Tải bản đầy đủ (.pdf) (307 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 307 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ÁP DỤNG TẠI
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ THỦY
Ngành: Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái
Niên khóa: 2008 – 2012
Tháng 06/2012


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007
ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU
WWWXXX

Tác giả

LÊ THỊ THỦY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn

ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY



TP.HCM, Tháng 06/2012
i


Trong thời gian đi thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập, em đã nhận được rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ, sự chia sẻ và quan tâm của các Thầy Cô, gia đình và bạn
bè. Với lòng trân trọng và sự biết ơn, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Quý thầy cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM,
những người đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt bốn năm qua.
- Cô Vũ Thị Hồng Thủy - người đã tận tâm giảng dạy, chỉ bảo, quan tâm em trong
suốt quá trình thực tập. Em cảm ơn Cô rất nhiều.
- Thầy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em chân thành cảm ơn Thầy.
- Ban Lãnh đạo Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu, đã tạo điều kiện cho
em thực tập, học hỏi kinh nghiệm; em cảm ơn Chị Trần Vũ Sâm Ngân, anh Võ Tâm
đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và cung cấp cho em nhiều tài liệu bổ ích và cần thiết cho
bài báo cáo.
- Ba mẹ: Con cảm ơn ba mẹ đã luôn hỏi thăm, quan tâm, động viên và chăm sóc
con.
- Anh chị: em cảm ơn anh chị luôn ở bên em, luôn cùng em chia sẻ mọi chuyên vui
buồn trong quá trình đi thực tập.
- Và các bạn cùng học chung lớp với mình. Cám ơn các bạn đã quan tâm và chia sẻ
cùng mình.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thủy


ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001 : 2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu”
được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012.
Đề tài bao gồm các nội dung chính sau:
‫ ڈ‬Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, phương pháp và
mục tiêu nghiên cứu đề tài.
‫ ڈ‬Tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
‫ ڈ‬Tổng quan về Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
‫ ڈ‬Đánh giá tình hình An toàn vệ sinh lao động tại Công ty và khả năng áp dụng
hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 :
2007 cho Công ty.
‫ ڈ‬Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001 : 2007 cho Công ty với các bước cơ bản sau:
ƒ Xác định phạm vi của hệ thống, thành lập ban OH&S
ƒ Xây dựng chính sách OHSAS phù hợp với tình hình của Công ty
ƒ Nhận diện 105 mối nguy, chia thành 58 nhóm mối nguy có liên quan đến
vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của công nhân từ tất cả các hoạt động sản
xuất của Công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn, hạn chế và kiểm
soát các mối nguy.
ƒ Nêu lên các bước xây dựng hệ thống phù hợp với tình hình thực tiễn và
các nguồn lực sẵn có của Công ty
ƒ Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 : 2007
phục vụ cho việc kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu các tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp tại Công ty.
‫ ڈ‬Kết luận và kiến nghị: đánh giá và đưa ra các điều kiện thuận lợi và khó khăn
trong việc xây dựng hệ thống. Đồng thời đề xuất ý kiến giúp xây dựng hệ thống hoàn

chỉnh.

iii


MỤC LỤC

TÓM TẮT..................................................................................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................................... ix
DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................................. x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 2
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ......................................................................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 ............................................. 4
2.1. SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN OHSAS 18000 ........................................................... 4
2.2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001 : 2007 ............................................................. 5
2.3. CÁC YÊU CẦU CỦA OHSAS 18001 : 2007 .................................................................. 5
2.4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007 ......................... 6
2.4.1. Về mặt thị trường ..................................................................................................... 6
2.4.2. Về mặt kinh tế........................................................................................................... 6
2.4.3. Quản lý rủi ro........................................................................................................... 7
2.5. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS TẠI VIỆT NAM ......................................................... 7
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU ..... 8
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ............................................................................ 8

3.1.1. Thông tin chung ....................................................................................................... 8
3.1.2. Vị trí địa lý ............................................................................................................... 8
3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................................. 9
3.1.4. Sản phẩm và công suất hoạt động ........................................................................... 9
3.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty ..................................................................................... 9
3.1.6. Bố trí các xưởng sản xuất ........................................................................................ 9
3.1.7. Các hệ thống quản lý hiện có tại Công ty .............................................................. 10
3.2. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT .................................................................. 10
3.2.1. Nguồn nhân lực ...................................................................................................... 10
3.2.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước .................................................................................. 10
3.2.3. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất ............................................... 11
3.2.4. Máy móc và thiết bị ................................................................................................ 12
3.2.5. Quy trình sản xuất .................................................................................................. 12
3.2.6. Công tác bảo trì và bảo dưỡng máy móc thiết bị................................................... 14

iv


3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG ............................................................... 14
3.3.1. Môi trường không khí ............................................................................................ 14
3.3.2. Nước ngầm ............................................................................................................. 17
3.3.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại ....................................................................... 17
3.4. CÔNG TÁC VỆ SINH LAO ĐỘNG – BẢO HỘ LAO ĐỘNG – PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ ............................................................................................................................ 19
3.4.1. Công tác vệ sinh lao động – Bảo hộ lao động ....................................................... 19
3.4.2. Phòng chống cháy nổ ............................................................................................. 20
3.4.3. Thực hiện an toàn sức khỏe nghề nghiệp ............................................................... 20
3.4.4. Đánh giá kết quả thực hiện ATVSLĐ – BHLĐ – PCCN ....................................... 22
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ
NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007 CHO CÔNG TY .............................. 23

