CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
...............................
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TT NCTH&CGCN KT-TC
Hải Dương, ngày …… tháng ……năm 201…
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Xây dựng hệ thống bài thực hành Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa
cho ngành Kế toán tại ................................
- Mã số:
- Chủ nhiệm: ............................
- Cơ quan chủ trì: ...............................
- Thời gian thực hiện:
tháng. Từ tháng
năm 201 đến tháng
năm 201
2. Mục tiêu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán Vật tư - Hàng hóa trong doanh nghiệp;
- Đánh giá thực trạng giảng dạy thực hành kế toán Vật tư - Hàng hóa cho ngành
Kế toán tại ...............................;
- Xây dựng hệ thống bài thực hành chuyên đề Vật tư - Hàng hóa cho ngành Kế
toán tại ................................
3. Tính mới và sáng tạo
Đề tài khái quát được những nội dung lý thuyết và bài tập thực hành cơ bản
nhất về Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa, chỉ rõ thực trạng, ứng dụng nội dung Chuyên đề
Vật tư - Hàng hóa vào công tác giảng dạy tại ..............................., trên cơ sở đó đưa ra
được các đề xuất về xây dựng hệ thống bài tập thực hành Chuyên đề Vật tư – Hàng
hóa cho sinh viên ngành Kế toán tại ...............................
Phục vụ công tác giảng dạy thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Kế toán tại
................................
4. Kết quả nghiên cứu
Phục vụ công tác giảng dạy thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Kế toán tại
................................
i
5. Sản phẩm
Bài thực hành chuyên đề Vật tư - Hàng hóa trong doanh nghiệp.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng
- Hiệu quả: Sử dụng để giảng dạy cho sinh viên ngành Kế toán bậc đại học.
Sinh viên được bổ sung những kiến thức mới giúp rèn luyện được kỹ năng, tính linh
hoạt, bắt kịp những kiến thức thực tế và việc vận dụng các quy định mới, đáp ứng
được yêu cầu khi làm việc, tạo thêm cơ hội tìm việc làm, làm cơ sở nghiên cứu, học
tập ở các cấp học cao hơn.
- Phương thức chuyển giao và phạm vi áp dụng: Nhà trường ký hợp đồng
NCKH với chủ để tài, sau khi nghiệm thu, đề tài có thể ứng dụng vào giảng dạy thực
hành cho sinh viên ngành Kế toán tại ................................
Trưởng đơn vị
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
(ký, họ và tên)
............................
ii
...............................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ:
TÊN ĐỀ TÀI:
“Xây
dựng hệ thống bài thực hành chuyên đề Vật tư - Hàng
hóa cho ngành Kế toán tại ...............................”.
LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Tự nhiên
Kỹ thuật
Môi trường
Cơ bản
Kinh tế; XH-NV
Nông lâm
ATLĐ
Ứng dụng
Giáo dục
Y Dược
Sở hữu trí tuệ
Triển khai
THỜI GIAN THỰC HIỆN
tháng. Từ tháng
năm 201
đến tháng
năm 201
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Tên cơ quan: ...............................
Điện thoại: 0220 3866 258; 0220 3861 121; Fax: 0220 3861249
Địa chỉ: Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: ............................
Chức danh khoa học: Giảng viên
Học vị: Thạc sỹ
Đơn vị công tác: Trung tâm Nghiên cứu – Thực
Năm sinh: 1987
hành – Chuyển giao công nghệ Kế toán – Tài
Di động: 0976.301.140
chính; Ngân hàng và Thị trường chứng khoán
E-mail:
NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
iii
TT
Họ và tên
1
............................
Đơn vị công tác và
Nội dung nghiên cứu cụ
Chữ
lĩnh vực chuyên môn
Trung tâm Nghiên cứu –
thể được giao
Xây dựng hệ thống bài
ký
Thực hành – Chuyển giao
thực hành chuyên đề Vật
công nghệ Kế toán – Tài
tư - Hàng hóa cho ngành
chính; Ngân hàng và Thị
Kế
trường chứng khoán
toán
tại ...............................
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
trong và ngoài nước
- ...............................
Nội dung phối hợp nghiên cứu
Họ và tên người đại
diện đơn vị
- Cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thời TS. Phạm Đức Bình
gian để hoàn thành đề tài
- Một số doanh nghiệp - Cung cấp thông tin, tài liệu chứng từ, Giám đốc các doanh
trên địa bàn tỉnh Hải sổ sách tại các doanh nghiệp
nghiệp
Dương
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC
Ngoài nước
Những lý luận cơ bản về kế toán Vật tư - Hàng hóa đã được rất nhiều tác giả nước
ngoài nghiên cứu. Trên thế giới có rất nhiều những công trình nghiên cứu về các công cụ
quản trị doanh nghiệp. Những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện tại các quốc gia có
nền kinh tế phát triển với các phương pháp quản trị hiện đại, tiên tiến;
- Hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).
Trong nước
- Trong thực tế hiện nay sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập kinh tế thế giới ngày
càng sâu rộng, để đáp ứng được yêu cầu đó thì chế độ kế toán của nước ta cũng thường
xuyên có những sửa đổi, bổ sung. Các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước nói chung
và ............................... cần phải thường xuyên đổi mới: Đào tạo theo hướng lý thuyết gắn
liền với thực hành, kết hợp với nghiên cứu khoa học, thường xuyên cập nhật đầy đủ các chế
độ chính sách mới để sinh viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị sử dụng lao
động;
- Luật Kế toán số 88/2016/QH13, ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2015; quy định về
nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh
iv
dịch vụ kế toán, quản lý Nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán;
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 (VAS 02) - Hàng tồn kho;
- Chuẩn mực kế toán quốc tế số 02 (IAS 02) – Hàng tồn kho
Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những
thành viên tham gia nghiên cứu
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Năm học 2016 - 2017 là năm học thứ sáu ............................... đào tạo bậc đại học
ngành Kế toán. Việc xây dựng, biên soạn đề cương bài giảng các Chuyên đề trước khi lên
lớp là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giảng viên; việc đổi mới phương pháp soạn giảng,
hướng dẫn sinh viên học tập theo hướng lý thuyết gắn liền với thực hành, kết hợp với nghiên
cứu khoa học để đưa vào giảng dạy là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Nhà trường yêu cầu toàn bộ giảng viên trong Trường
phải đổi mới phương pháp soạn giảng.
