Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL THỐNG NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL THỐNG NHẤT

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ THANH NGÂN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 06/2012


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY GẠCH
TUYNEL THỐNG NHẤT

Tác giả

PHẠM THỊ THANH NGÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Thạc sĩ Nguyễn Trần Liên Hương

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 06 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

************

*****

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa:

MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ THANH NGÂN

MSSV: 08149083


Khoá học:

Lớp: DH08QM

2008 – 2012

1. Tên đề tài: Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy gạch Tuynel Thống
Nhất
2. Nội dung KLTN:
SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tổng quan Nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất.
 Hiện trạng môi trường Nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất.
 Các vấn đề môi trường còn tồn tại.
 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại Công ty.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 01/2012

Kết thúc: tháng 06/2012

4. Họ tên GVHD: THS. NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG.
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày ….. tháng ….. năm 2012
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày 01 tháng 06 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

THS. NGUYỄN TRẦN LIÊN HƯƠNG


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quãng thời gian học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp tại trường
ĐH Nông Lâm TP.HCM, tôi đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình, giúp đỡ của trường,
của khoa và sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng dẫn, của các thầy cô, bạn bè đã
giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Trước tiên, con xin cảm ơn cha mẹ đã động viên, ủng hộ con về mọi mặt vật chất
cũng như tinh thần để con có điều kiện được học tập tốt.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại học Nông
Lâm TPHCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức, những kinh nghiệm
quý báu trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Trần Liên Hương đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08QM và các bạn DH08MT đã giúp đỡ, góp ý để
mình làm tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân viên trong phân xưởng
sản xuất của Nhà Máy gạch Tuynel Thống Nhất đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian
thực tập tại Công ty.
Tuy đã cố gắng hết mình nhưng do thời gian thực tập và trình độ chuyên môn còn
nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thanh Ngân
i


TÓM TẮT
Đề tài “Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy Gạch Tuynel Thống Nhất”
được tiến hành tại Nhà máy Gạch Tuynel Thống Nhất, thời gian từ tháng 12/2011 đến
tháng 02 năm 2012.

Nhà máy Gạch Tuynel Thống Nhất là nhà sản xuất gạch chuyên nghiệp, chuyên
sản xuất gạch ống để cung cấp cho nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nhà máy cũng phát sinh ra nhiều chất thải gây
ảnh hưởng đến môi trường và dân cư sống xung quanh. Do đó việc kiểm soát các vấn đề
môi trường tại Nhà máy là một vấn đề cần thiết.
Bài báo cáo gồm các nội dung chính sau:
 Chương 1: Mở đầu
 Chương 2: Lý thuyết về kiểm soát ô nhiễm
 Chương 3: Tổng quan về Nhà máy Gạch Tuynel Thống Nhất.
 Chương 4: Hiện trạng môi trường, các giải pháp đã thực hiện và các vấn đề
tồn tại
 Chương 5: Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại và hạn chế các
tác động xấu đến môi trường
 Chương 6: Kết luận và kiến nghị

ii


MỤC LỤC 
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i
TÓM TẮT .......................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... viii
Chương 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU ............................................................................................................... 1
1.3 NỘI DUNG ............................................................................................................... 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2
1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TUỢNG NGHIÊN CỨU ...................................................... 3

Chương 2: LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ................................................. 4
2.1 KHÁI NIỆM ............................................................................................................. 4
2.2 MỤC TIÊU ............................................................................................................... 4
2.3 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ...................................... 4
2.3.1 Các bước thực hiện ............................................................................................. 4
2.3.2 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp ................................... 6
2.4 CÔNG CỤ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM.................................................................... 8
2.4.1 Giải pháp hành chính, công cụ chỉ huy và kiểm soát ......................................... 8
2.4.2 Công cụ kinh tế.................................................................................................... 8
2.4.3 Công cụ kỹ thuật.................................................................................................. 9
iii


