Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN KHU DÂN CƯ SỐ 5 PHƯỜNG THẠNH MỸ LỢI QUẬN 2 TP. HỒ CHÍ MINH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
*************************

NGUYỄN VĂN THUẬN LỢI
THIẾT KẾ CÔNG VIÊN KHU DÂN CƯ SỐ 5
PHƯỜNG THẠNH MỸ LỢI QUẬN 2 TP. HỒ CHÍ MINH.

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**************

NGUYỄN VĂN THUẬN LỢI

THIẾT KẾ CÔNG VIÊN KHU DÂN CƯ SỐ 5
PHƯỜNG THẠNH MỸ LỢI QUẬN 2 TP. HỒ CHÍ MINH.

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Giáo viên hướng dẫn: Ths PHẠM MINH THỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012



ii


LỜI CẢM TẠ
Luận văn nghiên cứu này được thực hiện nằm trong khuôn khổ chương trình
đào tạo kỹ sư chuyên ngành Cảnh Quan- Kỹ Thuật Hoa Viên thuộc trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tác giả chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên.
Công ty cổ phần đầu tư Thủ Thiêm.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian
thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn:
ThS. Phạm Minh Thịnh
Đã trực tiếp đóng góp ý kiến để tôi thực hiện thành công và hoàn chỉnh luận văn
này.
Xin cảm ơn tất cả các quý thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật
Hoa Viên đã tận tình giúp đỡ về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực
tế trong lĩnh vực đang nghiên cứu.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến ba me, các bạn đã động viên và giúp đỡ trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn!

Tp. HCM, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN VĂN THUẬN LỢI

iii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Thiết kế công viên khu dân cư số 5 Thạnh Mỹ Lợi - P.
Thạnh Mỹ Lợi – Quận 2 – Tp Hồ Chí Minh” được tiến hành tại thành phố Hồ Chí
Minh, thời gian từ ngày 1/2/2012 đến ngày 1/6/2012.
Kết quả thu được như sau:
1.Đề xuất phân khu chức năng cho công viên.
2.Thiết kế tổng thể công viên.
3.Đề xuất danh mục cây che bóng- cây bụi.
4.Đề xuất danh mục cây phủ nền- cây giàn leo.
5.Đề xuất danh mục cây trang trí.
6.Hoàn thành phần đồ án gồm các bản vẽ:
 Mặt bằng tổng thể công viên : 1 bản vẽ.
 Mặt đứng : 1 bản vẽ.
 Mặt cắt : 4 bản vẽ.
 Phối cảnh : 15 bản vẽ.

iv


 
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... iii 
TÓM TẮT .................................................................................................................iv 
SUMMARY ................................................................. Error! Bookmark not defined. 
DANH SÁCH CÁC HÌNH.................................................................................... viii 
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU ..................................................... 2 
2.1. Giới thiệu sơ lược về Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.............................................. 2 

2.2. Giới thiệu khu đất nghiên cứu. ................................................................................................ 3 
2.3 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế...................................................................................... 4 
2.3.1 Vị trí khu đất ................................................................................................................................. 4 
2.3.2 Điều kiện tự nhiên. .................................................................................................................... 4 
2.3.2.1 Khí hậu thời tiết. ...................................................................................................................... 4 
2.3.2.2 Địa chất công trình. ................................................................................................................ 5 
2.4. Nguyên tắc bố trí cây xanh. ...................................................................................................... 5 
2.3.1. Sự đơn giản ................................................................................................................................... 6 
2.4.2. Sự thay đổi .................................................................................................................................... 6 
2.4.3. Sự nhấn mạnh .............................................................................................................................. 6 
2.4.4. Sự cân bằng .................................................................................................................................. 6 
2.4.5. Sự liên tục...................................................................................................................................... 6 
2.4.6. Sự cân đối ...................................................................................................................................... 6 
2.5 Nguyên tắc chọn cây và phối kết cây................................................................................... 6 
2.5.1. Các nguyên tắc chọn cây........................................................................................................ 6 
2.5.2. Các nguyên tắc phối kết cây ................................................................................................. 6 
2.5.3. Cây độc lập ................................................................................................................................... 6 
2.5.4. Khóm cây....................................................................................................................................... 7 

v


2.5.5. Hàng cây ........................................................................................................................................ 7 
2.5.6. Dây leo ............................................................................................................................................ 7 
2.5.7. Hoa .................................................................................................................................................... 7 
2.5.8. Cỏ ...................................................................................................................................................... 7 
2.5.9. Rừng nhỏ ...................................................................................................................................... 7 
CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..................................................................................................................................... 8 
3.1. ................................................................................................................. Mục tiêu nghiên cứu.

