Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

KHẢO SÁT, ĐÁNH GÍA HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU TRUNG TÂM PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH HẦM HÔ – BÌNH ĐỊNH.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
****************

NGUYỄN TRƯƠNG HOÀI NHƠN

KHẢO SÁT, ĐÁNH GÍA HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU TRUNG
TÂM PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU
DU LỊCH HẦM HÔ – BÌNH ĐỊNH.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
****************

NGUYỄN TRƯƠNG HOÀI NHƠN

KHẢO SÁT, ĐÁNH GÍA HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU TRUNG
TÂM PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU
DU LỊCH HẦM HÔ – BÌNH ĐỊNH


Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. NGÔ AN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


MINITRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
************

NGUYEN TRUONG HOAI NHON

SUVEYING, ASSESSING ACTUALITY, PROPOSING
SOLUTION GREEN DEVELOPMENT FOR AREA
CENTER ECOTOURISMAT THE
HAM HO – BINH DINH

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Advisor: NGO AN, Ph.D

Ho Chi Minh City
June/2012



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi tình cảm chân thành đến gia đình tôi đã là điểm tựa
vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học đại học và làm đề tài. Đặc biệt là ba và
mẹ đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm bài khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh và nhất là thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên đã
tận tình giúp đỡ, cung cấp kiến thức quý báu trên giảng đường để tôi có được vốn
kiến thức để thực hiện đề tài này.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Ngô An, giảng viên Khoa Môi
Trường và Tài Nguyên, người thầy luôn tận tâm hướng dẫn, động viên, hỗ trợ và
đóng góp ý kiến quý báu để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn chú Nguyễn Đình Sanh, giám đốc công ty du lịch Hầm Hô
và các cô, chú, anh, chị trong khu du lịch sinh thái Hầm Hô tỉnh Bình Định đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực tập và làm đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tất cả các bạn bè của tôi đã giúp đỡ rất nhiều
cho tôi trong quá trình học và cả trong quá trình làm đề tài.

 

i


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát, đánh gía hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển mảng
xanh khu trung tâm phục vụ du lịch sinh thái tại khu du lịch du lịch Hầm Hô – Bình
Định” được tiến hành tại thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú, Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình
Định. Thời gian thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2012.
Kết quả thu được:
- Đánh giá hiện trạng thảm thực vật trong vùng khảo sát có thể phục vụ du

lịch sinh thái, đưa ra danh mục gồm 60 loài thuộc 39 họ thực vật.
- Khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng và mảng xanh khu trung tâm khu du lịch
sinh thái Hầm Hô. Từ đó đưa ra định hướng phát triển mảng xanh cho khu này.
- Đề xuất các biện pháp phát triển mảng xanh, đưa ra các phương pháp chăm
sóc và bảo dưỡng mảng xanh cùng với các bản vẽ phối cảnh mặt bằng kèm theo.
- Đề nghị danh mục 63 loài cây trồng trang trí cảnh quan thuộc 41 họ thực
vật phục vụ du lịch sinh thái tại khu du lịch sinh thái Hầm Hô.
- Đề nghị bảo tồn 3 loại cây Xà cừ (Khaya senegalensis), Sao đen (Hopea
odorata) và Me tây (Samanea saman Merrill) gồm có 43 cây Xà cừ, 7 cây Sao đen
và 2 cây Me tây.

 

ii


SUMMARY
The essay “Surveying, assessing actuality, proposing solution green
development for area center ecotourism at the Ham Ho – Binh Dinh” has carried
out from January to April in 2012.
The results:
- Evaluating the current status of vegetation at area center ecotourism Ham
Ho – Binh Dinh. There are 60 species in 39 families.
- Surveying the current state of infrastructure and green space at area center
ecotourism Ham Ho – Binh Dinh. Since then provide the direction for green
development.
- Suggesting some green development methods, giving out the care and
maintenance of green space, premises and perspective drawing as well.
- Suggesting a list of 63 species of decorative landscape vegetation in 41
families to be served in ecotourism at area center ecotourism Ham Ho – Binh Dinh.