Vì vậy, đề tài “Xây dựng hệ thống bài thực hành chuyên đề Vật tư - Hàng hóa cho
ngành Kế toán tại ..............................." là hết sức cần thiết phù hợp với yêu cầu thực tế.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Biên soạn được bộ tài liệu giảng dạy, học tập gồm: Hệ thống bài thực hành chuyên đề
Vật tư - Hàng hóa cho ngành Kế toán tại ................................ Sử dụng để giảng dạy cho sinh
viên ngành Kế toán bậc đại học. Sinh viên được bổ sung những kiến thức mới giúp rèn luyện
được kỹ năng, tính linh hoạt, bắt kịp những kiến thức thực tế và việc vận dụng các quy định
mới, đáp ứng được yêu cầu khi làm việc, tạo thêm cơ hội tìm việc làm, làm cơ sở nghiên
cứu, học tập ở các cấp học cao hơn.
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các kiến thức bài tập, thực hành kế toán tài chính được trình bày trong các giáo trình đã
được xuất bản của Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế TP.Hồ
Chí Minh… các chế độ, chuẩn mực, thông tư, và tìm hiểu thực tế hạch toán kế toán một số
doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu kiến thức thực hành chuyên đề Vật tư – Hàng hóa dưới
góc độ kế toán.
CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cách tiếp cận
v
- Tiếp cận các thông tư mới được cập nhật hàng ngày.
- Tìm hiểu, bổ sung các kiến thức chênh lệch còn thiếu trong thực tế với kiến thức lý
luận tại một số doanh nghiệp sản xuất và thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra, so sánh, thu thập tài liệu,
so sánh lý thuyết với thực tế để rút ra kết luận.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Nội dung nghiên cứu
1. Báo cáo: Xây dựng hệ thống bài thực hành chuyên đề Vật tư - Hàng hóa cho ngành Kế
toán tại ...............................”. Cụ thể:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Một số vấn đề về giảng dạy thực hành kế toán chuyên đề Vật tư – Hàng hóa
Chương 2: Thực trạng giảng dạy thực hành kế toán chuyên đề Vật tư – Hàng hóa cho sinh
viên ngành Kế toán tại ...............................
Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành chuyên đề Vật tư – Hàng hóa cho sinh viên
ngành Kế toán tại ...............................
KẾT LUẬN
15.2. Tiến độ thực hiện
ST
T
1
Các nội dung, công việc
thực hiện
Xây dựng thuyết minh đề tài
nghiên cứu khoa học
Sản phẩm
Thuyết minh đề
tài được phê
duyệt
Nội dung phần
2
Phần mở đầu
3
Chương 1: Một số vấn đề về
mở đầu
Báo cáo chương
giảng dạy thực hành kế toán
1
(bắt đầu-kết thúc)
Người
thực hiện
Từ tháng …/2014
................
đến tháng …/2014
............
Từ tháng …/2014
................
đến tháng …/2014
Từ tháng …/2014
............
................
đến tháng …/2014
............
Thời gian
vi
chuyên đề Vật tư – Hàng hóa
Chương 2: Thực trạng giảng dạy
thực hành kế toán chuyên đề Vật
4
tư – Hàng hóa cho sinh viên
ngành Kế toán
Báo cáo chương
Từ tháng …/2014
................
2
đến tháng …/2014
............
Báo cáo chương
Từ tháng …/2014
................
3
đến tháng …/2014
............
tại ...............................
Chương 3: Xây dựng hệ thống
bài tập thực hành chuyên đề Vật
5
tư – Hàng hóa cho sinh viên
ngành Kế toán
tại ...............................
SẢN PHẨM
Sản phẩm khoa học
þ Sách chuyên khảo
Bài báo đăng tạp chí nước ngoài
Sách tham khảo Bài báo đăng tạp chí trong nước
Giáo trình Bài đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế
Sản phẩm đào tạo
Nghiên cứu sinh Cao học
þ Đại học
Sản phẩm ứng dụng
Mẫu
Vật liệu
Thiết bị máy móc
Tiêu chuẩn
Qui phạm Sơ đồ, bản thiết kế
Tài liệu dự báo
Qui trình công nghệ
þ Phương pháp
Chương trình máy tính Bản kiến nghị
Dây truyền công nghệ
Luận chứng kinh tế
Báo cáo phân tích
Bản quy hoạch
Các sản phẩm khác: Không
Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm
STT Tên sản phẩm
Số lượng
Yêu cầu khoa học
Báo cáo đề tài NCKH cấp
trường: Xây dựng hệ thống bài
1
thực hành chuyên đề Vật tư Hàng hóa cho ngành Kế toán
01
Giảng dạy cho sinh viên ngành
Kế toán bậc Đại học
tại ................................
vii
HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội)
- Phục vụ công tác giảng dạy thực hành gắn với thực tiễn, thực tập phù hợp quan điểm,
mục tiêu đào tạo cử nhân thực hành của Nhà trường;
- Sinh viên ra trường có thể nắm vững cách hạch toán và thực hành kế toán Vật tư Hàng hóa trong doanh nghiệp.
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
Nhà trường ký hợp đồng NCKH với chủ để tài, sau khi nghiệm thu, đề tài có thể ứng
dụng Chuyển giao cho TT Nghiên cứu thực hành và Chuyển giao Kế toán - Tài chính để
phục vụ công tác giảng dạy, học tập cho sinh viên ngành Kế toán bậc Đại học
- ................................