2.4.4 Công cụ thông tin ................................................................................................ 9
2.5 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ................................. 9
2.5.1 Lợi ích về môi trường .......................................................................................... 9
2.5.2 Lợi ích về kinh tế ................................................................................................. 9
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GẠCH ....................................................... 11
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY ............................................................... 11
3.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 11
3.1.2 Sơ đồ bố trí và tổ chức nhân sự ........................................................................ 11
3.1.3 Cơ sở hạ tầng của công ty ................................................................................. 13
3.1.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ ........................................................................ 14
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY ........................................................ 14
3.2.1 Quy trình sản xuất của nhà máy ....................................................................... 14
3.2.2 Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu ................................................................. 16
3.2.3 Nhu cầu sử dụng điện- nước ............................................................................. 16
3.2.4 Máy móc thiết bị sử dụng .................................................................................. 17
Chương 4: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI .............................. 18

4.1 MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU .............................................................................. 18
4.1.1 Ánh sáng ............................................................................................................ 18
4.1.2 Nhiệt độ dư ........................................................................................................ 18
4.1.3 Các vấn đề còn tồn tại....................................................................................... 19
4.2 KHÍ THẢI ............................................................................................................. 20
iv


4.2.1 Từ hoạt động sản xuất ...................................................................................... 20
4.2.2 Từ hoạt động giao thông vận tải ...................................................................... 23
4.2.3 Từ máy phát điện dự phòng ............................................................................. 25
4.2.4 Các vấn đề còn tồn tại....................................................................................... 25
4.3 NƯỚC THẢI .......................................................................................................... 26
4.31 Nước thải sinh hoạt ............................................................................................ 26
4.3.2 Nước thải sản xuất ............................................................................................ 28
4.3.3 Nước mưa chảy tràn .......................................................................................... 28
4.4 CHẤT THẢI RẮN ................................................................................................. 29
4.4.1 Chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................................... 29
4.4.2 Chất thải rắn sản xuất ....................................................................................... 29
4.4.3 Chất thải rắn nguy hại ...................................................................................... 31
4.5 TIẾNG ỒN/ RUNG ................................................................................................ 32
4.5.1 Nguồn phát sinh ................................................................................................ 32
4.5.2 Các giải pháp đã thực hiện ............................................................................... 32
4.5.3 Các vấn đề còn tồn tại....................................................................................... 33
4.6 VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ........... 33
4.6.1 An toàn lao động ............................................................................................... 33
4.6.2 Phòng chống cháy nổ ........................................................................................ 34
4.6.3 Các vấn đề còn tồn tại....................................................................................... 35
Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP NHẰM GIẢM THIỂU Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG ................................................................................................. 36

v


5.1 MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU .............................................................................. 36
5.2 KHÍ THẢI .............................................................................................................. 36
5.3 BỤI .......................................................................................................................... 37
5.4 NƯỚC THẢI .......................................................................................................... 38
5.4.1 Nước thải sinh hoạt ........................................................................................... 38
5.4.2 Nước mưa chảy tràn .......................................................................................... 41
5.5 CHẤT THẢI RẮN ................................................................................................. 41
5.5.1 Chất thải rắn sản xuất ....................................................................................... 41
5.5.2 Chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................................... 41
5.5.3 Chất thải rắn nguy hại ...................................................................................... 42
5.6 TIẾNG ỒN/ RUNG ................................................................................................ 42
5.7 VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ..... 42
5.7.1 An toàn lao động ............................................................................................... 42
5.7.2 Phòng chống cháy nổ ........................................................................................ 43
5.8 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT Ô NHIỄM ......................................................... 44
5.8.1 Môi trường không khí........................................................................................ 44
5.8.2 Môi trường nước ............................................................................................... 44
Chương 6: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ............................................................................ 45
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 45
6.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 47

vi


DANH MỤC BẢNG 
Bảng 3.1: Cơ sở hạ tầng của công ty ................................................................................. 14

Bảng 3.2: Bảng nhu cầu nguyên nhiên liệu năm 2011 ...................................................... 17
Bảng 4.1: Kết quả phân tích điều kiện vi khí hậu tại khu vực tạo hình ............................ 18
Bảng 4.2: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại nhà phơi gạch( K2) và khu vực tạo
hình( K3)............................................................................................................................ 21
Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại ống khói thải lò nung................... 23
Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khuôn viên nhà máy .................... 24
Bảng 4.5: Chất lượng nước thải đầu ra sau xử lý của nhà máy ......................................... 27
Bảng 4.6: Danh mục chất thải rắn công nghiệp không nguy hại....................................... 30
Bảng 4.7: Danh mục chất thải nguy hại ............................................................................ 31