4.1. PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ THÀNH LẬP BAN OH&S...................................... 23
4.1.1. Phạm vi của hệ thống OH&S ................................................................................. 23
4.1.2. Thành lập Ban OH&S ............................................................................................ 23
4.2. CHÍNH SÁCH OH&S VÀ PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH TRONG CÔNG TY ................ 25
4.2.1. Chính sách OH&S.................................................................................................. 25
4.2.2. Công tác phổ biến chính sách OH&S trong nội bộ Công ty và đối với bên ngoài 26
4.2.3. Kế hoạch chỉnh sửa chính sách OH&S cho phù hợp với tình hình thực tiễn của
Công ty ............................................................................................................................. 26
4.3. NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ................................................... 27
4.3.1. Mục đích................................................................................................................. 27
4.3.2. Nội dung ................................................................................................................. 27
4.3.3. Tài liệu tham chiếu................................................................................................. 31
4.4. YÊU CẦU CỦA PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC ........................................ 31
4.4.1. Mục đích................................................................................................................. 31
4.4.2. Nội dung ................................................................................................................. 32
4.4.3. Tài liệu tham chiếu................................................................................................. 32
4.5. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ..................................................................... 32
4.5.1. Mục đích................................................................................................................. 32
4.5.2. Nội dung ................................................................................................................. 32
4.6. NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM, TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH VÀ
QUYỀN HẠN ...................................................................................................................... 34
4.6.1. Mục đích................................................................................................................. 34
4.6.2. Nội dung ................................................................................................................. 34
4.7. NĂNG LỰC, ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC ................................................................ 37
4.7.1. Mục đích................................................................................................................. 37
4.7.2. Nội dung ................................................................................................................. 37
4.7.3. Tài liệu tham chiếu................................................................................................. 38
4.8. TRAO ĐỔI THÔNG TIN, THAM GIA, VÀ THAM VẤN ........................................... 38
4.8.1. Mục đích................................................................................................................. 38
4.8.2. Nội dung ................................................................................................................. 38

4.8.3. Tài liệu tham chiếu................................................................................................. 39

v


4.9. HỆ THỐNG TÀI LIỆU OH&S ...................................................................................... 39
4.9.1. Mục đích................................................................................................................. 39
4.9.2. Nội dung ................................................................................................................. 40
4.10. KIỂM SOÁT TÀI LIỆU .............................................................................................. 40
4.10.1. Mục đích............................................................................................................... 40
4.10.2. Nội dung ............................................................................................................... 40
4.10.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................... 41
4.11. KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH ......................................................................................... 41
4.11.1. Mục đích............................................................................................................... 41
4.11.2. Nội dung ............................................................................................................... 41
4.11.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................... 42
4.12. CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP ................................... 42
4.12.1. Mục đích............................................................................................................... 42
4.12.2. Nội dung ............................................................................................................... 43
4.12.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................... 44
4.13. ĐO LƯỜNG VÀ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN...................................................... 44
4.13.1. Mục đích............................................................................................................... 44
4.13.2. Nội dung ............................................................................................................... 44
4.13.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................... 45
4.14. ĐIỀU TRA SỰ CỐ ...................................................................................................... 45
4.14.1. Mục đích............................................................................................................... 45
4.14.2. Nội dung ............................................................................................................... 45
4.14.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................... 46
4.15. SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC, HÀNH ĐỘNG PHÒNG
NGỪA .................................................................................................................................. 47

4.15.1. Mục đích............................................................................................................... 47
4.15.2. Nội dung ............................................................................................................... 47
4.15.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................... 47
4.16. KIỂM SOÁT HỒ SƠ ................................................................................................... 47
4.16.1. Mục đích............................................................................................................... 47
4.16.2. Nội dung ............................................................................................................... 47
4.16.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................... 48
4.17. ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ................................................................................................... 48
4.17.1. Mục đích............................................................................................................... 48
4.17.2. Nội dung ............................................................................................................... 49
4.17.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................... 49
4.18. XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ..................................................................................... 49
4.18.1. Mục đích............................................................................................................... 49
4.18.2. Nội dung ............................................................................................................... 50
4.18.3. Tài liệu tham chiếu............................................................................................... 51
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 52
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 52
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 53

vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 54
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH: MỘT SỐ MỐI NGUY TẠI CÔNG TY .......................................... 294

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT


:

Bảo vệ môi trường

ATLĐ

:

An toàn lao động

AT&SKNN

:

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

ATVSLĐ

:

An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ

:

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH


:

Bộ Lao động – Thương binh xã hội

BYT

:

Bộ Y tế

BCA

:

Bộ Công An

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

BM


:

Biểu mẫu

BNN

:

Bệnh nghề nghiệp

BSI (British Standards Institution)

:

Viện Tiêu chuần Anh Quốc

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

ĐDLĐ

:

Đại diện Lãnh đạo

HDCV


:

Hướng dẫn công việc

OH&S (Occupational Health and Safety) :

An toàn và sức khỏe nghề nghiệp

PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

PCCN

:

Phòng chống cháy nổ

CTNH

:

Chất thải nguy hại

SA (Social Accountability)

:


Trách nhiệm xã hội

TNLĐ

:

Tai nạn lao động

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

XNK

:

Xuất nhập khẩu

Cty

:

Công ty

TT

:


Thủ tục

UPTTKC

:

Ứng phó tình trạng khẩn cấp

TX

:

Thị xã

VSLĐ

:

Vệ sinh lao động

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng ................................ 11
Bảng 3.2 Thông số môi trường không khí xung quanh nhà máy............................... 14
Bảng 3.3 Thông số môi trường không khí trong khu vực lao động ........................... 16
Bảng 3.4 Thông số chất lượng nước ngầm trong Công ty ......................................... 17
Bảng 3.5 Bảng thống kê thành phần và khối lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại

trong Công ty Woodmax ............................................................................................ 18
Bảng 3.6 Bảng phân phát phương tiện bảo vệ lao động theo bộ phận....................... 19
Bảng 3.7 Bảng phân loại sức khỏe công nhân Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất
khẩu năm 2011............................................................................................................ 21
Bảng 4.1 Phổ biến chính sách OH&S tại Công ty TNHH Woodmax ....................... 26
Bảng 4.2 Chu kỳ xuất hiện mối nguy......................................................................... 29
Bảng 4.3 Tần suất xảy ra sự cố: ................................................................................. 29
Bảng 4.4 Mức độ nghiêm trọng: ................................................................................ 29
Bảng 4.5 Khả năng tự bảo vệ ..................................................................................... 30
Bảng 4.6 Bảng đánh giá cấp độ rủi ro: ....................................................................... 30
Bảng 4.7 Bảng thống kê cấp độ rủi ro........................................................................ 31

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mô hình P – D – C –A ................................................................................ 5
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các xưởng sản xuất ................................................................. 10
Hình 3.2: Quy trình sản xuất ...................................................................................... 13

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY ......................................................... 56
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH MÁY MÓC, THIẾT BỊ CTY TNHH WOODMAX ............. 57
PHỤ LỤC 3 : MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ OH&S 59
1.THỦ TỤC NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ..................................... 65
PHỤ LỤC 4 : BẢNG NHẬN DIỆN MỐI NGUY VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO ..................... 71
2.THỦ TỤC XÁC ĐỊNH YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ YÊU CẦU KHÁC ....................... 162
PHỤ LỤC 5: DANH MỤC CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC
............................................................................................................................................... 165

3.THỦ TỤC ĐÀO TẠO NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ................................................... 180
PHỤ LỤC 6: BẢNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO OH&S ....................................................... 185
4.THỦ TỤC TRAO ĐỔI THÔNG TIN, THAM GIA VÀ THAM VẤN ............................. 187
5.THỦ TỤC SOẠN THẢO VÀ KIỂM SOÁT TÀI LIỆU OH&S ........................................ 191
6.THỦ TỤC KIỂM SOÁT VÀ ĐIỀU HÀNH ...................................................................... 198
7.THỦ TỤC KIỂM SOÁT NHÀ THẦU VÀ KHÁCH THAM QUAN ............................... 228
8.THỦ TỤC CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP ...................... 233
PHỤ LỤC 7: DANH MỤC THIẾT BỊ PCCC..................................................................... 243
PHỤ LỤC 8: BẢNG KẾ HOẠCH HIỆU CHUẨN VÀ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ PCCC... 244
9.THỦ TỤC GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG .......................................................................... 260
PHỤ LỤC 9: BẢNG KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG CÁC KHÍA CẠNH LIÊN
QUAN OH&S........................................................................................................................ 263
PHỤ LỤC 10: BẢNG KẾ HOẠCH HIỆU CHUẨN, KIỂM ĐỊNH CÁC LOẠI MÁY MÓC,
THIẾT BỊ CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN THEO TT 32/2011/TTBLĐTBXH ............................................................................................................................ 266
PHỤ LỤC 11: BẢNG KẾ HOẠCH HIỆU CHUẨN CÁC LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ
SẢN XUẤT ........................................................................................................................... 267
10.THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC ... 269
11.THỦ TỤC ĐIỀU TRA SỰ CỐ......................................................................................... 271
PHỤ LỤC 12: BẢNG SỰ CỐ CẬN NGUY HIỂM............................................................ 275
12.THỦ TỤC SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC, HÀNH ĐỘNG
PHÒNG NGỪA ..................................................................................................................... 281
13.THỦ TỤC KIỂM SOÁT HỒ SƠ ..................................................................................... 284
14.ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ ........................................................................................................ 287
15.THỦ TỤC XEM XÉT LÃNH ĐẠO................................................................................. 292

