Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG HỒ ĐÁ BÀN, TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG HỒ ĐÁ BÀN,
TỈNH KHÁNH HÒA

Họ tên sinh viên: NGUYỄN THỊ LAN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008-2012

Tháng 06/2012



ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI BỀN VỮNG HỒ ĐÁ BÀN, TỈNH KHÁNH HÒA

Tác giả

NGUYỄN THỊ LAN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN ANH TUẤN


Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & DU LỊCH SINH THÁI
Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ LAN
Khoá học: 2008 – 2012

Mã số SV: 08157093
Lớp: DH08DL

1. Tên đề tài: Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái
bền vững hồ Đá Bàn, tỉnh Khánh Hòa.
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Hiện trạng tài nguyên, cơ sở vật chất hạ tầng và hoạt động du lịch ở Đá Bàn.
- Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Đá Bàn.
- Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại hồ Đá Bàn.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2012. Kết thúc: tháng 05/2012
4. Họ tên GVHD : ThS. NGUYỄN ANH TUẤN
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày…..tháng…..năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày…..tháng…..năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

ThS. NGUYỄN ANH TUẤN



LỜI CẢM ƠN
Chân thành cám ơn Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp
này.
Cảm ơn thầy Nguyễn Anh Tuấn – người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tri ân công lao giảng dạy và hướng dẫn của quý thầy, cô giáo Khoa Môi Trường
và Tài Nguyên, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Xin gởi lời cám ơn đến quý cơ quan: Hạt Kiểm Lâm huyện Ninh Hòa, Trạm
Kiểm Lâm xã Ninh Sơn, Công ty thủy lợi Bắc Khánh Hòa, Trạm thủy nông Ninh sơn,
UBND xã Ninh Sơn, Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Khánh Hòa đã cung cấp tài liệu,
tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi khảo sát và thực hiện đề tài.
Tôi gởi đến Ba Mẹ lòng biết ơn sâu sắc, xin cảm ơn anh chị và bạn bè đã luôn ở
bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn.


Sinh viên thực hiện khóa luận
Nguyễn Thị Lan

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái
bề vững Hồ Đá Bàn, Tỉnh Khánh Hòa” được tiến hành tại khu vực Hồ Đá Bàn, xã
Ninh Sơn, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, thời gian thực hiện đề tài từ 01/10/2011
đến tháng 5/2012 với các nội dung sau:
- Hiện trạng tài nguyên, cơ sở vật chất hạ tầng và hoạt động du lịch ở Đá Bàn.
- Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Đá Bàn.
- Đinh hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại hồ Đá Bàn.
Với các phương pháp sử dụng bao gồm: nghiên cứu tổng hợp tài liệu, bản đồ, khảo sát
thực địa, điều tra xã hội học và phân tích SWOT, kết quả bước đầu ghi nhận:
- Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên lịch sử hồ Đá Bàn.
- Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng Đá Bàn.
- Hiện trạng hoạt động du lịch tại Đá Bàn.
- Tìm hiểu được cuộc sống của cộng đồng dân cư tại Đá Bàn.
- Đánh giá được tiềm năng du lịch sinh thái hồ Đá Bàn.
- Đưa ra được giải pháp phát triển du lịch sinh thái Đá Bàn.

iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii

Tóm tắt .......................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... iv
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................................vii
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách hình ảnh ........................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu đề tài ................................................................. 2
1.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.5. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4
2.1.1. Các khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái ................................................ 4
2.1.1.1. Du lịch ..................................................................................................... 4
2.1.1.2. Du lich sinh thái ...................................................................................... 4
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái .............................................. 5
2.1.3. Những yêu cầu của du lịch sinh thái .............................................................. 5
2.1.4. Những tiền đề quan trọng để DLST phát triển bền vững .............................. 7
2.1.5. Tài nguyên du lịch ......................................................................................... 8
2.1.5.1. Tài nguyên tự nhiên ................................................................................ 8
2.1.5.2. Tài nguyên nhân văn ............................................................................... 9
2.1.6. Lợi ích do hoạt động du lịch sinh thái mang lại ............................................ 9
2.1.6.1. Lợi ích về mặt xã hội............................................................................... 9
2.1.6.2. Lợi ích về mặt kinh tế ........................................................................... 10
2.1.6.3. Lợi ích về mặt sinh thái ......................................................................... 10
iv


