Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE
NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BẠC LIÊU

`

Họ và tên sinh viên: LÝ MINH TƯỜNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 6/2012


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một niềm mơ ước của sinh viên sắp ra trường. Để hoàn
thành nó là cả một quá trình, không chỉ nỗ lực ở bản thân mà còn ở sự giúp đỡ của gia
đình, thầy cô và bạn bè. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn:
 Quý Thầy Cô trong Khoa Môi trường và Tài nguyên trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM đã tận tình truyền đạt, chỉ dạy tôi trong suốt 4 năm qua.
 Giáo viên hướng dẫn ThS.Hoàng Thị Mỹ Hương người đã ân cần hướng
dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
 Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần bia Sài Gòn – Bạc Liêu đã tạo điều kiện tốt
giúp tôi hoàn thành đợt thực tập và thu thập số liệu cần thiết cho khóa luận
tốt nghiệp.
 Gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
khóa luận tốt nghiệp.


Do thời gian thực hiện khóa luận tương đối ngắn cộng với kinh nghiệm thực
tiễn và kiến thức bản thân chưa được hoàn thiện, khoá luận sẽ không tránh được những
sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp từ Quý Thầy Cô và bạn đọc.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Lý Minh Tường

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007 tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu” được thực
hiện trong khoảng thời gian từ 02/2012 – 05/2012.
Đề tài bao gồm những phần chính sau:
Chương mở đầu
Chương này trình bày tính cấp thiết, mục tiêu, phạm vi và giới hạn của đề tài, ý
nghĩa của đề tài.
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Trong chương này bao gồm các nội dung chính sau:
 Giới thiệu tổng quan về tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007: sự ra đời của tiêu
chuẩn, cấu trúc, các yêu cầu của tiêu chuẩn, tình hình áp dụng tại Việt Nam,
bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp (OH&S) theo tiêu chuẩn OHSAS18001:2007.
 Tổng quan về Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu: Giới thiệu chung về
Công ty; lịch sử thành lập và quá trình phát triển; sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự;
cơ sở hạ tầng trong Công ty; nhu cầu nguyên vật liệu; máy móc, thiết bị của
Công ty; quy trình sản xuất; hiện trạng môi trường và hiện trạng quản lý an

toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Công ty.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, tác giả trình bày những phương pháp nghiên cứu đã được
thực hiện tương ứng với từng nội dung của đề tài nhằm đạt được mục tiêu đề tài đặt ra.
Những phương pháp này được trình bày một cách cụ thể về mục đích, cách triển khai
thực hiện và một số kết quả sơ bộ đạt được.
Chương 3: Kết quả - thảo luận
Đây là chương chính của khóa luận. Nội dung chương 3 bao gồm 2 công việc:

iv


 Xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu với những bước cơ bản:
– Xác định phạm vi áp dụng và thành lập ban quản lý về OH&S tại Công ty.


Xây dựng chính sách OHSAS.

– Trên cơ sở hiện trạng của Công ty và những nguồn lực sẵn có của Công ty,
nêu lên các bước xây dựng hệ thống quản lý OH&S cho Công ty.
– Xây dựng hệ thống văn bản tài liệu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
nhằm phục vụ cho việc kiểm soát, giảm thiểu và ngăn ngừa tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp tại Công ty.
 Đánh giá khả năng áp dụng OHSAS 18001:2007 vào Công ty dựa vào hình
thức đánh giá cho điểm A, B, C đối với từng điều khoản tương ứng trong tiêu
chuẩn.
Kết luận – kiến nghị
 Kết luận: Khẳng định lại kết quả đạt được của đề tài. Qua quá trình thực hiện
đề tài đã làm được và chưa làm được những gì.

