Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẢNG XANH KHU DÂN CƯ AN BÌNH, PHƯỜNG AN BÌNH, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.55 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

PHAN THỊ NGỌC ANH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN MẢNG XANH KHU DÂN CƯ AN BÌNH, PHƯỜNG
AN BÌNH, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN VÀ KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

PHAN THỊ NGỌC ANH

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN MẢNG XANH KHU DÂN CƯ AN BÌNH, PHƯỜNG
AN BÌNH, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. TRẦN VIẾT MỸ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


LỜI CẢM ƠN
Con xin bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, người đã nuôi dưỡng con có
được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm tạ và biết ơn:
- Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Chủ nhiệm bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn:
- Tiến sĩ Trần Viết Mỹ giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông Thành Phố Hồ
Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cho nhiều ý kiến quý báu giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
- Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân phường An Bình đã giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thu thập số liệu cần thiết tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng xin cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học
tập và thực hiện luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Phan Thị Ngọc Anh

i



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển mảng
xanh khu dân cư An Bình, phường An Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai”
được tiến hành tại khu dân cư An Bình, từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012.
Kết quả thu được:
Hiện trạng mảng xanh khu dân cư An Bình về số lượng, chủng loại.
Đáng giá hiện trạng về mảng xanh đường phố, mảng xanh khuôn viên công
viên, mảng xanh trong các hộ dân.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mảng xanh của khu dân cư An Bình.

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
TÓM TẮT ....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... vii
Chương 1GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1
1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 2
Chương 2TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 3
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MẢNG XANH ĐÔ THỊ ............................................... 3
2.2 CẤU TRÚC MẢNG XANH ĐÔ THỊ ...................................................................... 4
2.3 CHỨC NĂNG MẢNG XANH ĐÔ THỊ................................................................... 6
2.3.1 Cải thiện điều kiện khí hậu, vệ sinh đô thị: ............................................................ 6
2.3.1.1 Điều hòa nhiệt độ: ............................................................................................... 6
2.3.1.2 Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí: .................................................. 6

2.3.1.3 Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nước: ............................... 7
2.3.1.4 Cung cấp oxy, giảm tích lũy khí carbonic: ......................................................... 8
2.3.2 Giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh:............................................................... 8
2.3.2.1 Hạn chế tiếng ồn: ................................................................................................ 8
2.3.2.2 Hạn chế ô nhiễm không khí: ............................................................................... 9
2.3.2.3 Kiểm soát rửa trôi và xói mòn đất:.................................................................... 10
2.3.2.4 Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu: ................................................................... 10
2.3.2.5 Kiểm soát giao thông: ....................................................................................... 11
2.3.3 Thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc đô thị: ......................................... 11
2.3.4 Kinh tế - xã hội:.................................................................................................... 12

iii


2.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ KHU DÂN CƯ AN BÌNH: ...................................... 12
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên: ............................................................................................... 12
2.4.1.1 Vị trí địa lý: ....................................................................................................... 12
2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu: ............................................................................................. 12
2.4.2 Hiện trạng chung của khu vực: ............................................................................ 13
2.4.2.1 Về diện tích và dân cư:...................................................................................... 13
2.4.2.2 Về mảng xanh: .................................................................................................. 13
2.4.2.3 Về tiện nghi công cộng: .................................................................................... 13
Chương 3MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 15
3.1 Mục tiêu: ................................................................................................................. 15
3.2 Nội dung nghiên cứu: .............................................................................................. 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................ 15
Chương 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................ 17
4.1 Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng sử dụng đất khu dân cư An Bình: ................. 17
4.1.1 Cơ cấu sử dụng đất khu dân cư An Bình: ............................................................ 17
4.1.2 Kết quả khảo sát hiện trạng, quy hoạch khu dân cư An Bình:............................. 18

4.2 Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng thực vật hiện có của khu dân cư An Bình: .... 21
4.2.1 Cây xanh đường phố: ........................................................................................... 21
4.2.2. Cây xanh công viên, khuôn viên: ........................................................................ 26
4.2.3 Cây xanh trong hộ dân: ........................................................................................ 29
4.3 Nhận xét, đánh giá hiện trạng mảng xanh:.............................................................. 33
4.3.1 Ưu điểm:............................................................................................................... 33
4.3.2 Hạn chế: ............................................................................................................... 34
4.4 Định hướng, phát triển mảng xanh khu dân cư An Bình đến năm 2020: ............... 35
4.5 Đề xuất giải pháp phát triển mảng xanh: ................................................................ 36
4.5.1

