Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
NHÀ MÁY XI MĂNG TÂY NINH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ BÍCH NHỊ
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008–2012

–Thành phố Hồ Chí Minh–
Tháng 06 năm 2012


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI
NHÀ MÁY XI MĂNG TÂY NINH

Tác giả

NGUYỄN THỊ BÍCH NHỊ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
KS. Bùi Thị Cẩm Nhi

–Thành phố Hồ Chí Minh–


Tháng 06 năm 2012


BỘ GIÁ O DỤC & ĐÀ O TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tư ̣ do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾ U GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ BÍCH NHỊ

MSSV: 08149092


Khoá học:

Lớp: DH08QM

2008 – 2012

1. Tên đề tà i: Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh.
2. Nô ̣i dung KLTN:
SV phả i thực hiê ̣n cá c yêu cầ u sau đây :
x Tổng quan Nhà máy xi măng Tây Ninh.
x Tổng quan về lý thuyết Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
x Hiện trạng môi trường Nhà máy xi măng Tây Ninh.
x Các vấn đề môi trường còn tồn tại.
x Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại Nhà máy.
3. Thời gian thực hiê ̣n: Bắ t đầ u: tháng 12/2011

Kế t thú c: tháng 05/2012

4. Họ tên GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi
Nô ̣i dung và yêu cầ u củ a KLTN đã đươ ̣c thông qua Khoa và Bô ̣ môn
Ngày

tháng

năm 2011

Ban Chủ nhiê ̣m Khoa

Ngày


tháng

năm 2011

Giáo viên hướng dẫn

KS. BÙI THỊ CẨM NHI


LỜI CẢM ƠN
Ước mơ được đến với giảng đường đại học từ khi còn là học sinh phổ thông giờ
đã thành hiện thực. Bốn năm học ở thành phố, được sống dưới mái nhà kí túc xá với
tôi là những kỉ niệm đẹp của thời sinh viên. Nhớ ngày nào mẹ cầm tay tập viết, ba
thường đón tôi mỗi lúc tan trường, mới đó mà đã gần 20 năm…
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi gửi lời biết ơn đến ba mẹ
đã nuôi nấng, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện thật tốt cho tôi ăn học.
Chân thành biết ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp HCM và toàn
thể các thầy cô Khoa môi trường và Tài nguyên đã truyền đạt những kiến thức, kỹ
năng làm hành trang cho môi trường làm việc sau này. Đặc biệt là cô Bùi Thị Cẩm Nhi
đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận.
Chân thành biết ơn các anh chị tại Nhà máy xi măng Tây Ninh đã giúp đỡ, chỉ
dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian tôi thực tập.
Không quên những người bạn luôn bên cạnh, động viên tôi những lúc khó khăn
trong cuộc sống và trong quá trình học tập.
Xin chân thành cám ơn tất cả!
Tp HCM, ngày 29 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Thị Bích Nhị


i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh” được
tiến hành tại Nhà máy xi măng Tây Ninh, từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012.
Nhà máy xi măng Tây Ninh là một trong những nhà máy sở hữu dây chuyền
công nghệ tiên tiến, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên vật liệu xây
dựng trong và ngoài nước.
Tuy Nhà máy đã có sự quan tâm đến vấn đề môi trường nhưng ở đó vẫn còn
một số tồn đọng cần được kiểm soát để môi trường ngày càng hoàn thiện hơn.
Khóa luận bao gồm các nội dung chính sau:
 Sự tiếp cận với đề tài thông qua phần giới thiệu nội dung, mục tiêu, giới hạn
và phương pháp nghiên cứu đề tài.
 Tổng quan Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
 Tổng quan về Nhà máy:
 Diện tích là 70,75 ha( kể cả diện tích trạm đập và tuyến băng tải) với 5 phân
xưởng và 9 phòng ban. Công suất hoạt động là 3.256 tấn/ ngày đêm( tính theo clinker),
1.200.000 tấn/ năm( tính theo xi măng), hiện có 530 công nhân viên đang làm việc tại
nhà máy.
 Nhà máy có thực hiện giám sát môi trường hàng quý.
 Nhà máy có 1 trạm xử ký nước thải với công suất 100 m3/ ngày đêm và hệ
thống xử lý bụi( gồm 55 thiết bị lọc bụi tay áo, 2 tổ hợp các thiết bị lọc bụi tay áo, 2
thiết bị lọc bụi tĩnh điện và 2 tháp giải nhiệt).
 Từ các hoạt động tại nhà máy, tôi đã xác định được 114 khía cạnh môi trường.
 Các vấn đề môi trường còn tồn đọng cần được quan tâm như: ô nhiễm không
khí do bụi, tiếng ồn, độ rung; ô nhiễm môi trường nước đặc biệt chú trọng nước mưa
chảy tràn; công tác phân loại chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại; và công
tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
 Dựa trên cơ sở hiện trạng và các vấn đề môi trường còn tồn đọng, đề xuất các