 Kiến nghị: Đề xuất các biện pháp nhẳm xây dựng hệ thống quản lý OH&S
theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại Công ty một các hiệu quả nhất.

v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................. iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................xiii
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. xiv
Chương MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
3. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................2
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 ........................3
1.1.1 Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ...............................................3
1.1.2 Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007 .........................................................3
1.1.3 Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007 ............................................................4
1.1.4 Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam...................................5
1.1.4.1 Thuận lợi khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ..........................6
1.1.4.2 Khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007..........................7
1.1.4.3 Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu
chuẩn OHSAS 18001:2007 .................................................................................7
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BẠC LIÊU ............7
1.2.1 Giới thiệu chung về Công ty...........................................................................7
1.2.2 Lịch sử thành lập và quá trình phát triển Công ty ..........................................8

1.2.2.1 Lịch sử thành lập .....................................................................................8
vi


1.2.2.2 Quá trình phát triển..................................................................................8
1.2.3 Sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự ...........................................................................9
1.2.4 Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, năng lượng tiêu thụ.......10
1.2.5 Quy trình sản xuất ........................................................................................11
1.2.6 Hiện trạng môi trường tại Công ty ...............................................................12
1.2.6.1Môi trường không khí.............................................................................12
1.2.6.2 Môi trường nước ....................................................................................13
1.2.6.3 Chất thải rắn ..........................................................................................15
1.2.6.4 Chất thải nguy hại..................................................................................16
1.2.7 Hiện trạng OH&S tại Công ty ......................................................................17
1.2.7.1 Tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại Công ty....17
1.2.7.2 Các hoạt động về ATVSLĐ tại Công ty................................................19
1.2.7.3 Đánh giá công tác quản lý ATVSLĐ tại Công ty..................................24
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 25
2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC ATVSLĐ TẠI
CÔNG TY..................................................................................................................25
2.1.1 Phương pháp phỏng vấn và khảo sát thực tế ................................................25
2.1.1.1 Mục đích ................................................................................................25
2.1.1.2 Cách thực hiện .......................................................................................25
2.1.1.3 Kết quả đạt được....................................................................................26
2.1.2 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu ........................................26
2.1.2.1 Mục đích ................................................................................................26
2.1.2.2 Cách thực hiện .......................................................................................26
2.1.2.3 Kết quả đạt được....................................................................................26
2.1.3 Phương pháp tham khảo tài liệu ...................................................................27
2.1.3.1 Mục đích ................................................................................................27

vii


2.1.3.2 Cách thực hiện .......................................................................................27
2.1.3.3 Kết quả đạt được....................................................................................27
2.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS
18001:2007 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BẠC LIÊU ....................27
2.2.1 Phương pháp liệt kê ......................................................................................27
2.2.1.1 Mục đích ................................................................................................27
2.2.1.2 Cách thực hiện .......................................................................................28
2.2.1.3 Kết quả đạt được....................................................................................28
2.2.2 Phương pháp thống kê cho điểm ..................................................................28
2.2.2.1 Mục đích ................................................................................................28
2.2.2.2 Cách thực hiện .......................................................................................28
2.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN OHSAS 18001:2007 TẠI CÔNG TY 29
Chương 3 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ......................................................................... 30
A. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ OH&S THEO TIÊU CHUẨN OHSAS
18001:2007 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BẠC LIÊU ....................30
3.1 PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG OH&S .................................................................30
3.2 THÀNH LẬP BAN OHSAS ...............................................................................30
3.3 CHÍNH SÁCH OH&S .........................................................................................31
3.3.1 Yêu cầu chung ..............................................................................................31
3.3.2 Nội dung chính sách OHSAS .......................................................................32
3.3.3 Cách thức phổ biến chính sách .....................................................................32
3.4 NHẬN DẠNG MỐI NGUY, ĐÁNH GIÁ RỦI RO ...........................................33
3.4.1 Yêu cầu chung ..............................................................................................33
3.4.2 Nội dung thực hiện .......................................................................................35
3.4.2.1 Quy trình thực hiện việc nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro .........35
3.4.2.2 Các thức đánh giá ..................................................................................35
viii