- Suggesting conservation 3 species Xa cu (Khaya senegalensis), Sao den
(Hopea odorata) and Me tay (Samanea saman Merrill). Include 43 Xa cu, 7 Sao
den and 2 Me tay.

 

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
SUMMARY .............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................... xi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3
2.1. khái niệm du lịch sinh thái ...................................................................................3
2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái .................................................................................4
2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên ................................................................4
2.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn ..............................................................4
2.3. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái ...........................................................4
2.4. Mảng xanh ............................................................................................................5
2.4.1. Mảng xanh đô thị ..............................................................................................5
2.4.2. Mảng xanh khu du lịch sinh thái .......................................................................5
2.5. Chức năng mảng xanh đối với môi trường du lịch sinh thái................................6
2.5.1. Cải thiện khí hậu ...............................................................................................6
2.5.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh ............................................................7

2.5.3. Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc ........................................................9
2.5.4. Các công dụng khác ........................................................................................10
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cây xanh ..................................................................10
2.6.1. Nhiệt độ ...........................................................................................................10
2.6.2. Đất đai .............................................................................................................10
2.6.3. Nước ................................................................................................................10
2.6.4. Tác động của con người ..................................................................................11

 

iv


2.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tiềm năng DLST huyện Tây Sơn ...........11
2.7.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................11
2.7.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ..................................................................................13
2.7.3. Tiềm năng du lịch của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .................................14
2.8. Giới thiệu về khu du lịch sinh thái Hầm Hô ......................................................14
2.8.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................16
2.8.2. Giao thông tiếp cận khu du lịch ......................................................................16
2.8.3. Lượng khách du lịch và doanh thu ..................................................................17
2.9. Tài nguyên động thực vật khu du lịch................................................................17
2.9.1. Thực vật...........................................................................................................17
2.9.2. Động vật ..........................................................................................................18
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......19
3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu: .................................................19
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..........................................................................19
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
3.3.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................................19

3.3.2. Công tác ngoại nghiệp.....................................................................................20
3.3.3. Công tác nội nghiệp ........................................................................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................21
4.1. Kết quả điều tra về khu du lịch sinh thái Hầm Hô .............................................21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................21
4.1.2. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng tài nguyên thực vật hiện có ở khu trung
tâm khu du lịch sinh thái Hầm Hô ............................................................................22
4.2. Kết quả điều tra về mặt bằng hiện trạng và mảng xanh tại khu trung tâm khu du
lịch sinh thái Hầm Hô ...............................................................................................29
4.2.1. Hiện trạng hạ tầng khu du lịch ........................................................................29
4.2.1. Hiện trạng mảng xanh .....................................................................................30
4.2.1.1. Hiện trạng chung ..........................................................................................30

 

v


4.2.1.2. Hiện trạng từng phân khu .............................................................................32
4.3. Đánh giá hiện trạng mảng xanh tại khu du lịch này...........................................38
4.4. Định hướng phát triển cây xanh các phân khu chức năng .................................39
4.4.1. Định hướng chung ...........................................................................................39
4.4.2. Định hướng cho từng phân khu.......................................................................40
4.4.2.1. Con đường từ cổng xuống thắng cảnh và con đường vào cổng chính .........40
4.4.2.2. Bãi giữ xe - khu vườn cây ............................................................................40
4.4.2.3. Khu nhà ban quản lý ....................................................................................40
4.4.2.4. Khu công viên 12 con giáp ..........................................................................41
4.4.2.5. khu vườn cây ................................................................................................41
4.4.2.6. Khu vườn cây ăn trái ....................................................................................41
4.4.2.7. Nhà ao trước cổng ........................................................................................41

