Tải bản đầy đủ (.doc) (200 trang)

Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 200 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀM THỊ HỆ

SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN DI CƯ TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK NÔNG

Chuyên ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

62 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn
2. PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017


Tác giả luận án

Đàm Thị Hệ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, PGS.TS. Bùi Bằng Đoàn, đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy cô trong Bộ môn Phát triển nông thôn
thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức Sở Khoa học và
Công nghệ Đắk Nông, Ủy ban nhân dân thị xã Gia Nghĩa và Ủy ban nhân dân phường
Nghĩa Phú (nơi tôi công tác), cám ơn các cơ quan, ban, ngành có liên quan của tỉnh Đắk
Nông, đồng thời, cám ơn các tổ chức, cá nhân và người dân các huyện Đăk Song, Đăk
G’long, huyện Tuy Đức (nơi thực hiện điều tra số liệu, thu thập thông tin) đã tận tình
cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu nghiên cứu, để tôi hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.
Hà Nội, ngày ... tháng ...năm 2017
Nghiên cứu sinh


Đàm Thị Hệ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................... i Lời
cảm ơn ............................................................................................................. ii Danh mục
chữ viết tắt .......................................................................................... vii Danh mục bảng
...................................................................................................

viii

.......................................................................................................

x

án...................................................................................................

xi

Danh

mục

hình

Trích

yếu


luận

Thesis

abstract

..................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................... 1
1.1.
1

Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................

1.2.
3

Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................

1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................
4
1.3.
4

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................

4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................
4
1.5.
5

Những đóng góp mới của đề tài..............................................................................

1.6.
6

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của để tài ................................................................

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế của hộ nông dân di cư
tự do........................................................................................................ 7
2.1.
7

Cơ sở lý luận ...........................................................................................................

2.1.1. Một số khái niệm liên quan.....................................................................................
iii
iiii


7
2.1.2. Đặc điểm và sự cần thiết phải phát triển sinh kế cho hộ nông dân di cư tự do ....
24
2.1.3. Nội dung nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân di cư tự do ..................................
29

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của hộ nông dân di cư tự do ............................
30
2.2.
33

Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tăng cường sinh kế của
hộ
nông dân di cư tự do.............................................................................................
33

iv
ivi


2.2.2.Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về tăng cường sinh kế của
hộ nông dân di cư tự do........................................................................................
36
2.2.3. Một số chính sách của nhà nước về vấn đề sinh kế cho hộ nông dân di cư
tự do .....................................................................................................................
40
2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Nông trong tăng cường sinh kế của các
hộ nông dân di cư tự do........................................................................................
42
2.2.5. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..........................................
43
Tóm tắt phần 2 ..................................................................................................... 46
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 47
3.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Đắk Nông .................................................................... 47

3.1.1. Các đặc điểm tự nhiên của tỉnh Đắk Nông ........................................................... 47
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Nông ...................................................... 51
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Đắk Nông ............................................................................................................. 56
3.2. Phương pháp tiếp cận và khung phân tch ............................................................
57
3.2.1. Phương pháp tiếp cận............................................................................................
57
3.2.2. Khung phân tch .................................................................................................... 58
3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và thu thập thông tin ..................................
58
3.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.....................................................................
58
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................
60
3.4. Phương pháp xử lý và phân tch thông tin ............................................................ 63
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ................................................................................
63
3.4.2. Phương pháp thống kê so sánh .............................................................................
63
3.4.3. Phương pháp đánh giá chỉ số năng lực thích ứng (aci) và tnh dễ bị
tổn thương ............................................................................................................
iv
iv


63
3.4.4. Phương pháp phân tch swot .................................................................................
64
3.4.5. Phương pháp phân tch nhân tố khám phá ............................................................

