Tải bản đầy đủ (.pdf) (284 trang)

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 284 trang )

BỘ Y TẾ

CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO
THỰC HÀNH LÂM SÀNG
CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI
Thực hành

NHÀ XUẤT BẢN
LAO ĐỘNG

Tháng 9 năm 2017
1



MỤC LỤC

Bài 1.

Qui trình đón tiếp người bệnh���������������������������������������������������������������������������������������� 1

Bài 2.

Quy trình điều dưỡng��������������������������������������������������������������������������������������������������� 11

Bài 3.

Dự phòng và chăm sóc loét ép������������������������������������������������������������������������������������� 13


Bài 4.

Hỗ trợ bài tiết��������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 23

Bài 5.

Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh������������������������������������������������������������������������������������� 40

Bài 6.

Kỹ thuật cho người bệnh ăn qua ống thông����������������������������������������������������������������� 52

Bài 7.

Kĩ thuật dùng thuốc������������������������������������������������������������������������������������������������������ 60

Bài 8.

Kỹ thuật hỗ trợ hô hấp và quản lý đường thở�������������������������������������������������������������� 97

Bài 9.

Chăm sóc vết thương và ống dẫn lưu������������������������������������������������������������������������� 109

Bài 10. Kỹ thuật truyền máu��������������������������������������������������������������������������������������������������� 128
Bài 11. Theo dõi lượng dịch vào - ra�������������������������������������������������������������������������������������� 135
Bài 12. Thông tiểu dẫn lưu nước tiểu������������������������������������������������������������������������������������ 142
Bài 13.

Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm��������������������������������������������������������������������������������� 151


Bài 14. Kỹ thuật thụt tháo������������������������������������������������������������������������������������������������������� 166
Bài 15. Theo dõi các chỉ số thân nhiệt, mạch, nhịp thở, huyết áp và đánh giá����������������������� 178
Bài 16. Vận chuyển người bệnh��������������������������������������������������������������������������������������������� 195
Bài 17. Cấp cứu ngừng tuần hoàn������������������������������������������������������������������������������������������ 203
Bài 18. Ghi chép chăm sóc, hồ sơ bệnh án����������������������������������������������������������������������������� 212
Bài 19. Sử dụng và quản lý các máy y tế������������������������������������������������������������������������������� 214


Bài 20. Thực hành một số biện pháp phòng ngừa chuẩn�������������������������������������������������������� 232
Bài 21. Thực hành phân loại chất thải và xử lý dụng cụ�������������������������������������������������������� 244
Bài 22. Đánh giá người bệnh hôn mê dựa vào thang điểm glasgow�������������������������������������� 254
Bài 23. Phòng và xử trí sốc phản vệ��������������������������������������������������������������������������������������� 258
Bài 24. Thực hành về kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ y tế trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh���������������������������������������������������������������������������������������������� 264
Bài 25. Tư vấn sức khỏe (tư vấn cho người bệnh ra viện)����������������������������������������������������� 274
Bài 26. Thực hành kỹ năng làm việc nhóm���������������������������������������������������������������������������� 277


BÀI 1
QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

MỤC TIÊU
1. Thực hiện được kỹ thuật vận chuyển người bệnh bằng cáng an toàn (CNL1.1, 1.2, 2.3, 3.7,
4.9, 4.10, 11.41, 11.42)
2. Thực hiện được kỹ thuật dìu người bệnh an toàn (CNL1.1, 1.2, 2.3)
3. Thực hiện được kỹ thuật vận chuyển người bệnh bằng xe lăn an toàn (CNL1.1, 1.2, 2.3, 3.7,
4.9, 4.10, 11.41, 11.42)
4. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của chăm sóc vệ sinh cho người bệnh (CNL15.55, 23.101,
103, 25.108,11.43, 11.44)

5. Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong chăm sóc người bệnh (CNL15.55, 23.101,
103, 25.108)

NỘI DUNG
1. Giới thiệu
Các thành viên trong bệnh viện (thầy thuốc, điều dưỡng, hộ lý, học sinh, sinh viên, cán bộ công
chức khác trong bệnh viện) phải có tinh thần trách nhiệm, niềm nở tận tình đón tiếp người bệnh từ
khoa khám bệnh, khoa điều trị đến các khoa cận lâm sàng để tạo niềm tin, sự yên tâm trong điều trị.
Bệnh viện phải đảm bảo các thủ tục hành chính theo qui định.
Không được gây phiền hà cho người bệnh khi đến khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh,
điều trị.
2. Quy trình thực hành:
Giảng viên sẽ giới thiệu (có giải thích) các bước của quy trình thực hành sau đó giảng viên và
học viên cùng thảo luận về các bước mà học viên chưa rõ (giảng viên có thể thực hiện mẫu về các
bước này). Sau đó học viên sẽ thực hiện phần kỹ thuật trên người bệnh đã được phân công chăm sóc.

1


BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

TT

Các bước thực hành

1

Tiếp nhận người bệnh tại khoa khám bệnh

2


Chuẩn bị tiếp nhận người bệnh
Phòng đợi là nơi người bệnh ngồi chờ để được khám bệnh. Phòng đợi
cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn: Gọn gàng, sạch sẽ, yên tĩnh, có đầy
đủ ghế cho người bệnh ngồi trong khi chờ khám bệnh. Phòng đợi cần
phải có ti vi, tranh, ảnh, tờ rơi, áp phích...tuyên truyền về sức khỏe
cho người bệnh đọc trong khi chờ khám bệnh. Có nước uống, nơi vệ
sinh cho người bệnh.

