Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU VỰC CÙ LAO PHỐ (XÃ HIỆP HÒA) THUỘC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

NGUYỄN TRẦN THU AN

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
MẢNG XANH KHU VỰC CÙ LAO PHỐ (XÃ HIỆP HÒA)
THUỘC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA ĐẾN NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

NGUYỄN TRẦN THU AN

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
MẢNG XANH KHU VỰC CÙ LAO PHỐ (XÃ HIỆP HÒA)
THUỘC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. TRẦN VIẾT MỸ

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 5/2012


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HCM CITY
*****************

NGUYEN TRAN THU AN

SURVEY AND ORIENT TO DEVELOP THE
GREENERY
IN CU LAO PHO (HIEP HOA COMUNE) –
BIEN HOA CITY TO 2020

Major: Department of landscaping and Environmental horticulture

THESIS

Instructor: TRAN VIET MY PhD
Ho Chi Minh City

MAY - 2012


LỜI CẢM ƠN
Thành kính khắc ghi công ơn của ba mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, luôn ở

bên cạnh con động viên tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất để con có được
thành quả như hôm nay.
Xin trân trọng biết ơn thầy TS. Trần Viết Mỹ đã tận tình hướng dẫn chỉ dạy
em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này cũng
như trong cả quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, ban chủ nhiệm
Khoa Môi trường và Tài nguyên.
Các thầy cô đã giảng dạy lớp DH08CH suốt bốn năm học tại trường.
Cùng các thầy cô trong Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật Hoa viên và toàn
thể các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Các anh chị và các bạn trong lớp DH08CH và ngoài lớp đã tận tình giúp
đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn đại gia đình Công tác xã hội, các anh chị em trong
đội đã chia sẻ buồn vui suốt những tháng ngày sinh viên, là nguồn hỗ trợ tinh
thần to lớn cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các cô chú trong Ủy ban
nhân dân thành phố Biên Hòa, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Nai,
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố Biên Hòa đã cung cấp nhiều
thông tin, tài liệu và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài.

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU VỰC CÙ LAO PHỐ (XÃ HIỆP HÒA)
THUỘC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA ĐẾN NĂM 2020” được thực hiện tại xã
Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ ngày 10/02/2012 đến ngày

30/06/2012.
Kết quả thu được:
Hiện trạng cây xanh đường phố, cây xanh thuộc các công viên, khuôn
viên trên toàn khu vực Cù lao Phố về diện tích, thành phần và chủng loại.
Đánh giá chung về hiện trạng cây xanh, công tác quản lý bảo dưỡng
mảng xanh trên địa bàn.
Đề xuất hướng phát triển mảng xanh đến năm 2020.
Đề xuất một số giải pháp phát triển mảng xanh trên đường phố, công
viên và các khuôn viên.

ii


SUMMARY
Thesis “ Survey and orient to develop the greenery in Cu Lao Pho
(Hiep Hoa commune) Bien Hoa city to 2020” was carried out in Hiep
Hoa commune, Bien Hoa city, Dong Nai province from February 10, 2012
to June 30, 2012.
The result:
-

The situation/circumstance of the greenery on the streets, parks

in Cu Lao Pho about the area, element (background) and type (species).
-

Assess generally about the situation/circumstance of the

greenery, maintaining and managing the greenery in this area.
-


Propose the greenery development to 2020.

-

Propose several methods to develop the greenery on the streets,

parks and campuses.

iii


MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i 
TÓM TẮT ................................................................................................................... ii 
SUMMARY ............................................................................................................... iii 
MỤC LỤC.................................................................................................................. iv 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... viii 
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 3 
2.1 Lịch sử phát triển và nhận thức khoa học về lâm nghiệp đô thị ........................... 3 
2.1.1 Khái niệm về lâm nghiệp đô thị ......................................................................... 3 
2.1.2 Khái niệm về mảng xanh đô thị ......................................................................... 3 
2.1.2.1 Cấu trúc mảng xanh đô thị .............................................................................. 3 
2.1.2.2 Chỉ số xanh ..................................................................................................... 4 
2.1.3 Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị trên thế giới........................................ 5 
2.1.4 Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị ở Việt Nam ........................................ 6 
2.2 Sơ lược về lợi ích cây xanh trong môi trường đô thị ............................................ 7 

2.2.1 Cây xanh có vai trò cải thiện khí hậu, vệ sinh đô thị ......................................... 8 
2.2.2 Cây xanh có tác dụng giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh......................... 9 
2.2.3 Cây xanh là thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc đô thị ................... 10 
2.2.4 Vai trò của cây xanh trong kinh tế - xã hội ...................................................... 10 
2.3 Giới thiệu sơ nét về Cù lao Phố .......................................................................... 11 
2.3.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 11 
2.3.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 11 
2.3.1.2 Địa hình ......................................................................................................... 11 
2.3.1.3 Khí hậu, thủy văn .......................................................................................... 12 
2.3.2 Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................... 12 

iv


2.3.2.1 Tài nguyên đất............................................................................................... 12 
2.3.2.2 Tài nguyên nước ........................................................................................... 13 
2.3.2.3 Tài nguyên nhân văn và du lịch .................................................................... 13 
2.3.3 Hiện trạng môi trường...................................................................................... 14 
2.3.4 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .............................................................. 15 
2.3.5 Tình hình dân số, lao động và việc làm ........................................................... 15 
2.3.5.1 Dân số ........................................................................................................... 15 
2.3.5.2 Lao động, việc làm và thu nhập .................................................................... 15 
2.3.6 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ........................... 16 
2.3.6.1 Hệ thống giao thông ...................................................................................... 16 
2.3.6.2 Hệ thống thông tin, viễn thông ..................................................................... 16 
2.3.6.3 Hệ thống cấp, thoát nước .............................................................................. 17 
2.3.7 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Cù lao Phố ..................... 17 
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ........................................................................ 19 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 19 
3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 19 