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
Tổng kinh phí:
Trong đó:
Ngân sách Nhà nước: 5.000.000 đồng
Các nguồn kinh phí khác:
Dự trù kinh phí theo các mục chi (phù hợp với nội dung nghiên cứu):Đơn vị tính: đồng
viii
Stt
I
II
III
IV
Khoản chi, nội dung chi
Chi công lao động tham gia trực tiếp thực
hiện đề tài
Chi công lao động của cán bộ khoa học, trực
tiếp tham gia thực hiện đề tài:
(Ghi rõ nội dung công việc tương ứng với thù
lao thực hiện)
Chi thuê khoán chuyên môn
(Ghi rõ nội dung công việc tương ứng với thù
lao thực hiện)
Chi mua nguyên nhiên vật liệu
(Ghi rõ mua nguyên nhiên vật liệu gì, tương ứng
với kinh phí bao nhiêu theo đơn giá tại thời
điểm đăng ký)
Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định
Chi khác
Công tác phí
Hội nghị, hội thảo khoa học
Văn phòng phẩm, in ấn, dịch tài liệu
Nghiệm thu đề tài
Phí xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Chi khác liên quan trực tiếp đến đề tài
Tổng cộng
Ngày tháng
năm
Trưởng Đơn vị
(ký, họ và tên)
Thời
gian
thực
hiện
Tổng
kinh phí
3.000.000
Nguồn kinh phí
Kinh phí
Các
từ NSNN
nguồn
khác
3.000.000
2.000.000
2.000.000
1.000.000
1.000.000
1.500.000
500.000
500.000
200.000
200.000
1.500.000
500.000
500.000
200.000
200.000
100.000
5.000.000
100.000
5.000.000
Ngày
tháng
năm
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
Ngày
tháng
năm
Hiệu trưởng
(ký, họ và tên, đóng dấu)
ix
Ghi
chú
MỤC LỤC
TÊN ĐỀ TÀI:...............................................................................................................iii
“Xây dựng hệ thống bài thực hành chuyên đề Vật tư - Hàng hóa cho ngành Kế toán
tại ...............................”................................................................................................iii
MÃ SỐ:........................................................................................................................ iii
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU.........................................................................................iii
LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................................iii
THỜI GIAN THỰC HIỆN...........................................................................................iii
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI......................................................................................iii
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI..................................................................................................iii
NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI...................................iii
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH........................................................................................iv
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC........................................................................................iv
Ngoài nước...............................................................................................................iv
Trong nước................................................................................................................ iv
Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và
những thành viên tham gia nghiên cứu......................................................................v
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................v
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI......................................................................................................v
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................v
Đối tượng nghiên cứu................................................................................................v
Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................v
CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................v
Cách tiếp cận.............................................................................................................. v
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra, so sánh, thu thập
tài liệu, so sánh lý thuyết với thực tế để rút ra kết luận.............................................vi
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN............................................vi
Nội dung nghiên cứu.................................................................................................vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... vi
15.2. Tiến độ thực hiện.............................................................................................vi
SẢN PHẨM................................................................................................................. vii
Sản phẩm khoa học..................................................................................................vii
Sản phẩm đào tạo.....................................................................................................vii
Sản phẩm ứng dụng.................................................................................................vii
Các sản phẩm khác: Không......................................................................................vii
Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm..............................vii
HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội).....................................................viii
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG
DỤNG........................................................................................................................ viii
KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ.......................................viii
Vì vậy, đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập thực hành Chuyên đề Vật tư – Hàng hóa
cho ngành kế toán tại ...............................” là hết sức cần thiết phù hợp với yêu cầu
thực tế........................................................................................................................1
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA........................................................................59
Số: 01.15/HĐ-KT.....................................................................................................59
1/ ĐẠI DIỆN BÊN MUA: CÔNG TY CP GỖ HẢI DƯƠNG (gọi tắt là bên A)
.........................................................................................................................59
2/ ĐẠI DIỆN BÊN BÁN: CÔNG TY TNHH NAM SƠN HÀ (gọi tắt là bên B). 59
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ............................................62
1/ ĐẠI DIỆN BÊN MUA: CÔNG TY CP GỖ HẢI DƯƠNG (gọi tắt là bên A)
.........................................................................................................................62
2/ ĐẠI DIỆN BÊN BÁN: CÔNG TY TNHH NAM SƠN HÀ (gọi tắt là bên B). 62
ĐẠI DIỆN BÊN A...............................................................................................63
ĐẠI DIỆN BÊN B...................................................................................................63
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đa phần các chương trình đào tạo ngành kế toán tại các trường thường
chỉ dừng lại ở khía cạnh lý thuyết chứ chưa đặt trọng tâm đến yếu tố thực hành, ví thế,
dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp phải đào tạo lại mới sử dụng được. Chính vì điều
này đã làm cho các đơn vị tuyển dụng trở nên e dè trong việc lựa chọn mới sinh viên
tốt nghiệp vào làm tại công ty của mình.
Năm học 2015 - 2016 là năm học thứ năm ............................... đào tạo bậc đại
học ngành Kế toán. Việc xây dựng, biên soạn đề cương bài giảng các Chuyên đề trước
khi lên lớp là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên; việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, sự đột phá trong đào tạo, gắn liền giữa lý thuyết và thực hành cho phù hợp với đòi
hỏi thực tế hiện nay để đảm bảo được chất lượng đào tạo, khẳng định uy tín, thương
hiệu của Nhà trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, Nhà trường yêu cầu Trung tâm Nghiên cứu
– Thực hành – Chuyển giao công nghệ xây dựng hệ thống bài tập thực hành cho các
Chuyên đề một cách logic, có hệ thống, bám sát thực tiễn hiện nay tại các DN.
