Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHU RESORT NGHỈ DƯỠNG ESCAPA, PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.03 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH TRÍ DƯƠNG

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
KHU RESORT NGHỈ DƯỠNG ESCAPA,
PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


HUỲNH TRÍ DƯƠNG

THIẾT KẾ CẢNH QUAN
KHU RESORT NGHỈ DƯỠNG ESCAPA,
PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Thiết Kế Cảnh Quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Giáo viên hướng dẫn: THS. KTS. BẠCH ANH TUẤN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2012

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


HUYNH TRI DUONG

LANDSCAPE DESIGN OF
ESCAPA RESORT,
PHU QUOC, KIEN GIANG

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Supervisor: BACH ANH TUAN, M. ARCH

Ho Chi Minh City
May, 2012

ii



LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế cảnh quan khu resort nghỉ dưỡng
Escapa, Phú Quốc, Kiên Giang” là thành quả học tập sau bốn năm tại trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Để hoàn thành tốt khóa luận của mình,
tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban Giám hiệu, quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm và Bộ môn Cảnh
quan và Kỹ thuật hoa viên đã cung cấp cho tác giả những kiến thức cơ bản cũng
như chuyên ngành hữu ích trong suốt 4 năm học tại trường.
Tập thể lớp DH08TK đã hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ kiến thức, tài liệu trong
suốt bốn năm học, nói chung và trong khoảng thời gian làm bài khóa luận này, nói
riêng.
Ban giám đốc và các anh, chị nhân viên công ty TNHH Xây dựng – Thương
mại dịch vụ Nam Thịnh Phát đã hỗ trợ và truyền dạy những kinh nghiệm quý báu
cho tác giả trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Đặc biệt, Cha Mẹ và gia đình luôn là nguồn động lực tinh thần vững chắc
nhất cho tác giả bước tiếp trên con đường học tập mà mình đã chọn.
Cuối cùng, tác giả xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất gửi đến Thạc sĩ, Kiến
trúc sư Bạch Anh Tuấn, vì sự chỉ dẫn vô giá và sự hỗ trợ tận tình của Thầy.
Không có những sự giúp đỡ của Thầy, chắc chắn khóa luận này sẽ không được
thành hình trọn vẹn như ngày hôm nay.
Trân Trọng Cảm Ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
Sinh Viên
Huỳnh Trí Dương

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế cảnh quan khu resort nghỉ dưỡng Escapa, Phú

Quốc, Kiên Giang” được thực hiện tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, thời gian từ
ngày 1/1/2012 đến ngày 31/5/2012.
Kết quả đạt được như sau:


Đề xuất và thiết kế bản vẽ phân khu chức năng cho khu nghỉ dưỡng.



Đề xuất và thiết kế bản vẽ mạng lưới giao thông toàn khu.



Bản vẽ thiết kế tổng thể khu resort.



Bản vẽ thiết kế các tiểu khu.



Thuyết minh thiết kế.



Danh mục các loại cây sử dụng trong resort.

iv



SUMMARY
Research project "Landscape design of Escapa resort, Phu Quoc, Kien
Giang" was carried out in Phu Quoc island, Kien Giang province on the period of
time: January 1st, 2012 – May 31st, 2012.
The results were:


Suggesting and designing subdivision drawing.



Suggesting and designing the whole area network traffic.



Master plan of the resort.



Detailed plans of areas in the resort.



Project description.



List of plants used in the resort.

v



MỤC LỤC
TRANG TỰA............................................................................................................. i 
TRANG TỰA TIẾNG ANH .................................................................................... ii 
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii 
TÓM TẮT ................................................................................................................ iv 
SUMMARY ...............................................................................................................v 
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................x 
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xi 
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. xiii 
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................1 
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 
2.1.  Khái quát về resort .........................................................................................3 
2.1.1.  Khái niệm resort ............................................................................................3 
2.1.2.  Các loại resort ................................................................................................3 
2.1.3.  Tiêu chuẩn đánh giá resort ............................................................................5 
2.1.4.  Một số Resort nghỉ dưỡng trong và ngoài nước ............................................6 
2.1.4.1. Coco Beach Resort, Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận ........................... 6 
2.4.1.2. Resort Nam Hải, Hội An, Quảng Nam ................................................... 7 
2.4.2.3. Resort Long Beach, Phú Quốc, Kiên Giang ........................................... 8 
2.4.1.4. Resort World Sentosa, Singapore............................................................ 8 
2.1.4.5. Four Seasons Resort Langkawi, Malaysia .............................................. 9 
2.2.  Khu đất xây dựng..........................................................................................10 
2.2.1.  Vị trí hiện trạng............................................................................................10 
2.2.1.1. Vị trí khu đất xây dựng..........................................................................10 
2.2.1.2. Lý do chọn khu đất xây dựng ................................................................11 
2.2.2.  Điều kiện tự nhiên .......................................................................................19 