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 19 
3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 19 
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 20 
3.4.1 Phương pháp tham khảo tài liệu ...................................................................... 20 
3.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát ......................................................................... 20 
3.4.3 Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu ............................................................... 20 
3.4.4 Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 20 
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 21 
4.1 Cấu trúc mảng xanh Cù lao Phố (Xã Hiệp Hòa)................................................. 21 
4.1.1 Mảng xanh công viên ....................................................................................... 21 
4.1.2 Mảng xanh khuôn viên..................................................................................... 22 
4.1.3 Cây xanh đường phố ........................................................................................ 27 
4.2 Định hướng quy hoạch chung của xã Hiệp Hòa ................................................. 28 

v


4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất ..................................................................................... 28 
4.2.2 Định hướng phát triển không gian ................................................................... 29 
4.3 Định hướng phát triển mảng xanh Cù lao Phố đến năm 2020 ............................ 30 
4.3.1 Cây xanh đường phố ........................................................................................ 30 
4.3.2 Mảng xanh công viên ....................................................................................... 34 
4.4 Đề xuất một số giải pháp chính phát triển mảng xanh........................................ 39 
4.4.1 Giải pháp về cấu trúc ....................................................................................... 39 
4.4.1.1 Cây xanh đường phố ..................................................................................... 39 
4.4.1.2 Mảng xanh công viên ................................................................................... 42 
4.4.1.3 Mảng xanh khuôn viên.................................................................................. 43 
4.4.2 Giải pháp kỹ thuật ............................................................................................ 43 
4.4.2.1 Quản lý và chăm sóc cây trồng trên đường phố ........................................... 43 
4.4.2.2 Quản lý và chăm sóc cây trồng trong khuôn viên, công viên ....................... 45 

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 49 
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 49 
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 50 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 51 
PHỤ LỤC  

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Vị trí Cù lao Phố trong địa phận TP. Biên Hòa ......................................... 11 
Hình 4.1: Khuôn viên trường THPT Nam Hà nhìn từ bên ngoài............................... 24 
Hình 4.2: Khuôn viên chùa Đại Giác ......................................................................... 25 
Hình 4.3: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Hiệp Hòa ...................... 30 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1: Số liệu mảng xanh Công viên thể thao (diện tích 12.450 m2) ................... 22 
Bảng 4.2: Số liệu mảng xanh Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (diện tích 3.600 m2) ....... 23 
Bảng 4.3: Số liệu mảng xanh Nhà văn hóa xã (diện tích 16.800 m2) ........................ 23 

Bảng 4.4: Số liệu mảng xanh Trường THPT Nam Hà (diện tích 14.200 m2) ............ 24 
Bảng 4.5: Số liệu mảng xanh chùa Đại Giác (diện tích 3.900 m2)............................. 25 
Bảng 4.6: Số liệu mảng xanh Trại nuôi dưỡng Cha mẹ Liệt sỹ (diện tích 5.600 m2) 26 
Bảng 4.7: Thành phần loài cây trên 2 tuyến đường ................................................... 27 
Bảng 4.8: Số lượng từng loài cây trên 2 tuyến đường khảo sát ................................. 27 
Bảng 4.9: Hiện trạng sử dụng đất tại xã Hiệp Hòa..................................................... 28 
Bảng 4.10: Tiêu chuẩn đất cây xanh đường phố ........................................................ 31 
Bảng 4.11: Danh mục các tuyến đường sẽ trồng cây xanh trên vỉa hè ...................... 31 
Bảng 4.12: Quy định bố trí cây xanh đường phố ....................................................... 32 
Bảng 4.13: Tiêu chuẩn đất cây xanh công viên .......................................................... 34 
Bảng 4.14: Các công viên dự kiến phát triển mới ...................................................... 35 

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử phát triển của đô thị thế giới nói chung và đô thị Việt Nam nói
riêng mảng xanh đô thị là một yếu tố quan trọng của việc phát triển đô thị bền vững.
Cây xanh trồng trong đô thị là một thành phần của mảng xanh đô thị, với nhiều
chức năng như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, điều hòa nhiệt độ không khí, kết
hợp với các yếu tố khác tạo cảnh quan hài hòa cho đô thị, giảm bớt tiếng ồn, điều
hòa khí hậu, cân bằng hệ sinh thái góp phần bảo vệ con người, vì vậy xanh hóa đô
thị là một vấn đề cần được quan tâm.
Cây xanh không chỉ có vai trò về sinh thái và mỹ quan mà nó còn là nét đặc
trưng riêng cho từng đô thị. Như khi nhắc đến thành phố hoa phượng đỏ là người ta
sẽ nghĩ ngay đến thành phố Hải Phòng; hoặc cây xanh cũng trở thành tên của địa
danh như tên của Huyện Củ Chi, quận Gò Vấp của thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy,
việc quy hoạch, trồng, quản lý cây xanh đô thị là một việc rất quan trọng và cần
thiết. Việc lập và điều chỉnh hệ thống cây xanh đường phố được thực hiện theo điều

