Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH TỈNH NINH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH
TỈNH NINH THUẬN

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ THIÊN LÝ
Ngành:QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
Niên khóa: 2008-2012

Tháng 06/2012


ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH TỈNH NINH THUẬN

Tác giả

PHẠM THỊ THIÊN LÝ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Hà Thúc Viên

Tháng 06/2012


i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA:

MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

HỌ VÀ TÊN SV: PHẠM THỊ THIÊN LÝ
NIÊN KHÓA:

MÃ SỐ SV: 08157118

2008 – 2012

1. Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH

THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH TỈNH NINH THUẬN”
2. Nội dung KLTN:
- Khảo sát tiềm năng phát triển DLST tại VQG Phước Bình
- Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình
3. Thời gian thực hiện:

Bắt đầu: tháng 2/2012

Kết thúc: tháng 6/2012

4. Giáo viên hướng dẫn: TS. Hà Thúc Viên.
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.

Ngày tháng năm 2012
Ban chủ nhiệm Khoa

Ngày tháng

năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

TS. HÀ THÚC VIÊN


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc thầy Hà Thúc Viên, Trưởng Bộ môn
Tài nguyên và Du lịch Sinh thái, Khoa Môi trường và Tài nguyên, người thầy luôn tận
tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận này.

Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể Thầy, Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh nói chung và Thầy, Cô Khoa Môi trường và Tài nguyên nói riêng đã
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị công tác tại phòng Giáo dục
Môi trường và Du lịch Sinh thái, Ban Quản Lý VQG Phước Bình, Phòng Thống kê
huyện Bác Ái…đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa cũng
như cung cấp các số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài.
Cám ơn bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề
tài.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi dạy
tôi trưởng thành như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cám ơn!!!

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG
Phước Bình tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện tại VQG Phước Bình, huyện Bác Ái,
tỉnh Ninh Thuận từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012.
Mục đích của khóa luận này là góp phần phát triển du lịch sinh thái VQG
Phước Bình một cách bền vững với các nội dung chính như sau:


Khảo sát hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng của VQG

Phước Bình.


Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Phước Bình




Tìm hiểu nhận thức và khả năng tham gia của cộng đồng vào phát triển



Ý kiến đánh giá của khách du lịch đến VQG Phước Bình.



Đánh giá triển vọng phát triển DLST tại VQG Phước Bình



Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

DLST.

Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứu, tham khảo tài
liệu liên quan,khảo sát thực địa,phương pháp bản đồ, điều tra xã hội học, phương pháp
phân tích ma trận SWOT, phân tích xử lý số liệu.
Kết quả thu được :


Cơ sở hạ tầng của VQG Phước Bình : Chưa đáp ứng được nhu cầu phát

triển DLST.



Đánh giá được tiềm năng DLST của VQG Phước Bình. VQG Phước

Bình có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái. Thiên nhiên đã ưu đãi cho VQG có một
hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị đa dạng sinh học là những điều
kiện cần thiết để VQG phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, VQG còn chứa đựng
giá trị lịch sử to lớn của đất nước. Cộng đồng địa phương đang ngày càng có ý thức
hơn về bảo vệ rừng và mong muốn du lịch sinh thái tại VQG sớm đi vào hoạt động.
iii




Đề xuất các loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Phước Bình



Xây dựng được các tuyến du lịch nhằm thu hút du khách đến VQG.



Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch từ đó giúp VQG

có những kế hoạch phát triển du lịch phù hợp và thu hút đông đảo du khách đến thăm
quan.

