Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN TRƯỜNG THCS TRỊNH PHONG NINH HẢI NINH HÒA KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ THỊ XUÂN LINH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN
TRƯỜNG THCS TRỊNH PHONG
NINH HẢI - NINH HÒA - KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ THỊ XUÂN LINH

THIẾT KẾ CẢNH QUAN KHUÔN VIÊN
TRƯỜNG THCS TRỊNH PHONG
NINH HẢI - NINH HÒA - KHÁNH HÒA

Ngành: Thiết kế cảnh quan

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: KTS. Đỗ Ngọc Nhuận

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


VO THI XUAN LINH

LANDSCAPE DESIGN SCHOOL TRINH PHONG CAMPUS
NINH HAI WARD - NINH HOA TOWN
KHANH HOA PROVINCE

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Supervisor: ARCHITECT. DO NGOC NHUAN

Ho Chi Minh City
June/ 2012

ii



LỜI CẢM ƠN
Luận văn nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đào tạo kỹ sư
chuyên ngành Cảnh Quan – Kỹ Thuật Hoa Viên thuộc trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Cảnh Quan – Kỹ Thuật Hoa Viên.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời
gian thực hiện luận văn này.
Ban giám hiệu trường THCS Trịnh Phong thuộc phường Ninh Hải, thị xã
Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã cung cấp hồ sơ bản vẽ xây dựng trường, tạo điều
kiện cho tôi khảo sát hiện trạng để có cơ sở thực hiện đề tài thiết kế cảnh quan
khuôn viên trường.
Trân trọng cảm ơn: KTS .Đỗ Ngọc Nhuận đã hướng dẫn, đóng góp ý kiến
để thực hiên thành công và hoàn chỉnh luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Bộ Môn Cảnh Quan – Kỹ Thuật
Hoa Viên đã giảng dạy những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong
lĩnh vực nghiên cứu.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn những người đã
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn
TP Hồ Chí Minh, ngày 1/6/2012
Sinh viên

Võ Thị Xuân Linh

iii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Thiết kế cảnh quan khuôn viên trường trung học cơ sở
Trịnh Phong “ tại Phường Ninh Hải , Thị Xã Ninh Hòa , Tỉnh Khánh Hòa.
Thời gian thực hiện từ ngày 1-2- 2012 đến ngày 31-5-2012.
Kết quả thu được như sau:
-

Đề xuất phân khu chức năng cho khuôn viên trường

-

Thiết kế tổng thể khuôn viên trường học

-

Đề xuất danh mục cây xanh

-

Đồ án đã hoàn thành được các bản vẽ:
+ Mặt bằng tổng thể khuôn viên trường có bố trí cây xanh : 1 bản vẽ
+ Mặt đứng toàn khu : 2 bản vẽ
+ Mặt cắt toàn khu : 3 bản vẽ
+ Phối cảnh : 24 bản vẽ

iv


SUMMARY
Research topic “ Landscape design Trinh Phong middle school campus ’’
was conducted at Trinh Phong middle school,Ninh Hai ward, Ninh Hoa district,

Khánh Hòa province.
The period from 1-2-2012 until 31-05-2012.
Results given:
-

Proposing fuctional subdivision.

-

Design master paln of campus.

-

Proposed list of tree for the whole area.

-

Completing the design including:
+ Tree master planning: 1 drawing
+ Elevation drawing : 2 drawing
+ Sectional drawing : 3 drawing
+ Perspective : 24 drawing

v


MỤC LỤC
 
Trang tựa ........................................................................................................................ i 
Trang tựa tiếng anh ....................................................................................................... ii 

LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................iii 
TÓM TẮT .................................................................................................................... iv 
SUMMARY .................................................................................................................. v 
MỤC LỤC .................................................................................................................... vi 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... x 
Chương 1:ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1 
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................................ 1 
1.2. Mục tiêu thiết kế ..................................................................................................................... 2 
1.3. Nội dung đề tài ........................................................................................................................ 2 
1.4. Giới hạn đề tài ......................................................................................................................... 2 
Chương 2 :TỔNG QUAN ............................................................................................. 3 
2.1. Giới thiệu công trình thiết kế ................................................................................................. 3 
2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu thiết kế ............................................................................ 3 
2.1.2. Hiện trạng khu đất thiết kế: .................................................................................. 4 
2.2. Tổng quan về cảnh quan khuôn viên trường học ................................................................ 6 
2.2.1. Cảnh quan khuôn viên trường học....................................................................... 6 
2.2.2. Cảnh quan khuôn viên trường trong và ngoài nước ........................................... 7 
2.3. Quy tắc thiết kế cảnh quan ................................................................................... 14 
2.3.1. Sự thống nhất .............................................................................................................. 14 
2.3.2. Sự hài hòa ............................................................................................................ 14 
2.3.3. Tính đúng đắn ..................................................................................................... 14 
2.3.4. Sự thu hút ............................................................................................................ 14 
2.3.5. Tính đơn giản ...................................................................................................... 14 

vi


2.3.6. Sự nổi bật............................................................................................................. 15 
2.3.9. Tỷ lệ và sự cân đối .............................................................................................. 16 

2.3.10. Chuỗi tuần tự..................................................................................................... 16 
Chương 3: MỤC TIÊU , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 16 
3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................................... 17 
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................ 17 
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 18 
3.3.1. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................................... 18 
3.3.2. Phương pháp tham khảo tài liệu: ....................................................................... 18 
3.3.3. Phương pháp thiết kế: ......................................................................................... 18 
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 19 
4.1. Đánh giá hiện trạng .............................................................................................................. 19 
4.1.1. Khu 1 ................................................................................................................... 19 
4.1.2. Khu 2 ................................................................................................................... 21 
4.1.3 Khu 3 .................................................................................................................... 22 
4.1.4. Nhận xét chung ................................................................................................... 23 
4.2. Phương án thiết kế ................................................................................................................ 24 
4.2.1. Ý tưởng chung .................................................................................................... 24 
4.2.1. Khu 1 ................................................................................................................... 25 
4.2.2. Khu 2 ................................................................................................................... 30 
4.2.3. Khu 3: .................................................................................................................. 32 
4.3. Đề xuất chủng loại cây ......................................................................................................... 36 
4.3.1. Tiêu chí lựa chọn cây.......................................................................................... 36 
4.3.2 Đề xuất chủng loại cây trồng: ............................................................................. 37 
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 40 
5.1 Kết luận:.................................................................................................................................. 40 
5.2 Kiến nghị: ............................................................................................................................... 41 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 42 

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Vị trí và giới hạn diện tích khu đất trường THCS Trịnh Phong trên bản đồ
vệ tinh ......................................................................................................................... 3
Hình 2.2 Mặt bằng hiện trạng trường THCSTrịnhPhong........................................... 4
Hình 2.3 Cảnh quan khuôn viên trường THCS Trịnh Phong .................................... 5
Hình 2.4 Trường THCS Mỹ Phong- xã Mỹ Phong, Mỹ Tho, Tiền Giang ................ 7
Hình 2.5 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh ............ 8
Hình 2.6 Trường THCS và PTTH Phan Chu Trinh Dĩ An, tỉnh Bình Dương .......... 8
Hình 2.7 Khuôn viên trường THCS, THPT Phan Chu Trinh Dĩ An, Bình Dương ... 9
Hình 2.8 Bồn hoa trong khuôn viên trường THCS Phan Chu Trinh, Hà Nội được
trang trí và trồng trong ngày hội .............................................................................. 10
Hình 2.9 Học sinh trường tiểu học Yên Thọ, Đông Triều , Quảng Ninh tích cực
trồng rau xây dựng trường học xanh ........................................................................ 10
Hình 2.10 Campus trường trung học Fallon 3601 Kohnen Way, Dublin, Ireland .. 11
Hình 2.11 Mặt bằng trường trung học Gjerdrum ở Gjerdrum, Nauy ...................... 12
Hình 2.12 Sân nhảy xa và sân bóng rổ của trường trung học Gjerdrum ................. 12
Hình 2.13 Khuôn viên phía trong và ngoài trường trung học Gjerdrum................. 13
Hình 2.14 Trường trung học Sidwell Friends ở Washington DC, Hoa Kì .............. 13
Hình 4.1 Phía trước cổng trường THCS Trịnh Phong ............................................. 19
Hình 4.2 Cảnh quan xung quanh khu nhà đa năng.................................................. 20
Hình 4.3 Cảnh quan sân thể dục trường THCS Trịnh Phong................................... 20
Hình 4.4 Bậc thang chính giữa lên khu 2 từ khu 1 .................................................. 21
Hình 4.5 Cảnh quan sân trường khu 2 ..................................................................... 22
Hình 4.6 Cổng vườn sinh học .................................................................................. 22
Hình 4.7 Hiện trạng vườn sinh học ......................................................................... 23
Hình 4.8 Mặt bằng tổng thể khuôn viên trường THCS Trịnh Phong ...................... 24

