Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TẠI KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TẠI KHU DU LỊCH
GHỀNH RÁNG TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN TẤN TRUNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 06/ 2012


ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN TẠI KHU DU LỊCH GHỀNH RÁNG TỈNH
BÌNH ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

Tác giả

NGUYỄN TẤN TRUNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
Ts. CHẾ ĐÌNH LÝ



Tháng 06 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: NGUYỄN TẤN TRUNG

Mã số SV: 08157242

Khóa học: 2008 – 2012

Lớp: DH08DL

1. Tên đề tài: Đánh giá tác động của các hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi

trường tại khu du lịch Ghềnh Ráng tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp giảm
thiểu
2. Nội dung KLTN SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Khảo sát hiện trạng du lịch và tài nguyên thiên nhiên khu du lịch Ghềnh
Ráng.
 Phân tích các ảnh hưởng của các hoạt động du lịch lên môi trường tài
nguyên khu du lịch Ghềnh Ráng.
 Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của các hoạt động đó đến
môi trường và tài nguyên khu du lịch Ghềnh Ráng.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2012 và kết thúc 06/2012
4. Họ và tên GVHD: TS. CHẾ ĐÌNH LÝ
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ….tháng….năm 2012
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày …..tháng…. năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
TS. Chế Đình Lý

 


LỜI CẢM ƠN
Qua bốn năm học tập, với tấm lòng chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn tới Ban Giám Hiệu nhà Trường, các Thầy – Cô khoa Môi trường và Tài nguyên đã
tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, làm hành trang cho
công tác sau này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân đến TS. Chế Đình Lý - Viện phó Viện Tài Nguyên
và MôiTrường của trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, người thầy đã luôn tận
tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng góp các ý kiến quý báu để tôi hoàn thành

khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị của tổng công ty Sài Gòn – Quy
Nhơn và các anh chị của khu du lịch Ghềnh Ráng đã tận tình hỗ trợ, cung cấp những
kiến thức và tài liệu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình những tình cảm chân thành
nhất vì đã luôn đồng hành, làm điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày 29 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tấn Trung

ii 
 


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
KDL Ghềnh Ráng tạo được sức hút hấp dẫn cho ngành du lịch của thành phố
Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung bởi nó có các cảnh quan đẹp hấp dẫn
du lịch và các di tích tạo nguồn thu nhập lớn cho tỉnh. Khi du lịch phát triển nó tạo ra
các áp lực lên môi trường và tài nguyên cho KDL bởi các hoạt động nhằm phục vụ cho
du khách. Việc đánh giá, quản lý các tác động do hoạt động du lịch là một vấn đề cần
thiết cho sự phát triển du lịch bền vững của KDL Ghềnh Ráng.
Luận văn thực hiện từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2012 kết quả của đề tài có thể
tóm tắt như sau:
 Đã khảo sát hiện trạng của tài nguyên môi trường, cơ sở vật chất của KDL Ghềnh
Ráng. Qua đó cho thấy hoạt động du lịch tại KDL Ghềnh Ráng hoạt động tốt, các
cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của du
khách.
 Đã phân tích và đánh giá các khía cạnh tác động môi trường và tài nguyên từ

hoạt động du lịch đến KDL Ghềnh Ráng qua đó phản ánh được khía cạnh môi
trường cần quan tâm. Các hoạt động du lịch gây ảnh hưởng lớn đến KDL là hoạt
động nấu nướng của nhà hàng, hoạt động vui chơi giải trí…
 Đã đánh giác các tác động do hoạt động du lịch gây ra cho KDL trong đó, tác
động lớn nhất là tác động đối với môi trường nước.
 Đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch tại KDL Ghềnh Ráng ngày một
tốt hơn. Trong đó giải pháp ưu tiên hàng đầu là vấn đề sử lý rác thải, nước thải tại
KDL Ghềnh Ráng.

iii 
 


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... ii
Tóm tắt đề tài ................................................................................................................ iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... vii
Danh sách các hình ảnh .............................................................................................. viii
Danh sách các bảng biểu .............................................................................................. ix
Chương 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1 
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 
1.2 Tổng quan tài liệu................................................................................................. 1 
1.3 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 3 
1.3.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 3 
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ........................................................................... 3 
1.4 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 4 
1.5 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................... 5 
2.1 Khái quát về khu du lịch Ghềnh Ráng ................................................................. 5 