.......................................................................................................................................................................... 8 

3.1.1 Mục tiêu chung............................................................................................................................. 8 
3.1.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................................... 8 
3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài .......................................................................................................... 9 
3.2.1 Phạm vi thời gian ........................................................................................................................ 9 
3.2.2 Phạm vi không gian ................................................................................................................... 9 
3.3 Nội dung nghiên cứu. .................................................................................................................. 9 
3.4. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................................................... 9 
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................11 
4.1 Hiện trạng khu đất thiết kế...................................................................................................... 11 
4.2 Đánh giá hiện trạng khu đất thiết kế. ................................................................................. 12 
4.2.1 Thuận lợi ....................................................................................................................................... 12 
4.2.2 Khó khăn ...................................................................................................................................... 12 
4.3 Phương án phân khu chức năng............................................................................................ 12 
4.4 Thuyết minh thiết kế. ................................................................................................................. 15 
4.5. Mô tả hạng mục công trình. .................................................................................................... 17 
4.5.1 Sân cầu lông ................................................................................................................................ 17 
4.5.2. Hồ bơi ............................................................................................................................................ 19 
4.5.3. Sân chơi trẻ em ......................................................................................................................... 21 
4.5.4. Khu ngoạn cảnh........................................................................................................................ 21 
4.5.5. Bãi xe ............................................................................................................................................. 23 

vi


4.5.6. Khu người cao tuổi ................................................................................................................. 23 
4.5.7 Quảng trường .............................................................................................................................. 24 
4.5.8 Khu thanh niên.......................................................................................................................... 26 
4.6 Đề xuất mạng lưới giao thông ............................................................................................... 27 

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................36 
5.1 Kết luận ............................................................................................................................................ 36 
5.2 Kiến nghị ......................................................................................................................................... 36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................38 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất phương án 1. ........................................................................... 13 
Bảng 4.2: Cơ cấu sử dụng đất phương án 2. ........................................................................... 14 
Bảng 4.3: So sánh 2 phương án 1 và phương án 2. ............................................................. 15 
Bảng 4.4: Cân bằng đất đai: ............................................................................................................ 29 
Bảng 4.5: Danh mục đề xuất cây che bóng ............................................................................ 31 
Bảng 4.6: Danh mục đề xuất cây phủ nền – cây giàn leo ............................................... 32 
Bảng 4.7: Danh mục đề xuất cây Trang trí. ........................................................................... 33 
Bảng 4.8: Minh họa cây che bóng ............................................................................................... 34 
Bảng 4.9: Minh hoa cây phủ nền – cây giàn leo -cây bụi. ............................................... 35 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vị trí khu dân cư số 5. Trong bản đồ tổng quan quận 2. ....................... 3 
Hình 2.2: Mặt bằng quy hoạch khu dân cư số 5 . ................................................ 4 
Hình 4.1 và 4.2 Ảnh hiện trạng ............................................................................11 
Hình 4.3: Phương án 1 ........................................................................................12 
Hình 4.4: Phương án 2 .........................................................................................13 
Hình 4.5: Phối cảnh tổng thể. ..............................................................................16 

Hình 4.6: Biểu tượng tại quảng trường. ..............................................................16 
Hình 4.7: Cổng chính quãng trường. ..................................................................17 
Hình 4.8: Phối cảnh sân cầu lông ........................................................................18 
Hình 4.9: Kích thướt sân cầu lông .......................................................................18 
Hình 4.10: Phối cảnh hồ bơi 1. ...........................................................................19 
Hình 4.11: Phối cảnh hồ bơi 2. ............................................................................19 
Hình 4.12: Gỗ nhân tạo .......................................................................................20 
Hình 4.13: Phối cảnh sân chơi trẻ em ..................................................................21 
Hình 4.14: Mô tả chòi ..........................................................................................21 
Hình 4.15: Phối cảnh khu thưởng ngoạn 1. .........................................................22 
Hình 4.16: Phối cảnh khu thưởng ngoạn 2. ........................................................22 
Hình 4.17: Phối cảnh nhà xe. ...............................................................................23 
Hình 4.18: Phối cảnh khu người cao tuổi 1. ........................................................23 
Hình 4.19: Phối cảnh khu người cao tuổi. ...........................................................24 
Hình 4.20: Phối cảnh quãng trường 1. .................................................................25 
Hình 4.21: Phối cảnh khu người cao tuổi 2. .......................................................25 
Hình 4.22: Mặt bằng mặt đứng đài phun. ...........................................................26 
Hình 4.23: Phối cảnh khu thanh niên. .................................................................27 
Hình 4.24: Mặt bằng tổng thể không cây xanh. ...................................................28 
Hình 4.25: Mặt bằng tổng thể. .............................................................................28 

