Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGOÃN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 04/2012


NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Tác giả

NGUYỄN THỊ NGOÃN

Khóa luận đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
TS. Lê Quốc Tuấn

Tháng 4 năm 2012.



BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NGOÃN

MSSV: 08157136

Khoá học:


Lớp: DH08QM

2008 – 2012

1. Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC”
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:


Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và công tác quản lý, bảo
vệ Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ.



Tính toán khả năng xử lý nước thải của Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ
theo lý thuyết của Kadlec và Knight, 1996.



Chứng minh được khả năng xử lý nước thải của Hệ sinh thái Rừng ngập mặn
Cần Giờ trên thực tế.



Mối tương quan giữa khả năng xử lý nước thực tế và lý thuyết.



Đề xuất biện pháp bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ để nâng cao

hiệu quả bảo vệ môi trường nước.

3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 12/2011

Kết thúc: tháng 04/2012

4. Họ tên GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày tháng

năm 2012

Giáo viên hướng dẫn


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên con xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người thân, đặc biệt là ba
mẹ, người đã dạy bảo, động viên và là chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần lẫn vật chất
trong suốt thời gian con học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô giảng dạy tại khoa Môi
Trường và Tài Nguyên của trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình dạy
dỗ em trong 4 năm học tại trường.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Quốc Tuấn người đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn đến quý anh chị tại Ban quản lý Rừng ngập mặn Cần

Giờ đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và làm khóa luận.
Em xin cảm ơn các bạn trong tập thể lớp DH08QM đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại trường.
Một lần nữa em xin gởi lời cảm ơn tới tất cả mọi người!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngoãn

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài “Nghiên cứu vai trò Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ
môi trường nước ” được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng
04/2012.
Đề tài bao gồm những nội dung sau:
Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội Khu Dự trữ sinh quyển Rừng ngập
mặn Cần Giờ.
Tình hình quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần
Giờ - huyện Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh.
Sơ lược các nguồn thải đổ vào lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai - Thị Vải.
Khả năng xử lý nước thải của rừng ngập mặn Cần Giờ theo lý thuyết.
Khả năng xử lý nước thực tế của rừng ngập mặn Cần Giờ.
Mối tương quan giữa khả năng xử lý nước thực tế và lý thuyết.
Đề xuất biện pháp bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ để nâng cao hiệu
quả bảo vệ môi trường.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã thu được kết quả như sau:
Khả năng xử lý nước thải của HST Rừng ngập mặn Cần Giờ trên lý thuyết và thực

tế là đạt hiệu quả cao. Đối với một số chỉ tiêu như BOD, COD và nitơ khả năng xử lý
trên thực tế còn cao hơn cả trên lý thuyết.
Vì vậy, cần tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn Cần Giờ để
nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo vệ môi trường.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………..i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN……………………………………………………………...ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………………..iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………….v
DANH MỤC BẢNG BIỂU……………………………………………………………vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH…………………………………………………………....vii
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................1
1.2. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................2
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC .........................................................................................3
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN .........................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................4
2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ...................................................................4
2.1.1. Rừng ngập mặn ..................................................................................................... 4
2.1.2. Hệ sinh thái ........................................................................................................... 4
2.1.3. Khu dự trữ sinh quyển .......................................................................................... 5
2.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..........................................................7
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên Khu DTSQ Rừng ngập mặn Cần Giờ .................................... 7
2.2.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................7

2.2.1.2. Địa hình – Địa mạo.............................................................................................7
2.2.1.3. Địa chất – Thổ nhưỡng .......................................................................................8
2.2.1.4. Đặc tính khí hậu - thủy văn ................................................................................9
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................... 12
2.2.2.1. Diện tích ...........................................................................................................12
2.2.2.2. Dân số ...............................................................................................................12
2.2.2.3. Kinh tế (số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2010) ............................................12
2.2.2.4. Văn hóa .............................................................................................................15
2.2.3. Sơ lược về tài nguyên Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ ........... 16
2.2.3.1. Tài nguyên đất ..................................................................................................16
2.2.3.2. Tài nguyên nước ...............................................................................................16
2.2.3.3. Tài nguyên sinh vật: .........................................................................................17
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI BAN
QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẦN GIỜ - HUYỆN CẦN GIỜ - TP.HCM .......18
2.3.1. Công tác quản lý bảo vệ rừng ............................................................................. 19
2.3.2. Phát triển tài nguyên rừng .................................................................................. 20
2.4. SƠ LƯỢC CÁC NGUỒN THẢI ĐỔ VÀO LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN –
ĐỒNG NAI – THỊ VẢI. ..............................................................................................23
2.4.1. Lưu vực sông Sài Gòn ........................................................................................ 23
2.4.2. Lưu vực sông Đồng Nai ..................................................................................... 25
2.4.3. Lưu vực sông Thị Vải ......................................................................................... 25
Chương 3 NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................27
iii


3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................27
3.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................27
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 27
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 27
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................27