65
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................ 67
3.5.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng di cư và đặc điểm của hộ di cư................................ 67
3.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế của hộ ................. 67
3.5.3. Nhóm các chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nông dân di cư
tự do .....................................................................................................................
67
Tóm tắt phần 3 ..................................................................................................... 69

v
v


Phần 4. Thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế
của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông............... 70
4.1. Thực trạng sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông ...................................................................................................... 70
4.1.1. Thực trạng di cư tự do của hộ nông dân đến tỉnh Đắk Nông................................ 70
4.1.2. Thực trạng các hoạt động sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông ...................................................................................................... 74
4.1.3. Các mô hình và chiến lược sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông ......................................................................................... 83
4.1.4. Kết quả sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ..... 89
4.1.5. Đánh giá chung về sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông ...................................................................................................... 99
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên
địa bàn tỉnh Đắk Nông ....................................................................................... 100
4.2.1. Ảnh hưởng của các nguồn lực sinh kế đến sinh kế của hộ nông dân di cư
tự do ...................................................................................................................
100

4.2.2. Ảnh hưởng của môi trường chính sách đến sinh kế của hộ nông dân di cư
tự do ...................................................................................................................
110
4.2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro bên ngoài đến sinh kế của hộ nông dân
di cư tự do .......................................................................................................... 116
4.2.4. Phân tch các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các hộ nông dân
di cư tự do đối với cuộc sống ............................................................................. 117
Tóm tắt phần 4 ................................................................................................... 122
Phần 5. Định hướng và giải pháp tăng cường sinh kế của hộ
nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ......................... 124
5.1. Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường sinh kế của hộ nông
dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông........................................................ 124
5.2. Định hướng về tăng cường sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa
bàn tỉnh Đắk Nông ............................................................................................. 128
5.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình giải quyết vấn đề di cư tự do
trên địa bàn tỉnh và làm tốt công tác quản lý xã hội .......................................... 128
5.2.2. Tăng cường áp dụng các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và phát triển
sản xuất của hộ nông dân di cư tự do .................................................................
v


128
5.2.3. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, vận động để giảm hiện tượng di cư
tự phát.................................................................................................................
129

vi


5.3. Giải pháp tăng cường sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa

bàn tỉnh Đắk Nông .............................................................................................. 129
5.3.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức
cho các hộ nông dân di cư tự do trong tham gia các hoạt động xã hội và
phát
triển kinh tế tại địa phương ................................................................................
129
5.3.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch gắn với việc giải quyết vấn đề
di cư tự do .......................................................................................................... 130
5.3.3. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm cải thiện
điều kiện phát triển sản xuất và đời sống của hộ nông dân di cư tự do trên
địa bàn ................................................................................................................
132
5.3.4. Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm thúc đẩy
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cho các hộ nông dân di cư tự do ..............
133
5.3.5. Tăng cường nguồn vốn tn dụng cho các hộ nông dân di cư tự do tiếp cận
và phát triển sản xuất góp phần cải thiện sinh kế...............................................
135
5.3.6. Tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm
nông sản chủ lực cho các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn ........................
137
5.3.7. Tăng cường hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo nghề cho các
hộ nông dân di cư tự do......................................................................................
138
5.3.8.Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền nơi đi và nơi đến của hộ nông
dân di cư tự do nhằm giảm lực lượng dân di cư tự phát ....................................
139
Tóm tắt phần 5 ................................................................................................... 141
Phần 6. Kết luận và kiến nghị ......................................................................... 142
6.1. Kết luận ............................................................................................................... 142

6.2. Kiến nghị............................................................................................................. 144
6.2.1. Đối với nhà nước ................................................................................................ 144
6.2.2. Đối với các tỉnh có người đi di cư tự do ............................................................. 144
Danh mục các công trình công bố có liên quan đến luận án.............................. 145
Tài liệu tham khảo.............................................................................................. 146
vi
i


Phụ lục ................................................................................................................ 151

vi
ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ACI

Chỉ số năng lực thích ứng (Adaptability Index of Capability)

BQ

Bình quân

CN

Công nghiệp CSXH

Chính sách xã hội CHN

Cây hàng năm DCTD

Di cư

tự do
DFID

Cơ quan Phát triển Anh quốc (Department for International
Development)

