Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Sử dụng phân hóa học và vấn đề ô nhiễm đất nông nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.99 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN
THỔ NHƯỠNG 2

Nhóm :

10

Môn :

Thổ Nhưỡng 2

HÀ NỘI - 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chuyên đề:
SỬ DỤNG PHÂN HÓA HỌC VÀ
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM
Môn: Thổ Nhưỡng 2
Nhóm 10:
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………
……………………………………


……………………………………
Hà Nội, Tháng 9 năm 2012


Mục lục
Mở đầu ............................................................................................................ 3

1.

Giới thiệu chung về phân bón .................................................................... 3

1.1

1.1.1. Phân loại phân bón .................................................................................. 3
1.1.2. Tác dụng của phân bón ........................................................................... 6
1.1.3. Sự tồn lưu của phân bón trong đất ...................................................... 10
1.1.4. Sự chuyển hóa của phân bón trong đất ............................................... 11
1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam........................... 12
1.3. Khái quát các vấn đề môi trường do phân bón gây ra.......................... 18
2.

Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường đất............................................ 20
2.1. Thoái hóa đất do phân bón ...................................................................... 20
2.2. Ô nhiễm đất do phân bón......................................................................... 25
2.3
2.2.1 Ô nhiễm đất do phân hóa học .............................................................. 25
2.2.2 Ô nhiễm đất do phân hữu cơ ................................................................ 29
2.2.3 Ô nhiễm nguyên tố vi lượng ................................................................. 32
Ảnh hưởng của phân bón lên sinh vật đất.............................................. 37


3. Kết luận ......................................................................................................... 40
4. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 44

2
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2


1.

Mở đầu
1.1.

Giới thiệu chung về phân bón

Nông nghiệp hiện nay phải sản xuất một lượng lớn thức ăn không chỉ để đáp ứng
nhu cầu trong nước mà còn phục vụ việc xuất khẩu. Trong khi đó, diện tích đất trồng trọt
tính theo đầu người ngày càng giảm do dân số gia tăng và cũng vì sự phát triển thành phố,
kỹ nghệ và việc sử dụng cho những mục đích phi nông nghiệp. Do đó, người ta cần phải
thâm canh mạnh hơn, dẫn tới việc làm xáo trộn dòng năng lượng và chu trình vật chất
trong hệ sinh thái nông nghiệp. Một trong các biện pháp thâm canh được sử dụng nhiều
nhất là tăng cường sử dụng các loại phân bón để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của
thực vật.
1.1.1 Phân loại phân bón
Phân bón được đưa vào đất có tác dụng trực tiếp cải thiện dinh dưỡng của cây
trồng và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Phân bón chủ yếu được chia làm hai nhóm chính:
-

Nhóm phân vô cơ: bao gồm phân N, P, K, Mg, phân Bo, Mo và phân hỗn
hợp.


Hình 1. Phân vô cơ ( Phân khoáng )
Thổ Nhưỡng 2

3

Nhóm 10
-

Nhóm phân hữu cơ: bao gồm phân chuồng, phân bắc, phân than bùn, phân xanh
và phân rác.


Hình 2. Mô hình ủ phân hữu cơ từ bùn và phế phẩm
Một số nguồn nguyên liệu dùng làm phân bón hữu cơ:
-

Rác ủ hoai mục: Rác sinh hoạt sau khi loại bỏ những vật rắn như sành sỏi, thủy
tinh, kim loại, ni lông… có thể ủ cho mục để làm phân bón.

-

Phân xanh: một số cây và cỏ dại có hàm lượng dinh dưỡng cao có thể ủ cho
hoai mục để làm phân bón.

-

Bã đậu phộng, đậu nành, hạt bông vải có hàm lượng dinh dưỡng cao.

-


Bột máu động vật, bột xương, phế phẩm từ các lò mổ, các nhà máy chế biến đồ
hộp… là những nguồn nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao có thể xử lý
để làm phân bón hữu cơ.

-

Phân chuồng: Các nguồn phân thải từ gia súc, gia cầm phần lớn có hàm lượng
dinh dưỡng cao nên là một trong những nguyên liệu chủ yếu được dùng làm

4
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
phân bón hữu cơ. Tuy nhiên nên lưu ý đến cách ủ cho hoai mục cần thiết phải
loại bỏ được mầm bệnh thường có trong phân chuồng.
-

Mạt cưa: Có thể dùng làm phân hữu cơ nhưng phải ủ cho hoai trước khi đưa
xuống đất để tránh hiện tượng tranh thủ đạm của cây trồng trong quá trình phân
hủy.


Về ý nghĩa dinh dưỡng, phân bón được chia thành phân có tác dụng trực tiếp cung
cấp các chất dinh dưỡng cho cây và phân bón có tác dụng gián tiếp được sử dụng để cải
thiện tính chất đất (vôi).
Trong các loại phân thì phân vô cơ chủ yếu được sử dụng nhiều nhất.
Các loại phân vô cơ phổ biến là:
-

Phân đạm: cung cấp N cho cây trồng. Các loại phân đạm hay dùng gồm: Phân

đạm amoni (là các muối của NH4+), phân ure (NH2)2CO, phân nitrat (là các
muối của NO3-).

-

Phân lân: cung cấp P cho cây trồng dưới dạng H(PO4)2- hoặc H2PO4-. Các loại
phân lân phổ biến là supe photphat đơn (chứa 14 – 20% P2O5, hỗn hợp gồm
Ca(H2PO4)2 và CaSO4) và supe photphat kép (chứa 40 – 50% P2O5 với thành
phần là Ca(H2PO4)2).