4.4.2.8. Ao cá ............................................................................................................42
4.4.2.9. Khu nhà nghỉ ................................................................................................42
4.5.10. Khu vườn thú ................................................................................................42
4.5. Đề xuất giải pháp cải tạo, phát triển mảng xanh khu du lịch sinh thái Hầm Hô43
4.6. Bảo dưỡng cây xanh trong khu trung tâm của khu du lịch. ...............................52
4.6.1. Chăm sóc và bảo dưỡng cây gỗ lớn ................................................................52
4.6.2. Chăm sóc và bảo dưỡng lớp mặt có cỏ ...........................................................52
4.6.2. Chăm sóc và bảo dưỡng cây che phủ và cây bụi ............................................53
4.6.3. Bảo dưỡng các bồn hoa ...................................................................................53
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................55
5.1 Kết luận ...............................................................................................................55
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................57 
PHỤ LỤC

 

vi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLST :

Du lịch sinh thái

DL

Du lịch

:


KDL :

Khu du lịch

WTO :

Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế

ESCAP

Liên Hiệp Quốc

WWF :

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

IUCN :

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KT – XH:

Kinh tế - xã hội

CN-TTCN: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
CN

:


CCN :

 

Công nghiệp
Cụm công nghiệp

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê khách đến khu du lịch sinh thái Hầm Hô từ năm 2009-2011 ..17
Bảng 4.1: Danh mục thực vật trong vùng khảo sát ..................................................22
Bảng 4.2: Danh mục thực vật đề nghị bổ sung phục vụ du lịch sinh thái ................45

 

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ..........................................11
Hình 2.2: Bảo tàng Quang Trung và Tháp Dương Long tại huyện Tây Sơn, Bình
Định ...........................................................................................................................14
Hình 2.3: Khu du lịch sinh thái Hầm Hô – Bình Định .............................................15
Hình 2.4: Thắng cảnh Hầm Hô.................................................................................16
Hình 4.1: Phi lao (Casuarina equisetifolia L.) .........................................................24
Hình 4.2: Xà cừ (Khaya senegalensis) .....................................................................25
Hình 4.3: Dâm bụt (Hibiscus rosasinensis Linn.) ....................................................26
Hình 4.4: Xoài (Mangifera indica L.) ......................................................................27

Hình 4.5: Tràm bông đỏ (Callistemon citrinus Skeels)............................................28
Hình 4.6: Phần diện tích đất cho nông dân thuê .......................................................31
Hình 4.7: Lá cây rụng nhưng không được quét dọn.................................................32
Hình 4.8: Cây Đơn đỏ ở hai bên đường ..................................................................32
Hình 4.9: Con đường nhìn ra cổng ...........................................................................32
Hình 4.10: Khu vườn cây .........................................................................................33
Hình 4.11: Khu công viên 12 con giáp .....................................................................33
Hình 4.12: Khu nhà Ban quản lý .............................................................................34
Hình 4.13: Khu ao cá ................................................................................................35
Hình 4.14: Hình một bên bờ mương Lộc Giang ......................................................35
Hình 4.15: Khu ao cá trước cổng .............................................................................36
Hình 4.16: Bãi giữ xe và hàng cây Phi lao trước bãi giữ xe ....................................36
Hình 4.17: Nhà nghỉ của khu du lịch........................................................................37
Hình 4.18: Khu vườn thú ..........................................................................................37
Hình 4.19: Công trình làm mất mỹ quan khu du lịch ...............................................38
Hình 4.20: Osaka đỏ (Erythrina fusca) ....................................................................47
Hình 4.21: Bằng lăng nước (Lagertroemia speciosa) ..............................................48
Hình 4.22: Trạng nguyên (Euphorbia pulcherima Willd) .......................................49

 

ix


Hình 4.23: Trâm ổi (Lantana camara L.) ................ Error! Bookmark not defined.
Hình 4.24: Móng bò trắng (Bauhinia acuminata L.) ...............................................51

 

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mặt bằng phân khu khu trung tâm khu du lịch sinh thái Hầm Hô.
Phụ lục 2: Mặt bằng thiết kế chi tiết mảng xanh khu trung tâm khu du lịch sinh thái
Hầm Hô.
Phụ lục 3: Một số phối cảnh tại khu trung tâm của khu du lịch.
Phụ lục 4: Danh mục một số loài chim ở khu du lịch sinh thái Hầm Hô.
Phụ lục 5: Danh mục một số loài động vật, cá nước ngọt ở khu du lịch.
Phụ lục 6: Danh mục một số loài cây đề nghị bảo tồn tại khu trung tâm khu du lịch
sinh thái Hầm Hô.
Phụ lục 7 : Một số hình ảnh trong khu vực nghiên cứu.