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................28
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................33
4.1. CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÙNG NGHIÊN CỨU ...............................................33
4.1.1. Mẫu số 01: Mũi Nhà Bè ..................................................................................... 33
4.1.2. Mẫu số 02: Cảng Gò Dầu ................................................................................... 33
4.1.3. Mẫu số 03: Sông Thị Vải (KCN Phú Mỹ) .......................................................... 33
4.1.4. Mẫu số 04: Tam Thôn Hiệp................................................................................ 34
4.1.5. Mẫu số 05: An Thới Đông .................................................................................. 34
4.1.6. Mẫu số 06: Lý Nhơn ........................................................................................... 34
4.1.7. Mẫu số 07: Dần Xây ........................................................................................... 34
4.1.8. Mẫu số 11: Vịnh Đồng Tranh ............................................................................. 34
4.1.9. Mẫu số 12: Cửa sông Soài Rạp .......................................................................... 35
4.1.10. Mẫu số 08 (Ngã tư sông Ngã Bảy, sông Dừa, Đồng Tranh), mẫu số 09 (Cửa
sông Ngã Bảy), mẫu số 10 (Cửa sông Cái Mép). .......................................................... 35
4.2. VAI TRÒ CỦA HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ TRONG
VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC ...................................................................38
4.2.1. KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
THEO LÝ THUYẾT ..................................................................................................... 38
4.2.2. KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THỰC TẾ CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ40
4.2.3. TƯƠNG QUAN GIỮA KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC CỦA RỪNG NGẬP
MẶN CẦN GIỜ THEO LÝ THUYẾT VÀ THỰC TẾ ................................................. 55
4.2.3.1. Khả năng xử lý TSS .........................................................................................55
4.2.3.2. Khả năng xử lý BOD ........................................................................................56
4.2.3.3. Khả năng xử lý COD ........................................................................................57
4.2.3.4. Khả năng xử lý nitơ ..........................................................................................58
4.2.3.5. Khả năng xử lý phospho ...................................................................................59
4.3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC .........60
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................62
5.1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................62

5.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................63

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD (Biochemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài nguyên & Môi trường

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

ĐH

Đại học

DO (Dissolved Oxygen)

Khả năng xử lý oxy hòa tan

DTSQ

Dự trữ sinh quyển


GS. TSKH

Giáo sư, tiến sĩ khoa học

HST

Hệ sinh thái

KHCN và MT

Khoa học công nghệ và Môi trường

MT&TN

Môi trường và Tài nguyên



Nghị định

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RNM

Rừng ngập mặn

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TSS (Total Suspended Solids)

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (%) .....................................9 
Bảng 2.2 Hướng và tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s) ....................................10 
Bảng 2.3 Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) ....................................................11 
Bảng 2.4 Dân số các xã (thị trấn) của huyện Cần Giờ (2010) ......................................12 
Bảng 2.5 Tổng giá trị sản phẩm xã hội (giá hàng hóa) của huyện Cần Giờ. ................14 
Bảng 2.6 Số lượng du khách đến Cần Giờ qua các năm...............................................15 
Bảng 2.7 Tổng kết lưu lượng và tải lượng nước thải theo ngành .................................23 
Bảng 4.1 Chất lượng nước của 9 vị trí lấy tại khu vực huyện Cần Giờ........................37 
Bảng 4.2 Chất lượng nước của 3 vị trí lấy tại khu vực huyện Cần Giờ do Viện Quy
hoạch Thủy lợi Miền Nam cung cấp .............................................................................38 
Bảng 4.3 Khả năng xử lý nước thải của HST RNM Cần Giờ theo lý thuyết. ..............40 
Bảng 4.4 Hiệu quả xử lý nước thực tế của HST Rừng ngập mặn Cần Giờ ..................42 

vi



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Tỷ lệ phần trăm theo lưu lượng.............................................................24 
Hình 2.2 Tỷ lệ phần trăm theo tải lượng ..............................................................24 
Hình 3.1 Bản đồ các vị trí lấy mẫu ......................................................................29 
Hình 4.1 Hiệu quả xử lý TSS (%) ........................................................................43 
Hình 4.2 Diễn biến nồng độ TSS dọc theo tuyến sông ........................................44 
Hình 4.3 Hiệu quả cải thiện DO (%) ....................................................................45 
Hình 4.4 Diễn biến nồng độ DO dọc theo tuyến sông .........................................47 
Hình 4.5 Hiệu quả xử lý BOD (%) ......................................................................48 
Hình 4.6 Diễn biến nồng độ BOD dọc theo tuyến sông ......................................49 
Hình 4.7 Hiệu quả xử lý COD (%) ......................................................................50 
Hình 4.8 Diễn biến nồng độ COD dọc theo tuyến sông ......................................51 
Hình 4.9 Hiệu quả xử lý nitơ (%) ........................................................................52 
Hình 4.10 Diễn biến nồng độ nitơ dọc theo tuyến sông ......................................53 
Hình 4.11 Hiệu quả xử lý phospho (%) ...............................................................54 
Hình 4.12 Diễn biến nồng độ phospho dọc theo tuyến sông ...............................55 
Hình 4.13 So sánh nồng độ TSS đầu ra trên thực tế và lý thuyết ........................56 
Hình 4.14 So sánh nồng độ BOD đầu ra trên thực tế và lý thuyết.......................57 
Hình 4.15 So sánh nồng độ COD đầu ra trên thực tế và lý thuyết.......................58 
Hình 4.16 So sánh nồng độ nitơ đầu ra trên thực tế và lý thuyết .........................59 
Hình 4.17 So sánh nồng độ phospho đầu ra trên thực tế và lý thuyết .................60 