x


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thống kê của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội cho biết trong năm 2011,
cả nước có 5896 vụ tai nạn lao động làm 6154 người bị nạn, trong đó số vụ tai nạn lao
động chết người là 504 vụ ( chiếm 6.6 %), số người chết là 574 người, số người bị
thương nặng là 1314 người; và đặc biệt số nạn nhân lao động nữ là 1363 người, chiếm
22,15 % tổng số người bị nạn.
Tình hình tai nạn lao động và số nạn nhân của các vụ tai nạn tăng 15,04 %,
nhưng số vụ tai nạn lao động có người chết giảm 0,92 % và số người chết vì tai nạn
lao động giảm 4,49 % so với năm 2010. Tuy nhiên số người bị thương nặng lại tăng
4,28 %. Như vậy, mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn ngày càng trầm trọng, gây
ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và thiệt hại đến tài sản của các Công ty.
Bên cạnh đó, áp lực từ thị trường và người lao động ngày càng tăng, thúc giục
các Công ty áp dụng các biện pháp và hệ thống bảo hộ lao động cho người lao động.
Chính vì thế mà xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001 trở thành một nhu cầu tất yếu.
Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu có thị trường chủ yếu là các nước
châu Âu, nơi yêu cầu nghiêm ngặt về các vấn đề kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khỏe con
người, môi trường và phát triển bền vững. Do đó, với đề tài “ Xây dựng hệ thống
quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 áp
dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu”, tôi hy vọng sẽ góp phần cải
thiện môi trường làm việc cho người lao động, và giúp Công ty nhận diện các mối
nguy có thể có để hạn chế các vấn đề ở mức tốt nhất.

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

1



Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
‫ ڈ‬Nghiên cứu tình hình quản lý OH&S tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ
Xuất khẩu
‫ ڈ‬Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho công nhân
theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 áp dụng cho Công ty
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
‫ ڈ‬So với các biện pháp bảo hộ lao động thông thường, “Phòng bệnh hơn chữa
bệnh” – OHSAS 18000 giúp Công ty phòng ngừa, kiểm soát được vấn đề an toàn
nhằm giảm nhẹ, ngăn chặn những tổn thất do tai nạn gây ra và hơn thế nữa hệ thống
này cũng sẽ mang lại cho doanh nghiệp một hình ảnh tốt hơn, năng suất lao động cao
hơn vì công nhân được làm trong một môi trường tốt, môi trường an toàn.
‫ ڈ‬Công ty cung cấp sản phẩm cho thị trường châu Âu, một thị trường rộng lớn,
đa dạng, có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhưng đồng thời cũng
là một thị trường hết sức khắt khe, có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe, chủ yếu
nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và phát triển bền vững. Do đó xây
dựng hệ thống OH&S giúp sản phẩm của Công ty đảm bảo các yêu cầu cần thiết để
thâm nhập vào thị trường này.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
‫ ڈ‬Đối tượng: tất cả các hoạt động tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ xuất khẩu
có khả năng gây ra các vấn đề về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp
‫ ڈ‬Phạm vi:
ƒ Địa điểm: Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu, tên tắt: Woodmax
Đường Huỳnh Văn Lũy, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
ƒ Thời gian: 01/01/2012 – 31/05/2012
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
‫ ڈ‬THAM KHẢO TÀI LIỆU

ƒ Tham khảo tài liệu về tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007
ƒ Tham khảo các văn bản pháp luật có liên quan
ƒ Tham khảo tài liệu về Công ty thông qua các tài liệu có sẵn của Công ty
‫ ڈ‬Tìm hiểu thông tin về An toàn lao động, bệnh nghề nghiệp,… thông qua sách
báo, Website,….
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

2


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
‫ ڈ‬KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
ƒ Khảo sát và tìm hiểu hiện trạng môi trường, an toàn lao động và sức khỏe
nghề nghiệp tại Công ty
‫ ڈ‬PHỎNG VẤN ĐIỀU TRA
ƒ Phỏng vấn người lao động tại Công ty về giờ giấc làm việc, chế độ lương
bổng, Bảo hiểm xã hội,chất lượng môi trường làm việc tại Công ty và các khả năng
gây ra tai nạn lao động…
ƒ Phỏng vấn người dân xung quanh về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất
Công ty đến môi trường xung quanh, …
‫ ڈ‬XỬ LÝ SỐ LIỆU, PHÂN TÍCH THÔNG TIN
ƒ Trên cơ sở số liệu thu thập được từ Công ty, tiến hành xử lý và phân tích
các số liệu cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng hệ thống OH&S
tại Công ty.

