Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DU LỊCH THÁC DAMB’RI – LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG KHU DU LỊCH THÁC DAMB’RI – LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 05/2012


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀNVỮNG
KHU DU LỊCH THÁC DAMB’RI – LÂM ĐỒNG

Tác giả

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯỢNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và Du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ QUỐC TUẤN
KS. ĐỖ XUÂN HỒNG



-Thành phố Hồ Chí MinhTháng 05/2012


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh nói chung và Thầy, Cô khoa Môi trường và Tài nguyên nói riêng đã
truyền đạt tất cả những kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập tại
trường và làm khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Quốc
Tuấn – Trưởng khoa Môi trường và Tài Nguyên cùng thầy Đỗ Xuân Hồng, người đã
tận tình hướng dẫn, định hướng đúng đắn cho đề tài cũng như đóng góp ý kiến quý báu
để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đến ban quản lý Công ty Cổ phần Du lịch Damb’ri đã
tạo mọi điều kiện để cho tôi hoàn thành tốt đề tài này, đặc biệt là chú Phạm Văn
Phương - Trưởng phòng tổ chức hành chính, người đã nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực tập tại Công ty.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi, những người
đã luôn thương yêu, động viên và là điểm tựa để tôi vượt qua khó khăn trong suốt thời
gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Phượng

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát hiện trạng và định hướng phát triển bền vững khu du lịch thác

Damb’ri – Lâm Đồng” được tiến hành tại khu du lịch thác Damb’ri, thôn 14 Damb’ri,
TP Bảo Lộc, Lâm Đồng từ 15/01/2011 đến 25/06/2012, với các nội dung sau:
-

Đánh giá hiện trạng KDL.

-

Tìm hiểu thị hiếu và mức độ hài lòng của du khách.

-

Ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động du lịch tại Damb’ri.

-

Đánh giá mức độ bền vững của KDL.

-

Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững thông qua bảng ma trận SWOT.

Khóa luận đã nghiên cứu và đạt được các kết quả sau:
-

Damb’ri có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch đa dạng nhưng khả
năng thu hút khách chưa cao, chưa tương xứng.

-


Mức độ hài lòng của du khách khá cao, tỉ lệ không hài lòng nhiều nhất thuộc về
giá cả, chất lượng và sự phong phú của các dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân
viên.

-

Các bên có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động du lịch của Damb’ri bao gồm:
ban quản lý, công ty du lịch, du khách và truyền thông.

-

Mức độ bền vững của KDL đạt từ 62,5% - 70,63%.

-

Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với KDL từ đó đề
xuất các giải pháp phát triển bền vững thác Damb’ri.

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
Chương 1 ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .............................................................................................2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa kinh tế ........................................................................................... 3
1.4.3. Ý nghĩa xã hội ............................................................................................ 3
Chương 2 ........................................................................................................................4
TỔNG QUAN.................................................................................................................4
2.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG ..............................4
2.1.1. Khái niệm du lịch bền vững ........................................................................ 4
2.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững ..............................................................4
2.1.1.2. Khái niệm du lịch bền vững ..................................................................5
2.1.2. Các yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững ........................................... 6
2.1.3. Các tiêu chí của phát triển du lịch bền vững ................................................ 7
2.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ............................................... 10
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH THÁC DAMB’RI ...................................13
iv


2.2.1. Khái quát chung ........................................................................................ 13
2.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và nhiệm vụ chức năng các phòng
ban…................................................................................................................... 16
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên khu du lịch Damb’ri ............................................... 18
2.2.3.1. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................18
2.2.3.2. Tài nguyên nhân văn ...........................................................................18
2.2.4. Hiện trạng môi trường khu du lịch ............................................................ 20
2.2.5. Các dịch vụ du lịch ................................................................................... 20

2.2.6. Cơ sở vật chất – hạ tầng ............................................................................ 21
2.2.7. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch ............................................................... 24
2.2.8. Lượng khách, doanh thu và các chính sách, dự án đầu tư .......................... 25
2.2.8.1. Lượng khách và doanh thu ..................................................................25
2.2.8.2. Các chính sách, dự án đầu tư...............................................................26
Chương 3 ......................................................................................................................26
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................26
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................26
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................28
3.2.1. Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu ................................................ 28
3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................. 28
3.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học ............................................................... 28
3.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học ............................................................... 29
3.2.5. Phương pháp đánh giá độ bền vững dựa vào tiêu chí du lịch bền vững toàn
cầu….. ................................................................................................................. 29
3.2.6. Phương pháp ma trận SWOT .................................................................... 30
3.2.7. Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia.................................................... 31
Chương 4 ......................................................................................................................32
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................32
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆN TRẠNG KHU DU LỊCH THÁC
DAMB’RI…………………………………………………………………………….32
v