 

xi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đi đôi với việc phát triển kinh tế, quá trình công nghiệp hóa thì môi
trường ngày càng ô nhiễm làm cho không gian sống trở nên ngột ngạt ảnh hưởng tới
sức khoẻ của cả cộng đồng . Con người hiện đại luôn hướng tới một không gian
sống thoáng đãng, trong lành, gần gũi với thiên nhiên và thân thiện với môi trường
hơn. Chính vì thế bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách không chỉ của ngành du
lịch mà của các cấp, các ngành, toàn xã hội, của các quốc gia nhằm phát triển bền
vững, nâng cao đời sống xã hội của từng địa phương, từng ngành và của từng người
dân sống trong xã hội. Trong đó có ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói
riêng là loại hình du lịch không chỉ nhằm mục đích thu hút khách du lịch mà còn có
nhiệm vụ bảo vệ môi trường tự nhiên đang bị phá hoại từng ngày từng giờ. Vì thế

du lịch sinh thái là một loại hình du lịch đang rất được ưa chuộng không chỉ riêng ở
nước ta mà loại hình du lịch này hiện đang rất phát triển trên toàn thế giới.
Và ngày nay việc phát triển mảng xanh trong các khu du lịch sinh thái rất
được chú trọng. Mảng xanh trong các khu du lịch không chỉ làm tôn thêm vẻ đẹp
của khu du lịch mà còn góp phần tạo bầu không khí trong lành tạo không gian nghỉ
ngơi thư giãn cho du khách.Vì vậy việc phát triển mảng xanh có ý nghĩa rất lớn
trong việc bảo vệ môi trường. Mảng xanh nói lên sự chủ động của con người đưa
thiên nhiên vào cuộc sống, sống gần gũi với thiên nhiên hơn, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống của con người hiện đại.
Và khu du lịch sinh thái Hầm Hô – Bình Định là một trong những địa điểm
du lịch lý tưởng dành cho du khách muốn hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, muốn
tận hưởng một không gian du lịch trong lành và mát mẻ.

 

1


Khu du lịch sinh thái Hầm Hô gồm có thắng cảnh Hầm Hô nằm trong lòng sông
Kút với dòng nước quanh năm xanh biếc. Thắng cảnh là cả một khúc sông dài tới
gần 3 km, hai bên bờ là những khối đá trập trùng, chỗ thì dựng đứng như thành
vách, nơi thì chồng chất lên nhau, lại có đoạn đá nhọn lởm chởm như những thanh
gươm dựng đứng. Làm dịu đi vẻ hiểm trở của những vách đa nhấp nhô là những
lùm cây xanh mướt. Sông Hầm Hô còn có tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ. Cá
lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như thể cá bay.
Và khu du lịch còn có khu trung tâm với diện tích 10,2 ha có các dịch vụ vui chơi
giải trí dành cho du khách như câu cá, chèo đò,… Du khách có thể tận hưởng bầu
không khí trong lành nơi đây với những vườn cây xanh biếc. Đồng thời du khách có
thể nghỉ ngơi qua đêm tại nhà nghỉ khu du lịch trong một không gian trong lành và
mát mẻ và yên tĩnh.

Khu trung tâm khu du lịch tuy có bầu không khí trong lành mát mẻ nhưng
với diện tích ở đây chưa được khai thác triệt để nên việc phát triển mảng xanh phục
vụ du lịch sinh thái ở đây là rất cần thiết.
Với sự cần thiết và ý nghiã đó, đề tài “ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN
TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU TRUNG
TÂM PHỤC VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH HẦM HÔ – BÌNH
ĐỊNH” được chọn làm đề tài tốt nghiệp chuyên nghành Cảnh Quan và Kỹ thuật
Hoa Viên trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.