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy


3


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001
2.1. SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN OHSAS 18000
Lịch sử hình thành và những chuyển biến của OHSAS 18000 theo thời gian và
nhu cầu xã hội:
‫ ڈ‬1992: Ủy ban Sức khỏe và An toàn Anh ban bố chính sách quản lý về Sức
khỏe và An toàn tại nơi làm việc.
‫ ڈ‬1993: Ủy ban Sức khỏe và An toàn Anh điều hành giới thiệu về Quản lý Sức
khỏe và An toàn, phù hợp với pháp luật Anh (gọi tắc là HSG 65).
‫ ڈ‬1996: Tiêu chuẩn Anh BS 8800 đưa ra, được sử dụng như mô hình OHSMS
hướng dẫn chung cho hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn.
‫ ڈ‬1999: Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) cùng với các tổ chức khác trên thế giới
cho ra đời phiên bản đầu tiên - tiêu chuẩn OHSAS 18001:1999, dựa trên những đặc
điểm kỹ thuật của bộ tiêu chuẩn BS8800.
‫ ڈ‬2000: Tiêu chuẩn OHSAS 18002 ra đời phục vụ cho việc hướng dẫn triển
khai thực hiện OHSAS 18001.
‫ ڈ‬2007: Phiên bản mới OHSAS 18001:2007
‫ ڈ‬2008: Phiên bản mới OHSAS 18002:2008
OHSAS 18000 là một tiêu chuẩn quốc tế về AT&SKNN (OH&S) được xây
dựng từ sự kết hợp của các tổ chức tiêu chuẩn Quốc gia, các tổ chức chứng nhận, các
tổ chức tư vấn và các chuyên gia trong ngành.
Hệ thống quản lý OH&S xác định các quá trình để cải tiến thường xuyên các
hoạt động về an toàn và sức khoẻ và phù hợp với các yêu cầu pháp luật. Hệ thống này
tạo ra nền tảng để tích hợp với kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.


GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

4


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
OHSAS 18001:2007 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống Quản lý OH&S. Nó tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro về an toàn và sức khoẻ và cải tiến
các hoạt động của mình.
Bộ tiêu chuẩn bao gồm 2 tiêu chuẩn OHSAS 18001 và OHSAS 18002:
‫ ڈ‬Tiêu chuẩn OHSAS 18001 đưa ra các yêu cầu về OH&S, đây là tiêu chuẩn
dùng để đánh giá và chứng nhận. Tiêu chuẩn không phải là yêu cầu pháp luật hoặc
hướng dẫn áp dụng. Nó mang tính tự nguyện, nhưng tiêu chuẩn bắt buộc hệ thống
phải đảm bảo tính phù hợp pháp luật. Tiêu chuẩn không quy định các tiêu chí thực
hành cụ thể hoặc đưa ra yêu cầu chi tiết về thiết kế hệ thống quản lý. Thay vào đó hệ
thống hướng đến giảm hoặc ngăn ngừa các tai nạn, tử vong, tiêu tốn nguồn lực, thời
gian liên quan đến tai nạn, sự cố.
‫ ڈ‬Tiêu chuẩn OHSAS 18002 hướng dẫn triển khai tiêu chuẩn OHSAS 18001.
Bộ tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức không phân biệt quy
mô, loại hình sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
2.2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG OHSAS 18001 : 2007
Cấu trúc của hệ thống OHSAS được xây dựng dựa trên mô hình P-D-C-A ( lập
kế hoạch- thực hiện- kiểm tra- hành động) và bao gồm:
‫ ڈ‬Lãnh đạo cam kết.
‫ ڈ‬Đánh giá và lập kế hoạch.

Cải tiến thường

xuyên

‫ ڈ‬Thiết lập hệ thống OH&S
và tài liệu.
‫ ڈ‬Áp dụng hệ thống.

Xem xét của
Lãnh đạo

Thiết lập chính
sách an toàn

‫ ڈ‬Đánh giá, cải tiến.
‫ ڈ‬Chứng nhận.

Lập kế hoạch
Kiểm tra &
Hành động
khắc phục

Thực hiện và
điều hành

Hình 2.1: Mô hình P – D – C –A
2.3. CÁC YÊU CẦU CỦA OHSAS 18001 : 2007
‫ ڈ‬Chính sách OH&S
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

5



Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
‫ ڈ‬Nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định biện pháp kiểm soát
‫ ڈ‬Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
‫ ڈ‬Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình OH&S
‫ ڈ‬Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình và quyền hạn
‫ ڈ‬Năng lực, đào tạo và nhận thức
‫ ڈ‬Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn
‫ ڈ‬Hệ thống tài liệu
‫ ڈ‬Kiểm soát tài liệu
‫ ڈ‬Kiểm soát điều hành
‫ ڈ‬Chuẩn bị và ứng phó tình trạng khẩn cấp
‫ ڈ‬Đo lường và theo dõi kết quả thực hiện
‫ ڈ‬Đánh giá sự tuân thủ
‫ ڈ‬Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa
‫ ڈ‬Đánh giá nội bộ
‫ ڈ‬Xem xét của Lãnh đạo
2.4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001 : 2007
2.4.1. Về mặt thị trường
‫ ڈ‬Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân
thủ OHSAS 18000 như là một điều kiện bắt buộc.
‫ ڈ‬Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
‫ ڈ‬Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
‫ ڈ‬Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan
trọng nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý Nhà Nước về an toàn lao động
và sức khỏe nghề nghiệp.
‫ ڈ‬Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.