4.2. TÌM HIỂU THỊ HIẾU VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU
KHÁCH KHI ĐẾN DAMB’RI ...................................................................................34
4.3.1. Thị hiếu của du khách khi đến KDL thác Damb’ri .................................... 34
4.3.2. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với KDL thác Damb’ri ......... 37
4.3. PHÂN TÍCH CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI DAMB’RI .............................................................................................................39

4.4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỀN VỮNG CỦA KDL THÔNG QUA CÁC TIÊU
CHÍ DU LỊCH BỀN VỮNG TOÀN CẦU .................................................................43
4.4.1. Mục tiêu “ quản lý bền vững’’ .................................................................. 43
4.4.2. Mục tiêu “ gia tăng lợi ích cộng đồng’’ .................................................... 45
4.4.3. Mục tiêu “ bảo tồn di sản văn hóa’’........................................................... 47
4.4.4. Mục tiêu “ bảo vệ môi trường’’ ................................................................. 48
4.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁP TRIỂN BỀN VỮNG KDL THÁC
DAMB’RI .....................................................................................................................51
4.5.1. Những giải pháp ưu tiên nhất .................................................................... 56
4.5.2. Những giải pháp tiếp theo ......................................................................... 57
4.5.3. Những giải pháp cần xem xét .................................................................... 59
Chương 5 ......................................................................................................................61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................61
5.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................61
5.2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................63

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê lượng khách và doanh thu hàng năm ...........................................25
Bảng 4.1: Bảng phân tích các bên liên quan .................................................................39
Bảng 4.2: Bảng đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “quản lý bền vững” ............43
Bảng 4.3: Bảng đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “gia tăng lợi ích cộng đồng”
.......................................................................................................................................45
Bảng 4.4: Bảng đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “bảo tồn di sản văn hóa” ....47
Bảng 4.5: Bảng đánh giá mức độ bền vững theo tiêu chí “bảo vệ môi trường” ...........48
Bảng 4.6: Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Damb’ri ..52

Bảng 4.7: Bảng vạch ra các chiến lược và giải pháp ...................................................53

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững ..........................................................................5
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ......................................................................16
Hình 3.1: Tóm tắt quá trình thực hiện đề tài ................................................................27
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiệu quả của công tác quảng bá ........................................35
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện yếu tố thu hút khách du lịch ..............................................36
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện mục đích đến KDL của du khách ......................................36
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách về KDL ............................37
Hình 4.5: Kết quả xác định mức độ bền vững của KDL thác Damb’ri ........................51

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

CTCPDL

Công ty Cổ phần Du lịch

DLBV

Du lịch bền vững


IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
(International Union for Conservation of Nature)

KDL

Khu du lịch

PTBV

Phát triển bền vững

TP

Thành phố

UBND

Uỷ ban nhân dân

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịchEn

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì con người càng mong muốn tìm đến
những nhu cầu cao hơn như giải trí, nghỉ ngơi, hưởng thụ…Trong đó giải trí là một
nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Trong các phương thức giải trí thì du lịch là một
phương thức khá hữu hiệu và được ưa chuộng nhất ngày nay. Nó vừa giúp chúng ta
thư giãn đầu óc sau thời gian lao động, học tập mệt mỏi và căng thẳng, vừa giúp chúng
ta hiểu thêm về văn hóa và các thắng cảnh đẹp. Ngày càng nhiều loại hình du lịch,
nhiều khu du lịch ra đời nên du khách càng có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của
mình.
Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, có rất nhiều tiềm năng để phát
triển các loại hình du lịch đa dạng. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều lợi thế
để phát triển kinh tế du lịch: rừng, thác nước, hồ và đặc biệt là khí hậu quanh năm mát
mẻ, trong lành. Những điều đó đã tạo cho Lâm Đồng có sức hấp dẫn du khách thập
phương. Với nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại Đức Trọng, Bảo Lộc, Di
Linh và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương,
Thung Lũng Tình Yêu,…Trong đó, thác Damb’ri – Bảo Lộc là một khu du lịch có
tiềm năng rất lớn nhưng vẫn chưa được khai thác hiệu quả.
Damb’ri là ngọn thác nước lớn nhất ở Lâm Đồng, nằm giữa khung cảnh rừng
nguyên sinh hoang sơ và hùng vĩ. Nơi đây hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét
tự nhiên chưa mấy người khám phá, ngoài ra còn là nơi sinh sống của đồng bào dân
tộc Châu Mạ - một trong những làng văn hóa dân tộc của Tây Nguyên nổi tiếng với di
sản cồng chiêng, có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều loại hình du lịch. Tuy nhiên
việc khai thác du lịch ở đây vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng và lợi thế hiện có.
Nhiều khó khăn, hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý, nguồn nhân lực mỏng,
truyền thông chưa rộng rãi…
1