2.1.1 Giới thiệu chung ............................................................................................ 5 
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 5 
2.1.2.1 Vị trí địa lý .................................................................................................. 6 
2.1.2.2 Địa hình, địa mạo ........................................................................................ 7 
2.1.2.3 Khí hậu........................................................................................................ 8 
2.1.2.4 Đặc điểm thủy văn ...................................................................................... 9 
2.1.2.5  Động - Thực vật ....................................................................................... 10 
2.3 Lịch sử hình thành khu du lịch Ghềnh Ráng ..................................................... 10 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 12 
3.1 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 12 
3.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 12 
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 12 
3.2.2 Khảo sát thực địa ......................................................................................... 13 
3.2.3 Phân tích các khía cạnh tác động (AIA) ...................................................... 14 
iv 
 


3.2.4 Phương pháp ma trận tác động (AIM) ......................................................... 14 
3.2.5 Phương pháp tính sức chứa (Carring capacity) ........................................... 15 
3.2.6 Phương pháp phân tích các bên liên quan (SA) .......................................... 16 
3.2.7 Phương pháp những thay đổi có thể chấp nhận được (LAC) ...................... 16 
3.2.8 Phương pháp phân tích SWOT .................................................................... 17 
3.3 Thiết kế tiến trình thực hiện đề tài ..................................................................... 18 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 20 
4.1 Hiện trạng khu du lịch Ghềnh Ráng................................................................... 20 
4.1.1 Hiện trạng cơ sở hạ tầng du lịch .................................................................. 20 
4.1.1.1 Hệ thống đường giao thông ...................................................................... 20 
4.1.1.2 Hệ thống điện ............................................................................................ 21 
4.1.1.3 Hệ thống nước .......................................................................................... 21 

4.1.1.4 Hệ thống cung cấp nước ........................................................................... 21 
4.1.1.5 Hệ thống thoát nước mặt .......................................................................... 21 
4.1.1.6 Nhà cửa, công trình kiến trúc ................................................................... 21 
4.1.2 Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch của KDL Ghềnh Ráng .............. 22 
4.1.3 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch .................................................................. 23 
4.1.4 Kết quả các chỉ tiêu về du lịch giai đoạn 2006 – 2011 ................................ 25 
4.2 Phân tích các khía cạnh môi trường và tài nguyên từ các hoạt động du lịch của
KDL Ghềnh Ráng .................................................................................................... 26 
4.2.1 Danh mục các hoạt động – khía cạnh – tác động ( AIM ) ........................... 26 
4.2.2 Đánh giá các tác động của các khía cạnh môi trường trên các đối tượng bị tác
động

.................................................................................................................. 27 

4.2.2.1 Chất thải lỏng ............................................................................................ 28 
4.2.2.2 Chất thải rắn .............................................................................................. 30 
4.2.2.3 Chất thải khí .............................................................................................. 31 
4.2.2.4 Tiếng ồn .................................................................................................... 31 
4.3 Đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường và tài nguyên
của KDL Ghềnh Ráng .............................................................................................. 32 
4.3.1 Các tác động của hoạt động du lịch đến thành phần môi trường ................ 32 
4.3.2 Sự tổn hại các thành phần môi trường chính ............................................... 34 

 


4.4 Giải pháp quản lý, giảm thiểu các tác động của hoạt động du lịch và định hướng
phát triển ( SA, SWOT) ........................................................................................... 36 
4.4.1 Thu hút các bên liên quan trong hoạt động du lịch ..................................... 37 
4.4.2 Đề xuất các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường ......................... 40 

4.4.2.1 Đề xuất các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường ...................... 41 
4.4.2.2 Kế hoạch quan trắc ................................................................................... 42 
4.4.2.3 Tính sức chứa của khu du lịch .................................................................. 43 
4.4.3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động của hoạt động du lịch tại KDL
Ghềnh Ráng .......................................................................................................... 45 
4.4.3.1 Các yếu tố mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của KDL Ghềnh Ráng ........ 45 
4.4.3.2 Các chiến lược ưu tiên và các giải pháp ................................................... 46 
4.4.3.3 Tích hợp các giải pháp chiến lược ............................................................ 48 
4.4.4 Giải pháp để quản lý các tác động của hoạt động du lịch tại KDL Ghềnh
Ráng

.................................................................................................................. 48 