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước chúng ta đang có những bước chuyển mình và hội nhập phát triển
hết sức mạnh mẽ trong thời gian gần đây .Điều đó được thể hiện rất rõ rệt tại những
trung tâm kinh tế lớn của nước ta, trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là
đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tại đây đời sống kinh tế xã hội đang phát triển từng ngày từng giờ, dân số
ngày một tăng nhanh hơn, phương tiên nhiều hơn, mật độ xây dựng cao hơn, và
nhu cầu con người cũng cao hơn về cả vật chất lẫn tinh thần và tất yếu phải kể đến
là nhu cầu về không gian xanh, về một môi trường sống thân thiện. Đó cũng chính
là lý do mà hiện nay mảng xanh đô thị đang ngày càng được quan tâm, đầu tư và trở
thành một trong những tiêu chí đánh giá cho chất lượng của một một đô thị nào đó.
Đồng hành cùng định hướng phát triển các đô thị vệ tinh đê giảm áp lực cho
các đô thị trung tâm .Khu dân cư số 5, thành phố Hồ Chí Minh đang được đầu tư
xây dựng tại khu vực sông Sài Gòn.
Trong đó “Công viên khu dân cư số 5” được quy hoạch để phát triển mảng
xanh chính đáp ứng nhu cầu cho người dân sống trong khu dân cư số 5 phường
Thạnh Mỹ Lợi đồng thời là cảnh quan chính cho khu vực này. Chính vì những lợi
ích và nhiệm vụ trên, dưới sự hướng dẫn của Ths. Phạm Minh Thịnh tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài : “ Thiết kế công viên khu dân cư số 5 phường Thạnh Mỹ Lợi
Quận 2 TP. Hồ Chí Minh. ”

1


Chương 2
TỔNG QUAN VÀ GIỚI THIỆU
2.1. Giới thiệu sơ lược về Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã
Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo
Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ. Quận 2 nằm ở phía Đông
của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn. Phía Bắc giáp quận Thủ
Đức, Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn và sông Rạch Chiếc). Phía Nam giáp quận 7,
huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai (qua sông Sài Gòn và sông Đồng Nai). Phía Đông
giáo quận 4, quận 1, quận Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn). Từ năm xã thuộc huyện
Thủ Đức: An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Bình Trưng và Thạnh Mỹ Lợi. Quận 2

chia thành 11 phường gồm: An Phú, Thảo Điền, An Khánh, Bình An, Thủ Thiêm,
An Lợi Đông, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái.
Tổng diện tích tự nhiên của quận 2 là 5017 ha. Các phường có diện tích nhỏ
là phường Thủ Thiêm với 150ha, phường An Khánh với 180 ha và phường Bình An
187 ha. Địa hình quận 2 bao gồm cả gò và bưng, kênh rạch chiếm 24,7% tổng diện
tích tự nhiên, phần lớn địa hình thấp trũng, có độ cao trung bình khoảng từ 1,5m
đến 3m với mực nước biển, độ dốc theo hướng Bắc – Nam. Đây là vùng bưng trũng,
bị nhiễm phèn, mặn, thường ngập nước lúc triều cường, nên sản xuất nông nghiệp
gặp nhiều khó khăn, muốn có năng suất và hiệu quả cao phải đầu tư lớn.
Quận 2 có vị trí và nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành một đô thị mới.
Là đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt nội đô, đường thủy nối liền Thành
phố với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu; có tiềm năng về quỹ
đất xây dựng; mật độ dân số còn thưa thớt, được bao quanh bởi các sông rạch lớn,
môi trường còn hoang sơ…

2


2.2. Giới thiệu khu đất nghiên cứu.
Khu dân cư số 5 nằm trong khu quy hoạch tổng thể lớn của phường Thạnh
Mỹ Lợi gần trung tâm hành chánh quận 2 và giáp sông Sài Gòn,với nhiều tiện ích
công cộng phục vụ cư dân của dự án như trường tiểu học Quốc tế, siêu thị, nhà
hàng, sân tập golf mini.
-

Hướng Đông : Giáp rạch Ngay.