Để KDL thác Damb’ri phát triển tương xứng với tiềm năng thì cần phải có kế
hoạch phát triển lâu dài để thu hút nguồn du khách, phát triển kinh tế du lịch mà vẫn

đảm bảo vấn đề môi trường và xã hội. Xuất phát từ nhu cầu đó nên đề tài “Khảo sát
hiện trạng và định hướng phát triển bền vững khu du lịch thác Damb’ri – Lâm Đồng’’
được tiến hành.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu tổng quát : Khảo sát hiện trạng du lịch tại KDL thác Damb’ri để từ đó đề
xuất các giải pháp thiết thực góp phần phát huy những tiềm năng sẵn có tại đây để phát
triển hoạt động kinh doanh du lịch và hướng đến mục tiêu PTBV.
Mục tiêu cụ thể :
 Khảo sát và đánh giá hiện trạng KDL.
 Tìm hiểu và đánh giá mức độ hài lòng của du khách
 Phân tích các bên liên quan để xác định vai trò của các bên trong phát triển du
lịch tại đây.
 Xác định các tiêu chí, yêu cầu của phát triển DLBV và đánh giá mức độ bền
vững của KDL.
 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hoạt động du lịch từ
đó đề ra các giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất hướng đến PTBV.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là KDL thác Damb’ri, trong đó bao gồm :
 Tài nguyên du lịch
 Các dịch vụ, hoạt động kinh doanh du lịch
 Đối tượng khách du lịch
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian : Khu du lịch thác Damb’ri
Thôn 14 xã Damb’ri, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng
 Thời gian : từ 15/02/2011 đến 25/06/2012

2



1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Định hướng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch và phát triển những hoạt động
du lịch sao cho phù hợp và hiệu quả nhất đối với những tiềm năng sẵn có của KDL
thác Damb’ri với mục tiêu hướng đến PTBV.
1.4.2. Ý nghĩa kinh tế
Nắm bắt được hiện trạng hoạt động của KDL thác Damb’ri để từ đó có những giải
pháp tốt nhất hướng đến mục tiêu PTBV lâu dài nhằm thu hút mối quan tâm, hợp tác
từ các nhà đầu tư, các tổ chức ban ngành có liên quan. Đặc biệt là thu hút hơn nữa
lượng du khách đến với KDL nhằm tăng doanh thu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.4.3. Ý nghĩa xã hội
Phát triển DLBV là hoạt động phát triển thân thiện với môi trường tự nhiên góp
phần giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá đồng thời nâng cao hiểu biết của du khách khi
tham gia các hoạt động du lịch, nhờ đó mà chất lượng môi trường được đảm bảo. Các
kết quả nghiên cứu khi được áp dụng sẽ giúp tạo ra công ăn việc làm, nâng cao đời
sống cho một bộ phận người dân địa phương, giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của
đồng bào người Châu Mạ, phát triển đường sá, cơ sở hạ tầng cho địa phương, tăng
phúc lợi xã hội.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
Chương này giới thiệu một số cơ sở lý luận cơ bản để đưa ra các định hướng thực
hiện đề tài – PTBV, bao gồm những khái niệm về PTBV, DLBV, những yêu cầu, tiêu
chí và nguyên tắc để đánh giá mức độ bền vững của KDL. Ngoài ra, những điểm chính
về việc quản lý và khai thác KDL thác Damb’ri cũng được đề cập để có cái nhìn tổng
thể về địa điểm nghiên cứu.
2.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG

2.1.1. Khái niệm du lịch bền vững
2.1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của
nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những
nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Theo Báo cáo Brundtland, 1987 : Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai...". Nói cách khác, PTBV phải bảo đảm có
sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ.
Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ
chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính:
kinh tế - xã hội - môi trường.