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm ......................................... 5
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự ........................................................................................ 12
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ sản xuất ................................................................................... 15
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ lò nung Tuynel được tận dụng nhiệt để tiết kiệm nhiên liệu .. 22
Hình 5.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ........................................................... 38

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5:

Nhu cầu oxy sinh học

BTNMT:

Bộ Tài nguyên Môi Trường

COD:


Nhu cầu oxy hóa học

CP:

Cổ phần

CTNH:

Chất thải nguy hại

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-BYT:

Quy định bộ y tế

QLCNTH:

Quản lý chất thải nguy hại

SĐK-TNMT:

Sổ đăng kí Tài nguyên Môi Trường


SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TSS:

Tổng chất rắn lơ lửng

viii


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển kinh tế, xã hội chính là nguồn gốc thiết yếu của cuộc sống, sinh hoạt của

con người. Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, nền kinh tế chuyển mình phát triển
mạnh mẽ. Các quá trình phát triển như cơ giới hóa, đô thị hóa, sự bùng nổ dân số phát
triển mạnh mẽ nhiều đô thị nhà ở mọc lên khắp mọi nơi. Do đó gạch ngày càng đóng vai
trò quan trọng và mang đến nhiều lợi ích cho con người. Để đáp ứng nhu cầu to lớn ấy,
nhiều nhà máy sản xuất gạch đã hình thành và phát triển đảm bảo khả năng cung ứng cho

thị trường trong và ngoài nước.
Bên cạnh những lợi ích, ngành sản xuất gạch gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe con người như khí thải, bụi, nhiệt độ…Vì thế, kiểm soát hữu hiệu
các vấn đề môi trường ngành sản xuất gạch đang là một yêu cầu cần thiết hiện nay. Thực
hiện hiệu quả nhiệm vụ này sẽ góp phần đảm bảo các giá trị kinh tế do ngành gạch đem
đến cùng với đảm bảo chất lượng cuộc sống con người, hướng đến mục tiêu phát triển
bền vững.
Chính vì thế, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài Khóa luận tốt nghiệp:
“Kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất”.
1.2 MỤC TIÊU
Tìm hiểu tình hình sản xuất và khảo sát hiện trạng môi trường, công tác quản lý
môi trường của Nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất. Từ đó đề xuất giải pháp giải quyết các
vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường của Nhà máy.

SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

1

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

1.3 NỘI DUNG
Bài khóa luận tốt nghiệp bao gồm các nội dung sau:
 Cơ sở lý thuyết kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
 Tổng quan và tình hình sản xuất của Nhà máy.
 Nhận diện các nguồn gây ô nhiễm và đánh giá hiện trạng quản lý môi trường đã và
đang thực hiện tại Nhà máy.
 Nhận định những vấn đề còn tồn tại trong Nhà máy.

 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường tại Nhà
máy.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về kiểm soát ô nhiễm
môi trường đất, nước, không khí trên sách, báo, trên mạng, báo cáo nghiên cứu
khoa học, luận văn khóa trước, các tài liệu riêng của nhà máy như báo cáo giám
sát, báo cáo đánh giá tác động môi trường tại nhà máy. Từ đó đưa ra các nhận xét,
biện pháp khắc phục phù hợp hơn nhằm giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề
môi trường phát sinh.
Tài liệu thu thập được từ các cơ quan, thư viện, trên mạng internet và từ việc kế
thừa kết quả của những công trình nghiên cứu trước đây. Ngoài ra còn có các tài
liệu được cung cấp từ Giáo viên hướng dẫn và một số Thầy Cô trong khoa cùng
với bạn bè. Tất cả được tổng hợp lại, đánh giá và lựa chọn những thông tin và dữ
liệu cần thiết cho đề tài.
 Phương pháp khảo sát thực tế: Quan sát dây chuyền, quy trình sản xuất trong
Nhà máy, tìm hiểu về công nghệ, máy móc thiết bị đang sử dụng. Từ đó biết thêm
được đặc trưng của từng ngành nghề cũng như cách thức hoạt động riêng biệt đối
với một số công đoạn nhằm có các biện pháp cụ thể hơn. Phỏng vấn cán bộ, công
nhân viên làm việc trong Nhà máy.
SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

