Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hình tượng văn học và sự hài hòa trong cấu trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.14 KB, 4 trang )

Hình tượng văn học và sự hài hòa trong cấu trúc
Thứ ba, 25 Tháng 10 2011 04:01 Quản trị viên
TS. Nguyễn
Văn
Đấu
1. Nghệ thuật khám phá đời sống bằng hình tượng, và hình tượng nghệ thuật thường được xem là các khách thể đời
sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật (Trần Đình Sử), là bức tranh về đời
sống vừa cụ thể-cảm tính, vừa khái quát và mang ý nghĩa thẩm mĩ (Timôfêep). Như vậy, có thể nói rằng, bất kì sự
vật, hiện tượng nào của đời sống cũng đều có thể trở thành đối tượng của khám phá nghệ thuật . Và qua con mắt
thẩm mĩ và bàn tay sắp đặt, tổ chức tài tình của nhà văn…chúng đều có thể trở thành những hình tượng nghệ thuật
thực sự. Đó có thể là con sóng dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ trong thơ Xuân Quỳnh; là con sông Đuống nằm
nghiêng nghiêng bên kháng chiến trường kì trong thơ Hoàng Cầm; là hai ngọn núi chồng núi vợ đứng sóng đôi trong
thơ Vũ Cao; là rừng xà nu ngút ngàn tít tắp xanh đến tận chân trời trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ; là
ngôi nhà thờ tôn nghiêm, huyền bí trong Nhà thờ Đức Bà Pari của V. Huygô…
Dường như tất cả những gì có mặt trong đời sống đều có thể hiện diện trong nghệ thuật . Tuy nhiên, đúng như
M.Gorki đã khái quát, văn học là nhân học, đối tượng trung tâm của văn học phải là con người trong tính toàn vẹn
và sinh động của nó. Cũng vì thế, hình tượng văn học tiêu biểu nhất thường là hình tượng nhân vật với tư cách là
con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học, là những điển hình đời sống đại diện cho một kiểu người,
một
tầng
lớp,
một
giai
cấp,
một
dân
tộc,
một
thời
đại


2. Hình tượng văn học thường được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau. Ở đây, chúng tôi xem hình tượng văn học
như một cấu trúc đa dạng, phức tạp được tạo dựng bởi nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết, biện chứng với nhau và
luôn đạt đến sự hài hòa lí tưởng, toàn thiện, toàn mĩ . Ở đó, mọi yếu tố tham gia vào việc tạo dựng hình tượng đều
phải trải qua quá trình chọn lọc, nghiền ngẫm để thực sự trở thành những phương tiện thẩm mĩ và phương thức thẩm
mĩ có giá trị tối ưu phục vụ cho công trình sáng tạo mang khát vọng lí tưởng của nhà văn . Nhà văn, nói như
Maiacôpxki, phải đào bới trong hàng tấn quặng chữ mới mong tìm được một chữ dùng cho câu văn của mình, hay
nói như Nguyễn Cư Trinh phải mất ngủ tới ba năm chỉ vì một chữ dùng chưa thỏa đáng…
Nói đến sáng tạo văn chương là nói đến chuyện sáng tạo chữ nghĩa, ngôn từ ( nhà văn là nghệ sĩ của từ-L.Tônxtôi ).
Một từ khô trong câu thơ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày (Thề non nước) của Tản Đà; một cách cảm nhận
và diễn đạt của Trần Đăng Khoa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng (Đêm Côn sơn)…đều là kết quả của sự tìm
tòi trăn trở công phu của tác giả. Không chỉ trong thơ mà ngay trong văn xuôi , việc thêm bớt một từ trong câu văn
cũng làm mất đi vẻ đẹp hài hòa cùng ý nghĩa sâu sắc vốn có của nó. Trong văn Thạch Lam, có những từ tưởng như
thừa ra nhưng nếu cắt bỏ đi thì dường như sẽ làm mất đi toàn bộ những gì làm nên Thạch Lam-nhà văn của cảm giác
: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều… Chiều, chiều rồi.
Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào… ( Hai đứa trẻ )
Cũng như vậy, trong câu văn kết thúc truyện ngắn Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh hình như ông đã khóc
được, nếu bỏ từ được ở cuối câu đi thì sẽ không thể diễn tả được đầy đủ và sâu sắc những day dứt, băn khoăn, giằng
xé trong suốt cuộc đời người cha cậu Tư-nhân vật chính của tác phẩm. Chính nhờ từ được này người đọc hiểu ra
rằng bên trong cái vẻ lạnh lùng và nghiêm khắc đến độc đoán của người cha là tình thương yêu và sự trân trọng của
ông trước mối tình trong trắng, thủy chung và cao đẹp của con trai ông với đứa con gái kẻ thù truyền kiếp của gia
đình ông. Ở ông, lí trí tưởng bao giờ cũng mạnh hơn tình cảm, lòng thù hận kết lại ở lời nguyền mạnh hơn tình
thương, nhưng với từ được này thì không phải như vậy: có lẽ đã từ lâu ông muốn bước qua lời nguyền, bước qua
quá khứ thù hận để ông, vợ con ông và mọi người được sống trong yêu thương, nhưng phải đến hôm nay, điều đó
mới
bật
ra
như

