Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ĐIỀU TRA CHỦNG LOẠI CỎ DẠI PHỔ BIẾN VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC 3 LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN 3 LOÀI CỎ DẠI TẠI TP. MỚI BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN MINH CHÍ

ĐIỀU TRA CHỦNG LOẠI CỎ DẠI PHỔ BIẾN VÀ SO
SÁNH HIỆU LỰC 3 LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN
3 LOÀI CỎ DẠI TẠI TP. MỚI BÌNH DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/ 2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN MINH CHÍ

ĐIỀU TRA CHỦNG LOẠI CỎ DẠI PHỔ BIẾN VÀ SO
SÁNH HIỆU LỰC 3 LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN
3 LOÀI CỎ DẠI TẠI TP. MỚI BÌNH DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Cảnh quan & Kỹ thuật Hoa Viên
Giáo viên hướng dẫn: Th. S Võ Văn Đông


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/ 2012


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn: Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh và Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình chỉ dạy cho tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Võ Văn Đông bộ môn Cảnh
Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tôi xin cám ơn các cô chú, anh chị ở vườn ươm bộ môn Cảnh quan
và kỹ thuật hoa viên đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn
này.
Cảm ơn tập thể lớp cảnh quan 34 đã gắn bó giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
NGUYỄN MINH CHÍ

– i–
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


TÓM TẮT

Luận văn: “ĐIỀU TRA CHỦNG LOẠI CỎ DẠI PHỔ BIẾN VÀ SO SÁNH HIỆU
LỰC 3 LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN 3 LOÀI CỎ DẠI TẠI TP. MỚI BÌNH
DƯƠNG” được thực hiện tại thành phố mới Bình Dương và từ tháng 1/2011 đến tháng
2/2011 và tại vườn ươm bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên từ tháng 2/2011 đến

tháng 5/2012.
Cỏ dại tại thành phố mới Bình Dương có mật độ cao với 32 chủng loại phổ biến trên
thảm cỏ cảnh quan.
Kết quả cho thấy:
 Đối với cỏ Gấu: hiệu quả nhất là thuốc Glyphosate diệt 100% sau 22 ngày xử lý.
 Đối với cỏ Tranh: hiệu quả nhất là thuốc Glyphosate 100% sau 22 ngày xử lý.
 Đối với cỏ Hàn the: Hiệu lực nhanh nhất là Paraquat 98% sau 2 ngày xử lý,
Glyphosate 100% sau 8 ngày xử lý.

– ii –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................v
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... vii
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................2
2.1. Tổng quan về cỏ dại .............................................................................................2
2.1.1. Phân loại cỏ dại .................................................................................................2
2.1.2. Tổng quan về 3 loại cỏ dại thường gặp .............................................................4
2.1.2.1. Cỏ Gấu (Cyperus rotundus) .......................................................................4

2.1.2.2. Cỏ Tranh (Imperata cylindrica L. ) ............................................................6
2.1.2.3. Cỏ Hàn the (Desmodium heterophyllum) ...................................................7
2.2. Tổng quan về thuốc trừ cỏ dại ..............................................................................8
2.2.1. Phân loại thuốc trừ cỏ ........................................................................................9
2.2.1.1. Phân loại theo thời kỳ sinh trưởng của thực vật: ........................................9
2.2.1.2. Phân loại theo cách tác động của thuốc trừ cỏ đến thực vật ......................9
2.2.1.3. Phân loại theo cơ chế tác động của thuốc trừ cỏ đến thực vật ...................9
2.2.2. Tổng quan về 3 loại thuốc sử dụng .................................................................10
2.2.2.1. Thuốc diệt cỏ Glyphosate .........................................................................10
2.2.2.2. Thuốc diệt cỏ Paraquat .............................................................................13
– iii –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