2

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: từ những nguồn dữ liệu được cung cấp,
xem xét, phân tích, tổng hợp và lựa chọn những thông tin chính xác và cần thiết để

thực hiện khóa luận. Công việc xử lý và phân tích dữ liệu được thực hiện bằng tay
và cả trên máy tính. Trong đó sử dụng phương pháp đánh giá nhanh để xác định
mức độ ô nhiễm. Phương pháp này sẽ cho ra những kết quả tin cậy, làm cơ sở dể
giải quyết vấn đề.
 Phương pháp điều tra, phỏng vấn cán bộ, công nhân viên liên quan: Tham gia
thực tập tại Nhà máy và đặt ra các câu hỏi cho cán bộ công nhân và nhân viên của
Nhà máy về các vấn đề bản thân chưa nắm bắt được, đồng thời nắm được các ý
kiến đóng góp của cán bộ và công nhân để hoàn thành tốt hơn bài báo cáo của
mình.
 Phương pháp chuyên gia: Tiến hành hỏi ý kiến các chuyên gia, thầy cô về các
lĩnh vực mình đang thực hiện tìm hiểu để biết được cách thức thực hiện cũng như
một số vấn đề liên quan tới bài làm của mình.
1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TUỢNG NGHIÊN CỨU
 Phạm vi là những vấn đề môi trường tại Nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất.
 Đối tượng là nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các vấn đề an
toàn.
 Thời gian khảo sát từ 15/12/2011 đến 15/02/2012.
 Thống kê và phân tích các dòng chất thải từ quá trình nhập nhiên – nguyên vật
liệu đầu vào đến giai đoạn sản phẩm hoàn thiện.

SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

3

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

Chương 2

LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
2.1 KHÁI NIỆM
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ
nhằm phòng ngừa, khống chế không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi có ô nhiễm xảy ra thì
chủ động xử lý làm giảm thiểu hoặc loại trừ ô nhiễm.
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một cách liên tục chiến lược ngăn
ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro với con người và môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc
các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra ô nhiềm hoặc chất thải ngay
tại nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các vật liệu độc hại, năng
lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn.
2.2 MỤC TIÊU
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
2.3 BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.3.1 Các bước thực hiện
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên
tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:
SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

4

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 


Giành được sự đồng tình
của cấp quản lý cao

Duy trì
chương trình IPP

Thiết lập
Chương trìnhPP

Duy trì và phát triển
chương trình ngăn
ngừa ô nhiễm

Đánh giá chương trình
và các dự án PP

Xác định và thực thi các
giải pháp

Xem xét các quá trình
và xác định các trở ngại

Đánh giá chất thải và
xác định các cơ hội
PP

Phân tích khả thi của
các cơ hội PP

Hình 2.1: Sơ đồ các bước của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm

(Nguồn: HWRIC, 1993)
1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của Ban lãnh đạo Công ty.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

5

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các máy
móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về
mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi về
mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã được tập
hợp.
6. Tập hợp lại các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực thi
những khả năng lựa chọn đó.
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích liên
tục của công ty.
2.3.2 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
2.3.2.1 Giảm thiểu tại nguồn
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính của
bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào các

dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung bao gồm:
 Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất.
 Bảo toàn năng lượng.
 Thay đổi quá trình.
2.3.2.2 Tái chế và tái sử dụng
 Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.
SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

6

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

 Các cách tái sinh khác tại nhà máy.
 Tái sinh bên ngoài nhà máy.
 Bán cho mục đích tái sử dụng.
 Tái sinh năng lượng.
2.3.2.3 Cải tiến sản phẩm
 Thiết kế các sản phẩm sao cho tác động đến môi trường là nhỏ nhất
 Tăng vòng đời sản phẩm
2.3.2.4 Biện pháp sử lý cuối đường ống
2.3.2.4.1 Biện pháp xử lý nước thải
 Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không tan, có kích thước lớn, các chất
dạng keo có trong nước thải…gồm các công trình như: Đường ống, song chắn rác,
bể lắng, bể lọc, bể tự hoại...
 Phương pháp sinh học: Chủ yếu dựa vào các hoạt động của vi sinh vật có trong
nước thải và kết quả là chất hữu cơ gây nhiễm bẩn sẽ được khoáng hóa trở thành các

chất vô cơ và các khí đơn giản…
 Quy trình trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học…
 Quy trình nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể Arotank…
 Phương pháp hóa lý: Là sử dụng các chất hóa học cho phản ứng với các chất gây ô
nhiễm làm thay đổi thành phần hóa học của nó chuyển nó thành các chất cặn chất
hòa tan không gây ô nhiễm đến môi trường. Các phương pháp thường ứng dụng là:
Trung hòa, keo tụ, tuyển nổi, bay hơi…
2.3.2.4.2 Biện pháp xử lý bụi, khí, tiếng ồn
 Đối với xử lý khí và hơi độc: Ứng dụng phương pháp hấp phụ.
 Đối với bụi khô: có nhiều thiết bị thu hồi bụi dựa trên các nguyên tắc hoạt động
khác nhau như: Trọng lực, quán tính, li tâm…
SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