4.4.4.1Giải pháp để quản lý và hạn chế các tác động của hoạt động du lịch ....... 49 
4.4.4.1.1 Chất thải rắn ......................................................................................49
4.4.4.1.2 Chất thải lỏng ....................................................................................50
4.4.4.1.3 Chất thải khí ......................................................................................51
4.4.4.1.3 Tiếng ồn ............................................................................................51
4.4.4.1.4 Quản lý năng lượng...........................................................................52
4.4.4.1.5 Công tác bảo tồn ...............................................................................52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 56 
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 56 
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 57 
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 59 

vi 
 



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi Trường

BVMT

: Bảo Vệ Môi Trường

DL

: Du Lịch

KDL

: Khu Du Lịch

PTBV

: Phát Triển Bền Vững

UBND

: Ủy Ban Nhân Dân

vii 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

 

Hình 2.1: Vị trí địa lý KDL Ghềnh Ráng ...................................................................... 7 
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức quản lý tại KDL .................................................................... 24 
Hình 4.2: Biểu đồ thống kê lượt khách đến KDL Ghềnh Ráng từ năm 2006 - 2011.. 25 
Hình 4.3: Sơ đồ thu gom – xử lý chất thải rắn cho KDL ............................................ 50 
Hình 1: Toàn cảnh KDL Ghềnh Ráng ......................................................................... 60 
Hình 2: Bảng quảng cáo của KDL Ghềnh Ráng ......................................................... 60 
Hình 3: Mộ Hàn Mạc Tử ............................................................................................. 61 
Hình 4: Nhà hàng Hoàng Hậu ..................................................................................... 61 
Hình 5: Bãi tắm Tiên Sa .............................................................................................. 62 
Hình 6: Bãi tắm Hoàng Hậu ........................................................................................ 62 
Hình 7: Sơ đồ các vị trí quan trắc nước biển ............................................................... 63 

viii 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Bảng kế hoạch thực hiện khảo sát thực địa................................................. 13 
Bảng 4.1: Các hoạt động – khía cạnh – tác động ........................................................ 27 
Bảng 4.2: Nồng Độ chất ô nhiễm hàng ngày của KDL Ghềnh Ráng ......................... 29 
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ KDL, tháng 5/2011 ......... 30 
Bảng 4.4: Tác động của du lịch đến môi trường. ........................................................ 32 
Bảng 4.5: Các tác động tổn hại của môi trường đối với hoạt động du lịch ................. 34 
Bảng 4.6: Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa cho hoạt động du lịch của khu du lịch
Ghềnh Ráng ................................................................................................................. 35 
Bảng 4.7: Vai trò và lợi ích của các bên tham gia vào hoạt động du lịch của KDL
Ghềnh Ráng. ................................................................................................................ 37 

Bảng 4.8: Các tiêu chí hạn chế ảnh hưởng của hoạt động du lịch .............................. 41 
Bảng 4.9: Ma trận SWOT cho phát triển du lịch tại KDL Ghềnh Ráng ..................... 47 

ix 
 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, cuộc sống trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa với áp lực công
việc căng thẳng thì con người muốn tìm về thiên nhiên để thư giãn, hưởng thụ bầu
không khí trong lành. Với nhu cầu ngày càng cao của con người đã tác động làm cho
môi trường của chúng ta ngày càng trở nên ô nhiễm bởi: Khói bụi của nhà máy, chất
thải của các khu công nghiệp, các hoạt động du lịch…do đó mà mối quan tâm hàng
đầu của mọi người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện nay là môi trường.
Sự phát triển của các ngành kinh tế đa phần đều gắn liền với vấn đề môi trường.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao như ngành du lịch. Môi trường được xem như
là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản
phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách và đến sự tồn tại của hoạt
động du lịch.
Vì vậy, ô nhiễm môi trường đối với ngành du lịch, sự tác động của hoạt động du
lịch tới tài nguyên thiên nhiên, nhân văn là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Nếu như,
môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên không được bảo tồn và quản lý tốt thì chắn
chắc du lịch sẽ không còn tồn tại.
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn tăng thu nhập GDP cho cả nước. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong
phú, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của thế giới với những phong cảnh đẹp như
Vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc…Và tỉnh Bình Định cũng là một trong những tỉnh có
thu nhập GDP lớn từ ngành du lịch, do có những di tích lịch sử: Bảo Tàng Quang
Trung, các tháp chăm…, và cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Các bãi biển dài cùng các
1
 