vi


2.2.2.1. Địa hình .................................................................................................19 
2.2.2.2. Khí hậu ..................................................................................................19 
2.2.2.3. Thủy văn ................................................................................................20 
2.2.2.4. Hiện trạng cây xanh...............................................................................20 
2.2.3.  Điều kiện văn hóa-xã hội .............................................................................21 
2.2.4.  Hiện trạng giao thông – hạ tầng kỹ thuật ....................................................21 
2.2.4.1. Giao thông .............................................................................................21 
2.2.4.2. Hạ tầng kỹ thuật ....................................................................................23 
2.3.  Các quy luật bố cục của kiến trúc cảnh quan ............................................23 
2.3.1.  Các dạng bố cục chủ yếu .............................................................................23 
2.3.1.1. Bố cục đối xứng ....................................................................................23 
2.3.1.2. Bố cục tự do ..........................................................................................23 
2.3.1.3. Bố cục kết hợp đối xứng và tự do .........................................................23 
2.1.3.4. Trục và trung tâm bố cục chính phụ......................................................24 
2.3.2.  Các mối tương quan của các dạng bố cục ...................................................24 
2.3.2.1. Tương quan tỷ lệ ...................................................................................24 
2.3.2.2. Tương quan hình khối ...........................................................................25 
2.3.2.3. Tương quan vị trí ...................................................................................25 
2.3.2.4. Tương quan sáng tối ..............................................................................25 
2.3.2.5. Màu sắc và bề mặt .................................................................................25 
2.4.  Nguyên tắc bố trí cây xanh ...........................................................................26 
2.4.1.  Sự đơn giản ..................................................................................................26 
2.4.2.  Sự thay đổi ...................................................................................................26 
2.4.3.  Sự nhấn mạnh ..............................................................................................26 
2.4.4.  Sự cân bằng .................................................................................................26 
2.4.5.  Sự liên tục ....................................................................................................26 
2.4.6.  Sự cân đối ....................................................................................................26 

2.5.  Các nguyên tắc chọn và phối kết cây ..........................................................27 
2.5.1.  Các nguyên tắc chọn cây xanh ....................................................................27 

vii


2.5.2.  Các nguyên tắc phối kết cây ........................................................................27 
2.5.2.1. Cây độc lập ............................................................................................27 
2.5.2.2. Khóm cây ..............................................................................................27 
2.5.2.3. Hàng cây ................................................................................................27 
2.5.2.4. Rừng nhỏ ...............................................................................................27 
2.5.2.5. Dây leo ..................................................................................................28 
2.5.2.6. Hoa ........................................................................................................28 
2.5.2.7. Cỏ ..........................................................................................................28 
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....29 
3.1. Mục tiêu.............................................................................................................29 
3.2. Nội dung ............................................................................................................29 
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................29 
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................31 
4.1. Kết quả khảo sát hiện trạng ............................................................................31 
4.1.1. Cây xanh..........................................................................................................31 
4.1.2. Mặt nước .........................................................................................................32 
4.2. Đánh giá hiện trạng..........................................................................................33 
4.2.1. Thuận lợi .........................................................................................................33 
4.2.2. Khó khăn .........................................................................................................34 
4.2.3. Cơ hội ..............................................................................................................34 
4.2.4. Thách thức .......................................................................................................34 
4.3. Nhiệm vụ thiết kế .............................................................................................35 
4.4. Ý tưởng đề xuất – Quan điểm thiết kế ...........................................................35 
4.4.1. Bố cục không gian tổng thể và hình thái kiến trúc .........................................35 

