Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ XOAN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 6/2012


NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY

Tác giả

NGUYỄN THỊ XOAN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu
cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn


Thạc sĩ TRẦN THỊ YẾN PHƯƠNG

Tháng 6 năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân đến Th.S Trần Thị Yến Phương, người Cô luôn tận tâm hướng
dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng góp các ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trong suốt bốn năm qua đã cung cấp cho tôi những kiến
thức quý báu trên giảng đường đại học để tôi có được nguồn tri thức để thực hiện khóa
luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban quản lý vườn quốc gia Chư Mom Ray đã tận
tình hỗ trợ, cung cấp những kiến thức và tài liệu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Đồng
thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của Ủy ban nhân dân các xã,
thị trấn thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp
những số liệu, thông tin hữu ích giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi tình cảm chân thành nhất vì
đã luôn đồng hành, làm điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn.
TP. HCM, ngày 29 tháng 5 năm 2012
Nguyễn Thị Xoan

i


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng địa
phương trong phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray” được
thực hiện từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012 với các nội dung:
- Khảo sát thực địa tìm hiểu công tác chuẩn bị phát triển du lịch sinh thái; đời

sống, giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư vùng đệm; tiềm năng để phát triển du lịch.
- Phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn nhằm tìm hiểu mong muốn của người
dân khi tham gia; vai trò, mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến hoạt động du
lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray.
- Đề xuất các hình thức tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch và các
giải pháp để gắn kết vai trò của cộng đồng vào hoạt động DLST tại VQG.
Kết quả thu được:
- Nắm bắt được sinh kế, đặc điểm của cộng đồng dân cư vùng đệm: sống chủ yếu
dựa vào trồng trọt, chăn nuôi; có các lễ hội, phong tục tập quán mang đậm bản sắc Tây
Nguyên; trình độ dân trí thấp.
- Về tiềm năng của vùng đệm và VQG để phát triển DLST: tài nguyên tự nhiên
đa dạng, phong phú; tài nguyên nhân văn độc đáo, hấp dẫn; nguồn nhân lực dồi dào
nhưng trình độ chưa cao, cần phải được huấn luyện và đào tạo.
- Về sự tham gia của các bên liên quan: chưa phát huy được hết vai trò và chưa
có sự phối hợp chặt chẽ.
- Về giải pháp để gắn kết vai trò của cộng đồng dân cư nhằm phát triển du lịch

sinh thái bền vững tại VQG Chư Mom Ray: phát triển du lịch cần có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các bên liên quan, đẩy mạnh công tác quản lý cộng đồng thông qua việc
thành lập trung tâm phát triển du lịch, nâng cao nhận thức của cộng đồng.
- Về xây dựng và thiết kế các hình thức tham gia của cộng đồng: dựa trên tiềm
năng của địa phương, đặc điểm đời sống và sản xuất tác giả đã đưa ra các loại hình
như: dẫn đường, biểu diễn văn nghệ, sản xuất đồ lưu niệm, phục vụ các món ăn...

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT ......................................................................................................................ii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH .............................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3
1.4 Giới hạn - Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
Chương 2 TỔNG QUAN............................................................................................... 4
2.1 Du lịch sinh thái .......................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm ............................................................................................................ 4
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ...................................................... 4
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái ........................................ 4
2.2 Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ....................................... 5
2.2.1 Khái niệm về cộng đồng ..................................................................................... 5
2.2.2 Khái niệm về sự tham gia ................................................................................... 6
2.2.3 Các mức độ tham gia của cộng đồng ................................................................. 7
2.2.4 Các nguyên tắc tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch........................ 7
2.3.5 Bài học kinh nghiệm các mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng
đồng .............................................................................................................................. 8
2.3.5.1 Trên thế giới.......................................................................................................... 8
2.3.5.2 Việt Nam ............................................................................................................. 13
2.4 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu ............................................................ 16
2.4.1 Tổng quan về vườn quốc gia Chư Mom Ray.................................................. 16
2.4.1.1 Lịch sử hình thành ............................................................................................ 16
2.4.1.2 Bộ máy tổ chức vườn quốc gia Chư Mom Ray ............................................ 16
2.4.1.3 Vị trí địa lý – Tọa độ địa lý – Ranh giới hành chính ................................... 16
iii