-

Hướng Tây : Giáp dự án Làng nghệ nhân Hàm Long và sông Sài Gòn.


-

Hướng Nam : Giáp Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi quy mô 178ha.

-

Hướng Bắc : Giáp khu dân cư 174 ha.

Văn bản pháp lý:
-

Văn bản số 4950/KQTĐ-SQHKT v/v kết qủa thẩm định Quy họach chi

tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/500 Khu dân cư số 5 Thạnh Mỹ Lợi (quy mô 31,41ha)
tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2.
-

Quyết định số 9103/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND quận 2 v/v

phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư số 5 Thạnh Mỹ Lợi
quy mô 31,41ha phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2.

Hình 2.1: Vị trí khu dân cư số 5. Trong bản đồ tổng quan quận 2.

3


2.3 Điều kiện tự nhiên khu vực thiết kế
2.3.1 Vị trí khu đất

Khu đất nghiên cứu mang chức năng là mảng xanh chính của khu dân cư số
5. Khu đất được giới hạn bởi các trục -

đường số 3, đường số 5, đường B, đường

C trong bảng quy hoạch khu dân cư số 5 phường Thạnh Mỹ Lợi. Diện tích đất
khoảng 1,78 ha. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi, vì công viên nằm ở vị trí trung
tâm khu đất bốn mặt giáp đường (hướng bắc giáp D3, hướng nam giáp D5, hướng
đông giáp đường C, hướng tây giáp với đường B) là trục đường lớn với nhiều nút
giao thông hướng đến từ các khu vực của khu dân cư, đồng thời phía đối diện công
viên là các khu biệt thự.

Hình 2.2: Mặt bằng quy hoạch khu dân cư số 5 .
2.3.2 Điều kiện tự nhiên.
2.3.2.1 Khí hậu thời tiết.
Khu đất quy hoạch nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành
phố Hồ Chí Minh có chế độ nhiệt cao đều trong năm và hai mùa mưa - khô rõ rệt.
Theo tài liệu của đài khí tượng thủy văn tp.HCM, các đặc trưng khí hậu của khu vực
như sau:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11.

4


Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa bình quân năm : 1.949 mm/năm.
Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào
các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90 % , đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi
không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục
Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao

hơn khu vực còn lại.
Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng,
nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Hàng
năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C, chênh lệch tháng
nóng nhất và tháng lạnh nhất 4 – 6 oC.
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa
Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây - Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ
trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Bắc - Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung
bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông
Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ
Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở
thành phố lên cao vào mùa mưa 80%, và xuống thấp vào mùa khô 74,5%. Trung
bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%.
2.3.2.2 Địa chất công trình.
Khu vực có cấu tạo là nền đất phù sa mới, thành phần chủ yếu là đất sét, bùn
trộn lẫn nhiều hợp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen.
Đây là khu vực đất ruộng nền đất yếu.
Địa chất công trình khu vực tương đối ổn định, đất không bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn nên rất phù hợp cho sự phát triển của cây xanh .
2.4. Nguyên tắc bố trí cây xanh.
Cây xanh là phần không thể thiếu trong một công viên, cây xanh giúp cải tạo
không gian của cảnh quan, mang lại bóng mát, mang lại nguồn không khí trong
lành, mang lại những tiểu cảnh đẹp, cung cấp huơng thơm, cung cấp hoa đẹp cho
khách ngắm nhìn.