Hình 4.9 Mặt bằng phân khu chức năng .................................................................. 25

viii


Hình 4.10 Phối cảnh mặt trước trường THCS Trịnh Phong ................................... 25
Hình 4.11 Phối cảnh cảnh quan trước trường THCS Trịnh Phong ......................... 27
Hình 4.12 Khuôn viên bên cạnh nhà đa năng.......................................................... 27
Hình 4.13 Phối cảnh bậc thang ................................................................................ 28
Hình 4.14 Phối cảnh đường cong bậc thang............................................................ 30
Hình 4.15 Sân chính khuôn viên trường THCS Trịnh Phong ................................. 30
Hình 4.16 Khuôn viên ô tròn ................................................................................... 31
Hình 4.17 Khuôn viên ô vuông ............................................................................... 32
Hình 4.18 Bậc thang hình cung tròn lên khu 3 ........................................................ 33
Hình 4.19 Kĩ thuật trồng tường xanh ...................................................................... 33
Hình 4.20 Phối cảnh vườn rau ................................................................................ 34
Hình 4.21 Nhà kính và khu sinh vật ........................................................................ 35
Hình 4.22 Vườn sinh thái ........................................................................................ 35

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: Danh sách cây hiện có trong khuôn viên trường ....................................... 5
Bảng 4.1: Danh mục cây xanh trồng trong khuôn viên ............................................ 37
Bảng 4.2: Danh mục cỏ phủ đất và dây leo .............................................................. 37

Bảng 4.3: Danh mục cây bụi, trang trí, cây cắt tỉa ................................................... 38
Bảng 4.4: Danh mục hình minh họa cho các loại cây che bóng ............................. 38
Bảng 4.5: Danh mục hình minh họa các loại cây phủ đất và dây leo ...................... 39
Bảng 4.6: Danh mục hình minh họa các loại cây trang trí , cây bụi , cắt tỉa ............ 39

x


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 . Đặt vấn đề
Trường học không chỉ là nơi đến để học tập, trau dồi kiến thức mà là nơi gặp
gỡ, giao lưu, đặc biệt lưu giữ nhiều kỉ niệm khó quên, trường học dường như trở
thành gia đình thứ hai trong cuộc đời của mỗi người. Trong những kỉ niệm đó là
hình ảnh của sân trường , lớp học …
Vì vậy cảnh quan khuôn viên trường học chiếm vai trò quan trọng trong môi
trường trường học. Bất cứ một ngôi trường nào cũng cần khuôn viên.
Khuôn viên trường học không chỉ đơn thuần là sân trường mang chức năng
phục vụ lễ chào cờ, sinh hoạt tập thể, học môn ngoại khoá, thể dục mà là không
gian ngoài lớp học phục vụ nhu cầu giải trí, vui chơi cho học sinh sau những giờ
học. Để thực hiện đúng vai trò này khuôn viên trường nên được xây dựng thành
không gian xanh vừa góp phần tạo môi trường xanh, nâng cao chức năng vừa tạo
thẩm mĩ cảnh quan của trường học.
Trường học chia làm nhiều cấp bậc, tuỳ theo mỗi cấp mà khuôn viên trường
được xây dựng có chức năng riêng biệt và phù hợp với độ tuổi học sinh .
Trường THCS Trịnh Phong thuộc phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa được xây dựng từng giai đoạn và được hoàn thiện vào tháng 10 năm
2010, là ngôi trường THCS duy nhất của phuờng, tuy được xây dựng hoàn thiện và
đi vào hoạt động từ lâu nhưng khuôn viên trường vẫn còn là mảnh sân trống trải,
cây xanh che bóng mát nhỏ và thưa thớt. Ngoài ra khuôn viên trường vẫn chưa được

phân khu chức năng, chưa quy hoạch cây xanh tạo bóng mát, cảnh quan trường.