4.4.2. Cảnh quan thiên nhiên và hệ thực vật .............................................................37 
4.4.3. Đối tượng phục vụ...........................................................................................38 
4.5. Đề xuất phương án thiết kế .............................................................................38 
4.5.1. Đề xuất quy hoạch phân khu chức năng .........................................................38 
4.5.1.1. Phương án 1 ...........................................................................................39 

viii


4.5.1.2. Phương án 2 ...........................................................................................40 
4.5.1.3. Nhận xét, so sánh các phương án ..........................................................40 
4.5.1.4. Định hướng phương án chọn .................................................................41 
4.5.2. Đề xuất mạng lưới giao thông .........................................................................43 
4.5.3. Đề xuất phương án bố trí cây xanh tổng thể ...................................................44 
4.6. Đề xuất chủng loại cây .....................................................................................45 
4.6.1. Tiêu chí chọn cây xanh ...................................................................................45 
4.6.2. Đề xuất chủng loại cây xanh ...........................................................................46 
4.7. Thuyết minh chi tiết thiết kế cảnh quan theo phương án chọn ...................52 
4.7.1. Lối đi ...............................................................................................................52 
4.7.2. Không gian xung quanh kiến trúc ...................................................................54 
4.7.3. Không gian đệm – phụ trợ – tiểu cảnh ............................................................60 
4.7.3.1. Không gian đệm 1 – Khoảng trước bãi xe điện ....................................60 
4.7.3.2. Không gian đệm 2 – Phía sau nhà nghỉ hướng Đông Bắc ....................64 
4.7.3.3. Không gian đệm 3 – Hậu cảnh nhà tiếp đón .........................................65 
4.7.3.4. Không gian đệm 4 – Hậu cảnh nhà hàng ..............................................68 
4.7.3.5. Không gian đệm 5 – Trước bãi tắm ......................................................71 
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................72 
5.1. Kết luận .............................................................................................................72 
5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................73 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75 

PHỤ LỤC .................................................................................................................80 

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST

:

Du lịch sinh thái

HST

:

Hệ sinh thái

KTCQ

:

Kiến trúc cảnh quan

SWOT

:

Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm
yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)


TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKCQ

:

Thiết kế cảnh quan

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

Tp.HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

VQG

:

Vườn quốc gia


x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Coco Beach Resort, Phan Thiết, Bình Thuận ............................................6 
Hình 2.2: Nam Hải Resort, Hội An, Quảng Nam ......................................................7 
Hình 2.3: Long Beach Resort, Phú Quốc, Kiên Giang ..............................................8 
Hình 2.4: Các khách sạn, resort trong Resort World Sentosa, Singapore..................9 
Hình 2.5: Four Seasons Resort Langkawi, Malaysia ...............................................10 
Hình 2.6: Họa đồ vị trí đảo Phú Quốc ......................................................................12 
Hình 2.7: Sơ đồ định hướng phát triển không gian du lịch Phú Quốc .....................13 
Hình 2.8: Vị trí bãi biển Ông Lang, xã Cửa Dương.................................................14 
Hình 2.9: Vị trí Escapa Resort .................................................................................14 
Hình 2.10: Hiện trạng khu đất phía Tây – Bãi biển .................................................15 
Hình 2.11: Hiện trạng khu đất phía Bắc – Khu Resort Thắng Lợi ..........................15 
Hình 2.12: Hiện trạng khu đất phía Nam – Đất rừng ...............................................16 
Hình 2.13: Hiện trạng khu đất phía Đông – Đất rừng..............................................16 
Hình 2.14: Hiện trạng khu đất – Bãi tắm .................................................................17 
Hình 2.15: Hiện trạng khu đất – Bãi cát...................................................................17 
Hình 2.16: Hiện trạng khu đất – Đường vào phía Tây Nam ....................................18 
Hình 2.17: Hiện trạng khu đất – Đường vào phía Tây Nam buổi tối ......................18 
Hình 2.18: Tuyến đường Dương Đông – Cửa Cạn ..................................................22 
Hình 2.19: Đường đất dẫn vào khu đất ....................................................................22 
Hình 4.1: Mặt bằng hiện trạng thảm thực vật ..........................................................32 
Hình 4.2: Giải pháp thiết kế cụm khách sạn thấp tầng – Resort ..............................36 
Hình 4.3: Giải pháp bố trí các nhà nghỉ theo dãy trên đồi .......................................37 
Hình 4.4:. Giải pháp bố trí các công trình dịch vụ ...................................................37 
Hình 4.5: Sơ đồ ý tưởng phương án 1 ......................................................................39 
Hình 4.6: Sơ đồ ý tưởng phương án 2 ......................................................................40 