20, 24 và 27 (mục 3, Chương 2) của Luật Xây Dựng năm 2003. Bộ Xây dựng đã ra
thông tư 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và
ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 362:2005 “Quy hoạch cây xanh sử dụng
công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” ngày 05/01/2006.
Thành phố Biên Hòa là đô thị loại II và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai. Với
diện tích 264,08 km2, mật độ dân số 2.970 người/km2, Biên Hòa bao gồm 23
phường và 7 xã, là đô thị nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm
hành chính văn hóa, xã hội của tỉnh Đồng Nai. Trong những năm qua thành phố
Biên Hòa có tốc độ đô thị hóa cao, nhiều xã, phường đã được quy hoạch và phát

1


triển mảng xanh. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa được thực hiện đồng bộ giữa các xã,
phường khu vực trung tâm thành phố và các xã, phường thuộc vùng ven, ngoại ô;
trong đó có Cù lao Phố (tên hành chính là xã Hiệp Hòa) nơi có lịch sử văn hóa, vị
trí địa lý cũng như khí hậu tự nhiên vô cùng đặc biệt.
Theo Quyết định số 6967/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai (ký ngày 12
– 07 – 2006) phê duyệt hồ sơ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành
phố Biên Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mạng lưới giao thông
của thành phố Biên Hòa sẽ lấy cù lao Phố (cù lao Hiệp Hòa) làm tâm: Trục hướng
tâm về cù lao Hiệp Hòa: từ ngã ba Vườn Mít sang cù lao Hiệp Hòa (trục hướng tâm
1); từ đường Đồng khởi sang cù lao Hiệp Hòa (trục hướng tâm 2); mở rộng nâng
cấp QL15 từ ngã ba Tam Hiệp đến ngã ba đường Trần Quốc Toản và đường Trần
Quốc Toản nối sang cù lao Hiệp Hòa (trục hướng tâm 3). Tuy nhiên đến hiện tại,
Cù lao Phố vẫn là một “hòn đảo” bị bỏ quên giữa lòng thành phố vì những định
hướng quy hoạch chưa đồng bộ. Vì vậy, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát hiện trạng
và định hướng phát triển mảng xanh khu vực Cù lao Phố (xã Hiệp Hòa) thuộc
TP. Biên Hòa đến năm 2020”.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử phát triển và nhận thức khoa học về lâm nghiệp đô thị
2.1.1 Khái niệm về lâm nghiệp đô thị
Lâm nghiệp đô thị là một ngành chuyên sâu của lâm nghiệp, có các mục tiêu
trồng, quản trị cây xanh nhằm làm cho sự hiện diện và đóng góp phần tiềm tàng của
chúng vào những phúc lợi về vật chất, xã hội và kinh tế của xã hội đô thị. Theo
nghĩa rộng, nó bao gồm một hệ thống quản trị đa bậc bao gồm lưu vực tích thủy
công cộng, nơi trú ẩn cho đời sống hoang dã, nơi nghỉ ngơi ngoài trời, thiết kế cảnh
quan, tái xử lý nước thải, chăm sóc cây xanh nói chung, và sản xuất nguyên liệu sợi
gỗ trong tương lai.
2.1.2 Khái niệm về mảng xanh đô thị
Mảnh xanh đô thị là tập hợp tất cả các thảm thực vật thân gỗ trong phạm vi
những nơi có cư dân đô thị sinh sống từ thôn làng bé nhỏ đến vùng dân cư rộng lớn,
sầm uất nhất (Jorgensen, 1965). Điều đó có nghĩa, mảng xanh đô thị ngoài tập hợp
cây trồng nội đô (công viên, cây đường phố, khuôn viên,…) còn bao gồm hệ thống
hệ rừng ngoại vi, các vườn thực vật, các khu nghỉ ngơi giải trí, các công viên, vườn
cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, cây phân tán các loại trải dài từ nội đô ra
ngoại thành (Trần Viết Mỹ, 2005).
2.1.2.1 Cấu trúc mảng xanh đô thị
Mảng xanh đô thị gồm 7 thành phần cụ thể
 Cây xanh đường phố: Cây xanh đường phố là những cây có chất lượng cao,
bao gồm toàn bộ cây trồng dọc theo các lề đường nội thành, cây trồng trên các tiểu