2.4.2. Về mặt kinh tế
‫ ڈ‬Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách
nhiệm xã hội.
‫ ڈ‬Thời gian sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN.
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

6


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
‫ ڈ‬Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.
‫ ڈ‬Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tai nạn, khẩn cấp.
2.4.3. Quản lý rủi ro
‫ ڈ‬Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
‫ ڈ‬Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
‫ ڈ‬Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
‫ ڈ‬Dễ dàng đảm bảo sự phù hợp với các quy định OH&S và giảm tai nạn/sự cố
OH&S không mong đợi.
2.5. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG OHSAS TẠI VIỆT NAM
Các Công ty liên doanh, Công ty có vốn nước ngoài thường áp dụng hệ thống
này như là điều kiện bắt buột từ các Công ty mẹ. Một số Công ty điển hình như Vedan,
Crown, Nhà máy nước Bình an, …
Các Công ty Việt nam vẫn đang chật vật với hệ thống quản lý chất lượng và
chưa đủ nguồn lực để thực hiện hệ thống này. Số lượng Công ty Việt nam đạt giấy
chứng nhận OHSAS chỉ đếm trên đầu ngón tay..

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy


7


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
3.1.1. Thông tin chung
-Tên cơ sở:

Nhà máy sản xuất đồ gỗ gia dụng và đồ trang trí nội thất
bằng gỗ công suất 24.000 sản phẩm/năm (sau đây gọi tắt là xưởng
sản xuất đồ gỗ WoodMax)

-Địa chỉ:

P.Phú Mỹ, TX.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

-Người đại diện:

Ông BERND STOPPLER

-Chức vụ:

Giám đốc


-Điện thoại:

0650.3714512

-Fax:

0650.3714574

-Cơ quan chủ quản:

Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu

-Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
-Loại hình sản xuất:

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu

3.1.2. Vị trí địa lý
Xưởng sản xuất đồ gỗ WoodMax có diện tích 3750 m2 tọa lạc tại phường Phú
Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với vị trí xác định như sau:
‫ ڈ‬Phía Đông giáp: giáp đường nhựa rộng 5m nối ra đường Huỳnh Văn Lũy;
‫ ڈ‬Phía Tây giáp: đường đất;
‫ ڈ‬Phía Nam giáp: xưởng của Cty Lâm Sản XNK tổng hợp Bình Dương;
‫ ڈ‬Phía Bắc giáp: xưởng của Cty Lâm Sản XNK tổng hợp Bình Dương.
Tọa độ trung tâm của khu đất được xác định như sau:
X = 628.638 m ; Y = 1.218.020 m (xác định theo hệ tọa động VN2000)

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy


8


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu, được thành lập theo Giấy chứng
nhận đầu tư số 461043000232 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày
13/11/2007 với ngành nghề kinh doanh là sản xuất đồ gỗ gia dụng và đồ trang trí nội
thất bằng gỗ các loại (Mã ngành C 3100).
Tháng 7 năm 2008, Xưởng sản xuất đồ gỗ WoodMax của Công ty TNHH Sản
xuất Đồ gỗ Xuất khẩu đi vào hoạt động tại phường Phú Mỹ, Thị xã Thủ Dầu Một, trên
phần nhà xưởng được thuê lại từ Công ty Lâm Sản XNK tổng hợp Bình Dương (hợp
đồng số 09DT/HĐKT ngày 01/06/2008).
Hiện tại, xưởng sản xuất đồ gỗ WoodMax chủ yếu gia công và sản xuất các sản
phẩm gia dụng và nội thất như giường, tủ, kệ bằng gỗ nhập khẩu để xuất sang các
nước châu Âu. Công suất sản phẩm hàng năm là 24.000 sản phẩm/năm (9.600 bộ
giường và 14.400 bộ tủ các loại).
3.1.4. Sản phẩm và công suất hoạt động
Sản phẩm của xưởng sản xuất WoodMax là các loại đồ gỗ gia dụng để xuất
khẩu ra nước ngoài. Các mặt hàng chính bao gồm giường và tủ các loại.
Công suất sản phẩm là 800 bộ giường, 1.200 bộ tủ các loại/tháng hay 24.000
sản phẩm các loại/năm.
3.1.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Phụ lục 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
3.1.6. Bố trí các xưởng sản xuất
Xưởng sản xuất gỗ Woodmax bao gồm 3 nhà xưởng, mỗi xưởng chuyên phụ
trách một khâu sản xuất riêng biệt: xưởng chi tiết, xưởng lắp ráp và xưởng phun sơnchà nhám.
Sơ đồ bố trí các xưởng sản xuất:


GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

9


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu

Văn phòng mới đang
xây dựng

Khu chứa chất thải rắn

Xưởng sơn
Xưởng chi tiết
Khu
hong
khô

Khu
nhà xe

Xưởng lắp ráp

Khu
đóng
gói

Khu

Cổng ra vào
Cổng chính
nhà xe
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí các xưởng sản xuất
Kho chứa
CTNH