vii


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai có vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của 12 tỉnh, thành mà nó chảy qua. Đặc biệt trên hệ thống sông
này có 4 địa phương là Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Điều đó nói lên
tầm vóc và vị trí của các tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai trong chiến lược
phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nhanh chóng, sự nở rộ của
nhiều đô thị đã kéo theo nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến môi trường, đáng ngại nhất
là sự ô nhiễm nguồn nước trên lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai - Thị Vải, mà hiện
nay đang ở giai đoạn báo động.
Thực tế thì đáng buồn như vậy nhưng ngược lại thiên nhiên cũng đã ban tặng
cho TP.HCM một hệ thống xử lý nước thải tự nhiên vô cùng hiệu quả đó là Hệ sinh
thái Rừng ngập mặn Cần Giờ. Theo nhóm nghiên cứu của GS.TSKH Phan Nguyên
Hồng và PGS.TS Nguyễn Hoàng Trí, những chất thải trong sinh hoạt, y tế, công
nghiệp, nông nghiệp cùng với các hóa chất dư thừa từ nội địa theo sông ra rừng ngập
mặn (RNM) sẽ được giữ lại và nhờ vi sinh vật phân hủy, biến chúng thành thức ăn
khoáng cho rừng cây ngập mặn và hệ sinh vật ở đây, làm trong sạch nguồn nước đang
bị ô nhiễm. Ngoài ra, hệ rễ của cây ngập mặn cũng góp phần vào việc làm giảm tốc độ
dòng chảy, tăng tỷ lệ trầm tích, cung cấp diện tích bề mặt cho vi sinh vật bám dính,
hấp thụ chất dinh dưỡng,.. từ đó tăng khả năng xử lý nước của Hệ sinh thái Rừng ngập
mặn Cần Giờ. Đó là những giá trị quí báu của HST Rừng ngập mặn Cần Giờ. Chính vì
thế mà rừng ngập mặn Cần Giờ đã được ví như là “quả thận khổng lồ” lọc nước thải
của thành phố trước khi chảy vào đại dương.

SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

1



Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

Vai trò của Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường
nước là vô cùng to lớn. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về vai trò của nó.
Dựa trên nền tảng của những nghiên cứu và báo cáo trước đây về lưu vực sông
Sài Gòn – Đồng Nai – Thị Vải và HST Rừng ngập mặn Cần Giờ như: Ứng dụng mô
hình toán học tính toán dự báo xu thế biến đổi chất lượng nước phụ thuộc vào các kịch
bản kinh tế xã hội lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai của TS. Trần Hồng Thái, KS.
Vương Xuân Hòa, CN. Nguyễn Văn Thao Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường,.. cùng sự hướng dẫn và cho phép của thầy Lê Quốc Tuấn tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu vai trò Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc
bảo vệ môi trường nước”.
1.2. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Áp dụng lý thuyết của Kadlec và Knight, 1996 để tính toán khả năng xử lý nước
thải của một Hệ sinh thái Rừng ngập mặn cụ thể là Rừng ngập mặn Cần Giờ là một
hướng mới chưa được đề cập nhiều ở Việt Nam.
1.3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Giới hạn về không gian
Diện tích HST Rừng ngập mặn Cần Giờ rất rộng lớn khoảng 35.496,89 ha, chiều
dài từ Bắc xuống Nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km nên rất khó khăn trong
việc di chuyển, lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu.
Giới hạn về thời gian
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn (từ tháng 12/2011 đến tháng 4/2012) nên đề
tài chỉ tiến hành nghiên cứu trong mùa khô. Trong khi đó, để kết quả nghiên cứu được
chính xác và đầy đủ thì cần phải tiến hành nghiên cứu cả trong mùa mưa.
Giới hạn về nội dung
Để kết luận được vai trò của Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo
vệ môi trường nước thì cần tiến hành nghiên cứu nhiều yếu tố và nghiên cứu chuyên


SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

2


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

sâu. Tuy nhiên, do có nhiều hạn chế nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu chất lượng
nước của các tuyến sông chảy qua rừng ngập mặn để đưa ra kết luận.
Ngoài ra, để đề tài được thực hiện chính xác và đầy đủ đòi hỏi một chi phí rất cao
do các mẫu nước được lấy theo tuyến sông, một số vị trí không thể tiếp cận bằng
đường bộ mà phải thuê tàu, canoe… Ví dụ như sông Gò Gia, Ngã Bảy, Soài Rạp…
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Chứng minh được vai trò của Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc
bảo vệ môi trường nước.
Giúp mở ra hướng nghiên cứu mới đó là: Nghiên cứu các chủng loài vi sinh vật
trong rừng ngập mặn có khả năng phân giải các chất ô nhiễm trong nước thải, làm cho
môi trường nước trở nên trong sạch hơn; Nghiên cứu các quá trình sinh lý hóa diễn ra
trong rừng ngập mặn;…
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Các công trình xử lý nước thải mà chúng ta đang áp dụng thực chất là một quá
trình chuyển chất ô nhiễm từ dạng này sang dạng khác (các chất ô nhiễm trong nước
thành bùn thải). Nghiên cứu và ứng dụng Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ để xử
lý nước thải sẽ giải quyết được vấn đề này. Các chất ô nhiễm trong nước sông sẽ được
các vi sinh vật trong rừng ngập mặn phân hủy thành thức ăn khoáng cho rừng cây ngập
mặn và hệ sinh vật ở đây. Quá trình này vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
vừa giúp phát triển hệ động thực vật của Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ.
Chứng minh được vai trò to lớn của Hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ sẽ
nâng cao hơn nữa ý thức của cộng đồng nói chung và nhân dân bản địa nói riêng trong
việc bảo vệ rừng mà đặc biệt là rừng ngập mặn.