Giải pháp về cấu trúc: ............................................................................... 36

4.5.1.1 Cây xanh đường phố: ........................................................................................ 36
4.5.1.2 Mảng xanh khuôn viên, công viên: ................................................................... 37
4.5.1.3 Mảng xanh trong hộ dân: .................................................................................. 37

iv


4.5.2 Giải pháp kỹ thuật: ............................................................................................... 37
4.5.2.1 Giải pháp chọn loài cây trồng: .......................................................................... 37
4.5.2.2 Giải pháp phát triển mảng xanh đường phố: ..................................................... 38
4.5.2.3 Giải pháp phát triển mảng xanh khuôn viên, công viên: .................................. 39
4.5.2.4 Giải pháp phát triển mảng xanh trong các hộ dân: ............................................ 40
Chương 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 41
5.1 Kết luận: .................................................................................................................. 41
5.2 Kiến nghị: ................................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 44


v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hệ thống cây xanh, mảng xanh đô thị. ......................................................5
Bảng 4.1 : Cơ cấu sử dụng đất đã duyệt. ..................................................................17
Bảng 4.2: Cơ cấu sử dụng đất được điều chỉnh........................................................17
Bảng 4.3: Thành phần chủng loại cây trồng trên 14 tuyến đường thuộc khu dân cư
An Bình. ....................................................................................................................22
Bảng 4.4: Số lượng cây mỗi loài trên 14 tuyến đường khảo sát. .............................23
Bảng 4.5: Chất lượng cây xanh đường phố trên 14 tuyến đường. ...........................24
Bảng 4.6: Thống kê Dt, Hvn, Hdc, D1.3 của các loài cây trên các tuyến đường. ........25
Bảng 4.7: Thành phần chủng loại cây thân gỗ được trồng trong côngviên khu dân
cư. ..............................................................................................................................26
Bảng 4.8: Số lượng mỗi chủng loại cây thân gỗ được trồng trong công viên..........27
Bảng 4.9:Thành phần chủng loại cây bụi thấp, cây trang trí được trồng trong công
viên khu dân cư. ........................................................................................................28
Bảng 4.10: Số lượng mỗi chủng loại cây bụi thấp, cây trang trí được trồng trong
công viên. ..................................................................................................................28
Bảng 4.11:Thành phần chủng loại cây có trong các hộ dân. ....................................29
Bảng 4.12: Số lượng mỗi chủng loại cây được trồng trong các hộ dân. ..................31

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ khu dân cư được chụp từ vệ tinh. ................................................14
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng khu dân cư An Bình. ...................................................19
Hình 4.2: Bản đồ quy hoạch khu dân cư An Bình. ..................................................20


vii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào khoảng những năm đầu của cuộc cánh mạng công nghiệp hóa và đô thị
hóa, hầu như ở các thành phố lớn thiếu nhà ở trầm trọng do một lực lượng lớn
người lao động đổ dồn về. Lúc này, vấn đề đặt ra là phải tập trung phát triển nhà ở;
và cây xanh, công viên được coi là phần phụ không quan trọng. Ngày nay, khi khoa
học kỹ thuật ngày càng phát triển,cuộc sống ngày càng tiện nghi, cùng với sự hoạt
động không ngừng của các khu công nghiệp, sự nóng dần lên của trái đất, theo đó là
khói bụi là ô nhiễm, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như sức khỏe của con
người.
Vì những lý do nêu trên mà cây xanh được xem như một nhân tố để tạo nên
diện mạo mới cho đời sông đô thị. Mặc dù có thể thấy được lợi ích của cây xanh là
rất lớn, nhưng việc đầu tư để xây dựng và phát triển mảng xanh một cách đúng mức
và bền vững ở phần nhiều các khu đô thị vẫn không được chú trọng. Đặc biệt, ở các
khu dân cư, khu căn hộ, khu chung cư, với diện tích đất tương đối nhỏ và chật hẹp
thì không gian dành để bố trí mảng xanh lại càng khó khăn.
Do vậy, việc quy hoạch không gian xanh cho các khu dân cư, khu căn hộ,
khu chung cư trong các thành phố lớn như thế nào để đạt được hiệu quả cao, góp
phần vào việc xây dựng mảng xanh cho thành phố, mang lại nhựng lợi ích tốt đẹp
nhất cho cuộc sống là việc hết sức quan trọng và cần thiết.
Đó cũng là lý do chúng tôithực hiện đề tài “Khảo sát hiện trạng và đề xuất
giải pháp phát triển mảng xanh khu dân cư An Bình, phường An Bình, thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”.