 

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. khái niệm du lịch sinh thái
- Du lịch sinh thái (ecotourism) là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau
từ những góc độ khác nhau. Đối với một số người, DLST là sự kết hợp ý nghĩa của
hai từ ghép là “du lịch” và “sinh thái”.
- Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra định nghĩa: “ Du
lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự
nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn
tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn
chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho
những người dân địa phương tham gia tích cực” (Cellballos – Lascurain, 1996)
- Định nghĩa của Honey 1999:“DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm
và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại với quy mô
nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp
đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến

khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”.
- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái vì thế năm 1999,
Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng với các tổ chức Quốc tế như: ESCAP, WWF,
IUCN, WTO… đã đưa ra định nghĩa về DLST:“Du lịch sinh thái là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và Văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường,có đóng
góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng
đồng địa phương”.

 

3


2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách
mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du
lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Luật Du lịch, 2005) .
- Tài nguyên du lịch sinh thái là bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch
bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn
hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
- Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên
và tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn.
2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên
Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên là các yếu tố tự nhiên đang ở dạng sử
dụng trực tiếp vào hoạt động du lịch hoặc ở dạng tiềm năng như sông suối, ao hồ,
các bãi biển - bờ biển, các vườn quốc gia, khu bảo tồn động - thực vật quý hiếm,…
2.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn
Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn gồm có di sản văn hóa, di sản hạ tầng
cơ sở.

- Di sản văn hóa: là những công trình di tích lịch sử, di tích văn hóa , văn
hóa bản địa,…
- Di sản hạ tầng : đường xá, công trình hạ tầng, công viên cho giải trí du
lịch…
2.3. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
- Tài nguyên du lịch sinh thái thường nằm xa các khu dân cư và được khai
thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.
 Do sự tác động, khai thác vì các lý do khác nhau, phần lớn các tài nguyên
du lịch sinh thái hiện còn thường nằm xa các khu dân cư.
 Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch sinh thái thường
được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.

 

4


 Để khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái cần thiết phải có sự
đầu tư hạ tầng cơ sở để có thể tiếp cận tốt với các khu vực tiềm năng.
- Tài nguyên du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.
Phần lớn tài nguyên du lịch sinh thái do khả năng tự phục hồi, tái tạo của tự
nhiên.
Thực tế có nhiều loại tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc như các loài sinh
vật đặc hữu, quý hiếm hoàn toàn có thể mất do những tai biến tự nhiên hoặc do tác
động của con người.
2.4. Mảng xanh
2.4.1. Mảng xanh đô thị
- Mảng xanh đô thị là tập hợp tất cả các thảm thực vật thân gỗ trong phạm vi
những nơi có dân cư đô thị sinh sống, từ thôn làng bé nhỏ đến vùng dân cư rộng
lớn, sầm uất nhất (Jorgensen, 1965). Điều đó có nghĩa, mảng xanh đô thị ngoài tập

hợp cây trồng nội đô (công viên, cây đường phố, khuôn viên…) còn bao gồm hệ
thống rừng ngoại vi, các vườn thực vật, các khu nghỉ ngơi giải trí, các công viên,
vườn cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, cây phân tán các loại trải dài từ nội đô
ra ngoại thành.
- Theo nghĩa rộng, mảng xanh đô thị là tất cả những diện tích (mặt đất, mặt
nước, trên không) mà trên đó thực vật sống quanh năm và sự tồn tại của chúng ảnh
hưởng một cách tổng hợp trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của con người
tại đô thị.
- Theo nghĩa hẹp, đó là tất cả những diện tích (mặt đất, mặt nước, trên
không) được phủ xanh bởi thảm cỏ, vườn hoa, cây thủy sinh, cây xanh trồng tập
trung hay phân tán trong các công viên, đường phố, công sở (trường học, cơ quan,
bệnh viện,…) hoặc trong từng hộ gia đình.
2.4.2. Mảng xanh khu du lịch sinh thái
Mảng xanh khu du lịch sinh thái là toàn bộ diện tích xanh có trong đó gồm cả
hoa kiểng, thảm cỏ nhằm phục vụ các lợi ích công cộng của đời sống đô thị như du
lịch, nghỉ ngơi, giải trí, thể dục, phục vụ thiếu nhi, tưởng niệm lịch sử.