iv


MỤC LỤC
Trang

TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................................. xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 4
1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... 4
1.3.1. Khảo sát tiềm năng phát triển DLST tại VQG Phước Bình ................................. 4
1.3.2. Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình ............................................. 4
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 4
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 5
2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ............................................................ 5
2.1.1. Các khái niệm về du lịch sinh thái ........................................................................ 5
2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của DLST ...................................................................... 6
2.1.3. Những yêu cầu của DLST .................................................................................... 6
2.1.4. Các nguyên tắc cơ bản về phát triển DLST .......................................................... 7
2.1.5. Hiện trạng phát triển DLST tại các KBTTN, VQG của Việt Nam ...................... 7
2.2. KHÁI QUÁT VỀ VQG PHƯỚC BÌNH ............................................................... 10
2.2.1. Lịch sử hình thành .............................................................................................. 10
2.2.2. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 10
2.2.3. Diện tích và các phân khu chức năng ................................................................. 11
2.2.4. Các chức năng,mục tiêu và nhiệm vụ của VQG Phước Bình ............................ 12
2.2.4.1. Chức năng:........................................................................................................ 12
v



2.2.4.2. Mục tiêu và nhiệm vụ: ...................................................................................... 12
2.2.5. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................... 13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 14
3.1. NỘI DUNG ........................................................................................................... 14
3.1.1. Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phước Bình ............... 14
3.1.2. Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình ........................................... 15
3.1.2.1. Xây dựng các loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Phước Bình. ........... 15
3.1.2.2. Đề xuất xây dựng tuyến DLST tại VQG Phước Bình. ..................................... 15
3.1.2.3. Đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại VQG Phước Bình ......................... 15
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 15
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 15
3.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...................................................................... 15
3.2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa......................................................................... 16
3.2.1.3. Phương pháp điều tra xã hội học ...................................................................... 17
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 19
3.2.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp với phần mềm Excel và Word .................. 19
3.2.2.2. Phương pháp ma trận SWOT ........................................................................... 19
Chương 4 KẾT QUẢ -THẢO LUẬN ...................................................................... 20
4.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG PHƯỚC BÌNH .......................... 20
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................................... 20
4.1.1.1. Địa hình - địa mạo ............................................................................................ 20
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn .............................................................................. 20
4.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên của VQG Phước Bình ................................................. 22
4.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội.................................................................................. 26
4.1.2.1. Đặc điểm về xã hội ........................................................................................... 26
4.1.2.2. Đặc điểm về kinh tế .......................................................................................... 28
4.1.2.3. Tình hình đời sống nhân dân trong vùng lõi và vùng đệm............................... 28
4.1.2.4. Tình hình giáo dục – y tế .................................................................................. 29
4.1.2.5. Giao thông – thông tin liên lạc - hệ thống điện ................................................ 29

4.1.3. Tiềm năng nổi bật về tài nguyên tự nhiên tại VQG Phước Bình ....................... 30
4.1.4. Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn ......................................................... 31
vi


4.1.4.1. Trận địa đá Pi Năng Tắc: .................................................................................. 31
4.1.4.2. Đặc điểm văn hóa của người dân bản địa......................................................... 32
4.1.5. Đánh giá các điều kiện cơ sở hạ tầng để phát triển DLST ................................. 33
4.1.5.1. Cơ sở hạ tầng của VQG Phước Bình................................................................ 33
4.1.5.2. Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ............. 34
4.1.5.3. Hệ thống nhà hàng – khách sạn phục vụ du lịch trong vùng xung quanh ....... 35
4.1.5.4. Hệ thống giao thông ......................................................................................... 36
4.1.5.5. Hiện trạng hệ thống điện - nước – thông tin liên lạc ........................................ 36
4.1.5.6. Hệ thống quản lý chất thải rắn - nước thải ....................................................... 37
4.1.6. Đánh giá hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Phước Bình .............................. 37
4.1.6.1. Căn cứ để phát triển hoạt động du lịch sinh thái .............................................. 37
4.1.6.2. Hiện trạng hoạt động DLST ............................................................................. 37
4.1.6.3. Hiện trạng môi trường không khí – nước – chất thải rắn từ hoạt động .......... 39
4.1.6.4. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý phát triển du lịch tại VQG Phước Bình .. 40
4.1.7. Khả năng tham gia của cộng đồng vào phát triển DLST ................................... 41
4.1.7.1. Những tác động tiêu cực của người dân đến tài nguyên thiên nhiên tại VQG 44
4.1.7.2. Nhận thức của người dân về rừng Phước Bình ................................................ 46
4.1.7.3. Mong muốn của người dân khi DLST phát triển tại VQG Phước Bình .......... 50
4.1.8. Ý kiến đánh giá của khách du lịch đến VQG Phước Bình ................................. 53
4.1.8.1. Mức độ thường xuyên đi du lịch ...................................................................... 53
4.1.8.2. Hiểu biết của du khách về DLST ..................................................................... 54
4.1.8.3. Yếu tố hấp dẫn khách du lịch đến VQG Phước Bình ...................................... 56
4.1.8.4. Đánh giá của du khách về chi phí, chất lượng các dịch vụ du lịch tại VQG .. 58
4.1.8.5. Đóng góp của khách du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển DLST tại VQG ..... 60
4.1.9. Đánh giá triển vọng phát triển DLST tại VQG Phước Bình .............................. 62