-

Phân kali: cung cấp cho cây nguyên tố K dưới dạng K+, thành phần chủ yếu là
KCl và K2SO4.

Hình 3. Một số loại phân bón hóa học (từ trái qua):
1. Phân đạm 2. Phân lân 3. Phân Kali 4. Phân tổng hợp
5
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
Ngoài ra, hiện nay các loại phân tổng hợp cũng đang được dùng ngày càng phổ
biến. Phân tổng hợp là loại phân có từ 2 dưỡng chất trở lên. Các loại phân thông dụng
hiện nay là: DAP, NPK 16-16-18, NPK 20-20-15,… Phân tổng hợp sử dụng tiện lợi hơn
phân đơn, tác dụng tương đương như phân đơn khi bón cùng lượng nguyên chất. Đối với
cây lúa chỉ dùng trong giai đoạn đầu 20-25 sau khi sạ, giai đoạn sau nên dùng phân đơn
urê, kali để bón hoặc phun Nitrat kali qua lá nồng độ 1-2% trước khi trổ 1 tuần.


Bảng 1. Tỉ lệ % dưỡng chất có trong phân tổng hợp


1.1.2 Tác dụng của phân bón
Phân đạm thúc đẩy cây trồng tăng trưởng mạnh, kích thích lúa đẻ chồi, bộ lá phát

Loại phân

% dưỡng chất

triển và xanh đậm, tăng số hạt trên bông, tăng tỷ lệ hạt chắc và hàm lượng Protein trong
hạt.

Loại phân

Đạm

Lân

Kali

DAP

18

46

0

Thiếu đạm: Cây phát triển còi cọc, nẩy chồi kém, lá nhỏ và ngắn về sau chuyển
16-16-8
16 ngắn và cho năng suất
16 thấp.

sang NPK
màu vàng
nhạt, cây lùn, bông

8

NPK 20-20-0

20

20

0

NPK 20-20-15

20

20

15

Thừa đạm: Thân lá phát triển mạnh, cây mềm yếu dễ bị lốp và đổ ngã trong mùa

mưa (vụ hè thu), ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng kéo dài, trổ và chín chậm, sâu bệnh
phát triển mạnh.

6
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2

Phân lân giúp cho cây lúa có bộ rễ phát triển mạnh, tăng hiệu quả sử dụng phân
đạm, sớm phục hồi sau khi cấy, cho nhiều hạt chắc và phẩm chất cao, lúa chín sớm và
đều. Ngoài ra lân còn có tác dụng hạ phèn tạo điều kiện cây lúa phát triển tốt.
Thiếu lân : cây lúa phát triển còi cọc, nở bụi kém. Lá lúa nhỏ và ngắn về già chuyển
sang màu mâu đỏ và màu tía, số lượng hạt trên bông thấp và năng suất giảm.
Phân kali xúc tiến quá trình quang hợp, hình thành và vận chuyển các chất dinh
dưỡng, chất bột đường trong cây. Kali giúp cây cứng cáp chống đổ ngã, giảm tác dụng
vươn lóng, vươn lá do bón thừa đạm, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh, tăng phẩm


chất gạo.
Thiếu kali : Cây có các triệu chứng sau:
-

Cây sinh trưởng còi cọc, hạn chế nẩy chồi, cây lúa lùn lá lúa xòe và cò màu
xanh đậm.

-

Lá lúa đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu trên bề mặt lá lúa.

-

Lúa dễ bị nhiễm sâu bệnh, năng suất và phẩm chất gạo giảm.

Thực tiễn ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới cho thấy, phân bón hóa học đóng
góp vào việc tăng tổng sản lượng hơn nhiều so với tăng diện tích và tăng vụ. Kết quả theo
dõi nhiều năm ở Việt Nam cũng cho thấy, cứ bón 1kg N sẽ bội thu từ 10 – 15kg thóc.
Ngoài ra phân vô cơ còn cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây trồng. Tác dụng
của một số nguyên tố vi lượng đối với cây trồng1:


Khi dùng khái niệm nguyên tố đa lượng hay nguyên tố vi lượng, người ta căn cứ vào hàm
lượng của chúng
trong đất hoặc trong các cơ thể sống. Thông thường người ta gọi những nguyên tố cần thiết cho cơ
thể sống với một
lượng nhỏ nhưng chúng thực hiện những chức năng sinh lí quan trọng là các nguyên tố vi lượng. Ví
dụ: Fe và Mg.
Đối với đất thì hai nguyên tố này được xếp vào dạng đa lượng nhưng trong các cơ thể sống chúng
thuộc dạng vi
lượng, tham gia vào thành phần clorophyl.
7
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
Canxi (Ca) : Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành
các mô cơ quan của cây. Chúng có ý nghĩa quan trọng trong việc trung hòa độ chua của
đất cũng như việc khử độc do sự có mặt của các cation (Na+, Al3+ ...) trong nguyên sinh
chất của tế bào. Cùng với P, Ca là nguyên tố hàng đầu để tăng năng suất và chất lượng
cây họ đậu.
Khi thiếu Ca thì đỉnh sinh trưởng và chóp rễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các
mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế. Triệu chứng đặc trưng của cây
thiếu Ca là các lá mới ra bị dị dạng, chóp lá uốn câu, rễ kém phát triển, ngắn, hóa nhầy và
chết. Ca là chất không di động trong cây nên biểu hiện thiếu Ca thường thể hiện ở các lá


non trước.
Magiê (Mg) : Magiê là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết
định hoạt động quang hợp của cây. Đây cũng là chất hoạt hóa của nhiều enzym rất quan
trọng đối với quá trình hô hấp và trao đổi chất của cây. Mg rất cần đối với các cây ngắn
ngày như lúa, ngô, đậu, khoai tây... Mg sẽ làm tăng hàm lượng tinh bột trong sản phẩm.
Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục.

Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất
hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non, vì Mg là
nguyên tố linh động, cây có thể dùng lại từ các lá già.
Sắt (Fe) : Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa các enzym của quá trình
quang hợp và hô hấp. Nó không tham gia vào thành phần diệp lục nhưng có ảnh hưởng
quyết định tới sự tổng hợp diệp lục trong cây. Hàm lượng sắt trong lá cây có quan hệ mật
thiết đến hàm lượng diệp lục trong chúng.
Sự thiếu hụt Fe thường xảy ra trên nền đất có đá vôi. Lá cây thiếu sắt sẽ chuyển từ
màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng
thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vì Fe không di động từ lá già về
lá non.
8
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
Mangan (Mn): Mn là nguyên tố hoạt hóa rất nhiều enzym của các quá trình quang
hợp, hô hấp và cố định nitơ phân tử.
Triệu chứng điển hình khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến vàng,
nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt lá và phát
triển thành các vết hoại tử trên lá. Nếu thiếu nghiêm trọng sẽ gây khô và chết lá. Triệu
chứng thiếu Mn có thể biểu hiện ở lá già hay lá non tùy theo từng loại cây.
Đồng (Cu): Đồng là nguyên tố hoạt hóa nhiều enzym của quá trình tổng hợp
protein, axit nucleic và dinh dưỡng nitơ của cây.
Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộng lầy thụt.
Cây trồng thiếu đồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay xảy ra ở cây ăn quả),


kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả. Với cây họ hòa thảo, nếu thiếu đồng sẽ làm mất
màu xanh ở phần ngọn lá.
Bo (B): B là một trong những nguyên tố vi lượng có hiệu quả nhất với cây trồng.
B tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và

chất khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng và
quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình
thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên .
Molypden (Mo) : Mo có vai trò rất quan trọng trong việc trao đổi nitơ, tổng hợp
Vitamin C và hình thành lục lạp của cây.
Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung, đặc biệt của các cây
họ đậu.
Kẽm (Zn) : Zn tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym của nhiều hoạt động sinh lý,
sinh hóa của cây.
9
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
Thiếu Zn sẽ gây rối loạn trao đổi auxin nên ức chế sinh trưởng, lá cây bị biến
dạng, ngắn, nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng
Tác dụng của phân hữu cơ là làm tăng năng suất cây trồng, giúp cây trồng hấp thu
dinh dưỡng tốt hơn, tăng hiệu lực phân hóa học, cải tạo đất, giữ pH đất ở mức độ trung
hòa hợp lý; tăng chất mùn cho đất, chứa các kích thích tố giúp cho rễ cây phát triển nhanh
hơn; chứa các chất kháng sinh, các vi sinh vật đối kháng hay các vitamin để tăng khả
năng chống chịu của cây trồng trong những điều kiện bất lợi.
1.1.3 Sự tồn lưu của phân bón trong đất
Khi bón phân vào đất có 5 quá trình sau xảy ra:
-

-


Rửa trôi và mất chất dinh dưỡng do tiêu nước
Thực vật và động vật hấp
Mất dinh dưỡng do bốc hơi vào khi quyển

thụ
Mất ở dạng rắn theo bề mặt xói mòn và rửa trôi
Đất giữ lại
Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác nhau tuỳ thuộc loại phân sử dụng.
-

Ðối với phân đạm: phần lớn phân đạm dễ tan, ngoài phần cây trồng sử dụng,
phần còn lại trong đất tham gia vào các quá trình chuyển hoá khác nhau trong
đất và được giữ lại chủ yếu ở dạng NO3- và NH4+. NH4+ được keo đất giữ, trong
điều kiện oxi hoá NH4+ dễ dàng bị nitrat hoá để hình thành NO3-. Tuy nhiên do
NO3- ít được keo đất giữ và sự hấp phụ hoá học xảy ra với ion này rất yếu nên
quá trình rửa trôi theo nước mặt và thấm sâu, cộng với quá trình phản nitrat hoá
làm hàm lượng NO3- trong đất giảm nhiều sau một năm canh tác.

-

Ðối với phân lân: khác với phân đạm, phân lân ít bị mất đi trong quá trình sử
dụng. Ngoài phần P cây hút và một phần nhỏ dễ hoà tan bị mất đi theo dòng
10

Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
chảy, phần lớn lân tồn tại ở trong đất ở dạng các hợp chất khó tan với Ca, Al và
Fe. Ngoài ra, trong điều kiện đất vùng nhiệt đới chua nhiều, một phần P bị giữ
chặt do hấp phụ lý hoá học bởi các keo dương. Ðây chính là lý do tại sao hàm
lượng lân tổng số trong một số loại đất tăng lên nhiều trong những năm gần đây
do bón phân lân liên tục. Tồn dư của P trong đất tuy không ảnh hưởng xấu đến
môi trường, nhưng sự cố định lân quá mạnh của một số loại đất làm giảm hiệu
suất sử dụng của phân lân.