3

Phòng khám bệnh: Là nơi thầy thuốc, điều dưỡng thực hiện công việc
khám, điều trị, chăm sóc người bệnh. Phòng khám bệnh phải sạch
sẽ, thoáng mát, ấm về mùa đông. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần
thiết phục vụ cho thầy thuốc khám bệnh. Có đầy đủ các loại giấy tờ
cần thiết (bệnh án, phiếu điều trị, phiếu xét nghiệm...) để phục vụ cho
công tác khám điều trị cho người bệnh.
Tiếp nhận người bệnh

4

Điều dưỡng làm nhiệm vụ tiếp nhận người bệnh tại khoa khám bệnh
cần phải có thái độ đúng mực khi tiếp xúc với người bệnh.

5

Tiếp xúc với người bệnh: Người điều dưỡng cần phải ứng xử linh
hoạt, giao tiếp đúng mực, tôn trọng người bệnh.

6


Chào hỏi người bệnh, giới thiệu bản thân mình với người bệnh.

7

Hướng dẫn người bệnh các thủ tục cần thiết trước khi khám bệnh.

8

Sắp xếp chỗ ngồi cho người bệnh ở phòng đợi, mời người bệnh vào
khám bệnh theo trật tự (ưu tiên những người bệnh thuộc diện cấp cứu,
bệnh nặng, người già, trẻ em).

9

Nhận định người bệnh.

10

Quan sát đánh giá tình trạng người bệnh: trạng thái tinh thần, thể
trạng, dáng đi...

11

Đo dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.

12

Phỏng vấn người bệnh, gia đình (nếu người bệnh là trẻ em, người già,
yếu, bệnh nặng) để thu thập các thông tin về bệnh sử, tiền sử, quá

trình điều trị bệnh của người bệnh trước khi đến khám bệnh.

2

Lý do


BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

TT

Các bước thực hành

13

Chú ý phát hiện những trường hợp bệnh nặng, sốc trụy mạch, suy hô
hấp,... để báo cáo thầy thuốc, chuẩn bị phương tiện xử trí và chủ động
xử trí người bệnh khi cần thiết.

14

Mời thầy thuốc khám bệnh cho người bệnh: Hỗ trợ thầy thuốc khám
bệnh. Thực hiện đầy đủ, nhanh chóng các chỉ định của thầy thuốc
nếu có

15

Chuyển người bệnh vào khoa điều trị: Điều dưỡng khoa khám bệnh
chuyển người bệnh vào khoa điều trị khi có chỉ định của thầy thuốc.


16

Tùy thuộc tình trạng của người bệnh mà có thể sử dụng các phương
tiện: xe đẩy, cáng, xe lăn... hoặc dẫn người bệnh vào khoa điều trị,
không được để người bệnh tự đi.

17

Đến khoa điều trị, người bệnh được bàn giao cho điều dưỡng trưởng
khoa hoặc điều dưỡng có trách nhiệm tiếp nhận người bệnh đã được
phân công (có sổ ký nhận bàn giao cụ thể).

18

Đối với người bệnh có quyết định điều trị ngoại trú.

19

Làm hồ sơ bệnh án đầy đủ như người bệnh nội trú và được theo dõi
quản lý tại khoa khám bệnh hoặc các khoa được giám đốc bệnh viện
giao nhiệm vụ.

20

Lập sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú cho người bệnh ghi rõ chẩn
đoán, kê đơn điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc và hẹn khám lại.

21

Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi, tập

luyện phục hồi chức năng.

22

Hướng dẫn người bệnh thực hiện đầy đủ các qui định của khoa
khám bệnh.

23

Người bệnh phải có giấy đề nghị thỏa thuận khám chữa bệnh theo
mẫu qui định của bệnh viện.

Lý do

Tiếp nhận người bệnh tại khoa điều trị.
24

- Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị, phiếu chăm sóc người bệnh, bảng
theo dõi dấu hiệu sinh tồn, giấy xét nghiệm...

25

- Các dụng cụ: nhiệt kế, ống nghe, huyết áp, đè lưỡi, bô, ống nhổ...

26

- Giường nằm, quần áo, chăn màn...

3



BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

TT

Các bước thực hành

27

- Các đồ dùng: phích đựng nước, ca, cốc...

28

Tiếp nhận người bệnh.
- Nhận bàn giao người bệnh từ điều dưỡng trưởng hoặc điều dưỡng
của khoa khám bệnh dẫn người bệnh vào khoa điều trị.

29

- Nhận hồ sơ bệnh án, thuốc, các dụng cụ tư trang khác (nếu có).

30

- Dẫn người bệnh về buồng bệnh đã chuẩn bị sẵn: Xếp giường nằm
cho người bệnh, chọn gường nằm, phòng bệnh cho thích hợp với
tình trạng bệnh tật và nhu cầu của người bệnh (nếu có thể).

31

Nhận định người bệnh và lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh:

- Lấy dấu hiệu sinh tồn.
- Quan sát, phỏng vấn, thăm khám thực thể người bệnh để biết được
các nhu cầu, đưa ra được các chẩn đoán điều dưỡng từ đó lập kế
hoạch chăm sóc người bệnh cho phù hợp. Trong mọi trường hợp
cần phát hiện sớm, chính xác các dấu hiệu nặng của bệnh, các tình
trạng cấp cứu: sốc, truỵ tim mạch, suy hô hấp, mất máu nặng... để
báo cáo thầy thuốc, phối hợp cùng thầy thuốc xử trí kịp thời cho
người bệnh.

