Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.41 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH
QUY NHƠN - BÌNH ĐỊNH

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HỒNG DIỄM
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 05 / 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

Môi Trường và Tài Nguyên

Ngành:

Quản Lý Môi Trường



Chuyên ngành:

Quản Lý Môi Trường và Du Lịch Sinh Thái

Họ & tên sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Diễm
Mã số sinh viên:

08157033

Niên khóa:

2008 – 2012

1.

Tên KLTN: “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty

Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn – Bình Định”.
2. Nội dung KLTN:
-

Tổng quan tài liệu về SXSH và tổng quan về ngành CBTS,

-

Nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế: công nghệ sản xuất; nhu cầu sử dụng nguyên,

nhiên, vật liệu cho sản xuất; thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất và thành phẩm của
Công ty,

-

Nghiên cứu, đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình chế biến và công

tác bảo vệ môi trường của Công ty,
-

Nghiên cứu, xác định và phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại Công ty,

-

Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho một số công đoạn sản xuất tại Công ty.

3. Thời gian thực hiện:
Bắt đầu: Tháng 01/2012

Kết thúc: Tháng 05/2012

4. Họ & tên giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Vinh Quy

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày … tháng … năm 2012
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày … tháng … năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Vinh Quy



NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN - BÌNH ĐỊNH

Tác giả

NGUYỄN THỊ HỒNG DIỄM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư chuyên ngành
Quản Lý Môi Trường và Du Lịch Sinh Thái

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Vinh Quy

Tháng 05 / 2012
i


LỜI CẢM ƠN
Gần 4 năm học tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và 2
tháng thực tập tại Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn đã mang lại cho tôi rất
nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành Quản lý môi trường và du
lịch sinh thái, đó là hành trang giúp tôi trở thành người lao động mới trong xã hội.
Xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè – những người luôn động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên đã tận tình giảng dạy,
hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
Đặc biệt, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Vinh
Quy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Xin gởi lời biết ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các cô chú và anh chị tại Công
Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn, đặc biệt là anh Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ
dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và cung cấp đầy đủ những thông tin
có liên quan giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa, cho tôi xin cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả mọi
người đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 05 năm 2012

Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Diễm

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng tại Công Ty
Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn – Bình Định” do sinh viên Nguyễn Thị Hồng Diễm
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Vinh Quy được tiến hành tại Công Ty Cổ Phần
Đông Lạnh Quy Nhơn, thời gian từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012. Với mục tiêu
của đề tài là: nghiên cứu, đánh giá thực tế tiêu hao nguyên nhiên liệu trong quá trình
chế biến và hiện trạng môi trường của Công ty; qua đó, đề xuất các giải pháp SXSH áp
dụng cho Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn.
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp: khảo sát thực tế Công ty, tham
vấn các đối tượng có liên quan, thống kê, phân tích tài liệu, xử lý số liệu, tổng hợp tài
liệu, so sánh và đánh giá số liệu.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: tìm hiểu SXSH và ngành chế biến thủy
sản; nghiên cứu, đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH tại Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh
Quy Nhơn tỉnh Bình Định, đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với tình hình sản xuất
thực tế của Công ty.
Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu thực tế tại Công ty cho thấy, Công ty có
tiềm năng lớn trong việc giảm thiểu nước thải và tiết kiệm nguyên liệu thông qua áp

dụng SXSH tại các công đoạn tiếp nhận nguyên liệu, rửa 1, xử lý, rửa 2 và cấp đông.
Nghiên cứu cũng đã phân tích và đề xuất được 35 giải pháp SXSH, trong đó có 33 giải
pháp có tính khả thi và 2 giải pháp bị loại bỏ.
Hầu hết các giải pháp đều có chi phí đầu tư thấp hoặc không cần đầu tư, nhưng
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khi thực hiện tốt các giải pháp được đề xuất, lượng nước, nguyên nhiên liệu tiêu
thụ cũng như chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được giảm thiểu đáng kể,
đồng thời sẽ nâng cao được nhận thức của CBCNV trong Công ty về vấn đề bảo vệ
môi trường từ đó mang lại lợi ích về kinh tế và môi trường cho Công ty.

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
Chương 1 ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Đặt vấn đề ........................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................2
1.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
Chương 2 ......................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN VỀ SXSH VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN ................................. 5

2.1. Tổng quan về SXSH ..........................................................................................5
2.1.1.

Sự hình thành và phát triển ý tưởng SXSH ...............................................5

2.1.2.

Khái niệm về SXSH ..................................................................................6

2.1.3.

Phương pháp luận ......................................................................................7

2.1.4.

Lợi ích và rào cản của doanh nghiệp khi áp dụng SXSH .........................7

2.2. Tổng quan về ngành chế biến thủy sản trên thế giới và tại Việt Nam ...............9
2.2.1.

Sơ lược về ngành chế biến thủy sản ..........................................................9

2.2.2.