1


Vì vậy tôi thực hiện đề tài này nhằm thiết kế khuôn viên cho trường, tạo ra
không gian xanh phục vụ cho học tập, vui chơi, giải trí cho học sinh và tạo cảnh
quan đặc trưng cho ngôi trường dựa vào địa hình.
1.2. Mục tiêu thiết kế
-

Thiết kế khuôn viên trường THCS Trịnh Phong nhằm tạo ra không gian xanh
phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, sinh hoạt tập thể cho học sinh toàn
trường, đúng chức năng cho ngôi trường THCS.

-

Thiết kế cảnh quan ngôi trường mang nét độc đáo riêng dựa vào địa hình tự
nhiên của khu đất, tạo nên cảnh quan đẹp, ý nghĩa cho ngôi trường.

1.3. Nội dung đề tài
-

Khảo sát hiện trạng địa lí.

-

Khảo sát hiện trạng khí hậu.

-


Khảo sát hiện trạng công trình hiện hữu.

-

Khảo sát hiện trạng cảnh quan – cây xanh.

-

Đề xuất phương án thiết kế.

1.4. Giới hạn đề tài
-

Địa điểm: trường THCS Trịnh Phong: phường Ninh hải, thị xã Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hòa.

-

Diện tích: 15000 m 2.

-

Thời gian thực hiện: từ ngày 30-12-2011 đến ngày 31-5-2012.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu công trình thiết kế
2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu thiết kế
2.1.1.1. Vị trí khu đất
Trường THCS Trịnh Phong thuộc phuờng Ninh Hải - cách thị xã Ninh Hòa
khoảng 15km về phía Đông từ trung tâm thị xã.
Khu đất thiết kế nằm tiếp giáp phía đông là núi , phía bắc là nhà xưởng , phía
tây là đường tỉnh lộ , phía nam là khu đất trống.

Hình 2.1 Vị trí và giới hạn diện tích khu đất trường THCS Trịnh Phong
trên bản đồ vệ tinh.
2.1.1.2. Địa hình
Khu đất nằm sát bên cạnh núi về phía Đông Bắc, trường được xây dựng trên
khu đất sau khi đào và san bằng một phần núi để mở rộng diện tích nên để giữ
vững địa hình, khu đất được san bằng thành 3 cao độ, mỗi cao độ chênh nhau 3,6 m.

3


2.1.1.3. Khí hậu
-

Là ngôi trường nằm ở phường Ninh Hải thuộc thị xã Ninh Hoà nên khí hậu
thời tiết chịu ảnh hưởng chung với thị xã Ninh Hoà.

-

Ninh Hoà nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang đặc trưng
của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên
tương đối ôn hoà, mùa đông không rét buốt.


-

Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,60C.

-

Lượng mưa trung bình hàng năm 1.350 mm, nhưng rải không đều, hàng năm
mưa nhiều vào tháng 10, tháng 11, thường gây 1ũ lụt lớn nhưng ít khi có
bão.

-

Mùa khô nắng nhiều, gió Tây nam thổi mạnh, thường gây hạn hán gay gắt
,thiếu nước sinh hoạt cho cả con người và súc vật .

-

Nhiệt lượng ánh sáng dồi dào, 2.482 giờ nắng trong năm, tổng nhiệt lương
bình quân trong năm 9.5000c.

2.1.2. Hiện trạng khu đất thiết kế:
2.1.2.1. Hiện trạng công trình hiện hữu:
Các công trình : một nhà bảo vệ, một nhà đa năng, một nhà hành chính. Ba dãy lớp
học, 2 nhà giữ xe, nhà vệ sinh, 1 sân chào cờ.

