Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MIỀN ĐÔNG HUYỆN TRẢNG BÀNG, TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
 

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH
HƠN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỰC
PHẨM MIỀN ĐÔNG - HUYỆN TRẢNG BÀNG, TÂY NINH

Họ và tên: LÂM THỊ XUÂN NHI
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 06, 2012 


 

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP
DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MIỀN ĐÔNG –
HUYỆN TRẢNG BÀNG, TÂY NINH

Tác giả

LÂM THỊ XUÂN NHI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn


TS. NGUYỄN VINH QUY

Tháng 06 năm 2012

 


LỜI CẢM ƠN
 

Lời đầu tiên, Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu Trường
Đại Học Nông LâmTP.HCM, quý Thầy Cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian Tôi học tại Trường.
Đặc biệt, Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Vinh Quy, Người Thầy
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ Tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể Ban lãnh đạo và các cô, chú, anh, chị
tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Công Nghệ Thực Phẩm Miền Đông đã nhiệt tình
giúp đỡ và cung cấp đầy đủ những thông tin có liên quan trong quá trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, những người
đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian qua.
Với những kiến thức của bản thân và kinh nghiệm thực tiễn chưa được hoàn
thiện, do đó trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi sơ sót, kính mong nhận
được sự góp ý của quý Thầy Cô.
Sinh viên: Lâm Thị Xuân Nhi

ii



TÓM TẮT
Đề tài “ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Công
ty TNHH CNTP Miền Đông – Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh ” được thực hiện trong
thời gian từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012 tại Công ty TNHH CNTP Miền Đông, ấp
Bùng Binh, xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã áp dụng các phương pháp: tổng hợp tài
liệu; khảo sát, điều tra và thu thập số liệu; tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu; phương
pháp phỏng vấn và phương pháp chuyên gia.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: tổng quan về sản xuất sạch hơn,
Ngành Chế biến thủy sản và những ảnh hưởng của ngành đến môi trường; tiềm năng
áp dụng sản xuất sạch hơn trong Ngành Chế biến thủy sản; nghiên cứu tình hình sản
xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty từ đó đề xuất các giải pháp
sản xuất sạch hơn phù hợp với tình hình thực tế của Công ty hiện nay.
Qua quá trình nghiên cứu tình hình sản xuất tại Công ty cho thấy, Công ty có
nhiều tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại các công đoạn: cắt tiết – rửa 1, fillet –
rửa 2, lạng da – chỉnh hình, xử lý phụ gia.
Đề tài đã đề xuất được 27 giải pháp, trong đó có 20 giải pháp thực hiện ngay và
7 giải pháp cần phân tích thêm.
Hầu hết các giải pháp đều có chi phí đầu tư thấp hoặc không cần đầu tư, nhưng
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khi thực hiện các giải pháp được đề xuất, lượng nước, năng lượng, nguyên
nhiên liệu tiêu thụ và chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được giảm thiểu đáng
kể, từ đó tiết kiệm được chi phí sản xuất và cải thiện được các vấn đề về môi trường
trong Công ty.

iii


MỤC LỤC
 

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
1.1

Đặt vấn đề ..........................................................................................................1

1.2

Mục tiêu đề tài ...................................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................4
2.1

Tổng quan về sản xuất sạch hơn ........................................................................4

2.1.1

Khái niệm sản xuất sạch hơn.......................................................................4

2.1.2

Kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn .........................................................4

2.1.3

Phân loại các giải pháp SXSH ....................................................................5

2.1.4


Lợi ích và rào cản khi áp dụng sản xuất sạch hơn ......................................6

2.1.4.1 Lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn ....................................................6
2.1.4.2 Rào cản khi áp dụng sản xuất sạch hơn ...................................................7
2.2

Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thủy sản .........................................8

2.2.1

Khái quát về ngành chế biến thủy sản.........................................................8

2.2.2

Hiện trạng môi trường ngành chế biến thủy sản .........................................9