Hình 4.7: Sơ đồ quy hoạch các tiểu phu ..................................................................42 

xi


Hình 4.8: Mạng lưới giao thông cho toàn khu .........................................................43 
Hình 4.9: Mặt bằng tổng thể ....................................................................................44 
Hình 4.10: Mặt bằng bố trí cảnh quan......................................................................45 
Hình 4.11: Phối cảnh đường đi chính hướng ra biển ...............................................53 
Hình 4.12: Phối cảnh đường đi chính hướng đến phân khu.....................................54 
Hình 4.13: Phối cảnh đường đi phụ trong tiểu khu ..................................................54 
Hình 4.14: Mô hình hồ bơi sinh thái ........................................................................56 
Hình 4.15: Phối cảnh công trình nhà nghỉ hướng biển ............................................57 
Hình 4.16: Phối cảnh cụm 6 nhà nghỉ hướng biển ...................................................57 
Hình 4.17: Phối cảnh tiền cảnh khách sạn ...............................................................58 
Hình 4.18: Hậu cảnh khách sạn................................................................................59 
Hình 4.19: Không gian đệm 1 – Sân vườn Nam Bộ - Mặt bằng tổng thể................62 
Hình 4.20: Không gian đệm 1 – Sân vườn Nam Bộ - Phối cảnh tổng thể ...............63 
Hình 4.21: Không gian đệm 1 – Sân vườn Nam Bộ - Phối cảnh góc ......................63 
Hình 4.22: Không gian đệm 2 – Phía sau nhà nghỉ hướng Đông Bắc .....................65 
Hình 4.23: Không gian đệm 3 – Hậu cảnh nhà tiếp đón – Phối cảnh 1 ...................67 
Hình 4.24: Không gian đệm 3 – Hậu cảnh nhà tiếp đón – Phối cảnh 2 ...................68 
Hình 4.25: Không gian đệm 4 – Hậu cảnh nhà hàng – Phối cảnh 1 ........................70 
Hình 4.26: Không gian đệm 4 – Hậu cảnh nhà hàng – Phối cảnh 2 ........................70 
Hình 4.27: Không gian đệm 5 – Trước bãi tắm – Phối cảnh 1 ................................71 
Hình 4.28: Không gian đệm 5 – Trước bãi tắm – Phối cảnh 2 ................................71 

xii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Bảng cân bằng đất đai ..............................................................................39 
Bảng 4.2: Bảng phân tích so sánh hai phương án ....................................................40 
Bảng 4.3: Danh mục cây bóng mát ..........................................................................46 
Bảng 4.4: Danh mục cây trang trí.............................................................................47 
Bảng 4.5: Hình minh họa danh mục cây che bóng...................................................49 
Bảng 4.6: Hình minh họa danh mục cây trang trí ....................................................50 
Bảng 4.7: Danh mục các loại cây sử dụng trong khu nhà nghỉ ................................59 
Bảng 4.8: Danh mục các loại cây sử dụng trong không gian đệm 1 ........................61 
Bảng 4.9: Danh mục vật liệu sử dụng trong không gian đệm 1 ...............................62 
Bảng 4.10: Danh mục các loại cây sử dụng trong không gian đệm 2 ......................64 
Bảng 4.11: Danh mục vật liệu sử dụng trong không gian đệm 2 .............................65 
Bảng 4.12: Danh mục các loại cây sử dụng trong không gian đệm 3 ......................66 
Bảng 4.13: Danh mục vật liệu sử dụng trong không gian đệm 3 .............................67 
Bảng 4.14: Danh mục các loại cây sử dụng trong không gian đệm 4 ......................69 
Bảng 4.15: Danh mục vật liệu sử dụng trong không gian đệm 4 .............................69 

xiii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo quy luật của cuộc sống, khi đời sống vật chất của con người ngày càng
đầy đủ thì nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí ngày cảng được đòi hỏi nâng cao. Du
lịch nghỉ dưỡng hiện là trào lưu mới trong xã hội ngày nay. Việc tìm được một nơi
nghỉ dưỡng thích hợp để cải thiện sức khỏe cũng như cuộc sống là nhu cầu thật sự
của rất nhiều người. Chính vì vậy, các dự án du lịch nghỉ dưỡng ngày càng xuất
hiện nhiều ở khắp cả nước.
Cũng như các khu du lịch nghỉ dưỡng biển khác, đảo Phú Quốc, Kiên Giang
là nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi để phát triển DLST và thực tế, đã và đang đẩy