tất
yếu

.
3. Trong xây dựng hình tượng, cùng với việc chọn chất liệu, phương tiện thì việc chọn phương thức thể hiện là vô
cùng quan trọng. Những chất liệu tốt nhất phải được kết dính bằng những cách thức phù hợp nhất mới phát huy tối
đa thế mạnh và vẻ đẹp của chúng. Đó có thể là những phương thức thể loại, phương thức kết cấu, sắp xếp, tổ chức
hình
tượng…
Nhà thơ Thanh Thảo qua bài thơ Chuỗi cườm đã coi sáng tạo văn học giống như việc chọn lựa và xâu chuỗi những
hạt cườm tản mạn, rời rạc của cuộc sống để chúng trở thành một chuỗi cườm lấp lánh vẻ đẹp giàu tính nghệ thuật :
Từ
ô
cửa
sổ
nhìn
ra
Tôi
thấy

gái,
ngôi
nhà,
cái
cây


……………………………
Tôi
hay
nghĩ
điều
chưa

thành
Những
màu
sắc
lạ
thoáng
nhanh
trong
đầu
Tôi
hay
xâu
chuỗi
vào
nhau
Những
chữ
rời
rạc
như
xâu
hạt
cườm

khi
dùng
sợi
chỉ
thường


khi

một
chuỗi
cườm
không
dây
Nhà thơ Pháp, Philip Xupô, trong bài thơ lấy tên là Kì diệu đã dùng biện pháp liệt kê những gì quen thuộc của cuộc
sống
để
khái
quát
vẻ
đẹp

diệu
của

:
Một
giọt
máu
Một
tia
lửa
trong
đêm
Một
áng
mây

lúc
bình
minh
Một
bàn
tay
mở
Một
nụ
cười
lúc
chiều
tối
Một
giấc
mộng
lúc
nửa
đêm
Một
giây
phút
lặng
im
giữa
giông
tố
Một
giọt
nước

mắt
trên
nấm
mộ
Một
tiếng
nhạc
khi
thức
giấc
Một
cuộc
đi
dạo
trong
rừng
Một
bông
tuyết
trên
đóa
hoa
đồng
Một
bài
thơ
ta
không
quên
Đây là bài thơ mà sinh thời nhà thơ Nguyễn Đình Thi xếp vào những bài thơ hay nhất . Có lẽ bởi nó nói được một