 

khu du lịch hấp dẫn như Hồ Núi Một, Hầm Hô và đặc biệt là khu du lịch Ghềnh Ráng,
hàng năm khu du lịch Ghềnh Ráng thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan, nghỉ
ngơi, mua sắm… song song với việc lượng khách tham quan, du lịch nhiều thì vấn đề
môi trường ở khu du lịch Ghềnh Ráng đang ở cấp độ đáng báo động như: Rác thải của
du khách, xử lý nước thải chưa được tốt từ nhà hàng Hoàng Hậu… Tuy nhiên, đến nay
chưa có một nghiên cứu nào khảo sát và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt
động du lịch tại đây. Chính vì thế, tác giả quyết định thực hiện đề tài khóa luận “Đánh
giá tác động của các hoạt động du lịch đến môi trường và tài nguyên tại khu du lịch
Ghềnh Ráng tỉnh Bình Định và đề xuất các giải pháp giảm thiểu” với mong muốn
xem xét các tác động này đạt đến mức độ nào, có thể chấp nhận được không và góp
phần đề ra những giải pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay của
khu du lịch Ghềnh Ráng, đồng thời tạo điều kiện quảng bá hình ảnh du lịch Bình Định
với bạn bè trong nước và quốc tế biết đến một khu du lịch đẹp với môi trường trong
lành.
1.2 Tổng quan tài liệu
Trong các năm qua đã có nhiều nghiên cứu đánh giá các hiện trạng của những
khu du lịch để có những giải pháp phát triển phù hợp cho khu du lịch đó phát triển một
cách tốt nhất. Tuy nhiên, sự khai thác các tài nguyên thiên nhiên cũng như các yếu tố
nhân văn của những khu du lịch, vùng du lịch với mục đích phục vụ cho sự phát triển

đó. Nhưng hiện tại, các khu du lịch này còn chưa chú trọng vào việc tái tạo, cải tạo lại
các vấn đề môi trường, điều kiện du lịch.
Ở Việt Nam, với sự giúp đỡ của các tổ chức trên thế giới đã thực hiện được nhiều
nghiên cứu: Dự án Tăng cường Năng lực cho Các cơ quan Quản lý Môi trường Việt
Nam (SEMA/NEA) tài trợ tiền bản quyền và tiền in, Dự án Du lịch Bền vững (IUCN).
Bên cạnh các nghiên cứu đó còn có các nghiên cứu khác trong nước đã có nhiều đóng
góp cho việc phát triển du lịch như: Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và an toàn thực
phẩm trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng ở Việt Nam (CN Đỗ Thị
Xoan); Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của
cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng (TS.

1
 


 

Phạm Trung Lương); Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường cho hoạt
động du lịch biển Việt Nam (TS. Đỗ Thị Thanh Hoa ).
Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu của các trường đại học như: ĐH Dân Lập
Văn Lang, ĐH Cần Thơ, ĐH Xã Hội Và Nhân Văn, ĐH Huế… thuộc các mảng về du
lịch sinh thái. Đại học Nông Lâm Tp. HCM là một trong những trường có nhiều
nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu theo hướng như: Đánh giá tiềm năng, định
hướng phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái, ứng dụng
GIS trong việc quản lý tài nguyên - văn hóa và nhiều khía cạnh khác… cũng có nhiều
nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá các tác động của du lịch như:
1. “ Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động
du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên ” (Nguyễn Hiền Thân – Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh).
2. “ Định hướng phát triển du lịch biển Lăng Cô- Thừa Thiên Huế ” (Trần Thị

Hường- Đại học Sư Phạm Huế).
3. “ Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển bền vững tại khu
du lịch sinh thái Thác Giang Điền, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai ” (Đỗ Thị
Thu Bảy – Đại học Nông Lâm TP.HCM).
4. “ Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững
tại khu du lịch Takou Thuận Nam – Hàm Thuận Nam – Bình Thuận ” (Lê Thị Bảo
Uyên – Đại học Nông Lâm TP.HCM).
Các nghiên cứu này góp phần làm cho du lịch sinh thái ngày càng hoàn thiện
hơn, dần đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn và giải quyết được một số vấn đề đang đặt
ra. Tuy nhiên, các đề tài trên vẫn chưa đóng góp nhiều cho việc quản lý các tác động
của các hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường. Nhìn chung, các nghiên cứu
trước đây quan tâm nhiều đến các giá trị và tiềm năng của các nguồn tài nguyên, định
giá các giá trị của nó đối với du lịch và cố gắng sao cho thu hút sự tham gia của cộng
đồng. Các đề tài của sinh viên phần lớn bị giới hạn ở đánh giá các tác động của hoạt
động du lịch trong khi đây là một tác nhân gây nên những biến đổi môi trường, chi
phối việc đầu tư quy hoạch du lịch và lập kế hoạch phát triển môi trường. Bởi lẽ, khi
2
 