mạnh loại hình du lịch này. Phú Quốc được mệnh danh là Đảo Ngọc vì sự giàu có
của thiên nhiên và tiềm năng du lịch phong phú. Một vùng đất lạ với những cánh
rừng nguyên sinh bất tận, được bao quanh bởi những bờ cát trắng tuyệt đẹp với rất
nhiều dự án resort nghỉ dưỡng được đầu tư vào đây. Một trong số đó là dự án
Escapa resort. Với một vị trí đặc biệt, Escapa resort, một dự án nghỉ dưỡng đang
được triển khai, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng sinh thái của khách du
lịch.
Resort có nhiều hướng phát triển. Trong đó, resort có thể được xây dựng
theo hướng hòa mình vào thiên nhiên, với sân vườn, đồi núi, hạn chế mật độ xây
dựng, xa khu dân cư. Tuy nhiên hiện nay công tác xây dựng resort có những khó
khăn như quy hoạch không đồng bộ, cơ sở hạ tầng yếu kém, ảnh hưởng ô nhiễm
môi trường, phá hủy cảnh quan… Các resort tuy nhiều nhưng mang một phong cách
gần giống nhau, ít có một bản sắc đặc trưng của resort đó cũng là một vấn đề đáng
quan tâm. Do đó việc quy hoạch thiết kế resort dựa trên cảnh quan và phong cách

1


riêng là cần thiết cho một dự án khu resort nghỉ dưỡng. Thiết kế resort là sự phối
hợp từ nhiều yếu tố về cảnh quan, kiến trúc, nội thất, văn hóa,… Đối với một resort
nghỉ dưỡng thì cảnh quan xung quanh đóng vai trò cực kì quan trọng, đem lại không
gian nghỉ ngơi thư giản thoải mái cho du khách, đưa du khách trở về thiên nhiên. Vì
vậy, thiết kế khu nghỉ dưỡng có cảnh quan phù hợp và hài hòa với môi trường xung
quanh sẽ góp phần rất lớn cho sự thành công của dự án.
Nhận thức được lý do trên, với mong muốn góp phần xây dựng nâng cao
chất lượng của dự án thông qua việc tạo dựng không gian xanh phù hợp với tổng
thể toàn khu, tác giả đã chọn đề tài “Thiết kế cảnh quan khu resort nghỉ dưỡng
Escapa, Phú Quốc, Kiên Giang” để thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học ngành
Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

Khái quát về resort

2.1.1. Khái niệm resort
Là loại hình mới mẻ phát triển tại Việt Nam, resort hiện nay vẫn chưa xây
dựng được khái niệm chuẩn bởi các cơ quan chức năng, và do đó các định nghĩa về
resort vẫn chưa được thống nhất cụ thể cũng như chưa có được bộ tiêu chuẩn xếp
hạng riêng dành cho resort. Việc thẩm định xếp hạng cho các resort hoàn toàn căn
cứ theo tiêu chuẩn của khách sạn. Thuật ngữ “resort” chỉ mới xuất hiện ở cụm từ
“hotel resort” (khách sạn nghỉ dưỡng) trong TCVN 4391:2009 Khách sạn – Xếp
hạng.
Theo nghĩa chung nhất thì resort là loại hình khách sạn được xây dựng độc
lập thành khối hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du lịch, bungalow ở
khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham
quan của khách du lịch.
2.1.2. Các loại resort
Vì chưa có bộ tiêu chuẩn xếp loại riêng nên resort có nhiều cách phân loại
xếp hạng khác nhau. Theo Huffadine (1999), có ba loại chính yếu trong ngành
resort được phân theo mức độ quy mô và cơ cấu tiện ích, dịch vụ. Đó là:


Khu nghỉ dưỡng phức hợp (Market Resort): Về cơ bản, nó là một thị trấn,

một thành phố bao gồm nhiều khách sạn hướng tới những tiện ích và dịch vụ chính

yếu, nổi tiếng ở địa phương đó. Ví dụ như, Waikiki, ở Hawaii; Cancun, ở Mexico;
Surfer’s Paradise, ở Australia; và Miami, ở Florida là những resort phức hợp được
quy hoạch quanh những bãi biển đẹp.

3




Khu nghỉ dưỡng khép kín (Destination Resort): đây là một khu nghỉ mát

hút khách bằng những dịch vụ tiện ích cần thiết ngay bên trong cơ sở của nó. Tổ
hợp các căn nhà nghỉ biệt lập (bungalow, villa), khách sạn cao tầng và các tiện ích
khác chính là hình ảnh phổ biến của loại hình này.


Khu nghỉ dưỡng tiện lợi (Property Resort): là hình thức các khách sạn

trong các thành phố được cải tiến, trong khi vẫn tiếp thị điểm mạnh là gần các khu
mua sắm, di tích lịch sử, tham quan,… Thông thường, một khu nghỉ dưỡng tiện lợi
sẽ có quy mô nhỏ, với chỉ một đến hai tiện ích, dịch vụ nghỉ dưỡng chính yếu.
Cũng được phân thành ba dạng nhưng với tên gọi khác nhau là hình thức
phân loại theo Sajnani và Manohar (2011). Đó là:


Khu nghỉ dưỡng toàn diện (Integrated Resort): đây là khu nghỉ dưỡng có

đầy đủ các dịch vụ tiện ích cho khách du lịch (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, thể thao,
spa,...). Dạng resort này giống với Khu nghỉ dưỡng khép kín trong cách phân loại
phía trên. Một ví dụ điển hình cho loại resort này là khu nghỉ dưỡng Vinpearl Land,

Nha Trang, Khánh Hòa.