Vì vậy, đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập thực hành Chuyên đề Vật tư –
Hàng hóa cho ngành kế toán tại ...............................” là hết sức cần thiết phù hợp với
yêu cầu thực tế.
2. Các công trình nghiên cứu có liên quan
Theo thống kê các đề tài nghiên cứu khoa học tại ............................... từ trước
tới thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề Xây dựng hệ thống bài
tập thực hành Chuyên đề Vật tư – Hàng hóa cho ngành kế toán tại ................................
Đề tài “Xây dựng hệ thống bài tập thực hành Chuyên đề Vật tư – Hàng hóa cho ngành
kế toán tại ...............................” tôi nghiên cứu là đầu tiên.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Sử dụng để giảng dạy cho sinh viên ngành Kế toán bậc đại học. Sinh viên được
bổ sung những kiến thức mới giúp rèn luyện được kỹ năng, tính linh hoạt, bắt kịp
những kiến thức thực tế và việc vận dụng các quy định mới, đáp ứng được yêu cầu khi
làm việc, tạo thêm cơ hội tìm việc làm, làm cơ sở nghiên cứu, học tập ở các cấp học
cao hơn.
1
Giúp cho sinh viên ngành kế toán tiếp cận chuyên môn theo hướng ứng dụng
vào thực tiễn công việc như tại doanh nghiệp.
Hướng sinh viên tập trung vào thực hành kế toán bằng cách tăng sự tương tác
với chứng từ và sổ sách.
Tạo môi trường và điều kiện để sinh viên được đào tạo những kỹ năng cần
thiết nhằm phục vụ cho công việc khi ra trường: sử dụng phần mềm, cách thức xử lý
dữ liệu, biết cập nhật các văn bản pháp luật chuyên ngành,…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu căn cứ nội dung kiến thức trong giáo trình thông qua các
chuyên đề của từng phần hành kế toán, các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu trong thực tế,
các quy trình ghi chép sổ sách và các báo cáo của kế toán, các mẫu biểu sổ sách, chứng
từ sửa đổi, bổ sung, các quy định, thông tư hướng dẫn thực hiện. Từ đó, hệ thống hóa
thành nội dung lô gic góp phần hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp trong Chuyên đề Vật
tư - Hàng hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu trên phạm vi các chế độ chính sách, thông tư sửa
đổi bổ sung phần kiến thức thuộc Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa và công tác kế toán
thực tế tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: so sánh, quan sát,
phỏng vấn, điều tra, phân tích thông tin về tình hình hạch toán tại các doanh nghiệp; về
lực học, nguyện vọng của sinh viên, về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nội dung
kiến thức trong giáo trình, các văn bản quy định liên quan; các quy trình kế toán thực
tế tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Nghiên cứu chế độ kế toán, các văn bản liên quan, thực tế việc hạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan trong Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa tại một số
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương để so sánh với lý thuyết đang giảng dạy tại
Nhà trường cùng chế độ, quyết định, thông tư mới nhất tìm ra mối liên hệ giữa lý
thuyết với thực tế, đưa ra hệ thống bài tập thực hành Chuyên đề Vật tư – Hàng hóa cho
ngành kế toán tại ...............................”.
2
6. Nội dung nghiên cứu
1. Báo cáo: Hệ thống bài tập thực hành chuyên đề Vật tư – Hàng hóa cho ngành
Kế toán tại ...............................”. Cụ thể:
Chương 1: Chương 1: Một số vấn đề về giảng dạy thực hành kế toán chuyên đề
Vật tư – Hàng hóa;
Chương 2: Thực trạng giảng dạy thực hành Chuyên đề Vật tư – Hàng hóa cho
sinh viên ngành kế toán tại ...............................;
Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập thực hành Chuyên đề Vật tư – Hàng hóa
cho sinh viên ngành kế toán tại ................................
3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢNG DẠY THỰC HÀNH
CHUYÊN ĐỀ VẬT TƯ - HÀNG HÓA
1.1. Vị trí, vai trò của Chuyên đề trong chương trình đào tạo
1.1.1. Chương trình đào tạo ngành kế toán
1.1.1.1. Sự cần thiết của ngành kế toán tại các trường đại học khối ngành kinh tế
Mỗi đơn vị, tổ chức trong xã hội đều phải có một lượng tài sản nhất định để tiến
hành các hoạt động. Trong quá trình hoạt động, đơn vị thực hiện các hoạt động như trả
lương, mua hàng, bán hàng, sản xuất, vay vốn đầu tư... các hoạt động đó gọi là hoạt
động kinh tế tài chính. Các nhà quản lý của các đơn vị luôn cần thu nhận thông tin về
các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất mặt hàng nào, giá bán là bao nhiêu, hoạt
động của đơn vị có lãi không?... Kế toán sẽ cung cấp cho họ những câu trả lời đó
thông qua các hoạt động:
Thu nhận: Ghi chép lại các hoạt động kinh tế vào các chứng từ kế toán
Xử lý: Hệ thống hóa các thông tin từ chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán.
Cung cấp: Tổng hợp số liệu đê lập cá báo cáo kế toán
Trên cơ sở báo cáo kế toán mà người quản lý cũng như những người quan tâm
đến hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị (người cho vay, ngân hàng, nhà đầu tư) đề
ra các quyết định đúng đắn mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy tất cả các doanh
nghiệp, các đơn vị đều phải có kế toán, đơn vị có quy mô nhỏ, ít hoạt động thì có một
hoặc hai kế toán, còn đơn vị có quy mô lớn, hoạt động nhiều thì có hàng chục kế toán
trở lên. Nên nhu cầu của xã hội về ngành kế toán vẫn luôn sôi động.