 

5


2.5. Chức năng mảng xanh đối với môi trường du lịch sinh thái
2.5.1. Cải thiện khí hậu
- Điều chỉnh nhiệt độ
Khi bức xạ mặt trời đi vào khí quyển địa cầu, một phần phản chiếu qua lớp
mây che phủ, một phần bị phân tán và hấp thụ bởi các hạt phân tử trong khí quyển,
một phần nữa bị hấp thụ bởi các hạt dạng khí như carbonic, hơi nước, và ozone.
Phần còn lại thâm nhập vào bề mặt trái đất. Mảng xanh điều hòa nhiệt độ trong môi
trường nhờ kiểm soát bức xạ mặt trời. Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và

truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu quả của của chúng tùy thuộc vào mật độ lá của loài
cây, dạng của lá, cách phân cành của cây. Mảng xanh còn giúp điều hòa nhiệt độ
không khí vào mùa hè thông qua sự hô hấp. Cây xanh còn được gọi là nhà máy
không khí tự nhiên.
- Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí
Sự di chuyển của không khí hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc
sống của con người. Tác động này có thể tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn vào
sự hiện hữu của cây xanh. Cây xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên
tĩnh trước và sau gió. Do đó nhiều nơi trên thế giới cây xanh được sử dụng như là
phương tiện kiểm soát gió hiệu quả. Cây to cũng như cây bụi kiểm soát gió bởi sự
cản trở, làm lệch hướng và lọc. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy theo
kích thước loài, hình dáng, độ dày tán lá, sự lưu giữ của lá, vị trí cụ thể của cây
xanh. Còn mức độ bảo vệ, chắn gió phụ thuộc vào chiều cao, chiều rộng, khả năng
xuyên qua, sự sắp xếp hang cây và chủng loại cây. Hiệu quả chắn gió phụ thuộc vào
chiều cao và độ thông thoáng gió. Khi đai chắn gió quá dày tạo nên sự giảm gió
nhiều hơn ở phía sau ngọn gió thì lại quá kín tạo ra gió xoáy ở phía trước. Việc
chọn loài cây rất quan trọng trong hiệu quả chắn gió.
Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các vùng luôn có gió
bão, gió lạnh và trong các đai cách ly giữa khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
dân cư xung quanh.

 

6


- Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nước
Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi
nước, làm giảm bay hơi của ẩm độ đất. Vì vậy dưới tán rừng, ẩm độ thường cao
hơn, tốc độ bốc hơi thường thấp hơn và nhiệt độ cũng thấp hơn. Cây xanh cũng có

tác động tích cực trong chu kỳ tuần hoàn nước. Chúng ngăn lượng mưa và làm
chậm dòng chảy của nước trên mặt đất. Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu, giảm xói mòn
và rửa trôi đất.
Hiệu quả của sự kiểm soát rửa trôi và gia tăng hiệu quả thẩm thấu thay đổi
với loại đất, hàm lượng hữu cơ trong đất, địa hình, loại, cường độ bốc hơi và thành
phần của thực vật che phủ. Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng ngăn cản sự bốc hơi
độ ẩm trong đất.
2.5.2. Công dụng trong kỹ thuật học môi sinh
- Hạn chế tiếng ồn
Tiếng ồn là âm thanh vượt mức hay không mong đợi. Tiếng ồn là một loại ô
nhiễm không trông thấy bao gồm các tác động vật lý và sinh lý. Tác động vật lý liên
quan đến sự truyền sóng âm thanh xuyên qua không khí, và tác động sinh lý bao
gồm các phản ứng của con người đối với âm thanh. Âm thanh thấp nhất mà con
người có thể nhận thức được trong điều kiện hoàn toàn yên tĩnh là 0 dB, cao nhất
120 dB. Lá, cành, nhánh của cây xanh ngăn cản được tiếng ồn. Thực vật có thể ngăn
chặn tiếng ồn tần số cao hơn là tiếng ồn có tần số thấp. Các sóng âm được hấp thụ
một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày, mọng nước, có cuống lá, vì các đặc
trưng này cho phép mức đô co giãn và rung động cao hơn. Âm thanh cũng bị khúc
xạ và đổi hướng bởi các cành to và thân cây.
- Hạn chế ô nhiễm không khí
Các chất ô nhiễm trong không khí khá phong phú gồm cả 3 dạng khí, rắn và
lỏng, trong đó các hạt phân tử là quan trọng nhất và vai trò cây xanh trong việc ngăn
chặn, làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn chưa được biết đến nhiều.