32

Hướng dẫn cho người bệnh và gia đình các nội qui, qui định của
bệnh viện.
- Hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện trang thiết bị có trong
buồng bệnh: Sử dụng điện, nước, nhà vệ sinh, ti vi tủ lạnh...
- Hướng dẫn các qui định, quy chế của bệnh viện, khoa phòng để
cho người bệnh (người nhà người bệnh) biết và thực hiện nghiêm
chỉnh: Giờ khám bệnh hàng ngày, giờ vào thăm người bệnh. Quy
định về vệ sinh, an toàn, giao tiếp, qui chế về khám bệnh, hội chẩn
theo yêu cầu... trong bệnh viện và khoa.

33

Ghi chép vào hồ sơ người bệnh.
- Sau khi thực hiện xong mỗi công việc của mình người điều dưỡng
cần phải ghi chép lại những điều cần thiết vào hồ sơ người bệnh,
cũng như phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh theo qui định.
- Báo cáo công việc của mình đã làm với người phụ trách (điều
dưỡng trưởng, thầy thuốc)


4

Lý do


BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

TT

Các bước thực hành

Lý do

Người bệnh chuyển viện
34

Chuẩn bị thủ tục cho người bệnh chuyển khoa, chuyển viện.
- Phải liên hệ trước với khoa mới, bệnh viện mới để chuyển người
bệnh đến (trừ trường hợp cấp cứu).
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án tóm tắt: Chẩn đoán, quá trình điều
trị, tình trạng bệnh, kết quả các xét nghiệm đã và tình trạng bệnh
hiện tại của người bệnh.
- Chuẩn bị phương tiện vận chuyển người bệnh: Tuỳ theo tình trạng
cụ thể mà chuẩn bị các phương tiện vận chuyển cho thích hợp:
Cáng, xe lăn, ô tô...
- Giải thích cho người bệnh, người nhà hiểu rõ lý do cần chuyển
viện chuyển khoa, ngày giờ chuyển.
- Làm đầy đủ thủ tục cho người bệnh ra viện nếu là chuyển viện.

35


Kỹ thuật tiến hành.
- Giúp người bệnh thu dọn đồ dùng tư trang cá nhân.
- Di chuyển người bệnh đến khoa mới cùng với tư trang cá nhân
bằng các phương pháp và phương tiện vận chuyển an toàn tiện lợi.
- Trong trường hợp người bệnh chuyển viện, nếu người bệnh nặng
phải có nhân viên y tế đi kèm (thầy thuốc hoặc điều dưỡng) mang
theo các phương tiện cấp cứu để kịp thời xử trí trên đường di
chuyển.
- Bàn giao người bệnh cho khoa, bệnh viện mới: người hộ tống
người bệnh chuyển viện, chuyển khoa cần phải bàn giao người
bệnh, hồ sơ bệnh án, tư trang (nếu có) cho người tiếp đón người
bệnh ở khoa mới, bệnh viện mới.
- Báo cáo công việc cho người phụ trách (điều dưỡng trưởng, thầy
thuốc trực, thầy thuốc trưởng khoa) sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Thời gian chuyển người bệnh.
- Những diễn biến bất thường trong quá trình vận chuyển.
Người bệnh ra viện

36

Chuẩn bị người bệnh
- Thông báo cho người bệnh biết quyết định cho ra viện của thầy
thuốc, giải thích cho người bệnh, người nhà những điều chưa rõ
nếu có thể.
- Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục cần thiết cho người bệnh được xuất
viện đúng kế hoạch.

5



BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

TT

Các bước thực hành

37

Chuẩn bị các phương tiện, vận chuyển người bệnh phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của người bệnh

38

Tiến hành.

Lý do

- Giúp người bệnh thu dọn tư trang, đồ dùng cá nhân.
- Trả lại quần áo, đồ dùng cho bệnh viện theo qui định.
- Thanh toán viện phí.
- Kiểm tra, trả lại người bệnh những giấy tờ cần thiết: Giấy ra viện...
- Hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ điều trị ngoại trú, khám
định kỳ, khám lại (nếu có). Cần kết hợp tuyên truyền giáo dục sức
khỏe cho người bệnh khi trở về cộng đồng sinh sống: về chế độ ăn,
uống sinh hoạt, tập luyện, phòng bệnh ...
- Giúp người bệnh ra khỏi phòng bệnh, lên xe, nói lời tạm biệt, lời
chúc sức khoẻ với người bệnh và gia đình.
- Thông báo cho nhân viên vệ sinh/hộ lý biết để vệ sinh, khử khuẩn
buồng bệnh.

- Chuẩn bị giường bệnh, phòng bệnh để sẵn sàng đón người bệnh
mới.
- Báo cáo với người phụ trách biết công việc mình đã làm.
- Nộp hồ sơ bệnh án của người bệnh lên phòng kế hoạch tổng hợp.

3. Bảng kiểm:
Giảng viên sẽ giới thiệu (có giải thích) nội dung và cách sử dụng bảng kiểm cho học viên trước
mỗi buổi giảng.

6


BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

BẢNG KIỂM KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH
MỨC ĐỘ ĐẠT
TT

NỘI DUNG

Không
Làm
Làm
làm
được,
độc lập,
hoặc
không cần cần có
sự hỗ trợ sự hỗ trợ làm sai


NGƯỜI BỆNH VÀO VIỆN
* Tại khoa khám bệnh.
- Phòng chờ
1

Chuẩn bị phòng sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ghế ngồi,
tranh ảnh áp phích.