Tình hình chế biến thủy sản trên thế giới ................................................10

2.2.3.

Tình hình chế biến thủy sản tại Việt Nam ...............................................10


2.2.4.

Hệ thống quản lý môi trường trong chế biến thủy sản tại Việt Nam ......12

iv


2.2.5. Vấn đề môi trường trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam và tiềm
năng áp dụng SXSH ..............................................................................................13
Chương 3 ....................................................................................................................... 17
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN VÀ HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY .................................................................... 17
3.1. Khái quát về Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn ..................................17
3.1.1.

Giới thiệu chung về Công ty ...................................................................17

3.1.2.

Quá trình hình thành và phát triển ...........................................................18

3.1.3.

Cơ cấu tổ chức của Công ty ....................................................................20

3.1.4.

Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ..............................................................21

3.1.5.


Tình hình sản xuất của Công ty ...............................................................22

3.1.5.1. Quy trình chế biến thủy sản tại Công ty.............................................22
3.1.5.2. Nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc sử dụng .............................26
3.2. Hiện trạng môi trường và công tác bảo vệ môi trường của Công ty ...............28
3.2.1.

Hiện trạng môi trường tại Công ty ..........................................................28

3.2.1.1. Chất lượng môi trường không khí ......................................................28
3.2.1.2. Nước thải ............................................................................................29
3.2.1.3. Chất thải rắn .......................................................................................30
3.2.2.

Công tác bảo vệ môi trường tại Công ty .................................................31

3.2.2.1. Khí thải ...............................................................................................31
3.2.2.2. Nước thải ............................................................................................32
3.2.2.3. Chất thải rắn .......................................................................................32
3.2.3.

Đánh giá và lựa chọn công đoạn thực hiện SXSH tại Công ty ...............32

Chương 4 ....................................................................................................................... 35
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH ÁP DỤNG CHO CÔNG ĐOẠN TIẾP NHẬN
NGUYÊN LIỆU, RỬA 1, XỬ LÝ, RỬA 2 VÀ CẤP ĐÔNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐÔNG LẠNH QUY NHƠN ............................................................................. 35
4.1. Sơ đồ dòng quy trình công nghệ tại công đoạn tiếp nhận nguyên liệu, rửa 1, xử
lý, rửa 2 và cấp đông .................................................................................................35

4.1.1.

Công đoạn tiếp nhận nguyên liệu ............................................................35

4.1.2.

Công đoạn rửa 1 ......................................................................................37
v


4.1.3.

Công đoạn xử lý ......................................................................................39

4.1.4.

Công đoạn rửa 2 ......................................................................................40

4.1.5.

Công đoạn cấp đông ................................................................................41

4.2. Cân bằng vật liệu..............................................................................................43
4.3. Định giá cho dòng thải .....................................................................................50
4.4. Phân tích nguyên nhân phát sinh dòng thải và đề xuất các cơ hội SXSH .......52
4.5. Sàng lọc các giải pháp SXSH ..........................................................................56
4.6. Nghiên cứu tính khả thi cho các giải pháp .......................................................59
4.6.1.

Mô tả các giải pháp .................................................................................59


4.6.2.

Phân tích tính khả thi về mặt kĩ thuật ......................................................64

4.6.3.

Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế ......................................................68

4.6.4.

Phân tích tính khả thi về mặt môi trường ................................................71

4.7. Lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp để thực hiện .......................73
4.8. Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH .........................................................77
4.8.1.

Thành lập đội sản xuất sạch hơn .............................................................77

4.8.2.

Lập kế hoạch chuẩn bị thực hiện .............................................................77

4.9. Duy trì thực hiện các giải pháp đã chọn ..........................................................81
4.9.1.

Tiếp tục giám sát .....................................................................................81

4.9.2.


Các công việc tiếp theo ...........................................................................82

Chương 5 ....................................................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 83
5.1. Kết luận ............................................................................................................83
5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 87

vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
AIPCE-CEP :

Hiệp hội các nhà giao dịch và chế biến thủy sản EU

BTP

:

Bán thành phẩm

CBCNV

:

Cán bộ công nhân viên

CBTS


:

Chế biến thủy sản

CoC

:

Code of Conduct for Responsible Aquaculture – Quy tắc ứng xử
nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

CTTB

:

Cải tiến thiết bị

DT

:

Doanh thu

DV

:

Dịch vụ


HACCP

:

Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn

HTQLCL

:

Hệ thống quản lý chất lượng

KCN

:

Khu công nghiệp

KSQT

:

Kiểm soát quy trình

QLNV

:

Quản lý nội vi


SXSH

:

Sản xuất sạch hơn

SXSPP

:

Sản xuất sản phẩm phụ

TCNL

:

Tiêu chuẩn nguyên liệu

THTSD

:

Tuần hoàn tái sử dụng

TNDN

:

Thu nhập doanh nghiệp


TTTB

:

Thay thế thiết bị

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNEP

:

United Nation Environment Program – Chương trình môi trường
Liên Hiệp Quốc

VASEP

:

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers - Hiệp
hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các bước thực hiện đánh giá SXSH ................................................................7
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước về mặt môi trường đối với ngành
CBTS tại Việt Nam........................................................................................................13
Hình 3.1: Sơ đồ kết cấu bộ máy quản lý Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn ....20
Hình 3.2: Sản lượng xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của Công ty..........................22
Hình 3.3: Sơ đồ biểu diễn quy trình chế biến tôm vỏ bỏ đầu đông lạnh .......................23
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn tiếp nhận nguyên liệu ...........36
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn rửa 1......................................38
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn xử lý......................................39
Hình 4.5: Sơ đồ quy trình công nghệ chi tiết công đoạn cấp đông ...............................42
Hình 3.4: Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty ....................98

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam từ tháng 01 – 04/ 2012 ......11
Bảng 2.2: Thành phần các chất trong nước thải của nhà máy chế biến thủy sản ..........14
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty những năm qua..........19
Bảng 3.2: Sản lượng sản xuất thực tế năm 2011 ...........................................................21
Bảng 3.3: Nguyên, nhiên liệu têu thụ trung bình trong 6 tháng cuối năm 2011 cho quá
trình sản xuất tại Công ty...............................................................................................27
Bảng 3.4: Máy móc thiết bị tại Công ty ........................................................................27
Bảng 3.5: Kết quả giám sát môi trường không khí của Công ty ...................................29
Bảng 3.6: Kết quả giám sát môi trường nước thải tại Công ty ......................................30
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu, năng lượng cho 1 tấn sản phẩm ......................................44
Bảng 4.2: Đơn giá các loại nguyên nhiên vật liệu .........................................................51
Bảng 4.3: Tổn thất do dòng thải ....................................................................................51
Bảng 4.4: Nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH ..............................................53

Bảng 4.5: Phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH ...................................................56
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả phân loại và sàng lọc các giải pháp SXSH ......................58
Bảng 4.7: Tiêu chí đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật..............................................64
Bảng 4.8: Tính khả thi về mặt kĩ thuật của các giải pháp SXSH ..................................65
Bảng 4.9: Tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp SXSH ..................................68
Bảng 4.10: Tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp SXSH .........................71
Bảng 4.11: Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp SXSH .........................................74
Bảng 4.12: Đội SXSH của Công ty ..............................................................................77
Bảng 4.13: Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH đã chọn .....................................78
Bảng 4.14: Kế hoạch tiếp tục giám sát của Công ty......................................................81

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nan giải cho mọi thời đại. Chính nó là nguyên
nhân làm suy giảm đến chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống của con người.
Hoạt động công nghiệp là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Mỗi quốc gia muốn phát triển kinh tế xã hội cần phải phát triển bền
vững tức là luôn cân bằng giữa ba yếu tố: môi trường - kinh tế - xã hội.
Trước đây, các giải pháp (như: phân tán, pha loãng, xử lý cuối đường ống, tuần
hoàn và thu hồi năng lượng…) đã được áp dụng để giải quyết vấn đề trên. Nhưng hầu
hết tất cả giải pháp trên vừa đắt tiền vừa không mang lại hiệu quả cao và không mang
tính bền vững vì khả năng tiếp nhận ô nhiễm của môi trường có giới hạn và đang gần
như cạn kiệt.

Gần đây, một tiếp cận mang tính chủ động để giảm thiểu chất thải tại nguồn trong
công tác quản lý chất thải hay còn gọi là cách tiếp cận “sản xuất sạch hơn” được chú ý
đến. Sản xuất sạch hơn là cách tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc
sử dụng nguyên nhiên vật liệu có hiệu quả hơn. Việc áp dụng sản xuất sạch hơn không
chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí sản xuất mà còn mang lại các lợi ích
về môi trường. Trên thế giới, sản xuất sạch hơn được chính thức phát động đầu tiên
trong chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) vào tháng 9 năm 1990 tại
Hội Nghị Canterbury, Vương Quốc Anh. Ở Việt Nam, sản xuất sạch hơn bắt đầu được
áp dụng từ năm 1996.
1.2.