2.4.1.4 Địa hình .............................................................................................................. 17
2.4.1.5 Khí hậu ............................................................................................................... 17
2.4.1.6 Thủy văn ............................................................................................................ 18
2.4.1.7 Giao thông.......................................................................................................... 19
2.4.2 Tổng quan về vùng đệm ................................................................................... 19
2.4.2.1 Dân sinh và thành phần dân tộc ....................................................................... 19
2.4.2.2 Sản xuất và đời sống .......................................................................................... 20
2.4.2.3 Cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội ...................................................................... 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 22
3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 22
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 22
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa ......................................................................... 23
3.2.3 Phương pháp phỏng vấn ................................................................................... 23
3.2.4 Phương pháp SA (Phương pháp phân tích các bên liên quan) ........................ 24
3.2.5 Phương pháp SWOT ........................................................................................ 24
3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 24
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 25
4.1 Hiện trạng đời sống cư dân 3 làng vùng đệm ............................................. 25
4.1.1 Hiện trạng nhà ở ................................................................................................ 25
4.1.2 Lao động, mức sống và thu nhập...................................................................... 25
4.1.3 Thực trạng về các loại sinh kế chính ................................................................ 26
4.1.4 Giá trị văn hóa ................................................................................................... 27
4.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vùng đệm và vườn quốc gia Chư
Mom Ray ......................................................................................................... 28
4.2.1 Tài nguyên tự nhiên .......................................................................................... 28
4.2.2 Tài nguyên nhân văn ......................................................................................... 30
4.2.3 Tiềm năng về nguồn nhân lực .......................................................................... 33
4.3 Phân tích ảnh hưởng của các bên liên quan trong việc phát huy vai trò của
cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray ... 35

4.3.1 Các bên liên quan và vai trò của họ trong sự phát triển hoạt động du lịch ..... 35
iv


4.3.2 Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của các bên liên quan ....................... 36
4.3.3 Phối hợp có hiệu quả các bên liên quan với nhau ............................................ 39
4.4 Kết quả điều tra xã hội học tại vùng đệm VQG Chư Mom Ray .................. 40
4.4.1 Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST .................................................... 40
4.4.2 Hiểu biết về đối tượng quyết định lợi ích kinh tế ............................................ 40
4.4.3 Hiểu biết về du lịch sinh thái của cộng đồng ................................................... 41
4.4.4 Nhận thức về lợi ích của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động DLST ........ 41
4.5 Đề xuất các giải pháp để gắn kết cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch
sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray ....................................................... 42
4.5.1 Định hướng phát triển DLST gắn với cộng đồng tại vườn quốc gia Chư Mom
Ray .............................................................................................................................. 42
4.5.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong gắn kết cộng đồng
vào phát triển DLST tại VQG Chư Mom Ray .......................................................... 43
4.5.3 Đề xuất các giải pháp gắn kết vai trò cộng đồng dân cư vào hoạt động DLST
tại VQG Chư Mom Ray ............................................................................................. 44
4.5.4 Phân loại các giải pháp ..................................................................................... 46
4.5.5 Đề xuất các giải pháp cụ thể để gắn kết vai trò cộng đồng dân cư vào hoạt
động DLST tại VQG Chư Mom Ray ........................................................................ 48
4.5.5.1 Tổ chức ................................................................................................................ 48
4.5.5.2 Xúc tiến du lịch .................................................................................................. 49
4.5.5.3 Quản lý, giám sát ............................................................................................... 50
4.5.5.4 Cơ sở vật chất, hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du khách............................. 51
4.5.5.5 Tăng cường năng lực cho cộng đồng .............................................................. 52
4.6 Thiết kế các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du
lịch sinh thái .................................................................................................... 53
4.6.1 Dẫn đường ......................................................................................................... 53

4.6.2 Biểu diễn cồng chiêng....................................................................................... 54
4.6.3 Sản xuất đồ lưu niệm ........................................................................................ 54
4.6.4 Phục vụ món đặc sản......................................................................................... 55
4.6.5 Dịch vụ vận chuyển .......................................................................................... 56
4.7 Đề xuất mô hình quản lý ............................................................................ 56
v


4.7.1 Mục đích xây dựng mô hình quản lý ................................................................ 56
4.7.2 Mô hình quản lý DLST với sự tham gia của cộng đồng tại VQG Chư Mom
Ray .............................................................................................................................. 56
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 59
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 59
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACAP

Dự án bảo tồn thiên nhiên tại vùng Annapurna

BQL

Ban quản lý

BVR&PTNT Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn

CR

Rất nguy cấp

DL

Du lịch

DLBV

Du lịch bền vững

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

EN

Nguy cấp

GDMT


Giáo dục môi trường

HDV

Hướng dẫn viên

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

LR

Ít nguy cấp

PGS.TS

Phó giáo sư tiến sĩ

SNV

Tổ chức phát triển Hà Lan

SPDL

Sản phẩm du lịch


SWOT

The Strength – Weakness – Opportunity – Threat Matrix

TAT

Cục du lịch Thái Lan

TTCH

Trung tâm cứu hộ

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

VQG

Vườn quốc gia

VU

Sẽ nguy cấp

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại bản Huay Hee .......10
Hình 2.2: Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn quốc gia
Annapurna - Nepal ........................................................................................................ 12
Hình 2.3: Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại Sín Chải, Sa Pa,
Lào Cai .......................................................................................................................... 15
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy vườn quốc gia Chư Mom Ray .................................. 16
Hình 4.1: Cơ cấu lao động chia theo ngành nghề ......................................................... 25
Hình 4.2: Thành phần tôn giáo 3 làng vùng đệm ......................................................... 27
Hình 4.3: Cơ cấu dân số 3 làng vùng đệm.................................................................... 34
Hình 4.4: Mong muốn tham gia vào hoạt động DLST của cộng đồng ........................ 40
Hình 4.5: Hiểu biết của cộng đồng về đối tượng quyết định đến lợi ích kinh tế ......... 41
Hình 4.6: Hiểu biết của cộng đồng về DLST ............................................................... 41
Hình 4.7: Nhận thức của cộng đồng về lợi ích khi tham gia hoạt động DLST ............ 42
Hình 4.8: Mô hình quản lý DLST với sự tham gia của cộng đồng tại vườn quốc gia
Chư Mom Ray ............................................................................................................... 57

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tính chất nhiệt đới của VQG Chư Mom Ray theo độ cao ........................... 18
Bảng 2.2: Khoảng cách từ trung tâm các xã vùng đệm đếm ranh giới VQG Chư Mom
Ray (theo đường chim bay) ........................................................................................... 19
Bảng 4.1: Mức độ đa dạng về thành phần loài thú ăn thịt vườn quốc gia Chư Mom
Ray ................................................................................................................................. 29
Bảng 4.2: Tổng hợp đầu tư cơ sở hạ tầng phân khu Dịch vụ - Hành chính ................ 30
Bảng 4.3: Hạng mục, khối lượng và tổng vốn đã đầu tư giai đoạn 2006 - 2011 .......... 31
Bảng 4.4: Bảng liệt kê và đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan ......................... 35

Bảng 4.5: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc gắn kết cộng đồng vào
hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray....................................... 43
Bảng 4.6: Đề xuất các giải pháp gắn kết vai trò cộng đồng dân cư vào hoạt động
DLST tại VQG Chư Mom Ray ..................................................................................... 45
Bảng 4.7: Phân loại các giải pháp ................................................................................. 47

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển du lịch sinh thái là một xu thế của thời đại và có ý nghĩa quan trọng
không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của
du lịch trên quan điểm tài nguyên và môi trường. Nhiều nước trên thế giới rất quan
tâm đến những lợi ích về giáo dục - kinh tế của hoạt động du lịch sinh thái ở các khu
bảo tồn tự nhiên. Chính vì thế mà hệ thống các vườn quốc gia được duy trì và phát
triển với chức năng phát triển du lịch sinh thái mang lại những lợi ích về kinh tế, bảo
tồn và nâng cao nhận thức của cộng đồng. Theo tổ chức du lịch thế giới, ngày nay trên
80% du khách đi du lịch nhằm mục đích hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên còn
hoang sơ, các giá trị văn hóa độc đáo và khác biệt với nền văn hóa dân tộc họ. Họ
muốn được tự mình khám phá thiên nhiên, xem và hưởng thụ các giá trị văn hóa giàu
bản sắc, sống động trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói
riêng. Hiện nay, nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như các bãi biển, các vườn quốc gia,
các khu bảo tồn thiên nhiên đã và đang được khai thác, sử dụng phục vụ phát triển du
lịch. Mặc dù du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù, là một trong
những tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam, nhưng cho đến nay việc khai thác
những tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái mới còn ở mức cảm tính, chưa thực sự
mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Theo PGS.TS Phạm Trung Lương - Viện

nghiên cứu phát triển du lịch nhấn mạnh vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch
bền vững rằng: “Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trong đó giá trị truyền thống
và vai trò cộng đồng được phát huy đầy đủ là một trong những phương thức tiếp cận
quan trọng cho phát triển du lịch bền vững”. Du lịch cộng đồng là một loại hình du
lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng.
Các sáng kiến trong du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của
1