3.4.3 Lưu hồ sơ ......................................................................................................42
3.5 YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU CẦU KHÁC .....................................43
3.5.1 Yêu cầu chung ..............................................................................................43
3.5.2 Tiến trình thực hiện ......................................................................................43
3.5.3 Lưu hồ sơ ......................................................................................................49
3.6 MỤC TIÊU VÀ CHƯƠNG TRÌNH ...................................................................50
3.6.1 Yêu cầu chung ..............................................................................................50
3.6.2 Tiến trình thực hiện ......................................................................................50
3.7 NGUỒN LỰC, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN 53
3.7.1 Yêu cầu chung ..............................................................................................53
3.7.2 Nội dung thực hiện .......................................................................................53
3.7.2.1 Giám đốc Công ty..................................................................................53
3.7.2.2 Đại diện lãnh đạo về OHSAS ................................................................53
3.7.2.3 Ban OHSAS...........................................................................................54
3.7.2.4 Cán bộ công nhân viên ..........................................................................55
3.8 NĂNG LỰC, ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC .....................................................55
3.8.1 Yêu cầu chung ..............................................................................................55
3.8.2 Nội dung thực hiện .......................................................................................55
3.8.3 Lưu hồ sơ ......................................................................................................56
3.9 TRAO ĐỔI THÔNG TIN, THAM GIA VÀ THAM VẤN ................................56
3.9.1 Yêu cầu chung ..............................................................................................56
3.9.2 Nội dung thực hiện .......................................................................................56
3.9.2.1 Trao đổi thông tin ..................................................................................56
3.9.2.2 Tham gia và tham vấn ...........................................................................56
3.9.3 Tiến trình thực hiện ......................................................................................57
ix



3.9.4 Lưu hồ sơ ......................................................................................................57
3.10 HỆ THỐNG TÀI LIỆU .....................................................................................58
3.11 KIỂM SOÁT TÀI LIỆU ....................................................................................58
3.11.1 Yêu cầu chung ............................................................................................58
3.11.2 Nội dung thực hiện .....................................................................................59
3.11.3 Lưu hồ sơ ....................................................................................................59
3.12 KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH ..............................................................................59
3.12.1 Yêu cầu chung ............................................................................................59
3.12.2 Nội dung thực hiện .....................................................................................60
3.12.3 Lưu hồ sơ ....................................................................................................70
3.13 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG CỨU VỚI TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP ......................71
3.13.1 Yêu cầu chung ............................................................................................71
3.13.2 Nội dung thực hiện .....................................................................................71
3.13.2.1 Nhận dạng các THKC tiềm ẩn ............................................................71
3.13.2.2 Thiết lập và thực hiện ứng phó các THKC..........................................71
3.13.3 Lưu hồ sơ ....................................................................................................72
3.14 GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG THỰC HIỆN ....................................................72
3.14.1 Yêu cầu chung ............................................................................................72
3.14.2 Nội dung thực hiện .....................................................................................72
3.14.3 Lưu hồ sơ ....................................................................................................73
3.15 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP ...............................................................................73
3.15.1 Yêu cầu chung ............................................................................................73
3.15.2 Nội dung thực hiện .....................................................................................73
3.15.2.1 Đánh giá định kỳ .................................................................................73
3.15.2.2 Đánh giá chéo ......................................................................................73
x


3.15.3 Lưu hồ sơ ....................................................................................................73
3.16 ĐIỀU TRA SỰ CỐ, SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC

VÀ PHÒNG NGỪA ..................................................................................................74
3.16.1 Yêu cầu chung ............................................................................................74
3.16.2 Nội dung thực hiện .....................................................................................74
3.16.3 Lưu hồ sơ ....................................................................................................74
3.17 KIỂM SOÁT HỒ SƠ.........................................................................................74
3.17.1 Yêu cầu chung ............................................................................................74
3.17.2 Nội dung thực hiện .....................................................................................75
3.17.3 Lưu hồ sơ ....................................................................................................75
3.18 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ .........................................................................................76
3.18.1 Yêu cầu chung ............................................................................................76
3.18.2 Nội dung thực hiện .....................................................................................76
3.18.3 Lưu hồ sơ ....................................................................................................76
3.19 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO ..........................................................................76
3.19.1 Yêu cầu chung ............................................................................................76
3.19.2 Nội dung thực hiện .....................................................................................77
3.19.3 Lưu hồ sơ ....................................................................................................77
B. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007 VÀO
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BẠC LIÊU................................................78
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 83
Kết luận..............................................................................................................83
Kiến nghị ...........................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 85