DV

Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tnh

EFA

Phương pháp phân tch nhân tố khám phá (Explatory Factor Analysis)

IFAD

Cơ quan tài trợ quốc tế về Phát triển nông nghiệp (International Fund
for Agricultural Development)

KCN

Khu công nghiệp


KTXH

Kinh tế xã hội



Lao động

MHSK

Mô hình sinh kế

NLSK

Nguồn lực sinh kế

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NH

Ngân hàng

PRA

Đánh giá nhanh có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal)


SH

Sinh hoạt

SWOT

Phương pháp phân tch điểm mạnh, điểm yếu, cơ hộ và thách thức
(Strength, weakness, opportunities,

threats) SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SXLN

Sản xuất lâm nghiệp

TD

Tín dụng

TMDV

Thương mại dịch vụ

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân
vii


VI

Chỉ số tính dễ tổn thương (Vulnerability index)

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Nông năm 2015 ............................................... 50
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Đắk Nông năm 2015 ......... 55
Bảng 3.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp ...................................................................
60
Bảng 3.4. Cơ cấu mẫu điều tra........................................................................................ 62
Bảng 3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức hài lòng với cuộc sống của các hộ di
cư tự do trên địa bàn nghiên cứu ....................................................................

66
Bảng 4.1. Thực trạng di cư tự do của hộ nông dân đến Đắk Nông theo giai đoạn ......... 71
Bảng 4.2. Thành phần dân tộc của hộ nông dân di cư tự do đến tỉnh Đắk Nông ........... 72
Bảng 4.3. Nguyên nhân di cư của các hộ nông dân điều tra........................................... 74
Bảng 4.4. Các hoạt động sinh kế của hộ nông dân di cư tự do điều tra.......................... 75
Bảng 4.5. Đặc điểm của các hộ nông dân di cư tự do thuộc mô hình sinh kế I.............. 85
Bảng 4.6. Đặc điểm của các hộ nông dân thuộc mô hình sinh kế II............................... 86
Bảng 4.7. Đặc điểm của các hộ nông dân thuộc mô hình sinh kế III ............................. 88
Bảng 4.8. Thu nhập của các hộ nông dân di cư tự do phân theo loại mô hình sinh
kế ở địa bàn nghiên cứu .................................................................................
90
Bảng 4.9. Mức thu nhập của các hộ nông dân di cư tự do theo thời gian định cư .........
91
Bảng 4.10. Cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân di cư tự do theo nhóm dân tộc .........
93
Bảng 4.11. Tình hình chi tiêu của hộ nông dân di cư tự do điều tra............................... 94
Bảng 4.12. Tổng hợp ý kiến tự đánh giá về điều kiện sống của các hộ nông dân
di cư tự do ....................................................................................................
95
viii
viiiv


Bảng 4.13a. Tổng hợp các chỉ tiêu về năng lực thích ứng của các hộ nông dân di
cư tự do ........................................................................................................
96
Bảng 4.13b. Tổng hợp các chỉ tiêu về năng lực thích ứng của các hộ nông dân di
cư tự do ........................................................................................................
97


ixi
xix


Bảng 4.14. Đặc điểm nguồn vốn vật chất của các hộ di cư tự do điều tra.................... 102
Bảng 4.15. Đặc điểm về nhân khẩu, lao động của hộ nông dân di cư tự do
điều tra .......................................................................................................
104
Bảng 4.16. Tình hình đất đai của các hộ nông dân di cư tự do điều tra .......................
105
Bảng 4.17. Tình hình nguồn vốn cho sản xuất của hộ nông dân di cư tự do
điều tra .......................................................................................................
106
Bảng 4.18. Tình hình tham gia hoạt động cộng đồng của các hộ điều tra ....................
109
Bảng 4.19. Các dự án ổn định dân di cư tự do của tỉnh Đắk Nông .............................. 114
Bảng 4.20. Đánh giá của các hộ nông dân di cư tự do về những rủi ro trong sản
xuất và đời sống ......................................................................................... 117
Bảng 4.21. Mô hình điều chỉnh qua kiểm định và phân tch nhân tố khám phá........... 120
Bảng 4.22. Kết quả ước lượng hệ số hồi quy mô hình phân tch ảnh hưởng của
các nhân tố đến mức độ hài lòng với cuộc sống của các hộ nông dân
di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông...................................................... 121
Bảng 5.1. Phân tch điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong tăng
cường sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông...........................................................................................................
125