2.2.3

Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn Ngành Chế biến thủy sản .............11

Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM MIỂN
ĐÔNG ............................................................................................................................12
3.1

Khái quát về công ty ........................................................................................12

3.1.1

Giới thiệu chung ........................................................................................12


3.1.2

Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................12

3.1.3

Cơ cấu tổ chức nhân sự .............................................................................13
iv


3.1.4

Tình hình sản xuất tại Công ty ..................................................................14

3.1.4.1 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ.............................................................14
3.1.4.2 Máy móc thiết bị sử dụng ......................................................................15
3.1.4.3 Hóa chất, nguyên vật liệu ......................................................................16
3.1.4.4 Sử dụng điện nước .................................................................................18
3.1.4.5 Qui trình công nghệ sản xuất .................................................................19
3.2

Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại Công ty................25
3.2.1.1 Hiện trạng môi trường ...........................................................................25
3.2.1.2 Chất thải rắn ...........................................................................................25
3.2.1.3 Môi trường nước ....................................................................................26
3.2.1.4 Môi trường không khí ............................................................................28
3.2.1.5 Công tác bảo vệ môi trường...................................................................29
3.2.1.6 Chất thải rắn ...........................................................................................29
3.2.1.7 Môi trường nước ....................................................................................29
3.2.1.8 Môi trường không khí ............................................................................29


3.3

Đánh giá chất lượng môi trường tại Công ty và lựa chọn công đoạn SXSH...30

3.3.1

Đánh giá chất lượng môi trường tại Công ty ............................................30

3.3.2

Lựa chọn công đoạn sản xuất sạch hơn.....................................................32

Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ...........................33
4.1

Qui trình công nghệ sản xuất ...........................................................................33

4.2

Cân bằng vật liệu và năng lượng .....................................................................36

4.3

Đánh giá dòng thải ...........................................................................................38

4.4

Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp .............................................39


4.5

Sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn ........................................................43

4.6

Đánh giá tính khả thi cho các giải pháp sản xuất sạch hơn .............................46

v


4.6.1 Mô tả các giải pháp sản xuất sạch hơn: .........................................................46
4.6.2 Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế, môi trường của các giải pháp
sản xuất sạch hơn ....................................................................................................46
4.6.2.1 Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật ............................................................46
4.6.2.2 Đánh giá tính khả thi về kinh tế ..............................................................49
4.6.2.3 Đánh giá tính khả thi về môi trường .......................................................52
4.7

Lựa chọn và sắp xếp thứ tự thực hiện các giải pháp SXSH.............................55

4.8

Kế hoạch thực hiện SXSH ...............................................................................59

4.8.1 Thành lập đội SXSH ......................................................................................59
4.8.2 Lập kế hoạch chuẩn bị thực hiện ...................................................................59
4.9 Duy trì SXSH .......................................................................................................62
Chương 5 .......................................................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................63

5.1

Kết luận ............................................................................................................63

5.2

Kiến nghị ..........................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................65
PHỤ LỤC ...................................................................... Error! Bookmark not defined. 
 

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BOD5

Nhu cầu oxy sinh hóa ( Biochemical Oxygen Demand )

CNTP

Công nghệ thực phẩm

COD

Nhu cầu oxy hóa học ( Chemical Oxygen Demand )

CTTB


Cải tiến thiết bị

KSQT

Kiểm soát qui trình

QLVN

Quản lý nội vi

SXSH

Sản xuất sạch hơn

THSD

tuần hoàn tái sử dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNNL

Tiếp nhận nguyên liệu

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng


UNEP
Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc ( United Nations
Environment Programme)
WTO

Tổ chức thương mại Thế giới ( World Trade Organization )