7

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

 Đối với tiếng ồn:
 Gắn thiết bị cách âm giữa khu vực nhà xưởng và khu vực lân cận (khu dân
cư, khu sinh hoạt của công nhân…)
 Cải tiến thiết bị máy móc, hạn chế sử dụng loại máy sản xuất gây tiếng ồn
cao.
 Các thiết bị dùng để xử lý:
 Thiết bị thu bụi khô kiểu cơ học: Buồng lắng bụi, Cyclone ( Đơn hoặc
chùm…)
 Thiết bị thu bụi theo phương pháp ẩm: Rửa khí rỗng hoặc có vật liệu điệm,
Cyclone ướt…

 Thiết bị lọc bụi dùng màng lọc: Thiết bị lọc túi vải, thiết bị lọc bằng vật liệu
sơi…
 Thiết bị lọc bằng tĩnh điện.
2.4 CÔNG CỤ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM
2.4.1 Giải pháp hành chính, công cụ chỉ huy và kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của con người gây ô nhiễm
môi trường, bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số chất thải hay
giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian hay khu vực nhất định thông qua các biện
pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng.
Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung giám sát thông qua việc áp dụng
hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước. Các công cụ
này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi trường.
2.4.2 Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc đưa ra quyết định
trước hành vi của những pháp nhân ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn những

SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

8

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường. Đó là những biện pháp như thuế ô
nhiễm, lệ phí môi trường, ký quỹ môi trường…
2.4.3 Công cụ kỹ thuật
Ứng dụng các giải pháp khoa học – kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như thay
đổi công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị; thay đổi nguyên nhiên liệu đầu vào; tái chế, tái

sử dụng chất thải sản xuất; nâng cao công nghệ xử lý cuối đường ống; tăng cường quản lý
nội vi…nhằm giảm thiểu tối đa sự phát sinh chất thải, loại trừ ô nhiễm và phục hồi môi
trường sau ô nhiễm.
2.4.4 Công cụ thông tin
Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến
thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân sử
dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của họ.
2.5 LỢI ÍCH CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.5.1 Lợi ích về môi trường
 Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
 Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
 Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục hồi.
 Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi ro
và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và các thế hệ mai sau.
 Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
 Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan quản
lý môi trường.
2.5.2 Lợi ích về kinh tế
 Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng có
hiệu quả hơn.
SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

9

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 


 Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản lý
chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc
kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
 Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng chất
thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
 Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
 Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn đầu
tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
 Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.

SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

10

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY GẠCH
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
 Tên nhà máy: Nhà Máy Gạch Tuynel Thống Nhất - trực thuộc Công ty CP Xây
Dựng Dân Dụng Công Nghiệp Số 1- Đồng Nai
 Địa chỉ: Xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
 Đại diện công ty: Ông Vũ Văn Nghi
 Điện thoại: 061.3986229
 Fax: 061.3987408
 Diện tích: 25.000m2

3.1.1 Vị trí địa lý
Nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất được thành lập và hoạt động tại xã Hố Nai 3,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Có vị trí tiếp giáp như sau:
 Phía Đông: giáp với Công ty TNHH Hưng Nguyên Phát
 Phía Tây: giáp với đường đi
 Phía Bắc: giáp với đường đi
 Phía Nam: giáp với nhà máy gạch Tuynel Nam Thành Lợi
3.1.2 Sơ đồ bố trí và tổ chức nhân sự

SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

11

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

Ban giám đốc

P. Tổng Hợp
5 người

Tổ Bảo Vệ
3 người

Phân xưởng 1
12 người

Phân xưởng 2

60 người

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức nhân sự
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
 Ban giám đốc: Có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất. Chịu trách nhiệm trước
pháp luật, trước công ty về toàn bộ hoạt động SXKD, nhân sự, tài chính của nhà
máy, các hóa đơn, công văn, giấy tờ do mình quản lý và ban hành, những sai phạm
để gây tổn thất cho nhà máy và công ty. Điều hành quản lý có hiệu quả mọi nguồn
lực, đảm bảo mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn.
 Phòng tổng hợp:
 Căn cứ vào hợp đồng, đơn đặt hàng, phiếu bán hàng để làm phiếu xuất nhập kho
gạch thành phẩm và điều xe vận chuyển tương ứng số gạch xuất bán.
 Thu nhận tiền của khách hàng, xuất tiền mua nghiên nhiên liệu theo đúng phiếu
lệnh và quy định của nhà máy và công ty.
 Quản lý nhân lực, xem xét đề xuất tuyển lao động, giải quyết chế độ chính sách
cho công nhân theo quy định của nhà nước, báo cáo nhân lực cho nhà máy và công
ty. Tổng hợp sản phẩm đã nghiệm thu để tính lương theo quy định qui chế.
 Cập nhật các hóa đơn chứng từ xuất nhập trong ngày, tuần, tháng, năm. Viết phiếu
thu, chi. Hạch toán và báo cáo xuất nhập tồn kho theo quy định.

SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

12

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

 Phân ô thành phẩm, hướng dẫn công nhân phân loại, tiếp nhận và xác nhận số

lượng gạch thành phẩm trực tiếp với nhóm tổ sản xuất, báo cáo xuất, nhập, tồn
thành phẩm để nhà máy biết và tính lương.
 Nhập nguyên nhiên liệu và phụ tùng máy móc theo hợp đồng, phiếu xuất của nhà
máy đã được duyệt.
 Khảo sát giá cả thị trường, tìm các nguồn nguyên nhiên liệu, báo giá, mua bán vật
tư theo kế hoạch nhà máy.
 Phân xưởng 1: Bao gồm các công việc: Cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc, xe cơ
giới, nghiên nhiên liệu điện nước toàn nhà máy, phần đảo đất, xay than, chế biến
tạo hình gạch.
 Phân xưởng 2: Bao gồm công việc: Gom kho gạch, xếp gòong theo kỹ thuật vận
hành hầm sống, lò nung, ra gạch, phân loại sản phẩm xếp tại bãi theo quy định của
kho thu thành phẩm.
 Tổ bảo vệ: Bao gồm công việc: Canh giữ bảo vệ an toàn tuyệt đối tài sản, an ninh
trật tự của nhà máy. Kiểm tra ghi chép đầy đủ sảm phẩm chở ra ngoài nhà máy,
nghiên nhiên liệu nhập về nhà máy cụ thể là đất, than, dầu, cụ thể số xe, khối
lượng, trọng tải, ngày giờ.
Các phòng ban trong quá trình hoạt động có mối quan hệ hợp tác qua lại và hỗ trợ
lẫn nhau, các quyết định của phòng ban đều phải thông qua giám đốc.
3.1.3 Cơ sở hạ tầng của Nhà máy
Diện tích đất được sử dụng và xây dựng của nhà máy là 25.000m2 bao gồm khu
vực nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng, khuôn viên chung, nhà ở công nhân…
 Trong đó:

SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

13

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương



Kểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất 

Bảng 3.1: Cơ sở hạ tầng của nhà máy
STT

Khu vực

Diên tích

Đơn vị tính

1

Bãi xếp gạch

7.220

m2

2

Nhà phơi gạch

4.320

m2

3

Bãi chứa đất


3.800

m2

4

Nhà lò

1.980

m2

5

Nhà chế biến tạo hình

804

m2

(Nguồn: Nhà máy gạch Tuynel Thống Nhất)
3.1.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm chủ yếu là: Gạch ống 4 lỗ vuông, gạch ống 4 lỗ tròn, gạch đinh 2 lỗ,
gạch than thấp và than cao. Sản phẩm của nhà máy được tiêu thụ tại thị trường trong
nước. Sản phẩm của nhà máy gạch Tuynel dùng làm nguyên liệu cho ngành xây dựng với
công suất khoảng 20 triệu viên/năm.
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY
3.2.1 Quy trình sản xuất của nhà máy


SVTH: Phạm Thị Thanh Ngân

14

GVHD: Th.S Nguyễn Trần Liên Hương


×