Hình 2.2 Mặt bằng hiện trạng trường THCSTrịnhPhong

4



2.1.2.2. Hiện trạng cảnh quan cây xanh
Cảnh quan khuôn viên trường vẫn còn trống trải, cây xanh chưa được bố trí hợp lí.

Hình 2.3 Cảnh quan khuôn viên trường THCS Trịnh Phong
Cây xanh trong khuôn viên trường: còn nhỏ, thưa thớt không được chăm sóc .
Bảng 1.1: Danh sách cây hiện có trong khuôn viên trường.
Tên

Tên la tinh

Họ thực vật

Bàng

Terminalia catappa

Combretaceae

Phi lao

Casuarina equisetifolia

Casuarinaceae

Xà cừ

Khaya senegalensis

Meliaceae


Cau trắng

Vietchia merrilli

Arecidae

Sanh

Ficus indica

Morace

Dừa cạn

Catharanthus roseus

Apocynaceae

Xương rồng bát tiên

Euphorbia millii

Euphorbiaceace

Viết

Mimusops elengi

Sapotaceace


Chuối

Musa sumatrana

Musaceae

Sứ thái

Adenium obesum

Apocyanaceae

5


2.2. Tổng quan về cảnh quan khuôn viên trường học
2.2.1. Cảnh quan khuôn viên trường học
Khuôn viên trường học là không gian ngoài lớp học, giới hạn trong phạm vi
diện tích trường học phục vụ nhu cầu học tập, giải trí, nghỉ ngơi, sinh hoạt tập thể
của học sinh toàn trường .
Những phân khu chức năng trong thiết kế khuôn viên trường học:
Thiết kế khuôn viên trường học là tạo ra không gian xanh cho trường học với
những phân khu chức năng sau :
-

Khu chính tập trung sinh hoạt tập thể toàn trường, đội nhóm: khu này cần
khoảng diện tích lớn với khoảng trống phù hợp, đủ sức chứa học sinh toàn
trường trong dịp sinh hoạt chung như chào cờ, tập thể dục, hội thao, văn
nghệ vv… thường được gọi là sân chào cờ.


-

Khu vui chơi sinh hoạt cá nhân, nhóm nhỏ: nơi tập hợp vui chơi của học sinh
chủ yếu trong giờ ra chơi, phân khu chức năng này được kết hợp với phân
khu chính trên nhưng vẫn tạo ra khoảng không gian riêng cho phân khu này.

-

Khu tĩnh tạo không gian riêng cho cá nhân học tập, trò chuyện, tổ chức lớp
học ngoài trời vv.. Phân khu này thiết kế mang tính chất là không gian tĩnh
phục vụ nhu cầu tự học yên tĩnh cho học sinh , giáo viên học tập trong
không gian xanh ngoài trời ngoài giờ học.

-

Các phân khu được thiết kế kết hợp chặt chẽ với nhau vừa tạo ra không gian
chung và riêng cho khuôn viên. Sự chuyển tiếp của các phân khu có sự khéo
léo vừa kết hợp chung mà vẫn tạo ra nét đặc trưng riêng từng phân khu, cảnh
quan xanh thiết kế phù hợp tính năng mỗi phân khu.

-

Mỗi phân khu có chức năng riêng nhưng sẽ có sự liên kết và chuyển đổi vai
trò tuỳ theo hoạt động học sinh, giáo viên , nhưng vẫn giữ được vai trò chính
của phân khu đó.

-

Ngoài ra khuôn viên trường sẽ bao gồm cả sân thể thao phục vụ cho môn học
giáo dục thể chất , với tính năng chuyên biệt của sân thể dục nhưng có thể sử


6


dụng đa năng như dành cho việc tổ chức sự kiện , lễ hội , chương trình… cần
không gian lớn.
-

Vườn sinh học cũng là bộ phận trong khuôn viên trường, không chỉ phục vụ
cho việc dạy và học môn sinh học, vườn sinh học cũng góp phần tạo nên
cảnh quan cho khuôn viên trường. Đây là nét đặc trưng cho trường THCS vì
ở cấp bậc này, môn sinh học cung cấp kiến thức cơ bản, đầy đủ về sinh thực
vật trong môi trường sống.

2.2.2. Cảnh quan khuôn viên trường trong và ngoài nước
2.2.2.1. Cảnh quan khuôn viên trường học ở Việt nam
Trường học ở nước ta được xây dựng mang tính khuôn mẫu, khuôn viên sân
trường chưa thật sự đúng với chức năng của một khuôn viên trường học , chỉ mang
tính chung quy , chưa thiết kế không gian , phân khu hợp lí , hầu như khuôn viên
trường chỉ là không gian xung quanh trường còn lại sau khi xây dựng công trình
trường học , đúng hơn khuôn viên chỉ mang tính chất là sân trường. Cảnh quan sân
trường đã tạo nên cảnh quan quen thuộc, mặc dù đã tạo nên nét đặc trưngchung
như được trồng những loài cây đã trở thành đặc trưng cho trường học như phượng
vĩ , bàng … nhưng thiếu nét riêng.