2.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................11

2.2.1. Hiện trạng phát triển du lịch ở Khánh Hòa .................................................11
2.2.2. Khái quát về Ninh Sơn .................................................................................13
2.2.2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................13
2.2.2.2. Các nguồn tài nguyên ............................................................................14
2.2.2.3. Nhân lực ................................................................................................16
2.2.2.4. Tiềm năng của xã Ninh Sơn ..................................................................17
2.2.3. Khái quát về Đá Bàn ....................................................................................17
2.2.3.1. Lịch sử hồ ..............................................................................................17
2.2.3.2. Vị trí hồ..................................................................................................18
2.2.3.3. Cơ cấu tổ chức hồ Đá Bàn .....................................................................20
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................23
3.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................23
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................23
3.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu...........................................23
3.2.1.2. Phương pháp bản đồ ..............................................................................24
3.2.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa..............................................................25
3.2.1.4. Phương pháp điều tra xã hội học ...........................................................25
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................27
3.2.2.1. Phương pháp ma trận SWOT ................................................................27
3.2.2.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp với phần mềm Exel và Word ........27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................28
4.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên .......................................................................28
4.1.1. Tài nguyên rừng ...........................................................................................28
4.1.2. Tiềm năng mặt nước ....................................................................................31
4.1.3. Tài nguyên lịch sử ........................................................................................32
4.2. Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng........................................................................33
4.2.1. Giao thông ....................................................................................................33
4.2.1.1. Giao thông ngoài khu vực .....................................................................33
v



4.2.1.2. Giao thông khu vực Đá Bàn .................................................................. 33
4.2.2. Bến thuyền ................................................................................................... 34
4.2.3. Điện và nước sinh hoạt ................................................................................ 34
4.2.3.1. Điện ....................................................................................................... 35
4.2.3.2. Nước ...................................................................................................... 35
4.2.4. Thông tin liên lạc ......................................................................................... 35
4.3. Hiện trạng hoạt động du lịch trong khu vực hồ .................................................. 36
4.4. Cộng đồng dân cư ............................................................................................... 44
4.5. Công tác giáo dục môi trường ............................................................................ 47
4.5.1. Các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường .................................................. 47
4.5.2. Công tác bảo vệ, giáo dục môi trường ......................................................... 48
4.6. Định hướng phát triển du lịch sinh thái bình vững hồ Đá Bàn .......................... 49
4.6.1. Phân tích SWOT .............................................................................................. 49
4.6.2. Kết quả phân tích SWOT ................................................................................ 51
4.6.3. Định hướng phát triển du lịch sinh thái cụ thể ................................................ 54
4.6.3.1. Định hướng về phát triển các loại hình du lịch sinh thái ...................... 54
4.6.3.2. Định hướng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển DLST............... 55
4.6.3.3. Định hướng nhân lực............................................................................. 55
4.6.3.4. Định hướng về tổ chức quản lý ............................................................. 56
4.6.3.5. Định hướng công tác phòng cháy chữa cháy ........................................ 56
4.6.3.6. Định hướng công tác xúc tiến và quảng bá ........................................... 57
4.6.3.7. Định hướng vốn đầu tư ......................................................................... 57
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 58
5.1. Kết luận............................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 61
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 63


vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch sinh thái

HST

Hệ sinh thái

KDL

Khu du lịch

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)



Nghị định

UBND


Ủy ban nhân dân

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Mô tả phương pháp điều tra xã hội học ....................................................... 26 
Bảng 4.1: Kết quả lựa chọn của du khách thông qua các câu hỏi điều tra ................... 37 
Bảng 4.2: Thống kê độ tuổi của du khách .................................................................... 39 
Bảng 4.3: Ma trận SWOT về khả năng phát triển du lịch sinh thái Hồ Đá Bàn........... 49 
Bảng 4.4: Kết quả phân tích SWOT ............................................................................. 51 

viii


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ tự nhiên xã Ninh Sơn........................................................................13 
Hình 2.2: Bản đồ hồ Đá Bàn .........................................................................................19 
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức trạm kiểm lâm ......................................................................20 
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện thành phần du khách ..........................................................36 
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện thông tin đến du khách ......................................................38 
Hình 4.3: Khoảng thời gian đi du lịch ..........................................................................39 
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện các yếu tố thu hút du khách ...............................................40 
Hình 4.5: Mục đích thể hiện du khách chọn hồ Đá Bàn làm điểm đến ........................41 
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện những vấn đề làm du khách không hài lòng......................42 
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện mong muốn của khách khi đến với hồ đá bàn ...................43 
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện ngành nghề của người dân khu vực hồ Đá Bàn ................44 
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện mục đích người dân khai thác tài nguyên..........................45 


ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu hướng toàn cầu hóa bắt nhịp cùng nhịp sống của thời đại mới thì nhu

cầu du lịch sinh thái đang được mọi người quan tâm, chú ý. Con người với cuộc sống
vội vã đang có xu hướng tìm về với thiên nhiên để quên đi mệt mỏi công việc thường
nhật, đắm chìm trong không khí êm đềm, thoáng mát của thiên nhiên, trốn tránh nơi ồn
ào, náo nhiệt, ô nhiễm của phố phường, thành thị,…
Việt Nam được thiên nhiên ban tặng các điều kiện để phát triển du lịch như rừng
vàng biển bạc cát phì nhiêu, hệ thống sông ngòi, ao hồ lớn nằm trải khắp từ Nam ra
Bắc, con người thân thiện mến khách,… nên loại hình du lịch sinh thái đang được
quan tâm phát triển tạo thế mạnh cho ngành du lịch trong nước.
Hiện nay, loại hình du lịch sinh thái không còn là khái niệm mới mẻ đối với Việt
Nam. Một số nơi đã xây dựng thành công và phát triển mạnh loại hình du lịch sinh thái
như các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Khánh Hòa, thành phố
HCM, các tỉnh ở Tây Nguyên, …
Là một trong các tỉnh thành phát triển đa dạng về dịch vụ du lịch của cả nước,
Khánh Hòa được thiên nhiên ưu đãi nên có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng:
du lịch nghỉ dưỡng, du lịch săn bắn, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi, du lịch sưu khảo,
du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch bơi - đua thuyền, nhất là du lịch biển đảo.

1



Nhắc đến Khánh Hòa mọi người ai cũng quen với vùng đất du lịch với các tour
du lịch biển đảo như Hòn Chồng, Hòn Yến, Hòn Mun, Hòn Tằm, Hồ cá Trí
Nguyên, Bãi Trũ-Đầm Già, Vinpearl land, ... mà ít đề cập đến các tour du lịch sinh
thái trong khi đó Khánh Hòa có đầy đủ điều kiện để phát triển du lịch sinh thái đúng
nghĩa. Khánh Hòa là tỉnh có tài nguyên thiên nhiên và văn hóa lịch sử khá nhiều vì thế
có nhiều lợi thế và tiềm năng đầy hứa hẹn về phát triển du lịch nói chung và du lịch
sinh thái nói riêng.
Nằm trong hệ thống tiềm năng du lịch sinh thái của Việt Nam nói chung và
huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa nói riêng, hồ Đá Bàn là một trong những tiềm năng
lớn để phát triển DLST. Nhằm đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại
hồ Đá Bàn tôi quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển
du lịch sinh thái bền vững hồ Đá Bàn tỉnh Khánh Hòa” để thực hiện làm luận văn
tốt nghiệp.
1.2.

MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu và đánh giá tiềm năng đồng thời định hướng

phát triển du lịch sinh thái cho hồ Đá Bàn.
- Chỉ ra những tiềm năng chưa được khai thác và những hạn chế nơi đây.
- Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và di tích lịch sử cho hồ Đá Bàn.
- Đề xuất giải pháp phát triển DLST hồ Đá Bàn.
1.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, cần tìm hiểu những nội dung sau:
- Hiện trạng tài nguyên, cơ sở vật chất hạ tầng và hoạt động du lịch ở Đá Bàn.
- Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Đá Bàn.
- Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại hồ Đá Bàn.

2


1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng tài nguyên và tiềm năng phát triển du lịch sinh

thái hồ Đá Bàn. 
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sẽ được thực hiện tại khu vực Đá Bàn thuộc địa phận
xã Ninh Sơn, huyện Ninh Hòa, Tỉnh Khánh Hòa.
1.5.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ 01/10/2011 đến tháng 5/2012

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Các khái niệm về du lịch và du lịch sinh thái
2.1.1.1.

Du lịch


Theo tổ chức Du lịch thế giới: “Du lịch là hoạt động của con người đến và ở tại
những nơi ngoài môi trường hàng ngày của họ trong một thời gian nhất định với mục
đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác”.
Theo luật Du lịch Việt Nam: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định.
2.1.1.2.