2.2.2.3. Thuốc diệt cỏ 2,4 D ..................................................................................14
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................17
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................17
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................17
3.3. Phương pháp thực hiện .......................................................................................17
3.3.1. Nội dung 1 ...................................................................................................17
3.3.2. Nội dung 2 ...................................................................................................17
3.3.2.1. Phương pháp nhiên cứu ............................................................................18
3.3.2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................19
3.3.2.3. Bố trí thí nghiệm .......................................................................................19
3.4. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................21
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................22
4.1. Kết quả điều tra ..................................................................................................22
4.2. Kết quả thí nghiệm .............................................................................................24
4.2.1. So sánh hiệu lực thuốc phun lần 1 ...............................................................24
4.2.2. So sánh hiệu lực thuốc phun lần 2 ...............................................................30

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................35
5.1. Kết luận...............................................................................................................35
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................36
PHỤ LỤC ......................................................................................................................37
Phụ lục 1: Hình ảnh 1 số loài cỏ dại thường gặp .......................................................37
Phụ lục 2: Kết quả thống kê ......................................................................................39

– iv –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Nồng độ thuốc sử dụng ................................................................................. 20
Bảng 4.1: Bảng mật độ cỏ dại phổ biến điều tra được tại Bình Dương. (đơn vị: % cỏ
dại/ 1m2 thảm cỏ cảnh quan)......................................................................................... 22
Bảng 4.2: Tỷ lệ cỏ Gấu chết sau khi phun thuốc lần 1 (%) .......................................... 24
Bảng 4.3: Tỷ lệ cỏ Tranh chết sau khi phun thuốc lần 1 (%) ........................................ 26
Bảng 4.4: Tỷ lệ cỏ Hàn the chết sau khi phun thuốc lần 1 (%) .................................... 27
Bảng 4.5: Tổng kết tỷ lệ cây chết sau khi phun đợt 1(%). ............................................ 29
Bảng 4.6: Tỷ lệ cỏ Gấu chết sau khi phun thuốc lần 2 (%) ........................................... 30
Bảng 4.7: Tỷ lệ cỏ Tranh chết sau khi phun thuốc lần 2 (%) ........................................ 31
Bảng 4.8: Tỷ lệ cỏ Hàn the chết sau khi phun thuốc lần 2 (%) .................................... 32
Bảng 4.9: Tổng kết tỷ lệ cây chết sau khi phun đợt 2 (%). .......................................... 34

– v–
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –



DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Thể hiện tỷ lệ cỏ Gấu chết sau khi phun thuốc lần 1 ................................. 25
Biểu đồ 4.2 Thể hiện tỷ lệ cỏ Tranh chết sau khi phun thuốc lần 1 ............................. 27
Biểu đồ 4.3 Thể hiện tỷ lệ cỏ Hàn the chết sau khi phun thuốc lần 1 ........................... 28
Biểu đồ 4.4 Thể hiện tỷ lệ cỏ Gấu chết sau khi phun thuốc lần 2 ................................ 31
Biểu đồ 4.5 Thể hiện tỷ lệ cỏ Tranh chết sau khi phun thuốc lần 2 ............................. 32
Biểu đồ 4.6 Thể hiện tỷ lệ cỏ Hàn the chết sau khi phun thuốc lần 2 .......................... 33

– vi –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1(a): Cỏ Gấu (Cyperus rotundus) ........................................................................ 4
Hình 2.1(b): Cỏ Gấu (Cyperus rotundus) ........................................................................ 4
Hình 2.2: Cỏ Tranh (Imperata cylindrica L. ) ................................................................. 6
Hình: 2.3 Hàn the (Desmodium heterophyllum) ............................................................. 7
Hình: 2. 4 Phân tử Glyphosate ...................................................................................... 10
Hình 2.5: Thuốc diệt cỏ VIFOSAT 480 DD ................................................................. 12
Hình 2.6: Phân tử Paraquat ............................................................................................ 13
Hình 2.7: Thuốc diệt cỏ GRAMOXONE 20 SL ........................................................... 14
Hình 2.8 Phân tử 2, 4 – D .............................................................................................. 14
Hình 2.9: Thuốc diệt cỏ VI 2, 4 – D 720SL .................................................................. 16
Hình 3.1: Khay nhựa ..................................................................................................... 19
Hình 3.2: Giá thể ........................................................................................................... 19
Hình 3.3: Trồng cỏ vào khay ......................................................................................... 20
Hình 3.4: Dụng cụ phun thuốc ...................................................................................... 20
Hình 3.5: Khu vực bố trí thí nghiệm ............................................................................. 21