4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG PHƯỚC BÌNH ...................... 64
4.2.1. Đề xuất các loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Phước Bình ................. 64
4.2.1.1. Du lịch tham quan tiềm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên Phước Bình .............. 64
4.2.1.2. Du lịch giải trí nghĩ ngơi .................................................................................. 65
4.2.1.3. Du lịch chuyên đề phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học ........................... 66
4.2.1.4. Du lịch leo núi .................................................................................................. 66
vii


4.2.1.5. Du lịch tham quan di tích lịch sử ..................................................................... 66
4.2.1.6. Du lịch tham quan làng nghề và văn hoá cộng đồng ....................................... 66
4.2.2. Đề xuất xây dựng các tuyến DLST tại VQG Phước Bình. ................................. 67
4.2.3. Đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại VQG Phước Bình ........................... 72
4.2.3.1. Giải pháp về vốn đầu tư ................................................................................... 73
4.2.3.2. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động du lịch .............. 74
4.2.3.3. Quy hoạch giao thông....................................................................................... 77
4.2.3.4. Mua sắm trang thiết bị ...................................................................................... 80
4.2.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................................ 80
4.2.3.6. Giải pháp về định hướng thị trường ................................................................. 81
4.2.3.7. Giải pháp về quảng bá tiếp thị .......................................................................... 82
4.2.3.8. Giải pháp đối với cộng đồng địa phương ......................................................... 83
4.2.3.9. Hệ thống cấp nước ............................................................................................ 84
4.2.3.10.Hệ thống thoát nước ........................................................................................ 84
4.2.3.11.Hệ thống xử lý rác thải .................................................................................... 85
4.2.3.12.Hệ thống điện .................................................................................................. 85
4.2.3.13.Thông tin, Bưu chính viễn thông ..................................................................... 85
4.2.3.14.Hệ thống Phòng cháy chữa cháy ..................................................................... 85
Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................... 86
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................... 86
5.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 88

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLST

Du lịch Sinh thái

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

SĐTG

Sách đỏ Thế Giới

KBTTN

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

VQG

Vườn Quốc Gia

UBND

Ủy ban nhân dân


BQL

Ban quản lý

ĐDSH

Đa dạng sinh học

WWF

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế Giới (World Wildlife Fund)

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)

FUNDESO

Tổ chức Phát triển Bền vững Tây Ban Nha (Fundación Desarrollo
Sostenido)

JICA

Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International
Cooperation Agency)

ESCAP

Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (The United

Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai VQG Phước Bình.............................................. 12
Bảng 3.1 : Thành phần đối tượng cộng đồng được được điều tra ................................ 18
Bảng 3.2 : Thành phần đối tượng du khách được điều tra............................................ 19
Bảng 4.1 : Thành phần thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình ...................................... 22
Bảng 4.2: Thành phần loài động vật ghi nhận trong Vườn Quốc gia Phước Bình ....... 25
Bảng 4.3: Các nhóm dân tộc sống trong vùng lõi VQG ............................................... 26
Bảng 4.4: Diện tích, dân số, lao động và mật độ dân số sống trong vùng lõi và ......... 27
Bảng 4.5: Các nhóm dân tộc sống trong vùng lõi và vùng đệm VQG Phước Bình ..... 27
Bảng 4.6 : Cơ cấu sử dụng đất các xã vùng đệm .......................................................... 28
Bảng 4.7 : Danh sách cán bộ phòng du lịch sinh thái VQG Phước Bình ..................... 41
Bảng 4.8: Thành phần đối tượng điều tra ..................................................................... 43
Bảng 4.9: Thành phần đối tượng điều tra ..................................................................... 53
Bảng 4.10: Ma trận SWOT đánh giá triển vọng phát triển DLST của VQG .............. 62
Bảng 4.11 : Các chiến lược phát triển DLST tại VQG Phước Bình. ............................ 72