1.1.1.2. Yêu cầu của ngành kế toán
Để làm được ngành kế toán yêu cầu phải có những phẩm chất sau:
+ Trung thực: Kế toán viên phải cung cấp các thông tin trung thực về hoạt động
tài chính của đơn vị để đối tượng sử dụng thông tin ra quyết định đúng đắn. Kế toán
viên không trực tiếp thực hiện hoạt động đó nhưng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin
đúng đắn về nó giống như.
+ Cận thận: Ngành này luôn gắn liền với tài liệu, sổ sách, giấy tờ trong đó chứa
đựng những con số “biết nói” về tình hình tài chính của đơn vị vì vậy kế toán viên phải
cẩn thận trong việc giữ gìn tài liệu cũng như tính toán những con số để làm sao chúng
“nói” đúng nhất với người sử dụng thông tin.
4
+ Ngoài ra ngành này vẫn đòi hỏi có sự năng động, sáng tạo, có kiến thức tổng
hợp để phân tích, đánh giá tham mưu cho người sử dụng thông tin để ra các quyết định
đúng đắn.
1.1.1.3.Các công việc mà khi ra trường kế toán phải làm
+ Tại doanh nghiệp: chuyên viên kế toán,chuyên gia lập và phân tích kế hoạch
tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính...
+ Tại các cơ quan quản lý Nhà nước: quản ý tài chính các dự án, chuyên viên kế
toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán Nhà nước, thanh tra
kinh tế.
Ngoài ra có thể lam việc tại các công ty Kế toán, kiểm toán với vị trí chuyên gia
kế toán, kiểm toán, chuyên gia phân tích tài chính, chuyên gia tư vấn kế toán, chuyên
gia tư vấn thuế, chuyên gia tư vấn ngân hàng – tín dụng tại các tổ chức xã hội: Kiểm
soát tài chính, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, chuyên gia quản lý quỹ,
chuyên viên kế toán.
Chính vì vai trò và tầm quan trọng của kế toán như vậy nên nhu cầu về ngành
kế toán trong xã hội không ngừng tăng lên, đối với các ngành đào tạo khối ngành kinh
tế, số lượng học sinh đăng ký thi ngành kế toán bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn. Và
điểm trúng tuyển vào ngành học này thường cao hơn các ngành khác tương đối nhiều.
1.1.1.4. Những bất cập trong đào tạo ngành kế toán hiện nay tại các trường đại
học khối ngành kinh tế
a) Thực trạng về giảng dạy thực hành kế toán
Hiện nay, đa phần các chương trình đào tạo ngành kế toán tại các trường thường
chỉ dừng lại ở khía cạnh lý thuyết chứ chưa đặt trọng tâm đến yếu tố thực hành, ví thế,
dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp phải đào tạo lại mới sử dụng được. Trong bối
cảnh giáo dục đại học Việt Nam hiện nay có quá nhiều vấn đề mà nguyên nhân bắt
nguồn từ chính hệ thống giáo dục lỗi thời, lạc hậu không dễ gì giải quyết trong một
sớm một chiều.
Hầu như năm nào Bộ Giáo Dục cũng đều có những sửa đổi, bổ sung hệ
thống giáo dục đại học từ việc thi cử cho đến nội dung giảng dạy nhưng đến nay thực
sự vẫn chưa hoàn thiện, còn quá nhiều những vấn đề nảy sinh.
Về vấn đề nội dung chương trình nặng về lý thuyết suông, xa rời thực tế: Đây là
vấn đề muôn thuở của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã tồn tại cả chục năm về
5
trước, nguyên nhân của vấn đề này là do thiếu sự liên kết chặt chẽ của nhà trường đối
với doanh nghiệp, chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thành ra
nội dung đào tạo cứ lẩn quẩn bao nhiêu năm cũng chỉ có bấy nhiêu đó, dần dà trở nên
lạc hậu vì thế không nắm bắt đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Hệ lụy này dẫn đến nạn
thất nghiệp tràn lan của sinh viên mới tốt nghiệp, thống kê năm 2013 cho thấy có tới
101.000 sinh viên thất nghiệp có bằng đại học.
Về vấn đề thiếu thốn giảng viên có chất lượng: Khác với số lượng giáo viên trung
học, tiểu học, giảng viên đại học rất khan hiếm, rất nhiều trường tư không có giảng viên
giảng dạy, phải hợp đồng với giảng viên của các trường công lập. Vấn đề này ở các
thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đã lớn thì ở các tỉnh lẻ còn trầm trọng hơn.
Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các trường đại học ở Việt Nam hầu hết là bồi
dưỡng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở thành giảng viên, cái tư duy sai lầm vẫn
cứ tồn tại suốt hàng chục năm nay, một sinh viên mới ra trường chỉ có lý thuyết suông,
thiếu thực tế và do trường đào tạo thì chỉ có cái tư duy "nội bộ" của trường đó mà thôi,
thiếu cái nhìn toàn diện thì khó phát triển.
Hơn nữa, giáo dục tại Việt Nam còn mang nặng tính thương mại
Khác với nền giáo dục tiên tiến ở một số nước phương Tây xem giáo dục như
nghĩa vụ của Chính phủ đối với cộng đồng, ở Việt Nam giáo dục lại đặt nặng vào tính
thương mại, thậm chí còn được coi là "ngành kinh doanh béo bở”. Có nhiều trường
“sáng tạo” ra rất nhiều môn học tạp nham, không liên quan gì đến ngành học nhằm
mục đích thu tiền học phí của sinh viên.