Thị trấn nghỉ mát (Town Resort): đây là những khu nghỉ mát đặc biệt

trong việc kết hợp các hoạt động ở địa phương và của các cơ sở du lịch, tạo thành
những khu nghỉ mát chuyên để tắm biển, spa, trượt tuyết,…


Khu nghỉ dưỡng ẩn dật (Retreat Resort): đây là một hình thức nghỉ dưỡng

sinh thái. Các khu nghỉ dưỡng dạng này hoàn toàn tách biệt với phố thị và không hề
có những dịch vụ giải trí ồn ào, đông người. Chúng tọa lạc trên những nơi hẻo lánh,
xa xôi, các hải đảo, núi cao. Du khách đến đây bằng đường biển, hàng không hay
những con đường đất nhỏ hẹp để khám phá rừng nhiệt đới, các rặng san hô, bãi biển
vắng vẻ,…Mango Bay resort (Phú Quốc), Six Sences Ninh Van Bay resort (Khánh
Hòa) là những ví dụ cho dạng resort ẩn dật.
Ngoài ra, còn có thể phân loại resort thành hai loại lớn dựa trên cơ sở hạ tầng
là resort đại chúng (Mass Market Resort) và resort “căn hộ” (Boutique Resort).


Resort đại chúng (Mass Market Resort): đây là dạng resort phục vụ đại

đa số đối tượng du khách, gần trung tâm thị trấn, một số resort có thể có quy mô

4


lớn, hiện đại với số phòng lên đến 1000. Đối tượng chính là các gia đình với trẻ
nhỏ, các nhóm bạn bè, công ty, đòi hỏi sự tiện nghi, không khí đông vui, nhộn nhịp

cũng như những nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm cao. Ví dụ:
Resort World Sentosa, Singapore; Resort Vinpearl Land, Nha Trang…


Resort “căn hộ” (Boutique Resort): Dạng resort này chiếm một tỷ lệ lớn

trong tổng số resort, đặc biệt là các khu vực nhiệt đới, với các ngôi nhà, villa nhỏ
được thiết kế độc lập nằm gần bãi biển, trên tảng đá... Đối tượng chủ yếu là những
người thích sự yên tĩnh, tránh xa các dịch vụ giải trí ồn ào, náo nhiệt. Ví dụ: Six
Senses Côn Đảo Resort & Spa, Côn Đảo; Resort Evason Hideaway, Ninh Vân, Nha
Trang; Bamboo Village Beach Resort & Spa, Phan Thiết,…
2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá resort
Theo kiến trúc sư người Pháp Brice Belian, giám đốc UBIK Architects, một
khu resort miền nhiệt đới nên đáp ứng các tiêu chuẩn sau:


Khu du lịch tọa lạc trên một khu đất tương đối rộng. Với khu resort 100

phòng thì diện tích khu đất tối thiểu là 4 ha.


Phần lớn các phòng nên đặt trong các bungalow (đơn, đôi, hoặc nhóm).



Chiều cao tối đa các tòa nhà không nên vượt quá 3 tầng (khách du lịch

không cần sử dụng thang máy để lên phòng nghỉ).



Tầm nhìn phong cảnh, mọi phòng nghỉ đều nên có sân chơi rộng có tầm

nhìn bao quát trên toàn phong cảnh (nhất là nhìn ra biển trong cảnh hoàng hôn).


Nằm gần kề bãi biển hay liền sát một trong những khu vực thiên nhiên

hay lịch sử cho những hoạt động văn hóa sinh thái.


Sử dụng tối đa các vật liệu địa phương và thiên nhiên cho công trình.



Sử dụng có ý nghĩa các nguồn nước (các bể bơi, ao cá, thác nước…). Mọi

nguồn nước đều được tái sinh và xử lý.


Sử dụng tối đa hệ thống thông gió tự nhiên (hạn chế sử dụng điều hòa).



Cảnh quan có nhiều cây lớn và cây trang trí tương đồng với môi trường

xung quanh.


Các không gian mở.


5




Đặc biệt chú trọng đến những chi tiết.



Bảo tồn thiên nhiên và cung cấp các biện pháp bảo tồn.