x


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 :Vị trí VQG Phước Bình ................................................................................ 11
Hình 2.2 : Bộ máy tổ chức hành chính VQG Phước Bình ........................................... 13
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ người dân thực hiện các hoạt động trái phép bên trong VQG ....... 44
Biểu đồ 4.2 : Thể hiện hiểu biết của người dân về sự thay đổi diện tích rừng ............. 46

Biểu đồ 4.3: Nhận thức của người dân về lợi ích của rừng Phước Bình. ..................... 47
Biểu đồ 4.4: Những vấn đề có ảnh hường lớn đến việc bảo tồn VQG hiện nay .......... 49
Biểu đồ 4.5: Các hoạt động du lịch mà cộng đồng muốn tham gia .............................. 51
Biểu đồ 4.6: Lợi ích của DLST mang lại cho cộng đồng địa phương .......................... 52
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên đi du lịch của du khách ............ 54
Biểu đồ 4.8: Ý thích đi du lịch theo nhóm của du khách.............................................. 54
Biểu đồ 4.9: Hiểu biết của du khách về DLST ............................................................. 55
Biểu đồ 4.10: Hiểu biết của du khách về DLST tại VQG Phước Bình ........................ 56
Biểu đồ 4.11: Mục đích của du khách đến VQG Phước Bình ...................................... 57
Biểu đồ 4.12: Các yếu tố thu hút du khách đến VQG Phước Bình .............................. 58
Biểu đồ 4.13: Đánh giá của du khách về chi phí du lịch tại VQG Phước Bình ........... 59
Biểu đồ 4.14: Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại VQG ........... 59
Biểu đồ 4.15: Ý kiến của du khách góp phần phát triển DLST tại VQG Phước Bình . 61

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở

nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các
tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ
ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa
cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái (DLST) đã và đang mang lại những nguồn
lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia
cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu,

vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, DLST
còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt
động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều
nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái
còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua
quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du
lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ
vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển,
hàng ngàn hòn đảo…, và trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc
với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có
những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều
kiện phát triển DLST.
Tuy là loại hình du lịch khá mới ở nước ta, nhưng trước nhu cầu của thị trường
và khả năng đáp ứng của các tiềm năng du lịch sinh thái của Việt Nam, tại một số nơi
hoạt động du lịch sinh thái cũng đã hình thành dưới các hình thức khai thác tiềm năng
tài nguyên du lịch tự nhiên khác nhau như du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu
1


vườn quốc gia (VQG) (Cát Bà, Cúc Phương, Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam Nông, U
Minh...); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao như Phanxipăng; du lịch tham
quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông Cửu Long; du lịch lặn biển (Hạ Long Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động (Phong Nha)... Thị trường khách của loại
hình du lịch sinh thái ở Việt Nam còn rất hạn chế. Phần lớn khách du lịch quốc tế đến
các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc,
còn khách nội địa là sinh viên, học sinh và cán bộ nghiên cứu. Trong số khách du lịch
quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ có khoảng 5 - 8% tham gia vào các tour du lịch
sinh thái tự nhiên và khoảng 40 - 45% tham gia vào các tour du lịch tham quan - sinh
thái nhân văn. Còn đối với thị trường khách du lịch nội địa tỷ lệ này thấp hơn.
Nhận thức rõ vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển của ngành du lịch