4


Môi trường bền vững
Thống nhất hệ sinh thái
Đa dạng sinh học

Điểm tối ưu
Môi trường

Khả năng chuyển hóa

Kinh tế

Kinh tế bền vững


Xã hội

Xã hội bền vững

Sự tăng trưởng

Bản sắc văn hóa

Sự phát triển

Khả năng tiếp cận

Hiệu quả

Sự ổn định
Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững

2.1.1.2. Khái niệm du lịch bền vững
Có nhiều định nghĩa dành cho khái niệm du lịch bền vững, trong đó những khái
niệm thường gặp bao gồm:
DLBV là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định
và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và quốc gia du lịch. Qúa trình
này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các
hoạt động du lịch đưa lại. ( Trần Văn Thông, 2006).
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2006):“DLBV là sự phát triển du lịch đáp ứng được
các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch
của tương lai’’.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Quốc tế (1996): “DLBV là việc đáp ứng các
nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp

ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai’’.


Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): “DLBV là một quá trình
nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của những
thế hệ mai sau’’.
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu: DLBV là sự phát triển du lịch có sự quan
tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời giảm thiểu đến mức
thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hội nhằm phục vụ
nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phương hại đến nhu cầu
của tương lai. Như vậy, phát triển DLBV phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố sau:
- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội,
văn hóa.
- Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.
- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu các thế hệ
tiếp theo.
2.1.2. Các yêu cầu của sự phát triển du lịch bền vững
Phát triển DLBV phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hòa các yêu
cầu sau:
-

Hệ sinh thái: Duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và

cây xanh), bảo vệ sự đa dạng, ổn định của các loài và của các hệ sinh thái. Yêu cầu này
đòi hỏi các hoạt động du lịch và cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phải được thiết kế, tổ
chức phù hợp giới hạn môi trường. Vì điều kiện của môi trường thay đổi theo thời gian
và không gian, do vậy mà các hoạt động du lịch phát triển phải phù hợp với điều kiện
môi trường ở mỗi vùng khác nhau.
- Hiệu quả: Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo
lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân xã hội thu được thông qua hoạt động du

lịch. Có nghĩa là phải sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn vốn và lao động
bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Công bằng: Là sự bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu giữa các cá nhân, các hộ
gia đình, nhóm xã hội, giữa các thế hệ hiện tại và tương lai, giữa con người và thiên
nhiên.

6


-

Bản sắc văn hóa: Đề cập các vấn đề bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống,

các truyền thống văn hóa đặc sắc như : tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải
tăng cường bảo vệ văn hóa thông qua các chính sách du lịch văn hóa.
-

Cộng đồng: Đề cập sự tham gia của cư dân địa phương vào quá trình phát triển

du lịch, tham gia một cách trực tiếp hoặc thông qua đầu tư kinh doanh du lịch, cũng
như trong việc thúc đẩy các hoạt động của các ngành có liên quan như công nghiệp,
tiểu thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp.
-

Cân bằng: Là sự hòa nhập, cân bằng hài hòa giữa các yếu tố như kinh tế và

môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch. Phát triển du lịch
phải tạo được sự liên kết và cân đối liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp.
-


Phát triển: Khai thác các tiềm năng thông qua đó làm tăng khả năng cải thiện

chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng
nghĩa với sự khai thác triệt để và hủy hoại môi trường.
2.1.3. Các tiêu chí của phát triển du lịch bền vững
Tháng 10/2008, bộ tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu đã được công bố tại Hội
nghị Bảo tồn Thế giới của IUCN. Bộ tiêu chí này với các tiêu chuẩn nhằm mục đích
cung cấp khung hướng dẫn hoạt động DLBV, giúp các doanh nhân, người tiêu dùng,
chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ sở giáo dục bảo đảm rằng hoạt động du
lịch là nhằm giúp đỡ chứ không làm hại cộng đồng và môi trường.
Dự án xây dựng tiêu chí DLBV toàn cầu là một nỗ lực nhằm hướng đến mục tiêu
giúp mọi người hiểu biết thấu đáo về DLBV. Tiêu chí DLBV toàn cầu cần hướng tới 4
mục tiêu chính: hoạch định quản lý bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã
hội cho cộng đồng địa phương, giữ gìn di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng
tiêu cực đối với môi trường địa phương.
 Quản lý hiệu quả và bền vững
-

Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy
mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môi trường, văn hóa xã hội,
chất lượng, sức khỏe và an toàn.