Dịch vụ hoàn hảo…(trích dẫn bởi Trần Xuân Thành, 2009).

2.1.4. Một số Resort nghỉ dưỡng trong và ngoài nước
2.1.4.1. Coco Beach Resort, Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận
Coco Beach Resort được thành lập vào năm 1995 dưới quyền sở hữu và quản
lí của cặp vợ chồng người Pháp – Đức. Đây được xem là resort đầu tiên đi vào hoạt
động tại Việt Nam, để từ đó ra đời một loạt các resort ven biển, đặc biệt là những
tuyến điểm như Phan Thiết, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang,…
Tuy với quy mô không lớn, chỉ 32 nhà gỗ và villa đối diện bãi biển, nhưng
chính sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan đã làm cho Coco Beach Resort
mang đậm một phong cách riêng. Những ngôi nhà gỗ và villa được thiết kế bằng
mái tranh tạo nên một sự quyến rũ rất mực kín đáo và nhẹ nhàng. Tiện nghi nơi đây
được đánh giá là hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Hình 2.1: Coco Beach Resort, Phan Thiết, Bình Thuận

6



2.4.1.2. Resort Nam Hải, Hội An, Quảng Nam
Từ khi mở cửa đón loạt khách đầu tiên năm 2006, Nam Hải resort luôn nằm
ở những vị trí trang trọng trong các cuộc bình chọn uy tín hàng năm. Tạp chí du lịch
lữ hành hàng đầu của Mỹ Travel Leisure đã dành cho khu resort 31 hecta này giải
thưởng công trình du lịch có thiết kế đẹp của năm 2008.
Trải dài trên 1 km bờ biển hoang sơ được bình chọn là một trong những bãi
biển đẹp nhất thế giới, Nam Hải resort có được sự yên tĩnh và trong lành hiếm có
với 100 biệt thự cao cấp có hồ bơi riêng. Không mô phỏng những kiến trúc xa hoa,
lộng lẫy hiện đại, các nhà thiết kế Nam Hải resort chọn biểu tượng nhà rường của
dân tộc Việt Nam làm hình mẫu cho những ngôi biệt thự tại đây. Bên trong, sàn gỗ
tối và các loại vải sang trọng kết hợp để tạo ra một không gian tiện nghi, thoải mái,
sang trọng và mát mẻ.

Hình 2.2: Nam Hải Resort, Hội An, Quảng Nam

7


2.4.2.3. Resort Long Beach, Phú Quốc, Kiên Giang
Tọa lạc dọc theo bãi biển nên thơ của đảo Phú Quốc, Long Beach Resort
được thiết kế với phong cách kiến trúc độc đáo, mang đậm hồn quê của Việt Nam.
Phong cách kiến trúc cổ đặc trưng của làng quê Bắc bộ với cổng làng, đình làng,
cầu kiều, cây đa, bến nước, ngôi nhà xưa... đều được tái hiện gần như nguyên bản.
Với diện tích 2,4 ha, Long Beach Resort gồm 72 phòng nghỉ. Những ngôi
nhà truyền thống Việt Nam được bố trí nội thất bằng gỗ, gạch thô đậm nét dân tộc
mang đến một cảm giác thân thiện, ấm cúng. Ở đây, từ khu nhà nghỉ, nhà hàng, hồ
bơi, sân tennis, sân tập golf đến phòng hội nghị đều được bố trí chen lẫn với cây
xanh, hồ nước, tạo nên một phong cảnh rất yên ả, thanh bình.


Hình 2.3: Long Beach Resort, Phú Quốc, Kiên Giang
2.4.1.4. Resort World Sentosa, Singapore
Nằm trên hòn đảo Sentosa xinh đẹp và thơ mộng, Resort World Sentosa là
một trong những khu giải trí – nghỉ mát phức hợp theo mô hình khép kín rộng lớn

8


và đắt tiền nhất thế giới. Resort World Sentosa bao gồm nhiều nhà hàng, khách sạn,
khu nghỉ dưỡng và công viên giải trí bậc nhất đem đến cho du khách những dịch vụ
bậc nhất.
Có nhiều hình thức chỗ ở cho du khách lựa chọn từ các loại khách sạn 5 sao
như The Sentosa Resort & Spa, Shangri-La’s Rasa Sentosa Resort và Sijori Resort
đến những biệt thự nhỏ bằng gỗ với giá cả phải chăng như Sentosa Holiday Chalets
và NTUC Sentosa Beach Resort cùng những khu cắm trại rẻ tiền. Sentosa đáp ứng
tất cả mọi nhu cầu của du khách. Các dịch vụ ẩm thực đa dạng luôn sẵn sàng phục
vụ du khách.

