Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀM CỎ ĐÔNG, HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN MINH VƯƠNG

QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN
TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀM CỎ ĐÔNG,
HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

 
 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN MINH VƯƠNG

QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN
TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀM CỎ ĐÔNG,
HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN



Chuyên ngành: Thiết Kế Cảnh Quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. PHẠM MINH THỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i
 


 

 

LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin gởi lời cảm ơn tới các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi
để em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Trong quá trình 4 năm học tại trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh em đã học tập và tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu
để phục vụ cho công việc sau này cũng như phục vụ cho việc hoàn thành đồ án
tốt nghiệp.
Sau những tháng khẩn trương và thể hiện đến nay em đã hoàn thành đồ
án tốt nghiệp kỹ sư của mình. Đây là thành quả cuối cùng của em sau 4 năm
nghiên cứu và học tập tại trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
dưới sự dẫn dắt của các thầy cô trong trường.
Trong suốt quá trình làm đồ án em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cô. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của

giảng viên hướng dẫn : Thạc sỹ PHẠM MINH THỊNH.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến Gia Đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ
trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với lượng kiến thức còn hạn hẹp nên
chắc chắn đồ án của em sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét và chỉ bảo thêm của các
thầy cô.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm
2012
Sinh viên
Nguyễn Minh Vương

ii
 


 

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG
VIÊN TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀM CỎ ĐÔNG, HUYỆN BẾN LỨC,
TỈNH LONG AN” được tiến hành tại Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 10/03/2011
đến 10/07/2011.
Kết quả như sau:
1. Đề xuất ý tưởng thiết kế cho công viên.
2. Phân khu chức năng toàn bộ công viên.
3. Đề xuất danh mục cây dùng trong thiết kế.
4. Hoàn thành đồ án với các bản vẽ:

a. Mặt bằng tổng thể công viên tỷ lệ 1/500.
b. Vị trí, sơ đồ công năng của công viên.
c. Phối cảnh tổng thể toàn bộ công viên.
d. 2 mặt cắt qua các trục công viên
e. 2 mặt đứng.
f. Phối cảnh các phân khu trong công viên.

 

iii
 


 

 

SUMMARY
The research subject "PLANNING AND DESIGN LANDSCAPE THE PARK OF
CENTER, VAM CO DONG NEW URBAN, BEN LUC DISTRICT, LONG AN
PROVINCE " was conducted in Ho Chi Minh Cityfrom 10/03/2011 to 10 / 07/2011.
Achievements as follows:
1. Proposed ideas to design the park.
2. Division of functional areas the whole park. 
3. Proposed list of plants used in the design.
4. Completed the project with the drawings:
a. General Plan of the park with layout of 1/500.
b. Position, functional diagram of the park.
c. Overall perspective the whole park.
d. Two axial section through the park

e. Two vertical sections.
f. Perspective subdivisions in the park.
 

iv
 


 

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA...............................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
SUMMARY .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... xi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Giới thiệu chung về Việt Nam: .........................................................................3
2.2. Vài nét về Long An: .........................................................................................3
2.2.1 . Vị trí địa lý: ..............................................................................................3
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội: ...........................................................................4
2.3. Vài nét về huyện Bến Lức và khu Đô Thị Vàm Cỏ Đông................................4
2.3.1. Vài nét về huyện Bến Lức: .........................................................................4
2.3.2. Vài nét về khu đô thị Vàm Cỏ Đông: .........................................................5
2.4. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng: ............................................................6

2.4.1.Vị trí, và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ....................................................6
2.4.2. Địa hình: .....................................................................................................7
2.4.3. Địa chất: .....................................................................................................7
2.4.4. Thủy văn: ....................................................................................................7
2.4.5. Khí hậu : .....................................................................................................7
2..4.6. Hiện trạng dân số và lao động: ..................................................................9
2.4.7. Hiện trạng sử dụng đất: ..............................................................................9
2.4.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật: ...........................................................10
2.4.8.1. Giao thông:.........................................................................................10

v
 


 