1



1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện tại khu dân cư An Bình, phường An Bình, thành phố
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MẢNG XANH ĐÔ THỊ


Cảnh quan đô thị: bao gồm cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân
tạo.


Cảnh quan thiên nhiên, là cảnh quan được tạo thành trong tiến
trình phát triển của tự nhiên của môi trường thiên nhiên và
không có dấu vết can thiệp mạnh của con người. Cảnh quan
thiên nhiên gồm 5 tổ phần yếu tố hợp thành, đó là: địa hình,
nước, thực vật, động vật và không khí. Và, cũng như mặt nước,
thực vật (cây xanh) là tổ phần yếu tố thiên nhiên quan trọng
trong cảnh quan đô thị.



Cảnh quan nhân tạo, thì trái lại với cảnh quan thiên nhiên, do
hoạt động sản xuất của con người đã tác động làm thay đổi

cảnh quan thiên nhiên, hình thành cảnh quan mới: cảnh quan
nhân tạo.



Mảng xanh đô thị: là tập hợp tất cả các thảm thực vật thân gỗ trong
phạm vi những nơi có cư dân đô thị sinh sống, từ thôn làng bé nhỏ
đến vùng dân cư rộng lớn sầm uất nhất (Jorgensen, 1965). Điều đó có
nghĩa, mảng xanh đô thị ngoài tập hợp cây trồng nội đô (công viên,
cây đường phố, khuôn viên…) còn bao gồm hệ thống rừng ngoại vi,
các vườn thực vật, các khu nghỉ ngơi giải trí, các công viên, vườn cây
ăn trái, cây công nghiệp dài ngày, cây phân tán các loại trải dài từ nội
đô ra ngoại thành.



Chỉ số xanh: là tiêu chí để chỉ về diện tích xanh cần có cho một đối
tượng.

3




Tỉ lệ che phủ (%), là diện tích xanh phân bố trên tổng diện tích
mặt bằng của một vùng hoặc một địa bàn cụ thể.



Diện tích xanh bình quân đầu người (m2/người), là lượng mảng

xanh tính bằng m2 cho mỗi người, là chỉ số đặc trưng về quan
hệ giữa diện tích xanh và mật độ dân cư.



Số cây bình quân đầu người ở tuổi cây định hình (cây thân gỗ cây/người), là chỉ số mà thế giới ưa dùng do bởi về mặt khoa
học nó có tác dụng trực tiếp hơn, rõ nét hơn – cây gắn liền với
người.



Số lượng tối thiểu công, lâm viên, vườn bách thảo có diện tích
> 10ha.



GDP xanh
( Nguồn: Trần Viết Mỹ, 2009)

2.2 CẤU TRÚC MẢNG XANH ĐÔ THỊ
Có nhiều cách phân chia mảng xanh đô thị như dựa vào nguồn gốc, phân loại
thực vật hoặc mục đích sử dụng. Tuy nhiên, để bao quát và dễ hình dung hơn có thể
phân chia mảng xanh đô thị theo chủ thể quản lý kết hợp mục đích sử dụng.

4


HỆ THỐNG CÂY XANH, MẢNG XANH ĐÔ THỊ

Cây

đường
phố

Khu
CN

Mảng
xanh
công
viên
khu
du
lịch

Bệnh
viện

Khu
CX

Mảng
xanh
khuôn
viên

Chung
cư,
biệt
thự


Rừng
tập
trung

Trường
học

Cây
trồng
phân
tán

Công
sở

Vườn
cây
ăn
trái
đa
niên

Khu
văn
hóa

Vườn
cây
công
nghiệp

dài
ngày

Khách
sạn

Bảng 2.1: Hệ thống cây xanh, mảng xanh đô thị.
(Nguồn: Trần Viết Mỹ, 2009)


Cây đường phố, gồm toàn bộ cây xanh được trồng dọc theo các lề
đường nội thành. Mục đích không phải để lấy gỗ mà để phục vụ các
mặt khác của đô thị như cải tạo môi trường, điều hòa khí hậu, che
bóng, tạo cảnh quan hài hòa với các công trình kiến trúc khác. Cây
đường phố còn gồm cả cây trồng trên các tiểu đảo, vòng xoay, băng
két.