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ

An toàn lao động


ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BGĐ

Ban giám đốc

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH

Bộ Lao động - Thương binh xã hội

BM

Biểu mẫu

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BQL KCN

Ban Quản lý khu Công nghiệp

BSI


Viện tiêu chuẩn Anh

CBCNV

Cán bộ công nhân viên



Cơ điện

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

ĐL

Động lực

HDCV

Hướng dẫn công việc


NLĐ

Người lao động

OH&S (Occupation Health and Safety)

An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PCCN

Phòng chống cháy nổ

THKC

Tình huống khẩn cấp

TNLĐ

Tai nạn lao động

TT

Thủ tục

ƯPTHKC


Ứng phó tình huống khẩn cấp

XLN

Xử lý nước

xii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng số lao động làm việc tại các bộ phận .....................................................9 
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất, năng lượng và nhiên liệu (tính
cho 15 triệu lít/năm) ......................................................................................................10 
Bảng 1.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh ...................................12 
Bảng 1.4: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại nguồn .......................................13 
Bảng 1.5: Kết quả phân tích mẫu nước thải trước và sau hệ thống xử lý trước khi xả ra
kênh Bạc Liêu – Cà Mau ...............................................................................................14 
Bảng 1.6: Chất thải đã đăng ký phát sinh trung bình 1 tháng tại Công ty ....................16 
Bảng 1.7: Thành phần và khối lượng CTNH trung bình 1 tháng tại Công ty ...............17 
Bảng 1.8: Quy định sử dụng, trang bị BHLĐ tại từng vị trí công việc .........................21 
Bảng 3.1: Tiến trình nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro ........................................... 35
Bảng 3.2: Tần suất xảy ra sự cố ................................................................................... 36 
Bảng 3.3: Mức độ nghiêm trọng của sự cố .................................................................. 36 
Bảng 3.4: Đánh giá mức độ nguy hại của sự cố ........................................................... 36 
Bảng 3.5: Diễn giải mức độ nguy hại và tính ưu tiên thực hiện các giải pháp ngăn
ngừa .............................................................................................................................. 37 
Bảng 3.6: Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro ........................................................... 38 
Bảng 3.7: Tiến trình cập nhật Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác .............................. 44 
Bảng 3.8: Danh mục các Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác ...................................... 45 

Bảng 3.9: Bảng Tiến trình lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S
...................................................................................................................................... 50 
Bảng 3.10: Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động vì OH&S của Công ty Cổ
phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu ....................................................................................... 51 
Bảng 3.11: Tiến trình trao đổi thông tin, sự tham gia và tham vấn .............................. 57 
xiii


Bảng 3.12: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra và phê duyệt tài liệu nội bộ ................... 59 
Bảng 3.13: Danh sách các mối nguy, mức độ nguy hiểm và các hành động phòng ngừa
...................................................................................................................................... 61 
Bảng 3.14: Các loại hồ sơ và thời gian lưu tối đa ........................................................ 75 
Bảng 3.15: Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 vào Công ty
..................................................................................................................................... .78 

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007 ..........................................................4 
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu ...............................9 
Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất tại nhà máy bia Sài Gòn – Bạc Liêu....................11 
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức ban OHSAS của Công ty....................................................... 31
Hình 3.2: Sơ đồ phân cấp tài liệu về hệ thống OH&S của Công ty ............................. 58 

xiv


Chương MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế nước ta đang dần chuyển mình, từ một nước chủ yếu là nông
nghiệp chuyển sang nền công nghiệp từng bước hiện đại. Xã hội ngày càng phát triển,
nhiều xí nghiệp, nhà máy được thành lập thu hút hàng triệu lao động mỗi năm. Bên