2.4.8.2. Hiện trạng cấp nước: ..........................................................................10
2.4.8.3. Hiện trạng thoát nước và môi trường:................................................10
2.4.8.4. Hiện trạng cấp điện: ...........................................................................10
2.5. Đánh giá chung: ..............................................................................................10
2.5.1. Thuận lợi : ................................................................................................10
2.5.2 . Khó khăn: ................................................................................................11
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........12
3.1. Mục tiêu: .........................................................................................................12
3.1.1. Mục tiêu chung : .......................................................................................12
3.1.2. Mục tiêu của đồ án: ..................................................................................12
3.1.3. Mục tiêu xã hội :.......................................................................................12
3.1.4. Mục tiêu kinh tế :......................................................................................13
3.2. Cơ sở nghiên cứu : ..........................................................................................13
3.2.1. Cơ sở pháp lý :..........................................................................................13

3.2.2. Cơ sở lý luận, lý thuyết: ...........................................................................13
3.2.3. Cơ sở thực tiễn : .......................................................................................14
3.3. Nội dung nghiên cứu : ....................................................................................14
3.4. Phương pháp nghiên cứu : ..............................................................................15
3.4.1 . Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................15
3.4.1.1. Chức năng công viên : ......................................................................15
3.4.1.2 Những yêu cầu chung khi thiết kế công viên : ..................................15
3.4.1.3. Một số loại hình công viên ở Việt Nam :...........................................15
3.4.1.4. Ý nghĩa và vai trò của công viên cây xanh: .......................................18
3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa: ................................................................19
3.4.3. Phương pháp thiết kế: ...............................................................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................21
4.1. Quy mô đồ án:.................................................................................................21
4.2.Thuyết minh thiết kế : ......................................................................................21
4.2.1. Định hướng kiến trúc : .............................................................................21

vi
 


 

4.2.1.1. Định hướng quy hoạch:......................................................................21
4.2.1.2. Định hướng thiết kế kiến trúc: ...........................................................22
4.3. Giải pháp ý tưởng kiến trúc : ..........................................................................22
4.3.1 Giải pháp ngoại thất công trình: ................................................................22
4.3.2. Các giải pháp thiết kế tổ chức không gian: ..............................................22
4.4. Tổ chức cơ cấu sử dụng đất và cấu trúc không gian: .....................................26
4.5. Đề xuất phương án quy hoạch tổ chức và thiết kế cảnh quan trong công viên :
...............................................................................................................................28

4.5.1. Khu nghỉ tĩnh:...........................................................................................28
4.5.2. Khu giao lưu văn hóa : .............................................................................30
4.5.3. Khu phục vụ: ............................................................................................31
4.5.4. Khu thiếu nhi: ...........................................................................................34
4.5.5. Khu thể thao. ............................................................................................35
4.6. Đề xuất giải pháp xây dựng: ...........................................................................35
4.7. Đề xuất giải pháp trang trí công viên: ............................................................38
4.7.1. Đề xuất phương án chòi nghỉ, chòi dừng chân.........................................38
4.7.1.1. Chòi dừng chân. .................................................................................38
4.7.1.2. Chòi nghỉ :..........................................................................................38
4.7.2. Đề xuất phương án đèn đường trang trí: ..................................................38
4.7.3. Đề xuất phương án trụ đèn trang trí: ........................................................38
4.7.4. Đề xuất phương án các loại gạch ốp lát: ..................................................39
4.7.4.1. Gạch ốp lát vỉa hè: .............................................................................39
4.7.4.2. Gạch ốp lát quảng trường: .................................................................39
4.7.4.3. Gạch lót sân chơi: ..............................................................................39
4.7.4.4. Sàn gỗ lót khu trà đạo: .......................................................................39
4.7.5. Đề xuất phương án các phương án ghế ngồi trong công viên: .................40
4.7.5.1. Ghế đá: ...............................................................................................40
4.7.5.2. Ghế các khu phục vụ café, ăn uống: ..................................................40
4.8. Đề xuất chủng loại cây và hoa dùng trong thiết kế: .......................................40

vii
 


 

4.8.1 Tiêu chí về môi trường: .............................................................................41
4.8.2 Tiêu chí thẩm mỹ:......................................................................................41

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................45
5.1. Kết luận: ..........................................................................................................45
5.2. Kiến nghị: .......................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................47
PHỤ LỤC ..................................................................................................................48

viii
 


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tp

Thành Phố.