Tính cấp thiết của đề tài

Với nhu cầu của xã hội ngày nay, con người luôn cần đến những loại thực phẩm
nhanh, gọn, nhẹ để đáp ứng kịp thời cho cuộc sống của chính mình. Vì vậy, thực phẩm
chế biến sẵn là sự lựa chọn tối ưu. Chính vì thế, ngành chế biến thủy sản nói chung và
ngành chế biến thủy sản đông lạnh nói riêng trên thế giới cũng như tại Việt Nam rất
1


phát triển, trong đó không thể không kể đến chế biến thủy sản đông lạnh tại Bình Định
cũng ngày một phát triển. Từ đó tạo ra những sản phẩm đông lạnh có giá trị xuất khẩu
cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Đồng thời ngành còn
góp phần thúc đẩy sự phát triển vùng nguyên liệu ở tỉnh cũng như phát triển kinh tế tại
tỉnh nhà.
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà ngành chế biến thủy sản mang lại cho nền kinh tế
thì trong quá trình sản xuất nó còn thải ra những chất gây ô nhiễm môi trường trầm
trọng như: nước thải từ quá trình rửa nguyên liệu; chất thải rắn từ các phế phẩm
nguyên liệu như đầu, ruột, chân, vây… của cá, tôm, mực… Vì vậy, nó cũng đóng vai
trò khá lớn làm suy thoái môi trường, mặc khác hầu hết các nhà máy xí nghiệp chỉ

quan tâm lợi nhuận kinh tế chưa có sự quan tâm đặc biệt về môi trường và khiến
chúng ta thật sự đau lòng vì những gì đã và đang xảy ra hàng ngày xung quanh chúng
ta - một trong những vấn đề môi trường cấp bách mà Việt Nam nói chung và tỉnh Bình
Định nói riêng đang phải đối mặt, mà Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn tỉnh
Bình Định cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn là Công ty chuyên sản xuất kinh doanh
các mặt hàng đông lạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu thuộc địa bàn tỉnh Bình
Định. Bình Định là một trong số tỉnh có nền kinh tế phát triển tại miền Trung. Vấn đề
đặt ra cho Công ty là làm sao nâng cao được năng suất sản xuất, tăng thêm giá trị về
kinh tế và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời cũng giảm bớt
áp lực cho môi trường. Nhìn nhận được tầm quan trọng đối với nền kinh tế cũng như
những vấn đề môi trường nảy sinh mà ngành sản xuất và chế biến thủy sản mang lại,
đề tài nghiên cứu: “ Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại Công Ty Cổ
Phần Đông Lạnh Quy Nhơn – Bình Định” đã được thực hiện.
1.3.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chính mà đề tài hướng đến là:
-

Nghiên cứu, đánh giá thực tế tiêu hao nguyên nhiên liệu trong quá trình chế

biến và hiện trạng môi trường của Công ty.
-

Trên cơ sở số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các giải pháp

SXSH áp dụng cho Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn.
1.4.


Nội dung nghiên cứu
2


Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu được thực hiện với những nội
dung đặt ra sau đây:
-

Tổng quan tài liệu về SXSH và tổng quan về ngành CBTS,

-

Nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế: công nghệ sản xuất; nhu cầu sử dụng

nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất; thiết bị được sử dụng trong quá trình sản xuất và
thành phẩm của Công ty,
-

Nghiên cứu, đánh giá các vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình chế biến

và công tác bảo vệ môi trường của Công ty,
-

Nghiên cứu, xác định và phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại

Công ty,
-

Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho một số công đoạn sản xuất tại Công


ty.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp sau đây đã được sử dụng:
-

Khảo sát tình hình thực tế và thu thập số liệu có liên quan đến Công ty,

-

Tham vấn các đối tượng có liên quan: công nhân, cán bộ viên chức trong Công

ty, chuyên gia SXSH,
-

Phương pháp thống kê,

-

Phân tích tài liệu,

-

Xử lý số liệu: số liệu sau thu thập được xử lý bằng excel,

-


Tham khảo sách, tài liệu giảng dạy về SXSH, các báo cáo đánh giá SXSH, các

luận văn tốt nghiệp khóa trước, các tài liệu có liên quan từ internet,
-

Tổng hợp tài liệu, so sánh và đánh giá số liệu: tổng hợp các số liệu sau khi được

xử lý, tiến hành so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp chế biến
thủy sản và đánh giá số liệu đã so sánh.
1.6.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài như sau:
-

Đề tài được nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Đông Lạnh Quy Nhơn và hoàn

thành trong khoảng thời gian từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012.
-

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chỉ thực hiện nghiên cứu

tại dây chuyền chế biến tôm vỏ bỏ đầu đông lạnh. Thời gian khảo sát và đánh giá
3


SXSH tại Công ty ngắn nên đề tài chỉ tập trung đánh giá công đoạn: tiếp nhận nguyên
liệu, rửa 1, xử lý, rửa 2 và cấp đông chưa thể đánh giá toàn bộ quy trình chế biến.


4


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ SXSH VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
2.1.