 

thực hiện các đề tài về đánh giá các tác động của các hoạt động du lịch đòi hỏi kiến
thức vững cả về môi trường và các hoạt động du lịch, việc nghiên cứu tốn nhiều thời
gian, thiếu tư liệu và số liệu về các thông số môi trường. Để bổ sung cho những thiếu
sót đó đề tài sẽ tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu: “ Những tác động của hoạt
động du lịch đến khu du lịch Ghềnh Ráng hiện nay là gì ”?, “ Làm như thế nào để
giảm thiểu các tác động đó ”? Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, đề tài sẽ giải quyết
những câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Hiện trạng về tài nguyên, môi trường và quản lý của khu du lịch Ghềnh Ráng

hiện nay ra sao?
2. Những khía cạnh hoạt động môi trường nào có ý nghĩa tại KDL? Và tác động của
nó là gì?
3. KDL Ghềnh Ráng hiện này có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
nào để phát triển?
4. Tiêu chí và chỉ tiêu nào phù hợp để quản lý và hạn chế các tác động.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
Khảo sát và đánh giá của hoạt động du lịch tại khu du lịch Ghềnh Ráng Bình
Định đến môi trường và tài nguyên nhiên nhiên ở đây. Từ đó, đề xuất các giải pháp
giảm thiểu đồng thời quản lý các tác động đó góp phần giúp cho hoạt động du lịch tại
đây phát triển lâu dài và bền vững.
1.3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
 Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên, môi trường và quản lý hiện nay của khu du lịch
Ghềnh Ráng
 Khảo sát và đánh giá các tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch Ghềnh
Ráng và đánh giá những ảnh hưởng ngược lại với hoạt động du lịch tại đây.
 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của KDL Ghềnh
Ráng.

3
 


 

 Xây dựng các tiêu chí và tiêu chuẩn giới hạn có thể chấp nhận được để quản lý
hoạt động DL tại Ghềnh Ráng theo hướng bền vững.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
 Khách du lịch: Khách du lịch đến tham quan khu du lịch.

 Tài nguyên du lịch: Tài nguyên thiên nhiên ( phong cảnh hữu tình với những
cảnh đẹp… ) và tài nguyên nhân văn ( với lịch sử của nhà thơ Hàn Mạc Tử…)
 Ban quản lý khu du lịch.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Khu du lịch Ghềnh Ráng
 Thời gian: Từ tháng 01/2012 đến tháng 06/2012

 

4
 


 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
 

2.1 Khái quát về khu du lịch Ghềnh Ráng
2.1.1 Giới thiệu chung
Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 2 km về phía Đông Nam, khu du lịch
Ghềnh Ráng có cảnh quan thơ mộng, gắn liền giữa núi và biển, khí hậu mát mẻ rất
thuận lợi cho khai thác du lịch. Ghềnh Ráng được Bộ Văn Hóa thông tin xếp hạng là
danh thắng quốc gia năm 1991 và được đánh giá là danh lam thắng cảnh bậc nhất Bình
Định. Ghềnh Ráng được nhiều người biết đến bởi nơi đây có bãi tắm Hoàng Hậu và di
tích mộ thi hài nhà thơ Hàn Mạc Tử.
Là quần thể sơn thạch chạy sát biển, kéo dài đến bãi biển Quy Hòa – nơi đã nổi
tiếng như một khu nghỉ dưỡng, chữa bệnh lý tưởng, quần thể Ghềnh Ráng – Quy Hòa
là một trong những điểm du lịch biển hấp dẫn khách du lịch, gắn nối tuyến đường Quy

Nhơn – Sông Cầu với khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp.
Quần thể đồi Ghềnh Ráng là khu vực có khả năng phát triển thành KDL tổng hợp
vào loại bậc nhất ở thành phố Quy Nhơn nói riêng và Bình Định nói chung. Các loại
hình du lịch có thể phát triển ở đây gồm: Du lịch tham quan tìm hiểu di tích thắng
cảnh, thơ ca Hàn Mạc Tử, nghỉ mát, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao, ẩm thực…
Với lợi thế cảnh quan đa dạng và điều kiện nghỉ dưỡng lý tưởng, KDL Ghềnh
Ráng đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách ghé thăm hàng năm. KDL đang từng bước
được công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn đầu tư nâng cấp, cải tạo các công
trình hiện có và xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng của du khách. Dự án phát triển khu thắng cảnh Ghềnh Ráng đang góp phần đưa
Quy Nhơn thành điểm du lịch hấp dẫn, tạo nên một khu vui chơi giải trí cho nhân dân
thành phố Quy Nhơn nói riêng và khách du lịch nói chung.
5
 