UBND

Ủy Ban Nhân Dân.

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations).

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn.


KCN

Khu Công Nghiệp.

ix
 


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Vị trí khu đô thị Vàm Cỏ Đông ...................................................................6
Hình 2.2. Vị trí khu đất công viên trong dự án khu đô thị Vàm Cỏ Đông. ................6
Hình 2.3. Hiện trạng khu đất ......................................................................................9
Hình 3.1.Công viên LêNin .......................................................................................15
Hình 3.2.Công viên sentosa ......................................................................................17
Hình 3.3. Công viên green park – LonDon ..............................................................17
Hình 3.4. Hình ảnh minh họa các loại trò chơi trong công viên Discovery .............17
Hình 4.1. Sơ đồ công năng công viên. ....................................................................26
Hình 4.2 Phối cảnh khu trà đạo ................................................................................28
Hình 4.3. Phối cảnh khu tham quan động vật ..........................................................29
Hình 4.4.Phối cảnh khu tham quan thực vật ............................................................30
Hình 4.5. Phối cảnh tổng thể quảng trường..............................................................31
Hình 4.6. Phối cảnh khu cafe....................................................................................32
Hình 4.7. Phối cảnh khu nhà hàng............................................................................33
Hình 4.8. Phối cảnh bãi xe........................................................................................33
Hình 4.9. Phối cảnh khu trò chơi thiếu nhi...............................................................34
Hình 4.10. Phối cảnh khu trò chơi vòng đu quay .....................................................34
Hình 4.11. Phối cảnh khu thể dục thể thao ...............................................................35


x
 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Bảng cơ cấu sử dụng đất. .........................................................................26
Bảng 4.2. Danh mục cây che bóng đề xuất sử dụng trong thiết kế: .........................42
Bảng 4.3. Danh mục cây làm nền trang trí đề xuất sử dụng trong thiết kế: .............42

xi
 


 

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhịp độ phát triển của đô thị mà nền kinh tế thị trường chiếm lĩnh toàn
bộ mặt bằng kinh tế xã hội ở nước ta . Đời sống xã hội được nâng cao , tất yếu dẫn
đến nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng giải trí , nghỉ ngơi…, ở các công viên , khu du
lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần nghỉ lễ , nghỉ tết càng được quần chúng nhân
dân quan tâm nhiều hơn .
Long An là một tỉnh đang phát triển ,có nền kinh tế đã và đang phát triễn
mạnh.Cho nên công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng và các trụ sở văn phòng,cao ốc
cũng đang chạy đua với các tỉnh lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong công cuộc
xây dựng và phát triển hạ tầng Long An đã và đang tập trung xây dựng chủ yếu tại 3

huyện Bến Lức , Cần Giuộc, và Đức Hòa là 3 huyện có ranh giới tiếp giáp với Tp.
Hồ Chí Minh.
Trong đó nổi bật lên là Bến Lức từ một huyện với phần lớn diện tích đất sản
xuất nông nghiệp đã trở thành địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao về công nghiệp và
dịch vụ. Và trong tháng 10/2009 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Long An đã phê duyệt cho
xây dựng Khu đô thị mới Vàm Cỏ Đông đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển của huyện Bến Lức và cả vùng phía Đông của tỉnh Long An, là động lực phát
triển vùng nông thôn xã An Thạnh thành đô thị hiện đại, phù hợp với tiến trình đô
thị hóa tất yếu và chủ trương phát triển của tỉnh Long An.
Khu đô thị Vàm Cỏ Đông có quy mô 358,54 ha, nằm ở phía Tây của Tỉnh Lộ
830, bao phủ toàn bộ diện tích bán đảo An Thạnh. Vì hiện nay khu đô thị hiện nay
vẫn còn đang trong quá trình hoàn thành phần cơ sở hạ tầng, nên còn chưa chú ý

1
 


 