-

Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế.

7


-


Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý môi trường,
văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn.

-

Cần đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp.

-

Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không có trong chương trình
kinh doanh.

-

Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: (i) Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản
tại địa phương; (ii) Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương
trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu
được; (iii) Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương;
(iv) Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu đặc biệt.

-

Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương
và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp
khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn
hóa.

 Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa
phương

-

Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và
phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát
nước.

-

Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị
trí quản lý.

-

Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất
kỳ nơi nào có thể.

-

Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để
phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù về thiên nhiên,
lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủ công,
nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng nông sản).

8


-

Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa
phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng.


-

Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em
và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục.

-

Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và người dân tộc thiểu
số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em.

-

Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lương đầy
đủ.

-

Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản
như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận.

 Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực :
-

Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm
văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách.

-

Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưng bày, trừ khi

được pháp luật cho phép.

-

Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và
các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc
của cư dân địa phương.

-

Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật,
kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết
kế, trang trí, ẩm thực.

 Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực :
-

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: (i) Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện
môi trường như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; (ii) Cân nhắc khi
buôn bán các sản phẩm tiêu dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng
các sản phẩm này; (iii) Tính toán mức tiêu thụ năng lượng cũng như các tài nguyên
khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như khuyến khích sử dụng năng

9


lượng tái sinh; (iv) Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước và có biện
pháp hạn chế lượng nước sử dụng.
-


Giảm ô nhiễm: (i) Kiểm soát lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền
sản xuất nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; (ii) Nước
thải, bao gồm nước thải sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng; (iii) Thực
thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử
dụng hay tái chế; (iv) Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, sơn,
thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý chặt chẽ các hóa chất
được sử dụng; (v) Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng,
nước thải, chất gây xói mòn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ô nhiễm
không khí, đất.

-

Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: (i) Các loài sinh vật
hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân
theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; (ii) Không được bắt giữ
các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những
sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện
nuôi dưỡng, chăm sóc chúng; (iii) Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản
địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài
sinh vật ngoại lai xâm lấn; (iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng
sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có
giá trị đa dạng sinh học cao; (v) Các hoạt động tương tác với môi trường không
được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn
chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí
đóng góp cho hoạt động bảo tồn.

2.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
 Sử dụng nguồn lực một cách bền vững
-


Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn
là rất cần thiết, nó bảo đảm cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển lâu dài.

-

PTBV ủng hộ việc lưu lại cho các thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên du lịch
không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước được hưởng.
10


-

Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển du lịch được
xem là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính chất toàn cầu và
quốc gia.

 Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém
cho việc hồi phục tổn hại về môi trường và làm tăng chất lượng của du lịch.
-

Mọi người nhận thức rằng sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sự hủy hoại môi
trường trên toàn cầu và đi ngược lại sự PTBV.

-

Các dự án được triển khai không có đánh giá tác động môi trường hoặc không
thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động môi trường đã dẫn đến sự tiêu
dùng tài nguyên môi trường và các tài nguyên khác một cách lãng phí không
cần thiết.


Đây là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm và xáo trộn về văn hóa xã hội:
-

Các chất thải từ các công trình không được quan tâm xử lý đúng mức, dẫn đến
sự xuống cấp về môi trường một cách lâu dài.

-

Một số các dự án không được lập kế hoạch một cách nghiêm túc, đặc biệt là
trong thành phần tư nhân đã gây ra những hậu quả, dẫn đến các cơ quan nhà
nước phải bỏ chi phí và công sức ra để phục hồi những tổn thất. Chính vì vậy
cần thiết phải có các biện pháp để giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải:
+ Các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch phải giảm tiêu thụ các nguồn lực
du lịch.
+ Ưu tiên các nguồn lực hiện có ở địa phương hơn là nhập khẩu theo xu
hướng thích hợp.
+ Giảm nguồn rác thải và đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra một
cách an toàn.
+ Sử dụng công nghệ xử lý rác thải, tái chế rác thải.
+ Có trách nhiệm phục hồi những tác hại nảy sinh từ các dự án du lịch.
+ Tránh tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định đúng đắn và theo dõi,
giám sát liên tục.