– vii –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


Chương 1
MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị thì nhu cầu mảng xanh càng lớn,
để đáp ứng nhu cải tạo cảnh quan và cải thiện môi trường, mảng xanh ngày càng được
chú trọng, nhất là ở những đô thị lớn có mật độ dân cư đông đúc. Thảm cỏ là thành
phần chính chiếm diện tích lớn trong mảng xanh đô thị. Thảm cỏ là không gian xanh
tầng thấp có vai trò tạo cảnh quan rất quan trọng, đáp ứng cả mục đích thưởng ngoạn
lẫn yêu cầu sử dụng của chủ thể trong kiến trúc cảnh quan. Một thảm cỏ đẹp là 1 thảm
cỏ đồng nhất không lẫn tạp các loài cỏ khác.
Việt Nam là nước nhiệt đới với chủng loài thực vật phong phú hàng đầu thế giới
hơn 12, 000 loài (Phạm Hoàng Hộ – 1999). Chủng loại cỏ dại ở Việt Nam vô cùng
phong phú, phân bố rộng khắp trên toàn lãnh thổ. Cỏ dại luôn là mối lo ngại hàng đầu
của các nhà nông nghiệp, các nhà quản lí, thi công bảo dưỡng cảnh quan.
Trong quá trình xử lý đất trước khi trồng cỏ không tốt, hạt giống mầm cỏ dại còn
sót lại trong đất sau khi trồng cỏ, cỏ dại sẽ phát triển sinh sôi làm mất vẻ đẹp của thảm
cỏ. Để xử lý cỏ dại sau khi trồng cỏ rất tốn thời gian và công sức, thường dùng biện
pháp thủ công là thuê công nhân nhổ cỏ năng xuất không cao.
Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là quản lý cỏ dại trên thảm cỏ cảnh quan bằng một
biện pháp hiệu quả cao đó là lý do chọn đề tài: “ĐIỀU TRA CHỦNG LOẠI CỎ DẠI
PHỔ BIẾN VÀ SO SÁNH HIỆU LỰC 3 LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN 3 LOÀI
CỎ DẠI TẠI TP. MỚI BÌNH DƯƠNG”

– 1–
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về cỏ dại
™ Định nghĩa cỏ dại:
 “Cỏ dại là thực vật mọc ở nơi mà con người không cần đến” Jethro Tull (1731).
 Cỏ dại được định nghĩa tùy theo nhận định của con người chứ không tùy thuộc
vào hệ thống phân loại thực vật.
 Hiện nay cỏ dại được định nghĩa là các loài thực vật mọc không đúng chỗ, con
người không mong muốn và gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của con người.
™ Thiệt hại mà cỏ dại gây ra: diễn biến từ từ, không phải gây thiệt hại nhanh
chóng rõ ràng như côn trùng và bệnh, do vậy từ lâu nhiều người xem nhẹ việc
kiểm soát cỏ dại.
 Cỏ dại cạnh tranh nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng với cây trồng chính. Ngoài
ra một số loài cỏ dại làm cản trở sự sinh trưởng phát triển của cây trồng (hiện
tượng allelopathy).
 Cỏ dại là ký chủ phụ của côn trùng và nấm bệnh.
 Cỏ dại ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây thương tích (các loài cỏ có
gai), gây dị ứng.
 Ảnh hưởng đến các công trình công cộng, cỏ dại có thể mọc len lõi giữa những
kẽ nứt, kẽ hở của công trình gây dơ bẩn hư hỏng bề mặt.
 Giảm vẻ đẹp, nhiều nước phát triển chú trọng đến vẻ đẹp nơi sinh sống và làm
việc. Cỏ dại làm giảm hoặc biến mất vẻ đẹp ở các khu vực này, khu vực trở nên
hoang dã, không thu hút.