3



đảo, vòng xoay, băng két, được trồng với mục đích cải tạo môi trường, điều hòa khí
hậu, che bóng mát, cải tạo cảnh quan…
 Mảng xanh công viên: Là diện tích công viên cây xanh sử dụng chung, phục
vụ lợi ích công cộng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn
hóa, rèn luyện thân thể và mỹ quan đô thị của người dân địa phương. Cây xanh sử
dụng công cộng bao gồm công viên, vườn hoa, vườn dạo…
 Mảng xanh khuôn viên: Mảng xanh khuôn viên bao gồm toàn bộ cây xanh,
hoa kiểng, thảm cỏ với nhiều chủng loại, tầng tán được trồng tập trung hoặc phân
tán trong các công sở, trường học, bệnh viện, chung cư, chùa chiền, doanh trại, khu
công nghiệp, khu chế xuất, nhà vườn…
 Rừng tập trung: Rừng tập trung là các diện tích rừng được trồng tập trung để
phòng hộ, đặc dụng, sản xuất và các vườn thực vật.
 Vườn cây ăn trái đa niên: Vườn cây ăn trái đa niên là diện tích trồng cây với
mục đích lấy quả, có tính chất đa niên và bền vững nên vườn cây ăn trái đa niên
được xem là một thành phần của mảng xanh đô thị.
 Cây công nghiệp dài ngày: Cây công nghiệp dài ngày như cao su, tiêu,
điều… Do cũng có tính chất đa niên và bền vững nên cây công nghiệp dài ngày
được xem như là một bộ phận cấu thành của mảng xanh đô thị.
 Cây trồng phân tán: Cây trồng phân tán là những cây được trồng lẻ, quanh
nhà, ven các trục lộ giao thông ngoại thành – nơi chưa có vỉa hè và ven kênh mương
thủy lợi, hoặc thành hàng nhưng chưa đạt đến mức như rừng, được trồng từ nội thị
đến ngoại thành.
2.1.2.2 Chỉ số xanh
Chỉ số xanh là một trong các tiêu chí cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thể hiện mức sống
vật chất, tinh thần và trình độ văn hóa của một đô thị trong mối tương quan hợp lý
với các tiêu chí khác, cấu thành chỉnh thể đô thị; trong đó, cơ bản là hạ tầng kỹ thuật
và dân cư, thể hiện diện tích xanh cần có cho một đối tượng (Trần Viết Mỹ, 2005)
Các chỉ số xanh hiện đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam:

4



- Tỷ lệ che phủ (%) hay còn gọi là độ che phủ: Là diện tích xanh phân bố
trên tổng diện tích mặt bằng của một vùng hoặc một địa bàn cụ thể. Đây là một chỉ
số khái quát, dùng trên những vùng rộng (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ che phủ của cây
xanh, mảng xanh thành phố, quận, huyện…) thể hiện hiệu ứng sinh thái khí hậu và
trong những trường hợp quy định diện tích xanh cần có cho một khu vực hẹp
(khuôn viên khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ quan, bệnh viện, trường học…)
- Diện tích xanh bình quân đầu người (m2/người): Là lượng mảng xanh tính
bằng m2 cho mỗi người, đặc trưng cho quan hệ giữa diện tích xanh và mật độ dân
cư.
2.1.3 Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị trên thế giới
Từ những sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh đã giữ vị trí quan
trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Ai Cập, Brazil, Hy Lạp, Trung Hoa và La
Mã xưa rất trân trọng cây xanh và có trường hợp thờ cúng cây. Họ đã sử dụng cây
xanh trong việc trang trí ngoại thất cho các tượng đài, xây dựng các vườn tín
ngưỡng trong các đền thờ. Vườn thực vật được phát triển trong thời kì Trung cổ.
Khi thương mại và giao thông phát triển, cây trồng được chuyển đi từ nước này
sang nước khác và các vườn thực vật lớn, nhỏ bắt đầu ra đời ở tất cả các quốc gia.
Kiểng cổ, BonSai là các tác phẩm nghệ thuật có từ ngàn xưa trong các cung đình
hay trong nhân gian. Những thuật ngữ như vườn thượng uyển đã có từ thời phong
kiến phương Đông, phương Tây. Thuật ngữ “ nghệ nhân trồng cây ” được tìm thấy
đầu tiên trong sách “ Dodens ” năm 1578. Trong sách của William Lawson: “A new
orchad and Graden” viết năm 1618 trình bày cách chăm sóc cây như chúng ta đã
biết ngày nay (Chế Đình Lý, 1997).
Sự phát triển trong quá khứ của cây xanh đô thị tập trung vào việc trồng cây,
bảo quản và kiến trúc cảnh quan (Landscape & architecture). Đến giữa thập kỉ
1960, quan niệm cây xanh đô thị hay sự quản trị hệ thống rừng và cây xanh đô thị
vẫn chưa được thừa nhận. Grey (1978) dẫn ra rằng quan niệm cây xanh đô thị được
giới thiệu lần đầu tiên trên thế giới ở trường Đại học Toronto (Canada) vào năm