Mảng xanh công viên, khu du lịch sinh thái, là toàn bộ diện tích xanh
có trong đó bao gồm cả hoa kiểng, thảm cỏ nhằm phục vụ các lợi ích
công cộng của đời sống đô thị như du lịch, nghĩ ngơi, giải trí, thể dục,
phục vụ thiếu nhi, tưởng niệm lịch sử.

5




Mảng xanh khuôn viên, gồm toàn bộ diện tích xanh được tạo nên bởi

cây thân gỗ, thảm cỏ, hoa kiểng trồng tập trung hoặc phân tán trong
các công sở, doanh trại, KCN, KCX, nhà vườn, chung cư,trường học,
bệnh viện…



Rừng tập trung, là các diện tích rừng trồng tập trung phòng hộ, đặc
dụng, sản xuất,và vườn thực vật, trong đó không có các công trình
kiến trúc, xây dựng như ở các khu công viên, khu du lịch sinh thái.



Vườn cây ăn trái (CAT) đa niên, là diện tích trồng cây với mục đích
lấy quả. Do tính chất đa niên, bền vững nên các loại cây này cũng
được xem là một bộ phận cấu thành của mảng xanh đôthị.



Cây trồng phân tán, là những cây được trồng ven các trục lộ giao
thông ngoại thành, nơi chưa có vỉa hè và ven kênh mương thủy lợi,
kênh rạch…
( Nguồn: Trần Viết Mỹ, 2009)

2.3 CHỨC NĂNG MẢNG XANH ĐÔ THỊ
2.3.1 Cải thiện điều kiện khí hậu, vệ sinh đô thị:
2.3.1.1 Điều hòa nhiệt độ:
Mảng xanh điều hòa nhiệt độ môi trường đô thị thông qua tác động chi phối
bức xạ mặt trời.Lá cây ngăn chặn, phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt
trời.Hiệu quả chi phối phụ thuộc vào mật độ lá, kiểu dáng cành, cấu trúc tán.Mảng
xanh vì vậy được gọi là nhà máy điều hòa không khí tự nhiên.

Ban đêm, tán cây xanh mất nhiệt chậm hơn tạo ra một tấm màn chắn giữa
nhiệt độ đêm lạnh và bề mặt trái đất ẩm. Vì vậy, nhiệt độ dưới tán cây cao hơn bên
ngoài chỗ trống.Sự khác biệt này có thể đạt 5-80C (Federer, 1970).
2.3.1.2 Ngăn chặn gió và sự di chuyển của không khí:
Sự di chuyển của không khí hay của gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi
cuộc sống con người. Tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn
vào sự hiện hữu của cây xanh. Cây xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng
yên tĩnh trước và sau gió. Do đó, ở nhiều nơi trên thế giới, cây xanh được sử dụng

6


như là phương tiện kiểm soát gió hiệu quả. Cây to cũng như cây bụi kiểm soát gió
bởi sự cản trở, làm lệch hướng và lọc. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy
theo kích thước loài, hình dáng, độ dày tán lá, sự lưu giữ của lá, vị trí cụ thể của cây
xanh. Cây xanh tự nhiên hay kết hợp với kiến trúc khác có thể tạo nên sự thay đổi
hướng gió xung quanh nhà ở. Chặn thẳng góc hướng gió có thể làm giảm gió từ 2-5
lần chiều cao cây cao nhất ở phía trước hàng cây, và 30-40 lần phía sau hàng cây…
Tốc độ gió giảm tối đa đến 50% trong khoảng cách 10-20 lần chiều cao cây cao
nhất sau hàng cây.Mức độ bảo vệ, chắn gió phụ thuộc vào chiều cao, chiều rộng,
khả năng xuyên qua, sự sắp xếp hàng cây và chủng loại cây xanh.
Vùng yên gió phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao cây.Cây càng cao, khoảng
cách được bảo vệ càng xa.Tuy nhiên, khi cây càng cao, khoảng trống bên dưới càng
nhiều, gió gia tăng ở phần thấp. Do đó, cần có sự kết hợp giữa cây to và cây bụi bên
dưới để tăng hiệu quả chắn gió. Khi đai chắn gió quá dày tạo nên một sự giảm gió
nhều hơn ở phía sau ngọn gió thì lại quá kín tạo ra gió xoáy ở phía trước. Loài cây
là hết sức quan trọng đối với hiệu quả của việc chắn gió. Cây lá kim với lá dày là tốt
nhất để bảo vệ đối với gió mùa đông, cây lá rộng thích hợp để chống gió nóng khô
mùa hè.
Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các vùng luôn có gió