đến diện tích mảng xanh, đặc biệt là phần diện tích khu công viên trung tâm của khu
đô thị.
Nhận thấy tầm quan trọng của công viên cây xanh trong cuộc sống của
chúng ta, nhất là trong đô thị nói chung và đô thị Vàm Cỏ Đông nói riêng .Chúng ta
cần chung sức tạo ra những công viên,khu cây xanh hồ nước để giảm nhiệt độ cho
cuộc sống trong bầu không khí ngày càng nóng lên.
Bên cạnh đó việc tạo ra không gian sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, là nơi
sinh hoạt giải trí, vui chơi, hoạt động cộng đồng cho người dân sống trong khu đô
thị cũng là vấn đề cấp thiết trong quá trình phát triển cũng như tiêu chí xây dựng
của khu đô thị.
Chính vì thế việc nghiên cứu đề tài : “QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CẢNH

QUAN CÔNG VIÊN TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀM CỎ ĐÔNG,
HUYỆN BẾN LỨC, TỈNH LONG AN’’ là việc làm cần thiết nhằm tạo ra một
không gian sinh hoạt cộng đồng cũng như vui chơi giải tỏa căng thẳng cho người
dân trong khu đô thị..Đây là công viên không những đáp ứng nhu cầu thư giãn ,giải
toả stress mà còn đáp ứng được sự tò mò khám phá của mọi người khi đến với công
viên.

2
 


 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về Việt Nam:
Đất nước đang bước vào gian đoạn phát triển mới, sự phát triển cả về lượng
lẫn về chất trong mọi mặt của xã hội, đời sống của nhân dân được nâng cao. Trong
một nền kinh tế đang phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì tất yếu đời
sống tinh thần cũng phải bắt kịp và hòa nhập theo. Nói đến đời sống tinh thần thì rất
đa dạng và phong phú, nhưng trong đó, nhu cầu giao lưu giải trí và thư giản nhằm
giảm strees do áp lực công việc và sự xô bồ của đời sống hằng ngày của người dân
đô thị ngày càng tăng cao.
Với việc Nhà nước ta có chính sách mở cửa , giao lưu, học hỏi, công tác
quan hệ với các nước trong khu vực và các nước trên toàn thế giới, nhất là Việt
Nam chính thức là thành viên của ASEAN. Tạo điều kiện cho sự phát triển, hội
nhập trên thế giới, giúp nước ta tiếp cận nhanh với khoa học kỹ thuật tiên tiến trong
mọi lĩnh vực như : thương mại, văn hóa, du lịch, thể thao…Đặt cho sự phát triển có
nền móng lâu dài, trên đà phát triển của khu vực và thế giới Việt Nam cũng đã và
đang phát triển không ngừng kinh tế, các công trình kĩ thuật và hiện đại nhưng vẫn

phù hợp với khí hậu đất nước Việt Nam. Đặc biệt đầu tư vào các công trình công
cộng nhằm phúc lợi cho đời sống nhân dân.
2.2. Vài nét về Long An:
2.2.1 . Vị trí địa lý:
Long An nằm ở tọa độ[1] 10°21' - 12°19' Bắc và 105°30' - 106°59' Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của vương quốc Campuchia
trên chiều dài biên giới 137,5 km.
 

Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

3
 


 

 

Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.

 

Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội:
- Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.491,87 km². Trong đó:
- Đất ở: 99.000,70 ha
- Đất nông nghiệp: 331.286 ha
- Đất lâm nghiệp: 1.000 ha

- Đất chuyên dùng: 28.574 ha
- Đất chưa sử dụng: 32.985 ha
Long An là một tỉnh công nghiệp nổi bật trong vài năm gần đây. Luôn đứng
trong top 10 về chỉ số cạnh tranh và vốn đầu tư nước ngoài FDI. Công ngiệp đã tồn
tại từ khá lâu được biết đến với những sản phẩm: Dệt may, thực phẩm chế biến, xây
dựng... Công nghiệp chiếm khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh. Tập trung chủ
yếu ở: Đức Hoà, Bến Lức, Tân An, Cần Đước, Cần Giuộc. Riêng 5 huyện, thành
phố này đã chiếm hơn 70% sản lương công nghiệp của tỉnh.
Các năm qua Long An tập trung phát triển Công nghiệp chủ yếu là Đức Hoà,
Bến Lức tập trung nhiều khu công nghiệp lớn bậc nhất cả nước. Mạng lưới cơ sở hạ
tầng phát triển hanh và đồng bộ cũng là một thế mạnh của nền Công nghiệp Long
An.