1965 (dẫn theo Jorgensen, 1970). Jorgensen đã đưa ra định nghĩa về Lâm nghiệp đô

5


thị như sau: “Lâm nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến các cây xanh đô thị hay quản
trị các cây cá lẻ mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và
sử dụng bởi quần thể cư dân đô thị…”
Cơ quan Lâm nghiệp của Hoa Kỳ (1970) đã đưa ra định nghĩa về Lâm
nghiệp Môi trường như sau: “ Lâm nghiệp môi trường bao gồm những khía cạnh
quản lý tài nguyên liên quan đến phục vụ lợi ích của con người, kết hợp các tài
nguyên đó với các giá trị hữu hình hay vô hình của thực vật rừng trong và xung
quanh đô thị”.
Nhiều nhà nghiên cứu đã phân biệt ngành trồng cây (Arboriculture) và lâm
nghiệp đô thị nhưng hiến chương lâm nghiệp phối hợp (The Cooperative Forestry
Act) xem Lâm nghiệp đô thị và ngành trồng cây là một hệ thống nhất, và đưa ra
định nghĩa về Lâm nghiệp đô thị (1978) như sau: “Lâm nghiệp đô thị nghĩa là trồng,
tạo lập, bảo vệ, quản trị cây xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm
nhỏ hay các hoàn cảnh rừng trong các thành phố, ngoại ô thành phố và nông thôn
ngoại thành”.
Năm 1988, bên cạnh việ đưa ra khái niệm “Tổng thể rừng”, Miller còn đưa
ra các định nghĩa phân biệt giữa Lâm nghiệp nông thôn và Lâm nghiệp đô thị, Lâm
nghiệp cộng đồng, Lâm nghiệp vành đai xám, kỹ nghệ xám, Lâm nghiệp tiện ích.
Ngày nay Lâm nghiệp đô thị đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia, nó trở
thành một nhu cầu bức thiết của nhân loại trong xã hội công nghiệp hiện đại.
2.1.4 Tình hình nghiên cứu mảng xanh đô thị ở Việt Nam
Ở Việt Nam, quá trình nghiên cứu phát triển trồng cây xanh đã có từ lâu đời.
Trong thời kỳ phong kiến, các cung điện, lăng tẩm và các vườn thượng uyển được
trồng cây xanh và một số cây vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở các khu di tích.
Nhưng cây xanh đô thị thật sự chú trọng phát triển một cách khoa học khắp nơi

trong cả nước vào thời kì Pháp thuộc, khi mà quá trình xây dựng đô thị ở Nam Kỳ,
Bắc Kỳ, Trung Kỳ được hình thành.
Nhìn chung, bước đầu mới chỉ tập trung cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Đông dân cư, khói bụi, tiếng ồn do công nghiệp và giao thông… là các vấn đề

6


thường gặp lớn ở Việt Nam. Mặc dù tốc độ đô thị hóa chậm hơn các nước trong khu
vực và trên thế giới nhưng đến năm 2000 cũng chỉ có khoảng 25% (đến năm 2010
ước tính cũng chỉ có khoảng 30%) dân số Việt Nam sống trong các đô thị, sự hình
thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉnh trang đô thị và xây dựng các khu
dân cư mới là điều tất yếu xảy ra, đạt yêu cầu gia tăng diện tích mảng xanh nhằm
góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái đô thị.
Năm 1994, ở TP. Hồ chí Minh rầm rộ lên các đề tài nghiên cứu khoa học,
giáo trình đào tạo công nhân chăm sóc và bảo quản cây xanh đô thị, bao gồm nhiều
nội dung như về vai trò của cây xanh đô thị đối với con người, nâng cao kỹ thuật
chăm sóc và bảo quản cây. Bên cạnh những nghiên cứu mang tính chất tổng quát và
quy hoạch đô thị gắn với quá trình phát triển mảng xanh, kiến trúc phong cảnh,
nghiên cứu các loại cây trồng đô thị, chăm sóc và bảo quản… giữ gìn khoảng không
gian xanh hiện có, một chiến lược phát triển ổn định nhất quán trên cơ sở điều tra
nghiên cứu một cách có hệ thống tình trạng mảng xanh đô thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh và một số đô thị khác là những vấn đề cấp bách mà các đề tài nghiên cứu
trong nước quan tâm trong khoảng 20 năm nay.
Nhiều tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thủy,
Nguyễn Thế Bá, Chế Đình Lý… đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu về quy
hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến
trúc cảnh quan đô thị… Phần lớn các nghiên cứu này đều xem cây xanh, mảng
xanh như một phần hữu cơ trong cấu thành kiến trúc đô thị, một bộ phận không thể
tách rời trong cảnh quan thiên nhiên .

2.2 Sơ lược về lợi ích cây xanh trong môi trường đô thị
Mảng xanh bao gồm cả cây xanh có vai trò rất quan trọng đối với cư dân đô
thị trên nhiều phương diện. Tổng quát, có thể chia lợi ích của mảng xanh đô thị
thành 4 nhóm: cải thiện khí hậu, vệ sinh đô thị; giải quyết các vấn đề kỹ thuật học
môi sinh; thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc đô thị, kinh tế xã hội.