ix
ix



DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

Hình 2.1. Khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones ................................ 19
Hình 2.2. Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID...................................... 20
Hình 2.3. Khung sinh kế bền vững của IFAD...................................................... 23
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông ....................................................... 47
Hình 3.2. Khung phân tích của luận án ................................................................ 58
Hình 4.1. Cơ cấu các hoạt động sinh kế của hộ theo nhóm dân tộc .................... 81
Hình 4.2. Cơ cấu hoạt động sinh kế của các nhóm hộ nông dân di cư tự do
phân theo thời gian định cư .................................................................. 83
Hình 4.3. Cơ cấu thu nhập của các mô hình sinh kế của hộ nông dân di cư
tự do ...................................................................................................... 90
Hình 4.4. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ nông dân theo thời gian định cư ... 92
Hình 4.5. Chỉ số dễ bị tổn thương của các nguồn lực sinh kế.............................. 98
Hình 4.6. Chỉ số về năng lực thích ứng của các hộ nông dân di cư tự do ........... 98

x
x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đàm Thị Hệ
Tên Luận án: Sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển


Mã số: 62 31 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ nông
dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, từ đó đề xuất định hướng và các giải
pháp nhằm tăng cường sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phối hợp khung phân tch sinh kế bền vững của DFID và IFAD để
phân tch sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của hộ nông dân di cư tự do.
Các cách tiếp cận chính được sử dụng trong luận án là: Tiếp cận sinh kế bền vững và
Tiếp cận có sự tham gia.
Luận án tiến hành khảo sát thông tin về sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh
kế của hộ nông dân di cư tự do tại 3 huyện đại diện cho các tiểu vùng kinh tế có nhiều
hộ nông dân di cư tự do của tỉnh là: huyện Đắk Glong, huyện Đắk Song, huyện Tuy
Đức, trên mỗi huyện chọn 2 xã. Số hộ di cư tự do được chọn để phỏng vấn là 300
hộ, phân bố đều trên 3 huyện, được chọn theo tỷ lệ dân tộc của hộ nông dân di cư tự
do.
Thông tin được phân tích bằng các phương pháp: thống kê mô tả, so sánh, phân
tch SWOT và phân tch nhân tố khám phá.
Kết quả chính và kết luận
Luận án đưa ra nhận định di cư tự do là một hiện tượng kinh tế xã hội tất yếu
khách quan trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Hiện tượng này luôn có tác
động hai mặt, vừa tch cực vừa tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.
Trong thời gian qua, vì nhiều lý do khác nhau dòng người di cư tự do đến tỉnh
Đắk Nông là khá lớn, chủ yếu là người các dân tộc miền núi phía Bắc, đã tạo ra rất
nhiều sức ép đối với công tác quản lý phát triển kinh tế xã hội, đối với tài nguyên thiên

nhiên và an ninh quốc phòng của địa phương. Để đảm bảo phát triển toàn diện và
bền vững, cần giải quyết tốt vấn đề di cư tự do trên cơ sở tăng cường sinh kế cho đối
tượng này.