bão, gió lạnh và trong các đai cách ly giữa KCN, KCX và KDC xung quanh.
2.3.1.3 Tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nước:
Cây xanh có thể ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn cản luồng gió, làm thoát
hơi nước, làm giảm sự bay hơi của ẩm độ đất. Vì vậy, dưới tán rừng ẩm độ thường
cao hơn và tốc độ bốc hơi thường thấp hơn. Nhiệt độ dưới tán cây cũng thấp hơn
vùng xung quanh vào ban ngày và ấm hơn trong suốt thời gian ban đêm.
Cây xanh cũng giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn nước, ngăn
lượng mưa và làm chậm dòng chảy trên mặt đất. Điều đó sẽ làm tăng sự thẩm thấu,
giảm xói mòn và rửa trôi đất.
Các loại cây lá kim thường ngăn cản lượng mưa tốt hơn cây lá rộng. cây lá
kim khi được trồng thành rừng hoặc đám lớn, ngăn cản khoảng 40% lượng mưa, và

7


lượng nước này sẽ bốc hơi trở lại bầu khí quyển, trong khi đó rừng lá rộng chỉ ngăn
chặn được 20%, 80% còn lại xuống đến mặt đất. Điều này là do cây lá kim có cấu
trúc lá phân tán nước trên bề mặt nhiều hơn, nên cây lá kim cần được trồng ở những
nơi dư thừa nước (Robinette, 1972) và cây lá rộng nên được trồng ở những nơi cần
gia tăng lượng nước thấm trong đất.
Sự phân cành, hình dạng vỏ cây cũng có ảnh hưởng đến sự ngăn xói mòn.Vỏ
cây xù xì có thể làm chậm sự di chuyển của nước.Hiệu quả chống xói mòn còn tùy
thuộc vào đặc điểm của vòm tán, cây che phủ và định hình.
2.3.1.4 Cung cấp oxy, giảm tích lũy khí carbonic:
Trong môi trường đô thị, tỷ lệ O2 luôn bị hạ thấp do mật độ dân cư đông đúc,
lượng khí CO2 không ngừng tăng lên tương ứng với việc sử dụng nhiên liệu trong
các nhà máy, phương tiện giao thông và do con người thải ra trong qua trình hô hấp.
Cây xanh là nhà máy duy nhất lấy khí CO2, và thải khí O2 thông qua quá
trình quang hợp và hô hấp. Ban ngày, dưới tác động của bức xạ mặt trời xảy ra phản
ứng quang hợp, cây xanh hút khí CO2 của không khí và nước đề tổng hợp Hydrate

Carbon, do đó làm giảm nồng độ CO2 và tăng nồng độ O2 trong khí quyển. Ban
đêm, một phần Hydrate carbon bị phân hủy thông qua quá trình hô hấp và giải
phóng CO2. Một hecta cây xanh trong 1 giờ, hấp thụ 8kg CO2 bằng số lượng CO2
của 200 người thải ra.
Một số cây xanh còn tiết ra chất phytoncide có tác dụng diệt khuẩn làm trong
lành môi trường, có lợi cho sức khỏe của cư dân đô thị.
2.3.2 Giải quyết vấn đề kỹ thuật học môi sinh:
2.3.2.1 Hạn chế tiếng ồn:
Tiếng ồn là âm thanh vượt mức hay âm thanh không mong đợi. Tiếng ồn là
loại ô nhiễm không trông thấy.Tiếng ồn bao gồm các tác động vật lý và sinh lý, tác
động vật lý liên quan đến sự truyền sóng âm thanh xuyên qua không khí, trong khi
đó tác động sinh lý gồm phản ứng của con người đối với âm thanh. Các nhà nghiên