nói riêng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo cho sự nghiệp phát triển bền vững
kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vào tháng 9/1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam
đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Uỷ ban Kinh tế - Xã
hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức Hội thảo Quốc tế về xây dựng khung
chiến lược phát triển DLST làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch
Việt Nam cũng như đẩy mạnh hợp tác phát triển hoạt động DLST của Việt Nam với
các nước trong khu vực và quốc tế. Tại Hội thảo này, các chuyên gia và các nhà quản
lý du lịch Việt Nam cùng phối hợp với chuyên gia quốc tế đã xây dựng định nghĩa du
lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn
hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có
sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây là cơ sở lý luận khá quan trọng
tạo tiền đề cho việc tổ chức triển khai các hoạt động thực tiễn đẩy mạnh phát triển loại
hình du lịch sinh thái trong thời gian tiếp theo. Cùng với việc xây dựng định nghĩa về
du lịch sinh thái; những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản của hoạt động du lịch sinh
thái cũng được thảo luận và đưa ra tại hội thảo này.
Được thành lập vào năm 2006, là VQG non trẻ của Việt Nam đã và đang được
đầu tư phát triển với sự quan tâm của đảng và nhà nước.Khu vực VQG Phước Bình
thuộc địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận ở độ cao từ 300m đến gần 2.000m so với
mực nước biển, trên sườn Đông của Cao nguyên Đà Lạt và là khu vực chuyển tiếp
2


giữa 3 vùng: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là nơi có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, bao gồm hệ thống các tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Với điều kiện đó, VQG Phước Bình có thể phát
triển được nhiều loại hình du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, như du
lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái,…Trong đó đáng chú ý
là loại hình du lịch sinh thái, được phát triển dựa trên việc khai thác các điều kiện tự
nhiên và nhân văn, góp phần vào bảo tồn và tôn tạo các giá trị tự nhiên và văn hóa của
địa phương.

Tuy nhiên, việc đầu tư khai thác loại hình du lịch sinh thái ở địa phương trong
những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có hướng đầu tư hợp lý, chưa tiến hành
điều tra khảo sát đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện, đội ngũ các nhà quản lý và nhân viên
làm việc trong ngành du lịch hiểu biết còn hạn chế về du lịch sinh thái, sự tham gia của
cộng đồng dân cư bản địa vào hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói
riêng chưa cao. Đặc biệt, ở những khu vực như VQG Phước Bình, nơi việc phát triển
du lịch cần gắn chặt với việc bảo vệ sự đa dạng sinh học và đồng thời nâng cao, cải
thiện điều kiện sống của nhân dân các dân tộc địa phương.
Cùng với những lợi thế về mặt du lịch do thiên nhiên ưu đãi cho VQG Phước
Bình và việc phát triển ngành du lịch sinh thái của Ninh Thuận hiện nay, thì việc đầu
tư phát triển du lịch sinh thái VQG Phước Bình sẽ là giải pháp thiết thực, nhằm đẩy
mạnh phát triển du lịch sinh thái, tạo cơ hội tăng thêm nguồn thu cho VQG và cộng
đồng dân cư sống trong khu vực, đời sống của người dân được nâng lên, giảm thiểu
các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên trong vùng lõi của VQG,
đồng thời góp phần giới thiệu giá trị đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, văn hóa
bản địa, văn hóa lịch sử tới người dân trong và ngoài nước. Với mong muốn đóng góp
vào sự phát triển lớn mạnh của VQG nói chung và DLST tại đây nói riêng, tôi thực
hiện đề tài : “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG
Phước Bình tỉnh Ninh Thuận”.

3


1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI



Mục tiêu tổng quát

Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái, xây dựng các loại hình du lịch sinh thái

thích hợp đóng góp vào sự phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Phước Bình.


Mục tiêu cụ thể

1.3.



Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại VQG Phước Bình



Đánh giá hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Phước Bình.



Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3.1. Khảo sát tiềm năng phát triển DLST tại VQG Phước Bình
- Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng của VQG Phước Bình.
- Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Phước Bình
- Tìm hiểu nhận thức và khả năng tham gia của cộng đồng vào phát triển
DLST.
- Ý kiến đánh giá của khách du lịch đến VQG Phước Bình.
- Đánh giá triển vọng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

1.3.2. Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình
- Xây dựng các loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Phước Bình.
- Đề xuất xây dựng tuyến DLST tại VQG Phước Bình
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại VQG Phước Bình
1.4.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tiềm năng và thực trạng phát triển DLST tại VQG Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.