b) Thực trạng về đào tạo ngành Kế toán
Nhận định về thực trạng đào tạo ngành Kế toán tại nhiều trường đại học trong
thời gian vừa qua có ý kiến cho rằng “Nhìn chung, nội dung chương trình và phương
pháp giảng dạy các môn học Kế toán, trong các trường đại học những năm qua đã có
những đổi mới căn bản về nội dung và hình thức. Ngoài việc cung cấp cho sinh viên
những lý luận cơ bản, môn học còn cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản, môn
học còn cung cấp cho họ những kỹ năng tính toán và báo cáo tài chính”. Tuy nhiên nội
dung môn học vẫn còn nặng về lý thuyết thuần túy. Mặc dù, trong mấy năm gần đây
nhiều trường đại học, học viện đã có những đổi mới tích cực trong phương pháp giảng
dạy theo hướng giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thực hành và giờ tự học của sinh viên.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc này còn quá thấp vì cơ sở vật chất và kinh phí của các
6
trường thường quá thiếu, mặt khác, sự phối hợp với các doanh nghiệp để sinh viên đi
thực tập tốt nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thời gian thực tập ít, thậm chí là hình
thức. Ngành kế toán của các trường đại học có nhiều môn học trùng lặp về nội dung
gây giảm hứng thú cho người học. Cũng có ý kiến cho rằng mặc dù đã ban hành các
chuẩn mực kế toán nhưng hầu hết các giáo trình về kế toán của các trường đều được
soạn theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài Chính nên hạn chế phần nào đến khả
năng suy luận và phát triển kiến thức của sinh viên. Bên cạnh đó, chương trình hiện
nay chưa tính đến vấn đề hội nhập. Đặc biệt, chưa chú trọng đến ngoại ngữ và kỹ năng
mềm của cán bộ Kế toán, kiểm toán sau này một cách thích đáng. Hơn nữa giáo trình
còn chưa thực sự sát với thực tế hoạt động tại các doanh nghiệp nên đòi hỏi sinh viên
khi ra trường muốn làm được việc thì phải được đào tạo lại.
1.1.1.5. Chương trình đào tạo Thực hành ngành kế toán trình độ đại học
tại ...............................
- Giới thiệu khái quát về ...............................
............................... là Trường công lập trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương, được
thành lập ngày 26 tháng 07 năm 2011 trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Hải Dương và được đổi tên theo Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 01 tháng
3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Với truyền thống 54 năm xây dựng và trưởng thành (trên cơ sở hợp nhất, sáp
nhập các cơ sở đào tạo từ các ngành: Tài chính, Kế hoạch, Thương nghiệp, Lao động
và Lương thực). Nhà trường có uy tín và thế mạnh đào tạo chuyên nghiệp và dạy
nghề theo các bậc: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học theo các khối ngành kinh tế
- kỹ thuật - xã hội.
Với phương châm “Đào tạo đạt chất lượng gắn liền với tiết kiệm chi phí cho
người học”, bằng nhiều giải pháp khả thi, chất lượng đào tạo của Nhà trường ngày càng
được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Hiện Nhà trường luôn năng động,
sáng tạo và đổi mới, chủ động vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức: tích cực đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; làm tốt công tác sinh viên, học sinh;
thực hiện các cơ chế thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội
ngũ cán bộ, giảng viên; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo
hướng tiên tiến, hiện đại; không ngừng nghiên cứu khoa học, mở và đào tạo các
ngành bậc đại học, cao đẳng mới gắn với nhu cầu bức xúc của xã hội; phối hợp,
7
trao đổi kinh nghiệm quản lý và đào tạo với các trường đại học có uy tín ở trong và
ngoài nước để xây dựng và đào tạo phù hợp cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế;
Tập thể Nhà trường, nhiều đơn vị và cá nhân trực thuộc đã được Đảng, Nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý...
Hiện tại giảng viên cơ hữugồm trên 300 người với trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm tốt và đam mê học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn. Trong
số gồm có 17 tiến sĩ, gần 200 thạc sỹ, nghiên cứu sinh, học xong chương trình sau đại
học và đang học cao học.
Ngoài ra, Nhà Trường còn cộng tác với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gồm150
người giàu tâm huyết, có học hàm, học vị hoặc chuyên gia đã trải nghiệm qua thực tiễn
và giảng dạy đến từ các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, cơ quan, doanh nghiệp ở
trong nước và quốc tế đang tích cực tham gia xây dựng, phản biện nội dung, chương
trình đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phù hợp với thực tiễn
của Hải Dương, khu vực đồng bằng Sông Hồng và cả nước.
Lực lượng cán bộ của Trường ngày càng được trẻ hóa, đảm bảo được yêu cầu về
chuyên môn. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà Trường có kinh nghiệm cao trong công
tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học
Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của nhà Trường cũng được quan tâm, đầu tư về
thời gian và vật chất. Hàng năm Trường đều tạo điều kiện để cán bộ có thể học tập, nâng
cao trình độ chuyên môn. Nhà trường có cơ chế tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ về tài
chính theo quy định của Tỉnh cho cán bộ đi nghiên cứu, học tập, tham gia các hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ. Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ có đầy đủ phẩm chất,
có khả năng sư phạm và năng lực quản lý, có đủ điều kiện trình độ về chuyên môn, tin
học và ngoại ngữ, có khả năng thích ứng với sự chuyển đổi sang hình thức đào tạo mới
Hiện nay, Trường gồm có 2 cơ sở đào tạo với tổng diện tích đất là 33,7ha:
1. Cơ sở tại phường Hải Tân, thành phố Hải Dương: Với khuôn viên rộng
19.862m2; được phủ kín hệ thống Internet không dây; hệ thống an ninh - trật tự, bảo vệ
cho người học được an toàn; vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp…;
Nhà Hiệu bộ: 1.018m2; Giảng đường trung tâm (500 chỗ ngồi): 777m2; 40
phòng học lý thuyết có trang bị máy chiếu Projector; các phòng thi và học có hệ thống
camera hỗ trợ…; 09 phòng thực hành, thực tập đa năng; khu giáo dục thể chất (sân vận
động): 10.000m2 rộng rãi, thoáng mát; sân trường và đường đi sạch sẽ…;
8
Thư viện truyền thống có trên 500 đầu sách, mỗi đầu sách có bình quân từ 100 200 cuốn; Thư viện Điện tử với nhiều máy vi tính; phòng đọc rộng trên 150m 2, đảm
bảo tối thiểu cho 100 người ngồi đọc/lượt; giáo trình giảng dạy các Chuyên đề trong
chương trình đào tạo các ngành học của nhà trường được trang bị đầy đủ;
Ký túc xá sạch sẽ và khép kín; 30 phòng (810m2);
Nhà ăn tập thể (360m2) tiện lợi, an toàn và tiết kiệm.