8


cứu khuyến cáo, tiếng ồn thường xuyên sẽ gây nên những rối loạn về tâm lý và đe
dọa cuộc sống xã hội.
Các sóng âm thanh được hấp thụ bởi lá cây, cành, nhánh của cây xanh và cây
bụi.Các phần này của cây xanh thường nhẹ và linh động. Các sóng âm thanh được
hấp thụ một cách có hiệu quả bởi các loài cây có lá dày, mọng nước, có cuống lá, vì
các đặc trưng này cho phép mức độ co giãn và rung động cao hơn.Âm thanh cũng bị
khúc xạ và đổi hướng bởi các cành to và thân cây.
Một đai rộng của cây cao sẽ cho tác dụng giảm âm hiệu quả nhất, các loài
cây không có sự khác biệt lớn trong tác dụng giảm âm. Vị trí đai cây hết sức quan
trọng. Nếu đặt gần nguồn âm thanh thì tốt hơn là đặt gần khu vực cần bảo vệ. Các
nhà ở đô thị có thể được che chắn hiệu quả hơn tiếng ồn do xe cộ với hàng cây cao
có chiều rộng khoảng 6m.
2.3.2.2 Hạn chế ô nhiễm không khí:
Khi hoạt động của con người gia tăng, đặc biệt ở các đô thị phát triển, lượng

các chất thải ô nhiễm vượt quá khả năng tự giải quyết của khí quyển, và ô nhiễm
không khí trở thành vấn đề sống còn của hành tinh mà giải quyết ô nhiễm là sự tổng
hợp của nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật, môi sinh, kinh tế xã hội, chính sách…
Thực vật sản xuất ra O2 trong quá trình quang hợp, và cây xanh có vai trò
quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí thông qua quá trình tái tại O2
(trả O2 vào khí quyển và làm giảm nồng độ ô nhiễm qua việc trộng lẫn không khí ô
nhiễm và không khí thật).Ngoài ra, cây xanh còn rất hiệu quả trong việc giảm các
chất khí ô nhiễm thông qua hấp thụ. Một khảo sát về ô nhiễm Ozone và diện tích đã
trồng rừng chỉ rằng một khối lượng không khí chứa 150ppm Ozone ở trong một khu
rừng trong 8h, thực vật có thể hấp thụ 80% lượng Ozone đó.
Các ô nhiễm dạng hạt có thể được giảm do sự hiện diện của cây và các thực
vật khác trong nhiều ngày. Chúng giúp cho việc tách khỏi các hạt trên không như
cát, bụi tro bay, phấn hoa và khói.Các lá cành, thân và các phần khác như chồi,
hoa… có khuynh hướng hứng các hạt và sau đó rửa trôi bằng mưa.Cây cũng giúp
tách các hạt trong không khí trên không bằng cách rửa sạch không khí, hô hấp gia

9


tăng độ ẩm, như vậy giúp cho cố định các hạt ô nhiễm trên không. Các hiệu quả của
quá trình này có thể quan sát trên các cây xanh cạnh nhà máy hoặc dọc theo các
đường đất đỏ. Cây xanh cũng thường che lấp các hơi, khói hay các mùi hôi bằng
cách thay với mùi của lá, hương của hoa hay bằng cách hấp thụ.
2.3.2.3 Kiểm soát rửa trôi và xói mòn đất:
Xói mòn đất là sự mất lớp đất mặt bởi sư di chuyển của gió và không khí,
thường gây ra do sự bảo vệ đất không thích hợp. Xói mòn đất chịu ảnh hưởng bởi
sự phơi trần của khu vực trước gió và nước, đặc tính vật lý của đất và địa hình.
Mảng xanh làm giảm sự rửa trôi và xói mòn do nước gây ra bằng cách nhăn cản hạt
mưa, giữ đất qua hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nó thông qua sự tích tụ hữu cơ.
2.3.2.4 Giảm sự chiếu sáng và phản chiếu:

Thực vật, cây xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu bớt ánh sáng sơ cấp
và ánh sáng thứ cấp. Hiệu quả của nó trước hết phụ thuộc vào kích thước và mật độ.
Nguồn của ánh sáng phải được biểu thị trước khi thực vật thích hợp có thể được
chọn để kiển soát nó. Mức độ kiểm soát phải được xem xét để loại trừ ánh sáng
hoàn toàn hay tạo ra một màn lọc, hay tạo ra hiệu ứng làm dịu.
Thực vật có thể ngăn hay lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày và đêm. Cây xanh có
thể được chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho chúng có thể tác dụng
bảo vệ suốt thời kỳ sinh trưởng của chúng. Cây xanh còn được sử dụng ở xa lộ để
kiểm soát ánh sánh ban mai và buổi chiều.
Có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt đúng chỗ các cây, cây bụi
xung quanh các sân, sàn cửa sổ hay dọc theo các đường phố để bảo vệ tầm nhìn cho
lái xe.
Ánh sáng thứ cấp có thể được kiểm soát bằng cách trồng cây che chắn ánh
sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hay sau khi nó đã chạm vào vật phản
chiếu và đi đến mắt chúng ta.