cạnh đó thì các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) cũng tăng theo.
Theo thông báo 303/TB-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
trong năm 2011 cả nước đã xảy ra 5896 vụ TNLĐ làm 6154 người bị nạn, trong đó số
vụ TNLĐ chết người là 504 vụ (chiếm 6,6 %), số người chết là 574 người, số người bị
thương nặng là 1314 người và đặc biệt số nạn nhân lao động nữ là 1363 người (chiếm
22,15 %) tổng số người bị nạn.
Tình hình TNLĐ và số nạn nhân của các vụ tai nạn tăng >15 %, nhưng số vụ
TNLĐ có người chết giảm 1 % và số người chết vì TNLĐ giảm 4,5 % so với năm
2010 là 5.125 vụ TNLĐ làm 5.307 người bị nạn. Qua đó cho thấy, tình hình TNLĐ có
chiều hướng gia tăng và mức độ nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng gây ảnh hưởng
không nhỏ đến uy tín và thiệt hại đến tài sản của các Công ty.
Trong thời đại kinh tế trí thức ngày nay, người lao động (NLĐ) ngày càng quan
tâm hơn đến an toàn và sức khỏe. Họ đòi hỏi được lao động trong môi trường mang
tính an toàn cao. Thêm vào đó là sức ép từ thị trường, xã hội và pháp luật. Điều này đã
buộc các tổ chức phải duy trì và thường xuyên cải tiến điều kiện làm việc, môi trường
làm việc một cách có hiệu quả và mang tính phòng ngừa tốt. Từ những nhận định trên
và ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp
(OH&S) đối với hoạt động sản xuất của Nhà máy tôi đã chọn đề tài “Xây dựng hệ
thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại Công ty Cổ phần
bia Sài Gòn – Bạc Liêu”. Với mong muốn nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về
công tác quản lý OH&S, nâng cao hiệu quả trong việc quản lý OH&S. Đây là một việc
làm hết sức cần thiết, là hướng đi mới giúp doanh nghiệp chăm lo tốt hơn cho sức
1


khỏe NLĐ tạo tiền đề cho việc cải tiến công tác quản lý ATVSLĐ của Công ty trong
giai đoạn hiện nay.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
 Xậy dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại
Công ty nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho toàn thể CBCNV. Ngăn ngừa

tình huống xấu xảy ra trong quá trình sản xuất.
 Nâng cao hình ảnh và uy tín của Công ty trong hoạt động quản lý OH&S.
3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
 Giới hạn của đề tài: từ hiện trạng quản lý OH&S cùng với hiện trạng quản lý
môi trường tại Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Bạc Liêu nghiên cứu và xây
dựng hệ thống văn bản phù hợp với tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007.
 Phạm vi:
– Thời gian: từ 02/2012 đến 05/2012
– Không gian: Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Công tác bảo hộ lao động (BHLĐ) đã được tiến hành từ lâu tại Công ty Cổ phần
Bia Sài Gòn – Bạc Liêu. Tuy nhiên, việc quản lý các hồ sơ và xây dựng các hồ sơ quản
lý theo tiêu chuẩn là một trong những hướng giải quyết mới để đưa việc thực hiện
công tác quản lý OH&S vào nền nếp, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề còn tồn
tại của mô hình quản lý ATVSLĐ hiện nay trong Công ty.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN OHSAS 18001:2007
1.1.1 Sự ra đời của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
OHSAS 18001:2007 là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe
nghề nghiệp với tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Occupational Health and Safety
Assessment Series. OHSAS 18001:2007 (tên đầy đủ là BS OHSAS 18001:2007) là
phiên bản hiện hành. Phiên bản trước đó của tiêu chuẩn OHSAS 18001 là BS OHSAS
18001:1999 (có bổ sung năm 2002).
OHSAS 18001:1999 được ban hành vào năm 1999 và sửa đổi bổ sung năm
2007, là tiêu chuẩn để một tổ chức có thể được cấp giấy chứng nhận phù hợp. Việc

chứng nhận OHSAS khẳng định việc thực hiện tự nguyện một hệ thống đảm bảo một
sự giám sát đầy đủ về an toàn và sức khỏe của người lao động trong tổ chức, ngoài
việc tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc.
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:20007 đưa ra những yêu cầu được sử dụng như một
khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp cho một tổ
chức. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho mục đích đánh giá chứng nhận phù hợp
và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho một Hệ thống quản lý OH&S.
1.1.2 Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007
Cấu trúc của hệ thống OHSAS được xây dựng dựa trên mô hình quản lý PDCA
(Plan – Do – Check – Action) và bao gồm các nội dung chính sau:

3


Cải tiến liên tục

Chính sách
OH&S

Xem xét của
lãnh đạo

Lập kế hoạch
Kiểm tra

Thực hiện và
điều hành

Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống OHSAS 18001:2007
– Thiết lập chính sách OH&S

– Lập kế hoạch
– Thực hiện và điều hành
– Kiểm tra và hành động khắc phục
– Xem xét của lãnh đạo
1.1.3 Các yêu cầu của OHSAS 18001:2007
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đưa ra những yêu cầu cho một hệ thống quản
lý OH&S để một tổ chức có thể kiểm soát những rủi ro về OH&S và cải tiến liên tục
công tác thực hiện quản lý OH&S.
– Xác định phạm vi áp dụng của hệ thống
– Thiết lập chính sách quản lý OH&S
– Hoạch định về việc nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro và xác định các biện
pháp kiểm soát mối nguy
– Các yêu cầu của luật pháp và yêu cầu khác
– Mục tiêu và chương trình quản lý OH&S
4


– Nguồn lực, vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm giải trình và quyền hạn
– Năng lực, đào tạo và nhận thức
– Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn
– Kiểm soát tài liệu
– Kiểm soát điều hành
– Chuẩn bị và ứng cứu với tình huống khẩn cấp
– Giám sát và đo lường việc thực hiện
– Đánh giá sự phù hợp
– Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa
– Kiểm soát hồ sơ
– Đánh giá nội bộ
– Xem xét của lãnh đạo.
1.1.4 Tình hình áp dụng OHSAS 18001:2007 tại Việt Nam

Việc áp dụng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ở
Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế do các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa
đủ nguồn lực để thực hiện hệ thống này. Các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm và
nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007.
Trên thực tế, các Công ty ở nước ta hiện nay áp dụng tiêu chuẩn OHSAS
18001:2007 chủ yếu là các Công ty liên doanh, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà
việc áp dụng tiêu chuẩn như là một điều bắt buộc từ Công ty mẹ hay những tập đoàn
lớn có tiềm lực về tài chính.
Các doanh nghiệp ở nước ta đã áp dụng thành công hệ thống này là tập đoàn
Thiên Long, Ximăng Tây Đô, Petro Gas Việt Nam, Bao bì Giấy nhôm New Toyo,
Vedan Việt Nam, Điện tử SamSung Việt Nam,….

5


1.1.4.1 Thuận lợi khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
Về mặt thị trường
– Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ
OHSAS 18001:2007 như là một điều kiện bắt buộc.
– Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng.
– Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động
quản lý OH&S.
– Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng
nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về OH&S.
– Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Về mặt kinh tế
– Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm
xã hội.
– Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ TNLĐ và BNN.

– Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLĐ và BNN.
– Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
Quản lý rủi ro
– Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại.
– Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm.
– Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận
– Được sự đảm bảo của bên thứ ba
– Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại
– Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

6


1.1.4.2 Khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007
– Hầu hết tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm đến quản lý OH&S nhưng chưa
quản lý theo hệ thống.
– Các doanh nghiệp còn đang phải đối phó với các khó khăn trong sản xuất.
– Trình độ quản lý ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa cao.
– Các cấp lãnh đạo chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài của khi áp dụng tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 mà chỉ quan tâm đến những lợi ích ngắn hạn.
– Chi phí để xây dựng hệ thống quản lý OH&S tương đối lớn, các chi phí chủ
yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho
việc quản lý OH&S, phí tư vấn và phí chứng nhận.
1.1.4.3 Bài học kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007
Khi xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 các
tổ chức, doanh nghiệp cần phải:
– Triển khai hệ thống phải xuất phát từ sự quan tâm của lãnh đạo cao nhất.
– Cần phải quan tâm đến việc đào tạo về mặt nhận thức về OH&S cho những