giải pháp kiểm soát ô nhiễm như bổ sung 2 vị trí đo đạt giám sát nồng độ bụi( bên
ii


trong trạm đập, khu xuất clinker), giám sát đo đạc tiếng ồn, độ rung tại trạm đập định
kỳ hàng quý, lắp đặt hệ thống thu gom bụi khi vệ sinh sàn trên cao, mở rộng kho dự
trữ đá vôi– đất sét chưa đồng nhất và một số biện pháp quản lý khác.
 Kết luận và kiến nghị: trình bày các nhận xét chung và các giải pháp kiểm
soát ô nhiễm.
Tôi hy vọng những kết quả mà đề tài đạt được sẽ góp một phần trong công tác
bảo vệ môi trường nói chung , phát triển và nâng cao hình ảnh Nhà máy xi măng Tây
Ninh nói riêng.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.............................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................. x
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ...................................................................................... 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ..................................................................... 2
1.5 PHẠM VI THỰC HIỆN ................................................................................ 3
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 4

Chương 2 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ......................................................... 5
2.1 KHÁI NIỆM .................................................................................................. 5
2.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG ......................................... 5
2.3 NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG .................................................. 6
2.3.1

Nội dung ........................................................................................... 6

2.3.2

Các bước thực hiện ........................................................................... 6

2.3.3

Các giải pháp thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp ................ 7
2.3.3.1

Giảm thiểu tại nguồn ............................................................. 7

2.3.3.2

Tái chế và tái sử dụng ............................................................ 7

2.4 CÁC CÔNG CỤ ÁP DỤNG .......................................................................... 8
2.4.1

Công cụ chỉ huy và kiểm soát ........................................................... 8

2.4.2


Công cụ kinh tế ................................................................................. 8

2.4.3

Công cụ thông tin.............................................................................. 8

2.5 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG ........................................................................................ 9
iv


2.5.1

Lợi ích về môi trường ....................................................................... 9

2.5.2

Lợi ích về kinh tế .............................................................................. 9

Chương 3 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG TÂY NINH ............................. 10
3.1 THÔNG TIN TỔNG QUÁT ........................................................................ 10
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................. 11
3.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN............................................ 12
3.3.1

Vị trí địa lý ...................................................................................... 12

3.3.2

Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 12


3.4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC ....................................................................... 18
3.5 CƠ SỞ HẠ TẦNG ....................................................................................... 19
3.5.1

Diện tích mặt bằng nhà xưởng ........................................................ 19

3.5.2

Hệ thống đường giao thông và cây xanh ........................................ 19

3.5.3

Hệ thống cấp điện ........................................................................... 19

3.5.4

Hệ thống cấp nước .......................................................................... 19

3.5.5

Hệ thống thoát nước mưa................................................................ 20

3.5.6

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải ............................................. 20

3.5.7

Hệ thống thu gom và xử lý bụi ....................................................... 20


3.6 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ .......................................................................... 20
3.7 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .................................................. 21
3.7.1

Dây chuyền sản xuất ....................................................................... 21

3.7.2

Nhu cầu nước, nguyên– nhiên liệu và hóa chất .............................. 28

3.7.3

3.7.2.1

Nhu cầu sử dụng nước ......................................................... 28

3.7.2.2

Nhu cầu sử dụng điện........................................................... 28