2

Hướng dẫn người bệnh những thủ tục hành chính.
- Phòng khám

3

Nhận định tình trạng người bệnh.

4

Phân loại người bệnh theo thứ tự ưu tiên.

5

Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn

6

Đưa người bệnh vào khám và phụ giúp bác sỹ khám bệnh.

7


Chuyển người bệnh về khoa phòng điều trị (nội trú) hoặc
hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc, tái khám (ngoại trú)

* Tại khoa, phòng bệnh.
8

Nhận bàn giao người bệnh.

9

Chuyển người bệnh về buồng bệnh.

10

Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, dán hoàn chỉnh hồ sơ.

11

Phụ giúp bác sỹ khám bệnh.

12

Hướng dẫn nội quy khoa phòng.

NGƯỜI BỆNH CHUYỂN VIỆN
* Chuẩn bị người bệnh.
13

Thông báo, giải thích và dặn dò người bệnh hoặc thân

nhân những điều cần thiết.

7


BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

MỨC ĐỘ ĐẠT
TT

NỘI DUNG

14

Kiểm tra lại tình trạng người bệnh.
* Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện.

15

Thuốc, dụng cụ cấp cứu khi cần thiết.

16

Nước chín, ca, cốc, nilon để che mưa.

17

Gối, chăn đắp, phương tiện vận chuyển.
* Kỹ thuật tiến hành.


18

Hoàn thành đầy đủ các thủ tục hành chính

19

Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn.

20

Đưa người bệnh lên phương tiện vận chuyển.

21

Điều dưỡng đi kèm người bệnh tới bệnh viện mới.

NGƯỜI BỆNH RA VIỆN
22

Hoàn thành đầy đủ các thủ tục hành chính

23

Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc theo đơn của
bác sỹ.

24

Hướng dẫn người bệnh cách phòng bệnh tránh tái phát,
thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn.


25

2 tay điều dưỡng luồn qua nách người bệnh đỡ người
bệnh đứng lên.

26

Điều dưỡng đỡ người bệnh xoay 90° từ từ cho người bệnh
ngồi vào xe lăn.

27

Cài dây an toàn ngang bụng để đỡ người bệnh rồi đẩy
xe đi.

8

Không
Làm
Làm
làm
được,
độc lập,
hoặc
không cần cần có
sự hỗ trợ sự hỗ trợ làm sai


BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH


4. Tổ chức dạy - học thực hành
- GV thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: GV làm mẫu hoặc học viên quan sát video.
- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; GV hỗ trợ
- Lượng giá cuối bài học thực hành:
+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;
+ GV và học viên quan sát theo bảng kiểm;
+ HV cho phản hồi;
+ GV cho phản hồi và kết luận

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Người bệnh nữ Nguyễn Thị A, 56 tuổi ở nhà bị ngã sau đó ỉa đùn, đái dầm, gọi hỏi không biết,
được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê, huyết áp 150/90mmHg, mạch 90 lần/ phút, nhịp
thở 22 lần/phút và được bác sỹ tai biến mạch máu não. Hãy nhận định để xác định các vấn đề cần
chăm sóc có ở người bệnh A và đưa ra các can thiệp điều dưỡng phù hợp cho các vấn đề đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009). Kỹ năng thực hành điều dưỡng. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học
2. Trường Đại học Y dược TP HCM (2006). Điều dưỡng cơ bản I, Hà Nội : NXBYH

9


BÀI 1. QUI TRÌNH ĐÓN TIẾP NGƯỜI BỆNH

BẢNG KIỂM KỸ THUẬT LÀM VIỆC NHÓM
Mức độ đạt

TT


NỘI DUNG

1

Lắng nghe: tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích,
tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn
trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn
toàn trái ngược với quan điểm của bản thân

2

Chất vấn: Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa
trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi
mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình
cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự

3

Thuyết phục: Khi nêu ý kiến đóng góp cho nhóm, kèm
theo lý lẽ thuyết phục để nhận được sự đồng tình của nhiều
thành viên trong nhóm.

4

Tôn trọng: tôn trọng ý kiến của những người khác thể
hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng
thành hiện thực.

5


Trợ giúp: giúp đỡ nhau các thành viên khác trong nhóm. 

6

Sẻ chia: đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình
khi gặp các tình huống tương tự trước đó.

7

Chung sức: đóng góp trí lực cùng với các thành viên khác
thực hiện kế hoạch đã đề ra.

10

Làm
độc lập,
không
cần sự
hỗ trợ

Làm
được,
cần có
sự hỗ
trợ

Không
làm
hoặc
làm sai



BÀI 2
Quy trình điều dưỡng
(Nghiên cứu ca bệnh)

MỤC TIÊU


Nghiên cứu ca bệnh sử dụng quy trình điều dưỡng và học tập năng lực thực hành chăm sóc,
trong đó làm rõ nhu cầu và vấn đề của người bệnh và gia đình, đưa ra mục đích, mục tiêu và
phương pháp hỗ trợ cụ thể

NỘI DUNG
1. Giới thiệu
Học viên học và nghe người hướng dẫn hướng dẫn những nội dung sau:


Nhận định người bệnh thu thập những thông tin chăm sóc cần thiết, hiểu những thông tin
liên quan tới sức khỏe người bệnh dựa trên những kiến thức đã học.