Hình 2.4: Các khách sạn, resort trong Resort World Sentosa, Singapore
2.1.4.5. Four Seasons Resort Langkawi, Malaysia
Tọa lạc ở Langkawi, một quần thể bao gồm 104 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở Tây
Bắc Malaysia, khu nghỉ dưỡng thuộc tập đoàn Four Seasons nổi tiếng này tái hiện
lại hình ảnh một ngôi làng đậm chất bản xứ. Được đưa vào hoạt động từ năm 2005,

9


Resort thu hút khách bởi bãi biển cát trắng, nước biển xanh ngắt, không khí trong
lành, dịch vụ hoàn hảo.

Thư giãn trên bãi biển riêng của Resort, những căn bungalow hướng biển với
kiến trúc bản địa độc đáo, những hồ bơi riêng biệt yên ắng, khu spa ẩn mình giữa
tán rừng nhiệt đới chính là những thứ giữ chân du khách khi đến với Four Seasons
Langkawi.

Hình 2.5: Four Seasons Resort Langkawi, Malaysia
2.2.

Khu đất xây dựng

2.2.1. Vị trí hiện trạng
2.2.1.1. Vị trí khu đất xây dựng
Phú Quốc là đảo lớn nhất trong hệ thống đảo ven bờ Việt Nam, nằm trong
vịnh Thái Lan với diện tích 593 km2. Chiều dài từ Bắc xuống Nam là 52 km, nơi
hẹp nhất là 3 km, nơi rộng nhất là 25 km. Phú Quốc cách thành phố Rạch Giá 120
km, thị xã Hà Tiên 46 km và cách đường lãnh hải Campuchia – Việt Nam 4,5 km.
Đảo Phú Quốc cùng một số đảo chung quanh hợp thành quần đảo Phú Quốc, được
gọi là huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

10


Khu đất xây dựng tọa lạc trên bờ biển Ông Lang thuộc ấp Ông Lang, xã Cửa
Dương, nằm cách trung tâm thị trấn Dương Đông về phía bắc khoảng 10 km, cách
sân bay Phú Quốc 8 km.
Khu đất nằm tiếp giáp với bãi biển về phía Tây, đường bờ biển dài 200 m,
phía Bắc giáp với khu resort Thắng Lợi, các mặt Đông và Nam được bao bọc bởi
đất rừng. Con đường duy nhất dẫn vào khu đất nằm ở hướng Đông Nam.
2.2.1.2. Lý do chọn khu đất xây dựng
Nằm trên hòn đảo được mệnh danh là Đảo Ngọc của Tổ Quốc, khu đất với

địa thế đặc biệt có rất nhiều thế mạnh để phát triển hình thức du lịch nghỉ dưỡng.
Phú Quốc không chỉ nổi tiếng là một hòn đảo có bờ biển đẹp, các cánh rừng nguyên
sinh hùng vĩ, các con suối trong xanh, nó còn có nét độc đáo so với những điểm
khác với nghề truyền thống của cư dân ở đây: sản xuất hồ tiêu, nước mắm và nuôi
cấy ngọc trai.
Với Quyết định số 633 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch
chung cho huyện đảo Phú Quốc, đến năm 2030, nơi đây sẽ trở thành khu kinh tế hành chính đặc biệt, trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp và là
trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế. Theo đó, bãi biển Ông Lang, nằm ở
phía nam bãi Cửa Cạn, là một trong 15 điểm phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng sinh
thái cao cấp của huyện đảo.
Giao thông đường bộ tiếp cận đến đảo và khu đất tương đối dễ dàng bằng
đường giao thông quanh đảo hiện đang được xây dựng, nâng cấp.
Giao thông đường thủy tiếp cận đến đảo dễ dàng bằng các loại tàu du lịch
hoạt động thường xuyên, bên cạnh đó là các chuyến bay của hai hãng hàng không
cho phép du khách có nhiều sự chọn lựa hơn khi đến Phú Quốc.
Nằm ở bãi biển vẫn còn giữ lại được sự hoang sơ của thiên nhiên với làn
nước trong vắt, khu đất có vị trí tương đối biệt lập, thảm thực vật trong khu vực còn
nguyên sơ, địa hình đẹp, khí hậu ôn hòa, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển
sinh thái và nghỉ dưỡng biển.
Bãi Ông Lang nói riêng và đảo Phú Quốc nói chung đang là điểm đến hấp

11


×