3.7.2.3

Nhu cầu sử dụng nguyên– nhiên liệu ................................... 29

Các trang thiết bị chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất .................. 30

3.8 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY VÀ BIỆN PHÁP QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ÁP DỤNG ..................................................................... 30
3.8.1


Môi trường không khí ..................................................................... 30
3.8.1.1

Hiện trạng môi trường không khí ........................................ 30

3.8.1.2

Các nguồn phát sinh ô nhiễm ............................................... 37

3.8.1.3

Các biện pháp quản lý vấn đề môi trường không khí. ......... 38
v


3.8.1.4
3.8.2

3.8.3

Tác hại.................................................................................. 40

Môi trường nước ............................................................................. 41
3.8.2.1

Hiện trạng môi trường nước ................................................ 41

3.8.2.2


Các biện pháp quản lý môi trường nước tại Nhà máy ......... 48

Chất thải rắn thông thường ............................................................. 51
3.8.3.1

Chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 51

3.8.3.2

Chất thải rắn sản xuất .......................................................... 51

3.8.4

Chất thải nguy hại ........................................................................... 52

3.8.5

Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy ..................... 53
3.8.5.1

An toàn lao động .................................................................. 53

3.8.5.2

Hệ thống báo cháy tự động và cứu hỏa ............................... 54

Chương 4 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỒN ĐỌNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC. .................................................................................................... 56
4.1 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN ĐỌNG ................................... 56
4.1.1


Môi trường không khí ..................................................................... 56
4.1.1.1

Bụi ........................................................................................ 56

4.1.1.2

Khí thải ................................................................................ 57

4.1.1.3

Tiếng ồn và độ rung ............................................................. 57

4.1.1.4

Nhiệt thải.............................................................................. 57

4.1.2

Môi trường nước ............................................................................. 57

4.1.3

Chất thải rắn thông thường ............................................................. 58
4.1.3.1

Chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 58

4.1.3.2


Chất thải rắn sản xuất .......................................................... 58

4.1.4

Chất thải nguy hại ........................................................................... 58

4.1.5

Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy ..................... 58

4.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NÂNG CAO ................. 58
4.2.1

4.2.2

Môi trường không khí ..................................................................... 58
4.2.1.1

Bụi ........................................................................................ 58

4.2.1.2

Khí thải ................................................................................ 62

4.2.1.3

Tiếng ồn và độ rung ............................................................. 62

4.2.1.4


Nhiệt thải.............................................................................. 62

Môi trường nước ............................................................................. 62
vi


4.2.3

Chất thải rắn thông thường ............................................................. 63
4.2.3.1

Chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 63

4.2.3.2

Chất thải rắn sản xuất ........................................................... 64

4.2.4

Chất thải nguy hại ........................................................................... 64

4.2.5

Công tác an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy ..................... 65

Chương 5 KẾT LUẬN– KIẾN NGHỊ ........................................................................... 66
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................. 66
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT : Bộ tài nguyên và môi trường
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
CO

: Khí cacbon oxit

CO2

: Khí cacbonit

CTNH

: Chất thải nguy hại

KCMT

: Khía cạnh môi trường

N


: Nitơ

NH3

: Khí amoniac

P

: Phốt pho

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QA

: Quản lý chất lượng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

SO2

: Khí sunfurơ


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

TXLNT : Trạm xử lý nước thải
XM

: Xi măng

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Nhiệt độ không khí trung bình( totb) tại tỉnh Tây Ninh .................................12
Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình( Ltb) từng tháng .......................................................13
Bảng 3.3: Độ ẩm không khí và lượng nước bốc hơi trung bình tháng tại tỉnh Tây Ninh ...14
Bảng 3.4: Tốc độ gió trung bình( Vtb) theo các hướng chính trong các tháng ở Tây Ninh .....15
Bảng 3.5: Phân loại độ bền vững khí quyển (Pasquill,1961) ......................................16
Bảng 3.6: Diện tích sử dụng của nhà máy ....................................................................19
Bảng 3.7: Nhu cầu sử dụng nước của Nhà máy trong 1 tháng .....................................28
Bảng 3.8: Nhu cầu sử dụng điện trung bình trong tháng ..............................................29
Bảng 3.9: Nguyên nhiên liệu cho dây chuyền sản xuất clinker trung bình 1 tháng .....29
Bảng 3.10: Nguyên nhiên liệu cho dây chuyền sản xuất xi măng trung bình 1 tháng .30
Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và điều kiện vi khí hậu
bên trong nhà máy sản xuất ...........................................................................................32
Bảng 3.12: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí bên ngoài nhà máy. .......33