cách thật giản dị cái điều mà Sernưsepxki đã khái quát sâu sắc : Cái đẹp là cuộc sống
Như vậy, có thể nói, cái làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn muôn đời của văn học chính là vẻ đẹp đạt đến độ hài hòa lí
tưởng của hình tượng – kết quả của quá trình chọn lọc, sắp xếp, tổ chức một cách nghệ thuật của nhà văn đúng như
Bêlinxki đã nói : Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật. Nếu thiếu cái đẹp thì không có và không
thể

nghệ
thuật
4. Tuy nhiên, hình tượng văn học là một cấu trúc vô cùng phức tạp và sinh động- phức tạp và sinh động như chính
bản thân đời sống, nơi nguồn cội nảy sinh hình tượng. Cũng giống như cái đẹp nói chung, vẻ đẹp hài hòa trong cấu
trúc của hình tượng về cơ bản dựa trên sự cân xứng, hợp lí về tỉ lệ… Song ở mỗi thời đại khác nhau thì tính chất hài
hòa,
cân
xứng
ấy
lại

những
biểu
hiện
cụ
thể
khác
nhau
.
Với văn học truyền thống, cái hài hòa thường đi liền với sự đối xứng. Có thể xem cái cấu trúc Gôtích mẫu mực của
ngôi nhà thờ Đức Bà Pari là điển hình cho vẻ đẹp của kiến trúc truyền thống nói riêng và nghệ thuật truyền thống
nói chung. Ở đó, tất cả mọi chi tiết dù lớn hay nhỏ đều phải được bố trí, sắp đặt qua một trục đối xứng . Trong văn
học truyền thống , không phải ngẫu nhiên mà câu văn thường mang đậm tính chất biền ngẫu và trong thơ mà tiêu
biểu là thơ luật Đường, yêu cầu về sự đối xứng cũng hết sức khắt khe trong từng dòng thơ, câu thơ và toàn bài thơ .

Ở phạm vi toàn tác phẩm, phạm vi hình tượng, sự cân xứng thể hiện rõ nhất trong xây dựng nhân vật và xây dưng
kết cấu tác phẩm . Dưới cái nhìn chia đôi, phân cực rạch ròi, nhân vật trong văn học truyền thống thường được chia
làm hai tuyến đối lập : chính diện- phản diện, tốt- xấu, trung- nịnh, thống trị- bị trị … Còn cấu trúc tác phẩm nhìn
chung là theo trật tự thời gian, có mở đầu , có phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc . Đó là sự cân xứng cần phải có
trong văn học truyền thống . Tuy nhiên, bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, là đa dạng nên sự cân xứng trong văn
học truyền thống cũng thật phong phú, đặc biệt trong các sáng tác dân gian . Bài ca dao dưới đây là một ví dụ :
Trên
trời
mây
trắng
như
bông

dưới
cánh
đồng
bông
trắng
như
mây
Mấy


đỏ
hây
hây
Đội
bông
như
thể

đội
mây
về
làng
Có thể nói, bức tranh rất thơ mộng về cuộc sống làng quê này đã được vẽ đúng theo quy luật của hội họa : từ viễn
đến cận ( trên trời…ở dưới cánh đồng ), từ diện đến điểm ( mấy cô má đỏ hây hây ), từ cảnh đến người ( mây
trắng…, bông trắng…,mấy cô…) và vẻ đẹp của con người cũng được mô tả theo quy luật từ tĩnh đến động ( má đỏ
hây hây… đội bông như thể đội mây về làng ) . Vẻ đẹp mà bức tranh này có được chính là nhờ sự hài hòa ở các yếu
tố có mặt trong đó : sự giao hòa của đất-trời-con người , sự hòa quyện của màu sắc ( màu trắng của mây, của bông
và màu đỏ hây hây của đôi má hồng thiếu nữ ). Những gì có mặt trong bức tranh nếu đứng riêng ra vốn đã rất đẹp
rồi ( mây trắng trên trời, bông trắng dưới cánh đồng, mấy cô thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp…), nay lại được bàn tay tài
nghệ của các tác giả dân gian sắp đặt một cách khéo léo trong bức tranh toàn cảnh nên đã nâng vẻ đẹp lên một tầm
vóc
mới
.