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ kỹ thuật thực hiện SXSH ......................................................................5
Hình 2.2 Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2006 - 2011 .....9
Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản .............................................9
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức tại Cty TNHH CNTP Miền Đông ...........................13
Hình 4.1 Quy trình chi tiết công đoạn cắt tiết – rửa 1 ...................................................33
Hình 4.2 Quy trình chi tiết công đoạn fillet – rửa 2 ......................................................34
Hình 4.3 Quy trình chi tiết công đoạn lạng da – chỉnh hình .........................................35
Hình 4.4 Quy trình chi tiết công đoạn xử lý phụ gia .....................................................36

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Lợi ích của SXSH trong các doanh nghiệp tại TP.HCM .................................6
Bảng 3.1 Một số loại máy móc thiết bị chính Công ty đang sử dụng ...........................15
Bảng 3.2 Lượng nguyên liệu tiêu thụ qua các tháng trong năm 2011...........................16
Bảng 3.3 Nguyên liệu và hóa chất sử dụng ...................................................................16

Bảng 3.4 Lượng nước tiêu thụ qua các tháng trong năm 2011 .....................................18
Bảng 3.5 Lượng điện tiêu thụ của các tháng trong năm 2011 .......................................19
Bảng 3.6 Thống kê phụ phẩm của các tháng trong năm 2011 ......................................26
Bảng 3.7 Nồng độ các chất trong nước ngầm trước và sau xử lý .................................26
Bảng 3.8 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau xử lý ......................27
Bảng 4.1 Lượng nguyên, nhiên, vật liệu tiêu thụ/ 1TSP ..............................................37
Bảng 4.2 Cân bằng vật liệu và năng lượng...................................................................37
Bảng 4.3 Kết quả xác định chi tiết dòng thải ...............................................................38
Bảng 4.4 Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH ...............................40
Bảng 4.5 Sàng lọc và đánh giá các giải pháp sản xuất sạch hơn..................................43
Bảng 4.6 Kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH ..........................................................46
Bảng 4.7 Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp ..............................47
Bảng 4.8 Kết quả đánh giá khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp ...........................50
Bảng 4.9 Kết quả đánh giá khả thi về mặt môi trường của các giải pháp ....................52
Bảng 4.10 Lựa chọn và sắp xếp thứ tự thực hiện các công đoạn SXSH ......................55
Bảng 4.11 Đội SXSH ...................................................................................................59
Bảng 4.12 Kế hoạch chuẩn bị thực hiện SXSH............................................................60

ix


x


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Ngành Chế biến thủy sản xuất khẩu là một trong những ngành công nghiệp mũi
nhọn, có tiềm năng phát triển lớn, đóng góp đáng kể vào GDP cả nước. Theo thống kê
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, năm 2011 xuất khẩu
thủy sản đạt 6,1 tỷ USD, đưa Việt Nam vào top 6 nước có tiềm năng xuất khẩu thủy
sản lớn nhất toàn cầu. Trong đó, cá tra fillet đông lạnh là một trong những mặt hàng
chủ lực. Tuy nhiên, do hiện trạng phân bố cũng như các điều kiện về công nghệ và
trình độ sản xuất của ngành Chế biến thủy sản nói chung và ngành fillet cá tra đông
lạnh nói riêng vẫn còn hạn chế nên đang thải vào môi trường một lượng chất thải lớn.
Để giải quyết vấn đề trên thì giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) được xem là giải
pháp tối ưu nhất. Vì SXSH sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, tái
sử dụng phế phẩm và bán thành phẩm có giá trị, tạo hình ảnh tốt hơn cũng như cải
thiện sức khỏe cho người lao động. Khi triển khai thực hiện mô hình SXSH, người
quản lý sẽ xây dựng được hàm lượng nguyên vật liệu đầu vào bị thất thoát, hiểu được
tại sao gây ra lãng phí, tiếp cận một cách có hệ thống để giảm thiểu sự thất thoát và đề
ra các kế hoạch hành động cụ thể, đồng thời quan trắc liên tục hiện tượng phát thải và
tình trạng ô nhiễm môi trường. Với những lợi ích như vậy, ngày 7/9/2009, Chính phủ
đã phê duyệt chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 là 90% doanh nghiệp
công nghiệp trên cả nước được phổ biến SXSH trong công nghiệp và 50% doanh
nghiệp sẽ áp dụng SXSH tại cơ sở mình.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH CNTP Miền Đông, nhận thấy Công ty có
nhiều tiềm năng áp dụng SXSH nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ

1
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh
môi trường nên em đề xuất đề tài “nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn
áp dụng tại Công ty TNHH Công Nghệ Thực Phẩm Miền Đông”.