người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một
phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến
du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương
cũng như các di sản thiên nhiên.
Vườn quốc gia Chư Mom Ray có diện tích tự nhiên trên 56.000 ha, là vườn quốc
gia duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước bạn là Lào và Campuchia thuộc tỉnh
Kon Tum với tiềm năng quý giá về hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện có, đặc biệt có
các loài đặc hữu, quý hiếm. Ngoài ra, vườn quốc gia Chư Mom Ray còn có tiềm năng
rất lớn về cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó, ở vùng đệm vườn quốc gia Chư Mom
Ray có những bản làng tiêu biểu cho dân tộc Tây Nguyên thân thiện, mến khách. Hơn
thế nữa, các giá trị văn hóa truyền thống: lễ hội cồng chiêng, lễ bỏ mả, phong tục cưới
hỏi, lễ hội Puh Hơ Drih (lễ cầu an), lễ hội về nhà rông mới…làm tăng sức hấp dẫn đối
với du khách. Nhận thức được tiềm năng đó, vườn quốc gia đang tiến hành các hoạt
động du lịch sinh thái và dự tính sẽ triển khai thực hiện vào giữa năm 2012. Kinh
nghiệm phát triển du lịch ở các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, khu du lịch khác cho
thấy rằng muốn phát triển du lịch bền vững thì sự tham gia tích cực của cộng đồng là
điều kiện cần thiết. Vì thế phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du
lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray tại thời điểm này là vấn đề cấp thiết
nhất đặt ra, do vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát huy
vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc
gia Chư Mom Ray”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
-

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát huy vai trò của cộng đồng địa phương
trong phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray.

Mục tiêu cụ thể:
-

Khảo sát đời sống và giá trị văn hóa hiện nay của cộng đồng địa phương.

-

Xác định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phát triển du
lịch sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray.

2


-

Tìm hiểu và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại vùng đệm và vườn quốc
gia Chư Mom Ray.

-

Đề xuất các giải pháp để gắn kết vai trò của cộng đồng dân cư vào hoạt động du
lịch sinh thái nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Chư Mom
Ray.


-

Đề xuất các hình thức tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch
sinh thái tại vườn quốc gia Chư Mom Ray.

1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên du lịch của VQG Chư Mom Ray.
-

Người dân sống trong vùng đệm VQG (làng Kà Đừ, làng Ba Gốc, làng K’Leng
thuộc 3 xã của huyện Sa Thầy).

-

Ban quản lý VQG.

1.4 Giới hạn - Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: đề tài chỉ nghiên cứu tại vườn quốc gia Chư Mom Ray
và 3 làng (Kà Đừ, Ba Gốc, K’Leng) thuộc các xã vùng đệm VQG Chư Mom
Ray.
-

Giới hạn về thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012.

3


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Du lịch sinh thái
2.1.1 Khái niệm
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (Luật du lịch, 2005).
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
-

Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường qua
đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.

-

Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.

-

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.

-

Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Các yếu tố để phát triển DLST (Theo Drumm, 2002):
-

Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN.

-


Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều
hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ.

-

Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.

-

Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên
tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.

-

Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN.

-

Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.

-

Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự
hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức.
4


2.2 Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
2.2.1 Khái niệm về cộng đồng

Khái niệm cộng đồng là một trong những khái niệm xã hội học có nhiều hướng
nghĩa khác nhau. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách
tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về
quy mô, đặc tính xã hội. Rộng nhất là nói đến tập hợp người, các liên minh rộng lớn
như cộng đồng thế giới, cộng đồng Châu Âu…hay căn cứ vào những đặc tính tương
đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo như cộng đồng người Do Thái.
Theo Keith và Anry (1998) thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống
trên cùng một khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc cùng một nhóm. Những người
trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hay hôn nhân, và có thể
thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”.
Theo Mai Văn Bính (2011) thì: “Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có
những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội”.
Khái niệm cộng đồng đã được nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia và kết quả của
các nghiên cứu cho thấy các yếu tố chính của cộng đồng là địa lý, kinh tế và các yếu tố
có tính văn hóa. Và các yếu tố này cũng chính là quan điểm của các nhà nghiên cứu
khi tiếp cận đến cộng đồng.
-

Địa lý: được xem là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất. Nói đến cộng đồng
là nói đến tập thể người định cư trên một vùng đất đai và lãnh thổ là điểm đầu
tiên để phân biệt giữa các cộng đồng. Theo nghĩa xã hội thì cộng đồng nhất
thiết phải gắn chặt với yếu tố đất đai, nghĩa là con người sinh sống thường
xuyên trên một khu vực nhất định và cùng nhau sinh hoạt trên khu vực đó.
Ranh giới được xác lập trong quá trình lịch sử là một cơ sở để phân biệt cộng
đồng này với cộng đồng khác. Đường phân chia ranh giới thường lấy một số
mốc tự nhiên như sông, núi, đường sá…cũng có khi là các đường phân ranh vô
hình được các cộng đồng thỏa thuận và chấp hành trong thực tiễn.