Bảng 3.13: Kết quả đo tiếng ồn và độ rung ..................................................................34
Bảng 3.14: Kết quả phân tích chất lượng nước thải .....................................................43
Bảng 3.15: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt. ....................................................45
Bảng 3.16: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm ..................................................47
Bảng 3.17: Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải. .......................................50
Bảng 3.18: Danh mục chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất phát sinh tại nhà
máy trong 1 tháng ..........................................................................................................51
Bảng 3.19: Danh mục CTNH phát sinh trong 1 tháng tại nhà máy ..............................52
Bảng 3.20: Danh mục các thiết bị PCCC......................................................................55

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm .................................... 6
Hình 3.1 Tổng quan nhà máy xi măng Tây Ninh ......................................................... 11
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại nhà máy xi măng Tây Ninh .................................... 18
Hình 3.3 Sơ đồ dây chuyền sản xuất tại Nhà máy xi măng Tây Ninh ......................... 21
Hình 3.4 Sơ đồ tổng quát hệ thống xử lý bụi tại Nhà máy. .......................................... 39
Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy. ............................... 48
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ đề xuất phương án xử lý bụi .............................................. 60
Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống dẫn bụi thu gom khi vệ sinh sàn trên cao. ............................ 61

x


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế một cách toàn diện, tạo vị
thế trong khuôn khổ hợp tác kinh tế thương mại quốc tế như: WTO, ASEAN, APEC,
ASEM. Đứng trước ngưỡng cửa này, đất nước ta đã, đang và sẽ đối mặt với biết bao
cơ hội cũng như thách thức. Không chỉ cạnh tranh trong nước mà các đơn vị sản xuất
kinh doanh còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa để thương hiệu của mình được bạn bè thế
giới biết đến. Và Nhà máy Xi măng Tây Ninh cũng không là trường hợp ngoại lệ. Đặc
biệt, trong tiến trình đô thị hóa, hàng loạt các công trình mọc lên, nhu cầu tiêu thụ Xi
măng ngày càng cao.Yêu cầu đặt ra ở đây là làm thế nào để góp phần phát triển một
cách hài hòa giữa Môi trường, Kinh tế và Xã hội. Để làm được điều đó, mỗi doanh
nghiệp đều đã chọn cho mình một chiến lược với một hướng đi riêng. Và tôi được biết
Nhà máy Xi măng Tây Ninh là một trong những nhà máy rất quan tâm đến vấn đề môi
trường. Bên cạnh đích đến là lợi nhuận, họ đã giành cho môi trường một sự quan tâm
đúng mực. Với hy vọng sẽ vận dụng tất cả những kiến thức quý báu mà tôi đã tích lũy
để cùng chung tay với Nhà máy nói riêng và cả nước nói chung vào công cuộc bảo vệ
môi trường, tôi quyết định thực hiện Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Kiểm soát ô
nhiễm môi trường tại Nhà máy Xi măng Tây Ninh”.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI


Tìm hiểu tình hình sản xuất và hiện trạng môi trường tại Nhà máy Xi măng Tây

Ninh, phát hiện các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại nhà máy từ đó đưa ra biện pháp
khắc phục, làm giảm thiểu các tác động bất lợi đối với môi trường. Tất cả nhằm hướng
đến mục tiêu phát triển toàn diện Môi trường Nhà máy xi măng Tây Ninh.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

1


GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI


Tìm hiểu tổng quan, khảo sát tình hình sản xuất của nhà máy.



Tìm hiểu về lý thuyết kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.



Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường đã và đang thực hiện tại

nhà máy.


Nhận định những vấn đề còn tồn đọng trong nhà máy.



Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại nhà máy.



Kết luận và kiến nghị.


1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


Nghiên cứu tài liệu: thu thập tài liệu cần thiết trên sách, trên mạng và các tài

liệu sẵn có tại nhà máy, sau đó tổng hợp, phân tích các tài liệu nhằm phục vụ cho đề tài.


Nghiên cứu các tài liệu (4), (5) để hiểu rõ hơn về Lý thuyết kiểm soát ô
nhiễm môi trường



Nghiên cứu các tài liệu (19), (20) và các quy chuẩn, quyết định liên quan
đến công tác bảo vệ môi trường( Phụ lục 1 và Phụ lục 2) kết hợp với các
tài liệu của nhà máy như báo cáo giám sát, báo cáo đánh giá tác động
môi trường để làm cơ sở đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi
trường tại nhà máy. Từ đó nhận định các vấn đề môi trường còn tồn đọng
và đề xuất các giải pháp khắc phục.



Khảo sát thực địa:


Tiến hành khảo sát thực tế về tình hình hoạt động của nhà máy vào các
ca làm việc khác nhau trong suốt thời gian thực tập nhằm thu thập các dữ
liệu có liên quan để phục vụ cho đề tài một cách khách quan nhất, chẳng
hạn như khảo sát thực tế về quy trình sản xuất, kho chứa nguyên liệu,
khu chứa chất thải nguy hại và các hệ thống xử lý ô nhiễm của nhà máy.




Quá trình khảo sát sẽ giúp ta nhận định rõ hơn về hiện trạng môi trường
và hiệu quả thực tế của công tác quản lý môi trường cũng như các vấn đề
còn tồn tại ở nhà máy, hoặc các biện pháp nhà máy đã thực hiện nhưng

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

2

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh
chưa hoàn thiện. Từ đó đưa ra các nhận xét, biện pháp khác phù hợp hơn
nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh.


Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan:


Đặt những câu hỏi cho công nhân, cán bộ quản lý để được giải đáp thắc
mắc. Sau khi tham khảo các tài liệu và trong quá trình khảo sát thực địa,
tôi đã phỏng vấn, trao đổi những thắc mắc với 4 trưởng ca ở 4 phân
xưởng( nguyên liệu, sản xuất clinker, sản xuất xi măng, bảo trì cơ ) và 4
nhân viên phòng An toàn sức khỏe – môi trường và một số nhân viên
khác trong quá trình khảo sát thực địa.




Nhằm tìm hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất, đầu vào, đầu ra của dây
chuyền sản xuất, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, hay những biện
pháp quản lý môi trường nhà máy đang thực hiện.



Thu thập số liệu:


Thu thập các số liệu sơ cấp từ quá trình khảo sát thực địa và phỏng vấn
trực tiếp như số lượng bảo hộ lao động cho công nhân được cấp phát, số
liệu thực tế chất thải nguy hại( đặc biệt là phuy chứa nhớt), số lần vệ sinh
các phân xưởng, công suất thiết bị lọc bụi; thu thập số liệu thứ cấp từ báo
cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường hàng
quý( các kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường, lượng chất thải, nhu
cầu sử dụng nguyên- nhiên liệu)



Các số liệu thu thập được sẽ làm căn cứ để đánh giá hiện trạng, công tác
quản lý môi trường và làm căn cứ để đề xuất giải pháp khắc phục.

1.5 PHẠM VI THỰC HIỆN


Địa điểm: Nhà máy Xi măng Tây Ninh.




Thời gian thực hiện: 10/12/2011– 31/05/2012



Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động, quá trình và sản phẩm tại Nhà máy Xi

măng Tây Ninh có khả năng ảnh hưởng đến môi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

3

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI


Tuy mỏ đá Scroc Con Trăng thuộc quyền khai thác của nhà máy dưới sự quản

lý của cơ quan chính quyền địa phương nhưng do hạn chế về thời gian và nhân lực nên
không thể thực hiện đề tài trên phạm vi quá lớn. Chính vì thế đề tài được giới hạn từ
khâu đá vôi và đất sét đã được khai thác để đi vào quy trình sản xuất clinker, xi măng.
Đề tài không đề cập đến các vấn đề môi trường ở quy trình khai thác mỏ đá Sroc Con
Trăng.