1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện được những mục tiêu chính sau :
-

Nghiên cứu hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại Công ty TNHH
CNTP Miền Đông

-

Đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH vào Công ty TNHH Công Nghệ Thực
Phẩm Miền Đông.

-

Nghiên cứu, để xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế
của Công ty.

1.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài nghiên cứu bao gồm những nội dung
chính sau:
‐ Tổng quan về SXSH, Ngành Chế biến thủy sản và những ảnh hưởng đến môi
trường, tiềm năng áp dụng SXSH trong Ngành Chế biến thủy sản .
Nghiên cứu quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh,



qui mô công nghệ sản xuất tại Công ty TNHH Công Nghệ Thực Phẩm Miền
Đông.



Nghiên cứu hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại Công ty.



Đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại Công ty.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau được áp dụng :
-

Phương pháp tổng hợp tài liệu: tổng hợp tài liệu về SXSH, Ngành Chế biến
thủy sản, tài liệu của Công ty, Internet và các tài liệu khác có liên quan…

-

Phương pháp khảo sát, điều tra và thu thập số liệu: khảo sát thực tế qui trình sản
xuất, công tác quản lý môi trường tại Công ty, thu thập các số liệu về quá trình
hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty và các số liệu liên quan khác…

2
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh
-

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn công nhân và quản lý tại xưởng sản xuất,
xưởng cơ khí…


-

Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu: dựa vào các số liệu thu thập
được sử dụng phương pháp thống kê, phân tích chọn lọc các số liệu cần thiết có
liên quan, loại bỏ các số liệu không phù hợp…

-

Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn…

1.5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung thực hiện
nghiên cứu tại phân xưởng sản xuất.
Không gian: Công ty TNHH Công Nghệ Thực Phẩm Miền Đông.
Thời gian : đề tài được thực hiện trong khoản thời gian từ ngày 02/2012 đến ngày
05/2012

3
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về sản xuất sạch hơn
2.1.1 Khái niệm sản xuất sạch hơn
Theo “chương trình môi trường LHQ” năm 1994: SXSH là sự áp dụng liên tục
một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các

sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm tác động xấu đến con người và môi trường.
Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước
và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của
các chất thải vào nước và khí quyển.
Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả
các tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác
nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường
vào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.
(Nguồn: tài liệu hướng dẫn SXSH Ngành Thủy Sản)
2.1.2 Kỹ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn
Tùy vào qui trình sản xuất, qui mô doanh nghiệp, điều kiện kinh tế, mục tiêu
mà doanh nghiệp muốn hướng tới … mà các giải pháp SXSH áp dụng cho mỗi doanh
nghiệp là khác nhau.Tuy nhiên, hiệu quả SXSH sẽ cao nếu các kỹ thuật và phương
pháp được thực hiện một cách có hệ thống. Khái quát qui trình thực hiện SXSH thông
qua 6 bước sau:

4
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh

Bước
1
KHỞI ĐỘNG

Bước

2

Bước
3

DUY TRÌ SXSH

Bước 
6

THỰC HIỆN CÁC GIẢI

Bước
5

PHÂN TÍCH QUY
Ì

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Trọng tâm
kiểm toán

LỰA CHỌN GIẢI
Á
Bước
4

Hình 2.1: Sơ đồ kỹ thuật thực hiện SXSH
2.1.3 Phân loại các giải pháp SXSH

Các giải pháp SXSH có thể chia làm 3 nhóm chính :
-

Giảm chất thải tại nguồn
 Quản lý nội vi
 Kiểm soát quá trình tốt hơn
 Thay đổi nguyên vật liệu
 Cải tiến thiết bị
 Công nghệ sản xuất mới