Lập kế hoạch hỗ trợ chăm sóc, thực hiện và đánh giá.



Trình bày học tập nghiên cứu ca bệnh.

2. Hướng dẫn học viên tự học các bài lý thuyết liên quan tới kỹ năng

Học viên ôn tập trước những nội dung sau trong giáo trình:
BÀI 13.TƯ VẤN SỨC KHỎE
BÀI 14. TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE
3. Quy trình thực hành:
(1) Học viên lựa chọn người bệnh để thực hiện nghiên cứu ca bệnh cùng với người hướng dẫn
(2) Học viên dựa vào “MẪU GHI BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (CA BỆNH TRONG LÂM SÀNG)”,
thực hiện quy trình chăm sóc (thu thập thông tin - nhận định - thực hiện - kế hoạch đánh giá)
(3) Các bước thực hành tuân theo “Quy trình chăm sóc”
(4) Đánh giá: (dựa theo kết quả mong đợi)


Trình bày nghiên cứu ca bệnh, hiểu được nội dung đã làm được, các vấn đề trong thời
gian tới
11


BÀI 2. Quy trình điều dưỡng

4. Bảng kiểm
(Được sử dụng để đánh giá học viên bằng hình thức học viên tự đánh giá và người hướng dẫn
đánh giá). Người hướng dẫn giải thích về nội dung và cách sử dụng.
TT

NỘI DUNG

1

Nhận định người bệnh thu thập những thông tin chăm sóc cần
thiết, hiểu tổng thể về người bệnh


MỨC ĐỘ ĐẠT
C

D

S

• Thu thập mang tính hệ thống những thông tin chăm sóc cần
thiết như thông tin y học, thể trạng của người bệnh, tinh thần
và thông tin xã hội, đồng thời sắp xếp những thông tin đã có,
phân tích và hiểu tổng thể về người bệnh.
Lập kế hoạch hỗ trợ, thực hiện và đánh giá

2

• Từ kết quả nhận định, lập kế hoạch hỗ trợ chăm sóc, thực hiện
chăm sóc dựa trên kế hoạch đã lập, đánh giá kết quả chăm
sóc dựa trên thông số khách quan (kết quả xét nghiệm, triệu
chứng bệnh có hay không, v.v.) và thông số chủ quan (ý kiến
của người bệnh, biểu hiện, v.v.)
Trình bày học tập nghiên cứu ca bệnh

3

• Trình bày nghiên cứu ca bệnh, hiểu được nội dung đã làm
được, các vấn đề trong thời gian tới
Chú ý:
C: Làm độc lập không cần sự hỗ trợ,
D: Làm được cần sự hỗ trợ,
S: Không làm hoặc làm không đúng

Các mức độ đó được giải thích rõ ràng trong phần hướng dẫn sử dụng ở phần đầu của tài liệu.
5. Tổ chức dạy - học thực hành


Người hướng dẫn và học viên trao đổi để lựa chọn 1 người bệnh phù hợp để có thể hoàn thành
mục tiêu của bài học và tiến hành nghiên cứu ca bệnh sử dụng quy trình điều dưỡng.



Một học viên có thể thực hiện nghiên cứu ca bệnh cho một người bệnh hoặc một nhóm 3-5 học
viên tiến hành nghiên cứu 1 ca bệnh. Thực hiện bằng phương pháp mà người hướng dẫn có thể
hỗ trợ được.

(Chú ý)
(1) Người bệnh phù hợp là trường hợp bệnh không quá phức tạp, có thể thực hiện quy trình
chăm sóc bằng kiến thức của học viên.
(2) Người hướng dẫn đưa ra tư vấn cần thiết, hỗ trợ học viên để thực hiện được quy trình
chăm sóc.
12


BÀI 3
DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

MỤC TIÊU
1. Trình bày được mục đích, nguyên tắc dự phòng và chăm sóc loét ép. (TCNL 1.1, 1.2, 5.1,
6.1, 13.1, 20.1)
2. Trình bày được nguyên nhân gây loét ép và dấu hiệu/ triệu chứng của loét ép. (TCNL 1.1,
1.2)
3. Thực hiện được đánh giá nguy cơ loét ép theo thang điểm Braden và các kỹ năng dự phòng

và chăm sóc loét ép an toàn, hiệu quả (TCNL 2.2, 2.3, 2.4, 3.2, 4.4, 4.5, 5.1, 6.1, 6.2, 6.3)
4. Thể hiện được sự ân cần, với người bệnh và gia đình người bệnh, rèn luyện tác phong cẩn
thận trong khi thực hiện kỹ thuật. (TCNL 1.1, 1.2, 4.3, 4.5, 5.2, 10.1, 10.2, 10.3, 11.3)

NỘI DUNG
1. Kiến thức liên quan đến kỹ năng (học viên tự nghiên cứu kiến thức liên quan đến dự
phòng và loét tỳ đè ở trong tài liệu tham khảo).
1.1. Khái niệm, nguyên nhân, mục đích, các vị trí dễ bị loét
1.2. Các giai đoạn phát triển của loét
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét
2. Đánh giá nguy cơ loét tỳ đè theo thang điểm BRADEN
Thang điểm Braden được xây dựng trên 6 tiêu chuẩn đánh giá bao gồm: Thụ cảm qua giác quan,
độ ẩm, mức độ hoạt động thể chất, khả năng vận động, dinh dưỡng, khả năng vận động. Dựa vào kết
quả cho điểm khi quan sát người bệnh để xác định nguy cơ loét tỳ đè của người bệnh từ nhẹ đến cao.