-

Ðối với phân kali: Khác với phân lân, phân kali dễ tan hơn. Tồn dư của kali
trong đất không gây độc cho đất và môi trường. Kali tồn lưu này có thể tồn tại
ở trong đất dưới các dạng khác nhau tuỳ thuộc vào lượng tồn dư và loại đất.
Một phần kali tồn lưu có thể hoà tan tồn tại trong nước, phần kali này dễ bị rửa
trôi khỏi đất hoặc dễ dàng được cây hấp thụ. Phần lớn kali tồn lưu được keo đất
hấp phụ ở dạng kali trao đổi hoặc kali nằm sâu trong khe hở giữa các lớp tinh
thể của keo sét. Ðặc biệt các đất có chứa nhiều hydromica sự hấp phụ và cố
định kali càng mạnh. Khác với lân, kali sau khi được đất hấp phụ hoặc cố định


trong các khe hở của keo kali dễ hoà tan và kali trao đổi
sét có thể chuyển thành

để cung cấp cho cây.
1.1.4 Sự chuyển hóa của phân bón trong đất

Phân bón trong đất chịu tác động của những chuyển hoá chính sau:
-

Quá trình điện li, ví dụ sự điện ly của amonisunphat :
(NH4)2SO4 2NH4+ + SO42-

-

Quá trình hoà tan, ví dụ sự hoà tan của supe photphat
Ca(H2PO4)2 + H2O → Ca2++ 2H2PO4- + H2O

-


Quá trình thuỷ phân, ví dụ sự thuỷ phân ure để hình thành NH3
11

Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
(NH4)2CO3

CO(NH2)2 +
2H2O

(NH4)2CO3 2NH4+ + CO32-

Quá trình nitrat hoá
Nitrosomonas
2NH4+ + 3O2

2NO2- + 4H+ + 2H2O + Q
Nitrosomonas

2NO2- + O2
-

2NO3- + Q

Quá trình phản nitrat hoá
NO3- → NO2- → NO → N2O → N2

-


Quá trình hấp phụ trao đổi, ví dụ sự hấp phụ trao đổi kali

Keo
đất

H+
Ca2+

+ 3KCl

K+
Keo
K+ + HCl + CaCl2
đất
K+


Quá trình kết tủa
Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaHPO4 + 2H2CO3
1.2.
Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón ở Việt Nam
Hiện nay, ở các nước phát triển lượng phân bón hóa học sử dụng có xu hướng
giảm xuống thay vào đó là các loại phân vi sinh để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thì ở
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, phân vô cơ vẫn được sử dụng khá nhiều
nhờ vào ưu thế về chi phí và những hiệu quả nhanh chóng tác động lên cây trồng. Năm
1997 đã bón 126,1 kg/ha, xấp xỉ mức trung bình của thế giới, nhưng còn thấp hơn nhiều

12
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2

so với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên ở một số vùng thâm canh tăng vụ
cao thì lượng phân bón có thể được sử dụng nhiều hơn.
So với các nước sử dụng nhiều phân bón trên thế giới, Việt Nam mới sử dụng phân
bón ở mức 2% trong chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là một
khoản chi phí tương đối lớn. Nhu cầu phân bón hằng năm của Việt Nam khoảng 7,5 – 8
triệu tấn phân bón các loại trong đó loại phân NPK có nhu cầu cao nhất khoảng 2,5 triệu
tấn/năm, kế đến là phân urê 2 triệu tấn năm, phân lân 1,3 triệu tấn/năm.

Hình 4. Cơ cấu nhu cầu từng loại phân bón


Nhập khẩu vẫn đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo nguồn cung trong nước. Nhìn
qua số liệu về nhập khẩu phân bón từ năm 2001 đến nay có thể thấy xu hướng chung là
tăng. Từ năm 2005, lượng phân bón có giảm so với trước là nhờ khả năng sản xuất phân
bón trong nước đã thay thế được một phần lượng phân bón nhập khẩu. Tuy nhiên, giá trị
nhập khẩu phân bón có tốc độ tăng khá mạnh. Nhất là trong 9 tháng đầu năm 2008, cả
nước nhập về 2,64 triệu tấn phân bón các loại nhưng giá trị tăng đến 102,5% so với cùng
kỳ năm 2007.

13
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2

Hình 5. Giá trị nhập khẩu phân bón trong giai đoạn 2001-2007


Hình 6. Cơ cấu phân bón nhập khẩu năm 2007
Do lượng sử dụng nhiều nên các loại phân chứa các nguyên tố đa lượng chiếm hầu
như toàn bộ lượng phân bón sử dụng và cũng được đề cập nhiều nhất khi nói về ngành
14

Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
phân bón. Trong nhóm phân đa lượng , phân đạm có lượng sử dụng cao nhất, kế đến là
phân lân cuối cùng là phân kali. Mặc dù xét về mức độ cần thiết, cây trồng cần nhiều kali
hơn đạm hay lân nhưng do trong đất đã có tương đối nhiều K hơn N và P nên lượng nhu
cầu phân Kali thấp hơn hai loại còn lại. Nếu tính trên mỗi ha: năm 1970 tổng lượng N, P,
K đã bón 51,3 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1,0: 0,61: 0,24); bình quân năm từ 1976 - 1980
đã bón 36,5 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1,0: 0,36: 0,15); bình quân từ năm 1981 - 1985
đã bón 62,7 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O=1,0: 0,29: 0,07). So với bình quân thế giới vào thời
gian ấy là 95,5 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1,0: 0,8: 0,35) thì mức bón và lượng P, K còn
rất thấp. Ở trung du và miền núi lại càng thấp.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, xu thế sử dụng phân bón cũng có khá
nhiều thay đổi. Do yêu cầu cần bổ sung đồng bộ các chất dinh dưỡng cho cây nên người
nông dân đã chuyển sang sử dụng phân tổng hợp thay cho phân đơn. Vì vậy, phân NPK,
SA2, DAP3 đang có xu hướng sử dụng tăng lên còn phân urê đang có chiều hướng giảm
trong cơ cấu phân bón sử dụng của nước ta hằng năm.
Hàng năm, Việt Nam cần nhập khẩu đến 50% nhu cầu, trong đó phân DAP, kali,
SA phải nhập khẩu 100%. Sản xuất trong nước chỉ có khả năng cung cấp 3 loại phân:


được một nửa nhu cầu đạm trong nước.