1.5.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian:VQG Phước Bình và vùng đệm của VQG
Thời gian: từ 02/2012 đến 06/2012
4


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

2.1.1. Các khái niệm về du lịch sinh thái
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã
có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và
chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế
giới.
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Thế giới (The Internatonal Ecotourism Society)
thì “Du lịch Sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn

môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN): DLST là loại hình du lịch
và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ
để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hóa – quá khứ
cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương.
Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam : “Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục
môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phương”.
Như vậy DLST là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
của cộng đồng địa phương, được thiết kế mang tính giáo dục môi trường cao. Nhằm
mang lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn, trong đó
phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương.

5


2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của DLST


Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hoá bản địa, chủ yếu ở các KBTTN,
VQG.



Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền
vững.




Hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên.



Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.



Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hoá bản
địa.



Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi các du khách hôm nay.

2.1.3. Những yêu cầu của DLST
Yêu cầu có tính nguyên tắc của DLST là tôn trọng sự tồn tại của các hệ sinh thái
tự nhiên và cộng đồng địa phương. FUNDESO (2004) đề cập đến các yêu cầu cơ bản
khi phát triển DLST:


Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của VQG.



Thu hút sự tham gia của các cộng đồng, cá nhân, khách DLST, các nhà điều
hành du lịch và các cơ quan của chính phủ và tổ chức phi chính phủ.




Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên
tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành du lịch tư nhân.



Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của VQG.



Tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương.



Giáo dục để nâng cao hiểu biết, khả năng thưởng thức của khách du lịch về
các VQG và tăng cường sự tham gia của họ trong công tác bảo tồn.

6


2.1.4. Các nguyên tắc cơ bản về phát triển DLST
Theo Phạm Trung Lương (1999), DLST cần đảm bảo được bốn nguyên tắc:
-

Giáo dục và nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo
ý thức tham gia của du khách vào các nỗ lực bảo tồn.

-


Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên.
Sự xuống cấp của môi trường và suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi
xuống của DLST.

-

Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa bản địa. Sự xuống cấp hoặc thay
đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương sẽ trực
tiếp làm mất đi sự cân bằng hoặc thay đổi sinh thái tự nhiên vốn có của khu
vực, sẽ tác động trực tiếp đến DLST.

-

Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Lợi ích của
việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST sẽ làm giảm
sức ép cộng đồng lên môi trường.

2.1.5. Hiện trạng phát triển DLST tại các KBTTN, VQG của Việt Nam
Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng song DLST ở các Khu Bảo tồn và VQG ở
Việt Nam nói chung vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.
Các hoạt động DLST thường bao gồm: Nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái,
tham quan, tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã, và văn hóa bản địa. Tuy nhiên,
du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật,
và một số loài côn trùng. Rất hiếm khi du khách bắt gặp thú trong rừng. Chỉ ở VQG
Cát Tiên du khách có thể quan sát được một số thú lớn như Hươu, Nai, Lợn rừng, Cầy,
Chồn, Nhím ....vào ban đêm. Tại Cúc Phương và Tam Đảo đã xây dựng khu nuôi thú
bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ khách tham quan. Khu cứu hộ các loài linh
trưởng, trạm cứu hộ Rùa và Cầy vằn tại VQG Cúc Phương cũng là điểm dừng chân thú
vị cho khách du lịch.
Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thuỷ sinh

cũng đang thu hút nhiều khách du lịch. VQG Xuân Thuỷ, với hệ sinh thái rừng ngập
7