Tổng quan về SXSH

2.1.1. Sự hình thành và phát triển ý tưởng SXSH
Thực tế cho thấy các quá trình sản xuất công nghiệp luôn gây ra ô nhiễm môi
trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn. Theo thời gian, cách thức để ứng phó với
sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy thoái môi trường luôn thay đổi trong vòng gần
một thế kỷ qua:
-

Thiếu nhận thức đối với vấn đề ô nhiễm

Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả ô nhiễm gây ra chưa thực sự nghiêm
trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẽ.
Thiếu nhận thức về ô nhiễm diễn ra cho tới giữa thế kỷ 20.
-

Pha loãng và phân tán

Pha loãng: dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn nhận.
Phân tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.
Phân tán và pha loãng diễn ra trong khoảng thập kỷ 60.
-


Xử lý cuối đường ống

Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy hay
làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào
môi trường.
Phương pháp này phổ biến vào thập kỷ 70 ở các nước công nghiệp để kiểm soát ô
nhiễm công nghiệp.
Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề:
 Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý,
5


 Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp,
 Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp,
 Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý.
-

Tuần hoàn và thu hồi năng lượng

Tuần hoàn và thu hồi năng lượng diễn ra trong thập kỷ 80.
-

Sản xuất sạch hơn và các biện pháp phòng ngừa

Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và
nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu
nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ.
Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ thập kỷ 90 với những cách gọi khác nhau như
“phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải”. Ngày nay, thuật ngữ “sản xuất sạch
hơn” được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật

ngữ tương đương vẫn còn được sử dụng ở vài nơi.
Như vậy, từ thiếu nhận thức về ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến
kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách
quan, tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn
xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị động
trong khi cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải chủ động. Như vậy,
SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn
chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ
biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ
đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm.
2.1.2. Khái niệm về SXSH
Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP, 1994):
“Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường
tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm làm giảm
tác động xấu đến con người và môi trường.
Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu, nước và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và làm giảm khối lượng, độc tính của các
chất thải vào nước và khí quyển.
Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cả các
6


tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khai thác
nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trường vào
trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ.
SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.”
Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển
phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH chỉ là một
chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan đến lợi ích kinh tế. Trong khi xử lý

cuối đường ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH có thể mang lại lợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc
phòng ngừa và giảm thiểu rác thải. Do vậy có thể khẳng định rằng SXSH là một chiến
lược “một mũi tên trúng hai đích”.
2.1.3. Phương pháp luận
Để áp dụng được SXSH cần phải có phân tích một cách chi tiết về trình tự vận
hành của quá trình sản xuất cũng như thiết bị sản xuất hay còn gọi là đánh giá về
SXSH. Đánh giá SXSH là một công cụ hệ thống có thể giúp nhận ra việc sử dụng
nguyên liệu không hiệu quả, việc quản lý chất thải kém và các rủi ro về bệnh nghề
nghiệp bằng cách tập trung chú ý vào các khía cạnh môi trường và các tác động của
quá trình sản xuất công nghiệp.
Quy trình của đánh giá SXSH có thể thực hiện qua 6 bước được thể hiện chi tiết
theo hình 2.1
1. Bắt đầu
6. Duy trì SXSH
Trọng tâm
kiểm toán mới

2. Phân tích các
công đoạn sản xuất
3. Đề xuất các giải
pháp

5. Thực hiện các
giải pháp
4. Lựa chọn các
giải pháp

Hình 2.1: Các bước thực hiện đánh giá SXSH
2.1.4. Lợi ích và rào cản của doanh nghiệp khi áp dụng SXSH

7


 Lợi ích
SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên
liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Nói một cách tổng quát, SXSH vừa là công cụ
quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và là công cụ nâng cao chất lượng
sản phẩm. SXSH mang lại:
-

Tăng năng suất thông qua giảm tiêu hao nguyên liệu thô, năng lượng để sản

xuất 1 đơn vị sản phẩm,
-

Tăng cường cải thiện tình trạng môi trường qua việc loại trừ càng nhiều càng

tốt việc sử dụng các vật liệu độc và nguy hiểm, giảm tại nguồn lượng và độc tính của
tất cả các dạng phát thải,
-

Giảm các tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm thông qua thiết kế

các sản phẩm thân thiện với môi trường đồng thời mang lại lợi nhuận,
-

Giúp cho doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển và trong thời kỳ chuyển

đổi có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và qua đó giúp họ hội nhập với thị trường quốc tế,
-


Cải thiện môi trường làm việc có liên quan đến sức khỏe và an toàn lao động

cho công nhân,
-

Tạo nên một hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp,
-

Chấp hành tốt hơn các quy định về môi trường, giúp các ngành công nghiệp

xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường,
-

Chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm tốt hơn,

-

Thu hồi được một lượng nguyên liệu bị hao phí trong quá trình sản xuất,

-

Tiết kiệm chi phí xử lý cuối đường ống.