xi
xi


Luận án đã vận dụng kết hợp các khung phân tch sinh kế phổ biến của DFID và
IFAD để nghiên cứu sinh kế cho các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
trên các khía cạnh: các hoạt động sinh kế, mô hình và chiến lược sinh kế, kết quả sinh
kế trong bối cảnh tác động của các yếu tố ảnh hưởng gồm: nguồn lực sinh kế; môi
trường chính sách và các hỗ trợ; các rủi ro bên ngoài..., trên cơ sở đó đề xuất những
định hướng và giải pháp để tăng cường và cải thiện sinh kế cho các hộ nông dân DCTD
trên địa bàn.
Các phân tch của luận án cho thấy: về cơ bản sinh kế của các hộ nông dân di cư
tự do trên địa bàn còn khá đơn điệu, nặng về sản xuất nông nghiệp, khai thác sử
dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên theo kiểu quảng canh; thu nhập từ các hoạt
động sinh kế còn thấp và thiếu ổn định, đời sống còn ở mức thấp. Luận án cũng chỉ ra
những khác biệt trong chiến lược và kết quả sinh kế giữa các nhóm hộ xét theo về
thành phần dân tộc, về thời gian định cư trên địa bàn.
Kết quả phân tch cũng cho thấy đa số các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn cho
rằng đời sống vật chất và tinh thần của họ hiện nay khá hơn so với cuộc sống ở quê cũ
(nơi xuất cư) và có xu thế ngày càng được cải thiện.
Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của các hộ nông dân di cư
tự do trên địa bàn cho thấy: (i) các nguồn lực sinh kế của hộ DCTD (gồm nguồn lực tự
nhiên, nguồn lực vật chất, nguồn lực con người, nguồn lực tài chính và nguồn lực xã
hội) còn rất hạn chế; (ii) các chính sách và chương trình hỗ trợ cho hộ nông dân di cư
tự do của Nhà nước và của tỉnh đã được triển khai đạt nhiều thành công nhưng còn
nhiều khía cạnh chưa thuận lợi cho hộ nông dân DCTD; (iii) các đặc trưng văn hóa,

phong tục tập quán ảnh hưởng nhất định đến sinh kế của hộ DCTD; (iv) các hộ nông
dân DCTD phải đối mặt với khá nhiều rủi ro, năng lực thích ứng thấp và tính dễ bị tổn
thương khá cao.
Trên cơ sở phân tch các điểm mạnh và cơ hội hiện nay, luận án đã đề xuất một
hệ thống các giải pháp để cải thiện và tăng cường sinh kế cho các hộ nông dân DCTD
trên địa bàn tỉnh, bao gồm: (i) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao
nhận thức về vấn đề DCTD; (ii) Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch gắn với giải
quyết vấn đề DCTD; (iii) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để cải thiện điều
kiện phát triển sản xuất và đời sống cho người DCTD; (iv) Tăng cường công tác tập
huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp
cho các hộ nông dân DCTD; (v) Tăng cường nguồn vốn tn dụng cho các hộ nông dân
DCTD tiếp cận và phát triển sản xuất góp phần cải thiện sinh kế; (vi) Tăng cường liên
kết và thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực cho các
hộ nông dân DCTD trên địa bàn; (vii) Tăng cường hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục
và đào tạo nghề cho các hộ nông dân di cư tự do và (viii) Tăng cường phối hợp
giữa
chính quyền nơi đi với tỉnh Đắk Nông để giải quyết vấn đề DCTD.
xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Dam Thi He
Thesis title: Livelihood of freely migrated peasant households in Dak Nong
province
Major: Development Economics

Code: 62 31 01 05

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives

Based on assessment of livelihood status and influential factors, the study
propose direction and policy recommendations to improve livelihood of freely
migrated peasant households in Dak Nong province.
Materials and Methods
In this thesis we have combined sustainable livelihood analysis frameworks of
DFID and IFAD that widely used to analyze livelihood and factors influencing livelihood
of freely migrated peasant households.
The main approaches in this thesis are: sustainable livelihood approach and
participatory approach. In this thesis we conducted surveys to collect information
related to livelihood and factors influencing livelihood of freely migrated peasant
households in three districts that are representative for economic sub-regions and
have a large number of free migrants in Dak Nong province, including: Dak Glong, Dak
Song, and Tuy Duc districts. In each district, two communes were selected for
surveying. Three hundred of freely migrated peasant households were selected
equally among three districts and based on ethnicity percentages of free migrants.
Collected information was analyzed by using methods: Descriptive statistics,
comparative statistics, SWOT analysis, and Exploratory Factor Analysis (EFA).
Main Findings and Conclusion
Thesis asserted that free migration is an inevitably socio-economic phenomenon
in development process of every country. This phenomenon always have positive and
negative influences on socio-economic development, military security of the country in
general and of localities in particular. In order to ensure that livelihood development of
freely migrated peasant households is comprehensive and sustainable, free migration
of peasant households based on strengthening their livelihood needs to be thoroughly
solved.