 

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1 Vị trí địa lý
KDL Ghềnh Ráng được xây dựng tại núi Ghềnh Ráng, phường Ghềnh Ráng
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Diện tích 168 ha, có vị trí rất thuận lợi để phát
triển du lịch, nằm ngay cửa ngõ Đông Nam thành phố Quy Nhơn, cách trung tâm
thành phố 2km, tại chân dốc Quy Hòa, đường Hàn Mạc Tử.
Vị trí trung tâm núi Ghềnh Ráng như sau:
- 13044'00" Vĩ độ Bắc.
- 109012'50" Kinh độ Đông.
 Đông giáp: Biển Đông.
 Tây giáp: Đèo Quy Hòa.
 Nam giáp: Bệnh viện phong Quy Hòa.

 Bắc giáp: Khu resort Hoàng Anh - Quy Nhơn.
Khu du lịch được bao bọc bởi biển và hệ thống giao thông xung quanh.

6
 


 

Hình 2.1: Vị trí địa lý KDL Ghềnh Ráng
2.1.2.2 Địa hình, địa mạo
-

Đặc điểm địa hình: Là khu có nhiều sườn dốc 40 – 600, một mặt tiếp giáp với
biển, các mặt còn lại tiếp giáp với đất liền, nhiều vách đá hầu như không có
khoảng bằng phẳng đủ để xây dựng các công trình lớn. Các công trình phục vụ
du lịch nằm ở sườn đồi phía Đông hướng ra biển, địa hình dốc 10 – 150, nhiều
7

 


 

đoạn dốc 20 – 300, bề mặt địa hình rất nhiều tảng đá lăn Granite kích thước từ 0,5
– 20 m3, gồm nhiều tầng bằng phẳng thuận lợi cho khách du lịch ngừng chân để
nghỉ ngơi.
-

Đặc điểm địa mạo: Do tác dụng của gió, mưa, sóng biển nên địa hình ở đây là

dạng địa hình xói mòn phát triển trên đá magma xâm nhập phức hệ vân canh,
ngoài ra dọc theo bờ biển sườn dốc 40 – 600 tạo ra vách đứng lộ đá gốc, hình
thành dạng địa hình sườn đổ lỡ. Chân sườn tích tụ đống đá lỡ kích thước và hình
thù khác nhau.

-

Địa chất công trình: Chủ yếu là đất sỏi, có tỷ lệ đá xen kẽ lớn, bề mặt thềm đất
mỏng. Theo kết quả báo cáo địa chất của liên đoàn địa chất Trung Trung Bộ (
đoàn thi công công trình địa chất ) phục vụ cho thiết kế kỹ thuật các công trình
của KDL, địa chất của khu vực này được miêu tả như sau: Nền địa chất chỉ có
một loại đá magma xâm nhập phức hệ vân canh, gồm đá Granite hạt trung nhỏ.
Đặc điểm và tính chất cơ lý của các lớp đất đá, thứ tự từ trên xuống như sau:
 Lớp phủ đất trồng.
 Lớp sét pha lẫn sạn sỏi màu phớt vàng, loang lỗ trắng
 Lớp đá gốc bán phong hóa đến tươi.

-

Khu vực ven biển chịu tác động của nhiều yếu tố như mưa bão, sóng biển nên
quan sát trên bề mặt của khu vực có các hiện tượng rửa trôi tạo nên rãnh xói là
chủ yếu, ngoài ra còn có hiện tượng mài mòn, tái tạo bờ do sóng biển. Hiện
tượng đá đổ, đất lở men theo bờ biển do tác động của sóng và gió tạo vách có độ
dốc lớn 40 – 600, đặc biệt vào mùa mưa bão, hiện tượng này xảy ra bất cứ lúc nào
gây nguy hiểm cho các công trình ở sát biển.