3.1.7. Các hệ thống quản lý hiện có tại Công ty
Công ty TNHH Sản xuất Đồ Gỗ Xuất khẩu hiện chưa xây dựng bất kỳ một hệ
thống Quản lý Môi trường cũng như Quản lý An toàn lao động và Sức khỏe nghề
nghiệp nào.
3.2. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT
3.2.1. Nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ - công nhân viên hiện nay của xưởng sản xuất là 200 người (cán
bộ văn phòng là 3 người) trong đó bao gồm 70 nữ; 130 nam.
Xưởng hoạt động 6 ngày/ tuần, từ thứ 2 đến thứ 7. Thời gian làm việc 8
giờ/ngày : sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h đến 17h. Trong khi làm việc công
nhân được nghỉ giữa giờ vào lúc 9h và 15h.
Xưởng thường xuyên tăng ca sản xuất từ 18h đến 21h từ thứ 2 đến thứ 6 hằng
tuần.
3.2.2. Nhu cầu sử dụng điện, nước
Nhu cầu tiêu thụ điện: Phần lớn máy móc hoạt động tại xưởng sản xuất đồ gỗ
WoodMax sử dụng điện để vận hành. Do đó hàng tháng nhu cầu sử dụng điện tại cơ sở
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

10


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS

18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
là khá lớn. Dựa theo phiếu thanh toán tiền điện hàng tháng tại nhà máy thì nhu cầu sử
dụng điện tại nhà máy là 400.000 kW.
Ngoài nguồn năng lượng từ lưới điện Quốc gia, xưởng sản xuất WoodMax còn
trang bị 2 máy phát điện dự phòng với công suất là 500KVA và 175KVA. Nguồn điện
dự phòng này chỉ hoạt động khi lưới điện Quốc gia gặp sự cố (mất điện).
Nhu cầu tiêu thụ nước: Hiện nay, xưởng sản xuất đồ gỗ xuất khẩu WoodMax
đang sử dụng nước ngầm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhà máy. Nước
ngầm được khai thác tại chỗ bằng 1 giếng khoan có độ sâu 65m. Công suất máy bơm
giếng khoan là 15m3/h.
Nhu cầu sử dụng:
‫ ڈ‬Cấp nước sinh hoạt: cấp nước cho 200 công nhân x 45 lít/người/ngày = 9
3

m /ngày
‫ ڈ‬Cấp nước cho quá trình phun sơn: 9 thác sơn x trung bình 0,5m3/ngày =
4,5m3/ngày
‫ ڈ‬Cấp nước cho quá trình xử lý bụi: 1m3/ngày.
Tổng lượng nước sử dụng của xưởng là: 14,5m3/ngày, khai thác theo thủ tục xin
phép khai thác nước dưới đất với quy mô sử dụng là 15m3/ngày tại Sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Bình Dương.
3.2.3. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất
Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng cho hoạt động sản xuất đồ
gỗ xuất khẩu của xưởng sản xuất WoodMax được trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 3.1 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất sử dụng
Tên vật tư

STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9

Đơn vị

Gỗ nhập khẩu (gỗ sồi)
Sơn
Dung môi pha sơn (Aceton)
Dầu đánh bóng
Keo ghép gỗ
Dầu DO (chạy xe máy + máy phát điện)
Giấy nhám
Phụ kiện (đinh, ốc vít, …)
Bao bì đóng gói

m3/năm
Lít/năm
Lít/năm
Lít/năm
Kg/năm
Lít/năm
Kg/năm
Kg/năm
Bộ/năm


Số lượng
4.000
9.600
28.800
12.000
3.600
1.500
400
5.000
24.000

Nguồn: Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu, năm 2011

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

11


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
Nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất là gỗ sồi, được nhập khẩu từ nước
ngoài. Lượng nguyên liệu này chủ yếu được đặt hàng trên internet hoặc bằng điện
thoại, sau đó được vận chuyển bằng đường biển đến các hải cảng. Với thể tích gỗ sử
dụng là 4.000 m3 có thể tạm tính khối lượng gỗ là 3.200 tấn.
Các loại nguyên liệu khác được đặt hàng trong nước.
3.2.4. Máy móc và thiết bị
Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của xưởng gỗ
WoodMax được trình bày trong Phụ lục 2
3.2.5. Quy trình sản xuất

THUYẾT MINH QUY TRÌNH SẢN XUẤT:
Nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất là loại gỗ bán thành phẩm được
nhập từ các nước châu Âu và Hoa Kỳ. Chủng loại gỗ nhập khẩu là gỗ sồi được đặt
hàng qua mạng hoặc điện thoại, sau đó được vận chuyển về các cảng biển trong nước,
tiếp theo sẽ theo đường bộ đến nhà máy.
Tại nhà máy, gỗ nguyên liệu được xả băng thành các khổ nhỏ theo kích thước
thiết kế để chuẩn bị cho các công đoạn sản xuất tiếp theo của nhà máy. Quá trình xả
băng nguyên liệu phát sinh chủ yếu là bụi và tiếng ồn. Gỗ vụn phát sinh từ quá trình xả
băng nguyên liệu được thu hồi. Đối với các loại gỗ vụn có khả năng tái sử dụng sẽ
được đưa vào máy ép ghép gỗ vụn, sau đó gỗ ép này tiếp tục được sử dụng cho các
công đoạn tiếp theo.
Công đoạn tiếp theo của dây chuyền sản xuất là quá trình cắt chi tiết theo từng
loại sản phẩm cũng như yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Các sản phẩm như bàn, ghế,
giường, tủ có các chi tiết khác nhau sẽ được thiết kế và gia công theo các quy cách
khác nhau. Nhìn chung, các chi tiết này luôn đảm bảo độ tinh xảo cho phép. Tiếp theo
gỗ sẽ chuyển sang quá trình bào, khoan, đục lỗ. Quá trình này thực hiện bằng máy, tạo
nên các mối liên kết giữa các chi tiết và gia tăng tính chất của sản phẩm. Công đoạn
sản xuất trên phát sinh bụi gỗ và tiếng ồn từ hoạt động của máy móc.
Sau đó, sản phẩm được chuyển sang công đoạn lắp ráp tạo thành sản phẩm. Tại
đây, các chi tiết nhỏ của sản phẩm sẽ được láp ráp lại tạo thành hình dạng thành phẩm.
Sau quá trình lắp ráp, sản phẩm được đưa sang công đoạn chà nhám để tạo độ
bền và thẩm mỹ cho sản phẩm, quá trình chà nhám cũng làm cho sản phẩm dễ dàng
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