 

7


Đối với bụi, trung bình 1 ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50-70 tấn/năm.

Cây xanh (cành, thân, lá, chồi, hoa…) hứng các hạt ô nhiễm (cát, bụi, tro, khói,…),
và sau đó rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí bằng
cách rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng ẩm độ, như vậy giúp cố định các hạt ô
nhiễm. Ngoài ra, cây xanh cũng thường che lấp các hơi, khói, mùi hôi bằng cách
thay bằng mùi của lá, hương của hoa hay bằng cách hấp thụ.
- Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn
Xói mòn đất là sự mất lớp đất mặt bởi sự di chuyển của gió và không khí,
thường gây ra do sự bảo vệ đất không thích hợp. Mảng xanh làm giảm sự rửa trôi và
xói mòn do nước gây ra bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất qua hệ rễ, gia tăng sự
hấp thụ nó thông qua sự tích tụ chất hữu cơ.
- Quản trị nước thải
Để giảm thiểu tác động gây ô nhiễm của nước thải có nhiều biện pháp xử lý
đã được áp dụng. Sepper (1971) đã đề nghị sử dụng hệ thống lọc sinh học (đất+thực
vật) như là một bộ lọc sống để làm sạch nước trong đất. Thực hiện có kiểm soát về
hệ vi sinh vật trong đất, dinh dưỡng khoáng sẽ được lấy đi và giảm nồng độ bởi vi
sinh trong lớp đất bề mặt. Sự kết tủa hóa học, trao đổi ion, biến đổi sinh học, sự thu
hút sinh học thông qua hệ thống rễ của lớp thực vật che phủ.
Công dụng của các cây cao là bổ sung vào tiểu khí hậu và hệ thống lý hóa
trong đất. Cây xanh là một thành phần cần thiết của hệ thống lọc sinh học, cung cấp
một khả năng đổi mới và sự duy trì hệ thống lâu dài.
- Giảm sự chói sáng và phản chiếu
Mảng xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng. Hiệu quả phụ
thuộc vào kích thước và mật độ cây xanh.
Thực vật có thể ngăn hoặc lọc ánh sáng sơ cấp (ánh sáng trực tiếp) suốt ngày
hay đêm. Cây xanh có thể được chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho
chúng có tác dụng bảo vệ suốt thời kỳ sinh trưởng của chúng.

 