-

Tuần hoàn
 Tận thu, tái sử dụng tại chỗ
5
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông 2 m3/ngày x 3.411 đồng/m3 = 6.822 đồng/ngày =
2.046.600 đồng/năm



Chi phí xử lý nước thải: 2 m3/ngày x 2.466 đồng/m3 = 4.932 đồng/ngày =
1.479.600 đồng/năm

Thời gian hoàn vốn: 0
7. Giải pháp 9: Thu hồi tái sử dụng nước tách khuôn để vệ sinh nhà xưởng
72
 



Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh
Đầu tư: I = 0
Tiết kiệm (S): 0,2 m3/tsp = 2 m3/ngày


Chi phí sử dụng nước: 2 m3/ngày x 3.411 đồng/m3 = 6.822 đồng/ngày =
2.046.600 đồng/năm



Chi phí xử lý nước thải: 2 m3/ngày x 2.466 đồng/m3 = 4.932 đồng/ngày =
1.479.600 đồng/năm

Thời gian hoàn vốn: 0
8. Giải pháp 10: Thay vòi xịt thông thường bằng vòi xịt áp lực trong cao
Đầu tư: 2 máy phun áp lực x 2.600.000 đồng/máy = 5.200.000 đồng
Tiết kiệm: 0,2 m3/tsp = 2 m3/ngày


Chi phí sử dụng nước: 2 m3/ngày x 3.411 đồng/m3 = 6.822 đồng/ngày =
2.046.600 đồng/năm



Chi phí xử lý nước thải: 2 m3/ngày x 2.466 đồng/m3 = 4.932 đồng/ngày =
1.479.600 đồng/năm


Thời gian hoàn vốn: 1,5 năm
9. Giải pháp 11: Dùng chổi cao su thu gom chất thải rắn trước khi dùng vòi xịt
Đầu tư: I = 10 chổi x 30.000 đồng/chổi = 300.000 đồng
Tiết kiệm: 2 m3 nước/ngày


Chi phí sử dụng nước : 2m3/ngày x 3.411 đồng/m3 = 6.822 đồng/ngày =
2.046.600 đồng/năm



Chi phí xử lý nước thải: 2m3/ngày x 2.466 đồng/m3 = 4.932 đồng/ngày =
1.479.600 đồng/năm

Thời gian hoàn vốn: 26 ngày
10. Giải pháp 12: Giám sát thao tác lấy đá của công nhân
73
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh
Đầu tư: 0
Tiết kiệm: 0,2 m3/tsp = 2 m3/ngày x 63.435 đồng/m3 = 12.687 đồng/ngày = 3.806.100
đồng/năm
Thời gian hoàn vốn: 0
11. Giải pháp 13: Lấy đủ lượng đá cần sử dụng
Đầu tư: I = 0
Điện: 58.060 KWh/tháng = 1.935 KWh/ngày
Tủ đá vảy tiêu thụ: 22% x 1.935 = 425,7 KWh/ngày = 425,7 KWh/ngày x 1.128

đồng/KWh = 480.190 đồng
Nước: 8m3 x 4.311 đồng/m3 = 27.288 đồng
 1m3 đá =

.

 đồ

.