Tương
tự
như
vậy,

bài
ca
dao
:
Trong
đầm

đẹp

bằng
sen

xanh,
bông
trắng,
lại
chen
nhị
vàng
Nhị
vàng,
bông
trắng,

xanh
Gần
bùn

chẳng
hôi
tanh
mùi
bùn,
tính chất hài hòa cũng được thể hiện rõ qua cách sắp xếp, tổ chức các yếu tố tham gia vào trong cấu trúc hình tượng
tác phẩm . Ở đây, quy luật viễn-cận ( lá xanh-bông trắng-nhị vàng ) được đảo lại ( nhị vàng-bông trắng-lá xanh ) làm
tăng thêm vẻ bát ngát, mênh mông đến vô tận của đầm sen để làm cơ sở cho câu kết sử dụng một cấu trúc đối lập
mang ý nghĩa khái quát vô cùng sâu sắc về con người và cuộc đời : Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
5. Là kết quả của một cái nhìn mới mang tính chân thực-lịch sử cụ thể, văn học hiện đại thường có cấu trúc đa dạng,
phức tạp hơn so với văn học truyền thống. Và nếu ở trên chúng tôi coi hài hòa, cân xứng theo kiểu Gôtích là tiêu

biểu cho nghệ thuật truyền thống thì cũng có thể coi cấu trúc Barốc ( hài hòa phi đối xứng ) là kiểu đặc trưng cho
văn học hiện đại. Ở đó, cuộc sống đang diễn ra, tất cả đều dang dở, đầy những bất ngờ, những biến ảo khôn lường,
chưa có gì xong xuôi, chưa có gì là kết thúc.
Trong văn học hiện đại, dấu ấn cá nhân trong sáng tạo thật đậm nét .
Và chính cái nhìn thiên vị đậm cá tính nghệ sĩ ấy là nguyên nhân cơ bản tạo nên tính chất phi đối xứng trong cấu
trúc
hình
tượng
của
văn
học
hiện
đại
.
Tuy nhiên, điều đó cũng còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và cá tính sáng tạo của từng tác giả cụ thể . Chẳng hạn,
Nguyễn Bính và Xuân Diệu trong thơ Mới 1932-1942 được xem như hai phong cách trái ngược : quê mùa nhất và
hiện đại nhất . Trên cái nền phong cách ấy, có thể nhận ra cấu trúc hình tượng gần gũi với truyền thống hơn trong
sáng tác của Nguyễn Bính và tính chất rất hiện đai trong sáng tác Xuân Diệu .
Thơ Nguyễn Bính nhìn chung thường được cấu tứ theo trật tự thời gian, dựa theo một cốt truyện nhất định . Thế giới
tâm trạng cũng vì thế thường chia làm hai nửa đối lập nhau : quá khứ và hiện tại, hôm qua và hôm nay, thuở ấy và
bây giờ … Qua nhà là bài thơ rất tiêu biểu cho lối cấu trúc hai nửa này trong thơ ông, xét ở cả cấu trúc văn bản và
cấu trúc hình tượng. Trên văn bản, câu thơ Một năm đến lắm là ngày/ Mùa thu, mùa cốm, vào ngay mùa hồng đã
chia đôi bài thơ làm hai phần rất rạch ròi và từng câu thơ trong hai phần ấy triển khai theo hướng đối lập rất rõ: Cái
ngày cô chửa lấy chồng/ Từ ngày cô đi lấy chồng; Đường gần, tôi cứ đi vòng cho xa/ Gớm, sao một quãng đường
đồng mà xa ; Lối này lắm bưởi, nhiều hoa/ Bờ rào cây bưởi không hoa… Còn nội dung cơ bản của hình tượng thơ là
hai nửa tâm trạng của nhân vật trữ tình : xốn xang hi vọng khi cô gái còn chưa chồng và hụt hẫng khi cô đi lấy
chồng…Rõ ràng là ở thơ Nguyễn Bính dường như luôn có sự cân đối, hài hòa giữa sự và tình . Và cùng với những
yếu tố khác, sự cân xứng nói trên góp phần nhất định tạo nên cái chất quê mùa đặc trưng cho thơ ông.
Trong khi đó, điểm tựa cơ bản ở thơ Xuân Diệu là cảm xúc cá nhân :
Ai