người liên quan.
– Hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, phân công trách nhiệm rõ
ràng trong thời gian triển khai dự án.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BẠC LIÊU
1.2.1 Giới thiệu chung về Công ty
– Tên Công ty: Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Bạc Liêu (sau đây được gọi tắt
là Công ty)
– Địa chỉ: Lô 5B, KCN Trà Kha, Phường 8, TP.Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu
– ĐT: 0781.3780781

Fax: 0781.3780567

– Đại diện: Ông Nguyễn Văn Đồi - Chức vụ: Giám đốc - Quốc tịch: Việt Nam
7


Công ty được xây dựng tại Khu công nghiệp Trà Kha, Phường 8, Thành phố
Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Vị trí Công ty như sau: Phía Bắc giáp Quốc lộ 1A mới, Phía
Nam giáp sông Bạc Liêu, Phía Đông giáp khu dân cư phường 8 Thị xã Bạc Liêu, Phía
tây giáp xã Long Thạnh.
1.2.2 Lịch sử thành lập và quá trình phát triển Công ty
1.2.2.1 Lịch sử thành lập
Nhà máy Bia Sài Gòn - Bạc Liêu được hình thành theo chủ trương của Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Công Thương. Năm 2002, Thủ tướng Phan Văn Khải đồng ý chủ
trương cho Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn xây dựng tại Bạc Liêu 01
Nhà máy sản xuất bia Sài Gòn. Năm 2003, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục
chỉ đạo xây dựng Nhà máy bia Sài Gòn tại Bạc Liêu. Năm 2004 Bộ Công Thương
thuận chủ trương. Năm 2007, Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài
Gòn tiến hành khởi công xây dựng Nhà máy, khởi công ngày 30/04/2007. Sau 10
tháng thi công Nhà máy hoàn thành đi vào sản xuất. Từ tháng 09/2008 Nhà máy đã có

sản phẩm bia chai Sài Gòn 355ml tham gia thị trường tiêu thụ trong hệ thống phân
phối của SABECO.
Tổng vốn đầu tư: 225 tỷ đồng. Công suất thiết kế 30 triệu lít/năm, công suất
thực tế 40 triệu lít/năm.
1.2.2.2 Quá trình phát triển
Hiện tại, nhà máy sản xuất sản phẩm là bia chai Sài Gòn 355ml. Bia chai Sài
Gòn 355ml do nhà máy Bia Sài Gòn - Bạc Liêu sản xuất luôn đạt chất lượng cao theo
tiêu chuẩn SABECO và đặc biệt được sự đón nhận của người tiêu dùng khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 90012008.
Năm 2009, Công ty sản xuất và tiêu thụ 22,6 triệu lít bia Sài Gòn với doanh thu
245 tỉ đồng và nộp ngân sách 99 tỉ đồng. Doanh thu năm 2010 ước tính đạt 310 tỉ đồng
và ước tính nộp ngân sách là 150 tỉ đồng. Công ty được Bộ Công Thương tặng Bằng
khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện vượt mức kế
hoạch sản xuất, kinh doanh.
8


1.2.3 Sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự
 

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT

THƯ KÝ
CÔNG TY
BAN GIÁM ĐỐC


PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

XƯỞNG

TÀI CHÁNH - KT

HÀNH CHÍNH - TH

KỸ THUẬT - KN

SẢN XUẤT

TỔ NẤU –
LÊN MEN

TỔ ĐLỰC
– CĐ XLN

TỔ THÀNH
PHẨM

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu
Chức năng các phòng ban Công ty Bia Sài Gòn – Bạc Liêu xem phụ lục 1A
Tính đến tháng 1/2012 tổng số lao động làm việc tại Công ty Cổ phần bia Sài
Gòn – Bạc Liêu là 105 người, chia làm 3 phòng ban và 1 phân xưởng sản xuất. Số lao
động làm việc tại các bộ phận được phân bổ như bảng sau:

Bảng 1.1: Tổng số lao động làm việc tại các bộ phận
STT

Vị trí công tác

Số người

1

Ban Giám đốc nhà máy gồm 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc,
1 Quản đốc phân xưởng sản xuất

4

2

Phòng kế toán – hành chính

18

3

Phòng hành chính tổng hợp

9

4

Phòng kỹ thuật


22

Phân xưởng sản xuất

53

Tổ nấu – lên men

23

Tổ chiết rót

20

5

9


Tổ động lực, cơ điện, xử lý nước

10

Tổng số

105

(Nguồn: Công ty Cồ phần Bia Sài Gòn – Bạc Liêu năm 2011)
1.2.4 Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, năng lượng tiêu thụ
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất, năng lượng và nhiên liệu

(tính cho 15 triệu lít/năm)
STT

Khoản mục

ĐVT

Số lượng

1

Malt

kg

1695000

2

Gạo

kg

570000

3

Houblon viên

kg α acid


345

4

Houblon cao

kg α acid

635

5

Vicant

kg

323

6

Collupulin

kg

356

7

Caramel


kg

2355

8

Enzyme

kg

356

9

Nắp chai

cái

33462000

10

Nhãn thân

cái

33444000

11


Foil nhôm

cái

33358000

12

Keo dán

kg

13500

13

Mực in

ml

9750

14

Dung môi

lít

158


15

Nước rữa

ml

12063

16

Dầu mazut 30% 170

kg

600000

17

Dầu DO

lít

12300

18

Điện

kwh


2495250

(Nguồn: SABECO 09/2006)

Danh mục máy móc thiết bị xem Phụ lục2A.

10


1.2.5 Quy trình sản xuất
Nước

Malt

Gạo

Làm sạch

Làm sạch

Cân

Cân

Xay nghiền

Xay nghiền

Trộn bột


Trộn bột

Nấu malt

Nấu gạo

Lọc hèm
Houblon

Đun sôi

Sản phẩm

Lắng cặn

Chiết rót

Hạ nhiệt

BBT

Lên men

Lọc

Men + O2

CO2
Hình 1.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất tại nhà máy bia Sài Gòn – Bạc Liêu

Thuyết minh quy trình sản xuất xem Phụ lục 2A

11


1.2.6 Hiện trạng môi trường tại Công ty
1.2.6.1Môi trường không khí
 Khí thải:
– Phát sinh chủ yếu trong quá trình sản xuất, trong giai đoạn vận hành hệ
thống máy phát điện, trong quá trình vân hành lò hơi và do xe chuyên chở
hàng hóa phát thải.
 Bụi:
– Phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất rất nhiều, phát sinh trong quá
trình xử lý nguyên liệu thô. Ngoài ra, xe chuyển chở ra vào công ty cũng là
một nguồn phát sinh bụi.
 Tiếng ồn:
– Tiếng ồn phát sinh chủ yếu do máy phát điện, xe nâng, xe vận chuyển hàng
hóa, và hệ thống máy móc trong quá trình sản xuất.
 Nhiệt độ:
– Nhiệt độ phân xưởng tăng trong quá trình nấu nguyên liệu, do sự phát nhiệt
từ các máy móc hoạt động, tập trung công nhân đông. Ngoài ra, các yếu tố
khí hậu của môi trường xung quanh cũng tác động đến vi khí hậu môi
trường làm việc trong xưởng.
Bảng 1.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh
STT

Thông số

1


Tiếng ồn

2

Nhiệt độ

3
4

CO

Đơn vị

K1

K2

K3

QCVN
05:2009/BTNMT

dBA

63

68

75


70*

0

C

30

31,5

31,5

-

3

2300

2100

2850

30000

3

13

19


22

200

3

µg/m

NO2

µg/m

5

SO2

µg/m

KHP

63

59

350

6

Bụi ≤ 10µm


µg/m3

10

12

06

150

(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường Bạc Liêu ngày 26/05/2011)
12


×