8



Ánh sáng thứ cấp (ánh sáng phản chiếu) có thể được kiểm soát bằng cách
trồng cây che chắn nguồn sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hoặc sau khi
chạm vào vật phản chiếu và đi đến mắt người.
- Kiểm soát giao thông
Thực vật, cây xanh tham gia kiểm soát giao thông đô thị qua việc hình thành
các hàng rào, đai cây,… trên đường phố, hoa viên, công viên. Mức độ và hiệu quả
kiểm soát giao thông như không tạo những khoảng trống cho người qua lại mà phải
đi theo hướng đã định, không hạn chế tầm nhìn, thẩm mỹ,… phụ thuộc vào đặc tính
của từng loài cây như chiều cao, tập tính phân cành, độ mềm dẻo của cành, có gai
hoặc không gai,… cũng như mật đô trồng, cấu trúc phân tán cây…
2.5.3. Công dụng trang trí mỹ quan và kiến trúc
Cây xanh có vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố hình khối chủ
yếu, đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan. Cây xanh có hình thức đa dạng
và màu sắc phong phú do sự biến đổi không ngừng trong quá trình sinh trưởng và
phát triển của chiều cao, vòm lá, thân cành, màu sắc, hoa. Do đó, kiến trúc cảnh
quan trong đó có cây xanh, mảng xanh sẽ có những thay đổi theo thời gian và không
gian. Có cây chỉ đẹp, nổi hình khối, dáng dấp hay màu sắc khi đứng độc lập ở một
không gian nhất định nào đó. Nhưng cũng có cây chỉ có giá trị trang trí, tạo hình khi
được phối kết tạo thành nhóm, mảng hay kết hợp với các yếu tố tạo hình khác. Việc
bố trí độc lập hay phối kết nhiều nhóm cây còn tạo ra chức năng khác của mảng
xanh như giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát sự riêng tư,…

 

9


2.5.4. Các công dụng khác

- Cây xanh nhiều tuổi được đốn hạ thay thế sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ có
giá trị kinh tế cao.
- Cây xanh còn là nguồn cung cấp hạt giống để thu hái.
- Cây xanh còn được dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử nơi tưởng
niệm.
- Dưới tán cây xanh trẻ em có thể nô đùa vui chơi. Dưới bóng cây người lớn
có thể đi dạo, hít thở không khí trong lành, lặng ngắm thiên nhiên và suy ngẫm các
vấn đề riêng tư.
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến cây xanh
2.6.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình sống của thực vật. Trong những giai đoạn
phát triển khác nhau nhu cầu nhiệt độ của thực vật cũng khác nhau. Chẳng hạn ở
giai đoạn nảy mầm hạt cần nhiệt độ thấp hơn ở thời kỳ nở hoa, vào thời kỳ quả chín
đòi hỏi nhiệt độ cao hơn cả. Khả năng chịu đựng nhiệt độ bất lợi ở các bộ phận thực
vật không giống nhau. Lá là cơ quan tiếp xúc nhiều và trực tiếp với không khí do đó
chịu đựng sự thay đổi về nhiệt độ thấp.
2.6.2. Đất đai
Chất lượng của đất rất quan trọng cho cây trồng:
- Đất nhiều sẽ đảm bảo sự gắn kết và trụ vững của cây để chống lại gió bão.
- Đất giữ nước, giữ được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và sự
sống của cây.
- Đất cho phép hệ thống rễ cây hô hấp nhờ vào độ tơi xốp của đất.
2.6.3. Nước
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu
cơ. Nước là môi trường hòa tan chất vô cơ và là phương tiện vận chuyển các chất vô
cơ và hữu cơ trong cây.

 

10



2.6.4. Tác động của con người
Con người có tác động hai mặt đến cây xanh
- Tác động tích cực: thích trồng cây xanh vì yêu thiên nhiên, cần bóng mát,
bón phân, tỉa cành, tưới nước, trồng cây trong chậu, tham gia bảo vệ và trồng cây
trong các dịp phát động phong trào.
- Tác động tiêu cực: Ngắt cành, hoa và đôi khi có những hành động như chặt
phá cây xanh.
2.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và tiềm năng DLST huyện Tây Sơn
2.7.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Tây Sơn là một huyện ở phía Tây tỉnh Bình Định. Huyện lỵ là thị trấn
Phú Phong. Huyện có diện tích tự nhiên là 708km², dân số khoảng 13,6 vạn người.
- Vị trí địa lý
Huyện Tây Sơn giáp với huyện Vĩnh Thạnh ở phía Tây Bắc, huyện Phù Cát
ở phía Đông Bắc, Thị xã An Nhơn ở phía Đông Nam, huyện Vân Canh ở phía Nam,
tỉnh Gia Lai ở phía Tây.

(Nguồn: www.diendantayson.com)
Hình 2.1: Bản đồ vị trí huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

 

11


×