 Rào cản
Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp, cải thiện môi trường làm việc và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong
quá trình áp dụng lại phát sinh một số rào cản như:

-

Các rào cản về tài chính,

-

Cấp lãnh đạo các nhà máy chưa có nhận thức đầy đủ về SXSH và ngại thay đổi,

thiếu sự quan tâm và cam kết của các cơ sở sản xuất với chiến lược SXSH,
-

Thiếu chuyên gia về SXSH cho các ngành công nghiệp khác nhau,
8


-

Chưa có sự quan tâm đúng mức về SXSH trong chiến lược và chính sách phát

triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường,
-

Các doanh nghiệp xem SXSH như là một dự án chứ không phải là một chiến

lược thực hiện liên tục,
-

Luật môi trường chưa có tính nghiêm minh, việc cưỡng chế thi hành luật môi

trường chưa chặt chẽ. Các quy định về môi trường còn quá tập trung vào xử lý cuối

đường ống,
-

Thiếu thông tin về công nghệ tốt nhất hiện có và công nghệ có tính hấp dẫn về

mặt kinh tế từ đó hạn chế trong cách tiếp cận thông tin kỹ thuật và công nghệ mới,
-

Thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý khuyến khích tiết kiệm, quyết

định đầu tư chưa được đặt ra trên cơ sở tính toán chi phí tổng thể bao gồm cả các chi
phí môi trường.
2.2.

Tổng quan về ngành chế biến thủy sản trên thế giới và tại Việt Nam

2.2.1. Sơ lược về ngành chế biến thủy sản
Năm 1976, thành lập Bộ Hải sản đã đánh dấu tầm cao của ngành. Ngành thuỷ sản
có thể được coi là ngành đi tiên phong trong quá trình đổi mới, mở đường cho sự tăng
trưởng liên tục, phát triển kinh tế thuỷ sản trong thời gian qua. Phát huy các nguồn lực,
đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước, ngành thuỷ sản luôn
coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư. Ngành đã chủ động đi trước trong hội
nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn
sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Quá trình phát triển của ngành chế biến thủy sản có thể được khái quát qua 04 giai
đoạn sau:
Giai đoạn 1976 – 1980: Nằm trong tình trạng trì trệ chung của kinh tế đất nước,
ngành thủy sản cũng lâm vào tình trạng sa sút kéo dài. Công nghệ chế biến lạc hậu nên
có sự thất thoát lớn trong quá trình chế biến và bảo quản.
Giai đoạn 1981 – 1994: Cuối năm 1979, Nhà nước cho phép Bộ Thủy sản quản lý

thống nhất và khép kín toàn bộ quá trình từ đánh bắt đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm
cuối cùng, thay cho trước đây ngành chỉ đảm nhận khâu khai thác và chế biến, còn
việc thu mua và tiêu thụ do ngành nội thương và ngoại thương đảm nhận.
Nhờ vậy, trong giai đoạn này ngành thủy sản luôn hoàn thành vượt mức toàn diện
9


các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 - 7%/năm về
sản lượng khai thác; 12 - 13% về giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Giai đoạn 1994 đến năm 2000: Nghị quyết 03/NQ/TW ngày 6 - 5 - 1993 của Bộ
Chính trị, Nghị quyết số 05-NQ/HNTW ngày 10 - 6 - 1993, Nghị quyết Hội nghị lần
thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đều khẳng định xây dựng thủy
sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bởi vậy, ngành chế biến thủy sản cũng nhận
được sự chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành và các địa phương. Vì vậy, công
nghiệp CBTS phát triển vượt bậc về số lượng tuy nhiên đó chỉ mới là bước đầu.
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: công nghiệp CBTS không chỉ phát triển về số
lượng mà còn nâng cao về chất lượng với việc tăng cường đổi mới, thiết bị công nghệ,
áp dụng các chương trình quản lý sản xuất nhằm đáp ứng các yêu cầu cao về chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm. Từ đó làm cơ sở mở rộng thị
trường và nâng cấp giá trị sản phẩm thủy sản.
Như vậy, khai thác và chế biến thủy sản là một trong những ngành góp phần đột
phá về kinh tế biển, ven biển. Nâng cao đời sống dân cư ven biển, trên các đảo. Đồng
thời, tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh trên biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và
phòng chống thiên tai.
2.2.2. Tình hình chế biến thủy sản trên thế giới
Thời tiết xấu ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản toàn cầu: lũ lụt tại Thái Lan, Mỹ;
nắng nóng tại Ấn Độ, hoạt động sản xuất đình trệ tại Indonesia. Làm cho sản phẩm
trên các thị trường này thiếu hụt và phải cần đến một lượng lớn nhập khẩu từ bên
ngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Trên các thị trường lớn: Mỹ, Nhật Bản… trong những tháng đầu năm 2011 cần

nhập khẩu tôm và cá phile đông lạnh.
Nhập khẩu tôm đông lạnh của EU27 tăng vọt,
Theo thông tin của Hiệp hội các nhà giao dịch và chế biến thủy sản EU (AIPCECEP) công bố trong báo cáo nghiên cứu thường niên ngành thủy sản (2011), năm
2010, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của EU đạt 9,39 triệu tấn, tổng lượng thủy sản
cập cảng EU đạt 5,74 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của khối này đạt 2,12
triệu tấn.
2.2.3. Tình hình chế biến thủy sản tại Việt Nam
10