Áp dụng hệ thống tự nhiên để xử lý chất thải là một cách giải quyết hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững.

SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

3


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1.1. Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là vùng chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền, được phân
bố trên những vùng đất đầm lầy ven biển cửa sông và dọc theo các sông rạch chịu tác
động trực tiếp thủy triều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Rừng bao gồm những cây gỗ,
cây bụi và thân cỏ thuộc nhiều họ khác nhau, nhưng giống nhau về mặt sinh thái, sinh
lý thích nghi với môi trường đất chưa có nền ổn định và lầy, mặn, thiếu oxy. Tác động
của các nhân tố khí hậu, thủy văn, địa hình và các điều kiện lý, hóa, sinh học khác
nhau của môi trường đã ảnh hưởng đến sự tồn tại và phân bố của rừng.
Rừng ngập mặn chỉ phát triển ở vùng nhiệt đới và một phần rất ít ở cận nhiệt đới.
Bên cạnh đó, nó còn đòi hỏi một điều kiện đất đai, thủy triều, hải lưu, sóng biển v.v...
Cho đến nay có rất nhiều ý kiến xác định vị trí của rừng ngập mặn trong hệ thống
rừng mưa nhiệt đới nhưng vẫn chưa thống nhất được.
 Ansari (1986): Rừng ngập mặn là một kiểu rừng mưa ở mức độ nhỏ.
 P. W. Richard (1957): Rừng ngập mặn là con đường chủ yếu tiến lên rừng mưa
nhiệt đới hỗn hợp.
 Thái Văn Trừng (1978) đã xếp rừng ngập mặn thuộc kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới, kiểu phụ thổ nhưỡng úng nước hàng ngày.

 Phan Nguyên Hồng (1991): Rừng ngập mặn là một loại rừng ẩm chịu mặn ở
vùng cửa sông ven biển, không giống với rừng mưa nhiệt đới ở nội địa và không thể
hình thành trong điều kiện tự nhiên ở đầm lầy nội địa.
2.1.2. Hệ sinh thái
Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý mà quần xã
đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên
chu trình vật chất (chu trình sinh - địa - hoá) và sự chuyển hóa của năng lượng.
SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

4


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

 Đặc điểm:
Hệ sinh thái có thể hiểu nó bao gồm quần xã sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh
vật) và môi trường vô sinh (ánh sáng, nhiệt độ, chất vô cơ...)
Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ sinh thái
nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc điểm của hệ sinh thái là một hệ thống hở có 3
dòng (dòng vào, dòng ra và dòng nội lưu) vật chất, năng lượng, thông tin.
Hệ sinh thái cũng có khả năng tự điều chỉnh để duy trì trạng thái cân bằng, nếu
một thành phần thay đổi thì các thành phần khác cũng thay đổi theo ở mức độ nào đó
để duy trì cân bằng, nếu biến đổi quá nhiều thì sẽ bị phá vỡ cân bằng sinh thái.
 Phân loại
Dựa vào nguồn năng lượng hệ sinh thái được chia thành:
 Hệ sinh thái nhận năng lượng từ ánh sáng Mặt Trời: rừng, biển, đồng cỏ tự
nhiên…
 Hệ sinh thái nhận năng lượng môi trường và năng lượng tự nhiên khác bổ sung
như hệ sinh thái cửa sông được bổ sung từ nhiều nguồn nước. Hệ sinh thái vùng trũng
cũng vậy.

 Hệ sinh thái nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và nguồn năng lượng do con
người bổ sung như: hệ sinh thái nông nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, vườn cây lâu năm:
cây ăn quả, cây công nghiệp: chè, cao su, cà phê, dâu tằm...
 Hệ sinh thái nhận năng lượng chủ yếu là năng lượng công nghiệp như: điện,
nguyên liệu...
2.1.3. Khu dự trữ sinh quyển
Trước đây, khu bảo tồn thường được xem như là một cái “chai nút kín”, đó là sự
tách biệt một khu vực tự nhiên ra khỏi thế giới loài người. Cách tiếp cận như vậy sớm
hay muộn có thể sẽ dẫn tới thất bại do những áp lực xã hội và sinh thái cả trong và
ngoài khu bảo tồn. Những cách tiếp cận không hợp lý đó về khu bảo tồn cần phải được
thay đổi. Thực tế cho thấy các khu bảo tồn vẫn còn có một số khu không có hoặc chịu
ít tác động của con người với những quy định kiểm soát chặt chẽ, được gọi là vùng lõi.
SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