Phân đạ m: do hai
nhà máy Đạm Hà
Bắc có công suất
175.000 tấn urê/năm


Phân lân: supe lân do 2 đơn vị CTCP Supe Photphat và hóa chất Lâm Thao
công suất 880.000 tấn/năm và nhà máy Supe Photphat Long Thành công suất

180.000 tấn/năm. Phân lân nung chảy do CTCP Phân lân Ninh Bình công suất
300.000 tấn/năm và CTCP Phân lân nung chảy Văn Điển công suất 300.000

nhà máy Đạm Phú
Mỹ công suất
740.000 tấn
urê/năm.Hiện cả hai

Phân SA: Phân Ammonium sulphate (NH4)2SO4

nhà máy này

Phân DAP: Phân Diammonium phosphate

có khả năng đáp ứng

15

Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
tấn/năm. Năng lực sản xuất phân lân trong nước đã đáp ứng được phần lớn nhu
cầu.
-

Phân NPK phối trộn: số lượng các nhà máy có cung cấp phân NPK trong nước
khá nhiều và có khả năng cung cấp 4,2 triệu tấn NPK. Về cơ bản, lượng cung
trong nước đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phân NPK. Hiện nay, một số doanh
nghiệp đã xuất khẩu loại phân này sang các thị trường lân cận là Lào và
Campuchia.


Hình 7. Bón phân cho lúa tại Việt Nam


Phía Nam là thị trường tiêu thụ phân bón nhiều nhất nên số lượng các doanh
nghiệp tại thị trường này cũng nhiều hơn ở phía Bắc. Yếu tố cạnh tranh tại hai thị trường
này khá khác nhau. Ở thị trường miền Nam, nông sản sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu
nên năng suất và phẩm chất nông sản đều được quan tâm do đó người nông dân thường
chọn những loại phân có chất lượng; những sản phẩm phân bón nào đã khẳng định được
uy tín về chất lượng sẽ được tiêu thụ nhiều ở thị trường phía Nam. Còn tại phía Bắc, các

16
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
sản phẩm phân bón sẽ cạnh tranh với nhau về giá do người nông dân ít quan tâm đến
phẩm chất của nông sản nên loại nào có giá thành rẻ thì sẽ có xu hướng được lựa chọn
nhiều hơn. Đây cũng là một phần lý do tại sao tình trạng phân bón giả xảy ra khá thường
xuyên tại khu vực phía Bắc.
Ở Việt Nam hiện có khoảng hơn 100 doanh nghiệp đầu mối và các thành phần
kinh tế tham gia vào mạng lưới sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ phân bón. Các loại phân
bón trên thị trường Việt Nam được chia thành 6 loại chính, bao gồm: Phân đơn, phân
NPK, phân hữu cơ – khoáng, phân vi sinh, phân trung lượng – vi lượng và các loại phân
khác. Trong đó, chất lượng của các loại phân N, P, K, phân hữu cơ sinh học và phân hữu
cơ khoáng đang là vấn đề nổi cộm và cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường. Vì lý do lợi
nhuận, các chất trên không được tinh khiết. Do đó chúng chứa nhiều tạp chất kim loại và
á kim độc và ít di động trong đất . Chúng có thể tích tụ ở các tầng mặt của đất nơi có rễ
cây.
Các loại phân khoáng được sử dụng rất nhiều với lượng sử dụng cao gấp nhiều lần
so với lượng khuyến cáo. Điều tra khảo sát tại Lâm Đồng cho thấy mức sử dụng thường
cao hơn từ 30 – 40%, cá biệt lớn hơn tới 60% đối với phân N, P, K.
Bên cạnh phân bón hóa học, nông dân cũng sử dụng lượng lớn phân hữu cơ. Phân

hữu cơ được sử dụng nhiều cả về số lượng và chủng loại:
Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội, hàng năm lượng phân Bắc thải ra khoảng
550.000 tấn, trong đó 2/3 được dùng bón cho cây trồng gây ô nhiễm môi trường đất và
nông sản. Huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân đã phải dùng phân Bắc tưới với liều lượng 7
– 12 tấn / ha. Do vậy, 1 lít nước mương máng khu trồng rau có tới 360 E.Coli, ở nước


giếng công cộng là 20, còn trong đất đến 2.105/100g đất.
Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá. Phân Bắc và phân chuồng
tươi cũng được đổ trực tiếp xuống ao hồ, mương lạch để nuôi cá.