xiii
xiiix



Study results showed that: basically, livelihood of freely migrated peasant
households in the study area is relatively monotonous, depend heavily on agricultural
production, exploitation of land in the way of extensive farming; low and unstable
income from livelihood activities; low living standard. Study results also indicated that
there are diferences in livelihood strategies and outcomes among peasant household
groups classified by ethnicity, settled time in the study area.
Study results also revealed that almost all of freely migrated peasant households
in the study area stated that their physical and mental lives have been improved
compared to their lives in old villages (original location) and improved more and more
over time.
Study results from identifying the factors influencing livelihood of freely migrated
peasant households indicated that: (i) livelihood resources of freely migrated peasant
households (including natural resources, physical resources, human resources, financial
resources) are limited, (ii) supporting policies and programs of central and provincial
government are implemented and achieved many successes, however, there are still
many disadvantages for free migrants, (iii) cultural features, habits and customs have
particular influences on livelihood of freely migrated peasant households; (iv) freely
migrated peasant households have to cope with too many risks, low adaptive ability
and highly harmful ease.
Based on the analysis of strengths and current opportunities, we proposed a
number of solutions that can help improve and strength livelihood for freely migrated
peasant households in Dak Nong province, including: (i) strengthening propaganda and
mobilisation in order to improve awareness of the problems of free migration; (ii)
improving planning activities associated with solving the problems of free migration;
(iii) strengthening investment in infrastructure in order to improve conditions for
production development and living standard for free migrants; (iv) strengthening
training activities and transfer of technical progress to promote development of
agro-forestry production for freely migrated peasant households; (v) strengthening
sources of capital and credit for freely migrated peasant households to borrow and
develop production and improve their livelihood; (vi) strengthening links and

cooperation and promoting development of market for selling main agricultural
products of freely migrated peasant households; (vii) strengthening supporting
activities to develop volcational education and training for freely migrated peasant
households and (viii) strengthening cooperation between original authorities and Dak
Nong province to solve the problems of free migration.

xiv
xivx


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Di cư là hiện tượng xã hội có tính phổ biến, diễn ra sâu rộng ở cấp độ quốc gia và
trên phạm vi toàn cầu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di cư, chủ yếu phụ
thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi quốc gia. Yêu cầu dịch chuyển nguồn nhân lực để
khai thác tiềm năng của đất nước dẫn đến việc thực hiện di cư có tổ chức, theo chủ ý
của Nhà nước để đạt được những mục tiêu nào đó. Ngoài ra còn có hiện tượng di cư
mang tnh tự thân, tự phát vì mục đích riêng của các cá nhân, gia đình được gọi là di
cư tự do (DCTD) (Nghiêm Tuấn Hùng, 2012; Đặng Nguyên Anh, 2012).
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước đã có
cuộc vận động người dân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đi “khai hoang” xây dựng
quê mới ở các tỉnh miền núi và trung du phía bắc Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và các
tỉnh miền núi khác. Việc dịch chuyển một bộ phận dân cư, lao động từ các tỉnh đồng
bằng lên các tỉnh miền núi đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội ở những địa phương này. Người dân di cư ngoài việc đóng góp vào phát triển kinh
tế của địa phương còn làm thay đổi nhiều tập quán sinh hoạt, sản xuất lạc hậu của
người dân địa phương, góp phần nâng cao dân trí, tạo nên sự đa dạng về dân tộc, văn
hóa ở những địa phương này. Những đóng góp và tác động tch cực của hộ nông dân
di cư đối với địa phương là cơ bản, tuy nhiên cũng không ít những vấn đề bất cập về xã
hội đã nảy sinh cần phải tháo gỡ (Nghiêm Tuấn Hùng, 2012; Đặng Nguyên Anh, 2012).