Một vài khu công nghiệp lớn: Đức Hoà 1, Xuyên Á, Tân Đức (huyện Đức

Hoà), các KCN Thuận Đạo, Vĩnh Lộc 2, Thạnh Đức, Nhựt Chánh (huyện Bến Lức),
các KCN Tân Kim, Long Hậu (huyện Cần Giuộc), các KCN Cầu Tràm (huyện Cần
Đước).
2.3. Vài nét về huyện Bến Lức và khu Đô Thị Vàm Cỏ Đông.
2.3.1. Vài nét về huyện Bến Lức:
Bến Lức – một trong 3 huyện của tỉnh Long an ( cùng với Đức Hòa và Cần
Giuộc) có ranh giới tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh đã và đang trong giai đoạn có
những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, từ một huyện với phần lớn diện tích đất sản
xuất nông nghiệp đã trở thành địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao về công nghiệp và
dịch vụ. Sở dĩ có được bước thay đổi lớn đó là nhờ vào vị trí tự nhiên mang tính

4
 



 

chất chiến lược của huyện bBến Lức – cửa ngõ phía Nam của TP. Hồ Chí Minh,
thành phố lớn nhất và năng động nhất cả nước. Khu vực Bến Lức hiện đang thu hút
sự chú ý của nhiều nhà đầu tư với một loạt các dự án phát triển bất động sản và hạ
tầng. Ngoài tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ còn có tuyến vành đai 4 của
TP. Hồ chí Minh đi qua địa bàn Bến Lức, tuyến N1, N2 và tuyến đường Thanh
Niên…. Đi qua vùng kinh tế trọng điểm của Long an làm động lực để Bến Lức phát
triển. Đầu tháng 2 năm 2010 vừa qua, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ đã
thông xe giai đoạn 1 từ TP. Hồ Chí Minh đi Trung Lương, trở thành tuyến giao
thông huyết mạnh của cả khu vực. Tuyến giao thông này hình thành hứa hẹn sự
phát triển sôi động của các đô thị nó đi qua trong đó có Bến Lức.
2.3.2. Vài nét về khu đô thị Vàm Cỏ Đông:
Quy hoạch chung khu đô thị mới Vàm Cỏ Đông tỷ lệ 1/5000 đã được UBND
tỉnh Long an phê duyệt theo quyết định số: 1797/QĐ – UBND ngày 9/7/2008. Với
tổng diện tích là 679,7 ha. Trong đó khu đô thị Vàm Cỏ Đông đóng vai trò quan
trọng không chỉ cho sự phát triển của huyện Bến Lức mà của cả vùng phía Đông
của tỉnh Long An, một động lực phát triển vùng nông thôn xã An Thạnh thành một
khu đô thị hiện đại, phù hợp với tiến trình đô thị hóa tất yếu và chủ trương của tỉnh
Long An.
Khu đô thị Vàm Cỏ Đông có quy mô 358,54 ha , nằm ở phía Tây của Tỉnh
Lộ 830. Gần như bao phủ toàn bộ diện tích bán đảo An Thạnh, khu đô thị Vàm Cỏ
Đông là trung tâm của toàn bộ dự án, là hình ảnh đô thị trong tương lai của bán đảo
An Thạnh. Khu đô thị Vàm Cỏ Đông được Công Ty Cổ Phần Đầu tư Nam Long
làm chủ đầu tư với đơn vị tư vấn nước ngoài là là Conybeare Morrison International
Pty Ltd và Royal Haskoning Việt Nam, đơn vị tư vấn trong nước là Công ty TNHH
Tư vấn Kiến Trúc và Quy Hoạch Tầm Nhìn Mới.

5
 



 

Hình 2.1 Vị trí khu đô thị Vàm Cỏ Đông
2.4. Đặc điểm hiện trạng khu đất xây dựng:
2.4.1.Vị trí, và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Khu đất quy hoạch công viên thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Lức tỉnh Long An.
Tổng phạm vi nghiên cứu diện tích của đề tài là 11 ha.