17
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
Tại Lâm Đồng, phân cá vẫn được sử dụng cho trồng rau và trồng hoa (4.5 – 6.5
tấn/ha/vụ) dù đã được khuyến cáo không nên sử dụng. Ngoài ra còn sử dụng các loại phân
hữu cơ khác như phân chuồng, phân dê, các loại phân hữu cơ chế biến với lượng bón cao
(trung bình 15 – 20 tấn/ha/vụ).
Một đặc điểm quan trọng của nước ta là khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều,
khả năng hoà tan phân bón cao, khả năng thấm chất độc vào đất theo dòng chảy cũng
cao. Mặt khác, lượng phân bón sử dụng không đồng đều, thường tập trung ở vùng thâm
canh cao trong đó sự tập trung đặc biệt là khu vực canh tác rau, hoa quả và lúa. Kết quả
đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến độ phì của đất Việt Nam ở một số
vùng đã xác định rõ ràng là phân bón đã góp phần tích cực bảo vệ độ phì nhiêu cho đất
nghèo dinh dưỡng. Trong đất, riêng lượng phân hữu cơ và lượng đạm vẫn còn bị sụt giảm
nhiều, lân và khu cũng giảm. Hiện tượng đó chứng tỏ chưa có được sự đảm bảo cân bằng
dinh dưỡng cho đất do vậy nhu cầu phân bón chắc sẽ còn tăng cao hơn nữa.
1.3.

Khái quát các vấn đề môi trường do phân bón gây ra


Việc sử dụng phân bón tràn lan cũng đã làm xuất hiện các mặt trái về vấn đề môi
trường, nhất là khi chúng được sử dụng không hợp lí. Hiện tượng xảy ra là: đất bị chua
hóa, hàm lượng các chất vôi giảm, kết cấu đất kém đi, hoạt động của các vi sinh vật trong
đất giảm, có sự tích đọng nitrat, amoni, kim loại nặng ở một số vùng.
Không phải tất cả lượng phân bón trên được cho vào đất, được phun trên lá sẽ
được cây hấp thụ hết. Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hóa
học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 4045% và kali từ 40-50%, tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón,
loại phân bón… Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 5560% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn supe lân và 55-60% lượng kali tương


đương với 344 nghìn tấn Kali clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng
sử dụng.

18
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
Trong số phân bón cây không sử dụng được, một phần còn được giữ lại trong các
keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và
chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần bị trực di (thấm
rút theo chiều dọc) xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt
độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí….
Phân bón đi vào nguồn nước mặt gây ảnh hưởng xấu như: Gây phì hóa nước và
tăng nồng độ nitrat trong nước. Nồng độ nitrat trong nước cao (do phân đạm chứa nitrat)
làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Phân bón bị rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng
nước ngầm chủ yếu là phân đạm vì các loại phân lân và kali dễ dàng được giữ lại trong
keo đất. Ngoài phân đạm đi vào nguồn nước ngầm còn có các loại hóa chất cải tạo đất
như vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh,.. Nếu như phân đạm làm tăng nồng độ nitrat
trong nước ngầm thì các loại hóa chất cải tạo đất làm tăng độ mặn, độ cứng nguồn nước.
Phân bón trong quá trình bảo quản hoặc bón vãi trên bề mặt gây ô nhiễm không

khí do bị nhiệt làm bay hơi khí amoniac có mùi khai, là hợp chất độc hại cho người và
động vật. Mức độ gây ô nhiễm không khí trường hợp này nhỏ, hẹp không đáng kể so với
mức độ gây ô nhiễm của các nhà máy sản xuất phân đạm nếu như không xử lý triệt để.
Phân bón gây ô nhiễm môi trường là do lượng dư thừa các chất dinh dưỡng do cây
trồng chưa sử dụng được hoặc do bón không đúng cách… Nguyên nhân chính là do chưa
nắm bắt được số lượng , chất lượng và cách bón phân đúng cách để cây cối hấp thụ.
Phân bón vô cơ có thể chứa một số chất gây độc hại cho cây trồng và cho con
người như các kim loại nặng, các chất kích thích sinh trưởng khi vượt quá mức quy định.
Các yếu tố vi lượng như Đồng (Cu), Kẽm (Zn)… rất cần thiết cho cây trồng sinh
trưởng và phát triển và có khả năng nâng cao khả năng chống chịu cho cây trồng. Tuy
nhiên khi lạm dụng các yếu tố trên lại trở thành những loại kim loại nặng khi vượt quá
mức sử dụng cho phép và gây độc hại cho con người và gia súc.


19
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
Theo quy định hiện hành, các loại kim loại nặng có trong phân bón gồm Asen
(As), Chì (Pb), Thủy ngân (Hg) và Cadimium (Cd). Phân bón được sản xuất từ nguồn
phân lân nhập khẩu từ các nước vùng Nam Mỹ hoặc Châu Phi thường có hàm lượng Cd
cao ở mức trên 200 ppm.
Theo quy định, một số chất kích thích sinh trưởng như axit giberillic (GA3),
NAA, một số chất kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thực vật được phép sử dụng
trong phân bón để kích thích quá trình tăng trưởng, tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả, tăng quá
trình trao đổi chất của cây trồng, tăng hiệu suất sử dụng phân bón làm tăng năng suất,
phẩm chất cây trồng. Mức quy định hiện hành cho phép tổng hàm lượng các chất kích
thích sinh trưởng không được vượt quá 0,5% khối lượng có trong phân bón.
Nhà máy sản xuất phân bón nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để sẽ gây
ô nhiễm đến môi trường xung quanh. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường
tập trung và đe dọa trực tiếp nhất, tuy nhiên ở một “tình huống cố định”, căn cứ vào các

quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường mà nhà quản lý có biện pháp cụ thể.
2.

Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường đất
Trong các vấn đề môi trường gây ra do nền công nghiệp hiện đại, có một phần lớn

là do sử dụng phân bón không đúng kĩ thuật, không hợp vệ sinh và vượt quá mức độ cho
phép. Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng năng suất cây trồng,
nhưng cũng có những mặt trái, đặc biệt ở những vùng thâm canh cao bằng phân hoá học,
sử dụng không cân đối phân N, P, K và các loại phân hữu cơ và phân vi lượng khác. Hiện
tượng có thể gặp là sự hoá chua của đất, kết cấu đất bị kém đi, sự tích đọng kim loại nặng
(Pb, Cd, Cu, Zn, Ni...) và NO3-, NH4+... trong đất, nước.
2.1.

Thoái hóa đất do phân bón

Lạm dụng quá mức phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là một trong những nguyên
nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất đai, nhất là đất sản xuất nông
20


Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
nghiệp. Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt
Nam, trong số 21 triệu ha đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam thì đã có đến 9,34 triệu
ha đất hoang hóa. Ở Bình Định, tổng diện tích đất tự nhiên là 602.506 ha, có 425.835 ha
đất xám bạc màu, trong đó diện tích đất cát 15.968 ha, đồi núi dốc 375.000 ha; diện tích
hoang mạc hóa hiện nay của Bình Định là 786 ha.

Hình 8. Đất thoái hóa

Ở Việt Nam, do nhu cầu tăng năng suất nên đã áp dụng những biện pháp thâm
canh, tăng vụ bóc lột đất, lượng bón phân khoáng tăng nhanh, mất cân đối với phân hữu
cơ. Mặt khác khi thu hoạch lại lấy đi gần như toàn bộ chất hữu cơ nên trong đất hàm
lượng chất hữu cơ giảm nhanh, quá trình tích lũy mùn yếu đi rất nhiều so với quá trình
khoáng hóa. Sự nghèo mùn làm phá hủy cấu trúc của đất, giảm phức hợp hấp thụ sét mùn
(complexe absorbant argilo humique) nên giảm độ phì của đất.
Ngoài ra, việc bón phân không hợp lí và không đúng tỉ lệ còn gây mất cân bằng
dinh dưỡng trong đất. Ở vùng đồng bằng chỉ chú ý bón phân đạm, ít bón phân lân và phân
kali. Ở Việt Nam, tỉ lệ N : P2O5 : K2O phổ biến là 100 : 29 : 7, trong khi trung bình của
thế giới là 100 : 33 : 17 (FAO, 1992). Việc ít bón phân Kali làm giảm khả năng hấp thụ
21
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2


đạm của cây. Do đó, tuy lượng phân hóa học được sử dụng ở Việt Nam là rất ít so với
trung bình của thế giới nhưng vẫn gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất. Đồng thời
việc tăng cường thâm canh cũng làm giảm sút độ phì nhiêu của đất thông qua việc lấy đi
các chất dinh dưỡng mà không có biện pháp nào hoàn trả lại.
Sử dụng phân khoáng liên tục với liều lượng cao trong các hệ thống nông nghiệp
cũng làm axit hóa đất, và một phần qua quá trình nitrat hóa khi sử dụng phân đạm. Nếu
các ion NO3- trong đất nhiều hơn so với nhu cầu của cây trồng, chúng sẽ bị rửa trôi. Tác
động gây chua đất của phân đạm được thể hiện trong kết quả thí nghiệm 4 năm ở nhà lưới
trên đất phù sa sông Hồng của bộ môn Thổ nhưỡng, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
Bảng 2. pH của đất tương ứng với những lượng đạm bón khác nhau

Lượng
bónchua
(kg/ha)
300Việt Nam,

450 theo600
Hiệnđạm
tượng
hóa xảy ra với0các đất150
phù sa của
kết quả750
nghiên

cứu của
Phạmbình
Quang
(2003) thì có6.9
hơn 68%
trên đà 5.6
chua hóa,5.4
trong
pH trung
sau 4Hà
năm
6.4đất phù
6.1sa đang6.0
đó có khoảng 50% ở mức chua và rất chua và do đó việc sử dụng phân bón đang rất được
quan tâm để tránh xu hướng chua hóa đất phù sa.
 Sự gây chua trong đất do phân SA:
Quá trình nitrate hoá SA sinh ra trong đất 2 loại axit:
(NH4)2SO4 + 4O2 = 2HNO3 + H2SO4 + 2H2O
Ở đất chua, bón SA có khả năng đẩy ra một lượng độ chua trao đổi lớn:
Keo H+
đất
+ (NH4)2SO4


Keo
đất

NH4+ + H2SO4

22
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
Ở đất không chua, NH4+ bị hấp phụ vào keo đất và đẩy Ca2+ ra, do đó, bón SA làm
cho đất mất vôi dần, lâu ngày làm cho đất hoá chua:
Keo đất


Ca+
+ (NH4)2SO4

Keo
đất

NH4
+

NH4+
+ CaSO4 ↓

Do bón vôi để cải thiện sự gây chua này, lượng tương đương của CaO được dùng
để đánh giá:
Bảng 3. Lượng CaO sử dụng để trung hòa đất bị chua hóa do 1kg N tương ứng với từng
loại phân


Loại phân
Ammonium nitrate, Ure

Lượng CaO dùng để trung hoà
sự gây chua
đất do
N* quả sừ dụng là 50%
*Trên
cở 1sởkghiệu
1 kg