12


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu

kết hợp với sơn tạo phẩm chất của sản phẩm từ quá trình sơn. Tại buồng phun sơn,
nước thải được thu gom và đưa về bể chứa.
Để tiếp tục gia tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm, sau quá trình phun
sơn sản phẩm sẽ được đưa sang công đoạn sấy khô bằng máy lạnh. Sau cùng, sản
phẩm được đưa qua công đoạn đóng gói và lưu kho chờ xuất khẩu.
Dây chuyền sản xuất gỗ của xưởng WoodMax tương đối đơn giản, hầu hết các
công đoạn được sử dụng bằng máy móc, cho năng suất cao. Tuy nhiên, các công đoạn
này phát sinh lượng bụi gỗ (mạt cưa) có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng không khí
xung quanh nhà máy.

Gỗ nguyên liệu
(Nhập khẩu)

Gỗ vụn

Xả băng

Bụi gỗ

Ghép gỗ vụn

Cắt theo thiết kế

Bụi gỗ

Bào

Bụi gỗ

Lắp ráp


Sơn
Nước

Chà nhám

Bụi gỗ

Phun Sơn

Nước
thải

Sấy bằng buồng
lạnh

Đóng gói

Hình 3.2: Quy trình sản xuất

GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

13


Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 áp dụng tại Công ty TNHH Sản xuất Đồ gỗ Xuất khẩu
3.2.6. Công tác bảo trì và bảo dưỡng máy móc thiết bị
Công tác bảo trì máy móc, thiết bị của xưởng Sản xuất Đồ gỗ Woodmax được

tiến hành theo định kỳ 6 tháng/lần đối với các máy móc mua mới và 3 tháng/lần đối
với các máy móc mua cũ.
3.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
3.3.1. Môi trường không khí
Môi trường không khí xung quanh nhà xưởng sản xuất:

x Khí thải và bụi : khí thải và bụi phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
‫ ڈ‬Đốt dầu DO sử dụng máy phát điện khi có sự cố về điện; Phương tiện giao
thông ra vào nhà máy để vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, thu gom chất thải
‫ ڈ‬Bụi phát tán sau hệ thống xyclon xử lý bụi gỗ của nhà máy. Do hệ thống này
đã cũ nên chất lượng xử lý không đảm bảo, phát tán ra môi trường không khí bụi lơ
lửng có thể nhìn thấy được.

x Tiếng ồn: phát sinh do các hoạt động sau:
‫ ڈ‬Hoạt động đi lại của phương tiện vận chuyển; bốc dỡ, sắp xếp nguyên, vật
liệu, thành phẩm, thu gom các chất thải của nhà máy
‫ ڈ‬Hoạt động của máy phát điện khi có sự cố về điện; hệ thống xử lý khí thải

x Nhiệt độ:
‫ ڈ‬Toàn bộ khuôn viên của nhà máy đều được bê tông hóa, ít có cây xanh nên
hấp thụ bức xạ mặt trời lớn, sinh nhiệt cao.
‫ ڈ‬Hoạt động của các phương tiện vận chuyển ra vào nhà máy cũng sinh ra một
lượng nhiệt thải vào không khí, tuy nhiên lượng nhiệt này không ổn định và không
thường xuyên.
Bảng 3.2 Thông số môi trường không khí xung quanh nhà máy
Vị trí đo đạc

Tiếng ồn
(dBA)


Bụi
(mg/m3
)
0,3

Bụi PM10
(mg/m3)

NO2
(mg/m3)

SO2
(mg/m3)

CO
(mg/m3
)
1,95

Sân nhà máy
68 – 70
0,16
0,018
0,35
QCVN 05:2009/BTNMT
0,3
0,35
30
(trung bình 1giờ)
QCVN 26:2010/BTNMT

70
(từ 6h – 21h)
QĐ 3733/2002/QĐ-BYT
< 85
6
Nguồn: Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và Vệ sinh An toàn Lao động, tháng 6/2011
GVHD: ThS. Vũ Thị Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Thủy

14


×