 đồ

= 63.435 đồng

Tiết kiệm: S = 1,5 m3 đá/ngày x 63.435 đồng/m3 = 54.653 đồng/ngày = 16.395.750
đồng/năm
Thời gian hoàn vốn: Thv =

 0

12. Giải pháp 14: Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị trên hệ thống cấp nước
Đầu tư: không đáng kể
Tiết kiệm: 0,1 m3/tsp = 1 m3/ngày


Chi phí sử dụng nước: 1m3/ngày x 3.411 đồng/m3 = 3.411 đồng/ngày =
1.023.300 đồng/năm




Chi phí xử lý nước thải: 1 m3/ngày x 2.466 đồng/m3 = 2.466 đồng/ngày =
739.800 đồng/năm

Thời gian hoàn vốn: 0
74
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh
13. Giải pháp 15: Sử dụng vật liệu bảo ôn cách nhiệt để hạn chế lượng nhiệt thất
thoát trong quá trình truyền tải
Nhiệt độ nước tại đầu đường ống là 660C nhưng khi đến xưởng sản xuất nhiệt độ
nước chỉ còn khoảng từ 40 - 450C, như vậy lượng nhiệt tổn thất trong quá trình truyền
tải khá lớn, khoảng từ 32 – 39%. Để hạn chế tổn thất nhiệt trong quá trình truyền tải,
đề tài đề xuất sử dụng giải pháp dùng vật liệu bảo ôn đường ống quấn bên ngoài
đường ống dẫn nước nóng và vật liệu bảo ôn được sử dụng là bông thủy tinh.Giải pháp
này sẽ hạn chế được nhiệt lượng tổn thất trong quá trình truyền tải

10%.

Đường ống dẫn nước nóng có chiều dài khoảng 1.000m, đường kính trong ∅ =
27, thể tích nước sử dụng trong một ngày khoảng 150m3, chất liệu inox.
Nhiệt độ nước trước bảo ôn: t1 = 660C, t1’= 450C

 

∆t1 =

55,50C


 Cp1 = 4,177
 1 = 985,4
Nhiệt lượng tổn thất trước bảo ôn: Q1 = V1. 1.Cp1.∆t1 = 150 x 985,4 x 4,177 x (66 –
45) = 129.654.498 J
Nhiệt độ nước sau bảo ôn : t2 = 660C, t2’ = 600C
∆t2 =

 

630C

 Cp2 = 4,181
 2 = 981,58
Nhiêt lượng tổn thất sau bảo ôn :Q2 = V2. 2.Cp2.∆t2 = 150 x 981,58 x 4,181.(66 –
60) = 36.935.874 J
Nhiệt lượng tiết kiệm được sau bảo ôn : ∆Q = Q1 – Q2 = 129.654.498 – 36.935.874 =
92.718.624 J
75
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh
1KWh điện cung cấp lượng nhiệt tương ứng là 3,6 MJ
Lượng điện năng tiết kiệm được sau bảo ôn là :

.

.

,  

   

 

/

= 25,8 KWh

Tiền điện tiết kiệm được sau bảo ôn : S = 25,8 KWh/ngày x 1.128 đồng/KWh =
29.102 đồng/ngày = 8.730.720 đồng/năm
Diện tích xung quanh của ống : Sxq = C x l = 2 x

xrxl=2x

x 27.10 x 1000 =

170 m2
Đầu tư (I):
Chiều dày bông thủy tinh là 25 mm, mỗi cuộn có S = 36m2. Vì vậy cần 5 cuộn bông
thủy tinh cho 1000m đường ống
Chi phí đầu tư: 5 cuộn x 450.000 đồng/cuộn = 2.250.000 đồng
 Thời gian hoàn vốn : Thv = =

.

.

.