2.1.1. Phân loại cỏ dại
Cỏ dại có rất nhiều loài với nhiều đặc tính rất khác nhau, tuy nhiên chúng vẫn có
những đặc điểm giống nhau. Dựa vào những đặc tính này, chúng ta có thể phân loại cỏ
dại theo nhiều cách (theo chu kỳ sinh trưởng, theo hình thái, theo đặc điểm thực vật).
– 2–

NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


2.1.1.1. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng
Theo cách phân loại này ta thấy có hai nhóm cỏ: cỏ hàng năm và cỏ lău năm.
 Cỏ hằng niên: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa
tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này
thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng.
 Cỏ đa niên: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó diệt vì
có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng
sinh sản vô tính mạnh.
2.1.1.2. Phân loại theo hình thái
Theo kiểu phân loại hình thái, ta có cỏ lá hẹp (còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá
rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm).
 Cỏ một lá mầm: lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn
nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này
cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi khác như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm,
mỏng và trơn.
 Cỏ hai lá mầm: thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường là rễ
cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài.
2.1.1.3. Phân loại theo đặc điểm thực vật
 Nhóm cỏ hoà bản: cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy
dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân: Thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên
thân theo hai hàng. Rễ: thường là rễ chùm, ăn nông.
 Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có
góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn óc.
 Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp
theo nhiều kiểu hình khác nhau.

– 3–

NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


2.1.2. Tổng quan về 3 loại cỏ dại thường gặp
2.1.2.1. Cỏ Gấu (Cyperus rotundus)

Hình 2.1(a): Cỏ Gấu (Cyperus rotundus)

Hình 2.1 (b): Cỏ Gấu (Cyperus rotundus)
(nguồn http: //dictionary. bachkhoatoanthu. gov. vn/)
– 4–
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


Tên khoa học: Cyperus rotundus
Tên phổ thông: Cỏ Gấu
Tên gọi khác: hương phụ, cỏ cú
Tên tiếng anh:
Họ: Cói (Cyperaceae)
Phân bố: là loài bản địa của châu Phi, Nam Âu, Trung Âu và Nam Á.
Phân bố ở Việt Nam: rộng khắp.
™Đặc điểm hình thái:
xThân, Tán, Lá: là loài cây sống lâu năm, có thể mọc cao tới 40 cm.
 Hệ rễ của cỏ gấu non ban đầu hình thành từ các thân rễ màu trắng to mập. Một số
thân rễ mọc ngược lên trên mặt đất, sau đó hình thành cấu trúc giống như hành mà
từ đó các chồi và rễ mới hình thành, và từ các rễ mới lại hình thành ra các thân rễ
mới. Các thân rễ khác mọc ngang hay chui xuống dưới và tạo ra các củ màu nâu
đỏ sẫm hay một chuỗi các củ.
 Lá của nó mọc thành nhiều tầng, gồm 3 lá mỗi tầng từ gốc cây. Đoạn thân mang
hoa có tiết diện hình tam giác.

xHoa, Quả, Hạt: Hoa lưỡng tính có 3 nhị và một lá noãn với 3 đầu nhụy. Quả là dạng
quả bế ba góc.
™Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Cây có khả năng sống tốt trên nhiều loại đất từ sét đến cát.
Khả năng chị hạn và chịu lửa.
xTốc độ sinh trưởng: nhanh
Cỏ gấu là một trong số các loài cỏ dại xâm hại nguy hiểm nhất hiện đã biết, có sự
phân bố rộng khắp toàn cầu trong khu vực nhiệt đới và ôn đới. Nó được coi là cỏ dại
tại trên 90 quốc gia, và gây hại cho trên 50 loại cây lương thực – công nghiệp toàn cầu.