5


2.4.1. Sự đơn giản
Đơn giản không có nghĩa là tẻ nhạc, đó là sự lặp lại về hình dạng, kết cấu,

màu sắc, sự đơn giản tạo nên nét thanh lịch tao nhã.
2.4.2. Sự thay đổi
Bằng cách thay đổi hình dạng kết cấu và màu sắc. Cảnh quan sẽ tránh đuợc
sự buồn tẻ và kích thích nguời xem nhìn xa hơn.
2.4.3. Sự nhấn mạnh
Đó là một cách hoạch định sự chú ý đối với các đực trưng quan trọng.
2.4.4. Sự cân bằng
Gồm có cân bằng đối xứng và cân bằng không đối xứng, trong đó cân bằng
không đối xứng có thể đuợc tạo ra bằng cách dùng các dạng cân bằng cùng kích
thước sẽ mang lại cảm giác tự nhiên hơn kiểu cân bằng đối xứng.
2.4.5. Sự liên tục
Sự liên tục được tạo ra bởi một sự phát triển của hình dạng, kết cấu hoặc màu
sắc. Nó cũng có thể đuợc tạo thành bởi những tổ hợp của mỗi loại.
2.4.6. Sự cân đối
Một bản đồ hoa viên sẽ đuợc phát thảo đối với một tỷ lệ diễn đat thực địa.
Gồm có một tỷ lệ tuơng đối và tỷ lệ tuyệt đối đuợc sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật
và các tinh chất khác của cây xanh, do đó việc chọn loại cây rất quan trọng và cần
phải bảo đảm nguyên tắc cấu trúc cây xanh.
2.5 Nguyên tắc chọn cây và phối kết cây
2.5.1. Các nguyên tắc chọn cây
Chọn loại cây trồng phù hợp với địa phuơng về thổ nhuỡng, khí hậu. Phát
huy hiệu quả tổng hợp và tạo cảnh cây xanh.
2.5.2. Các nguyên tắc phối kết cây
Sau khi đã chọn đuợc những loại cây phù hợp thì việc tổ chức phối kết cây là
rất quan trọng. Một số phối kết cây như sau:
2.5.3. Cây độc lập
Cây độc lập là cây có hình khối, dáng dấp và màu sắc đẹp, thường đuợc bố
trí độc lập.

6



Cây độc lập có vai trò chủ động trong không gian, để có thể cảm thụ trọn vẹn
giá trị của cây độc lập nên phải chọn loài cây có hình thức tán độc đáo (rũ, thác…)
hoặc có màu sắc hoa lá rực rỡ, tuơng phản màu với những mảng cây xung quanh.
2.5.4. Khóm cây
Khóm cây gồm một số cây đuợc tổ hợp trong bố cụm trọn vẹn, riêng lẻ.
Thành phần khóm cây có thể là cây thân gỗ, cây bụi, hoặc hỗn hợp cây thân gỗ, cây
bụi. Việc bố trí và tạo hình khóm cây rất phong phú và đa dạng. Có thể tạo cảm giác
đồng nhất khi khóm cây cùng loại, hoặc tạo cảm giác sinh động bằng việc tổ chức
trong khóm những cây có màu sắc và kết cấu chủ đạo khác nhau. Chúng ta có thể tổ
hợp các loài cây sao cho nở cùng lúc để tạo đuợc mảng màu nhất định.
2.5.5. Hàng cây
Mục đích của việc chọn cây theo hàng là phân loại không gian và tạo bóng
mát, gồm có trồng theo dạng hàng cây thưa và hàng cây dày.
2.5.6. Dây leo
Cây leo giàn là kiểu trang trí thoáng trong không gian và có giá trị bóng mát.
Giàn cây có vai trò nhấn mạnh tính chất trang trí lối đi là sự chuyển tiếp không gian
từ khu vực này sang khu vực khác.
2.5.7. Hoa
Đây là thành phần có tác dụng tạo cảnh và thu hút sự chú ý rất lớn do tính
chất trang trí của chúng, màu sắc đẹp rực rỡ của chúng dễ đập vào mắt người xem.
2.5.8. Cỏ
Là yếu tố không thể thiếu trong cảnh quan. Cỏ đuợc sử dụng làm nên cho các
khóm cây, cây độc lập, bồn hoa và các kiến trúc nhỏ, tạo nên sự hài hòa giữa các
yếu tố tạo cảnh khác nhau.
Tất cả các yếu tố trên sẽ được kết hợp hài hòa với nhau để tạo nên giá trị
cảnh quan cho khu vực.
2.5.9. Rừng nhỏ
Đây là thành phần hình khối chủ yếu tạo không gian trống trong khu vực.

Cây được bố trí theo bố cục tự do để xem lại hiệu quả rừng cây tự nhiên.