Du lich sinh thái

DLST là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanhchóng ở
nhiều quốc gia trên thế giới.


Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN):

DLST là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những
vùng còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo
các đặc trưng văn hoá - quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm
thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
nhân dân địa phương.
4




Theo Hiệp Hội Du lịch Sinh Thái (Ecotourism Society):

DLST là du lịch có trách nhiệm đối với các khu thiên nhiên, nơi môi trường
được bảo tồn và lợi ích của nhân dân địa phương được bảo đảm.



Tại Việt Nam, định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái:

DLST là một loại hình du lịch:
- Dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa;
- Có tính giáo dục môi trường;
- Đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững;
- Có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương;
2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
Nâng cao hiểu biết cho du khách về môi trường tự nhiên; du khách có các hoạt
động góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá.
Khách DLST chấp nhận điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh tự nhiên với những hạn
chế của nó.
Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Lượng du khách luôn kiểm soát điều hoà.
Phải đảm bảo lợi ích lâu dài, hài hòa cho tất cả các bên liên quan.
Người hướng dẫn viên và các thành viên tham gia DLST phải có nhận thức cao
về môi trường sinh thái, am hiểu về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội ...
2.1.3. Những yêu cầu của du lịch sinh thái
Sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
- Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu
tự nhiên và động thực vật là điều kiện cần có để phát triển DLST.
5


- Không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng
nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
Những vấn đề liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST về các đặc

điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.
- Hoạt động du lịch đòi hỏi phải theo những nguyên tắc chỉ đạo nhằm bảo vệ một
cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự
hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch.
Cần được tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”.
- Đứng trên góc độ vật lý: sức chứa được hiểu là số lượng tối đa du khách mà
khu vực có thể tiếp nhận.
- Đứng ở góc độ sinh học: sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn
hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh
thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra.
- Đứng ở góc độ tâm lý: sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt
quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạt động
của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác.
- Đứng ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu
xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa – xã
hội, kinh tế - xã hội của khu vực.
- Đứng ở góc độ quản lý: sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du
lịch có khả năng phục vụ.
- Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể
xác định một con số chính xác về sức chứa cho một khu vực.
6


- Các chỉ số sức chứa chỉ có thể xác định một cách tương đối bằng phương pháp
thực nghiệm.
Thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch về tự nhiên, văn hóa bản
địa. Vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.
2.1.4. Những tiền đề quan trọng để DLST phát triển bền vững
Hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
Nhu cầu của khách du lịch hướng về thiên nhiên.

Bền vững về sinh thái và môi trường.
Cải thiện về bảo tồn thiên nhiên thông qua giáo dục và giải thích.
Cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu đảm bảo bền vững sinh thái (kiến trúc sinh thái),
đảm bảo nhu cầu thiết yếu của khách du lịch.
Khả năng tiếp nhận khách du lịch và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái (sức
chứa của tài nguyên).
Cung cấp những lợi ích cho khu vực và địa phương.
Có sự tham gia tích cực của các chủ thể liên quan:
- Tổ chức cá nhân quản lý, kinh doanh phát triển DLST: cơ quan quản lý nhà
nước; Tổ chức, cá nhân quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng; Tổ chức, cá
nhân quản lý môi trường, tài nguyên du lịch sinh thái; Các doanh nghiệp, cá nhân kinh
doanh du lịch; Các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng,…
- Khách du lịch.
- Nhân dân, cộng đồng địa phương. 
- Tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, đào tạo về DLST.

7


2.1.5. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung, khái niệm tài
nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
KDL, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.”
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn đang được khai thác và chưa khai thác. Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn
tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền
vững.
2.1.5.1.


Tài nguyên tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lịch.
Tài nguyên DLST cơ bản
 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
- HST rừng ẩm nhiệt đới.
- HST rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá vôi.
- HST rừng savan.
- HST rừng khô hạn.
- HST rừng núi cao.
 Hệ sinh thái đất ngập nước:
- HST rừng ngập mặn ven biển.
8


- HST đầm lầy nội địa.
- HST sông, hồ.
- HST đầm phá.
- Hệ sinh thái san hô cỏ biển.
- Hệ sinh thái vùng cát ven biển.
- Hệ sinh thái biển – đảo.
- Hệ sinh thái nông nghiệp.
Tài nguyên DLST đặc thù
 Miệt vườn.
 Sân chim.
 Cảnh quan tự nhiên.
2.1.5.2.