13


BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

Bảng đánh giá mức độ nguy cơ loét của BRADEN
TIÊU CHUẨN

QUAN SÁT

ĐIỂM

Hoàn toàn giới hạn

1


Rất giới hạn

2

Hơi giới hạn

3

Thụ cảm nguyên vẹn

4

Luôn luôn ẩm

1

Độ ẩm

Thường ẩm

2

(Khả năng phản ứng với sự không chịu do chèn ép)

Thỉnh thoảng ẩm

3

Hiếm khi ẩm


4

Thường nằm giường

1

Thường ngồi xe lăn

2

Thỉnh thoảng đi bộ

3

Đi bộ đều đặn

4

Hoàn toàn bất động

1

Khả năng vận động hạn chế

2

Khả năng vận động hơi giảm

3


Không có giới hạn vận động

4

Kém

1

Cơ thể chưa phối hợp

2

Đầy đủ

3

Tốt

4

Tình trạng thường gặp

1

Tình trạng thoáng gặp

2

Không vấn đề gì về tư thế


3

Thụ cảm qua giác quan (khả năng phản ứng với sự
không chịu do chèn ép)

Mức độ hoạt động thể chất

Khả năng vận động

Dinh dưỡng

Sự cọ sát và trầy xước

Kết quả điểm Braden đạt được trong khoảng:
-

23 đến 18: Không có nguy cơ loét đến nguy cơ nhẹ.

-

14 đến 17: Nguy cơ loét nhẹ đến trung bình.

14


BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

-


9 đến 13: Nguy cơ trung bình đến nguy cơ loét cao.

-

6 đến 8: Tương ứng với nguy cơ loét cao.

2. Quy trình kỹ thuật
2.1. Quy trình kỹ thuật dự phòng loét ép
Kết quả mong đợi: Người bệnh/người nhà NB hợp tác tốt khi được chăm sóc, dự phòng loét
ép. Người bệnh được chăm sóc dự phòng loét ép hiệu quả. Người bệnh/người nhà NB hiểu được
mục đích của việc chăm sóc dự phòng loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếu có).
Nhận định

Lý do

1. Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, Xác định đúng người bệnh.
tuổi và đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ
bệnh án.
2. Nhận định toàn trạng người bệnh

Đánh giá tổng quát tình trạng người bệnh để đưa
ra xử trí kịp thời.

3. Nhận định các nguy cơ hình thành loét ép:

- Người bệnh không thể xoay trở cơ thể.

- Tình trạng liệt hoặc bất động do hạn chế - Khi mất cảm giác hiện tại, người bệnh không
bởi thiết bị (nẹp bột, tạ kéo nắn…)
nhận ra cảm giác không thoải mái ở nơi bị tì

đè và không thể tự mình thay đổi tư thế.
- Mất cảm giác (liệt nửa người, chấn thương
- Nguy cơ tắc mạch đặc biệt ở nơi bị tì đè

cột sống…).
- Rối loạn tuần hoàn máu (đái tháo đường).

- Tăng sức nặng cơ thể

- Béo phì

- Người già có nguy cơ loét ép cao

- Lứa tuổi

- Da tiếp xúc với môi trường ẩm ướt có chứa vi
khuẩn là yếu tố thuận lợi tạo nên loét da

- Nằm lâu và đại tiểu tiện không tự chủ

4. Nhận định tình trạng vùng da: sự toàn vẹn Đánh giá tuần hoàn tại nơi tì đè để kích thích
của da, màu sắc, nhiệt độ, độ ẩm, sự đàn hồi... tuần hoàn cho người bệnh
5. Nhận định tình trạng tuần hoàn tại chỗ

Phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ

6. Nhận định sự hiểu biết của người bệnh và Xác định kiến thức của người bệnh và người nhà
người nhà người bệnh về các vấn đề liên quan về dự phòng loét ép để bổ sung kiến thức.
đến loét và dự phòng loét.
Lập kế hoạch


1.Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc, dự phòng loét ép.
2.Người bệnh được chăm sóc dự phòng loét ép hiệu quả.
3.Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc chăm sóc dự phòng loét ép
và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếu có).

15


BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

TT

Các bước thực hành

Lý do/giải thích

Điều dưỡng vệ sinh tay

Giảm thiểu sự lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ đầy đủ và
hợp lý

Thuận tiện cho việc thực hiện kỹ thuật

Xác định người bệnh, thủ thuật can thiệp,
giải thích thủ thuật với người bệnh

Để NB và gia đình NB yên tâm hợp tác, đỡ

lo lắng.

4

Điều dưỡng mang găng tay sạch

Ngăn ngừa nghiễm khuẩn, hạn chế vi sinh vật

5

Bộc lộ và lau rửa những vùng tỳ đè bằng
xà phòng và nước ấm. Thấm khô

Làm sạch vùng da có nguy cơ loét

6

Xoa nhẹ vùng tỳ đè bằng bột talc, thay
đổi tư thế người bệnh 2 giờ/lần.

- Giúp máu lưu thông tốt. Phòng loét ép

7

Đặt người bệnh nằm trên các phương
tiện chống loét thích hợp

- Phòng loét xảy ra

Thu dọn dụng cụ, rửa tay


- Bảo quản dụng cụ
- Làm giảm sự lây nhiễm vi sinh vật

Ghi phiếu chăm sóc:
- Tình trạng da người bệnh
- Các can thiệp phòng chống loét

- Theo dõi người bệnh

1

2

3

8

9

Đánh giá

1.Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc,
dự phòng loét ép.