Hình 2.2. Vị trí khu đất công viên trong dự án khu đô thị Vàm Cỏ Đông.

6
 


 

2.4.2. Địa hình:
Nền đất tự nhiên của dự án thấp, trũng với cao độ trung bình khoảng 0,5 đến
0,6 m. Khu vực thấp nhất với cao độ -1,8 m đến 2 m.
Cao độ mặt nước khi thủy triều cao nhất là 1,6 m.
2.4.3. Địa chất:
Qua các lỗ khoan trong hồ sơ khảo sát địa chất cho khu quy hoạch, địa chất ở
khu quy hoạch có các thông số kỹ thuật sau:
Từ 0 m đến 2 m là lớp sét hoặc á sét, có đôi chỗ gặp bùn sét với độ sệt ( B )
từ 0,6 đến 0,8 và module biến dạng ( E. 1 đến 2 kg/cm2 ) từ 5 đến 10 kg/cm2.
Từ 2 m đến 4 m thường là lớp đất bùn á sét hoặc bùn sét, đôi chỗ lớp này dày
tới 3 m đến 4 m, độ sệt từ 1,5 đến 2,2 và module biến dạng từ 5 đến 7 kg/cm2.
 


Từ 4 m (hoặc 6 m đến 8 m) trở lên thường gặp đất sét hoặc á sét, đôi lúc xen

lẫn những lớp cát hoặc á sét dày từ 0,5 m đến 1 m, độ sệt ở các loại đất này từ 0,2
đến 0,8 và module biến dạng 15 kg/cm2 hoặc lớn hơn.
2.4.4. Thủy văn:
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy ra biển Đông thông qua
địa phận Bến Lức với chiều dài 21 km, chiều rộng trung bình 200 – 235 m, sâu 11 –
12 m. Mùa cạn lượng nước trên sông không đáng kể, lưu lượng trung bình khoảng
11 m3/s, phần hạ lưu chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Khu vực quy hoạch được
xây dựng đê bao quanh bờ sông Vàm Cỏ Đông nên không bị ngập lụt bởi triều
cường.
2.4.5. Khí hậu :
Khu vực quy hoạch nằm ở phía đông của tỉnh Long An, có đặc điểm khí hậu
gần giống với Tp. Hồ Chí Minh là đều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo. Khí hậu rất thích hợp cho sản xuất và đời sống con người do : nhiệt độ ôn
hòa, không nóng, không lạnh, không có gió bão v.v.. Các đặc trưng của khí hậu như
sau :

7
 


 

(a) Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 0c, trong đó tháng trung bình cao nhất là
tháng 4 và 5 khoảng 30 0c, tháng trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 khoảng
13,85 0c.
Nhiệt độ cao nhất lên tới 38 0c vào một số ngày trong tháng 4 và 5

Nhiệt độ thấp nhất khoảng 20 0c vào một số ngày trong tháng 8 và 9.
(b) Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí trung bình trong năm từ 79,5 %
Độ ẩm không khí trung bình của tháng cao nhất là 90 % vào tháng 9
Độ ẩm không khí trung bình cảu tháng thấp nhất đo được 65 % vào tháng 3
(c) Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình trong năm 79,5 %
Trung bình một năm có 159 ngày mưa
Lượng mưa tập trung trên 90 % vào các tháng từ tháng 6 - 11. Các tháng còn
lại chiếm chưa đầy 10 %.
(d) Nắng:
Số giờ nắng trong năm đo tại trạm khoảng 2.300 – 2.600 giờ. Các tháng 1, 2,
3, 4, 5 có giờ nắng cao nhất trên 200 giờ/tháng. Các tháng mùa mưa có giờ nắng
thấp hơn dưới 200 giờ/ tháng.
(e) Gió :
Mỗi năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Nam và gió mùa Tây Nam. Gió
Đông Nam thổi thường xuyên từ tháng 1 đến tháng 4. Gió Tây Nam thổi từ tháng 6
đến tháng 12. Trong các tháng giao mùa có gió Đông, gió Tây và gió Nam. Tốc độ
gió trung bình là 2 m/s, trung bình cao nhất 2,8 m/s vào tháng 8 và trung bình thấp
nhất là 1,5 m/s vào tháng 12. Gió mạnh nhất thường là gió Tây, Nam hoặc Tây
Nam. Tốc độ gió đạt 19 m/s và xuất hiện từ tháng 4 tới tháng 9 hàng năm. Hàng
năm,, có khoảng 140 ngày dông tập trung từ tháng 4 tới tháng 11, mỗi tháng có từ
12 - 22 ngày dông, dông thường kèm theo gió mạnh và mưa lớn.