10


2.3.2.5 Kiểm soát giao thông:
Vừa tăng thêm vẻ thẩm mỹ, cây và các bụi thấp có thể được dùng để kiểm
soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm không chỉ đối với giao thông
cơ giới mà còn đối với bộ hành.
Cây xanh vừa cải thiện vẻ đẹp đường phố vừa định hướng mọi người đi theo
hướng đã định. Trước khi xem xét loài cây nào dùng trong kiểm soát giao thông,
mức độ kiểm soát phải được xác định. Việc kiểm soát có thể được thực hiện bằng
cây che phủ, rào dậu hay các đai cây.
2.3.3 Thành phần cảnh quan, một bộ phận kiến trúc đô thị:
Cây xanh có vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố hình khối chủ
yếu , đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan. Cây xanh có nhiều hình thức đa

dạng và màu sắc phong phú do dự biến đổi không ngừng trong quá trình sinh trưởng
và phát triển của chiều cao, vòm lá, thân cành, màu sắc, hoa. Do đó, kiến trúc cảnh
quan trong đó có cây xanh, mảng xanh sẽ có những thay đổi theo thời gian và
không gian. Có cây chỉ đẹp, nổi hình khối, dáng dấp hay màu sắc khi đứng độc lập
ở một không gian nhất định nào đó.Nhưng cũng có cây chỉ có giá trị trang trí, tạo
hình khi được phối kết lại thành nhóm, mảng hay kết hợp với các yếu tố tạo hình
khác.
Cây độc lập trong bố cục cảnh quan thường là cây có dáng dấp tương đối,
màu sắc độc đáo, hài hòa; chúng thường làm cận cảnh hay trung tâm bố cục của
cảnh quan đường phố, hoa viên, công viên, quảng trường.
Cây xanh, mảng xanh bố trí theo nhóm cũng có giá trị trang trí, làm trung
tâm bố cục cho một số kiến trúc cảnh quan như trên. Nhóm hoặc khóm cây gồm
nhiều chủng loại từ cây xanh thân gỗ, đến cây bụi, hoa , thảm cỏ. Chúng khác nhau
về hình dáng, màu sắc, kết cấu… nên khi sắp xếp lại với nhau, chúng tạo nên những
bố cục hết sức phong phú và đa dạng.
Việc bố trí độc lập hoặc phối kết nhiều nhóm cây còn tạo ra các chức năng
khác của mảng xanh như giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát sự
riêng tư…

11


2.3.4 Kinh tế - xã hội:
Nguồn cung cấp gỗ có giá trị kinh tế cao sau chu kỳ nuôi dưỡng của một số
chủng loại cây xanh đô thị.
Nơi cung cấp một số hạt giống của một số loài cây khá quí hiếm của hệ thực
vật bản địa cũng như nhập nội.
Nơi vui chơi, giải trí, đi dạo, ngắm thiên nhiên, hít thở không khí trong lành.
Cây xanh được sử dụng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử nơi tưởng niệm
qua việc đặt tên cây xanh cho một số địa danh.

2.4 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ KHU DÂN CƯ AN BÌNH:
2.4.1 Đặc điểm tự nhiên:
2.4.1.1 Vị trí địa lý:
Khu dân cư An Bình thuộc phường An Bình, là một phường nằm ngoại ô
thành phố Biên Hòa, được bao bọc bởi một bên là sông Đồng Nai và một bên là hai
khu công nghiệp Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2.
Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 9km.


Đông giáp quốc lô 1A, quốc lộ 15.



Tây giáp xã Hiệp Hòa.



Nam giáp sông Đồng Nai.



Bắc giáp phường Bình Đa, Tam Hiệp.

2.4.1.2 Đặc điểm khí hậu:
Do khu dân cư nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên có khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, phân làm hai mùa rõ
rệt:


Mùa mưa: kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10.




Mùa khô: kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.



Nhiệt độ trung bình: 25.40C – 290C.