7


2.2.1 Cây xanh có vai trò cải thiện khí hậu, vệ sinh đô thị
 Điều hòa nhiệt độ: Cây xanh điều hòa nhiệt độ môi trường thông qua tác
động chi phối bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thu và truyền dẫn
bức xạ mặt trời. Hiệu quả chi phối phụ thuộc vào mật độ lá, kiểu dáng cành, cấu
trúc tán. Ban đêm, tán cây mất nhiệt chậm hơn tạo ra một tấm màng chắn giữa nhiệt
độ đêm lạnh và bề mặt trái đất ấm. Vì vậy, nhiệt độ dưới tán cây cao hơn bên ngoài
chỗ trống. Sự khác biệt này có thể đạt 5 – 8oC (Federer,1970)
 Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí: Sự di chuyển của không khí,
hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc sống của con người. Tác động này
có thể là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn vào sự hiện hữu của cây xanh. Cây
xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên tĩnh trước và sau gió. Do đó, ở
nhiều nơi trên thế giới, cây xanh được sử dụng như là một phương tiện kiểm soát
gió hiệu quả. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy theo kích thước loài, hình
dáng, độ dày tán lá, sự lưu giữ của lá, vị trí cụ thể của cây xanh. Cây xanh còn có
tác dụng ngăn chặn gió, tốc độ gió giảm tối đa đến 50% trong khoảng cách 10 – 20
lần chiều cao cây cao nhất sau hàng cây. Mức độ bảo vệ, chắn gió phụ thuộc vào
chiều cao, chiều rộng, khả năng xuyên qua, sự sắp xếp hàng cây và chủng loại cây
xanh. Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các vùng luôn có gió bão,
gió lạnh và trong các đai cách ly giữa khu công nghiệp, khu chế xuất và khu dân cư
xung quanh.
 Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kì tuần hoàn nước: Cây xanh ngăn

chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn gió làm thoát hơi nước, làm giảm sự bốc hơi
của ẩm độ đất. Độ chênh lệch độ ẩm tương đối giữa sàn rừng, lớp không khí sát mặt
đất và trên tán cây biến động từ 5-6%. Cây xanh cũng giữ vai trò quan trọng trong
chu kỳ tuần hoàn nước, ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất. Cây
xanh còn có tác dụng ngăn cản sự bốc hơi độ ẩm trong đất. Ngoài ra cây xanh còn
cung cấp oxi và giảm tích lũy khí cacbonic, cây xanh là nhà máy duy nhất lấy khí
CO2 và thải khí O2 thông qua quá trình quang hợp và hô hấp. Một số cây xanh còn

8


tiết ra chất phytoncide có tác dụng diệt khuẩn làm trong lành môi trường, có lợi cho
sức khỏe của cư dân đô thị.
2.2.2 Cây xanh có tác dụng giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh
 Hạn chế tiếng ồn: Cook (1978) cho biết rằng một đai cây rộng 30 m cao 15
m có thể làm giảm tiếng ồn trên xa lộ đến 10 dB. Tuy nhiên, đai cây rộng như thế
không dễ thực hiện trong điều kiện đô thị, nơi đất đai khá đắt đỏ. Vị trí đai cây hết
sức quan trọng, nếu đặt gần nguồn âm thanh thì tốt hơn là đặt gần khu vực cần bảo
vệ. Các nhà ở đô thị có thể được che chắn hiệu quả hơn với tiếng ồn do xe cộ với
hàng cây bụi đặt sau 1 hàng cây cao có chiều rộng khoảng 6 m.
 Hạn chế ô nhiễm không khí: Các chất gây ô nhiễm không khí khá phong phú
gồm cả ba dạng khí, rắn và lỏng, trong đó hạt phân tử là quan trọng nhất và vai trò
cây xanh trong việc ngăn chặn, làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn chưa
được biết đến nhiều. Đối với bụi, trung bình 1ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50
– 70 tấn /năm. Cây xanh (cành, thân, lá, chồi, hoa…) hứng các hạt ô nhiễm (cát,
bụi, tro, khói…) và sau đó được rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt
trong không khí bằng cách rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng độ ẩm, như vậy giúp
cố định các hạt ô nhiễm. Ngoài ra, cây xanh cũng thường che lấp các hơi, khói, mùi
hôi bằng cách thay bằng mùi của lá, hương của hoa hay bằng cách hấp thụ.
 Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất: Xói mòn đất là sự mất lớp đất mặt bởi

sự di chuyển của gió và không khí, thường gây ra do sự bảo vệ đất không thích hợp.
Xói mòn đất chịu ảnh hưởng bởi sự phơi trần của khu vực trước gió và nước, đặc
tính vật lý của đất và địa hình. Mảng xanh làm giảm sự rửa trôi và xói mòn do nước
gây ra bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất qua hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nó thông
qua sự tích tụ chất hữu cơ.
 Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu: Thực vật, mảng xanh có thể dùng để che
chắn và làm diệu bớt ánh sáng, hiệu quả trước hết phụ thuộc vào kích thước và mật
độ cây xanh. Thực vật có thể ngăn hoặc lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày hay đêm. Ở
những xa lộ, cây xanh còn có thể sử dụng để kiểm soát ngăn chặn ánh sáng trực tiếp
buổi sáng và buổi xế chiều. Có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt đúng