 đồ

 đồ
/

à

77 ngày

2,5 tháng

14. Giải pháp 16: Thu gom tối đa vụn mỡ cá rơi vãi
Đầu tư: 0
Tiết kiệm: thu hồi 2 kg phụ phẩm/tsp = 2 kg/ngày x 5.000 đồng/kg = 10.000
đồng/ngày = 3.000.000 đồng/năm
Thời gian hoàn vốn: 0
15. Giải pháp 18: Sử dụng vợt thu gom vụn mỡ cá thất thoát trong nước thải
Đầu tư: I = 500.000 đồng
Tiết kiệm:
‐ Dùng vợt lưới thu gom mỡ, vụn cá thất thoát theo dòng thải, ước tính thu gom
được khoảng 60% lượng thất thoát tương đương 73,8kg/TSP = 73,8 kg/TSP x
10 TSP/ngày = 738 kg/ngày
76
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh



Tiết kiệm: S = 738 kg/ngày x 500 đồng/kg = 369.000 đồng/ngày = 110.700.000
đồng/năm

Thời gian hoàn vốn: 2 ngày
16. Giải pháp 19: Lắp đặt các đồng hồ điện tại các công đoạn sản xuất
Đầu tư (I): 5 cái x 1.633.500 đồng/cái = 8.167.500 đồng
Tiết kiệm: 5% x 2233 KWh/ngày x 1.128 đồng/KWh = 125.941 đồng/ngày =
37.782.360 đồng/năm
Thời gian hoàn vốn: 65 ngày
17. Giải pháp 22: Khoán định mức tiêu thụ điện cho từng bộ phận
Đầu tư: 0
Tiết kiệm: 2% x 2.233 KWh/ngày x 1.128 đồng/KWh = 50.377 đồng/ngày =
15.113.100 đồng/năm
Thời gian hoàn vốn: 0
18. Giải pháp 23: nâng cao ý thức tiết kiệm điện cho toàn thể cán bộ công nhân
viên trong công ty
Đầu tư: không đáng kể
Tiết kiệm: 1% x 2.233 KWh/ngày x 1.128 đồng/KWh = 25.188 đồng/ngày =
7.555.400 đồng/năm
Thời gian hoàn vốn: 0
19. Giải pháp 24: xây dựng khẩu hiệu hành động, phát động phong trào thi đua tiết
kiệm điện trong toàn công ty
Đầu tư: không đáng kể

77
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –

Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh
Tiết kiệm: 2% x 2.233 KWh/ngày x 1.128 đồng/KWh = 50.377 đồng/ngày =
15.113.100 đồng/năm
Thời gian hoàn vốn: 0

PHỤ LỤC 4
Mô tả các giải pháp SXSH
78
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh
1. Nhóm giải pháp tiết kiệm nước
Giải pháp 1: Lắp đặt van đóng ngắt nước tự động
Nước được cho vào các bồn rửa chủ yếu dựa theo thói quen và định lượng bằng mắt
nên thường vượt quá lượng nước qui định và khi cho cá vào nước bị chảy tràn ra ngoài
gây lãng phí. Lắp đặt van đóng ngắt tự động vừa tiết kiệm nước hiệu quả, vừa đảm bảo
yêu cầu về mặt kĩ thuật và giảm bớt nhân công tại công đoạn này.
Giải pháp 2: Lắp đặt thang đo định lượng
Lắp đặt thang đo định lượng tại các bồn rửa sẽ hạn chế được lượng nước lãng
phí trong quá trình cho nước vào bồn.
Giải pháp 3,4: Lắp đặt đồng hồ nước và thiết lặp hệ thống bảng biểu theo dõi
lượng nước sử dụng cho từng công đoạn.
Xưởng sản xuất được chia thành nhiều bộ phận khác nhau, bộ phận nào cũng sử
dụng nhiều nước nhưng cả nhà máy chỉ có 2 đồng hồ theo dõi được đặt tại khu vực xử
lý nước cấp và xử lý nước thải và các nhân viên tại bộ phận này lại không theo dõi
thường xuyên nên việc giám sát sử dụng nước chưa được quản lý. Vì vậy, cần phải lắp
đặt đồng hồ nước và thiết lập hệ thống bảng biểu theo dõi lượng nước sử dụng cho
từng công đoạn để có kế hoạch sử dụng nước hợp lý.