– 5–
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


2.1.2.2. Cỏ Tranh (Imperata cylindrica L. )

Hình 2.2: Cỏ Tranh (Imperata cylindrica L. )
Tên khoa học: Imperata cylindrica L.
Tên phổ thông: Cỏ Tranh
Tên gọi khác: Bạch mao
Tên tiếng anh: blady grass
Họ: Lúa (Poaceae)
Phân bố: Ấn Độ, Australia, miền đông, miền nam châu Phi và khu vực ôn đới, nhiệt
đới trên thế giới.
Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp
™Đặc điểm hình thái
xThân, Tán, Lá:
 Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Có thể mọc
cao đến 120cm.
 Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới

nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng.
– 6–
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


xHoa, Quả, Hạt
Hoa tự hình chuỳ, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi
rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió.
Bộ nhiễm sắc thể 2n = 20 (Fedorov, 1974).
™Đặc điểm sinh lý, sinh thái
 Cây có khả năng sống tốt trên nhiều loại đất từ sét đến cát. Cây cũng có khả
năng chịu được các loại đất có độ pH khác nhau 4. 0 – 7. 5
 Nhiệt độ thích hợp 30 – 400C.
 Khả năng chịu lửa, chịu hạn cao.
xTốc độ sinh trưởng: nhanh

2.1.2.3. Cỏ Hàn the (Desmodium heterophyllum)

Hình 2.3: Hàn the (Desmodium heterophyllum)
Tên khoa học: Desmodium heterophyllum
Tên phổ thông: Cỏ hàn the
Tên gọi khác: Sơn lục đậu
Tên tiếng anh: Desmodium, senivakacegu, wakutu
Họ: Phân họ Đậu (Faboideae)
– 7–
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


Phân bố: là loài bản địa ở vùng châu Á ôn đới (Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan) và
châu Á nhiệt đới (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Indonesia,

Malaysia, Philippines, Papua New Guinea, Ấn Độ, Sri Lanka).
Phân bố ở Việt Nam: Rộng khắp
™Đặc điểm hình thái
 Thân, Tán, Lá:
o Thân cỏ nhỏ sống nhiều năm, bò lan trên mặt đất, thân màu nâu đỏ. Cây phân
cành từ gốc.
o Lá mọc so le, có những lá đơn và lá kép, gồm 3 lá chét hình bầu dục hoặc hình
xoan, đầu lá tròn, dài 1 – 2 cm, rộng 0, 5 – 1 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có
lông mịn.
 Hoa, Quả, Hạt
Cụm hoa ngắn và thưa, mọc ở nách lá, không cuống, màu tím hồng. Quả thuôn
không cuốn, có 4 – 5 đốt, mỗi đốt chứa 1 hạt. Bộ nhiễm sắc thể 2n = 22.
™Đặc điểm sinh lý, sinh thái
 Cây có khả năng sống tốt trên nhiều loại đất từ sét đến cát. Cây cũng có khả
năng chịu được các loại đất có độ pH khác nhau, PH thích hợp 5. 0, và không
có khả năng chịu mặn.
 Ở những vùng đất trống có thể thấy loài này mọc thành diện tích rộng. Gia súc
cũng thích ăn cỏ này.
 Khả năng cố định đạm 60 kg/ha/năm.
™ Tốc độ sinh trưởng: Nhanh vào các tháng mùa hè.

2.2. Tổng quan về thuốc trừ cỏ dại
™ Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …),
những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện,
tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …).

– 8–
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –



™ Thuốc trừ cỏ dại là loại hóa chất được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang
dại (cỏ dại, cây dại) mọc lẫn với cây trồng, tranh chấp nước, chất dinh dưỡng,
ánh sáng với cây trồng, khiến cho cây sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng
xấu đến năng suất cây trồng và phẩm chất nông sản.

2.2.1. Phân loại thuốc trừ cỏ
2.2.1.1. Phân loại theo thời kỳ sinh trưởng của thực vật:
 Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm: tức phun thuốc khi cỏ chưa mọc hoặc mới mọc
được một lá.
 Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm: tức dùng thuốc khi cỏ đã mọc ra lá.
 Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm: tức dùng thuốc khi cỏ đã mọc ra lá nhưng
còn nhỏ (cỏ có từ 1 – 3 lá ).