 Duy trì tính đa dạng
11


Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội là hết sức
quan trọng cho DLBV và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch:

-

Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội là một thế mạnh, mang
lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránh việc quá
phụ thuộc vào một hay một vài nguồn hỗ trợ sinh tồn.

-

Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng nhưng việc phát triển
kinh tế và du lịch đã phá hủy sinh thái trên phương diện rộng.

-

Có tính toán cho rằng trong vòng 50 năm tới, có khoảng 25% các loài động vật
sẽ bị hủy diệt. Ngày nay, ở nhiều vùng đất ngập nước có 80% các rạn san hô và
50% các khu rừng nguyên sinh trên hành tinh đã bị mất đi.

-

Phát triển DLBV phải để lại cho các thế hệ tương lai một gia tài đa dạng về
thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừa hưởng của thế hệ
trước đa dạng.

-

Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch, do
vậy, nó cần phải được giữ gìn, bảo vệ. Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi
nó bị xuống cấp, bởi cư dân biến nó thành một món hàng hóa đem bán cho du
khách.


Các biện pháp để duy trì tính đa dạng:
-

Trân trọng giữ gìn tính đa dạng của thiên nhiên và nhân văn.

-

Đảm bảo nhịp độ, qui mô và lọai hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn
hóa bản địa.

-

Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách tôn trọng sức
chứa của mỗi vùng, áp dụng phương pháp tính toán sức chứa và nguyên tắc
phòng ngừa trước.

-

Giám sát tác động của du lịch đối với hệ sinh thái, đặc biệt đối với các loài
động thực vật.

-

Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các hoạt
động của cộng đồng địa phương.

-

Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng chuyên môn
phục vụ du lịch.

12


-

Khai thác tốt các đặc trưng đặc thù của vùng hơn là áp đặt các chuẩn mực đồng
nhất.

-

Đảm bảo qui mô, nhịp độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng yêu mến
khách và sự hiểu biết lẫn nhau.



Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu phát triển.

Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch
Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc

gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường, làm tăng khả năng tồn tại
lâu dài của ngành du lịch.
Việc phát triển hợp nhất dựa trên hai quy tắc sau:
-

Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển: Khi sự phát triển du lịch là một

bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc gia, nó xem việc phát triển và quản lý
môi trường là một tổng thể thì sẽ mang lại lợi ích tối đa và dài hạn cho nền kinh tế,
quốc gia và địa phương (trong đó có ngành du lịch).

-

Du lịch và đánh giá tác động môi trường: Trong việc thiết kế các sơ đồ dự án

qui hoạch du lịch, đánh giá tác động môi trường là bắt buộc để xem qui mô hay
loại hình phát triển du lịch đó có phù hợp hay không và cân nhắc xem nó đem lại
lợi ích thật sự gì cho khu vực, cho vùng hay quốc gia hay không?
Các biện pháp cụ thể:
+ Phải tính tới các nhu cầu trước mắt của cả cư dân địa phương và cả du khách.
+

Hợp nhất tất cả các mặt kinh tế môi trường xã hội và văn hóa địa phương vào
trong việc quy hoạch.

+ Tôn trọng chính sách địa phương, khu vực và quốc gia các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, nhà cửa đất đai, nhà cửa và phúc lợi.
+ Giảm thiểu các tổn hại về môi trường, xã hội và văn hóa với cộng đồng địa
phương bằng cách thực hiện đánh giá tác động môi trường toàn diện có sự tham
gia của cư dân địa phương và tất cả các cấp chính quyền có liên quan.
2.2. TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH THÁC DAMB’RI
2.2.1. Khái quát chung

13


Thác Damb'ri được hình thành từ nhiều nhánh suối nhỏ ở nhiều địa phương khác
nhau. Các dòng chảy uốn lượn quanh co, men theo các triền đồi, thung lũng rồi hợp lại
thành suối lớn chảy qua địa phận huyện Bảo Lâm và hình thành nên thác Damb'ri tại
thôn 14, xã Damb'ri thuộc TP Bảo Lộc.
Từ đầu năm 1990, thấy được tiềm năng du lịch quý giá của khu thắng cảnh thác