Sau năm 1975, đất nước được thống nhất, Đảng và Nhà nước lại có cuộc vận
động người dân, nhất là thanh niên các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh phía Nam, cụ thể là
các tỉnh vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng… để xây dựng vùng kinh tế mới. Thực chất, đây là
các cuộc di cư có tổ chức, nhằm vừa điều hòa mật độ dân số giữa các vùng, vừa khai
thác các lợi thế, tiềm năng của các địa phương có đất đai rộng, mật độ dân cư thấp.
Việc hình thành các vùng kinh tế mới, với lực lượng dân cư, lao động mới đã góp
phần tch cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn và đảm bảo an ninh quốc phòng ở các vùng xung yếu.
Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây hiện tượng dân di cư tự do ở nước ta diễn
ra khá phức tạp, quy mô lớn và không kiểm soát được. Dân DCTD bao gồm nhiều đối
tượng, chủ yếu là các hộ nông dân nghèo, người dân tộc ở các tỉnh

1


miền núi phía Bắc di cư vào các tỉnh phía Nam, nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên. Mặc
dù di cư tự do là một trong những biện pháp hữu hiệu để đa dạng hóa sinh kế, cho
người dân nghèo sống ở khu vực nông thôn như Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, người
dân DCTD từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên chủ yếu là người dân tộc, dân
trí thấp, phần lớn là những hộ nghèo nên vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn, nếu
không được kiểm soát tốt. Đối với các tỉnh Tây Nguyên, do nhiều nguyên nhân nguồn
lực sinh kế hiện tại đã hạn chế nhiều (đất đai, vốn tài nguyên, các vấn đề xã hội, cơ sở
hạ tầng). Vì vậy, người dân DCTD sinh kế dựa chủ yếu vào khai thác tự nhiên, lấn đất,
phá rừng,… gây ra những tác động tiêu cực, tạo ra sức ép lớn ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế - xã hội - môi trường - an ninh ở những địa phương này. Do tài sản sinh kế
của người dân di cư rất hạn chế, trong đó cuộc sống của họ vẫn diễn ra nên việc đi tìm
các giải pháp ổn định cuộc sống, tạo sinh kế cho họ là yêu cầu cực kì cấp bách trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương này.
Tình hình dân DCTD đến các tỉnh Tây nguyên nói chung, tỉnh Đắk Nông nói riêng
đã, đang và vẫn tiếp tục diễn ra. Tính đến cuối năm 2014, số lượng người dân DCTD

đến Đắk Nông là 22.689 hộ, với 105.509 nhân khẩu. Tính cả giai đoạn
2005-2014 đã có tới 4.601 hộ với 21.619 nhân khẩu. Dân DCTD đến Đắk Nông tập
trung nhiều nhất là các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk Song... Dân DCTD đến Đắk
Nông từ nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là từ các tỉnh miền núi như Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng. Về thành phần dân tộc, dân DCTD chủ yếu là
người dân tộc H’Mông, Kinh, Tày, Nùng, Mường, Thái, Dao, với các tôn giáo đa dạng
như Thiên chúa giáo, Phật Giáo, Tin Lành... (UBND Tỉnh Đắk Nông, 2014).
Là một tỉnh mới được thành lập, Đắk Nông có nền kinh tế xuất phát điểm thấp,
cơ sở hạ tầng thiếu thốn, trình độ dân trí thấp… Đây là những thách thức không nhỏ
đối với địa phương trong thời gian qua. Cùng với những thách thức ấy là vấn đề giải
quyết đời sống, xã hội cho người dân di cư càng gia tăng sức ép cho vấn đề quản lý xã
hội, phát triển kinh tế của chính quyền địa phương.
Dân DCTD đến Đắk Nông có nhiều thành phần, chủ yếu là các hộ nông dân nghèo
rất dễ bị tổn thương do khả năng tiếp cận xã hội hạn chế, hoạt động sản xuất, canh tác
lạc hậu, tài sản vật chất và tài chính rất hạn chế. Do di cư tự phát, không có tổ chức nên
phần lớn dân di cư tự do tự tìm kiếm nơi ở, sống không tập trung và chủ yếu dựa vào
nương rẫy. Ngoài việc phá rừng làm nương rẫy, một bộ phận lớn dân di cư sống trong
các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nên tình