2.2.1.2. Phân loại theo cách tác động của thuốc trừ cỏ đến thực vật
™ Thuốc có tác động chọn lọc và thuốc có tác động không chọn lọc
 Thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc có nghĩa là thuốc trừ cỏ khi sử dụng đúng
theo khuyến cáo sẽ chỉ diệt trừ cỏ dại mà không gây hại cho cây trồng khác.
 Thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc được sử dụng ở nơi không trồng trọt,
những thuốc này gây hại cho mọi loài thực vật có mặt ở nơi phun thuốc và
thuốc tiếp xúc với thuốc.
™ Thuốc trừ cỏ tiếp xúc và thuốc trừ cỏ nội hấp
 Thuốc trừ cỏ tiếp xúc: chỉ gây hại cho các bộ phận của cây tiếp xúc với thuốc.
Thuốc chỉ có tác dụng với cỏ hàng năm, không có thân ngầm trong đất.
 Thuốc trừ cỏ nội hấp (lưu dẫn): có thể dùng bón, tưới vào đất hoặc phun lên
lá. Sau khi xâm nhập vào lá, rễ thuốc dịch chuyển đến khắp các bộ phận trong
thực vật, thuốc được dùng để trừ cỏ hàng niên và lưu niên.

2.2.1.3. Phân loại theo cơ chế tác động của thuốc trừ cỏ đến thực vật

 Hình thành các hormon kích thích sinh trưởng giả. Nhóm thuốc Phenoxy,
Benzoic acid (2, 4D, Dicamba).
– 9–
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


 Ức chế quá trình quang hợp (pha PSI và pha PSSII). Nhóm thuốc Phenyl urea,
Triazine, Bipyridium (Diuron, Atrazine, Paraquat)
 Ức chế tổng hợp sắc tố (chlorophyl và carotenoid). Nhóm thuốc Diphenyl ether,
Imide, Pyridazin, isoxazolidione (Oxyfuofen, Oxadiazone, Norfluazon,
Chlomazon)
 Ức chế phân chia tế bào (phá vỡ quá trình phân bào nguyên nhiễm). Nhóm
thuốc Dinitroanilines (Trrifluralin, Pendimethalin)
 Ức chế tổng hợp vitamine (tổng hợp Folate). Thuốc Asulam.
 Ức chế tổng hợp lipid, ức chế Accase, liên kết Oleates. Nhóm thuốc Fops and
dims; Chloracetamide (Fenoxaprop, Sethoxydim; Butachlor, Metolachlor)
 Ức chế tổng hợp Aminoacid (Leucin, Valin, Glutamin). Nhóm thuốc Sulfonyl
urea,

Imidazolinone,

Sulfonanolide,

Pyrimidylbenzoate

(Pyrazosulfuron,

Imazethapyr, Pyribenzoxim, Glyphosate, Glufosinate.

2.2.2. Tổng quan về 3 loại thuốc sử dụng

2.2.2.1. Thuốc diệt cỏ Glyphosate
Tên hóa học: Muối Isopropylamine của N – (phosphonomethyl) glycine.
Công thức hóa học:

Hình 2.4: Phân tử Glyphosate
(nguồn http: //www. jsjhchem. com/en/images/Glyphosate. gif)
Phân tử lượng: 169,08

– 10 –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


Nhóm hóa học: Lân hữu cơ
Tính chất: Thuốc kỹ thuật dạng lỏng sền sệt hoặc tinh thể, điểm nóng chảy 2000C, tỉ
trọng 1,17.
Nhóm độc IV, LD50 qua miệng > 500 mg/kg, LD50 qua da > 5000 mg/kg. Độc với
mắt. Ít độc với cá, không độc với ong.
Chất tác động với cỏ là acid N – (phosphonomethyl) glycine. Tuy vậy thường sử
dụng ở dạng muối Glyphosate isopropylamine (Glyphosate IPA). Là thuốc trừ cỏ
không chọn lọc, nội hấp, tác động ở giai đoạn sau nảy mầm (từ khi cỏ mọc đến khi đã
lớn). Trừ được nhiều loại cỏ hòa bản, cỏ năn lác và lá rộng, cỏ hằng niên và đa niên,
có hiệu lực cao đối với các loại cỏ có rễ ăn sâu dưới đất như cỏ tranh, cỏ chỉ, cỏ ống,
cỏ gấu.
Sau khi phun, thuốc nhanh chóng xâm nhập qua lá và các bộ phận còn xanh của cây
cỏ, chuyển vận trong toàn cây, tới cả những bộ phận nằm dưới đất và rễ, cây cỏ chết
không tái sinh được. Thuốc không xâm nhập qua vỏ cây đã già, hóa nâu. Ở trong đất,
thuốc được keo đất hấp thụ chặt, rễ cây không hút được. Vì vậy thuốc tưới xuống đất
không diệt được cỏ và cũng không làm hại rễ cây trồng.
Sau khi phun thuốc 5 – 7 ngày cỏ biến vàng và chết sau 14 ngày trở đi.
Sử dụng: Glyphosate IPA chủ yếu dùng trừ cỏ cho vườn cây ăn quả, và cây công

nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, chè, dừa), trừ cỏ cho đất không canh tác (bờ ruộng,
ven lộ, quanh nhà ở, công sở), trừ cỏ cho đất trước khi trồng cây hàng năm (lúa, rau,
ngô, đậu, mía).
Trừ cỏ cho đất trồng cây hàng năm cần phun lên cỏ trước khi làm đất ít nhất 7 ngày.
Phun khi cỏ còn nhỏ đang sinh trưởng mạnh, trước khi ra hoa. Pha thuốc với nước
trong.
Không phun thuốc trên đất ngập nước. Tránh phun thuốc vào ngọn lá non của cây
trồng.
– 11 –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


Khả năng hỗn hợp: Có các dạng hỗn hợp với Diuron, Simazine, 2, 4 D (Gradon),
Dicamba (Wallop), Picloram (Empiri), Terbutylazine (Folar). Nếu đất có lẫn nhiều cỏ
gấu và cỏ lá rộng, khi sử dụng có thể pha thêm 2, 4 D để hiệu quả trừ cỏ mạnh hơn.
Tên thương phẩm: VIFOSAT 480 DD
Tên hoạt chất:

Cách sử dụng:

Glyphosate isopropylamonium

480gr/l

Loại cỏ

Liều lượng

Cách dùng


Cỏ tranh

5L/ha

100ml/bình 8 Lít

3 – 4L/ha

60 – 80 ml/bình 8 Lít

2L/ha

40 ml/bình 8 Lít

Cỏ cú, cỏ ống,
cỏ lá rộng.
Các loại cỏ khác

Hình 2.5: Thuốc diệt cỏ VIFOSAT 480 DD
(Nguồn: http: //www.vinachem.com vn/)
– 12 –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


2.2.2.2. Thuốc diệt cỏ Paraquat
Tên thương mại: Gramoxone 20Sl (Zeneca Agrochemical)
Tên hóa học: 1,1’ – dimethyl – 4 – 4’ – bipyridinium dichloride
Công thức hóa học:

Hình 2.6: Phân tử Paraquat

(nguồn http: //upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3d/Paraquat.png)
Phân tử lượng: 257,2
Nhóm hóa học: Bipyridylium
Tính chất: Thuốc kỹ thuật ở dạng tinh thể, dễ tan trong nước, tan ít trong rượu, không
tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Ăn mòn kim loại, dễ phân hủy trong môi trường
kiềm.
Nhóm độc I, LD50 qua miệng 150 mg/kg; LD50 qua da 236 mg/kg. Thời gian cách ly
14 ngày. Ít độc với cá và ong.
Thuốc trừ cỏ tiếp xúc, làm cháy các bộ phận cỏ trên mặt đất, cỏ chết nhanh, không
diệt được thân ngầm và củ dưới đất, cỏ dễ dàng tái sinh. Tác động hậu nảy mầm,
không chọn lọc, diệt được nhiều loại cỏ hòa bản, năn lác và lá rộng.
Sử dụng: Dùng trừ cỏ cho các vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm (cao
su, cà phê, chè…) cho đất không trồng trọt.
Gramoxone 20SL dùng với liều lượng 2 – 4 lít/ha, pha nước với nồng độ 5,5 –
1,0%, phun 400 – 600 l/ha. Tránh để thuốc bay vào lá cây trồng.
Paraquat là thuốc hạn chế sử dụng ở Việt Nam.
Chỉ sử dụng ở dạng lỏng, hàm lượng hoạt chất không quá 75%.
Không được sử dụng cho cây lương thực, rau, màu và cây dược liệu.