đem
phân
chất
một
mùi
hương
Hay
bản
cầm
ca!
tôi
chỉ
thương
Chỉ
lặng
chuồi
theo
dòng
cảm
xúc
Như
thuyền
ngư
phủ
lạc
trong
sương
(

sao

)
Đó là một cá nhân đứng trên tất cả( Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất ), tận cùng cô đơn vàtận cùng khát khao giao
cảm với đời, không chấp nhận những gì bằng phẳng, le lói suốt trăm năm … Sản phẩm sáng tạo của một cái nhìn cá
nhân như vậy tất yếu không thể là sự hài hòa, cân xứng thông thường . Có thể xem Vội vàng và Trăng là những bài
thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu, cũng là tiêu biểu cho cấu trúc của hình tượng thơ ông. Hình tượng thơ
trong Vội vàng gắn liền với nỗi ám ảnh thời gian, nhưng không phải là thời gian tuyến tính của văn học truyền thống
mà là thời gian đồng hiện ( Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già… Trong
gặp gỡ đã có mầm li biệt… ), không phải là quá khứ như trong các sáng tác lãng mạn khác mà chính là hiện tại đầy
màu sắc và ánh sáng. Từ một góc nhìn rất hiện đại về thời gian, về cuộc sống, nhà thơ tổ chức một cuộc chạy đua
với thời gian bằng thơ mà không bao giờ đến đích bởi phía trước vẫn là niềm khao khát không nguôi: Hỡi xuân
hồng,
ta
muốn
cắn
vào
ngươi
!
Còn với bài Trăng, tứ thơ được dẫn dắt theo bước đi của đôi tình nhân trong một đêm trăng ngập tràn ánh sáng. Ở
đó, cả không gian, thời gian, cảnh vật, con người, âm thanh, ánh sáng đều thơ mộng, đều đạt đến độ tuyệt mĩ ( Aùnh
sáng tuôn đầy các lối đi/ …Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh/ Cho gió du dương điệu múa cành/… Chúng tôi lặng lẽ
bước trong thơ/ Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ… ) , nhưng giữa chúng dường như vẫn thiếu một sự giao hòa nên
kết
quả
tất
yếu
là:
Trăng
sáng,
trăng
xa,

trăng
rộng
quá
Hai
người,
nhưng
chẳng
bớt


Tương tự như vậy, Nguyễn Công Hoan và Nam Cao cũng có thể xem là hai cực trong truyện ngắn Việt Nam giai