mặn là nơi cư trú của hàng trăm loài chim, nổi tiếng nhất là loài Cò thìa. KBTTN Vân
Long (Ninh Bình) bao gồm cả hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái rừng trên núi
đá vôi. Tại đây du khách có thể ngắm nhìn từng bầy Voọc mông trắng và quan sát
nhiều loài sinh vật thuỷ sinh và các loài chim nước như Sâm cầm. VQG Tràm chim là
nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng Tháp Mười với loài đặc hữu là Sếu đầu đỏ đã
thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.
Các khu DLST biển nổi tiếng như Cát Bà, Hòn Mun, Côn Đảo, Phú Quốc đã và
đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên sinh vật biển để phát triển nhiều dịch vụ du lịch
hấp dẫn như xem rùa đẻ, khám phá các rạn san hô, và cỏ biển…..
Hầu như khách đi DLST đều muốn trải nghiệm thực tế bằng cách khám phá các
KBTTN, hệ sinh thái nông nghiệp, và trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân
Việt Nam ở các vùng miền cùng với nhiều lễ hội truyền thống và nền văn hóa bản địa
đặc sắc.
Tuy có nhiều tiềm năng phát triển DLST song lượng khách đến các KBTTN Việt
Nam còn rất thấp. Theo báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng bảo tồn thiên nhiên, giáo
dục môi trường, DLST ở hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam năm 2006 thì
lượng khách du lịch đến các khu rừng đặc dụng trong một năm dưới 2.000 khách
chiếm 44,7%; từ 2.000 - 10.000 khách chiếm 32% và trên 10.000 khách chiếm 21,4%.
Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST ở Việt
Nam (2009) thì phần lớn là khách du lịch đến các VQG và KBTTN là khách nội địa
(chiếm tới 80% tổng lượng khách) và cũng chưa thể thống kê được có bao nhiêu khách
là khách DLST đích thực. Tuy nhiên có những điểm thu hút được đa số khách du lịch
quốc tế, điển hình là KBTTN đất ngập nước Vân Long với trên 82,3% lượng khách
đến tham quan du lịch là khách quốc tế. Năm 2006, KBTTN Vân Long đã đón được
trên 40.000 lượt khách du lịch quốc tế.
Các công ty du lịch như Buffalow Tours, Exotissimo, Hanspand, Wild Lotus ...

đã và đang tổ chức thành công một số tour DLST đến các KBTTN và đã xây dựng
được các trang web riêng để quảng bá, xúc tiến DLST cho riêng mình.

8


Một số mô hình DLST cộng đồng đã hình thành, như ở Bản Khanh (VQG Cúc
Phương), Bản Pác Ngòi (VQG Ba Bể), thôn Chày Lập (VQG Phong Nha Kẻ Bàng),
bản A Đon (VQG Bạch Mã),….Do khó khăn trong khâu tiếp thị nên chưa thu hút được
nhiều khách du lịch, lợi ích mang lại cho người dân còn rất khiêm tốn.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển DLST đã được xây dựng nhưng chất
lượng và số lượng còn rất hạn chế. Nhiều khu DLST như VQG Cúc Phương, Bái Tử
Long, Bạch Mã, Cát Tiên đã xây dựng trung tâm du khách/Trung tâm thông tin và các
đường mòn thiên nhiên có các biển diễn giải. Qua các hiện vật trưng bày là các tiêu
bản động thực vật, các mô hình mô tả hệ sinh thái và nhiều thông tin, tài liệu trưng bày
trong Trung tâm làm cho du khách đã thấy được sự ĐDSH và ý nghĩa của việc thành
lập VQG. Đây còn là nơi triển khai hoạt động giáo dục môi trường cho khách tham
quan du lịch.
Nhiều khóa tập huấn về DLST và giáo dục môi trường đã được các dự án, các tổ
chức quốc tế (JICA, WWF, IUCN…), Cục Kiểm lâm và Hiệp hội VQG và KBTTN
Việt Nam triển khai cho các đối tượng liên quan.
Công tác quy hoạch phát triển DLST đã được tiến hành ở một số nơi như: VQG
Cúc Phương, Côn Đảo, Phong Nha Kẻ Bàng, Yokdon, Bạch Mã…
Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST đã được ban hành, như Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị định 23 về hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ
và phát triển rừng, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng; Quyết định số 104/2007/QĐBNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về
Quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ nhiều
bất cập, song đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của các hoạt động DLST và bảo tồn
thiên nhiên. Tuy đã có một số chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân

có thể tham gia đầu tư và quản lý hoạt động DLST ở các VQG, nhưng cho đến nay
hoạt động DLST ở các VQG chủ yếu vẫn do các VQG tự tổ chức, vận hành. Lợi ích từ
hoạt động DLST vẫn chưa đến được với những cộng đồng địa phương một cách đầy
đủ.( Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, 2011).
9


2.2.