9


chổ các cây, bụi cây xung quanh các sân, cửa sổ hoặc dọc đường phố để đảm bảo
tầm nhìn lái xe. Ánh sáng thứ cấp (ánh sáng phản chiếu) có thể được kiểm soát bằng
cách trồng cây che chắn nguồn sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hoặc
sau khi chạm vào vật phản chiếu đi đến mắt người.
 Kiểm soát giao thông: Thực vật, cây xanh tham gia kiểm soát giao thông đô
thị thông qua việc hình thành các hàng giậu, đai cây… trên đường phố, hoa viên,
công viên. Mức độ và hiệu quả kiểm soát giao thông như không tạo những khoảng
trống cho người qua lại mà phải đi theo hướng đã định, không hạn chế tầm nhìn,
thẩm mỹ… phụ thuộc vào đặc tính của từng loại cây như chiều cao, tập tính phân
cành, độ mềm dẻo của cành, có gai hoặc không gai… cũng như mật độ trồng, cấu
trúc tán cây.
2.2.3 Cây xanh là thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc đô thị
Cây xanh có vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố hình khối chủ
yếu, đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan. Cây xanh có nhiều hình thức đa
dạng và màu sắc biến đổi không ngừng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của
chiều cao, vòm lá, thân cành, màu sắc, hoa. Do đó, kiến trúc cảnh quan trong đó có

cây xanh, mảng xanh sẽ có những thay đổi theo thời gian và không gian. Cây xanh,
mảng xanh bố trí theo nhóm cũng có giá trị trang trí, làm trung tâm bố cục cho một
số kiến trúc cảnh quan. Việc bố trí độc lập hoặc phối kết nhiều nhóm cây còn tạo ra
các chức năng khác của mảng xanh như giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn,
kiểm soát sự riêng tư.
2.2.4 Vai trò của cây xanh trong kinh tế - xã hội
Nguồn cung cấp gỗ có giá trị kinh tế cao sau chu kì nuôi dưỡng của một số
chủng loại cây xanh đô thị. Cây xanh đô thị là nơi cung cấp một số hạt giống của
một số loài cây khá quý hiếm của hệ thực vật bản địa cũng như nhập nội, là nơi vui
chơi giải trí, đi dạo, ngắm thiên nhiên, hít thở không khí trong lành. Cây xanh được
sử dụng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử nơi tương niệm qua việc đặt tên cây
xanh cho một số địa danh. (Trần Viết Mỹ, 2005)

10


2.3 Giới thiệu sơ nét về Cù lao Phố
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Xã Hiệp Hòa là một cù lao nằm ở phía Tây Nam thành phố Biên Hòa, diện
tích tự nhiên 697,70 ha, chiếm 4,60% diện tích tự nhiên của thành phố Biên Hòa;
được phân chia thành 03 ấp. Ranh giới hành chính của xã tiếp giáp như sau:
- Bắc giáp phường Thống Nhất
- Đông Bắc giáp phường Tân Mai và phường Tam Hiệp
- Tây Bắc giáp phường Quyết Thắng
- Nam và Đông Nam giáp phường An Bình
- Tây Nam giáp phường Tân Vạn
- Tây giáp phường Bửu Hòa.
Toàn xã được bao bọc bởi hệ thống sông Đồng Nai và sông Cái với hệ thống
kênh rạch thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ du lịch sinh thái.


Hình 2.1: Vị trí Cù lao Phố trong địa phận TP. Biên Hòa
2.3.1.2 Địa hình
Địa hình chủ yếu là đồng bằng, ven sông Đồng Nai và sông Cái là vùng
ruộng vườn xen lẫn, có nhiều ao hồ. Cao độ tự nhiên thấp từ 0,5 – 0,8 m, là vùng

11


đất phù sa rất bằng phẳng, song nền địa chất kém vững chắc, ít thuận lợi cho việc
đầu tư xây dựng các công trình.
2.3.1.3 Khí hậu, thủy văn
Mang đặc điểm của khí hậu thành phố Biên Hòa, đặc điểm chung là nóng
ẩm, mưa nhiều; phân làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mưa lớn tập trung, lượng mưa
chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa trong năm.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, chỉ chiếm 10 –
15% tổng lượng mưa trong năm, trong khi nhiệt độ và lượng bốc hơi lớn gây khô
hạn.
Tổng lượng mưa trung bình trong năm 1600 – 1800 mm.
Nhiệt độ cao đều trong năm 23 – 29 oC.
Hệ thống thuỷ văn bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Cái, có các kênh rạch
chia cắt địa hình của xã như Vàm Ông Áng, Rạch Lò Gốm… Do vậy, chế độ thủy
văn và nguồn nước phụ thuộc vào sông Đồng Nai dưới sự điều tiết của Hồ Trị An.
2.3.2 Tài nguyên thiên nhiên
2.3.2.1 Tài nguyên đất
Theo tài liệu “Điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp
FAO/UNESCO” ở tỷ lệ 1/50.000, kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất trên địa bàn
thành phố Biên Hòa tỷ lệ 1/10.000 cho thấy tài nguyên đất xã Hiệp Hòa chủ yếu là
nhóm đất phù sa, đất được hình thành trên trầm tích phù sa sông Đồng Nai, địa hình

bằng và thấp trũng, được chia thành 3 đơn vị đất cấp 2 gồm: đất phù sa ít chua,
gley; đất phù sa ít chua và đất phù sa mùn, ít chua, trong đó chủ yếu là đất phù sa ít
chua.
Đặc điểm đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng (tỷ lệ sét trong
đất cao), với tỷ lệ sét vật lý khoảng 30%, thịt 30 – 40% và tăng dần theo chiều sâu
tầng đất; độ phì trong đất cao hơn so với nhóm đất xám: mùn 2 – 4%; đạm trung
bình từ 0,1 - 0,25%, lân nghèo 0,04 - 0,08%, lân dễ tiêu thấp khoảng 2 -4 mg/100 g