đoạn 1930 – 1945. Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan rất gần gũi với truyện cười dân gian ở cách dựng truyện, khai
thác tình huống, dẫn dắt cốt truyện thật lắt léo và kết thúc thật bất ngờ… Truyện có mở đầu, phát triển và kết thúc
hài hòa trong quan hệ với thời gian tuyến tính và nhân vật thường được cấu trúc dựa trên sự đối lập giàu- nghèo, đối
lập giữa địa vị xã hội danh giá với hành vi tầm thường, khốn nạn, giữa bản chất bên trong với lời nói, việc làm bên
ngoài…
Trong khi đó, truyện của Nam Cao chứa đầy những nghịch dị, phi lí trong thế giới nghệ thuật và sự phi đối xứng
trong cấu trúc hình tượng. Đó là những câu chuyện không có kết thúc . Trong truyện Chí Phèo, Năm Thọ đi mất tăm,
lại có Binh Chức ở đâu lần về; rồi năm ngoái đây, Binh Chức chết, thì năm nay lai nảy ra Chí Phèo. Và khi Chí Phèo
tự sát thì rất có thể lại có một Chí Phèo con sẽ ra đời… Cũng như vậy, trong Đời thừa, mỗi lần bức xúc về cái mộng
văn chương không thành, Hộ lại uống rượu đến say mèm và đánh đuổi vợ con rất tệ bạc, để rồi sáng ra lại ân hận tự
sỉ vả mình là một thằng khốn nạn . Nhưng không phải vì thế mà hôm sau hắn thay đổi . Chuyện ấy cứ lặp đi lặp lại
trở thành nhàm chán, tưởng như vô lí mà lại rất quen thuộc trong cuộc đời này.
Trong cấu trúc nhân vật, tính chất phi đối xứng thể hiện rõ nhất ở việc nhà văn không đi sâu vào khám phá mâu
thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật khác đại diện cho những tầng lớp khác nhau trong xã hội mà chủ yếu khai thác
sự đối lập giữa khát vọng chân chính với thực tế tầm thường mà nhân vật phải gánh chịu . Trong đó, cái tầm thường,
cái đói, miếng ăn bao giờ cũng chiếm ưu thế tuyệt đối . Không phải ngẫu nhiên mà trong truyện ngắn Lão Hạc, Nam
Cao đã viết rằng : Đốùi với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu

ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương;
không bao giờ ta thương… Tuy nhiên đó chỉ là sự thiên lệch ở bề mặt-điều đã làm cho Nam Cao đôi khi bị hiểu lầm
. Nam Cao luôn tạo nên sự hài hòa ở chiều sâu bên trong hình tượng bằng việc nhen nhóm khát vọng chân chính
trong con người ngay cả khi nó đã bị tha hóa đến thậm tệ. Truyện của Nam Cao nhìn chung là viết về sự tha hóa của
con người. Nhưng đó chỉ là ở bề mặt . Thực chất đó là chuyện về thiên lương, nhân cách và khát vọng làm người .
Có thể nói khác biệt cơ bản giữa truyện ngắn Nam Cao và Nguyễn Công Hoan là ở chỗ hình tượng nhân vật trong
truyện Nam Cao thường có cấu trúc phức hợp, đa chiều và rất hiện đại . Sự hài hòa của nó không thể hiện ở bề mặt
của tác phẩm mà ở chiều sâu bên trong của hình tượng. Đó là những hình tượng dường như đã đạt đến độ siêu hài
hòa
6. Như vậy, xem xét hình tượng văn học ở bình diện cấu trúc thực chất là khám phá vẻ đẹp hài hòa mang bản chất
thẩm mĩ của hình tượng. Vẻ đẹp ấy luôn chứa đựng quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người, quan điểm xã
hội và quan điểm thẩm mĩ của nhà văn . Vì vậy, qua cấu trúc của các hình tượng văn học khác nhau, người đọc nhận
ra những vấn đề của cuộc sống con người, quy luật của sáng tạo văn học cùng những vấn đề thuộc phong cách sáng
tạo của từng thời đại, từng nhà văn cụ thể… Bản chất cốt lõi của cái đẹp là sự hài hòa, cân xứng . Tuy nhiên, quan
niệm và biểu hiện cái hài hòa, cân xứng ấy trong các thời đại văn học cũng như ở từng tác giả cụ thể thường không
giống nhau . Mỗi nhà văn thường tô đẹp thêm bức tranh hình tượng của mình bằng những đường nét, màu sắc mang
đậm cái nhìn thẩm mĩ của riêng mình . Chính điều đó đã tạo nên vẻ đẹp phong phú,đa dạng và sức hấp dẫn muôn đời
của văn học.



×