8
 


 


2..4.6. Hiện trạng dân số và lao động:
Trong khu quy hoạch có khoảng 290 hộ gia đình thuộc 2 ấp của xã An
Thạnh, ấp 1 và ấp 2 ở phía Đông Nam khu đất, gần lộ Bờ Xoài. Người dân chủ yếu
sống bằng nghề nông như làm ruộng, làm vườn, tập trung chủ yếu ven rạch nhỏ và
ven sông Vàm Cỏ Đông. Mật độ dân cư thưa thớt là một lợi thế cho việc di dời, giải
phóng mặt bằng.
2.4.7. Hiện trạng sử dụng đất:
Khu quy hoạch nằm trong bán đảo thuần nông, đất nông nghiệp chiếm hơn
75%, với phần lớn là diện tích đất tròng lúa 1 vụ. Vì là khu vực bị nhiễm phèn cho
nên năng suất lúa không cao. Ngoài cây lúa, người dân đã thử nghiệp trồng mía
song do tình hình biến động giá cả thị trường nguyên liệu trên cả nước nên người
nông dân chưa an tâm để tập trung đẩy mạnh sản xuất. Một số loại cây ăn tría cũng
được trồng thử nghiệm như xoài, mãng cầu xiêm. Các khu vực ven sông rạch chưa
được khai thác nên hiện chủ yếu vẫn là dừa nước và cây mắm….

Hình 2.3. Hiện trạng khu đất

9
 


 

2.4.8. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật:
2.4.8.1. Giao thông:
Giao thông đường bộ.
2.4.8.2. Hiện trạng cấp nước:
Khu vực thị trấn Bến Lức và các xã lân cận có 4 nhà máy cấp nước.
Hiện tại trong khu vực quy hoạch vẫn còn chưa có hệ thống cấp nước từ các nhà
máy xung quanh, dân cư chủ yếu dùng nước mưa thông qua các giếng UNICEF để

sử dụng sinh hoạt hằng ngày.
2.4.8.3. Hiện trạng thoát nước và môi trường:
Hiện tại khu vực chưa có hệ thống cống thoát nước thải.
Nước thải sinh hoạt hoàn toàn chưa có hệ thống xử lý tập trung, các hộ dân
chủ yếu dùng hố xí tự hoại, hiện lưu lượng nhỏ nên ít ảnh hưởng tới môi trường
toàn khu vực.
Rác thải: do dân cư thưa thớt, đât rộng nên chủ yếu xả rác ra vườn, chưa có
hệ thống thu gom.
2.4.8.4. Hiện trạng cấp điện:
Hệ thống lưới điện sinh hoạt trong khu vực dự án nói riêng và khu vực huyện
Bến Lức nói chung được cấp nguồn từ trạm 110/22kV Bến Lức với các tuyến
đường dây 22kV và 0,4kV trên không. Nhu cầu sử dụng điện năng ở khu vực này
tương đối thấp.
2.5. Đánh giá chung:
2.5.1. Thuận lợi :
Khu vực có vị trí thuận lợi khi chỉ cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng
20 đến 30km, trong bán kính vệ tinh của một thành phố cực lớn.
Cảnh quan song nước miền Tây nam bộ cũng là một lợi thế của khu vực.
Thiết kế quy hoạch cảnh quan công viên cần khai thác điểm mạnh này để tạo ra nét
đặc trưng cho khu đô thị vùng đồng bằng song nước có nét đặc trưng của đô thị trên
bến, dưới thuyền hài hòa với cảnh quan xung quanh.