2.Người bệnh được chăm sóc dự phòng loét ép hiệu quả.
3.Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc chăm sóc
dự phòng loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếu có).

16




Không


BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

2.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc và điều trị loét ép
Kế hoạch và kết quả: Người bệnh/người nhà NB hợp tác tốt khi được chăm sóc, dự phòng loét
ép. Người bệnh được chăm sóc và điều trị loét ép hiệu quả. Người bệnh/người nhà NB hiểu được
mục đích của việc chăm sóc điều trị loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếu có).
Nhận định

Lý do

1. Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và
đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án.

Xác định đúng người bệnh.

2. Nhận định toàn trạng người bệnh

Đánh giá tổng quát tình trạng người
bệnh để đưa ra xử trí kịp thời.

3. Nhận định các nguy cơ hình thành loét ép:
- Tình trạng liệt hoặc bất động do hạn chế bởi thiết
bị (nẹp bột, tạ kéo nắn…)


- Người bệnh không thể xoay trở cơ thể.

- Mất cảm giác (liệt nửa người, chấn thương cột
sống…).

- Khi mất cảm giác hiện tại, người
bệnh không nhận ra cảm giác không
thoải mái ở nơi bị tì đè và không thể
tự mình thay đổi tư thế.

- Rối loạn tuần hoàn máu (đái tháo đường).

- Nguy cơ tắc mạch đặc biệt ở nơi bị tì đè

- Béo phì

- Tăng sức nặng cơ thể

- Lứa tuổi

- Người già có nguy cơ loét ép ca

- Nằm lâu và đại tiểu tiện không tự chủ

- Da tiếp xúc với môi trường ẩm ướt có
chứa vi khuẩn là yếu tố thuận lợi tạo
nên loét da

4. Đánh giá khả năng vận động của người bệnh


Có kế hoạch hỗ trợ người bệnh thay đổi
tư thế.

5. Nhận định sự hiểu biết của người bệnh và người
nhà người bệnh về các vấn đề liên quan đến loét
và dự phòng loét.

Xác định kiến thức của người bệnh và
người nhà về dự phòng loét ép để bổ
sung kiến thức.

6. Đánh giá tình trạng vết loét: vị trí, độ sâu, kích
thước vết loét…

Để chăm sóc và điều trị phù hợp tình
trạng vết loét.

7. Sự mềm mại hay khô ráp của da, da có vảy, da
khô hay ẩm ướt không.

Xác định yếu tố nguy cơ

8. Đánh giá tình trạng tuần hoàn tại chỗ

Phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ

17


BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP


Lập kế hoạch
1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc điều trị loét ép.
2. Người bệnh được điều trị loét ép hiệu quả.
3. Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc điều trị loét ép và phát hiện
được các dấu hiệu bất thường (nếu có).
TT

Các bước thực hành

Lý do/giải thích

1

Điều dưỡng vệ sinh tay

Giảm thiểu sự lây nhiễm vi sinh vật
gây bệnh.

2

Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ đầy đủ và hợp lý

Thuận tiện cho việc thực hiện kỹ thuật

3

Xác định người bệnh, thủ thuật can thiệp, giải Để NB và gia đình NB yên tâm hợp
thích thủ thuật với người bệnh
tác, đỡ lo lắng.


4

Điều dưỡng mang găng tay sạch

Ngăn ngừa nghiễm khuẩn, hạn chế vi
sinh vật

5

Trải nilon, khăn bông dưới vùng tỳ đè

Đảm bảo vệ sinh giường bệnh

6

Rửa sạch vết loét như một vết thương, nếu loét Giúp vết loét tiến triển tốt
ép có tổ chức hoại tử cần cắt lọc hết phần hoại tử.

7

Đắp thuốc hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc vết
thương phù hợp theo chỉ định điều trị.

8

Băng lại hoặc để thoáng tuỳ theo tình trạng Giúp vết loét hạn chế tiếp xúc với
loét ép.
môi trường bên ngoài


9

Xoa bóp vùng xung quanh loét ép để kích thích Giúp máu lưu thông tốt.
tuần hoàn.

10

Thay ga trải giường nếu ướt

11

Giúp cho người bệnh thoải mái và
Cho người bệnh nằm lại thoải mái trên các phương sạch sẽ.
tiện chống loét thích hợp.

12

Thu dọn dụng cụ.

- Bảo quản dụng cụ
- Làm giảm sự lây nhiễm vi sinh vật

13

Ghi phiếu chăm sóc:
- Tình trạng của da. Những phát hiện mới nếu có.
- Tình trạng của loét ép.
- Loại thuốc dùng.
- Các điều dặn dò nếu cần.