CBTS là một trong những ngành công nghiệp chính sản xuất thực phẩm phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế
biến thủy sản ở Việt Nam đã phát triển rất mạnh về số lượng và quy mô của các đơn vị
chế biến.
Trong những phương pháp CBTS bao gồm đông lạnh, đóng gói, sấy khô, nước sốt
cá, bột cá, và thạch thì đông lạnh đang đóng vai trò chính. Hiện tại, những đơn vị chế
biến mang tính công nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là về chế biến đông lạnh, những sản
phẩm chính được chế biến có giá trị xuất khẩu cao cũng là chế biến đông lạnh. Đặc
điểm phổ biến nhất của những đơn vị chế biến mang tính công nghiệp là họ tập trung
chủ yếu vào xuất khẩu. Gần đây, thị trường nội địa đã được quan tâm.
Từ đầu năm 2012 đến hết tháng 4/2012, giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của
cả nước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhóm hàng
xuất khẩu chính (GT: giá trị, triệu USD), được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam từ tháng 01 – 04/ 2012
Cá các
loại
khác

Nhuyễn
thể


Cua,
ghẹ và
Giáp
xác
khác

Từ 1/1 30/4/2012 599,291 568,995 175,363 245,579
(GT)

179,650

24,585

1793,463

+20,7

-2,6

+11,1

Sản
phẩm

So với
cùng kỳ
2011 (%)

Tôm

các loại

+4,5

Cá tra

+9,2

Cá ngừ

+18,3

+24,3

Tổng
cộng

(Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2012)
 CBTS tại Việt Nam hiện đang đứng trước những thách thức sau:
-

Sản lượng khai thác, nuôi trồng tăng chậm do ảnh hưởng của tình hình thời tiết

làm cho nhiều doanh nghiệp thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến,
-

Chi phí đầu vào tăng cao: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giá các

mặt hàng thủy sản tăng cao vì nhu cầu thu mua chế biến xuất khẩu của các doanh
nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu nhập khẩu mạnh của khách hàng Mỹ và châu Âu,

-

Dịch bệnh trên tôm do chưa được áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt, sự quản lý
11


lỏng lẻo, khu vực nuôi lẻ tẻ chưa tập trung cộng thêm với tình hình thời tiết phức tạp,
-

Khoảng tháng 9-10-11/2011 mưa lớn trong nhiều ngày khiến môi trường nuôi

thay đổi, cộng với ô nhiễm nguồn nước thải sinh hoạt từ cộng đồng dân cư làm cho
lượng cá nuôi trên địa bàn Huế bị chết hàng loạt thiệt hại hơn 14 tỉ đồng.
 Tuy vậy, ngành cũng đang có nhiều thuận lợi sau:
-

Khả năng chủ động nguyên liệu chế biến tăng: mặc dù thiếu nguồn nguyên liệu

tại chỗ nhưng các doanh nghiệp vẫn tìm kiếm được nơi cung cấp nguyên liệu từ các
địa phương khác để đáp ứng nhu cầu sản xuất của mình,
-

Chứng nhận GlobalGAP giúp tăng vị thế của Việt Nam trên thế giới. Nó làm

tăng thêm uy tín và thương hiệu hàng Việt Nam đạt chất lượng trên thị trường,
-

Cá tra, tôm tiếp tục chi phối tăng trưởng chung; xuất khẩu tôm chế biến tăng

mạnh do sự thiếu hụt trên thị trường thế giới, mặc khác Thủy sản xuất khẩu của Việt

Nam ngày càng được cải thiện về chất lượng và được ưa chuộng tại các thị trường lớn
trên thế giới như EU, Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, theo hệ thống cảnh báo của 3 thị
trường trên, gần đây vẫn còn tồn dư một số hóa chất và tạp chất trong các lô hàng thủy
sản xuất khẩu, đặc biệt là Trifluralin và Enrofloxacin, gây ảnh hưởng đến uy tín chung
của các sản phẩm thủy sản Việt Nam,
-

Xuất khẩu sang các thị trường lớn tăng trưởng tốt,

-

Giá xuất khẩu tăng trên các thị trường chủ chốt, thường xuyên cung cấp sản

phẩm đủ và đạt chất lượng.
2.2.4. Hệ thống quản lý môi trường trong chế biến thủy sản tại Việt Nam
Công tác quản lý Nhà nước về mặt môi trường đối với ngành CBTS tại Việt Nam
từ trước tới nay rất chồng chéo và do đó không có hiệu quả. Các cơ sở CBTS chịu sự
quản lý của các cơ quan ban ngành được trình bày ở hình 2.2. Do hệ thống quản lý
chồng chéo như vậy nên các thủ tục hành chính rất tốn thời gian và do vậy các vấn đề
môi trường nảy sinh thường không được giải quyết kịp thời.
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết nhập Bộ Thủy sản
vào Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì thế hệ thống quản lý môi trường đối
với ngành CBTS có khả năng sẽ bớt chồng chéo hơn. Tuy nhiên, mặc khác những thủ
tục chuyển giao cũng có thể sẽ làm chậm trễ tiến độ thực hiện các chương trình quản
lý môi trường trong ngành thủy sản nói chung và CBTS nói riêng.
12