12


đất, kali khá 0,6 – 1,6%, đất thường có phản ứng chua (PH5-6), cation kiềm trao đổi
thấp (Ca++ khoảng 6 – 7 me/100 g đất, Mg++ khoảng 13 – 14 me/100 g đất).
Khả năng sử dụng của nhóm đất này cũng rất phong phú, từ cây hàng năm
cho đến các loại cây lâu năm, đặc biệt rất thích hợp cho trồng lúa (đối với vùng có
khả năng tưới bằng nước mặt), hoặc các loại cây ăn trái (có thể lên líp để trồng đối
với vùng có địa hình thấp trũng).
Tuy nhiên, do địa hình phân bố và đặc điểm của mẫu chất phù sa nên khả
năng sử dụng kém đối với các công trình xây dựng do nền địa chất thiếu vững chắc,
địa hình thấp trũng.
2.3.2.2 Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước mặt: Địa bàn xã Hiệp Hòa có sông Đồng Nai và sông Cái
bao bọc xung quanh với chiều dài khoảng 4 km, đây là nguồn cung cấp nước mặt
chủ yếu cho xã.
Do ảnh hưởng trực tiếp của chế triều biển Đông và sự điều tiết nước của Hồ
Trị An, nên lưu lượng nước thay đổi theo mùa và lên xuống theo chế độ bán nhật
triều biển Đông.
Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, sông Đồng Nai và sông
Cái còn có tác dụng rất lớn với hệ thống giao thông thủy không chỉ riêng cho xã, mà
cho cả thành phố Biên Hòa.

- Tài nguyên nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn xã rất phong phú và
có chất lượng tốt, hiện đang được khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
2.3.2.3 Tài nguyên nhân văn và du lịch
Hiệp Hòa là cái nôi của bề dày lịch sử từ thời khai thiên lập địa “mang gươm
đi mở cõi” gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của vùng đất Biên Hòa,
cũng như miền Đông Nam Bộ. Từ thời xa xưa, Hiệp Hòa đã là một phố cảng “Cù
Lao Phố” với thương cảng lớn của vùng, tấp nập tàu thuyền thương khách lui tới
làm ăn mua bán, đa phần là nguời Trung Hoa và có cả người Tây phương cũng bắt
đầu đến tham quan tìm hiểu. Nguồn gốc hình thành các khu phố và cộng đồng dân
cư người Hoa tại Hiệp Hòa, chợ Biên Hòa, Dĩ An hay Thủ Dầu Một; đồng thời là sự

13


phát triển mạnh của các ngành nghề, trong đó nhất là nghề gốm, đều thông qua con
đường thương cảng Cù Lao Phố.
Quá trình xây dựng và phát triển Hiệp Hòa đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử
và đã để lại nhiều dấu ấn khá đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật, truyền thống lịch sử và
truyền thống đấu tranh kiên cường của nhân dân Hiệp Hòa; nhiều đình, chùa, cổ
miếu đã mang đậm các nét đặc trưng của từng thời kỳ, như: đền thờ Nguyễn Hữu
Cảnh, lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, Thất phủ Cổ Miếu, chùa Đại Giác, chùa Chúc
Thọ, đình Bình Tự, đình Bình Xương, đình Long Quới…
Con người và lịch sử phát triển của Hiệp Hòa đã tạo nên nguồn tài nguyên
nhân văn vô cùng phong phú và rất có giá trị về lịch sử, văn hóa. Trong sự nghiệp
đổi mới và phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay, việc phát huy các yếu tố
về văn hóa và lịch sử nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ những truyền thống và nét đặc
trưng về văn hóa của dân tộc là rất cần thiết; đồng thời có thể kết hợp phát triển
kinh tế thương mại - dịch vụ.
Hiệp Hòa cũng có một tài nguyên du lịch lớn, với vị trí địa lý sông nước bao
bọc xung quanh, và với địa hình bằng phẳng, độ cao thấp, có nhiều ruộng vườn, ao,

hồ, kênh rạch mang nét “miền Tây giữa lòng Đông Nam Bộ”, nên rất có giá trị trong
việc phát huy lợi thế, tạo vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên với xây dựng và phát triển
đô thị kết hợp phát triển du lịch sinh thái.
2.3.3 Hiện trạng môi trường
Do được bao bọc bởi sông Đồng Nai và sông Cái nên môi trường khí hậu của
Hiệp Hòa khá mát mẻ, trong lành, hiện là địa điểm vui chơi ăn uống và thư giãn
cuối tuần của dân cư từ trung tâm thành phố. Vì vậy, những năm gần đây các loại
hình dịch vụ như: ăn uống, câu cá giải trí... phát triển nhanh, bắt đầu có dấu hiệu ô
nhiễm nguồn nước do chất thải nuôi cá, nhất là từ vùng nuôi cá bè trên sông ở Tân
Mai đưa đến; chất thải công nghiệp từ phía khu công nghiệp Biên Hòa I đẩy ra sông
cũng một phần nào gây ảnh hưởng đến vùng sông nước giáp với Hiệp Hòa; ngoài ra
rác và chất thải sinh hoạt của dân cư một phần đẩy ra sông nên cũng gây ảnh hưởng
nguồn nước.

14


×