10
 


 

Vị trí khu đất nằm ở trung tâm của khu đô thị tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tạo ra không gian sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, giải trí cho người dân trong khu đô

thị.
Khu vực quy hoạch có mật độ dân cư thưa thớt, chỉ khoảng 5người/ha, phần
lớn là đất nông nghiệp nên việc di dời nhà ở và giải phóng mặt bằng rất thuận lợi.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư – Công ty cổ phần Nam Long và Nam Khang đã và đang
hoàn tất việc đền bù cho các hộ dân có đất trong khu quy hoạch.
2.5.2 . Khó khăn:
Địa chất khu vực tương đối phức tạp nên phải có giải pháp kết cấu phù hợp
với đầu tư xây dựng.
Vị trí công viên thuộc bán đảo An Thạnh, sông Vàm Cỏ Đông bao quanh ở
nữa trục Bắc về phía Tây. Trong tương lai, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn
cầu sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến khu vực công viên.
Trong khu vực chưa có hạ tầng kĩ thuật nên chủ đầu tư phải lưu ý các giải
pháp dẫn nguồn theo quy hoạch được duyệt và các giải pháp cung cấp nguồn tạm
thời phục vụ trong thời gian xây dựng.

11
 


 

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu:
3.1.1. Mục tiêu chung :
Xác định những luận cứ khoa học cho việc cải tạo cảnh quan cây xanh đô thị
nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch , đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai đô thị
Vàm Cỏ Đông . Đề xuất nguyên tắc cải tạo và phát triển hệ thống cảnh quan cây
xanh , công viên thông qua một đồ án quy hoạch công viên cụ thể đó là : Công viên

trung tâm khu đô thị mới Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đó không
chỉ là nơi nghỉ ngơi mà còn là nơi vui chơi giải tỏa stress cho mọi lứa tuổi .
Là một công trình xã hội đẹp về mặt hình thức lẫn nội dung mà nó ẩn chứa
bên trong.
3.1.2. Mục tiêu của đồ án:
Đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi , giải trí của người dân thành phố
sau những giờ làm việc lao động căng thẳng.
Đáp ứng được nhu cầu thư giãn , tái tạo sức lao động cho đa số bộ phận dân
cư địa phương , nhu cầu tìm hiểu và giao lưu của các người dân.
Tạo một không gian sinh hoạt và giải trí lành mạnh cho mọi người.
 

Tạo được một điểm tham quan du lịch , góp phần phát triển nghành du lịch

địa phương và hỗ trợ cho các nghành thương mại dịch vụ khác của thành phố .
3.1.3. Mục tiêu xã hội :
Đáp ứng đủ nhu cầu cho toàn dân cư trú trong khu đô thị .Nên cần phải đầu
tư xây dựng và phát triễn thêm công viên để đáp ứng nhu cầu mỹ quan của khu đô
thị cũng như đảm bảo cân bằng sinh thái,giảm ô nhiễm môi trường trong đô thị.

12
 


 

3.1.4. Mục tiêu kinh tế :
Bên cạnh những mục tiêu đó, đồ án cũng quan tâm đến mục tiêu kinh tế như
tạo điều kiện lao động cho những công nhân môi trường và nhân viên bảo vệ.Hay
thu vốn từ đầu tư vào các trò chơi trên cạn và dưới nước hay biễu diễn nghệ thuật

trong công viên và các dịch vụ công cộng khác.
Tạo nguồn thu ngân sách góp phần giải quyết công việc cho một lượng lớn
lao động của thành phố .
3.2. Cơ sở nghiên cứu :
3.2.1. Cơ sở pháp lý :
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003
Luật xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 26
tháng 11 năm 2003
Thông tư 10/2010/TT-BXD. Điều 6: nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đô
thị .
Căn cứ Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24 /01/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc quy hoạch xây dựng;
Căn cứ vào Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam 1997 ban hành kèm theo Quyết
định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 và Quyết định số 439/BXD-CSXD ngày
25/9/1997 của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng
về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ
và Đồ án quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.
3.2.2. Cơ sở lý luận, lý thuyết:
Các loại hình chức năng trong công viên được chia ra làm hai nhóm:
+ Nhóm chuyên năng náo nhiệt: giải tỏa stress.
+ Nhóm không chuyên năng nghỉ tĩnh: dịch vụ, giao lưu văn hóa, cây
xanh,hồ nước.

13
 



×