-


Yếu tố về kinh tế (hay về nghề nghiệp): các hoạt động về kinh tế không những
đảm bảo cho cộng đồng về mặt vật chất để cùng họ tồn tại, nghề nghiệp là yếu
tố tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Ngành nghề ở nông thôn ít ngành chính, có nơi
5


chỉ có thuần một nghề. Vì vậy, đây là một yếu tố tương đồng về địa vị kinh tế,
cách thức làm ăn. Họ có chung thị trường nguyên vật liệu, sản phẩm tiêu thụ.
Còn ở đô thị, các yếu tố ngành nghề ít có tác động vào các gắn kết cộng đồng
nếu có đó là những nhóm cùng ngành nghề. Sự đa dạng về nghề nghiệp có thể
làm ngăn cách sự gắn kết đó nên ở đô thị sự gắn kết của cộng đồng không chặt
chẽ bằng ở nông thôn.
-

Các yếu tố văn hóa: đây là yếu tố tổng hợp khi nhận biết cộng đồng, trong đó
đặc biệt là các khía cạnh như truyền thống lịch sử, tộc người, tôn giáo – tín
ngưỡng, ngôn ngữ, hệ thống giá trị chuẩn mực, phong tục tập quán…

2.2.2 Khái niệm về sự tham gia
Sự tham gia xuất hiện đầu tiên vào cuối những năm 1950. Lúc đầu sự tham gia
được thiết kế từ những nhà chuyên môn từ bên ngoài (external experts) dựa trên những
yêu cầu của họ với người dân địa phương. Sau đó, họ ép buộc người dân phải thực
hiện và thường đổ trách nhiệm lên người dân địa phương trong trường hợp dự án thất
bại. Nói cách khác, họ áp dụng phương thức “top – down” tức là từ trên xuống cho sự
tham gia.
Năm 1984, Oakley và Marsden đã trình bày hai cách lý giải khái niệm thường dùng
về sự tham gia trong bối cảnh phát triển nông thôn như sau:
+ Sự tham gia được hiểu như “một loại thuốc tiêm có thể áp dụng vào dự án phát triển
nông thôn và do đó ảnh hưởng đến kết quả của nó”. Về phương diện này, “sự động
viên” và “sự ép buộc” đã được sử dụng để mô tả đặc điểm tự nhiên của sự tham gia.

+ Cách nhìn thứ hai, sự tham gia là quá trình liên đới từ dưới lên, nó được mô tả đích
thực và tập trung vào sự phân bố. Cách nhìn về sự tham gia này có sự liên quan trực
tiếp đến tổ chức phi chính phủ. Nó nhấn mạnh vào giáo dục và xây dựng nền tảng tổ
chức với những nhóm nhất định trong khu vực nông thôn được phép thực hiện có sự
tham gia.
Tham gia cho phép người tham gia được sống dân chủ và đưa ra hoạt động cho xã
hội. Nó giúp con người xóa bỏ khoảng cách giữa xã hội cá nhân và xã hội chính
quyền. Sự tham gia được khai thác những yếu tố cá nhân để nâng cao những yếu tố đó
trong không gian chung.
6


2.2.3 Các mức độ tham gia của cộng đồng
Mức độ tham gia của cộng đồng còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề như: sự hiểu biết
của cộng đồng đối với vấn đề tham gia, giới tính, trình độ học vấn, độ tuổi. Theo
Rodney Fackson (2004), mức độ tham gia và tính liên tục theo chiều hướng tăng dần
đến sự tự chủ như sau:
-

Thụ động: cộng đồng tham gia nhưng không có ý kiến phản hồi tức là thông tin
chia sẻ chỉ phụ thuộc vào tác nhân bên ngoài (nhà đầu tư, nhà quản lý dự án).

-

Tham gia đưa thông tin: cộng đồng trả lời những câu hỏi được đưa ra nhưng
không có khả năng tác động đến quyết định khi thông tin được chia sẻ.

-

Tư vấn: quan điểm của cộng đồng được ghi nhận nhưng những quyết định là do

những tác nhân bên ngoài, vốn không nhất thiết phải theo quan điểm cộng
đồng.

-

Tham gia để khích lệ: giới hạn về thời gian, khi sự tham gia kết thúc thì sự
khích lệ kết thúc.

-

Tham gia thiết thực: hình thành những nhóm theo những mục tiêu được định
trước và được chỉ đạo bởi những chủ đầu tư bên ngoài, thường diễn ra sau giai
đoạn lên kế hoạch.