2.1.2.3 Khí hậu
Thành phố Quy Nhơn nằm trong khu vực vùng duyên hải Nam Trung Bộ với khí
hậu nhiệt đới gió mùa, chi phối bởi gió Đông Bắc trong mùa mưa và gió Tây trong
mùa khô. Đặc trưng khí hậu như sau:

 Mùa đông ít lạnh, thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc.
8
 


 

 Mùa hè có nhiệt độ khá đồng đều, có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá
280C.
 Mùa mưa bão gần đây rất dữ dội, thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11
trong đó tháng 10 thường có nhiều bão nhất chiếm khoảng 40%.
 Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,90C, trong đó nhiệt độ cao nhất là 39,90C,
nhiệt độ thấp nhất là 150C.
 Tổng giờ nắng cả năm: 2521 giờ, thời kỳ nắng nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng
8. Số giờ nắng trung bình lớn hơn 250 giờ/tháng, các tháng còn lại số giờ nắng
từ 100 – 200 giờ/tháng.
 Độ ẩm trung bình: 80% do ảnh hưởng của dãy Trường Sơn ngăn chặn nên thời
kỳ gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 khi xâm nhập Bình Định thường
khô nóng. Độ ẩm trung bình thường đạt 71% - 83% ở Quy Nhơn. Ba tháng giữa
mùa hè (6,7,8) có độ ẩm từ 71% - 77%, vào đầu và giữa mùa đông tháng 10
đến tháng 3 độ ẩm có thể đạt đến 83% - 84%.
 Lượng mưa tại Quy Nhơn phân bố không đều các tháng trong năm, chủ yếu tập
trung từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa của cả năm. Tổng lượng
mưa trung bình năm 1677mm, tổng số ngày mưa trung bình năm 128 ngày. Các
tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm là tháng 10 và tháng 11,
lượng mưa trung bình 300 – 500 mm/tháng. Vào các tháng ít mưa trong năm
(tháng 3, 4), lượng mưa trung bình 15 – 35 mm/tháng.
 Lượng bốc hơi trung bình hàng năm tại thành phố Quy Nhơn là 1199 mm. So
với lượng mưa thì khả năng bốc hơi chiếm 60 % - 70%.
 Hướng gió chủ yếu là Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong mùa hạ

là Tây đến Tây Bắc. Vận tốc gió trung bình tại thành phố Quy Nhơn là 2 – 4
m/s. Trong những trường hợp đặc biệt như: Giông, bão…vận tốc rất lớn, có thể
đạt tới 40 m/s.
 Môi trường không khí của KDL Ghềnh Ráng có đặc thù riêng, đó là môi trường
không khí của một vùng núi sát biển nên mát mẻ quanh năm

9
 


 

2.1.2.4 Đặc điểm thủy văn
KDL nằm trên đồi cao, không bị ảnh hưởng của nước lũ, nhưng chịu tác động
của bão, đặc biệt là hướng gió Bắc tác động trực tiếp vào KDL. Trong khu vực đồi
Ghềnh Ráng chỉ có các khe suối nhỏ chỉ có diện tích lưu vực Flv = 5 – 40 ha. Độ dốc
lòng suối I = 15% - 30%. Phía đông của KDL giáp với biển Đông, hoạt động du lịch
chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển.
2.1.2.5 Động - Thực vật
Địa hình KDL là vùng núi kéo dài từ Ghềnh Ráng đến Quy Hòa, bao gồm hệ sinh
thái biển và núi với các loài thực vật phong phú cùng hệ động vật núi và biển:
Động vật
 Vùng ven biển KDL và kế cận KDL là Bãi Xếp, khu Hải Giang, Đầm Thị Nại và
cảng Quy Nhơn bao gồm nhiều loài: Tôm hùm, tôm sú…và 34 loại cá như cá
móm, cá bạc má, cá hồng, cá mú, cá dìa,… tại phía Nam KDL Ghềnh Ráng, rạn
san hô đang được nghiên cứu phục hồi ở khu vực Hải Giang, cù Lao Xanh và
Hòn Đất. Điều này sẽ góp phần gia tăng được những cảnh quan tự nhiên đẹp
nhằm thu hút khách du lịch.
 Vùng núi Ghềnh Ráng bao gồm các loài: Sóc, một số loài chồn, gà rừng và nhiều
loại chim đất…

Thực vật
Tại KDL Ghềnh Ráng, khu vực đỉnh đồi là các loại cây bụi, xung quanh vùng
sườn và chân đồi là diện tích trồng bạch đàn và keo tai tượng. Hiện nay, KDL đã trồng
rất nhiều các cây gỗ, cây bóng mát, cây cảnh, cây ăn quả tạo nên cảnh quan thơ mộng,
thoáng mát, với nhiều loài có giá trị như bằng lăng, xà cừ, dương liễu, thông, muồng
hoa vàng, nhạc ngựa và nhiều loài hoa…
2.3 Lịch sử hình thành khu du lịch Ghềnh Ráng
Quang cảnh Ghềnh Ráng vào năm 1959, khi gia đình của nhà thơ Hàn Mạc Tử
cải táng mộ của ông về đây vẫn là một nơi hẻo lánh, hoang vu, cây cỏ mọc um tùm,
rậm rạp.
10
 