5


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, phát triển giáo
dục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống ở các vùng xung quanh được gọi là
vùng đệm và vùng chuyển tiếp trong đó người dân địa phương đóng vai trò chủ chốt
thì công tác bảo tồn mới có hiệu quả lâu dài và bền vững (theo Nguyễn Tấn Việt,
2000).
Ý tưởng xây dựng khu DTSQ nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn
quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay là làm thế nào để có thể tạo nên
sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên với sự
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người. Mô hình khu DTSQ vừa cung cấp cơ sở lý luận
vừa là công cụ thực hiện chương trình nghiên cứu đa quốc gia về Con người và Sinh

quyển (MAB), thể hiện phương pháp luận và cách tiếp cận cơ bản là “Con người là
một phần của sinh quyển”, là “Công nhân sinh thái”.
Năm 1969, Ban Tư vấn Khoa học của Chương trình Con người và Sinh quyển đã
đề xuất việc thành lập mạng lưới hợp tác trên toàn thế giới, bao gồm cả các vườn quốc
gia, khu dự trữ sinh quyển và các hình thức bảo tồn phục vụ cho công tác bảo tồn cũng
như đẩy mạnh các công trình nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, các chức năng cơ bản
của mạng lưới này bao gồm:
 Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng di truyền, loài, hệ sinh thái và duy trì đa dạng
sinh học (chức năng bảo tồn).
 Tạo điều kiện cho các hoạt động nghiên cứu và giám sát, giáo dục và trao đổi
thông tin giữa các địa phương, quốc gia và quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững
(chức năng hỗ trợ).
 Kết hợp chặt chẽ giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nâng cao mức sống
người dân. Đây là nhân tố cơ bản bảo đảm cho sự thành công của công tác bảo tồn
(chức năng phát triển).
Một Khu DTSQ chỉ mang lại hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của các nhà
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, các nhà quản lý, các cán bộ lãnh đạo và nhân dân

SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

6


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

địa phương cùng làm việc với nhau để đưa ra các giải pháp và giải quyết thành công
các vấn đề phức tạp.
2.2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên Khu DTSQ Rừng ngập mặn Cần Giờ
2.2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Cần Giờ nằm về phía Đông Nam của TP. HCM, cách trung tâm Thành
phố khoảng 50km, chiều dài từ Bắc xuống Nam là 35km, từ Đông sang Tây là 30km,
thuộc vùng hạ lưu và sông ven biển của hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai.
 Tọa độ địa lý:
 Vĩ độ Bắc: 10o22’14” đến 10o37’39”
 Kinh độ Đông: 106o46’12” đến 107o0’59”
 Tứ cận
 Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, ranh giới là
sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Nhà Bè.
 Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông.
 Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè, ranh giới là sông Nhà Bè.
 Phía Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang qua sông Nhà Bè.
Huyện Cần Giờ nằm trong phân vùng Đông Nam Á, thuộc vùng địa lý – địa chất
– sinh học Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, là vùng có các khu rừng có đa dạng sinh
học vào loại cao nhất trên thế giới.
Huyện Cần Giờ được bao bọc trong vùng các cửa sông như sông Cái Mép, Gò
Gia (phía Đông Bắc), sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam); có đường bờ biển
dài 15km chạy chệch theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
2.2.1.2. Địa hình – Địa mạo
Địa hình Cần Giờ có dạng lòng chảo ở trung tâm, thấp dần từ Bắc xuống Nam,
độ cao chênh lệch giữa các khu vực là không lớn. Độ cao trung bình giữa các vùng là
SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

7


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

từ 0 – 1,5 m. Chỗ cao nhất của huyện là núi Giồng Chùa (cao 10,1 m) thuộc tiểu khu
14.

Địa hình huyện Cần Giờ có thể chia thành 5 dạng sau:
 Dạng không ngập
 Dạng ngập theo chu kì nhiều năm: ở độ cao hơn 2 m.
 Dạng ngập theo chu kì năm: ở độ cao từ 1,5 m – 2 m.
 Dạng ngập theo chu kì tháng: ở độ cao từ 1 m – 1,5 m.
 Dạng ngập theo chu kì ngày: từ 0 m – 1 m.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ)
Dạng địa mạo:
 Đồng bằng: tích tụ hỗn hợp từ sông, biển, đầm lầy được phân bố ở phía Bắc và
Tây Bắc. Trầm tích cấu tạo là cát mịn, cát chứa than bùn màu tro xám.
 Bãi bồi: được bồi tụ bởi sông Nhà Bè, Ngả Bảy, sông Dừa tạo thành vòng cung
bao bọc vùng đầm lầy, trầm tích chủ yếu là bột sét.
 Đầm lầy: được trầm tích chủ yếu là bùn, bột sét, cát mịn, than bùn hiện tại, bề
mặt chịu tác động thường xuyên của thủy triều phân bố ở trung tâm lãnh thổ.
 Giồng cát: trầm tích từ biển tạo thành những dãy cát hẹp phân bố ở phía Nam của
huyện, dọc theo bờ biển có chiều rộng khoảng 1 km và chạy song song với nhau, kéo
dài khoảng 10 km, hình dạng hơi thẳng hoặc hình cánh cung, độ cao trung bình từ 1 - 2
m, cát có màu vàng. (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ).
2.2.1.3. Địa chất – Thổ nhưỡng
Theo các chương trình điều tra thổ nhưỡng gần đây thì huyện Cần Giờ có 5 nhóm
đất chủ yếu sau:
 Nhóm đất cát biển
 Nhóm đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô
 Nhóm đất phèn
 Nhóm đất mặn phèn
 Nhóm đất than bùn
SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