-

Tham gia có sự tương tác: người dân theo sát quá trình thu thập thông tin, lên
kế hoạch và ra quyết định, nguồn lực địa phương được tận dụng, mặc dù vẫn
tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư địa phương duy trì cấu trúc.

-

“Tự thân vận động”: người dân chủ động lên kế hoạch, ra quyết định và thực
hiện nó. Những công ty bên ngoài chỉ giữ vai trò hỗ trợ về hoạt động và kỹ
thuật hơn là chỉ đạo các hoạt động.

2.2.4 Các nguyên tắc tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cộng đồng đã đưa ra các nguyên tắc:
-


Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện
và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao
quyền làm chủ cho cộng đồng.

-

Công việc mà cộng đồng tham gia phải phù hợp với khả năng của cộng đồng.
Khả năng bao gồm khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc
7


sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát
triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và
khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng. Các điều kiện, khả năng tài chính
và nhận thức của cộng đồng để đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch.
-

Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch. Theo nguyên tắc này,
cộng đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào
hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ
hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt
động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội
như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện, chăm sóc sức
khỏe, giáo dục,…

-

Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên
và văn hóa hướng tới phát triển bền vững.


Các nguyên tắc tham gia của cộng đồng giúp cho cộng đồng và du khách tiếp cận
văn hóa và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả. Các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa sẽ được khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường
văn hóa bền vững. Bên cạnh đó, các nguyên tắc này nhằm tăng cường quyền lực cho
cộng đồng với phương châm: cộng đồng tự tổ chức, quản lý. Quá trình này thúc đẩy và
tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào việc phát triển du lịch như tạo ra
nhiều sản phẩm du lịch, nâng cao dịch vụ du lịch. Cộng đồng có thể tự làm chủ điểm
du lịch, có thể tự lập kế hoạch phát triển và có trách nhiệm trong việc khai thác tài
nguyên du lịch phục vụ cho hoạt động. Nhìn chung, sự tham gia của cộng đồng vào du
lịch là cách tốt nhất để đạt được lợi ích về kinh tế vừa giữ gìn bản sắc văn hóa của địa
phương, vừa sử dụng dịch vụ tại chỗ, phát triển văn hóa và vừa trân trọng, giữ gìn văn
hóa truyền thống của địa phương.
2.3.5 Bài học kinh nghiệm các mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng
2.3.5.1 Trên thế giới
 Hoa Kỳ
Làng người da đỏ ở bang Massachusetts (Đông Bắc của Mỹ) là một mô hình về sự
tham gia cộng đồng trong hoạt động du lịch hiệu quả. Cộng đồng dân cư tham gia vào
8


các hoạt động trình diễn nét văn hóa bản địa, cho khách du lịch lưu trú cùng gia đình
mình và cung cấp các dịch vụ như ăn uống, hướng dẫn du lịch, vận chuyển khách…
Những người dân ở đây vẫn sống trong những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, bên cạnh
ngôi làng được xây dựng theo mô hình truyền thống. Mỗi khi có đoàn khách tham
quan, họ được thông báo trước 24 giờ và những người da đỏ được huấn luyện trước tái
hiện lại một giai đoạn lịch sử khi thực dân Anh tấn công. Khách du lịch được chứng
kiến toàn cảnh cuộc chiến đấu như thật. Doanh thu từ hoạt động du lịch phần lớn để lại
cộng đồng địa phương. Với lợi ích này, người dân sẵn sàng tham gia và họ nhận thức
được vai trò của hoạt động du lịch đối với đời sống cộng đồng, vai trò của tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên văn hóa bản địa,... đối với hoạt động du lịch và họ có trách

nhiệm hơn trong bảo tồn và phát huy giá trị đó.
 Trung Quốc
Hồng Nham là thôn của người dân tộc Dao ở Trung Quốc, nằm ven sông khá thơ
mộng. Trước đây người dân sống rải rác, điều kiện sinh sống khó khăn. Họ sống bằng
nghề trồng các loại cây ăn quả, trong đó cây trồng chính là hồng, ngoài ra còn có các
loại trái cây khác như đào, bưởi, cam, quýt,… Nhà nước đã đầu tư quy hoạch và thiết
kế một khu định cư mới với kiến trúc vừa hiện đại, vừa giữ được nét truyền thống phù
hợp với cảnh quan miền núi. Người dân bỏ tiền xây dựng, mỗi nhà được xây với tiện
nghi khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch về lưu trú, ăn uống, nghỉ
ngơi và tham gia các hoạt động du lịch sinh thái, tham quan.
Du khách đến tham quan Hồng Nham có thể thăm những vườn quả với những kĩ
thuật canh tác hiện đại, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao, hay có thể học hỏi
mô hình một làng quê, một đời sống mới đi lên từ nông nghiệp, hoặc cũng có thể đi
trên những thuyền, bè mảng bằng tre, trúc xuôi ngược dòng sông để nghỉ ngơi và thư
giãn.
 Thái Lan
 Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia cộng đồng tại bản Huay Hee
Bản Huay Hee nằm trong khuôn viên vườn quốc gia Mã Hồng Sơn. Là một bản
miền núi, bản nằm trên sườn núi thuộc đỉnh Doi Hui. Dân cư địa phương đây thuộc