12


2.4.2 Hiện trạng chung của khu vực:
2.4.2.1 Về diện tích và dân cư:
Tổng diện tích của khu dân cư: 168.690 m2.
Số hộ dân: 498.
Số nhân khẩu: 1200 người.
(Nguồn tài liệu: Ủy ban nhân dân phường An Bình).
2.4.2.2 Về mảng xanh:
Khu dân cư An Bình mặc dù nằm gần hai khu công nghiệp lớn của thành phố
Biên Hòa (khu công nghiệp Biên Hòa 1, Biên Hòa 2).Nhưng, môi trường nơi đây
tương đối trong lành, mát mẻ, ít phải gánh chịu những hậu quả từ hằng trăm nhà
máy, xí nghiệp hoạt động liên tục của hai khu công nghiệp này.
Lợi ích nêu trên có được nhờ vào mảng xanh khá phong phú của khu dân cư.
Mảng xanh của khu dân cư An Bình được xem là khá tốt so với những khu
dân cư được hình thành và đưa vào hoạt động trước đó hay cùng thời điểm. Chúng
ta có thể dễ dàng nhận thấy được điều này khi bước chân tới khu dân cư này.
2.4.2.3 Về tiện nghi công cộng:
Khu dân cư ngoài việc cung cấp các căn hộ còn có nhiều tiện nghi như: công
viên cây xanh, sân thể thao, sân chơi cho trẻ em…

Hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, với thông tin liên lạc sẵn sàng, hệ thống cấp,
thoát nước đồng bộ, truyền hình KTS hoàn toàn miễn phí, đường nội bộ thảm nhựa,
vỉa hè rộng lát gạch, nhà liên kế thiết kế đẹp và đa dạng, không gian sống độc lập và
rộng rãi, nhà mặt phố thuận lợi cho kinh doanh, các căn hộ chung cư với nội thất
hoàn thiện, thiết bị cao cấp, không gian rộng thoáng, tràn ngập ánh sáng, phù hợp
với đối tượng có thu nhập trung bình, thấp.
Khu dân cư An Bình luôn đề cao tiêu chí tạo sự an bình, thịnh vượng cho
những cư dân sinh sống tại đây.

13


Hình 2.1: Bản đồ khu dân cư được chụp từ vệ tinh.

14


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu:
Khảo sát, đánh giá hiện trạng mảng xanh khu dân cư An bình, phường An
bình, thành phố Biên hòa, tỉnh Đồng Nai từ đó bổ sungđịnh hướng phát triển mảng
xanh làm cho mảng xanh hoàn thiện hơn, góp phần cải thiện môi trường, làm tăng
giá trị thẩm mỹ. Đồng thời, tạo cơ sở cho việc quản lý, bảo dưỡng, khai thác và sử
dụngmảngxanhtrong tương lai.
3.2 Nội dung nghiên cứu:
Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng mảng xanh khu dân cư An Bình.
Điều tra lập danh mục cây xanh trên phạm vi địa bàn.
Thu thập số liệu về dân số, diện tích khu dân cư An Bình.
Phân tích, tổng hợp số liệu.

Đề xuất giải phápphát triển mảng xanh đến năm 2020.
3.3 Phương pháp nghiên cứu:
Sau khi tham khảo tài liệu internet, bản đồ, xác định vị trí khu dân cư, tiến
hành điều tra khảo sát.


Công tác ngoại nghiệp:
Khảo sát hệ thống giao thông trong khu dân cư.
Khảo sát hiện trạng khu dân cư.
Liên hệ thu thập số liệu ở những cơ quan liên quan như Sờ Tài
nguyên.vàMôi trường tỉnh Đồng Nai, UBNN phường An Bình.
Điều tra mảng xanh khu dân cư thông qua phiếu điều tra.
Chụp ảnh ghi nhận thực tế, ghi chép sổ tay những nhận xét đánh giá.



Công tác nội nghiệp:

15


Tham khảo, tra cứu tài liệu, sách báo chuyên ngành liên quan, xác định tên
loài, họ các loài thực vật hiện hữu trong khu dân cư.
Tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô trong ngành về tài liệu đã thu thập
được.
Sử dụng phần mềm Excel xử lý các số liệu đã thu thập được trong quá trình
điều tra.
Phân tích tổng hợp nhằm đề xuất hướng phát triển, giải pháp quản lý bảo
dưỡng và chăm sóc phù hợp cho mảng xanh của khu dân cư dựa trên các quy định
quản lý cây xanh, công viên.


16


×