KHÁI QUÁT VỀ VQG PHƯỚC BÌNH

2.2.1. Lịch sử hình thành
Ngày 21/02/1996, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận có Quyết định số
1168/1996/QĐ về việc sát nhập Ban quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cái và
Ban quản lý Rừng Bậc Rây thành Ban quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cái
Phước Bình. Ngày 26/09/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 125/2002/QĐTTg về việc thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận. Đến
ngày 16/01/2003, Ban quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phước Bình chính thức được
thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận.
Với tầm quan trọng về bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động thực vật quý
hiếm, bảo vệ vùng đầu nguồn sông Cái và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa trong chiến
tranh Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phước Bình lại được chuyển hạng lên Vườn quốc gia
Phước Bình tỉnh Ninh Thuận theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 của
Thủ tướng Chính phủ và đến ngày 23/05/2007 UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định
thành lập Vườn quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận theo Quyết định 112/2007/QĐUBND.
2.2.2. Vị trí địa lý
VQG Phước Bình có vị trí tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận,
cách trung tâm Thị xã Phan Rang 62 km về phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý :
Từ 11058’32” đến 12010’00” vĩ độ Bắc;
1080 41’00” đến 108049’05” kinh độ Đông.



Ranh giới:


Phía Đông giáp: huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà



Phía Tây giáp: Rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ Điện Đa Nhim, tỉnh Lâm
Đồng



Phía Nam giáp: Lâm trường Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận.



Phía Bắc giáp: VQG Bi Doup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
10


(Nguồn :VQG Phước Bình, 2011)
Hình 2.1 :Vị trí VQG Phước Bình
2.2.3. Diện tích và các phân khu chức năng


Diện tích 19.814 ha, với 3 phân khu




Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt : 10.486 ha



Phân khu phục hồi sinh thái



Phân khu dịch vụ hành chính :

: 9.144 ha
184 ha

11


Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai VQG Phước Bình
Đơn vị tính: ha

TT
I.
1.
a,
b,
2.
a,
b,
3,
4.
5.

II.
III.

Hiện trạng
Đất có rừng
Rừng lá rộng
Rừng thường xanh
Rừng khộp
Rừng hỗn giao
HG lồ ồ+Gỗ
HG thông +Gỗ
Rừng lá kim
Rừng trồng
Rừng phục hồi
Đất chưa có rừng
Đất khác
Tổng

Phân khu
Phân
Phân khu
Bảo vệ
khu phục
hành
Tổng
nghiêm
hồi sinh chính dịch
ngặt
thái
vụ

9.446
6.272
99
15.817
1.817
1.929
96
3.842
1.494
403
0
1.897
323
1.525
96
1.944
5.172
2.590
3
7.765
153
1.806
0
1.959
5.018
785
3
5.806
1.955
709

0
2.664
0
4
0
4
502
1.040
0
1.542
1.030
2.098
29
3.157
10
774
56
840
10.486
9.144
184
19.814
(Nguồn:VQG Phước Bình, 2006)

2.2.4. Các chức năng,mục tiêu và nhiệm vụ của VQG Phước Bình
2.2.4.1. Chức năng:


Bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên




Phát triển và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên của VQG



Nghiên cứu khoa học kết hợp mở rộng các hoạt động dịch vụ khoa học, học
tập và tham quan du lịch.

2.2.4.2. Mục tiêu và nhiệm vụ:
-

Bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái rừng núi cao

với các kiểu rừng: rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới; rừng hỗn hợp cây là rộng
và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim; rừng thưa cây họ dầu tiêu biểu cho kiểu rừng
khô hạn của tỉnh Ninh Thuận.

12


×