7


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.
3.1.1 Mục tiêu chung
Quy hoạch thiết kế công viên trung tâm đúng chức năng là một công viên
văn hóa thể thao của khu dân cư số 5, phục vụ cho nhu cầu rèn luyện và nhu cầu
giải trí thưởng ngoạn cho người dân sống trong khu vực cũng như khách tham quan.
Tạo nên sự thống nhất giữa không gian xanh công cộng và các khu vực xung
quanh, nâng cao giá trị cho các công trình kiến trúc xung quanh bởi không gian
xanh làm cho cảnh quan toàn khu là sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.
Cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho người dân nơi đây, đáp ứng nhu cầu
về không gian xanh, về môi trường sống trong lành.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
Đưa ra các phân khu chức năng.
Đề xuất danh mục cây che bóng, đề xuất danh mục cây phủ nền, đề xuất
danh mục cây trang trí.
Hoàn thành các bản vẽ :
Mặt bằng tổng thể công viên: 1 bản vẽ.
Phối cảnh tổng thể : 1 bản vẽ.
Mặt đứng : 1 bản vẽ.
Mặt cắt điển hình : 4 bản vẽ.
Đưa ra các phối cảnh .

8



3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
3.2.1 Phạm vi thời gian
Đề tài “Thiết kế công viên khu dân cư số 5, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2,
thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày 01/01/2012 đến ngày 01/06/2012.
3.2.2 Phạm vi không gian
Khu vực nghiên cứu của đồ án là công viên khu dân cư số 5, Thạnh Mỹ lợi,
Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Có diện tích 1,78 ha, được giới hạn bởi ranh giới
đường số 3, đường số 5, đường B, đường C trong bảng quy hoạch khu dân cư số 5
phường Thạnh Mỹ Lợi.
3.3 Nội dung nghiên cứu.
Điều tra Khảo sát hiện trạng:
-

Xác định mặt bằng hiện trạng công viên

-

Khảo sát chụp hình hiện trạng khu đất
Xây dựng phương án thiết kế :

-

Phân khu chức năng công viên

-

Đề xuất các phương án thiết kế


-

Lập danh sách đề xuất chủng loại cây trồng.

3.4. Phương pháp nghiên cứu.
Điều tra khảo sát hiện trạng:
-

Chụp hình hiện trạng khu vực và xung quanh

-

Xác định hướng gió, hướng nắng, các công trình hạ tầng xung quanh ảnh
hưởng đến khu vực công viên.

-

Xác định vị trí, tên, số lượng, khoảng cách, thành phần cây xanh trên mặt bằng
hiện trạng

-

Xác định các công trình hiện hữu trên mặt bằng hiện trạng.
Xây dựng phương án thiết kế :

-

Nghiên cứu nhiệm vụ và chức năng của công viên để đưa ra những giải pháp
thiết kế cải tạo hợp lý.


-

Từ bản vẽ hiện trạng tiến hành phân khu chức năng, phân luồng giao thông
chính, hình thành sơ đồ ý tưởng.

9


-

Thiết kế chi tiết từng phân khu chức năng: thiết kế mảng xanh, giao thông
điểm nhấn…

-

Tổng hợp ý tưởng trên mặt bằng tổng thể.

-

Lựa chọn loài cây phù hợp đưa vào thiết kế, hoàn tất mặt bằng cây xanh.

-

Từ mặt bằng tổng thể dựng mặt cắt, mặt đứng, phối cảnh cho từng khu trong
công viên để thể hiển rõ ý tưởng thiết kế.

-

Sử dụng phần mềm đồ họa hỗ trợ như Auto Cad, Photoshop, Skechup để thể
hiện ý tưởng thiết kế.


10


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hiện trạng khu đất thiết kế.
Khu đất rộng 17800 m2, đã được xây dựng.
Vị trí của công viên nằm trung tâm khu dân cư số 5 phường Thạnh Mỹ Lợi
bốn mặt giáp đường .
Công trình gồm 2 sân tenic và 1 nhà điều hành,có 2 lối vào chính là hướng
bắc và đông bắc, chưa có hệ thống chiếu sáng cho công viên.
Mảng xanh chiếm hơn 70% cây trồng chủ yếu là dầu rái và Osaka đỏ, bằng
lăng, cau vua, ác ó, cỏ lá gừng, mai tứ quý, lộc vừng, cau trắng, cây trồng thưa thớt
chưa được quan tâm.

Hình 4.1 và 4.2 Ảnh hiện trạng
Hiện trạng công viên đã xây dựng nhưng chỉ chú trọng đến phần phát triển
của mảng xanh.

11


4.2 Đánh giá hiện trạng khu đất thiết kế.
4.2.1 Thuận lợi
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thành phần của đất chủ yếu là phù sa thuận lợi
cho cây trồng phát triển.
Vị trí nằm trung tâm khu dân cư vì thế phân khu chúc năng tại đây phải đa
dạng để có thể giải quyết tốt các nhu cầu về vui chơi giải trí và thưởng ngoạn của
người dân.