Tài nguyên nhân văn

Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc
sống của cộng đồng.
Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết đặc điểm tự nhiên của
khu vực.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của
cộng đồng.
2.1.6. Lợi ích do hoạt động du lịch sinh thái mang lại
2.1.6.1.

Lợi ích về mặt xã hội

Các lợi ích trực tiếp:
- Một số đông dân số có thể tiếp cận được du lịch sinh thái.
- Yếu tố tinh thần/thẩm mỹ của những trải nghiệm.
9


- Thúc đẩy nhận thức về môi trường trong số khách du lịch sinh thái và cư dân
địa phương.
Các lợi ích gián tiếp:
-

Các lợi ích về quyền chọn lựa và sự sinh tồn.

2.1.6.2.


Lợi ích về mặt kinh tế

Các lợi ích trực tiếp:
- Doanh thu nhận được trực tiếp từ khách du lịch sinh thái.
- Tạo ra các cơ hội việc làm trực tiếp.
- Tiềm năng mạnh cho các mối liên kết với các khu vực khác của nền kinh tế địa
phương.
- Thúc đẩy các nền kinh tế nông thôn ngoại vi.
Các lợi ích gián tiếp:
- Doanh thu gián tiếp từ khách du lịch sinh thái.
- Khuynh hướng của khách du lịch sinh thái chú ý đến những điểm hấp dẫn về
văn hóa và di sản.
- Các lợi ích kinh tế từ việc sử dụng bền vững các khu vực được bảo vệ (dược
phẩm, dược liệu, nghiên cứu).
2.1.6.3.

Lợi ích về mặt sinh thái

Các lợi ích trực tiếp:
- Cung cấp động cơ khuyến khích bảo vệ môi trường, cả chính thức (các khu vực
được bảo vệ) và không chính thức.
- Cung cấp các động cơ khuyến khích cho việc phục hồi và bảo tồn nơi sinh sống
cải biến.
- Khách du lịch sinh thái tích cực trợ giúp trong việc cải thiện nơi sinh sống
(những khoản tặng biếu, việc giám sát, bảo dưỡng…).
10


Các lợi ích gián tiếp:
- Việc mở cửa tiếp cận với du lịch sinh thái thúc đẩy sự cam kết rộng hơn đối với

phúc lợi về môi trường.
- Những khoảng đất trống được bảo vệ vì có du lịch sinh thái mang lại nhiều lợi
ích về môi trường.
2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Hiện trạng phát triển du lịch ở Khánh Hòa
Những năm đầu thế kỷ 21, du lịch Khánh Hòa đã có bước đột phá và phát triển
với những chiến lược hợp với xu thế hội nhập của ngành công nghiệp không khói.
Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi: cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hoà nên du lịch
Khánh Hoà phát triển mạnh, được Tổng cục Du lịch xác định là một trong các Trung
tâm du lịch của cả nước. Du lịch sinh thái biển - đảo kết hợp với sinh thái rừng là đặc
thù riêng, rất hấp dẫn du khách với những địa danh như Vân Phong, Đại Lãnh, Dốc
Lết, Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bãi Trũ, Hòn Bà, Suối Tiên, Ba Hồ, suối nước nóng Dục
Mỹ, thác Giăng Bay… Đặc biệt, khu bảo tồn biển Hòn Mun với rạn san hô và hệ sinh
vật biển đa dạng, phong phú là khu bảo tồn biển đầu tiên và duy nhất của Việt Nam
hiện nay. Hàng năm khách du lịch đến tỉnh lên đến 670.000 lượt, trong đó có 270.000
khách quốc tế, tốc độ tăng hàng năm 15%.
Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới đã kết nạp vịnh Nha Trang làm thành viên
thứ 29 của tổ chức này. Thành phố Nha Trang thu hút khách du lịch không chỉ ở bãi
cát mịn, nước biển xanh, sóng êm, mà còn ở những hòn đảo thơ mộng ngoài khơi, lãng
mạn không kém PhuKhet của Thái Lan, hoặc Cannes ở miền Đông nước Pháp.
Với lợi thế của hệ thống các đảo, núi, vịnh và bãi biển đã tạo cho Khánh Hòa một
quần thể du lịch đa dạng, liên hoàn. Nhiều dự án lớn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,
11


×