8



Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

2.2.1.4. Đặc tính khí hậu - thủy văn
 Khí hậu
Huyện Cần Giờ mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai
mùa mưa và nắng rất rõ rệt, nhiệt độ cao và ổn định. Cần Giờ là huyện có lượng mưa
thấp nhất TP. HCM (130 mm/tháng).
 Chế độ mưa
 Mùa mưa
Vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa ở đây
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
 Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm trên đất liền có xu thế giảm dần từ Bắc vào Nam, từ
Tây sang Đông. Lượng mưa trên đất liền thấp hơn trên biển, đồng thời mùa mưa cũng
ngắn hơn trên biển khoảng một tháng.
Mùa mưa, mùa khô ở đây có sự phân hóa khá sâu sắc, lượng mưa trong 6 tháng
mùa mưa chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa trong cả năm.
 Chế độ ẩm
Chế độ ẩm không khí cũng có sự khác biệt giữa hai mùa mưa và mùa khô. Trong
mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10), độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng dao
động trong khoảng 80 - 83% (trên đất liền), khoảng 84 - 88% (trên biển). Trong mùa
khô (tháng 11 đến tháng 4) giá trị này trên đất liền dao động trong khoảng 74 - 80%,
trên biển khoảng 80 - 85%.
Trong ngày, độ ẩm tương đối thấp nhất vào lúc 12 - 14 giờ (khoảng thời gian
nhiệt độ cao nhất trong ngày) và độ ẩm cao nhất vào thời gian 5 - 6 giờ sáng (thời
điểm lạnh nhất trong ngày), nghĩa là tỉ lệ nghịch với biến trình ngày nhiệt độ.
Bảng 2.1 Độ ẩm tương đối thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (%)
Tháng
Trạm

Vũng Tàu
Côn Đảo
Bạch Hổ

SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12

Năm

40 21 33 45 38 51 49 56 50 49 41 39 21
35 29 35 35 21 26 34 37 46 49 42 41 21

62 71 69 60 50 60 57 60 60 58 62 57 57
(Nguồn: Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2003).

9


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

 Độ bốc hơi
Khả năng bốc hơi ở vùng cửa sông Cần Giờ được xếp vào loại lớn so với cả
nước, điều đó chứng tỏ đây là vùng đất giàu năng lượng bức xạ, nhiệt và gió. Độ bốc
hơi ở một số khu vực trong huyện cho thấy khả năng bốc hơi trung bình nằm trên đất
liền, trên đảo và vùng nước ven bờ dao động trong khoảng 1200 - 1400 mm/năm, còn
ở ngoài khơi đạt tới 2000 - 2200 mm/năm.
 Hướng gió
Nằm trong khu vực gió mùa, vùng cửa sông ven biển Cần Giờ có hướng gió thổi
theo mùa một cách rõ rệt: các tháng 11 đến tháng 3 (trên đất liền) là thời kỳ gió Đông
Bắc và Đông Đông Bắc chiếm ưu thế với tần số lớn nhất (trên 70%); từ tháng 6 đến
tháng 9 là thời kỳ gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế; tháng 5 và tháng 10 là thời kỳ giao
mùa giữa hai luồng gió Đông Bắc và Tây Nam nên hướng gió luân phiên thay đổi.
Bảng 2.2 Hướng và tốc độ gió mạnh nhất tháng và năm (m/s)
Tháng
Trạm
Vũng Tàu
Côn Đảo

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

E
15
NE
18

E
15
NE
18

E
15
ENE
17


E SW SW SW SW NE
NW E E
SW
15 20 26
20 19 18
14 16 14 26
E W NW W NE WSW SW W NE W
13 28 30
31 28 22
21 17 23 31
(Nguồn: Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2003)

 N: hướng Bắc

 E: hướng Đông

 S: hướng Nam

 W: hướng Tây

11 12

Năm

 Tốc độ gió
Tốc độ gió khu vực tăng mạnh vào các tháng 12 đến tháng 3, tạo thành mùa gió
chướng trong giai đoạn mùa đông. Đây là giai đoạn khó khăn cho ngành khai thác,
đánh bắt hải sản và vận tải trên biển cho những vùng biển ven bờ cũng như ngoài khơi.
Trên vùng ngoài biển khơi tốc độ gió từ 5 - 15 m/s chiếm tần suất tới trên 70%

trong các tháng mùa đông, nhất là các tháng 12 - 2 là thời kỳ gió mạnh nhất, cấp gió

SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

10


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

11 - 15 m/s chiếm tần suất 40 - 50%, hình thành mùa gió chướng, gió rất mạnh ở vùng
ngoài khơi.
Bảng 2.3 Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s)
Tháng