2. Cơ sở tại xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương: Nằm trong khu liên
hợp thể thao, văn hóa, y tế, giáo dục ở giáp phía Nam cầu Lộ Cương với tổng diện tích
đất là 31,8ha, trong đó:
- Diện tích đất xây dựng Trường 21,7ha (giai đoạn 01: 14,7ha): Nhà trường
đang xây dựng Giảng đường đa năng 02 tầng với sức chứa 500 chỗ ngồi/01 tầng; đang
chuẩn bị khởi công xây dựng một số giảng đường…;
- Ký túc xá sinh viên: Với diện tích đất trên 10ha; đã xây dựng xong 04 tòa nhà
5 tầng với 1.760 chỗ ở có đầy đủ tiện nghi và khép kín, khang trang, sạch sẽ (đạt tiêu
chuẩn quốc tế).
Diện tích phục vụ đào tạo từng bước được cải thiện, góp phần đảm bảo chất
lượng đào tạo, tạo điều kiện cho người học có thể tiếp cận được nguồn tri thức phong
phú và luôn được cập nhật.
-
Chương
trình
đào
tạo
ngành
kế
toán
trình
độ
đại
học
tại ...............................
Trải qua quá trình phát triển và trưởng thành với 54 năm, ...............................
tiền thân là trường Trung cấp Kinh tế với ngành đào tạo chủ đạo là ngành Kế toán.
Ngành kế toán luôn là ngành có số lượng sinh viên theo học chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng số sinh viên của Nhà trường. Theo tìm hiểu, thống kê sinh viên được đào tạo
ngành Kế toán của nhà Trường ra trường đều tìm được việc làm đúng chuyên ngành,
có khả năng làm việc, hiện nay rất nhiều cựu sinh viên của Trường giữ các chức vụ
quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp,... đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói
riêng và các tỉnh trên cả nước nói chung. Mặc dù hiện nay Nhà Trường đào tạo đa
dạng và phong phú ngành nghề, nhưng ngành Kế toán của Trường vẫn là ngành được
ưa chuộng. Nhà trường luôn chú trọng đến chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu
nhân lực cho xã hội.
9
Chương trình đào tạo ngành kế toán trình độ đại học tại ...............................
có thời gian đào tạo 4 năm (8 kỳ) với khối lượng kiến thức là 135 tín chỉ gồm 40
tín chỉ thuộc kiến thức giáo dục đại cương, 95 tín chỉ là kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp.
Chương trình đào tạo ngành Kế toán bậc Đại học với mục tiêu đào tạo cử nhân
Đại học kế toán, có khả năng tự nghiên cứu và khả năng thực hành nghiệp vụ kế toán,
có tiềm năng phát triển và khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học - công
nghệ và kinh tế - xã hội. Cung cấp cho sinh viên nắm vững các quy định về hệ thống
kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế; Có khả năng xử lý các nghiệp vụ kế
toán phát sinh và thực hiện chức năng kế toán tổng hợp; Lập và trình bày báo cáo tài
chính ; Phân tích báo cáo tài chính ; Cung cấp các thông tin phù hợp cho việc đưa ra
các quyết định quản trị nội bộ ; Có khả năng thực hiện công việc của một trợ lý kiểm
toán hay kiểm toán viên nội bộ. Khả năng thực hiện những nghiệp vụ kế toán cuối kỳ,
lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp vị trí làm việc phù hợp là các phòng nghiệp vụ về
tài chính kế toán trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức tài
chính ngân hàng, phi ngân hàng, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và quỹ
đầu tư, các phòng tài chính kế toán trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị
xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở giáo dục, đào
tạo. Ở các vị trí công việc cụ thể như: kế toán viên, kiểm toán viên, kế toán tổng hợp,
trưởng bộ phận kế toán, kiểm toán, cán bộ tư vấn trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán,
thuế…Một số khác có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, cán bộ
giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan nhà nước, các cơ sơ đào tạo hoặc
tác nghiệp kinh doanh trong các doanh nghiệp, các định chế tài chính ngân hàng và phi
ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực mới ở Việt Nam hiện nay như công ty chứng khoán,
công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư.
1.1.2. Vị trí, vai trò của Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa
Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa nằm trong kiến thức ngành và chuyên ngành
trong chương trình đào tạo, với khối lượng 5 Tín chỉ (Lý thuyết: 45 tiết; Bài tập và thực
hành, thảo luận: 60 tiết). Chuyên đề này được giảng sau khi sinh viên đã học xong các
Chuyên đề Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác Lenin, Kinh tế vi mô, vĩ mô thuộc
kiến thức cơ sở ngành, Nguyên lý kế toán, Chuyên đề Vốn bằng tiền. Chuyên đề cung
10
cấp những kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo của ngành.
+ Đối tượng và phạm vi truyền giảng liên quan đến kế vật tư – hàng hóa.
+ Sinh viên đã học xong Các Chuyên đề thuộc môn cơ sở ngành trong chương
trình đào tạo (phụ lục). Trong đó, chú trọng Nguyên lý kế toán.
+ Phương pháp quy nạp và diễn giải, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, tư duy
lô gic để chứng minh sự hợp lý của vấn đề.