18

- Theo dõi người bệnh


BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

Đánh giá



Không

1. Người bệnh/người nhà người bệnh yên tâm, hợp tác tốt khi được chăm sóc
điều trị loét ép.
2. Người bệnh được điều trị loét ép hiệu quả.
3. Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục đích của việc điều trị
loét ép và phát hiện được các dấu hiệu bất thường (nếu có).
* Dụng cụ: Thau nước ấm; Xà bông; Khăn bông lớn; Khăn nhỏ; Bột talc; Vòng bông; Vải trải
giường (nếu cần); Tấm nilon; Vòng hơi cao su và khăn phủ; Đệm hơi, đệm nước; Dụng cụ quản
lý chất tiết: tã vải hay giấy cho cả nam lẫn nữ, túi dẫn nước tiểu.
3. Bảng kiểm: Dùng cho học viên tự lượng giá và GV đánh giá
Giảng viên giới thiệu (có giải thích) nội dung và cách sử dụng bảng kiểm.
Mức độ đạt
TT

Nội dung

Làm độc
lập, không

cần sự
hỗ trợ

Làm
được,
cần có sự
hỗ trợ

Không
làm
hoặc
làm sai

(2)

(1)

(0)

I. Nhận định
1

Nhận định đúng người bệnh: hỏi họ tên, tuổi và
đối chiếu với vòng đeo tay, hồ sơ bệnh án. Nhận
định toàn trạng người bệnh.

2

Nhận định các nguy cơ hình thành loét ép: hạn
chế vận động, rối loạn tuần hoàn, béo phì, nằm

lâu…

3

Nhận định tình trạng vùng da: sự toàn vẹn của da,
màu sắc, nhiệt độ, độ ẩm, sự đàn hồi... Nhận định
tình trạng tuần hoàn tại chỗ

4

Nhận định sự hiểu biết của người bệnh và người
nhà người bệnh về các vấn đề liên quan đến loét
và dự phòng loét.

II. Lập kế hoạch
5

Người bệnh/người nhà NB yên tâm, hợp tác tốt
khi được chăm sóc, dự phòng loét ép/ điều trị
loét ép.

6

Người bệnh được dự phòng/ điều trị loét ép
hiệu quả.
19


BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP


Mức độ đạt
TT

7

Nội dung

Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục
đích của việc dự phòng/điều trị loét ép và phát
hiện được các dấu hiệu bất thường (nếu có).

III. Thực hiện
8

Điều dưỡng vệ sinh tay thường qui

9

Chuẩn bị và sắp xếp dụng cụ hợp lý

10

Xác định người bệnh, thủ thuật can thiệp, giải
thích thủ thuật với người bệnh

11

Mang găng tay sạch

12


Trải nylon, khăn bông dưới vùng tỳ đè

13

Dự phòng loét ép

14

Bộc lộ và lau rửa - Rửa sạch vết loét như
một vết thương, nếu
những vùng tỳ đè
loét ép có tổ chức hoại
bằng xà phòng và
tử cần cắt lọc hết phần
nước ấm. Thấm khô
hoại tử, đắp thuốc theo
chỉ định điều trị.

Chăm sóc, điều trị loét ép

- Băng lại hoặc để thoáng
tuỳ theo tình trạng loét
ép.
15

Xoa nhẹ vùng tỳ đè Xoa bóp vùng xung
bằng bột talc, thay quanh loét ép để kích thích
đổi tư thế người tuần hoàn.
bệnh 2 giờ/lần.


16

- Thay ga trải giường nếu ướt
- Đặt người bệnh nằm trên các phương tiện
chống loét thích hợp

17

Thu dọn dụng cụ, rửa tay

18

Ghi phiếu chăm sóc
- Tình trạng da người bệnh
- Các can thiệp phòng chống loét/điều trị loét.

20

Làm độc
lập, không
cần sự
hỗ trợ

Làm
được,
cần có sự
hỗ trợ

Không

làm
hoặc
làm sai

(2)

(1)

(0)


BÀI 3. DỰ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP

Mức độ đạt
TT

Nội dung

Làm độc
lập, không
cần sự
hỗ trợ

Làm
được,
cần có sự
hỗ trợ

Không
làm

hoặc
làm sai

(2)

(1)

(0)



Không

Đánh giá
19

Người bệnh/người nhà NB yên tâm, hợp tác tốt
khi được chăm sóc, điều trị loét ép.

20

Người bệnh được chăm sóc, điều trị loét ép an
toàn, hiệu quả.

21

Người bệnh/người nhà người bệnh hiểu được mục
đích của việc chăm sóc, điều trị loét ép và phát
hiện được các dấu hiệu bất thường (nếu có)


4. Tổ chức dạy - học thực hành
- Người hướng dẫn thống nhất lại các bước của quy trình thực hành: Người hướng dẫn làm mẫu
hoặc học viên quan sát video.
- Chia nhóm học viên thực hành theo quy trình; Người hướng dẫn hỗ trợ
- Lượng giá cuối bài học thực hành:
+ Chọn ngẫu nhiên một/một nhóm học viên thực hiện quy trình;
+ Người hướng dẫn và học viên quan sát theo bảng kiểm;
+ HV cho phản hồi;
+ Người hướng dẫn cho phản hồi và kết luận
5. Câu hỏi lượng giá cuối bài
Bài tập tình huống 1:
Người bệnh Hoàng Văn T, 26 tuổi bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông. Người bệnh hôn
mê và được thở máy tại khoa cấp cứu hồi sức đã hơn 1 tháng.
A. Vị trí nào của người bệnh dễ bị loét ép nhất nếu chăm sóc không tốt?
B. Phương pháp chống loét tốt nhất cho người bệnh là gì?
Bài tập tình huống 2:
Cháu Trần Thị H, 10 tuổi bị bỏng nước sôi ở lưng và chân. Cháu đã điều trị tại Khoa Bỏng được
20 ngày. Hiện nay cháu phải nằm sấp và không thể ngồi dậy được.
A. Cháu có nguy cơ bị loét ép không?
B. Các vị trí nào dễ bị loét ép nhất?
21


×