9


các dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Karen. Phong tục tập quán của người Karen là
thờ lạy hình tượng, họ tin vào thế lực siêu nhiên như thần Đất, thần Nước.
Việc chọn bản Huay Hee làm nơi để phát triển du lịch có sự tham gia của cộng
đồng là do điều kiện đất đai, khí hậu khắc nghiệt, nguồn thu nhập của người dân chủ
yếu là do khai thác rừng, săn bắt dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt.
Để quản lý tài nguyên, chính phủ Thái Lan thành lập Ban quản lý (BQL) vườn
quốc gia Mã Hồng Sơn dẫn đến sự mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương và BQL vì

BQL có ý định dời toàn bộ làng ra khỏi vườn quốc gia. Kế hoạch không thực hiện
được do không được sự đồng ý của người dân. Sau đó, BQL kết hợp với các Tổ chức
phi chính phủ như REST (Responsible Ecological Social Tours), cục du lịch Thái Lan,
quỹ hỗ trợ nghiên cứu, quỹ an ninh dân tộc thiểu số và các công ty lữ hành thành lập
dự án phát triển du lịch nhằm động viên dân tộc Karen tham gia cung cấp dịch vụ.
Mục đích dự án để nâng cao điều kiện dân sinh, nâng cao hiểu biết và nhận thức trách
nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Tổ chức phi chính phủ

Ban dự án vườn quốc gia
Cơ quan tổ chức thực hiện

Nhân tố tác
động khác:
cơ sở hạ
tẩng, chính
sách,…

Phát triển du lịch
bản Huay Hee
Nguồn:

Tài nguyên vùng
Mã Hồng Sơn

Cộng đồng dân tộc Karen
Hình 2.1: Mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng tại bản Huay Hee
(Nguồn:Võ Quế, Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, 2006)
10



Nhìn chung, mô hình này áp dụng đã giải quyết được vấn đề mâu thuẫn. Bên cạnh
đó, mô hình góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên, nâng
cao đời sống của cộng đồng và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Karen.
 Nepal
Làng Ghandruk là một trong hai làng thuộc dự án bảo tồn vùng Annapurna - Nepal.
Dân cư ở đây thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác nhau. Nguồn thu nhập chính của
người dân là nông nghiệp, chăn nuôi trang trại. Tháng 12/1986, được sự hỗ trợ của dự
án bảo tồn thiên nhiên vùng Annapurna (ACAP) thì vùng này đã bắt đầu phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng với mục đích chính là bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường
với phát triển cộng đồng bền vững. Dự án đã huy động người dân địa phương tham gia
cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách. Dự án đã cam kết người dân địa phương được
thừa hưởng mọi thành quả từ hoạt động du lịch trong vùng. Dự án đã mở những lớp
đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về tài nguyên, du lịch, các phương pháp quản lí hoạt
động du lịch địa phương để cộng đồng hiểu biết và thao tác tốt các công việc.
Trong dự án này, BQL đã trao toàn quyền cho cộng đồng địa phương trên mọi lĩnh
vực trong đó có du lịch.

11


Dự án khu bảo tồn
quốc gia Annapurna

Nhân tố tác động
khác: chính
sách, cơ sở hạ
tầng,…

Phát triển du

lịch tại
Annapurna

Tài nguyên vùng
Annapurna

Cộng đồng dân tộc
Gurung, Thakali và
Manangba

Hình 2.2: Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn quốc gia
Annapurna - Nepal
(Nguồn:Võ Quế, Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, 2006)
Từ việc tìm hiểu các mô hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa
phương các nước trên thế giới đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:
-

Hầu hết các mô hình có người dân tham gia vào du lịch đều nhận được sự hỗ
trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức và chú
trọng công tác đào tạo hướng dẫn cho cộng đồng ngay từ khi triển khai các vấn
đề.

-

Các mô hình đều chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch và
bảo tồn thông qua các lớp tập huấn, báo cáo chuyên đề và tổ chức tham gia học
tập cho cộng đồng.