Hình 2.4 Trường THCS Mỹ Phong- xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
( nguồn:o)

7



Hình 2.5 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh
(

nguồn: />
phong-dan-dau-11007.html)
Tuy nhiên hiện nay trong quá trình hội nhập, kiến trúc việt nam ngày càng
phát triển và không gian xanh ngày càng cần thiết thì trong quá trình thiết kế
trường học, khuôn viên trường đã được chú trọng và thiết kế kết hợp với khối công
trình trường học và đã xây dựng nên những công trình trường học xanh và hiện đại .

Hình 2.6 Trường THCS và PTTH Phan Chu Trinh Dĩ An, tỉnh Bình Dương
( nguồn : />
8


-

Khu đất của trường này nằm trọn trong một khu rừng xanh nhỏ với đa dạng
những mảng thực vật xanh.

Hình 2.7 Khuôn viên trường THCS,THPT Phan Chu Trinh Dĩ An , Bình Dương
(nguồn: />-

Thiết kế của ngôi trường thừa hưởng một tinh thần rộng lượng và yên bình
như chính thiên nhiên.

-

Học sinh được tận hưởng cuộc sống sôi nổi và vui vẻ tại ngôi trường này,

đúng với ý định của các kiến trúc sư là thiết kế một cuộc sống hài hòa với
thiên nhiên.
Hiện nay, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã

được bộ giáo dục và đào tạo triển khai và phát động trên hầu hết các trường trung
học trong cả nước .
Với chủ trương xây dựng trường lớp xanh , sạch , đẹp và an toàn , phong trào
góp phần đẩy mạnh phát triển, mở rộng không gian xanh cho trường học , cải thiện
khuôn viên, phủ xanh trường học .
Kết quả là nhiều trường trung học trên cả nước, học sinh cùng giáo viên đã
cùng nhau tổ chức chương trình trồng cây, phủ xanh trường học, trồng vườn rau góp
phần tạo cảnh quan môi trường trường học.
Hưởng ứng phong trào, trường THCS Phan Chu Trinh 24 Nguyễn Công
Hoan – Ba Đình – Hà Nội đã tổ chức hội chợ ẩm thực và trang trí vườn hoa, cây
cảnh, với tinh thần hợp tác sự sáng tạo của các tập thể lớp, với sự giúp đỡ nhiệt tình

9


của GV chủ nhiệm và các bậc phụ huynh, cảnh quan nhà trường đã có nhiều thay
đổi.

Hình 2.8 Bồn hoa trong khuôn viên trường THCS Phan Chu Trinh được trang trí
và trồng trong ngày hội.
( nguồn: />
Hình 2.9 Học sinh trường tiểu học Yên Thọ , Đông Triều , Quảng Ninh tích cực
trồng rau xây dựng trường học xanh.
( nguồn : />
10



Đây là những nét tiến bộ tích cực, có ý nghĩa, vừa rèn luyện ý thức về việc
giữ gìn môi trường xanh, vừa tạo cảnh quan cho khuôn viên trường.
Nhưng để có khuôn viên trường học đúng chuẩn, đầy đủ chức năng, hài hòa
với công trình , có cảnh quan cần phải được nghiên cứu , thiết kế bởi những người
có chuyên môn tạo nên kiến trúc , cảnh quan đặc trưng và phù hợp với từng trường
học khác nhau về địa hình , khí hậu thời tiết khu vực , cấp bậc giáo dục.
2.2.2.2. Cảnh quan khuôn viên trường học trên thế giới
-

Trong tiếng Anh của người Mỹ khuôn viên trường học là “campus”.

