường và phát triển, thì: “ PTBV là sự phát triển đáp
ứng các nhu cầu của xã hội, mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu
của thế hệ tương lai.”
“ Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và
môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” ( Allen K.,
1993).

10




Một số nguyên tắc cơ bản để phát triển du lịch sinh thái bền vững:

- Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, gìn giữ toàn vẹn sinh thái để đảm
bảo thỏa mãn lâu dài của khác, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng có nguồn thu đảm
bảo cho các hoạt động phát triển du lịch.
- Phát triển du lịch hợp lý với quy hoạch kinh tế - xã hội bởi du lịch là một
ngành kinh tế tổng hợp có tính liên vùng, liên ngành và xã hội hóa cao.
Phát triển cộng đồng để nâng cao khả năng tham gia hoạt động du lịch của người
dân địa phương.
- Bảo vệ bản sắc văn hóa, tránh những tác động tiêu cực của văn hóa ngoại lai,
không để các giá trị văn hóa bị thương mại hóa.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ giá trị văn hóa của
khách du lịch, cộng đồng địa phương.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.
(Nguồn: Phạm Trung Lương, 2002.)
2.1.2.5. Hiện trạng DLST ở Việt Nam:
 Thuận lợi:

- Nhu cầu trở về với thiên nhiên càng trở nên bức bách. Dó đó du lịch sinh thái
trở thành ngành “ công nghiệp không khói” đang được nhà nước quan tâm đầu tư,
vừa để phát triển du lịch, vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững. Vì nước
Việt Nam ta đang có vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi như: có rừng, có
núi, sông suối dồi dào và những biển đẹp, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc
trưng tập trung các loaig động vật, thực vất quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới
hoặc di sản thế giới. Ngoài ra còn có các tài nguyên du lịch văn hóa như: đình chùa,
di tích lịch sử, di tích khảo cổ, lễ hội...
- Trong năm 2002, du lịch tăng 11-12% lượng khách quốc tế, đã chứng tỏ tiềm
năng kinh tế về ngành du lịch là rất lớn, trong đó du lịch sinh thái tại các khu bảo
tồn thiên nhiên đều tăng nhiều như: Phú Quốc có hơn 25.000 du khách đến từ Thái
Lan…

11


×