-


Trong quá trình tổ chức tham gia với cộng đồng cần tôn trọng những tri thức
truyền thống bản địa của cộng đồng trong suốt thời gian triển khai dự án, từ hỏi
ý kiến, bàn bạc, vạch kế hoạch và triển khai.

12


-

Trong quá trình thiết lập và xây dựng đều có sự cam kết với cộng đồng về đảm
bảo quyền lợi và chia sẻ lợi ích được hưởng từ du lịch để đảm bảo lòng tin cho
cộng đồng.

Mô hình thực hiện với mục tiêu là tăng cường quyền lực cho cộng đồng trong quá
trình thực hiện các kế hoạch.
2.3.5.2 Việt Nam
Loại hình phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng của nước ta mới được
bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên vào
đầu những năm 2000. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ và
chuyên sâu về mặt lý luận vào mô hình có sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động
du lịch để áp dụng cho các khu vực. Việc áp dụng mô hình có sự tham gia của cộng
đồng ở Việt Nam chỉ mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho nhiều
khu vực. Chính vì thế, các khu vực hiện nay áp dụng mô hình phát triển du lịch có sự
tham gia của cộng đồng không nhiều và hiệu quả chưa cao.
 Hòa Bình
Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Đây là nơi cư
trú của dân tộc Thái trắng có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc. Nghề nghiệp chính
là trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc. Vào những năm 1970, bản Lác là một điểm đón
các đoàn chuyên gia, các nhà ngoại giao nước ngoài (chủ yếu trong khối xã hội chủ
nghĩa) đến Việt Nam. Nhưng đến năm 1994, nhờ có sự quan tâm của các hãng lữ hành,

bản Lác đã trở thành điểm nóng du lịch. Hàng năm có khoảng trên 3.000 khách du lịch
đến tham quan bản, tìm hiểu văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái.
Khách du lịch muốn đến tham quan phải mua vé tại Ủy ban nhân dân (UBND)
huyện, người dân cung cấp các dịch vụ như cho thuê nhà trọ, biểu diễn văn nghệ , trình
diễn các hoạt động sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tổ chức cho du khách
tham quan các hoạt động sản xuất.
 Thừa Thiên Huế
Suối Voi là một điểm du lịch nổi tiếng ở xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Xã có 370 hộ, trong đó có 22% hộ nghèo, tuy nhiên trình độ dân trí ở đây

13


tương đối cao. Điểm du lịch này được biết đến và đưa vào hoạt động du lịch năm
1997.
Tổ chức cung cấp các dịch vụ phục vụ du khách tại khu du lịch được chính quyền xã
cho phép hợp tác xã nông nghiệp Song Thủy đã thành lập BQL du lịch. Đây là một mô
hình tham gia quản lý kinh doanh du lịch là một hợp tác xã nông nghiệp. BQL này hoạt
động dưới dạng cổ phần do các xã viên nông nghiệp Song Thủy và chỉ có các cổ đông
được tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch. Phân chia lợi nhuận được tính như sau:
 Trích 25% phục vụ cho công tác điều hành
 10% nộp thuế cho huyện
 5% nộp quản lý xã
 10% lệ phí tài nguyên
 5% phí giao dịch và quảng cáo
 5% quỹ chung để làm quỹ phúc lợi xã hội
 40% chia cho các cổ đông
Đây là mô hình có nhiều ý tưởng hay để tạo điều kiện cho cộng đồng và khuyến
khích cộng đồng tham gia. Tuy nhiên, việc thu mua cổ phiếu không phải tất cả các
cộng đồng trong khu vực đều có hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, những

người phục vụ trong hoạt động du lịch chưa được một tổ chức nào đào tạo về chuyên
môn nghiệp vụ du lịch và môi trường. Dự án phát triển du lịch này chú trọng kinh
doanh các dịch vụ để thu lợi nhuận nên chưa coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường. Số
tiền trích cho chính quyền địa phương 45% là quá lớn nhưng chưa rõ ràng về việc chia
sẻ quyền lợi.
 Lào Cai
Bản Sín Chải cách thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 4km nằm trên sườn núi thuộc
dãy Hoàng Liên. Hệ sinh thái của bản đa dạng và phong phú do nằm gần với vườn
quốc gia Hoàng Liên. Thành phần sinh sống của bản chủ yếu là người dân tộc
H’Mông. Đa số nghề sống của người dân là du canh, du cư, canh tác nương rẫy và
khai thác từ rừng. Văn hóa của người H’Mông rất đặc sắc với những phong tục tập
quán, tín ngưỡng riêng, có kho tàng về điệu múa, các bài hát, hàng thủ công mỹ nghệ
đặc trưng.
14


×