-

Thuật ngữ campus mang ý nghĩa là khuôn viên trường học phải được quy
hoạch về phân khu chức năng, giao thông, cây xanh …

-

Campus trường trung học Fallon Ireland

Hình 2.10 Campus trường trung học Fallon ở 3601 Kohnen Way, Dublin, Ireland.
( nguồn: />Trường trung học Fallon thiết kế cảnh quan khuôn viên hài hòa với công
trình kiến trúc, phân đường giao thông hợp lí, khuôn viên bao gồm bãi đỗ xe, sân
thể thao thiết kế dành cho nhiều môn thể thao, khuôn viên nhỏ phía trong giữa các
khối nhà, cây xanh bố trí hợp lí theo cụm và theo đường đi .
-

Campus trường học Gjerdrum Nauy.
Campus trường cũng được thiết kế cảnh quan hài hoà với công trình kiến


trúc. Campus trường trung học Gjerdrum được thiết kế có đầy đủ công năng có sân

11


thể thao cho trường học gồm sân bóng rổ, bóng chuyền, đường chạy, nhảy xa tại
chỗ và bóng bàn……….

Hình 2.11 Mặt bằng trường trung học Gjerdrum ở Gjerdrum, Nauy.
(nguồn : />
Hình 2.12 Sân nhảy xa và sân bóng rổ của trường trung học Gjerdrum.
(nguồn : />
12


Trường học được thiết kế với một số lựa chọn cho các lớp học ngoài trời;
khuôn viên cảnh quan phía trong là một phòng học yên tĩnh, được che chắn và có
các chỗ ngồi cho học sinh.

.
Hình 2.13 Khuôn viên phía trong và ngoài trường trung học Gjerdrum.
(nguồn : />Không gian khuôn viên được thiết kế mang lại nét đặc trưng cho mỗi ngôi trường.

Hình 2.14 Trường trung học Sidwell Friends ở Washington DC, Hoa Kì.
(nguồn: />Trường trung học Sidwell Friends được thiết kế cảnh quan khuôn viên dựa vào địa
hình tạo nên nét độc đáo cho ngôi trường.

13



2.3. Quy tắc thiết kế cảnh quan
2.3.1. Sự thống nhất
Là sự hợp thành của những đối tượng thiết kế đơn lẻ cho phép bao quát vấn
đề và nhận thức được toàn bộ các bộ phận cấu thành một cách dễ dàng. Sự thống
nhất là một phẩm chất độc nhất và có khuynh hướng kết hợp với nhau, được thực
hiện bằng cách thay đổi một hoặc vài yết tố cảnh quan theo một sơ đồ sắp xếp chủ
đạo nào đó.
2.3.2. Sự hài hòa
Là một trạng thái hòa hợp giữa các thành tố và với môi trường xung quanh.
Tương phản với hợp nhất, sự hài hòa đóng vai trò là mối quan hệ giữa các thành tố
như sự đối chọi với toàn bộ bức tranh. Những đối tượng có thể hòa trộn ăn khớp,
hoặc thích hợp với nhau gọi là sự hài hòa. Những đối tượng dường như lấn át tính
nguyên vẹn của nhau hoặc sự bố trí của chúng, gọi là sự không hòa hợp.
2.3.3. Tính đúng đắn
Tính đúng đắn và giá trị công năng làm tăng thêm vẻ hài hòa. Giải quyết các
vấn đề cảnh quan bằng việc dùng vật liêu thiên nhiên một cách có chủ đích sẽ hài
hòa hơn khi dùng sản phẩm nhân tạo mà không ý thức được về tính nghệ thuật hay
công năng. Một nguyên tắc chung là tránh những giải pháp không phù hợp, khó sử
dụng, hay không đủ sức thuyết phục.
2.3.4. Sự thu hút
Là cảm giác hiếu kỳ, bị hấp dẫn hoặc lôi cuốn. Đây không phải là quy tắc cơ
bản của bố cục nhưng là một khía cạnh cốt lõi của thiết kế. Sự thu hút được mang
lại do sự khác nhau về hình dạng, kích cỡ, bề mặt và màu sắc, sự đổi hướng, sự di
chuyển, âm thanh hoặc chất lượng ánh sáng. Gia tăng sự thu hút bằng việc sử dụng
những nhân tố lạ thường hoặc độc nhất như những dạng của bố cục sẽ cổ vũ sự
khám phá và mang lại hiệu quả bất ngờ.
2.3.5. Tính đơn giản
Là kết quả của việc giảm thiểu hoặc lượt bỏ những yếu tố không cần thiết.
Đó là sự tiết kiệm về đường, dạng, bề mặt và màu sắc, là nền tảng cơ bản để tiến


14


×