Ngoài phân SA, các loại phân khoáng khác như KCl, K2SO4, Supe lân … cũng tạo
Diammonium
phosphate
2 kgtại trong đất, cùng với nước
ra các gốc axit SO42-,
Cl – cây
không hút hoặc hút rất ít, tồn

tạo thành axit làmAmmonium
cho đất chua.
sulphate

3 kg

Trong đất chua, các nguyên tố gây độc sẽ trở nên linh động hơn, làm tăng nguy cơ
gây độc cho cây trồng.
Bảng 4. Các tác động chính của pH trong đất


23

Nhóm 10
Thổ
Nhưỡng 2
Độc nhôm

Yếu tố

Tác động
Giảm khi pH tăng


Lân dễ tiêu

Hàm lượng lớn nhất ở pH 5.5 – 7.0

Tính linh động của các nguyên tố vi lượng

Tất cả những nguyên tố vi lượng (ngoại trừ
Mo) đều linh động mạnh từ pH 5.5 – 6.0.
Trong khi đó tính độc hại của Mn và Fe lại
giảm trong khoảng pH này

Khả năng trao đổi cation

Tăng khi pH tăng trong các loại đất có mức
độ phong hóa cao

Khoáng hóa N


Các SV đất khoáng hóa N tốt nhất trong
khoảng pH 5.5 – 6.0

càng giảm
(với
các biểu
Cố địnhKhi
N mà các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất
Sựngày
hình thành
nốt sần
và chức
nănghiện
của như :
yếu khi
5.0 hàm lượng mùn,
đất ngày càng chua hơn; độ kiềm, độ no bazơ, chúng
dung tích
hấppH
thucác
lượng
trong
đấtsoát
ngày
càng
Bệnhchất
tật dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu, đa lượng
Mộtvàsốvibệnh

có thể
kiểm
bằng
khống
pH đất
sùi ở khoái
giảm…), thì các cân bằng dinh dưỡng trong hệchế
thống
đất (VD:
- câybệnh
- môisần
trường
bị phátây
vỡ.
giảm khi pH đất tăng)

Kéo theo, hàng loạt các độc tố trong đất gia tăng như Al3+, Fe3+, Mn2+, H2S, SO42-, lân cố
Hòa tan đá phosphate

pH phải < 5.5 để hòa tan đá phosphate, giải
phóng P cho TV hút thu

định4. Nghiên cứu tình trạng này ở một số vùng trung du và miền núi đã cho thấy, khi

hàm lượng các nguyên tố trung lượng và vi lượng giảm sẽ dẫn tới tình trạng thiếu B và
Mo cho cây họ đậu, thiếu Mg ở ngô, dứa, hồ tiêu và thiếu Zn, B, S đối với cây cà phê
năng suất cao.

4
tan, cố định P.

24

Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
2..2

Ô nhiễm đất do phân bón

Sự thiếu hụt lân thường gắn liền với sự tăng độ độc của Al3+, do hiện tượng tạo phức hợp AlPO4 không

2.2..1 Ô nhiễm đất do phân hóa học

Theo tính toán, mỗi năm ở nước ta có khoảng 60-70% lượng phân đạm không
được cây trồng hấp thụ, đang tác động tiêu cực đến chính hệ sinh thái nông nghiệp như
làm chai cứng đất, ô nhiễm nguồn nước và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây


trồng.
Phân ure chứa khoảng 44 – 48% N nguyên chất. Như vậy, với nhu cầu sử dụng
phân ure là 2 triệu tấn/năm, hằng năm, đất tiếp nhận thêm khoảng 6.000 tấn N không
được cây trồng hấp thụ.
Sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực
phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa
trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Bón nhiều phân đạm vào thời kì muộn
cho rau quả, đã làm tăng đáng kể hàm lượng NO3- trong sản phẩm.
 Ô nhiễ m do phân đạ m
Trong các loại thức ăn, nước uống được con người sử dụng hàng ngày thì rau xanh
đưa vào cơ thể một lượng NO3- lớn nhất. Sự tích luỹ NO3- cao trong cây ít gây độc đối
với cây trồng nhưng rất nguy hiểm cho con người nhất là trẻ em. Tính độc của NO3không đáng kể nhưng trong quá trình bảo quản, vận chuyển và tiêu hoá của con người thì
NO3- bị khử thành NO2-. Trong máu NO2- ngăn cản sự kết hợp giữa hemoglobin với oxy

làm cho việc trao đổi khí của hồng cầu không được thực hiện trong quá trình hô hấp.
Trong quá trình dinh dưỡng của cây trồng phân bón là yếu tố then chốt quyết định
năng suất nhưng bón phân không hợp lí, thu sản phẩm không đúng thời điểm sẽ làm tăng
dư lượng NO3- trong rau quả. Cây trồng hút đạm chủ yếu là dạng NO3- và NH4+, qua quá
trình biến đổi sinh hoá để tổng hợp nên protein và các axit amin. Bón nhiều N, quá trình
quang hợp yếu N từ NH4+, NO3- sẽ không được chuyển thành axit amin, protein mà được
25
Nhóm 10
Thổ Nhưỡng 2
tích luỹ ở dạng NO3- trong sản phẩm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hàm lượng NO3- tích
luỹ cao trong rau như: giống, nhiệt độ, ánh sáng, đất đai... nhưng nguyên nhân chủ yếu
được nhiều nhà khoa học nhận định là phân đạm.
Theo PGS.TS. Trần Khắc Thi (1999) khi nghiên cứu tồn dư NO3- trong rau trồng
của dân ở vùng ngoại thành Hà Nội đều có tồn dư NO3- cao hơn so với trồng rau theo quy
trình sản xuất rau sạch của Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội và đều vượt
ngưỡng cho phép.


×