Thời gian thực tập: từ ngày 12/12/2011 đến 15/2/2012( sáng: từ 7giờ 30 đến


11giờ 30, chiều: từ 13giờ đến 17giờ, trong khi Nhà máy hoạt động suốt 24 giờ)

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

4

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh

Chương 2
LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1

KHÁI NIỆM
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ

nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì
chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.2

MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm là giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 328/2005/QĐ– TTg ngày 12 tháng 12 năm
2005, “Kiểm soát ô nhiễm môi trường phải lấy phòng ngừa làm chủ đạo, khắc phục ô
nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường là trọng tâm, coi khoa học và công nghệ là
công cụ quan trọng, lấy tiêu chuẩn môi trường làm căn cứ”.
Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc( UNEP):



Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược

ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và
các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và
môi trường.


Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ( USEPA):
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc

các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc các
chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu
độc hại, năng lượng, nước hoặc các tài nguyên khác và các hành động bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên thông qua việc bảo tồn hoặc sử dụng có hiệu quả hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

5

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh
2.3 NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.3.1

Nội dung




Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn



Giảm các rủi ro cho con người và môi trường



Kết quả mà doanh nghiệp đạt được:


Không nhất thiết phải đầu tư lớn



Giảm bớt các chi phí vận hành



Tăng lợi nhuận



Tăng cổ phần trên thị trường



Tính khả thi cao.


2.3.2

Các bước thực hiện

Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:
Giành được sự đồng tình
của cấp quản lý cao
Thiết lập
Chương trình PP

Duy trì
chương trình IPP
Duy trì và phát triển
chương trình ngăn
ngừa ô nhiễm

Đánh giá chương trình
và các dự án PP

Xem xét các quá trình
và xác định các trở ngại

Đánh giá chất thải và
xác định các cơ hội PP

Xác định và thực thi các
giải pháp
Phân tích khả thi của

các cơ hội PP

Hình 2.1 Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm
(Nguồn: HWRIC, 1993)
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

6

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh
1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của Ban lãnh đạo.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy
móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về
mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập
hợp.
6. Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích
liên tục của công ty.
2.3.3


Các giải pháp thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
2.3.3.1

Giảm thiểu tại nguồn

Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của
bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các
dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung bao gồm:


Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất.



Bảo toàn năng lượng.



Thay đổi quá trình.
2.3.3.2



Tái chế và tái sử dụng

Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị


7

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh


Các cách tái sinh khác tại nhà máy.



Tái sinh bên ngoài nhà máy.



Bán cho mục đích tái sử dụng.



Tái sinh năng lượng.
2.2.3.3

Thay đổi công nghệ, nguyên liệu

2.4 CÁC CÔNG CỤ ÁP DỤNG
2.4.1

Công cụ chỉ huy và kiểm soát


Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của người gây ô nhiễm môi
trường, bằng cách:


Cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số chất thải



Hoặc giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian( hay khu vực) nhất
định thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh
vùng.

Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung và giám sát thông qua việc áp dụng
hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra– các nhà quản lý nhà nước. Các công cụ
này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường.
2.4.2

Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc ra quyết định trước
hành vi của những pháp nhân gây ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn những
phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường. Đó là những biện pháp như thuế ô
nhiễm, lệ phí môi trường.
2.4.3

Công cụ thông tin

Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến
thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân sử
dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ.


SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

8

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh
2.5

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
2.5.1

Lợi ích về môi trường



Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.



Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.



Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.




Giảm thiểu sử dụng lượng nguyên vật liệu độc hại. Giảm thiểu các rủi ro và nguy

hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản phẩm và các
thế hệ mai sau.


Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.



Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản

lý môi trường.
2.5.2


Lợi ích về kinh tế

Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có

hiệu quả hơn.


Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý

chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc kiểm
kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).



Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống( do lưu lượng chất

thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).


Chất lượng sản phẩm được cải thiện.



Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu

tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ đó có
khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.


Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

9

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XI MĂNG TÂY NINH
3.1 THÔNG TIN TỔNG QUÁT



Tên nhà máy: Nhà máy Xi măng Tây Ninh



Thuộc Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG FiCO TÂY NINH



Địa chỉ: Ấp Cây Cầy, Xã Tân Hòa, Huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh



Số điện thoại: (066) 3739286



Logo:



Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế chi nhánh

Số Fax: (066) 3739199



Số: 3900365922–003




Ngày cấp: 11/06/2009



Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh– Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây
Ninh





Quyết định phê chuẩn Báo cáo Đánh giá tác động môi trường:


Số quyết định phê duyệt: 1174/QĐ–BTNMT



Ngày phê chuẩn báo cáo: 14/09/2004



Cơ quan phê chuẩn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

Thời gian đi vào hoạt động: 12/2009

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

10


GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh

Hình 3.1 Tổng quan nhà máy xi măng Tây Ninh
( Nguồn: Nhà máy xi măng Tây Ninh, năm 2011)
™ Công suất sản xuất của nhà máy
Căn cứ theo nội dung đăng ký trong Quyết định phê duyệt, công suất sản xuất của nhà
máy như sau:


Tính theo clinker: 4.000 tấn/ ngày đêm



Tính theo xi măng: 1.500.000 tấn/ năm

Tuy nhiên, thực tế công suất sản xuất của nhà máy dao động nhiều, tùy thuộc vào nhu
cầu của khách hàng. Công suất thực tế được tính trung bình của 3 tháng gần đây nhất, cụ
thể như sau:


Tính theo clinker: 3.256 tấn/ngày



Tính theo xi măng: khoảng 1.200.000 tấn/năm


3.2

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN



Nhà máy khởi công xây dựng ngày 20/11/2006



Ngày 26/12/2008, tấn Clinker đầu tiên đạt chất lượng cao, có màu sắc xanh đen đã

được ra lò. Sự kiện này đánh dấu một mốc quan trọng trong sự hình thành và phát triển
của Nhà máy.


Ngày 30/04/2009, Nhà máy xi măng Tây Ninh đã chı́nh thức ra mẻ xi măng đầ u

tiên, với chấ t lươ ̣ng tố t đa ̣t tiêu chuẩ n xi măng bao PCB40
SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

11

GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy xi măng Tây Ninh


Ngày 28/12/2009, lễ khánh thành Nhà máy xi măng Tây Ninh đã được tổ chức


trọng thể.
3.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
Vị trí địa lý

3.3.1

Nhà máy Xi măng Tây Ninh giới hạn bởi tọa độ 4 điểm:
x Điểm 1: x1 = 1286.703; y1 = 651.539
x Điểm 2: x2 = 1286.428; y2 = 652.500
x Điểm 3: x3 = 1286.000; y3 = 652.361
x Điểm 4: x4 = 1286.257; y4 = 651.400
 Phía Bắc và phía Đông giáp Sroc Con Trăng.
 Phía Tây và phía Nam giáp Sroc Chrum.
Điều kiện tự nhiên

3.3.2

™ Nhiệt độ không khí:
Tây Ninh nằm ở vùng vĩ độ thấp của nội chí tuyến Bắc bán cầu. Điều kiện bức xạ
quanh năm dồi dào, ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới phía Bắc mà bị chi
phối bởi khối không khí nóng ẩm. Chế độ nhiệt ít biến động qua các tháng trong năm,
thường chỉ dao động 0,5– 10C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm là tháng 1 và tháng
12. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3,70C.
Nhiệt độ trong ngày luôn thay đổi, nhiệt độ đạt giá trị cao nhất trong ngày là lúc
13 đến 14 giờ và thấp nhất lúc 4 đến 5 giờ.
Bảng 3.1: Nhiệt độ không khí trung bình( totb) tại tỉnh Tây Ninh
Tháng

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

totb (0C) 25,5 26,6 27,9 28,9 28,4 27,4 27,0 27,0 26,6 26,4 26,0 25,2
( Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Tây Ninh, năm 2011)

SVTH: Nguyễn Thị Bích Nhị

12


GVHD: KS. Bùi Thị Cẩm Nhi.


×