– 13 –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


Hình 2.7: Thuốc diệt cỏ GRAMOXONE 20 SL
(Nguồn http: //www.Baovecaytrong.Com/image/sanphamcongty/agc_
GRAMOXONE20SL.Jpg)

2.2.2.3. Thuốc diệt cỏ 2,4 D
Tên hóa học: 2,4 – Dichlorophenoxyacetic acid.


Hình 2.8: Phân tử 2, 4 – D
(Nguồn: http: //mauimoonnews. Com/hawaiinews/wp – content/uploads/2010/11/24 –
D. gif)
Phân tử lượng: 221,0
Nhóm hóa học: Chlorinate Phenoxy.
Tính chất: Acid 2,4 D ở dạng bột rắn, không màu, điểm nóng chảy 140,50C. Tan ít
trong nước (620 mg/l ở 250C), tan trong rượu, diethylene. Là 1 acid mạnh, ăn mòn kim
loại.

– 14 –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


Sử dụng trừ cỏ ở dạng muối Natri (Na), amine và ester. Độ tan trong nước của 2,4
D – Na là 45 g/l, muối 2,4 D – Amine là 4400 g/l. Các ester của 2,4 D (như 2,4 D –
isopropyl, 2,4 D – butyl, 2,4 D – isooctyl) hầu như không tan trong nước mà tan trong
cồn và dầu, mỡ.
Muối 2,4 D – dimethyl amine độc với mắt, xếp vào nhóm độc I, các 2,4 D khác xếp
vào nhóm độc II. LD50 qua miệng của acid 2,4 D là 699 mg/kg (muối Na là 500 – 805
mg/kg, muối dimethyl amine là 949 mg/kg, isopropyl là 700mg/kg, các ester khác là
896 mg/kg). Tương đối độc với cá (LD50 của muối dimethyl amine > 250 mg/l, của
ester > 5 mg/l). Không độc với ong.
Trong các sản phẩm 2,4 D thường có một số lượng chất Chlorophenol không được
tổng hợp hết (gọi là phenol tự do, Free phenol) tạo nên mùi nặng khó chịu của 2,4 D.
2,4 D là thuốc trừ cỏ chọn lọc, nội hấp, có tác động kích thích sinh trưởng thực vật.
Diệt trừ các loại cỏ năn lác và lá rộng cho các cây trồng hòa bản như lúa, ngô, mía, mì
mạch. Thuốc không trừ được họ hòa bản.
Sử dụng: 2,4 D dùng trừ cỏ dại cho cây trồng ở dạng muối Na, muối amine và các
ester (như isopropyl, butyl…).Tuy vậy, hoạt chất tác động đến cỏ dại là acid 2,4 D. Vì
vậy liều lượng các chế phẩm 2,4 D sử dụng được tính ra từ đương lượng acid, viết tắt

là a.e (acid equivalent).
2,4 D ngoài việc sử dụng trừ cỏ cho cây trồng, còn dùng với liều lượng thấp để kích
thích sự phát triển của cây, kích thích ra rễ trong chiết cành, giâm cành.
Khả năng hỗn hợp: có nhiều dạng hỗn hợp 2,4 D với nhiều chất trừ cỏ khác, như
với Fenoxaprop – P – Ethyl (Tiller – S), Glyphosate IPA (Bimastar, Gardon), Propanil,
Ametryn, Dicamba…

– 15 –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


Tên thương phẩm: Vi 2, 4 – D 720sl
Tên hoạt chất:

Cách sử dụng:

2, 4 – D ( dạng muối amin ) 720 g/lít
Đối tượng sử dụng

Liều lượng

Lúa

1 – 1. 5 lít/ha

Bắp, mía, cây công
nghiệp cây ăn trái

1 – 1. 25 lít/ha


Cách dùng
25 – 30ml / bình 8
Lít
20 – 25 ml / bình8
Lít

Hình 2.9: Thuốc diệt cỏ VI 2, 4 – D 720SL

– 16 –
NGUYỄN MINH CHÍ – 08131019 – DH08CH –


×