Giải pháp 5: Khoán định mức sử dụng cho từng bộ phận
Dựa trên cơ sở theo dõi, tính toán lượng nước sử dụng hợp lý cho từng công
đoạn và khoán các định mức này cho từng bộ phận để có kế hoạch sử dụng hợp lý.
Đồng thời, phải theo giám sát và kiểm toán thường xuyên để có giải pháp điều chỉnh
khi có những biến động bất thường. Nếu thực hiện tốt công tác này có thể giảm
7m3/TSP.
Giải pháp 6: Nâng cao ý thức tiết kiệm nước cho công nhân
Công ty nên tổ chức các buổi tập huấn theo định kỳ 2 lần/năm để nâng cao ý
thức tiết kiệm, nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân trong nhà máy. Hình thành
thói quen tiết kiệm trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Giải pháp 7: ban hành qui định xử phạt đối với các hành vi lãng phí nước
Để tăng hiệu quả tiết kiệm, công ty cần ban hành qui định xử phạt cụ thể đối
với các hành vi cố tình gây lãng phí nước.
79
 


Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Cty TNHH CNTP Miền Đông –
Huyện Trảng Bàng, Tây Ninh
Giải pháp 8: Qui định lượng nước cho vào bồn cắt tiết phù hợp với lượng cá
tương ứng
Lượng nước cho vào bồn cắt tiết thường đầy nên khi cho cá vào, nước và máu
cá bị tràn ra ngoài gây lãng phí và mất vệ sinh.Qui định lượng nước cho vào bồn
khoảng 60% thể tích bồn. Như vậy sẽ giảm được 40% lượng nước sử dụng, tiết kiệm
được tiền điện bơm nước và chi phí xử lý nước thải.
Giải pháp 9: Điều chỉnh tốc độ chảy của van nước trong công đoạn fillet
Van nước thường được mở với tốc độ chảy mạnh gây lãng phí nước khá nhiều,
cần điều chỉnh độ mở của van cho phù hợp và các cán bộ quản lý nên thường xuyên
theo dõi, kiểm tra việc thực hiện vấn đề này.
Giải pháp 10: Thu hồi, tái sử dụng nước tách khuôn để vệ sinh nhà xưởng

Nước thải tại công đoạn tách khuôn tương đối sạch và có khối lượng lớn vì vậy
nên tận dụng, thu hồi lượng nước này để vệ sinh nhà xưởng.
Giải pháp 11: Thay vòi xịt thông thường bằng vòi xịt áp lực để vệ sinh nền nhà
xưởng.
Trên nền nhà xưởng thường dính bám nhiều mỡ và vụn cá, hiện tại Công ty
đang sử dụng vòi xịt thông thường để vệ sinh nên thường tốn khá nhiều nước.Vì vậy,
vòi xịt áp lực sẽ giảm được đáng kể lượng nước tiêu tốn.
Giải pháp 12: Dùng chổi cao su để thu gom chất thải rắn trên nền nhà xưởng
trước khi dùng vòi xịt.
Trong quá trình thao tác công nhân thường làm rơi vãi nhiều chất thải rắn trên
nền nhà xưởng, nên dùng chổi cao su để thu gom hết lượng chất thải rắn này trước khi
dùng vòi xịt vệ sinh nhà xưởng, biện pháp này vừa giúp thu hồi lượng chất thải rắn bị
thất thoát, vừa tiết kiệm được nước cho khâu vệ sinh.
Giải pháp 13, 14: Giám sát thao tác lấy đá của công nhân, lấy đủ lượng đá cần
sử dụng
Trong quá trình lấy đá ra khỏi kho, công nhân thường làm rơi vãi nhiều đá ngay
tại miệng kho và lượng đá lấy ra lớn hơn lượng đá cần sử dụng gây lãng phí, cán bộ
quản lý cần theo dõi, giám sát thao tác này của công nhân, nhắc nhở để công nhân hình
thành thói quen tiết kiệm.
80
 


×