Damb’ri, Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam đã thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ
du lịch với tên gọi ban đầu là Khu nghỉ dưỡng Damb’ri, là doanh nghiệp trực thuộc
văn phòng Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam quản lý. Đến ngày 31-5-1997, đơn vị
chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập Công
ty Du lịch Damb’ri.
Ngày 05/06/2006 Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn có Quyết định số
1629/QĐ-BNN-ĐMDN Quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty du lịch
Damb'ri thành Công ty cổ phần với cổ đông chiến lược là Công ty Trà – Cà phê Tâm
Châu.
 Khái quát chung
Tên gọi: Khu du lịch thác Damb’ri
Địa chỉ: Thôn 14 xã Damb’ri, TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng
Diện tích: 322,5 ha


Vị trí địa lý

Damb’ri cách trung tâm TP Bảo Lộc 18km về phía Tây Bắc, cách TP Hồ Chí Minh
khoảng 185km và TP Đà Lạt khoảng 115km.
Tháng 3/2009, Bảo Lộc được công nhận đô thị loại III. Ngày 08/04/2010, Chính
phủ ra Nghị quyết thành lập TP.Bảo Lộc (trực thuộc tỉnh Lâm Đồng).
Bảo Lộc là vùng Cao Nguyên ở độ cao 800m so với mực nước biển, địa hình
phong phú và đa dạng. Do đó khí hậu chính là nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung
bình cả năm là 21,10C và dao động trong biên độ từ 19,50C - 22,50C có độ ẩm không
khí bình quân là 86,4%, với lượng mưa bình quân trong năm 2513mm. Tháng ít mưa
nhất (tháng 2) là 34,4mm và tháng mưa nhiều nhất (tháng 7) là 412mm. Được chia làm
14


hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ

tháng 5 đến tháng 11 trong năm và chỉ số độ ẩm là 4,55%.


Khái quát đơn vị quản lý

Tên công ty: Công ty Cổ phần Du lịch Damb’ri
( Damb’ri tourist joint stock company )
Địa chỉ trụ sở chính: Thôn 14 xã Damb’ri, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng
Email: .
Website: www.dambritourist.com
ĐT: 0633.751.517 – 0633.911.990

Fax: 0633.763.007

Giấy đăng ký kinh doanh số: 4203000102 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Lâm Đồng
cấp ngày 27/10/2006. Mã số thuế: 5800001202.
Vốn tài sản của đơn vị có đến ngày 31/12/2010: 44.778.430.679 VNĐ
Vốn điều lệ: 60.000.000.000 VNĐ
Vốn pháp định: 3.619.200.000 VNĐ
Giám đốc: Ông Chu Kim Thạc
Loại hình doanh nghiệp hiện nay: Công ty Cổ phần


Ngành, nghề kinh doanh:

Các ngành nghề kinh doanh bao gồm: đầu tư xây dựng và kinh doanh khu du lịch,
khu nghỉ dưỡng, kinh doanh khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn…


Phương thức hoạt động du lịch:


Nắm bắt được tiềm năng du lịch của thác Damb’ri cùng vẻ đẹp hoang sơ của núi
rừng Tây Nguyên đồng thời khởi nguồn từ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan ngắm
cảnh, CTCPDL Damb’ri đã cải tạo và xây dựng các công trình phục vụ du lịch tại nơi
đây để thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp, lứa tuổi du khách.
Công ty là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân độc lập phù hợp với pháp luật
Việt Nam, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập.
15


Vai trò của công ty đối với địa phương và nền kinh tế:
-

Đối với địa phương: Từ khi thành lập công ty đã góp phần không nhỏ vào việc giải
quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp vào ngân sách tỉnh.

-

Đối với nền kinh tế: Đóng góp vào ngân sách quốc gia, nâng cao trình độ tay nghề
công nhân, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm bảo cuộc sống.

2.2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và nhiệm vụ chức năng các phòng ban
Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc


phụ trách du lịch

phụ trách TC-HC

Phòng kế hoạch

Phòng tài chính

đầu tư

kế toán

Nhà

Tổ bảo

hàng
khách
sạn, cửa
hàng

Làng

Tổ vé

Châu Mạ

vệ và
quản lý
rừng


vườn thú

Tổ kỹ

Tổ vệ

thuật

sinh cây
cảnh

( Nguồn : Phòng tổ chức – hành chính CTCPDL Damb’ri, 2011)
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sau đây là chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
+

Giám đốc Công ty:
16


×