+ Sinh viên hiểu rõ và vận dụng được các nguyên tắc, quy trình và phương pháp
kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các khoản vật tư, hàng hóa.
1.1.3. Vị trí, vai trò của Phần Thực hành Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa
Để đáp ứng yêu cầu về giảng dạy hiện nay, Phần thực hành của Chuyên đề Vật
tư – Hàng hóa nói riêng, các chuyên đề thuộc kiến thức chuyên ngành Kinh tế - Tài
chính – Kế toán nói chung là một sự tất yếu trong xu thế kinh tế thị trường hiện nay
nhằm để đạt được những giá trị chân cốt lõi của một nghề vô cùng đặc biệt mang tên
kế toán. Giúp cho sinh viên ngành kế toán tiếp cận chuyên môn theo hướng ứng dụng
vào thực tiễn công việc như tại doanh nghiệp. Hướng sinh viên tập trung vào thực
hành kế toán bằng cách tăng sự tương tác với chứng từ và sổ sách. Tạo môi trường và
điều kiện để sinh viên được đào tạo những kỹ năng cần thiết nhằm phục vụ cho công
việc khi ra trường: sử dụng phần mềm, cách thức xử lý dữ liệu, biết cập nhật các văn
bản pháp luật chuyên ngành,…
Ngay sau khi thực hiện việc tích hợp kiến thức các ngành Kinh tế - Tài Chính –
Quản trị - Kế toán thành các chuyên đề đào tạo chuyên ngành cho sinh viên khối
ngành kinh tế, Phần thực hành của từng chuyên đề nói chung, Chuyên đề Vật tư –
Hàng hóa nói riêng đã được Ban lãnh đạo Nhà trường hết sức quan tâm, triển khai xây
dựng và đưa vào giảng dạy từ những năm đầu thực hiện việc tích hợp kiến thức, là một
phần kiến thức không thể thiếu của mỗi Chuyên đề. Với định hướng đào tạo theo
hướng ứng dụng, thời lượng giảng dạy thực hành tương đối lớn, chiếm 57,14% tổng
thời lượng giảng dạy cho sinh viên. Trong giao nhiệm vụ giảng dạy, Nhà trường có sự
phân chia chuyên môn nhiệm vụ thành Giảng viên dạy lý thuyết và Giảng viên dạy
thực hành. Ví dụ một phần kiến thức 2 tín chỉ sẽ gồm 18 tiết lý thuyết, 24 tiết thực
hành. Trong 24 tiết thực hành sẽ gồm 12 tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết
đã học qua các bài tập, ví dụ do giảng viên lý thuyết giảng dạy; 12 tiết thực hành sẽ do
11
giảng viên dạy thực hành đảm nhiệm, có nhiệm vụ giúp sinh viên gắn được kiến thức
lý thuyết đã học với thực tế kinh tế đang xảy ra tại các doanh nghiệp hiện nay.
Được chú trọng và quan tâm thích đáng, tuy nhiên vì một số lý do khách quan
và chủ quan, phần thực hành gắn liền với mỗi chuyên đề vẫn mang tính rời rạc, thiếu
tính logic, hệ thống, chưa thực sự bám sát thực tiễn. Điều này đòi hỏi việc Xây dựng
hệ thống bài tập thực hành các chuyên đề nói chung, chuyên đề Vật tư – Hàng hóa nói
riêng cho ngành Kế toán tại ............................... là rất cần thiết.
12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY THỰC HÀNH KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ VẬT TƯ- HÀNG HÓA CHO SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN TẠI
...............................
2.1. Thực trạng về giảng dạy lý thuyết
Giảng dạy thực hành phải gắn liền với lý thuyết. Lý thuyết là tiền đề để triển
khai phần kiến thức Thực hành. Thực hành phải minh họa cho lý thuyết. Vì vậy, trước
khi tìm hiểu thực trạng về Thực hành Chuyên đề Vật tư – Hàng hóa, cần tìm hiểu trực
trạng dạy lý thuyết Chuyên đề Vật tư – Hàng hóa.
Nhà trường bắt đầu tuyển sinh đào tạo bậc Đại học ngành kế toán từ năm học
2011 – 2012, vì vậy Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa bậc Đại học được giảng dạy lần đầu
cho 2 lớp U1. KT1 và U1.KT2 trong năm học 2011 – 2012. Chuyên đề trang bị một
cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm, phân loại, chứng từ
sử dụng, phương pháp hạch toán chi tiết, tổng hợp của kế toán nguyên liệu, vật liệu,
hàng hóa.
Đề cương bài giảng Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa giảng dạy cho sinh viên
ngành kế toán trình độ Đại học tại ............................... được biên soạn trên cơ sở tham
khảo tài liệu của một số trường đại học của thể giáo trình “Kế toán tài chính trong các
doanh nghiệp” do GT.TS. Đặng Thị Loan Đại học Kinh tế quốc dân biên soạn; Giáo
trình “Kế toán tài chính” GS.TS. Ngô Thế Chi Học viện tài chính biên soạn, và tham
khảo tài liệu trên mạng trên phương tiện thông tin đại chúng và dựa vào thực tế hoạt
động tại các doanh nghiệp.
Về cơ bản nội dung và lý thuyết của Chuyên đề Vật tư - Hàng hóa tương đối
đầy đủ phù hợp với đối tượng nghiên cứu và học tập, bám sát những yêu cầu của Luật
kế toán, các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán trong các doanh nghiệp được ban
hành theo Thông tư 200/2014/TT– BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ tài chính.
Các phần nội dung của Chuyên đề được sắp xếp tương đối lô gic khoa học hợp
lý có tính xuyên suốt quá trình hoạt động công tác kế toán. Tuy nhiên trong những
phần lý thuyết của cơ sở lý luận thì các nội dung nêu ra đều liên quan đến các chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán, các thông tư và các quy định có điều chỉnh đến những nội
13