 

Năm 1977, Ông Võ Xuân Đài là cán bộ địa phương lúc bấy giờ cùng gia đình lên
vùng đất này phát rừng trồng nương rẫy. Đứng trước vẻ đẹp của tạo hóa, ông đã tự
mình phá đá làm điểm du lịch tư nhân.
Ngày 15/11/1991 khu du lịch Ghềnh Ráng được Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng
là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Năm 1998, ông Đài trao trả khu du lịch này cho Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình
Định. Chính quyền địa phương đã giao cho Công ty công viên và chiếu sáng đô thị
Quy Nhơn bắt đầu quản lý và khai thác suốt 7 năm sau đó.
Tháng 3/2005 khu di tích Ghềnh Ráng được giao lại cho công ty cổ phần du lịch
Sài Gòn – Quy Nhơn quản lý. Công ty đã tiến hành nâng cấp, chỉnh trang lại một số
công trình hiện có nhưng bị hư hỏng, xuống cấp, cũ nát đồng thời đầu tư xây dựng
nhiều công trình hạng mục mới để khu du lịch Ghềnh Ráng có được diện mạo như
ngày hôm.


11
 


 

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 

3.1 Nội dung nghiên cứu
-

Khảo sát hiện trạng du lịch và tài nguyên thiên nhiên khu du lịch Ghềnh Ráng.

-

Phân tích các ảnh hưởng của các hoạt động du lịch lên môi trường tài nguyên
khu du lịch Ghềnh Ráng.

-

Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của các hoạt động đó đến
môi trường và tài nguyên khu du lịch Ghềnh Ráng.

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, thu thập số liệu ở những cơ quan ( UBND
thành phố Quy Nhơn, sở du lịch thương mại tỉnh Bình Định, công ty cổ phần du lịch
Sài Gòn – Quy Nhơn, UBND phường Ghềnh Ráng, thu thập các tài liệu tham khảo

chuyên ngành liên quan đến đề tài ).
Các tài liệu tại khu du lịch Ghềnh Ráng bao gồm:
 Bản đồ chi tiết của khu du lịch.
 Các loại, nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu du lịch.
 Các loại hình hoạt động du lịch và các sản phẩm du lịch chính ( ngắm cảnh, ,
thể thao, câu cá…).
 Các dự án trong hiện tại và tương lai của khu du lịch Ghềnh Ráng.
 Tài liệu có sẵn về khí hậu thời tiết, khí tượng thủy văn, phân tích chất lượng
nước, các thông số môi trường, kết quả quan trắc định kỳ…
 Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực.
12
 


 

 Số liệu tiêu thụ điện nước ( háng tháng/ năm ), loại nước sử dụng.
 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải.
 Loại phương tiện vận chuyển du khách.
3.2.2 Khảo sát thực địa
Việc khảo sát thực địa giúp nắm rõ tình hình thực tế tại KDL, từ đó có được
những thông tin chính xác và cụ thể nhất, định hình được vấn đề thực tế cần thực hiện
để đưa ra những đề xuất phù hợp nhất.
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch thực hiện khảo sát thực địa
Cách thực hiện

Địa điểm

Đối tượng


Mục đích

Quan sát trực tiếp Trong KDL: Tất - Các hệ động, thực - Đánh giá sơ bộ
và ghi nhận. Chụp cả các điểm tham vật.
hình.

hiện trạng KDL về

quan, các khu vực - Các hoạt động của môi trường, hoạt
diễn ra hoạt động du khách, phương tiện động du lịch qua
đó xác định các
du lịch. Các khu vận chuyển…
vực dịch vụ phục
vụ du lịch, các
công trình xử lý
môi trường.

- Các yếu tố môi
trường

đất,

không khí.

vấn đề còn tồn tại.

nước - So sánh độ tin
cậy các thông tin

- Các cơ sở hạ tầng


từ tài liệu.

phục vụ du lịch: sức - Làm cơ sở, tài
chứa, loại vật liệu xây liệu cho đề tài.
dựng, các tiện nghi
tiêu thụ năng lượng...
- Hệ thống thu gom
xử lý chất thải.
Ngoài KDL: khảo

- Các hoạt động của - Tìm

sát theo các trục

KDL và mức độ ảnh sống, hoạt động

đường chính, khu

hưởng đến dân địa của
13

 

hiểu
người

đời
dân



×