4.2.2 Khó khăn
Bao bọc xung quanh là đường giao thông nên việc thiết kế chọn loại cây phải
phù hợp tránh việc che khuất tầm nhìn và kiểm soát tiếng ồn cho công viên.
4.3 Phương án phân khu chức năng
Phương án 1.

Hình 4.3: Phương án 1
Phương án 1 chia công viên số 5 thành 7 phân khu chức năng : khu thanh
niên, khu người cao tuổi, khu quảng trường, khu thiếu nhi, khu thưởng ngoạn, khu
thể thao và bãi xe.

12


Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất phương án 1.

STT

TÊN CÔNG TRÌNH

DIỆN TÍCH (m2)

1
2
3
4
5
6
7


TỶ LỆ (%)

Khu quảng trường
2000
11%
Khu thể thao
3000
17%
Khu thưởng ngoạn
3400
19%
Khu thanh niên
2800
16%
Khu vui chơi trẻ em
2000
11%
Bãi xe + khu điều hành
2000
11%
Khu người cao tuổi
2600
15%
TỔNG CỘNG
17800
100%
Bảng cơ cấu sử dụng đất của phương án 1 cho ta biết diện tích từng khu trong công
viên.
Phương án 2


Hình 4.4 Phương án 2

13


Phương án 1 chia công viên số 5 thành 7 phân khu chức năng : khu thanh
niên, khu người cao tuổi, khu quảng trường, khu thiếu nhi, khu thưởng ngoạn, khu
thể thao và bãi xe.
Bảng 4.2 Cơ cấu sử dụng đất phương án 2.

STT
1
2
3
4
5
6
7

TÊN CÔNG TRÌNH

DIỆN TÍCH (m2)

TỶ LỆ (%)

2000
3800
2700
3000
1500

2000
2800
17800

11%
21%
15%
16%
8%
11%
16%
100%

Khu quảng trường
Khu thể thao
Khu thưởng ngoạn
Khu thanh niên
Khu vui chơi trẻ em
Bãi xe + khu điều hành
Khu người cao tuổi
TỔNG CỘNG

Bảng cơ cấu sử dụng đất của phương án 2 cho ta biết diện tích từng khu
trong công viên.

14


Bảng 4.3: So sánh 2 phương án 1 và phương án 2.
Bảng phân tích

Phương án

Phương án 2

Ưu điểm

Nhược điểm

 Quảng trường lớn đáp ứng

 Bãi xe được bố trí ở cổng

nhu cầu giao lưu và tổ chức

chính làm mất vẻ đẹp của

các sự kiện của khu vực.

công viên.

 Phân chia được khu tĩnh và
khu động.

 Khu thể thao lớn.
 Khu vui chơi trẻ em nằm gần
đường tạo ra nguy hiểm cho
trẻ trong quá trình vui chơi.

 Cải tạo được nhược điểm


 Khu người cao tuổi đặt gần
khu trẻ em .

của phương án 2.
Phương án 1

 Bãi xe được bố trí xa cổng
chính gần nhà điều hành.
 Khu trẻ em không nằm gần
đảm bảo oan toàn cho trẻ
khi vui chơi.

Từ bảng so sánh ưu và nhược điểm của hai phương án 1 và 2 ta chọn phương án 1.
4.4 Thuyết minh thiết kế.
Ý tưởng thiết kế biến công viên khu dân cư số 5 thành ốc đảo xanh giữa khu
dân cư . Điểm nhấn cảnh quan chính cho toàn bộ khu vực dân cư. Đồng thời là một
công viên văn hóa, thể thao, giải trí cho khu dân cư .

15


Hình 4.5 ý tưởng thiết kế
Dựa trên những khía cạnh sau:
 Khía cạnh công năng
Là quãng trường chính cho khu vực. Thỏa mãn được nhu cầu vui chơi giải trí
cho người dân trong khu dân cư , vị trí công viên nằm ở trung tâm khu dân cư rất
thuận tiện cho việc lui tới công viên của người dân. Định hướng giao thông trong
khu dân cư.

.

Hình 4.6 Biểu tượng tại quảng trường.
Tạo một mặt tiền thoáng đãng , môi trường trong lành cho khu phố lân cận,
mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người dân sống gần khu vực này .

16


×