CHÍNH PHỦ


Bộ
NN&PTNT
Tổng cục
Thủy sản

UBND
tỉnh/thành

Sở
NN&PTNT

Bộ
TN&MT
Sở
TN&MT

Cơ sở CBTS
ngoài KCN

Ban quản lý
KCN tỉnh/thành
Cơ sở CBTS
trong KCN

Quan hệ trực thuộc
Quan hệ hợp tác/ chuyên môn
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước về mặt môi trường đối với ngành
CBTS tại Việt Nam
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là
công cụ được sử dụng nhằm cải thiện công tác quản lý môi trường đối với ngành

CBTS.
Ngoài ra, ngành CBTS tại Việt Nam đã và đang áp dụng các hệ thống quản lý như
HACCP, GMP, GAP và CoC do VINAFIS và VASEP cố vấn và đào tạo nên có thể
coi họ có những ảnh hưởng nhất định trong công tác bảo vệ môi trường ngành thủy sản
nước ta nói chung và chế biến thủy sản nói riêng.
2.2.5. Vấn đề môi trường trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam và tiềm
năng áp dụng SXSH
Vấn đề môi trường trong ngành CBTS tại Việt Nam cũng không thể nằm ngoài
hiện trạng chung của thế giới. Trong CBTS, nguyên nhiên vật liệu sử dụng nhiều nhất
là nước và điện. Trong quá trình chế biến do thao tác của công nhân và trang thiết bị
máy móc cũ kĩ, dụng cụ vệ sinh không phù hợp… đã thải ra môi trường một lượng lớn
nước thải, khí thải, chất thải rắn và ngay cả chất thải nguy hại; ngoài ra còn làm tiêu
hao một lượng lớn năng lượng.
 Chất thải rắn
Tổng lượng chất thải sinh ra trong quá trình chế biến (đầu, xương, da, vây, vẩy…)
13


ước tính khoảng 200.000 tấn/năm ( Theo báo cáo “Đánh giá tác động môi trường trong
lĩnh vực thuỷ sản năm 2002”). Đặc điểm của loại chất thải này là dễ lên men thối rữa,
vì phần lớn chúng được hợp thành từ các vật thể sống nên phân huỷ rất nhanh dưới
điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ thường vào khoảng 270C và độ ẩm khoảng 80%).
Việc phân huỷ các chất thải này tuy không độc nhưng cũng tạo ra sự thay đổi lớn cho
chất lượng môi trường sống của những người lao động tại các cơ sở CBTS nông
nghiệp cũng như dân cư sống ở vùng phụ cận.
Phần lớn loại chất thải này được thu hồi để chế biến thức ăn gia súc, một phần nhỏ
sót lại trôi vào dòng nước thải.
Chất thải nguy hại: các loại bóng đèn huỳnh quang, bình acquy, các loại dầu nhớt
và giẻ lau.
Chất thải rắn sinh hoạt: thải ra từ quá trình sinh hoạt của CBCNV trong Công ty,

các loại giấy bị thải bỏ từ văn phòng cũng là nguồn thải cần chú ý.
Chất thải rắn tại các cơ sở CBTS được thu gom và tận dụng để sản xuất các phụ
phẩm.
Ngoài ra còn có các loại thùng, bao bì… chứa đựng sản phẩm bị lỗi và bị loại bỏ.
Do hầu hết các Công ty chế biến thủy sản nằm trong khu vực đô thị nên loại rác
thải sinh hoạt phần lớn đã được thu gom và không còn là nguồn gây ô nhiễm đáng kể.
 Nước thải
Nước thải ngành CBTS chứa hàm lượng protein, lipitd, photphat, nitrat… rất lớn,
nên nó có nồng độ ô nhiễm hữu cơ cao. Ngoài ra, nó còn chứa cát, sạn,…, một số hóa
chất được dùng để lưu giữ trong nhà máy, và các loại hóa chất khử trùng khác. Thành
phần các chất trong nước thải của nhà máy chế biến thủy sản được trình bày ở bảng
2.2.
Bảng 2.2: Thành phần các chất trong nước thải của nhà máy chế biến thủy sản
Thành phần
Đơn vị đo
Hàm lượng
Chất rắn lơ lửng
mg/l
800 – 2000
COD
mg/l
700 – 1500
BOD
mg/l
600 – 1300
Tổng nitơ
mg/l
100 – 350
Phốt pho
mg/l

30 – 70
(Nguồn: Viện Công nghệ môi trường Trung tâm KHTN&CN Việt Nam, 2009)
14


×