2


trạng phá rừng của bộ phận người dân ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, vấn
đề an toàn, an ninh cho cuộc sống và xã hội của người dân sở tại.
Vấn đề quan trọng hơn là đa số các hộ DCTD sống trong các vùng sâu, vùng
khó khăn không chỉ thiếu đất sản xuất, một số khu vực còn thiếu nước cho sản xuất và
sinh hoạt nên cuộc sống rất khó khăn. Ngoài những thách thức về đời sống, vấn đề
bệnh tật nảy sinh cũng khá phức tạp, có nguy cơ lan truyền nếu không được kiểm soát
tốt. Do không đủ các điều kiện về pháp lý và lại là dân DCTD nên việc quản lý hành
chính đối với họ cũng rất khó khăn. Đây là thách thức không nhỏ đối với vấn đề quản lý

xã hội của địa phương và cuộc sống của người dân nơi đây.
Trong những năm vừa qua Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương các tỉnh
Tây Nguyên nói chung, Đắk Nông nói riêng đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải
pháp để ổn định đời sống và sản xuất cho dân di cư tự do. Tuy nhiên, do sự chồng chéo
trong ban hành chính sách, sự yếu kém trong quản lý, quy hoạch…, cũng như sự phức
tạp trong quản lý dân di cư nên đời sống và sản xuất của những người dân này vẫn còn
gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về kinh tế - xã hội - môi trường đối
với địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm giải pháp tạo sinh kế cho dân DCTD ở địa
phương là vấn đề hết sức cấp bách.
Tỉnh Đắk Nông đã triển khai một số đề án, dự án và ban hành các chính sách
nhằm ổn định sản xuất và đời sống cho dân di cư tự do trên địa bàn, tuy nhiên, những
việc đã làm được mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết những bức xúc trước mắt. Vấn đề
sinh kế, ổn định đời sống lâu dài cho các hộ dân di cư và bảo đảm an ninh trật trên địa
bàn vẫn còn nhiều việc phải làm.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng vấn đề sinh kế và thực trạng
nguồn lực sinh kế của hộ nông dân DCTD, đồng thời phân tch nguyên nhân và các
yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sinh kế, hướng tới sinh kế
bền vững cho các hộ nông dân di cư tự do đối với tỉnh Đắk Nông là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của các hộ nông
dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, từ đó đề xuất định hướng và các giải
pháp nhằm tăng cường sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk
Nông thời gian tới.

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa, luận giải, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế

của hộ nông dân di cư tự do;
- Đánh giá thực trạng sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông;
- Phân tch các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược và kết quả sinh kế của hộ nông
dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
- Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm tăng cường sinh kế của các hộ nông
dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các mục tiêu trên, luận án đặt ra các vấn đề cần nghiên cứu và giải
quyết sau:
1) Thực trạng sinh kế của hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
hiện nay như thế nào? Các hoạt động sinh kế, kết quả và chiến lược sinh kế của các
hộ nông dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
cuộc sống là gì?
2) Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược và kết quả sinh kế của hộ nông
dân DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông?
3) Cần có những giải pháp nào để ổn định và tăng cường sinh kế của hộ nông dân
di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh
kế của các hộ nông dân di cư tự do. Cụ thể là vấn đề sinh kế, nguồn lực sinh kế, chiến
lược sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế và giải pháp tăng cường sinh kế của
hộ nông dân DCTD trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân DCTD đến tỉnh Đắk Nông, các tác
nhân liên quan đến sinh kế của hộ nông dân DCTD tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề sinh kế của hộ nông dân di cư tự do
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.


4


×