1
Trạm
Vũng Tàu
3,2
Côn Đảo
3,7
Bạch Hổ
12,4
Vịnh Gành
4,5
Rái
Thị Vải
3,9

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

4,6 4,7 3,8 2,7 3,2 2,8
3,2 2,6 1,6 1,7 2,5 2,5
8,2 8,3 6,1 5,4 8,9 9,1

2,9 2,3 2,0 2,4 2,9 3,2
3,2 2,1 1,7 3,0 4,0 2,6
6,1 7,2 10,9 13,6 14,8 9,2


4,8 5,6 5,4 4,3 4,8 5,2

5,4 4,4 4,4

5,0

5,2

4,9

4,0 4,4 3,2 2,5 2,8 2,7 3,6 2,7 3,0 2,8 2,9 3,2
(Nguồn: Sở KHCN và MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2003)

 Chế độ nhiệt
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa thế ven biển, nên vùng cửa
sông Cần Giờ có nền nhiệt độ cao, ổn định, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình
năm dao động từ 25 – 29oC.
 Mạng lưới sông rạch
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông – rạch chằng chịt với mật độ dòng
chảy thuộc loại cao nhất thành phố. Mặt nước có diện tích trên 23.000 ha chiếm 25%
diện tích toàn huyện với các con sông lớn như: Soài Rạp, Lòng Tàu cùng các phụ lưu
của chúng là Gò Gia, Đồng Tranh, Dinh Bà, Vàm Sát,...
 Độ mặn
Vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều
từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện Cần Giờ đều đóng vai trò là “kênh
dẫn triều” đưa nước mặn xâm nhập khắp huyện làm cho khối nước mặt ở đây quanh
năm bị mặn.
Từ khi có công trình thủy lợi Dầu Tiếng, thủy điện Trị An ở đầu nguồn, chế độ
mặn ở Cần Giờ đã có nhiều thay đổi theo hướng bất lợi: độ mặn tăng vào mùa mưa,
giảm vào mùa khô so với giới hạn mặn trước đây.

SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

11


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.2.1. Diện tích
Diện tích toàn huyện là 75.740 ha (theo Niên giám thống kê huyện Cần Giờ năm
2010). Trong đó hệ sinh thái rừng ngập mặn có tổng diện tích là: 35.496,89 ha. Diện
tích đất có rừng là 32.329,89 ha, bao gồm: rừng trồng là 12.479,65 ha, rừng tự nhiên là
19.849,55 ha.
2.2.2.2. Dân số
Theo niên giám thống kê huyện Cần Giờ năm 2010, toàn huyện có 70.506 người.
Mật độ 100,39 người/km2. Dân số tập trung ở những vùng đất cao, thuận tiện giao
thông. Dân số tập trung đông đúc nhất tại xã Bình Khánh và An Thới Đông.
Bảng 2.4 Dân số các xã (thị trấn) của huyện Cần Giờ (2010)
Mật độ dân số
Dân số (người)
(người/km2)
Thị Trấn Cần Thạnh
471,70
11.379
Long Hòa
84,38
11.184
Thạnh An
34,01
4.443

Lý Nhơn
37,28
5.862
Tam Thôn Hiệp
50,15
5.566
An Thới Đông
130,34
13.476
Bình Khánh
430,20
18.596
Tổng cộng
17.263
70.506
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ, 2010)
Xã, thị trấn

2.2.2.3. Kinh tế (số liệu thống kê 9 tháng đầu năm 2010)
 Khu vực nông nghiệp:
Thủy sản: Tổng sản lượng đạt 25.735 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ và bằng 77%
chỉ tiêu kế hoạch, (trong đó tôm các loại 8.257 tấn, nhuyễn thể 2.722 tấn, hải sản khác
14.756 tấn), tương ứng tổng giá trị sản xuất đạt 554.100 triệu đồng, tăng 30% so với
cùng kỳ.

SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

12



Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

Đánh bắt: Khai thác thủy sản những tháng đầu năm thuận lợi về thời tiết, ngư
trường đánh bắt và giá tiêu thụ, đã khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, phát huy
hết năng lực phương tiện khai thác, sản lượng thủy hải sản khai thác 9 tháng ước đạt
16.343 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ, chủ yếu tăng sản lượng hải sản khác, cụ thể sản
lượng cá, ghẹ tăng 14%.
Nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng 9 tháng đầu năm 2010 đạt 5.323,5 ha, tăng
3,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi tôm sú đạt 4.276,3 ha, giảm 6
% và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 1.047,2 ha, tăng 73,4 %. Ngoài ra một số
loài thủy sản khác có giá trị kinh tế kinh tế cao như cua, ghẹ, cá tra, tôm tích cũng được
thả nuôi (23 ha) và thu hoạch gần 14 tấn (13,5 ha). Sản lượng nhuyễn thể thu hoạch 9
tháng đầu năm 2010 tăng khá, so với cùng kỳ tăng 28%.
Nông - Lâm nghiệp: Ước giá trị sản xuất đạt 15.200 triệu đồng, tăng 87% so
với cùng kỳ và đạt 76% kế hoạch, trong đó giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng gấp
2,6 lần và giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 26% so với cùng kỳ.
Trồng trọt: Sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm 9 tháng đạt khá so với cùng
kỳ tăng 30% do được mùa cây ăn trái (xoài), các loại cây trồng khác như ngô tăng
38%, hoa màu tăng 27%. Vụ lúa hè thu ở xã Lý Nhơn đã tiến hành thu hoạch 100%
diện tích ( 46,5 ha), sản lượng đạt 181,35 tấn, năng suất bình quân đạt 3,9 tấn/ha.
Chăn nuôi: Có nhiều thuận lợi (về giá bán sản phẩm và giá thức ăn) đặc biệt
chăn nuôi lợn, phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong những
tháng đầu năm.
Diêm nghiệp: Kết thúc vụ muối năm 2010 toàn huyện đạt sản lượng thu hoạch
103.688 tấn, trên 1.608,9 ha đất đưa vào sản xuất, so với vụ muối năm 2009, tăng
56,8% sản lượng và tăng 6% diện tích sản xuất, tương ứng với năng suất bình quân
tăng 21,4 tấn/ha.
Lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thời gian qua có nhiều cố
gắng, duy trì thực hiện tốt, tình trạng chặt phá rừng tuy có giảm (so với cùng kỳ giảm
21 vụ ) nhưng mức độ thiệt hại cây rừng, đất rừng tăng gấp 2 - 3 lần (thiệt hại 3.364


SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

13


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

cây rừng, 3.713 m2 đất rừng). Đến nay đã triển khai trồng và chăm sóc 10.345 cây
phân tán tạo bóng mát, cảnh quan ở các đơn vị.
 Khu vực công nghiệp - Xây dựng:
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Ước tính giá trị sản lượng đạt 120.595
triệu đồng, tăng 29 % so với cùng kỳ và tăng 4% so với kế hoạch, trong đó khu vực
kinh tế Nhà nước giảm 34,6% và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 51,8% so với
cùng kỳ.
Đầu tư xây dựng: Tổng mức đầu tư toàn xã hội ước đạt 1.293 tỷ đồng, tăng gấp
2,17 lần so với cùng kỳ, đạt 44% kế hoạch, trong đó vốn ngân sách trung ương và
thành phố 529,2 tỷ đồng (tăng gấp 2,2 lần), vốn đầu tư từ ngân sách huyện 1,5 tỷ đồng
(giảm 3,3%); vốn viện trợ và ngành dọc 514 tỷ đồng (tăng gấp 2,1 lần), vốn vay tín
dụng và tự có 248,3 tỷ đồng (tăng gấp 2,24 lần). Cơ cấu vốn: đầu tư phát triển sản xuất
(kể cả đầu tư thủy lợi phục vụ sản xuất) 84,5 triệu đồng; vốn đầu tư kết cấu hạ tầng
1.208 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 93,4%.
Bảng 2.5 Tổng giá trị sản phẩm xã hội (giá hàng hóa) của huyện Cần Giờ.
Chỉ tiêu

ĐVT

2008

2009


2010

Tổng giá trị SP Xã hội

Triệu

2.475.319

3.433.033

4.979.704

Thủy sản

Triệu

761.432

973.509

1.197.289

Công nghiệp

Triệu

137.828

193.561


184.942

Nông, lâm

Triệu

24.019

48.474

52.145

Giao thông, bưu điện

Triệu

275.188

357.491

485.091

Xây dựng

Triệu

808.995

1.305.366


2.316.808

Thương nghiệp, dịch vụ

Triệu

486.379

554.632

743.429

( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cần Giờ năm 2010)
SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

14


Nghiên cứu vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường nước

 Khu vực dịch vụ:
Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ 9 tháng đạt 2.490 tỷ đồng, tăng
39 % so với cùng kỳ và bằng 76% kế hoạch, trong đó doanh số bán ngành thương nghiệp
chủ yếu bán buôn ngoài địa bàn đạt 2.211,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88,8 % và tăng 36,7%;
Ăn uống đạt 183,3 tỷ đồng, chiếm 7,3% và tăng 80,8%; Dịch vụ đạt 95,2 tỷ đồng, chiếm
3,8% và tăng 28,3% so với cùng kỳ. Cung cầu các mặt hàng thiết yếu trong những tháng
đầu năm tiếp tục được đảm bảo, giá cả thị trường tương đối ổn định, sự bùng phát
bệnh heo tai xanh đã tác động đến sức mua, giá cả tiêu dùng mặt hàng thịt heo, các
mặt hàng chế biến từ thịt heo và các sản phẩm thay thế khác.

Bảng 2.6 Số lượng du khách đến Cần Giờ qua các năm
Năm
Số lượng
Trong nước
Nước ngoài
2005
205932
198660
7272
2006
202139
193476
8663
2007
170638
160424
10214
2008
195532
185712
9820
2009
159633
151242
8391
Tháng 1 -5 (2010) 97631
91531
6100
Tổng
1.031.505

981045
50460
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ, 2010)
Chín tháng đầu năm đã giải quyết cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
81 hộ kinh doanh cá thể với tổng vốn đầu tư 7.130 triệu đồng.
2.2.2.4. Văn hóa
 Giáo dục - Đào tạo:
Trong thời gian qua ngành giáo dục - đào tạo đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
Tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học đều giảm, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng cao và tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông tiếp tục được nâng lên.
Năm học 2009 - 2010 bậc học mầm non tiếp tục phát triển mạnh cả quy mô lẫn
chất lượng. Tổng số trường mầm non , mẫu giáo là 8 trường (2 trường mầm non và 5
trường mẫu giáo bán trú, 1 trường mẫu giáo 1 buổi) có 91 lớp (tăng 4 lớp so với năm
SVTH: Nguyễn Thị Ngoãn

15


×